BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO VÀ POHE
BÀI TẬP LỚN
Môn học: Kinh tế chính trị Mác Lê-nin
Hà Nội, Tháng 3 2022
Trang 2MỤC LỤC
Danh mục tài liệu tham khảo 2
1.LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ: 1
1.1 Hàng hóa và thuộc tính của hàng hóa 1
1.1.1 Giá trị sử dụng 1
1.1.2 Giá trị của hàng hóa 1
1.2 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng 2
1.2.1 Lượng giá trị 2
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng 3
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 3
CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG 4
TÍNH CHẤT PHỨC TẠP HAY GIẢN ĐƠN CỦA LAO ĐỘNG 4
2.THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN 5
2.1 Khái niệm kinh tế tư nhân 5
2.1.1 Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần 5
2.1.2 Thành phần kinh tế tư nhân 5
2.2 Thực trạng kinh tế tư nhân 6
2.2.1 Tình hình tăng trưởng tích cực 7
2.2.2 Thực trạng khó khăn 8
GIAI ĐOẠN COVID-19 8
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 9
Trang 3Danh mục tài liệu tham khảo
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2021) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tulieuvankien.dangcongsan.vn.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2021) Đổi mới toàn diện quản lý nhà nước trong phát triển kinh tếtư nhân ở Việt Nam Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (2020) Cục Quản lý đăng ký kinh doanh tổng kết công tác năm 2020 và xây dựng chương trình công tác năm 2021 Cục Quản lý đăng ký kinh doanh.
Ngô Tuấn Nghĩa (2019) Giáo trình Kinh tế chính trị Mác Lê-nin Bộ Giáo dục và Đào tạo.The World Bank và International Finance Corporation (2020) Nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân - Kiến tạo thị trường tại VIệt Nam Tổ chức tài chính quốc tế.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010) Chuyên đề: Phát triển kinh tế tư nhân.ciem.org.vn.
Trang 41.LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ:1.1.Hàng hóa và thuộc tính của hàng hóa
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội, sản xuất hàng hoá có bản chất khác nhau, nhưng hàng hoá đều có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị hàng hóa.
1.1.1.Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, có thể đó là nhu cầu vật chất hay tinh thần, nhu cầu tiêu dùng cá nhân hay sản xuất Giá trị sử dụng của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy định, Ngoài ra, đây là giá trị nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua, nên người bán cần chú ý đáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế của người mua.
1.1.2.Giá trị của hàng hóa
Theo C.Mác, giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất ra hang hóa kết tinh trong hàng hóa ấy Để lý giải rõ khái niệm này, ta cần hiểu rõ vấn đề, tại sao giữa các hang hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại trao đổi được với nhau Mối quan hệ tỷ lệ về lượng giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được C.Mác gọi là giá trị trao đổi, và từ giá trị trao đổi, ta sẽ hiểu được khái niệm về giá trị hàng hóa.
C.Mác cho rằng, sở dĩ các hàng hóa trao đổi được với nhau là vì chúng có một điểm chung Cái chung ấy không phải là giá trị sử dụng, tuy nhiên, sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi Nhưng cái chung đó phải nằm ngay
ở trong cả hai hàng hoá Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ còn một cái chung làm cơ sở cho quan hệ trao đổi.Điểm chung đó nằm ở chỗ, các hàng hóa đó đều là kết quả của sự hao phí sự lao động – chúng đều là sản phẩm của lao động Chính hao phí lao động ẩn giấu trong hàng hoá làm cho chúng có thể so sánh được với nhau khi trao đổi, và trở thành cơ sở để trao đổi Khi là hàng hóa, dù khác nhau về giá trị sử dụng, chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động của người sản xuất ra hàng hóa ấy, nên hàng hóa có giá trị.
Mặt khác, khi đã đề cập tới hàng hóa, có nghĩa là phải đặt sản phẩm của lao động ấy trong mối liên hế với người mua, người bán, trong qquan hệ xã hội Do đó, lao động hao
Trang 5mua, hàm ý trong quan hệ xã hội Trên cơ sở đó, C.Mác đưa ra quan niệm đầy đủ hơn: Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong hàng hóa ấy.
