TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM H
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN: 2021POLI2002-KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC – LÊNIN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2021
Trang 2TIỂU LUẬN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN: 2021POLI2002-KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC – LÊNIN
Họ và tên: Võ Thị Quỳnh My
Mã số sinh viên: 46.01.751.103 Lớp học phần: 2021POLI200224
Giang viên hướng dẫn: ThS.Trần Thị Hoài Thương
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2021
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích đề tài 2
3 Đối tượng đề tài 2
4 Kết cấu đề tài 2
NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
3
1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế 3
1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 4
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM 5
2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế 5
2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 7
2.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam .8
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang là một xu thế tất yếu của thời đại, nó diễn ra mạnh mẽ khắp châu lục, chi phối đời sống kinh tế hầu hết ở các nền quốc gia trên thế giới Một hệ quả tất yếu của nền kinh tế toàn cầu hóa là kinh tế của các quốc gia sẽ ngày càng thu hẹp lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế sẽ ngày càng trở nên chặt chẽ Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn
đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế Hơn thế nữa, một nước đang phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt…thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết Trong quá trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi để phát triển kinh
tế Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ trên thế giới” Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta sẽ từng bước khắc phục những khó khăn để đưa đất nước phát triển Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam
Để góp phần tìm hiểu sâu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam và những tác động của chúng trong quá trình hội nhập, tác giả đã chọn đề tài “ Hội nhập
Trang 5kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình
2 Mục đích đề tài.
Đề tài nhằm làm nổi bật tầm quan trọng và tác động tích cực, tiêu cực trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát triển kinh tế Việt Nam
3 Đối tượng đề tài
Đối tượng của đề tài là nền kinh tế Việt Nam hiện nay trong việc hội nhập kinh tế quốc tế
4 Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương, kết luận và tài liệu tham khảo
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.
1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.1 Khái niệm về hội kinh tế quốc tế:
Hội nhập kinh tế quốc của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
1.1.2 Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế để tạo động lực phát triển
cho kinh tế Việt Nam:
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trở thành nhu cầu tất yếu khách quan,
và tác động mạnh vào quá trình hình thành các chính sách phát triển kinh tế của mỗi quốc gia không phân biệt chế độ chính trị, và trình độ phát triển
Kế thừa thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp và đặc biệt vào những năm
80 của thế kỷ XX đã diễn ra cuộc cách mạng khoa học công nghệ tạo ra tiền đề quan trọng cho tất cả các quốc gia đó là:
Tạo ra khả năng cho các ngành sản xuất trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại và kỹ thuật do con người tạo ra Nhu cầu xã hội, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng được thỏa mãn với chất lượng cao Xuất khẩu tăng nhanh, cung luôn vượt cầu, thị trường trở nên chật hẹp Phải đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện phân công lao động quốc tế sâu sắc hơn
Ngày nay, các định chế kinh tế tài chính quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều và bao trùm lên phạm vi toàn cầu góp phần tạo động lực to lớn thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa Sự xuất hiện của các tổ chức như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Khu vực Mậu dịch
Tự do (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTE), là những ví dụ điển
Trang 7hình của các liên kết kinh tế tài chính thúc đẩy hoạt động kinh tế diễn ra trên phạm vi rộng mang tính toàn cầu
Đặc biệt là sự xuất hiện Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) với tư cách là diễn đàn thương mại đa phương, đã biến WTO thành một “Liên hợp quốc” về thương mại Sự xuất hiện WTO đã góp phần to lớn trong việc đẩy nhanh quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu, làm cho quan hệ thương mại quốc tế thay đổi mạnh mẽ về chất lượng, phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nhu cầu và mục tiêu vươn tới để trở thành một quốc gia công nghiệp có kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, đời sống của nhân dân với chất lượng ngày càng cao
Tư tưởng chỉ đạo đó đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VIII; IX; X và cả trong Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI
Đặc biệt là Nghị quyết 07/NQ-TW Nghị quyết 07 ngày 27-11-2001 về hội nhập kinh tế quốc tế Nghị quyết khẳng định mục tiêu của hội nhập kinh tế quốc tế “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
1.2 Nội dung hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.1 Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công.
