1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giá trị của tài liệu lưu trữ đối với một số công trình khoa học

3 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 177,71 KB

Nội dung

Trang 1

GIÁ TRI CUA TAI LIEU LUU TRU’

ĐÓI VỚI MOT CONG TRINH KHOA HOC

ó hai căn cứ quan trọng

nhất để xác định sự đóng góp khoa học của

một công trình khoa học lịch sử,

nhất là một luận án tiến sĩ hay luận văn cao học, đó là: nguồn tài liệu gốc được sử dụng thế nào và hướng tiếp cận đề tài ra

sao?

Nếu căn cứ thứ nhất (nguồn

tài liệu gốc được sử dụng) được coi là chỗ dựa căn bản của

những lập luận khoa học, là “bột để gội nên hồ”, thì căn cứ thứ hai (hướng tiếp cận đề tài) là

sáng tạo khoa học Nguồn tài liệu gốc được sử dụng tạo cơ

sở khách quan cho việc nghiên

cứu từ gốc, dựng lại bức tranh

quá khứ từ sự thật lịch sử; còn hướng tiếp cận đề tài cho phép đặt ra và giải quyết vấn đề của đề tài một cách hợp lý nhất,

logic nhất

Hiện nay ở Việt Nam, nguồn tài liệu gốc được bảo quản chủ yếu tại:

- Trung tâm Lưu trữ Quốc

gia I, It, Ifl thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; - Lưu trữ các bộ, ngành trung ương và các cơ quan, đơn vị trực thuộc; - Trung tâm lưu trữ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung

ương; các cơ quan, viện nghiên cứu, bộ phận nghiên cứu trực thuộc các tỉnh, thành

Ở bài viết này, tác giả chỉ bàn về giá trị đích thực của tài

1A

TS Hà Minh Hồng

Khoa Lịch sử - ĐH KHXH & NV, ĐHQG Tp HCM

liệu lưu trứ bảo quản tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia,

được các nghiên cứu sinh sử

dụïig cho một số luận án tiền sĩ

lịch sử trong thời gian qua, trong

đỏ có hai luận án được lây làm

ví dụ điển hình Đó là luận án tiến sĩ lịch sử về đề tài "Chính

sách bình định của Mỹ ở Nam bộ trong thời kỳ Việt Nam hoá chiến tranh (1969-1972) hoàn thành tại khoa Lịch Sử trường

Đại học Tổng hợp thành phố Hồ

Chí Minh năm 1996; và luận án

tiến sĩ lịch sử về đề tài “Hoạt

động và vai trò của Ban Thông nhất Trung uong trong cuộc kháng chiến chong Mỹ cúu nước (1954-1975)” hoàn thành tại khoa Lịch Sử trường Đại học KHXH & NV thành phố Hồ Chí Minh năm 2006 Luận án về đề tài "Chính sách bình định của Mỹ ở Nam bộ trong thời kỷ Việt Nam hoá chiến tranh (1969-1972J" đã sử

dụng 90% tài liệu gốc, trong đó

75% tài liệu từ Trung tâm Lưu

trữ Quốc gia II Tài liệu chủ yếu

của luận án này lấy từ Phông An ninh điều hợp - Một phông lưu trữ về chương trình, chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhất là giai đoạn

từ năm 1968-1975

Tài liệu Phông An ninh điều hợp rất phong phú về thể loại,

được sắp xếp phân loại sơ bộ

theo van đề và còn khá đầy đủ

Mặc dù có khá nhiều tài liệu

trùng lặp do tập hợp từ Phủ

Tổng thống Việt Nam Cộng

hoà, Phủ Thủ tướng Việt Nam

Cộng hoà và tài liệu từ Thư khố

Việt Nam Cộng hoà, nhưng tất cả đều là văn bản gốc

Trong khoảng thời gian 2 năm (1993-1995), tác giả đã đọc hàng vạn trang tài liệu — tức

một phần rất nhỏ tải liệu của

phông này, trong đó có hơn một nủa là tài liệu có liên quan trực

tiếp đến những vấn đề nghiên

cứu của các chương luận án

Đó là các văn bản chính sách

và chương trình bình định của

chính quyền Sài Gòn, các báo

cáo của các cơ quan chuyên

trách bình định của Mỹ và chính quyền Trung ương Sài Gòn, các địa phương miền Nam Việt