Như vậy, bản chất của giá trị là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa Chất của giá trị là lao động, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất chứa đựng trong đó, thì nó không có giá trị Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao Giá trị hàng hóa biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất, trao đổi hàng hóa và là phạm trù có tính lịch sử Khi nào có sản xuất và trao đổi hàng hóa, khi đó có phạm trù giá trị hàng hóa Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị; giá trị nội dung, là cơ sở của trao đổi.
1.2.Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1.Lượng giá trị
Thời gian lao động xã hội cần thiết là đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hóa Để đo lường giá trị của một hàng hóa nhất định, sử dụng đơn vị thời gian hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa đó Chất của giá trị là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hoá kết tinh trong hàng hoá Vậy lượng giá trị là do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó quyết định Đo lượng lao động bằng thước đo thời gian Tuy nhiên, không phải đơn vị thời gian nào cũng là thời gian lao động xã hội cần thiết Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình Do đó, lượng giá trị của hàng hoá cũng do thời gian lao động quyết định.
Trong thực tế, một loại hàng hoá đưa ra thị trường là do rất nhiều người sản xuất ra, nhưng mỗi người sản xuất do điều kiện sản xuất, trình độ tay nghề là không giống nhau, nên thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hoá của họ khác nhau Thời gian lao động cá biệt quyết định lượng giá trị cá biệt hàng hoá của từng người sản xuất Nhưng lượng giá trị xã hội của hàng hoá không phải được tính bằng thời gian lao động cá biệt mà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết trùng
Trang 6hợp với thời gian lao động cá biệt của những người cung cấp đại bộ phận loại hàng hoá nào đó trên thị trường Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đổi mới, sáng tạo nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao hàm: hao phí lao động quá khứ (chưa trong các yếu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa đó)và hao phí lao động mới kết tinh thêm.
1.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng
Lượng giá trị trong một đơn vị hàng hóa được đo lường bởi thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó Do thời gian lao động xã hội cần thiết luôn thay đổi, nên lượng giá trị của hàng hoá cũng là một đại lượng không cố định Cho nên những nhân tố nào ảnh hưởng tới lượng thời gian hao phí xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa cũng sẽ ảnh hưởng dến lượng giá trị của hàng hóa C.Mác cho rằng sự ảnh hưởng này tuỳ thuộc vào năng suất lao động và mức độ phức tạp hay giản đơn của lao động.
NĂNG SUẤTLAO ĐỘNG
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Năng suất lao động xã hội càng tăng, thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng giảm, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng ít Ngược lại, năng suất lao động xã hội càng giảm, thì thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hoá càng tăng và lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm càng nhiều Lượng giá trị của một đơn vị hàng hoá tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động Như vậy, trong thực hành sản xuất, kinh doanh cần phải được chú ý, để có thể giảm hao phí lao động cá biệt, cần phải thực hiện các biện pháp để góp phần tăng năng suất lao động.
Theo C.Mác, các nhân tố tác động đến góp phần tăng suất lao động gồm những yếu tố chủ yếu như: trình độ của lao động; trình độ tiên tiến và mức độ trang bị kỹ thuật, khoa học, công nghệ trong quá trình sản xuất; trình độ quản lý; cường độ lao động và yếu tố tự nhiên.
CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG
Trang 7Khi xem xét về mối quan hệ giữa tăng năng suất với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa, C.Mác còn chú ý thêm về mối quan hệ giữa tăng cường độ lao động với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động trong sản xuất Tăng cường độ lao động là tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động Trong chừng mực xét riêng vai trò của cường độ lao động, việc tăng cường độ lao động làm cho tổng số sản phẩm tăng lên Tổng lượng giá trị của tất cả các hàng hóa gộp lại tăng lên Song, lượng thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị hàng hóa không thay đổi Do chỗ, tăng cường độ lao động chỉ nhấn mạnh tăng mức độ khẩn trương, tích cực của hoạt động lao động thay vì lười biếng mà sản xuất ra số lượng hàng hóa ít hơn.