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá Qúa trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu Qúa trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp
Trang 8Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế, nền kinh tế có năng lực sản xuất thực…là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công
1.2.2 Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độc cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (TTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế- tiền tệ…
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM.
2.1 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất
và người tiêu dùng Cụ thể là:
Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiền cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước
Trang 9ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng cường kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nang cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của các sản phẩm và doanh nghiệp trong nước; góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút khoa học công nghệ hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thu hưởng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh; được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước
Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế giới để làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội
Trang 10Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho phát triển kinh tế xã hội; đồng thời mở ra khả năng phối hợp các nổ lực và nguồn lực của các nước để giải quyết những vấn đề quan tâm chung như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lậu quốc tế
2.2 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Xét về tổng thể, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, áp lực cạnh tranh đối với nền kinh tế Việt Nam là rất lớn Trong đó:
Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu: Dù hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, song việc
có tận dụng được các ưu đãi về thuế quan để mở rộng thị trường hay không lại phụ thuộc vào việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ cũng như các yêu cầu khác (an toàn thực phẩm, vệ sinh dịch tễ ) Với năng lực tự sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu còn hạn chế, thì những yêu cầu về quy tắc xuất xứ hàng hóa lại đang đặt ra thách thức và mối lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam
Đối với sản xuất trong nước: Việc tự do hóa thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nước, đặc biệt là từ các nước Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các nước thành viên Liên Minh Châu Âu(EU) vào Việt Nam do giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, phong phú hơn sẽ tác động đến lĩnh vực sản xuất trong nước
Ngoài ra, khi hàng rào thuế quan được gỡ bỏ nhưng các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả, Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh
Trang 11hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng trong khi lại không bảo vệ được sản xuất trong nước
Đặc biệt, sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập
Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp…
Hơn thế nữa, hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu-nghèo và bất bình đẳng xã hội
Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay vừa có khả năng tạo ra những cơ hội thuận lợi cho sự phát triển, vừa có thể dẫn đến những nguy cơ to lớn mà hậu quả của chúng là rất khó lường Vì vậy, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn đề cần phải đặc biệt coi trọng
2.3 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Về chính trị, an ninh quốc gia và chiến lược đối ngoại, tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới thể hiện mạnh mẽ chủ trương chủ động hội nhập quốc tế của Đảng, Nhà nước ta; khẳng định và nâng cao vai trò, vị thế địa - chính trị quan trọng của Việt Nam trong khu vực ASEAN, trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như trên trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh tình hình chính trị - an ninh thế giới đang thay đổi nhanh chóng
Về xuất khẩu, thúc đẩy thương mại với các nước Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) là cơ hội mở rộng thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh Việc các nước,
Trang 12trong đó có nhiều thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Ca-na-đa giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những “cú huých” mạnh mẽ cho tăng trưởng xuất khẩu
Tham gia các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định Cùng với việc phê chuẩn các FTA thế hệ mới, Quốc hội cũng đã quyết định việc sửa đổi nhiều bộ luật quan trọng như Bộ luật Lao động, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Thủy sản, Bên cạnh đó, tham gia các FTA thế hệ mới còn giúp Việt Nam đa dạng hóa quan hệ kinh tế - thương mại, đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một khu vực cụ thể, giúp nền kinh tế ứng phó tốt hơn với các biến động bên ngoài Do đó, FTA với các nước này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt khi chuỗi cung ứng mới hình thành, là điều kiện quan trọng
để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, Đây là cơ hội lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5 - 10 năm tới
Cuối cùng, tham gia các FTA thế hệ mới sẽ tạo ra cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói, giảm nghèo Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Đặc biệt, do Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đều bao gồm các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện hơn với môi trường, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững