1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cao Bằng trong những "chiến lược biên giới" từ Phan Bội Châu đến Nguyễn Ái Quốc

5 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 458,68 KB

Nội dung

Trang 1

Cao Bằng trong những "chiến lược biên giới" TU PHAN BOI CHAU DEN NGUYEN AI QUOC

ao Bằng là một tỉnh miền núi, địa đầu của

Việt Bác, nơi đã xẩy ra rất nhiều trận đánh lớn, đữ dội trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của dân tộc ta Bởi vậy Cao Bằng luôn luôn giữ một vị trí chiến lược quan trọng trong "chiến lược biên giới" của ông cha ta từ xưa đến nay, đặc biệt là trong thời kỳ cận hiện đại

Trong bài viết này, chúng tôi bước đầu

muốn tÌm hiểu về những suy tu và những hoạt

động cụ thể của hai nhân vật lịch sử tiêu biểu, hai nhà ái quốc nổi tiếng nhất của nhân dân ta ở đầu thế kỷ XX này trong việc triển khai thực hiện "chiến lược biên giới" - trong đó có tỉnh Cao Bằng - đặng góp phần hoàn thành sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc : đó là Phan Bội

Châu và Nguyễn Ái Quốc

* * *

Trước hết là Phan Bội Châu, vị lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỷ XX

Như chúng ta đều biết, ngày 5 tháng ð năm Nhâm Tý (1912), tại Quảng Đông (Trung Quốc), phấn khởi trước tháng lợi của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), Phan Bội Châu cùng với 100 đồng chí của Cụ đã tập hợp lại và thành lập ra Việt Nam Quang phục hội (VNQPRH), tiến tới xây dựng một nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.Đớ cũng chính là lúc bắt đầu "Phong trào

* PGS PTS Khoa Lịch sử - DHTH Hà Nội

DO QUANG HUNG’

100 tay súng" như cách gọi của nhà sử học Pháp G.Boudarel trong tiểu luận "Phan Bội Châu và xã hội Việt Nam thời đại ông"

Rút kinh nghiệm của thời kỳ Duy tân Hội (1904 - 1908), Phan Bội Châu đã cho tổ chức ra Việt Nam Quang phục quân (VNQPQ) rat chat chẽ, giao cho những người phụ tá có tài năng về quân sự như Hoàng Trọng Mậu và Lương Lập

Nham phụ trách Cán bộ chỉ huy của VNQPQ

cũng phần lớn được huấn luyện trong những trường võ bị ở Nhật Bản và ở Trung Hoa Phan Bội Châu còn cho xuất bản "Việt Nam Quang phục quân phương lược" mà bản thân Cụ là tác

giả chính, để huấn luyện, tổ chức, chỉ đạo tác

chiến

Khi Đại chiến thế giới lần thứ nhất đến gần, bọn quân phiệt Long Tế Quang thoả hiệp với Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut đã thẳng tay phá hoại cách mạng Việt Nam Phan Bội Châu bị bắt giam cùng với Mai Lão Bạng ở nhà ngục Quảng Châu (Trung Quốc) Nhưng cũng chính trong thời điểm đó, một "chiến lược biên giới" đã được thực sự hình thành nơi Cụ

Trước đớ, Phan Bội Châu đã cho xây dựng một số cơ sở cách mạng dọc theo tuyến đường sắt Điền - Việt, xây dựng cả cơ sở quân nhu, khí giới do Đỗ Chân Thiết phụ trách

Trang 2

Cao Bằng trong những "chiến lược biên giới"

VNQPH vé Qué Lâm (Quảng Tây) gần biên giỡi Cao Bàng Hoàng Hưng và Đặng Tử Mẫn cùng với Nguyễn Thượng Hiền lo việc tiếp xúc và thu nhận vũ khí từ Sứ quán Đức tại Thái Lan Trần Hữu Lực được lệnh từ Thái Lan vòng qua đường Lào về nước

Phan Bội Châu cũng xác định hướng đánh vé Cao Bang la trong diém trong "chiến lược biên giới" của Cụ nên Cụ đã giao cho Hoàng

Trọng Mậu và Nguyễn Hải Thần chỉ huy Còn

hai mũi khác là Móng Cái (do Nguyễn Mạnh

Hiếu chỉ huy) và Lạng Sơn (do Nguyễn Thượng

Hiền phụ trách)