Tuy nhiên, trong điều kiện trình độ sản xuất hàng hóa còn thấp, việc tăng cường độ lao động cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra số lượng các giá trị sử dụng nhiều hơn, góp phần thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội Cường độ lao động chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khỏe, thể chất, tâm lý, trình độ tay nghề thành thạo của người lao động, công tác tổ chức, kỷ luật lao động… Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao động sẽ thao tác nhanh hơn, thuần thục hơn, tập trung hơn, do đó tạo ra nhiều hàng hóa hơn.
TÍNH CHẤTPHỨCTẠPHAYGIẢN ĐƠN CỦALAO ĐỘNG
Khi xét với một hoạt động lao động cụ thể, nó có thể là lao động có tính chất giản đơn, cũng có thể là lao động có tính chất phức tạp Dù giản đơn hay phức tạp thì lao động đó đều là sự thống nhất của tính hai mặt, mặt cụ thể và mặt trừu tượng.
Lao động giản đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được Lao động phức tạp là những hoạt động lao động yêu cầu phải trải qua một quá trình đào tạo về kỹ năng và nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Với tính chất khác nhau đó nên trong cùng một đơn vị thời gian, một hoạt động lao động phức tạp sẽ tạo ra được nhiều lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn C.Mác gọi lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên Đây là cơ sở lý luận quan trọng để cả nhà quản trị và người lao động tính toán, xác định mức thù lao cho phù hợp với tính chất của hoạt động lao động trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội.
Trang 82.THỰCTRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦAKINH TẾ TƯ NHÂN2.1.Khái niệm kinh tế tư nhân
2.1.1.Nền kinh tế thị trường gồm nhiều thành phần
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Trong đó kinh tế tư nhân được khẳng định là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế và được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hỗ trợ thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao.
2.1.2 Thành phần kinh tế tư nhân
Thành phần kinh tế tư nhân bao gồm:
- Kinh tế cá thể là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất và khả năng lao động của bản thân người lao động và gia đình.
- Kinh tế tiểu chủ cũng là hình thức kinh tế dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất nhưng có thuê mướn lao động, tuy nhiên, thu nhập vẫn chủ yếu dựa vào sức lao động và vốn của bản thân và gia đình, đồng thời có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành, nghề ở nông thôn và thành thị, có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình, từng người lao động.
- Kinh tế tư bản tư nhân là hình thức kinh tế mà sản xuất, kinh doanh dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột sức lao động làm thuê Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay, kinh tế tư bản tư nhân còn có vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất, xã hội hoá sản xuất cũng như về phương diện giải quyết các vấn đề xã hội Kinh tế tư bản tư nhân rất năng động, nhạy bén với kinh tế thị trường, do đó sẽ có những đóng góp không nhỏ vào quá trình tăng trưởng kinh tế của đất nước.