Nam trên các lĩnh vực liên quan

đến thực hiện chính sách bình

định của địch thời kỳ chiến tranh xâm lược của Mỹ Một số tài liệu

là các bản phúc trình của chính quyền các địa phương về những tải liệu của cách mạng mà địch thu được từ các trận : đánh hoặc từ hoạt động chiêu hồi Loại tài liệu này cũng có giá trị văn bản \ gốc vì các phúc trình nói khá rõ nguồn gốc tài liệu, kèm theo những chứng cứ về người và hiện vật xác định giá trị thực của tài liệu

Tài liệu nghiên cứu từ

Trang 2

theo hướng sắp xếp theo những vấn đề nghiên cứu và đối chiếu với tài liệu của Trung

ương cục và các tài liệu tham

khảo khác là các công trình

nghiên cứu của ta về âm mưu

thủ đoạn địch trong chương

trình Việt Nam hoá chiến tranh

(giai đoạn 1969-1972) Tài liệu

lưu trữ đã được sử dụng để chứng minh cho việc đề ra căn cứ và nội dung đầy đủ của

chương trình bình định nông

thôn Việt Nam hoá chiến tranh Đó là sự tiếp tục ở đỉnh cao của

âm mưu bình định của địch ở

miền Nam; là sự nhất trí hoàn toàn lần đầu tiên giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn về chính sách nhất quán bình định miền

Nam Tài liệu lưu trữ từ phông

An ninh điều hợp có số liệu cụ thể và đầy đủ về âm mưu thủ

đoạn và quá trình thực hiện các

chương trình bình định của địch Tài liệu lưu trữ được ghi

chép tại chỗ và photocopy 25% theo quy định của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II vào thời điểm đó; một số được sử dụng vào các trích dẫn khoa học

trong các chương luận án, một số được công bố toàn văn ở phần phụ lục luận án và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của luận án

Luận án tiến sĩ lịch sử về đề

tài “Hoạt động và vai trò của

Ban Thống nhất Trung ương trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ cúu nước (1954-1975)' sử

dụng 95% tài liệu gốc, trong đó

có khoảng 85% tài liệu từ Trung

tâm Lưu trữ Quốc gia lII (Hà Nội), chủ yếu ở phông Ủy ban Thống nhất của Chính phủ

Phông Ủy ban Thống nhất của Chính phủ cung cấp cho luận án các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, nghị định và tài liệu về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ban Thống nhất Trung ương và Ủy ban Thống nhất của Chính

phủ trong quá trình kháng chiến

chống Mỹ cứu nước Nguồn tài liệu phông Ủy ban Thống nhất

của Chính phủ cũng được phân

loại, sắp xếp theo đề mục thuận

tiện cho tra cứu sử dụng Nguồn

tải liệu này gồm nhiều đề mục như: Hệ thống tổ chức và chức năng nhiệm vụ, tổ chức cán bộ,

chính sách cán bộ, đón tiếp cán

bộ, điều động cán bộ, chỉ viện miền Nam, giáo dục đảo tạo, hậu cần, đối ngoại

Do đây là đề tài mới chưa có công trình đi trước, nên tác giả luận án này đã dựa vào

phương án hệ thống hoá tài liệu của phông để xây dựng bó cục

đề tài Các chương luận án có

nhiều khả năng khai thác tối đa một số mục tài liệu của phông Ủy bạn Thống nhất của Chính phủ, chẳng hạn các chương về

hệ thống tổ chức Bạn Thống nhất Trưng ương và mối quan hệ của Ban Thống nhất Trung

wong; về hoạt động của Ban

Thống nhát trên các lĩnh vực: đón tiếp lực lượng chuyển quân tập kết, sắp xếp bó trí cán bộ, chiến sĩ từ chiến trường miền Nam ra hậu phương miền Bắc, điều động cán bộ dân ,chính đảng từ hậu phương vào chiến trường B, đảo tạo, bồi dưỡng cán bộ, học sinh miền Nam trong thời kỷ chiến tranh