Một mũi nữa do Đỗ Chân Thiết chỉ huy sẽ

đánh vào dọc tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng

Lịch sử đã ghi rõ sự thất bại nhanh chóng của "chiến lược biên giới" này của Cụ Phan Trận đánh vào đồn Tà Lùng (Cao Bằng) ngày 3-3-1915 được coi là đáng kể nhất, nhưng cũng bị thất bại Hàng chục nghĩa quân VNQPH và

chỉ huy của họ bị thực dân Pháp lôi ra chém

ngay tại Hà Khẩu

Sự thất bại của Phan Bội Châu không phải ở chỗ Cụ chọn địa điểm chiến lược biên giới

không đúng mà nguyên nhân dẫn đến thất bại

của Cụ Phan và của VNQPPH lớn và sâu xa hơn những lầm lỡ cụ thể khi thực thi "chiến lược

biên giới" lúc do

Đến thời kỳ phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương, vấn đề "chiến lược biên giới" đã được giải quyết đúng đán hơn, tạo ra chỗ đứng chân quan trọng nhất cho cuộc Cách mạng tháng Tám 1945

*

* *

Dựa trên những tư liệu, hồi ký của những đồn*z chí được gần Bác Hồ như Võ Nguyên Giáp ("Tir nhan dan ma ra", xb 1969), Va Anh ("Tu Côn Minh đến Pác Bố", trong "Bác Hồ", xb

1960) và "Những ngày gần Bác" (trong "Bác Hồ về nước", xb 1986) cuốn "Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử" (t.2,xb 1993) của Viện Hồ Chí Minh đã xác định rằng : "Khoảng tháng 10 năm

1940" Bác Hồ đã chú ý tới Cao Bang

Cuốn sách này ghi cụ thể như sau : "Được tin hơn 40 thanh niên các dân tộc Cao Bằng vì bị đế quốc Pháp khủng bố mạnh đã vượt biên

giới sang Quảng Tây (Trung Quốc), Nguyễn Ái

Quốc nói với các đồng chí cùng hoạt động ở Quế Lâm : "Chúng ta sẽ tổ chức một lớp huấn luyện cho các anh em, sau đó đưa anh em trở về củng cố và mở rộng phong trào ở Cao Bằng và tổ chức đường liên lạc về nước" Người còn nhận định : "Căn cứ dịa Cao Bằng sẽ mở rộng triển vong lớn cho cách nrạng tơ (ĐQH nhấn mạnh) Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được Có nối phong trào

được với Thái Nguyên và toàn quốc thì khi phát

động dấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thể tấn công, lúc khó khăn có thể giữ (“Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử" Sđd, tr 104)

Lúc đó Nguyễn Ái Quốc còn cử các đồng chi

Võ Nguyên Giáp, Cao Hồng Lĩnh, Vũ Anh đi Tính Tây (Quảng Tây, Trung Quốc) để tìm cách liên lạc ngay với số thanh niên này

Rõ ràng là xuất phát điểm và cách nhìn

"chiến lược biên giới" giữa Nguyễn Ai Quốc và

Phan Bội Châu thực khác nhau

Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là có phải đến

tháng 10 - 1940, Nguyễn Ái Quốc mới có ý kiến

về Cao Bằng, hay nói rộng hơn là xuất hiện

trong Người "một chiến lược biên giới"?

Xin giới thiệu một số tư liệu mới của Quốc tế Cộng sản được công bố gần đây để chúng ta cùng xem xét

Trang 3

Nghiên cứu Lịch sử, số I - 1995

20-12-1934 (chữ Pháp) gửi cho Bộ Phương Đông của QTCS vào thời điểm đang chuẩn bị tích cực cho Đại hội I ĐCSĐD sáp tới ở Ma Cao (Trung Quốc), vị trí cách mạng của Cao Bằng đã được đánh giá cao từ sau khi Cao trào 1930- 1981 tạm thời lắng xuống Báo cáo này viết tay mang nét chữ của Xinnhitxkin (Ha Huy Tập)