2.2Thực trạng kinh tế tư nhân
Đại hội XIII của Đảng tiếp tục Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền vững, “thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận
Trang 9lợi để phát triển kinh tế tư nhân…” Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển; vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới [ CITATION Báo21 \l 1033 ]
Theo nhóm nghiên cứu của CIEM, ở Việt Nam,số lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng đáng kể, đặc biệt trong giai đoạn 2015 - 2020 có hơn 735.000 doanh nghiệp thành lập mới (trung bình 122.500 doanh nghiệp/năm) Trong 9 tháng năm 2021 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng vẫn có 85.483 doanh nghiệp thành lập mới Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong giai đoạn 2011-2018, trung bình mỗi năm số cơ sở kinh doanh tăng 3,4% Xét riêng khu vực doanh nghiệp, tỷ trọng số lượng doanh nghiệp ngoài nhà nước (tư nhân) chiếm khoảng 96%-97% trong tổng số doanh nghiệp ở giai đoạn 2010-2018 và tỷ trọng này vẫn được duy trì năm 2019 chiếm khoảng 96,88% Trong khi đó, số lượng hộ kinh doanh cá thể tăng từ hơn 4,12 triệu năm 2010 lên trên 5,14 triệu năm 2019, trung bình tăng 3,25%/năm trong cả giai đoạn Quy mô vốn sản xuất của doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh, từ 6.875 nghìn tỷ đồng (2011) lên 24.024,5 nghìn tỷ đồng (2019), gấp gần 3,5 lần (trong khi doanh nghiệp nhà nước chỉ tăng hơn 2 lần và doanh nghiệp FDI tăng gần 3,4 lần) [CITATION VIệ10 \l 1033 ]
Tuy nhiên khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều hạn chế Dù tăng trưởng nhưng quy mô vốn sản xuất kinh doanh, giá trị tài sản cố định và đầu tư tài chính trung bình doanh nghiệp hàng năm khá thấp Đặc biệt trong đại dịch vừa qua, năng lực sản xuất, năng lực tài chính của phần lớn các chủ thể doanh nghiệp tư nhân bị bào mòn, mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp giảm rõ rệt.
2.2.1 Tình hình tăng trưởng tích cực
Sự tăng trưởng ngày một mạnh mẽ của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nước ta được thể hiện rất rõ nét Kinh tế tư nhân đã vươn lên mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới, đóng góp ngày càng nhiều cho ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho xã hội và phát huy những tiềm năng, lợi thế sẵn có ở mỗi địa phương cũng như trong cả nước.
Sản phẩm của kinh tế tư nhân đã vươn tới các thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao về chất lượng, mẫu mã, an toàn trong tiêu dùng, cạnh tranh và trụ vững được ở những thị trường đó trong nhiều năm qua Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, qua gần 35 năm đổi
Trang 10mới, kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 43% GDP, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, đóng góp 8.9% vào tốc độ tăng trưởng GDP và 49% vốn đầu tư xã hội, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, tạo việc làm, cải thiện đời sống Nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội,
Điển hình trong đó là: Sun Group, Vingroup, Thaco, Masan, FPT… Các tập đoàn này không chỉ dẫn đầu ở các lĩnh vực hoạt động trong nước, mà đã và đang xây dựng, phát triển thành công những sản phẩm, công trình mang tầm vóc khu vực và thế giới Kinh tế tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi diện mạo đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trong giai đoạn đại dịch Covid-19 vừa qua, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã chung tay cùng các bộ, ngành và Chính phủ góp phần chống dịch hiệu quả, động thái này thể hiện sự đồng hành hiệu quả 3 bên, giữa Chính phủ - Doanh nghiệp - Người dân Báo cáo Nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam" do Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện, cho rằng khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển vượt bậc của Việt Nam thời gian qua Bà Kim-See Lim, Giám đốc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của IFC cho biết khu vực kinh tế tư nhân đã giúp đưa Việt Nam gia nhập hàng ngũ những nền kinh tế có thu nhập trung bình chỉ trong một thế hệ Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam cho biết khu vực tư nhân mới nổi và năng động của Việt Nam đã chứng tỏ được khả năng chống chịu trong đại dịch COVID-19, giúp Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia đạt được tăng trưởng dương trong năm 2020 [ CITATION The20 \l 1033 ]
2.2.2 Thực trạng khó khănGIAI ĐOẠN COVID-19
Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển thì khu vực này cũng đang gặp không ít khó khăn và thách thức Đặc biệt, dịch Covid-19 với phạm vi ảnh hưởng trên khắp thế giới, dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế nói chung Trong bối cảnh dịch Covid 19 gây tác động tiêu cực kinh tế toàn cầu gồm cả Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân là được đánh giá là đối tượng “dễ vỡ nhất” khi phần lớn vẫn là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, sức chống chịu kém Nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập với cơ chế