Hau hét các số liệu sử dụng

trong luận án này được trích

dẫn từ tài liệu lưu trữ, nhiều lập luận và một số vấn đề kết luận, đánh giá của luận án cũng xuất

phát từ những vấn đề nêu ra trong tài liệu Có thể nói tác giả

đã bám sát vào tài liệu lưu trữ,

dựa hẳn vào tài liệu gốc, thậm chí một số vấn đề bị lệ thuộc cả

vào những sai sót của văn bản

lưu trữ Về tư liệu học, điều này rat đáng trân trọng, bởi tác giả

đã khôi phục lại sự thật lịch sử

dựa trên tài liệu gốc hoặc để tài liệu gốc nói lên sự thật lịch sử — một việc làm rất cần thiết trong

nghiên cứu lịch sử hiện nay Hai luận án trên đây tuy có

sử dụng một số thông tin tư liệu khác và báo chí, hồi ký nhưng

chỉ ở mức độ tham khảo Tài

liệu gốc được lấy làm căn bản và được lựa chọn trên cơ sở đối chiếu so sánh, nhằm tìm ra sự

thật khách quan, tránh việc nghiên cứu dựa trên định kiến

và sự sắp xếp chủ quan của

người nghiên cứu, tránh sự sao

chép thuần tuý tư liệu đã được thẩm định và cũng tránh sự mòn xáo của tư duy qua các bố

cục đơn điệu của các công trình đã có

Các luận án tiến sĩ lịch sử

khác cũng sử dụng khối lượng

tài liệu gốc tử các cơ quan lưu trữ chiếm khoảng trên dưới 50%, nhất là những luận án về lịch sử cận-hiện đại, kể cả luận

án về lịch sử địa phương, lịch sử ngành nghề Tuy theo đề tài mà việc sử dụng tải liệu gốc

được các tác giả luận án khai

thác về giá trị sử liệu hay giá trị

văn bản của tài liệu, hoặc cả hai;

nhưng dù mức độ thé nao cling cho thấy sự coi trọng giá trị của tài liệu gốc Qua đó, có thể đi đến một só đánh giá về giá trị tài liệu gốc và đề xuất như sau:

Trang 3

như những báu vật để phục vụ cho nghiên cứu của nhiều thế hệ với nhiều mục đích, yêu cầu phong phú

khác nhau Việc các cơ quan lưu trữ

cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo quản để đảm bảo giá trị vĩnh viễn của tài liệu, cũng như sức khoẻ cho người bảo quản và khai thác sử

dụng nó

- Khai thác và sử dụng tài liệu

gốc phải là yêu cầu bắt buộc đối với các công trình khoa học có fính quốc gia (như các luận án tiền sĩ chẳng

hạn) Hình thức và mức độ khai thác

sử dụng tài liệu gốc (qua bó cục và

danh mục tải liệu tham khảo của các công trình) là căn cứ để đánh giá

đóng góp khoa học (cần được định

lượng rõ ràng cụ thể) của các công

trình ấy

- Các phông lưu trữ có thể nên sắp xếp khoa học hơn nữa, chẳng hạn phân loại chỉ tiết hơn các mục, tiểu mục, œ thống kê và mục lục cho các mục, tiểu mục, tránh trùng lặp

các tài liệu có cùng nội dung nhưng

có tên gọi hoặc đề mục khác nhau - Các trung tâm lưu trữ quốc gia

cũng nên cập nhật các loại tài liệu

gốc đương đại, hoặc có sự liên kết

chặt chẽ giữa các trung tâm lựu trữ quốc gia với các lưu trữ địa phương để lưu trữ các loại tài liệu gốc đương đại