Về tình hình cơ sở Đảng, trong Báo cáo có đoạn : "Ỏ Bác Kỳ, Xứ uỷ đã được tổ chức lại ngày 25-10-1934 Cao Bằng có 201 đảng viên, trong đó có 160 đồng chí dưới 20 tuổi, sẽ được đưa vào Đoàn TNCS Lang Son co 25 đảng viên ", Báo cáo này cũng cho biết cả nước ta lúc ấy đã có 600 đảng viên, trong đó Nghệ An

cố 112 đảng viên, Hà Tỉnh có 83 đảng viên, có

130 đảng viên ở Phan Thiết và Quảng Nam thấp hơn nhiều so với Cao Bằng

Báo cáo này còn cho biết trong Xứ uỷ Bác Kỳ lúc đó chủ yếu là các đồng chí người Tày thuộc dân tộc thiểu số

Số liệu trên hoàn toàn phù hợp với Báo cáo chính thức của Đại hội của Ban Lãnh đạo Hải ngoại của DCSDD gửi QTCS đề ngày 31-3-

1935, qua hai đồng chí Vaxiliêva và Lin (Nguyễn Ái Quốc) Không phải vô cớ mà Cao

Bằng có 1 đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương ĐCSĐD (tổng số 13 người)

và đồng chí Hoàng Văn Nọn (trong các Báo cáo

gửi QTCS thường gọi là "đồng chí Cao Bằng") được cử vào đoàn đại biểu của ĐCSĐD đi dự Đại

hội VII QTCS

Có lẽ trong số những nhà sử học nước ngoài viết về hoạt động của ĐCSVN ở Đại hôi VI QTŒS (từ ngày 25-7-1935 đến ngày 20-8-1935) trước đây thì cuốn "Đồng chí Hồ Chí Minh" của E.Côbelép là đầy đủ nhất Tuy thế trong cuốn

sách của nhà sử học Xô viết này chỉ có hoạt động

của Bác Hồ, của Lê Hồng Phong và của Nguyễn Thị Minh Khai là được tác giả khai thác, trình bày một số chỉ tiết

Xin bổ sung thêm một số tư liệu về Hoàng

Văn Nọn (tức Tú Hưu, tên dùng trong anh em học viên, cán bộ Việt Nam lúc đó ở Mátxcơva) Trong Dai héi VII QTCS, theo Hồ sơ số 494-N 154-687 gồm có biên bản tốc ký những phát biểu của các đại biểu từ ngày 25-7-1935 đến ngày 20-8-1935 có tên đồng chí Văn Tân (tên trong thẻ Đại biểu của Hoàng Văn Nọn) phát biểu ngày 5-8-1935 tại phiên họp thứ 31 Bài phát biểu của đồng chí Văn Tân đã bổ sung nhiều chỉ tiết, nhiều nhận định về phong trào cách mạng ở vùng đồng bào các dân tộc Ít người cho bài phát biểu của đồng chí Lê Hồng Phong với bí danh tại Đại hội là Hải An (Chajen) tại phiên thứ 9, vào buổi chiều ngày thứ 4 của Đại

hội Bài phát biểu của Lê Hồng Phong Ít nhiều

đã quen với bạn đọc Còn bài phát biểu của Hoàng Văn Nọn thì bạn đọc nước ta chưa được biết đến

Sau Đại hội, ngày 25-9-1935, cùng với các

đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thị Minh

Khai, Hoàng Văn Nọn còn được dự Đại hội VI Quốc tế Thanh niên cũng họp tại thủ đô Mátxcơva

Là người trực tiếp chuẩn bị cho Đoàn Việt Nam 6 Dai héi VII QTCS, dich tất cả những văn bản chủ yếu của Đại hội Ï của Đảng ta gửi báo cáo cho Bộ Phương Đông của QTCS, chắc chắn

Bác Hồ đã rất lưu ý đến vị trí đặc biệt của Cao

Bằng khi đó, vào thời điểm Đảng ta vừa mới

trải qua cuộc đấu tranh rất quyết liệt để khôi phục lại phong trào sau cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp đối với Cao trào cách mạng

1930-1931 long trời chuyển đất

Trang 4

Cao Bằng trong những "chiến lược biên giói"

28 người là công nhân Cấp uỷ gồm có 4 người là công nhân, 1 người là tiểu thương ở Bắc Kỳ, các đồng chí người Thổ và người Nùng (dân tộc thiểu số) chiếm đa số trong Ban Lãnh đạo "

