4 Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-*** -BÀI TẬP LỚN MÔN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI:
Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực, tiêu
cực của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Họ và tên SV: NGUYỄN KHÁNH HÀ Lớp tín chỉ: LLNL1106(221) CLC_18
Mã SV: 11211904 GVHD: TS NGUYỄN VĂN HẬU
Trang 2HÀ NỘI, NĂM 2022 MỤC LỤC A ĐẶT VẤN ĐỀ 3
B NỘI DUNG 4
I Khái Niệm Và Nội Dung Hội Nhập Kinh Quốc Tế 4
1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 4
Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung 4
2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 5
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện thực hiện hội nhập thành công 5
II Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đến Phát Triển Của Việt Nam 5
1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế 5
a) Tác động tích cực 6
b) Tác động tiêu cực 6
2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế 7
a) Hợp tác kinh tế song phương 7
b) Hội nhập kinh tế khu vực 8
3 Trào lưu FTA (Free Trade Agreement) thế hệ mới 12
III Phương Hướng Nâng Cao Hiệu Quả Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Trong Phát Triển Của Việt Nam 13
1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại 13
2 Xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập phù hợp 13
3 Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế và khu vực 14
C KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 3A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam đã trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn sau cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước vì những tàn dư về kinh tế, xã hội mà họ để lại là rất nặng nề Nhận thức
rõ điều này, Đảng và cả nước ta khẩn trương xác định nhiệm vụ trọng tâm của quá trình
khôi phục, xây dựng và phát triển đất nước là Hội nhập kinh tế quốc tế Đây được coi
là con đường duy nhất giúp nước ta nhanh chóng khôi phục, phát triển, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội
Ngày nay, sự bùng nổ của công nghệ đã mở ra cơ hội cho các quốc gia, nhờ sự
ra đời của trí tuệ nhân tạo, con người có thể tiết kiệm sức lao động hơn trước Tuy nhiên, đó cũng là một thách thức rất lớn đối với các nước chậm phát triển, khi ngân sách của họ không đủ để trang bị hoặc tiếp thu các phát minh tiên tiến Thậm chí, nhiều phát minh còn có khả năng thay thế lao động phổ thông khiến họ mất việc làm, lâm
vào cảnh thất nghiệp Vì vậy, việc xác định thực trạng và giải pháp cho vấn đề Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề hết sức thực tế Biết được
điều này, em đã chọn “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động tích cực, tiêu cực
của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam?” làm chủ đề cho bài tập lớn của mình.
Mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn rằng kiến thức và kĩ năng của em đối với môn học này vẫn còn nhiều hạn chế Do đó, bài tập lớn của em khó tránh khỏi những sai sót, em mong thầy sẽ xem xét và góp ý, giúp cho bài tập lớn của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4B NỘI DUNG
I Khái Niệm Và Nội Dung Hội Nhập Kinh Quốc Tế
1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Khái niệm: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó
thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
Tính tất yếu khách quan của hội nhận kinh tế quốc tế:
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế
Toàn cầu hoá là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia
tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu
Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều lĩnh vực: kinh tế chính trị, văn hoá, xã hội Trong đó toàn cầu hoá kinh tế là nổi trội, vừa là trung tâm vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác
Toàn cầu hoá kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các hoạt động kinh tế vượt
qua mọi biên giới quốc gia, khu vực, tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế trong sự vận động, phát triển hướng tới một nền kinh tế thế giới thống nhất
Toàn cầu hoá kinh tế lôi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi, nền kinh tế các nước trở thành
bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu
Trong toàn cầu hoá kinh tế, các yếu tố sản xuất được lưu thông trên phạm vi toàn cầu, nếu không hội nhập các nước không thể tự đảm bảo các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội đề các quốc gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, tận dụng các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển
Trang 5Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
Đối với các nước đang và kém phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế:
- Là cơ hội tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, kho học
công nghệ…
- Là con đường tận dụng thời cơ để phát triển rút ngắn, khắc phục nguy cơ
tụt hậu
- Mở cửa thị trường thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá, tăng tích luỹ.
- Tạo nhiều cơ hội việc làm mới, nâng cao thu nhập cho các tầng lớp dân cư.
2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện thực hiện hội nhập thành công
Đó là sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế về: tư duy, nhận thức, sự tham gia của toàn xã hội, thể chế, nguồn nhân lực, năng lực của nền kinh tế…
Thứ hai, thực hiện đa dạng hoá các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Tiến trình hội nhập thực hiện theo nhiều mức độ, từ thấp đến cao: thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung, Liên minh tiền tệ… Về hình thức, là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, các dịch vụ thu ngoại tệ…
II Tác Động Của Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế Đến Phát Triển Của Việt Nam
1 Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế
Thực chất của hội nhập kinh tế quốc tế là việc thực hiện quá trình quốc tế hóa kinh
tế trên cơ sở các nước tự nguyện tham gia và chấp nhận thực hiện những điều khoản, nguyên tắc đã được thoả thuận thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi
Việc tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc te đem lại nhiều tác động tích cực cho các quốc gia tham gia, tuy nhiên nó cũng đưa lại không ít tác động tiêu cực
Trang 7a) Tác động tích cực
- Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên cơ sở các hiệp định đã kí
kết, các chương trình phát triển kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội được phối hợp thực hiện giữa các nước thành viên; từng quốc gia thành viên có cơ hội và điều kiện thuận lợi
để khai thác toi ưu lợi thế quốc gia trong phân công lao động quốc tế, từng bước chuyển dịch
cơ cấu sản xuất và cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng hiệu quả hơn; tạo điều kiện và tăng cường phát triển các quan hệ thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu
- Tạo nên sự ổn định tương đối để cùng phát triển và sự phản ứng linh hoạt trong
việc phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia thành viên, thúc đẩy việc tạo dựng cơ sở lâu dài cho việc thiết lập và phát triển các quan hệ song phương, khu vực, và đa phương
- Hình thành cơ cấu kinh tế quốc tế mới với những ưu thế về quy mô, nguồn lực
phát triển, tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho dân cư và gia tăng phúc lợi xã hội
- Tạo động lực cạnh tranh, kích thích ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, đổi
mới cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế; học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các nước tiên tiến
- Tạo điều kiện cho mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự thế giới
mới, giúp tăng uy tín và vị thế; tăng khả năng duy trì an ninh, hoà bình, ổn định và phát triển
ở phạm vi khu vực và thế giới
- Giúp hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia về kinh tế phù hợp với luật
pháp, thông lệ quốc tế; từ đó tăng tính chủ động, tích cực trong hội nhập kinh tế quốc tế
b) Tác động tiêu cực
- Tạo ra sức ép cạnh tranh giữa các thành viên khi tham gia hội nhập khiến nhiều
doanh nghiệp, ngành nghề có thể lâm vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản
- Gia tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp, ngành kinh tế gặp khó
khăn trong phát triển
- Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào thị trường bên ngoài khiến nền kinh tế
dễ bị tổn thương trước những biến động của kinh tế, chính trị, thị trường quốc tế Điều này khiến một quốc gia dễ bị sa lầy vào các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay khu vực
7
Trang 8- Các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với nguy cơ trở thành “bãi rác”
công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển trên thế giới
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra một số thách thức đối với quyền lực Nhà nước
theo quan niệm truyền thống
- Làm tăng nguy cơ bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị xói mòn, lấn át bởi văn
hóa nước ngoài
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể đặt các nước trước nguy cơ gia tăng tình trạng
khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, di dân, nhập cư bất hợp pháp
- Hội nhập không phân phối công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và nhóm nước khác nhau trong xã hội do đó dễ làm tăng khoảng cách giàu nghèo, tụt hậu giữa các
quốc gia hay tầng lớp dân cư trong xã hội
2 Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế
a) Hợp tác kinh tế song phương
Loại hình đầu tiên cần nhắc tới khi nền kinh tế một quốc gia hội nhập cùng các nền kinh tế quốc gia khác là hợp tác kinh tế song phương Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thoả thuận, một hiệp định kinh tế, thương mại, đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thoả thuận thương mại tự do (FTAs) song phương
Loại hình hội nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế
Tại Việt Nam, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong quá trình phát triển kinh tế đất nước Đại hội được ví
là “Đại hội của sự đổi mới” Đại hội nhấn mạnh đến việc mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước Sau Đại hội, hàng chục hiệp định thương mại, đầu tư song phương đã được kí kết giữa Việt Nam và các nước
khác trên thế giới Ví dụ: Hiệp định về Thúc đẩy và bảo hộ đầu tư lẫn nhau giữa Việt
Nam và Australia ngày 05/3/1991; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan về Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư lẫn nhau ngày 30/10/1991; Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà Liên bang Nga về Khuyến khích và bảo hộ đầu tư ngày 16/6/1994; Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ nước Cộng
Trang 9hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ngày 07/11/1991.
Tính đến ngày 30/12/2018, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 185 nước (so với 11 nước năm 1954); có 16 đối tác chiến lược, 14 đối tác toàn diện Việt Nam đã kí kết được trên 90 hiệp định thương mại song phương; gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; 75 hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế thu nhập với các nước/vùng lãnh thổ trên thế giới Có thể kể đến một số hiệp định kinh tế song phương của Việt Nam với các đối tác quan trọng như: Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA - 2008)
- Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam (được kí kết ngày 25/12/2018, có hiệu lực ngày 01/10/2009), Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (2015)
b) Hội nhập kinh tế khu vực
Xu hướng khu vực hóa xuất hiện từ khoảng những năm 50 của thế kỉ XX và phát triển cho đến ngày nay Sự phân loại và khái niệm về các loại hình hội nhập kinh tế khu vực có sự thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế thế giới Theo kinh nghiệm hội nhập kinh tế khu vực của Tây Âu, các học giả phân loại hội nhập kinh tế khu vực thành các cấp độ từ thấp đến cao: Khu vực Mậu dịch tự do (FTA), Liên minh Hải quan (CU), Thị trường chung (CM), Liên minh Kinh tế và tiền tệ (EMU)
Khu mậu dịch tự do (FTA - theo quan niệm truyền thống)
Khu vực mậu dịch tự do là liên kết kinh tế giữa hai hoặc nhiều nước nhằm mục đích
tự do hóa buôn bán một số mặt hàng nào đó, từ đó thành lập thị trường thống nhất giữa các nước, nhưng mỗi nước thành viên vẫn thi hành chính sách thuế quan độc lập với các nước ngoài khu vực mậu dịch tự do
Với cách hiểu trên, yếu tố tự do di chuyển trong các FTA theo quan niệm truyền thống chỉ là hàng hóa, mỗi nước thành viên trong quan hệ đối ngoại với các nước ngoài FTA vẫn thi hành chính sách thuế quan độc lập Với lý do này, các học giả cho rằng đây là cấp độ thấp nhất của hội nhập kinh tế khu vực
Ví dụ: Trong Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) 1993 - 2015 (từ 31/12/2015 chuyển thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN), thuế quan giữa các nước thành viên chỉ là 0
- 5% Tuy nhiên, mỗi thành viên của Khu vực Mậu dịch tự dọ ASEAN (AFTA) lại có
Trang 10chính sách thuế quan riêng đối với các nước ngoài khu vực, như: Mức thuế suất nhập khẩu trung bình của Việt Nam (mức thuế MFN) với các thành viên WTO là 13,4%, trong khi Singapore có mức thuế 0% cho hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Cách hiểu theo quan niệm truyền thống trên về FTA hiện không còn phù hợp Đặc biệt từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay đã xuất hiện trào lưu FTA thế hệ mới, theo
đó, khái niệm FTA không chỉ tạo ra sự tự do dịch chuyển hàng hóa, mà còn bao hàm sự
tự do dịch chuyển của nhiều yếu tố khác như: dịch vụ, vốn, lao động (nội dung về các FTA thế hệ mới sẽ được nghiên cứu sâu hơn ở phần Ó.2.2.2)
Ví dụ: Khu vực Mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) được đánh giá là một hiệp định thương mại toàn diện và tiên tiến ở thời điểm ra đời Đây là mô hình FTA hiện đại vượt ra khỏi khái niệm FTA truyền thống với sự tự do dịch chuyển của hàng hóa, dịch
vụ, sức lao động và đầu tư.
Theo quan điểm của Walter Goode đưa ra trong Từ điển Chính sách thương mại quốc tế thì FTA được hiểu là “Một nhóm gồm hai hay nhiều nước cùng xóa bỏ thuế quan và tất cả hoặc phần lớn các biện pháp phi thuế quan ảnh hưởng đến thương mại giữa các nước này Các nước tham gia FTA có thể tiếp tục áp dụng thuế quan của nước mình đối với hàng hóa bên ngoài, hoặc nhất trí xây dựng một biểu thuế quan đối ngoại chung” Khái niệm FTA này giống với khái niệm Liên minh hải quan (CU) ở điểm cho phép thiết lập một biểu thuế quan đối ngoại chung
Liên minh hải quan (Customs Union - CU)
Liên minh hải quan là liên kết kinh tế trong đó các nước thành viên thỏa thuận loại
bỏ thuế quan trong quan hệ thương mại nội bộ, đồng thời thiết lập một biểu thuế quan chung của các nước thành viên đối với phần còn lại của thế giới
Theo Từ điển Chính sách thương mại quốc tế của Walter Goode: “Liên minh hải quan là một khu vực gồm có hai hay nhiều nền kinh tế hoặc lãnh thổ hải quan riêng biệt, có quy định loại bỏ mọi loại thuế và đôi khi cả những rào càn đối với việc mở rộng thương mại giữa chúng Các thành viên lập nên khu vực sau đó sẽ áp dụng một loại thuế đối ngoại chung”