Hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã cung cấp cho Việt Nam một nguồn lực kinh tế to lớn cùng với các hoạt động chuyển gia
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾẾ CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI: Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực,
tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Họ và tên SV: Phạm Phương Thảo Lớp tín chỉ: POHE LUẬT KINH DOANH K63
Mã SV: 11215448 GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
Trang 2I Mục lục
Đặt vấn đề _1
Phần nội dung 1
I Giới thiệu chung về hội nhập kinh tế quốc tế 1
1 Khái niệm 1
2 Các loại hình hội nhập KTQT _1
3 Tính tất yếu khách quan của hội nhập KTQT _2
4 Nội dung của hội nhập KTQT _3
II Thực trạng hội nhập KTQT ở VN 4
1.Quan điểm mục tiêu của Đảng 4
2 Thực trạng hội nhập ở VN 4
III Tác động của hội nhập KTQT ở VN _5
1 Tác động tích cực 5
2 Tác động tiêu cực 9 IV Phần kết luận 12 V Tài liệu tham khảo _13
Trang 3I Đặt vấn đề
Thực tiễn đất nước trong những năm 1980 đã đặt Đảng trước những thách thức to lớn, đòi hỏi nhận thức rõ hơn quy luật khách quan của thời kỳ quá độ,
kế thừa thành tựu, kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội Tại thời điểm đầu những năm 90 của thế kỷ XX, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế của thời đại, diễn ra mạnh mẽ trên nhiều phương diện với sự xuất hiện của nhiều khối kinh tế, mậu dịch trên thế giới Với một nước có nền kinh tế còn thấp kém, lạc hậu như Việt Nam thời điểm đó, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách với các nước khác trong
khu vực và trên thế giới Đồng thời, phát huy những lợi thế và tìm cách khắc phục hạn chế thông qua việc học hỏi kinh nghiệm của các nước Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới từ năm 1986 Sau hơn 30 năm chuyển từ cơ chế kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam, đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn Hội nhập kinh tế quốc tế
đã có tác động không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay Hội nhập kinh tế quốc tế đã khiến dòng vốn đầu tư nước ngoài bao gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã cung cấp cho Việt Nam một nguồn lực kinh tế
to lớn cùng với các hoạt động chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của thế giới góp phần giúp Việt Nam thoát khỏi nền kinh tế lạc hậu, dần phát triển theo kịp các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới…
Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng có
những tác động kép theo nhiều chiều hướng tích cực và tiêu cực Từ đó, để phân tích cụ thể những tác động hội nhập kinh tế quốc tế đối Việt Nam hiện nay, em xin đưa ra ý kiến qua đề tài “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực, tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam”
1.1 Giới thiệu chung về hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1 Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
1.1.2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế:
Trang 4- Loại hình đầu tiên cần nhắc tới khi nền kinh tế một quốc gia hội nhập cùng các nền kinh tế quốc gia khác là hợp tác kinh tế song phương Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do (FTAs) song phương
- Loại hình hội nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế
- Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đất nước Đại hội được ví là “Đại hội của sự đổi mới” Đại hội nhấn mạnh đến việc mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước Sau Đại hội, hàng chục hiệp định thương mại, đầu tư song phương đã được kí kết giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới Ví dụ: Hiệp định về Thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt Nam và Australia ngày 05/3/1991; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan
về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau ngày 30/10/1991;
- Tính đến ngày 30/12/2018, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước (so với 11 nước năm 1954); có 16 đối tác chiến lược, 14 đối tác toàn diện Việt Nam đã kí kết được trên 90 hiệp định thương mại song phương; gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; 75 hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế thu nhập với các nước/vùng lãnh thổ trên thế giới Có thể kể đến một số hiệp định kinh tế song phương của Việt Nam với các đối tác quan trọng như: Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam
- Nhật Bản (VJEPA - 2008) - Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam (được
kí kết ngày 25/12/2018, có hiệu lực ngày 01/10/2009), Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (2015)
1.1.3 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.3.1 Thứ nhất, Do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế trên quy mô toàn cầu
Trang 5-Toàn cầu hoá đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng
Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện: kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội v.v trong đó, toàn cầu hoá kinh tế là xu thế nổi trội nhất, nó vừa
là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác
- Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, khu vực hóa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan
+ Toàn cầu hóa kinh tế là sản phẩm của phân công lao động quốc tế nhưng mặt khác nó đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh
tế toàn cầu
+ Trong toàn cầu hóa kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm
vi toàn cầu, thương mại quốc tế được mở rộng chưa từng thấy, đầu tư trực tiếp, chuyển giao công nghệ, truyền bá thông tin, lưu động nhân viên, du lịch…đều phát + Hội nhập kinh tế quốc tế là cách thức thích ứng trong phát triển của các nước trong điều kiện toàn cầu hóa gắn với nền kinh tế thông tin