Rõ ràng là từ rất sớm Cao Bằng đã có trong dự tính về một "chiến lược biên giới" của

Nguyễn Ái Quốc Do la một chiến lược khác hẳn với tính toán của Phan Bội Châu chỉ dựa vào

hành động quân sự của "Phong trào 100 tay

súng" thuần tuý Với Nguyễn Ái Quốc, Cao Bằng cũng như các tỉnh miền núi dọẻ biên giới Việt- Trung sẽ bắt đầu từ vận động quần chúng,

sẽ có Mặt trận Việt Minh, sẽ có "Chiến lược khởi

nghĩa từng phần" như là sự cởi nút, ngày bắt đầu cho Tổng khởi nghĩa" như nhà sử học Pháp D.Hémery đã nhận xét trong cuốn "Hồ Chí Minh de lIndochine au Vietnam" (Nxb Gail- limard, Paris 1990, tr.83) Cũng trong cuốn sách này, D Hémery còn cho rằng việc Hồ Chí Minh xây dựng "vùng tự do" ở Cao Bằng trước năm 1943, cùng với Bắc Sơn - Võ Nhai, khi

Người cho đánh thông 2 khu căn cứ địa này thì

đã xuất hiện một "zểu Nhà nước Việt Minh"

giữa núi rừng Việt Bác ("Hồ Chí Minh de lIn-

dochine au Vietnam" Sđd, tr.83)

Để giải quyết thực sự vấn đề mà chúng tôi nêu ra ở trên, dưới đây xin giới thiệu một tư liệu quý cũng trong Kho Lưu trữ của QTCS về những năm tháng Bác Hồ trở lại Trung Quốc từ cuối năm 1938 ©

Như chúng ta đã biết, mùa xuân năm 1940,

Bác Hồ đã xuống Côn Minh, thủ phủ của tỉnh

Vân Nam (Trung Quốc), nơi có đường xe lửa Điền - Việt qua Hà Khẩu, Lào Cai, thông xuống Hà Nội, Hải Phòng Dọc theo tuyến đường sắt quan trọng này đã có cơ sở cách mạng do Ban Lãnh đạo Hải ngoại của Đảng ta xây dựng Cuối tháng 2-1940, trong bộ âu phục cổ cồn thắt cà vạt với bí danh là "ông Trần", Bác đã liên lạc với Trịnh Đông Hải (tức Vũ Anh) tại hiệu dầu cù là Vĩnh An Đường ở Côn Minh Chuyến đi thực quan trọng, vì Bác đã móc nối được toàn bộ lực

lượng cách mạng dọc theo tuyến xe lửa Điền- Việt, chuẩn bị cho "chiến lược biên giới"

Trong Hồ sơ lưu trữ của QTCS có một tập tư liệu viết bằng chữ Trung Quốc, 17 tờ, giấy nến, đã ngả mầu ngà ngà, văn bạch thoại, mang tên " Tư liệu về Đông Dương" (ký hiệu 490-10a- 140) Ai thuộc nét chữ Hán của Bác có thể nhận ra tác giả ngay Ỏ tờ cuối, Bác đề ngày viết 12-7-1940 Kèm theo văn bản này có bút tích của Bác gửi QTCS và một bản dịch ra chữ Nga, người dịch ký là Lý Tuấn, chắc là một đồng chí người Trung Quốc, đề ngày dịch 27-7-1942

Đọc kỹ văn bản này, chúng ta có thể hiểu

thêm những suy nghỉ của Bác Hồ khi Người quyết định rời Mátxcơva tháng 10-1938 Đặc biệt là khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, trên đất Trung Quốc, ý định sẽ uề nước va chuyển hướng hoạt dộng cách mạng ỏ uùng biên giới Việt - Trung, tạo một chỗ đúng chân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc đã nung nấu Người như thế nào

Vào thời điểm viết văn bản quan trọng này, theo nhà sử học Trung Quốc Hoàng Tranh,

trong cuốn "Hồ Chí Minh với Trung Quốc" (Nxb

Sao Mới, Quảng Tây, Trung Quốc, 1990) thì Bác Hồ lấy tên là Hồ Quang, đang ở Côn Minh, trong ngôi nhà số 67, đường Hoa Sơn Nam, trụ sở của một nhà xuất bản của Đảng Cộng sản