Việc khai thác và sử dụng tải liệu

gốc trong nghiên cứu khoa học ngày nay đã trở nên thường xuyên và có nhiều thuận lợi khi các cơ quan lưu trữ các cấp được xây dựng, phát triển nhanh chóng với quy mô ngày càng hiện đại Thành công trong nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học cơ bản, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng làm việc của nhà nghiên

cứu ở các cơ quan lưu trữ Trong

điều kiện đó, các cơ quan lưu trữ cần phải trở thành nơi tin cậy và thân

thiện nhất của giới nghiên cứu

12

PHO NGUYEN DU

(Tiép theo trang 9)

2 Charles Halais: theo bién ban phién hop ngay 27-2-1928 của Hội đồng Thành phó thì tên Charles Halais duoc dat thay

cho đường số 172 Đường này nằm giữa phố Delome (Trần

Bình Trọng) kéo dài và đại lộ Jauréguibemy (phố Quang

Trung)’

3 Dufouroq: đường số 168 được đổi tên thành pho Dưfouroq trong phiên họp ngày 28-11-1929 của Hội đồng Thành phố Đường này năm giữa phố Bovet (Yét Kiéu) kéo dai va phé Delorme (Tran Binh Trong) kéo dai’

Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, chính quyền dân chủ nhân dân ra đời Ngày 01-12-1945, Chủ tịch Uỷ ban Nhân

dân Thành phố là bác sĩ Trần Duy Hưng đã ký quyết định duyệt y danh sách tên phố cũ đổi sang tên mới cho phù hợp với

những nguyên tắc đặt tên phó ở Hà Nội của chính quyền cách

mạng Theo danh sách này, các phố Riquier, Charles Halais và Dufourcq đã cùng được mang tên phố Nguyễn Du” Tuy nhiên, sau ngày toàn quốc kháng chiến, các đường phó ở Hà Nội lại quay trở lại với các tên cũ do Hội đồng Thành phó đặt trong

thời Pháp thuộc

Ngày 28-2-1951, theo Nghị định số 138-NĐÐ của Thị trưởng

Thành phố Hà Nội Thẩm Hoàng Tín và theo danh sách tên phố

mới đính kèm Nghị định, các phố Riquier, Charles Halais và Dufourcq đã được gộp làm một và cùng được mang tên phố

Nguyễn Du”

Như vậy là, trên thực tế, ngay sau khi Nghị định số 138-ND

được thực hiện, ba phố Riquier, Charles Halais va Dufourcq d&

cùng được sáp nhập vào phố Nguyễn Du, con phố được hình

thành từ đường số 202 và được mang tên nhà đại thi hào của dân tộc Việt Nam kể từ ngày 21-4-1943 cho tới nay

1 Nguyễn Vinh Phúc: Phố và Đường Hà Nội, NXB Giao thông Vận

tái, H, 2004, tr 434

2 Công báo Thanh phé Ha N6i (Bulletin municipal de Hanoi), 1928,

tr 172

3 Phông Phu Thống sứ Bắc Kỳ (f nds de la Résidence supérieure au

Tonkin - RST), hé so: 78691 (Attribution et dé nomination des rues de la Municipalité de Hanoi)

4 Tài liệu đã dẫn

5 Công báo Đông Dương thuộc Pháp (Joirnal oficiel de l Indochine

frangcaise), 6 33, ngay 24/4/1943, tr 1223

6 Bulletin municipal de Hanoi, 1919, tr 322-324 7 Bulletin municipal de Hanoi, 1928, tr 171-173

8 Bulletin municipal de Hanoi, 1929, tr 1293-1295

9, Việt Nam dân quốc céng bao, 1946, tr 288-291

10 Phong So Dia chinh Ha NGi (fonds du Service du Cadastre et des Domaines de Hanoi), hé so: 816 (Đã đăng trong Bắc Việt hành chính

Ngày đăng: 29/05/2022, 07:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w