1.1.3.2 Thứ hai, Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ
biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều
kiện hiện nay
Đối với các nước đang và kém phát triển tuy đã giành được độc lập,
song vẫn bị phụ thuộc vào hệ thống kinh tế của chủ nghĩa tư bản và
đang phải đối diện trước thách thức của nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về kinh tế Hầu hết các nước này đều có cơ cấu kinh tế lạc hậu và bất hợp
lý, tỷ trọng của nông nghiệp còn rất cao, tỷ trọng công nghiệp nhỏ bé
trong tổng giá trị thu nhập quốc dân, năng suất lao động thấp kém, tốc độ phát triển kinh tế của đa số các nước thấp và bấp bênh Do đó, hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các nước đang và kém phát triển tiếp cận và
sử dụng được các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công
nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển
Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp
khoảng cách với các nước tiên tiến khi mà bức tranh kinh tế - xã hội của các nước đang và kém phát triển vẫn biểu hiện đáng lo ngại về sự tụt
hậu rõ rệt
Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế còn có tác động tích cực đến việc ổn
định kinh tế vĩ mô Nhiều quốc gia đang phát triển đã mở cửa thị trường
thu hút vốn, một mặt thúc đẩy công nghiệp
Trang 6hoá, một mặt tăng tích luỹ từ đó cải thiện mức thâm hụt ngân sách
Chính sự ổn định kinh tế vĩ mô này đã tạo niềm tin cho các chương
trình phát triển hỗ trợ cho những quốc gia thành công trong cải cách
kinh tế và mở cửa
Ngoài ra, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới
và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư
1.1.4 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.4.1 Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập
hiệu thành công
- Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp
- Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế, nền kinh tế có năng lực sản xuất thực là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công
1.1.4.2 Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập
kinh tế quốc tế
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU),
- Xét về hình thức hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế,
1.2 Thực trạng hội nhập kinh tế của Việt Nam.
1.2.1 Quan điểm, mục tiêu của đảng về hội nhập kinh tế quốc tế:
Nhận thức được xu thế và yêu cầu chung về toàn cầu hoá của
thời đại, đại hội VI của Đảng (12/1996) trong khi ký
Trang 7quyết định chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN; thì cũng
đồng thời chủ trương: Việt Nam phải tham gia ngày càng rộng rãi vào
sự phân công lao đông quốc tế, tích cực phát triển quan hệ kinh tế và khoa học kĩ thuật với các nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi
Trong nghị quyết 07, Bộ Chính Trị đã nêu ra quan điểm chỉ đạo về
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế:
+ Quán triệt chủ trương được xác định tại đại hội Đảng IX: Chủ động hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp táckinh tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, anninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường
+ Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp toàn dân, quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh;vừa đề phòng tư tưởng thụ động vừa phải chống tư tưởng đơn giản, nôn nóng
+ Đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý phù hợp với trình độ phát triển của đất nước.1.2 Bộ Chính Trịnh: “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường,tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiệnđại hoá theo định hướng XHCN; thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dânchủ văn minh, trước mắt là thực hiện kế hoạch nhiệm vụ đưa ra trong chiến lược pháttriển kinh tế xã hội 2001 – 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 – 2005.”
1.2.2 Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
- Theo quan điểm của đảng, Việt Nam tiến hành hội nhập từng bước, dần dần mở cửa thị trường với lộ trình hợp lý Một lộ trình “ quá nóng “ về mức độ %, thời hạn mở của thị trường vượt quá khả năng chịu đựng của nền kinh tế sẽ dẫn tới thua thiệt, đổ vỡ hàng loạt doanh nghiệp, vượt khỏi tầm kiểm soát của nhà nước, kéo theo nhiều hậu quả khó lường Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là lộ trình càng dài càng tốt, bởi kéo dài quá trình hội nhập sẽ đi liền với duy trì quá lâu chính sách bảo hộ bao cấp của nhà nước, gây tâm lý trì trệ, ỷ lại, không dốc sức cải tiến quản lý công nghệ, kéo dài tình trạngkém hiệu quả, yếu sức cạnh tranh của nền kinh tế
- Xác định lộ trình hội nhập là rất quan trọng Đây không chỉ là xác định thời gian mở cửa thị trường trong nước mà còn là xác định mục tiêu nền kinh tế nước ta: phát huy lợi thế so sánh, chiếm lĩnh thị phần ngày càng lớn trên thương trường
Trang 8quốc tế, thâm nhập ngày càng nhiều vào thị trường các nước cả về hàng hoá và đầu tư dịch vụ
Tháng 12/1987, Quốc hội nước ta thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã mở các cuộc đàm phán để nối lại các quan hệ với quỹ tiền tệ quốc tế và ngân hàng tài chính thế giới, đến tháng 10/1993 đã bình thường hoá quan hệ tín dụng với hai tổ chứctài chính tiền tệ lớn nhất thế giới.Tháng 7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và
từ ngày 1/1/1996 bắt đầu thực hiện cam kết trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN, tức AFTA.Cùng tháng 7/1995 công nghệ đã kí kết hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học kĩ thuật và một số