Trung Quốc Chính trong ngôi nhà này, Nguyễn Ái Quốc đã viết văn bản trên

Sau khi trình bày những nhận định của Người về tình hình kinh tế - xã hội, thái độ của các giai cấp và xu hướng của những đảng phái chính trị, đặc biệt là từ khi bản thân Người đã

thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta để

thành lập ĐCSVN vào đầu năm 1930 ; Nguyễn

Ái Quốc đã dành cho sự phân tích tình hình nội

Trang 5

10 Nghiên cứu Lịch sử, số ï - 1995

Về tình hình bán đảo Đông Dương khi

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bất đầu,

Nguyễn Ái Quốc đã có những ý kiến đầy tinh

dụ báo chiến lược Người trình bày bối cảnh

quốc tế của cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, dừng lại phân tích những mâu thuẫn giữa Mỹ,

Anh và Pháp ở khu vực này Đặc biệt, Nguyễn

Ái Quốc đã dự báo triển vọng của phong trào

cách mạng Việt Nam, phân tích mưu đồ chiến lược của bọn quân phiệt Nhật Bản, khả năng vượt qua biên giới tràn vào Việt Nam của chúng, thái độ của những nước thực dân lúc ấy đang là "Đồng minh" như Anh, Pháp

Phần cuối của văn bản này, Nguyễn Ái

Quốc hoàn toàn dành cho những đề nghị của Người với QTCS về bước đi sắp tới của cách mạng Việt Nam với sự bát đầu của "một chiến lược biên giới" Về thái độ của thực dân Pháp, trong mối quan hệ này, Người viết : "Dù được cả Anh, Italia và Ai Cập cho phép có hạm đội ở

Viễn Đông, nhưng thực lực của Pháp sẽ suy

giảm ở Đông Dương Nước Đức vì phải chống lại Anh, Mỹ cũng sẽ cố chia rẽ họ với Pháp, Hà Lan Còn Nhật Bản tuy mạnh, nhưng cũng sẽ suy yếu vì mặt trận kháng Nhật ở Trung Hoa" Trên cơ sở đó, Người đã trình bày phương án triển khai "chiến lược biên giới" của mình, thực sự khởi đầu cho trang sử giải phóng nước

nhà Nguyễn Ái Quốc viết : "Nơi tớm lại, những

điều kiện khách quan thực là thuận lợi Nhưng điều kiện chủ quan là Đảng CSDD chúng tôi còn yếu Như tôi đã trình bày, Đảng chúng tôi qua 10 năm đã phải trải qua 2 cuộc khủng bố trắng Hiện tại những cán bộ kỳ cựu, có kinh

nghiệm công tác Đảng thì nhiều người còn

trong tù Chính vì thế khả năng của quần chúng còn bị hạn chế và chưa có thể vận dụng được cơ hội "Ngàn năm có một" đó

Chúng tôi đang có những khả năng thay

đổi tình thế đó, vượt qua những khó khăn Để

làm được việc đó, Quốc tế cần giúp đỡ Đảng chúng tôi thực hiện sứ mệnh lịch sử của minh Đảng chúng tơi hồn tồn có những khả năng như vậy

Chúng tôi chừng nào còn chưa có đủ những điều kiện từ bên trong, thì việc có sự trợ giúp từ bên ngoài còn rất cần thiết Nếu chúng tôi có được những điều kiện sau đây :

1 Sự tự do đi lại ở biên giới 2 Một số vũ khí 3 Một số phương tiện (tiền bạc) 4 Một số cố vấn thì chúng tôi sẽ thành lập được những khu căn cứ chống Pháp - Nhật Đó cũng là những mong ước trước hết của chúng tôi Nếu làm được những việc đó, tận dụng những mâu thuẫn giữa những thế lực đế quốc, thành lập và mở rộng được Mặt trận Dân tộc Thống nhất của

cả những dân tộc bị áp bức, thì tương lai tươi

sáng không còn là điều xa vời với dân tộc chúng

tôi 7

Rất mong được các đồng chí giúp đỡ để

chúng tôi giải quyết vấn đề đó

Ngày 19 tháng 7 năm 1940

Ngày đăng: 29/05/2022, 11:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w