lĩnh vực khác với công đồng Châu Âu (EU) Đồng thời bình thường
hoá quan hệ với Mĩ Khoảng tháng 3/1996, Việt Nam tham gia với tư cách thành viên sánglập diễn đàn hợp tác kinh tế - Âu (ASEAM)
Tháng 11/1998, Việt Nam trở thànhthành viên chính thức của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC)
Tháng 7/2000, hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ đã được kí kết Trước đó từ cuối năm 1994, nhà nước ta đã gửi đơn xin gia nhập
tổ chức thương mại thế giới (WTO)và hiện đang trong quá trình đàm phán để được kết nạp vào tổ chức này
1.3 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển
của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình làm gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, một mặt quá trình hội nhập sẽ tạo ra tác động tích cực đối với quá trình phát triển của
Việt Nam, mặt khác cũng đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn, từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại
1.3.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển một cách nhanh chóng Những cơ hội
của hội nhập đem lại mà Việt Nam tận dụng được một cách triệt để sẽ làm bàn đạp để nền kinh tế sớm sánh vai với các cường quốc năm
châu Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại
những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích
kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Cụ thể: 1.3.1.1 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công
nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước
Trang 9* Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng triệt để các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao Cùng với việc được hưởng ưu đãi về thuế quan, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện cho hàng hoá của Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Kết quả cho thấy, nếu như năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam là 111,3
tỷ USD (trong đó xuất khẩu là 48,5 tỷ USD và nhập khẩu là 62,7 tỷ USD), thì tới năm
2015 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng khoảng 3 lần đạt 328 tỷ USD (trong đó nhập khẩu là 165,6 tỷ USD và xuất khẩu là 162,4 tỷ USD) Đến năm
2018, tổng kim ngạch xuất nhập đạt 480,17 tỷ USD lập kỉ lục về kim ngạch xuất nhập khẩu Cán cân thương mại của Việt Nam năm 2018 đạt thặng dư 6,8 tỷ USD, cao gấp 3,2 lần mức thặng dự năm 2017 (trong đó xuất khẩu đạt 243,48 tỷ USD, nhập khẩu đạt 236,69 tỷ USD, tăng 11,1% Tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các thị trường
đã ký kết FTA đạt khoảng 40% tăng mạnh so với các con số khoảng 35% các năm trước Điều đó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng chú trọng tới việc khai thác các cơ hội từ hội nhập và thực thi các FTA
* Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh
tế mũi nhọn để nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế Đối với chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu: Hội nhập kinh
tế quốc tế đã thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, theo đó tập trung nhiều hơn vào các mặt hàng chế biến, chế tạo có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn Năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu các nhóm hàng sản phẩm dệt may, giày dép, nông sản có xu hướng giảm xuống trong khi đó tỷ trọng của các nhóm sản phẩm như máy vi tính, linh kiện điện tử, điện thoại tăng lên, chiếm tới 27,7% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
Trang 10* Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế Sau hơn 30 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( FDI ), hiện cả nước có khoảng 334 tỷ USD vốn đăng kí với hơn 26.600 dự án còn hiệu lực Hiện nay đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam, trong đó có nhều công ty và tập đoàn lớn, có công nghệ tiên tiến Điều này góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước theo hướng công nghiệp, phát triển lựclượng sản xuất và tạo nên công ăn việc làm Đối với thu hút FDI: Cùng với việc cải thiện môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế đã và sẽ mở ra các cơ hội lớn đối với lĩnh vực đầu tư của Việt Nam Đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư có thể tiếp cận và hưởng ưu đãi thuế quan từ các thị trường lớn mà Việt Nam đã ký kết FTA như khu vực ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong các Hiệp định thế hệ mới như TPP, EVFTA (dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, bảo hộ đầu tư công bằng, không phân biệt đối xử,
mở cửa thị trường mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính…) sẽ khiến cho môi
trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ đó sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn nữa Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính chung trong 12 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm
2014 Năm 2018 tăng gần 35,5 tỷ USD FDI tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2019 đạt
kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 3 năm trở lại đây, đạt 16,74 tỷ USD Không chỉ là nguồn lực quan trọng góp phần đẩy nhanh sự phát triển của nền kinh tế, bổ sung nguồn vốn đáng kể cho tăng trưởng, chuyển giao công nghệ, tăng cường khả năng xuất khẩu, tạo thêm nhiều việc làm, FDI còn có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ Việt
Nam: Trong những năm qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương,các khoản nợ nước ngoài cũ của Việt
Nam về cơ bản đã được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London
và đàm phán song phương Điều đó góp phần ổn định cáncân thu chi ngân sách, tập trung nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế
xã hội trong nước