Kỷ niệm S0 năm chiến thắng chủ nghĩa phát xít
VỀ VAI TRÒ CỦA LIÊN XÔ
TRONG CHIEN THANG CHU NGHIA PHAT XIT
PHAN NGỌC LIÊN ` - TRỊNH VƯÓNG HỒNG `
Tá diệt chủ nghĩa phát xít là sự kiện hàng đầu, là chiến công vi đại của loài người tiến bộ trong thế kỷ XX 50 năm đã qua đi, nhưng nhận
thức về vai trò của từng mặt trận và của các
quốc gia lớn, trong đó có Liên Xô (cũ) đối với
chiến công này, vẫn có chỗ chưa thống nhất
Người ta tìm mọi cách hạ thấp vai trò của Liên Xô Những năm 1984 và 1994, khi tổ chức kỷ niệm trọng thể lần thứ 40 và 50 quân đội
Đồng minh đổ bộ vào bờ biển phía Bác nước
Pháp, mang tên "Chiến dịch Ơ-véc-lơ", người đứng đầu các nước Mỹ, Anh, Pháp ra sức đề cao chiến thắng của họ trong trận này Họ cho đây là bước ngoặt trong tiến trình chiến tranh
thế giới thứ hai, là tiền đề chủ yếu dẫn tới việc
tiêu diệt nước Đức quốc xã Còn việc phát xít Đức bị đánh bại ở Liên Xô, theo một số học giả phương Tây, là do thời tiết, khí hậu, điều kiện địa lý "đặc thù" của nước Nga - như Napôlêông I dai bai 130 năm trước
Vay su thé thé nao?
Xin trở lại quá khứ Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra ngày 1 tháng 9 năm 1939 với quy mô chưa lớn, chiến tranh chủ yếu là châu Âu
Chỉ khi phát xít Đức tiến công Liên Xô (6-1941),
roi phat xit Nhat md mat trận Thái Bình Duong, cuộc chiến mới thực sự lan rộng kháp
địa cầu Từ khi nổ ra cuộc chiến tranh giữ nước
vi đại của Liên Xô, chiến tranh thế giới thứ II
* — GS Khoa Lich st, DHSP Ha Noi 1 ** Thuong td, PTS Vién Lich sit Quan su
mới chuyển từ tính chất đế quốc sang chính nghĩa và mức độ ác liệt mới tăng đột biến
Lúc chiến tranh khởi phát, với "kế hoạch trắng", phát xít Đức đã tung vào Ba Lan 53 sư
đoàn, trong đó có 5 sư đoàn xe tăng, 6 sư đoàn
cơ giới và gần 3.000 máy bay Vậy mà Anh, Pháp, tuy đã tuyên chiến với Đức và cam kết giúp đỡ Ban Lan, lại vẫn nằm im, bởi họ hy vọng
rằng sau khi chiếm Ba Lan, phát xít Đức sẽ tiến thẳng sang phía Đông, đánh Liên Xơ Sau này,
trước tồ án Nuyarămbe, nguyên Tổng tham mưu trưởng quân đội phát xít Đức, tướng lốt, đã thú nhận rằng : "Nếu chúng tôi không bị đánh bại ngay trong năm 1939 thì chỉ vì khoảng 110 sư đoàn quân Anh, Pháp đóng đối diện với
23 sư đoàn quân Đức ở phía Tây đã hoàn toàn
án binh bất động trong lúc chúng tôi đánh nhau với Ba Lan" Trạng thái đó được các nhà báo Mỹ lúc bấy giờ gọi là cuộc " Chiến tranh kỳ quặc", người Pháp gọi là "Chiến tranh buồn cười", còn người Đức gọi là "Chiến tranh ngồi" (vỉ quân đội 2 bên ngồi trong chiến hào nhìn nhau) Sỡ đi có
tỉnh trạng ấy vì các nước Đồng minh "muốn
Trang 2Nghiên cứu Lịch sử, số 3.1995
VÌ vậy, mãi đến ngày 10 tháng 5 năm 1940, khi quân Đức tiến công ào at vao Bi, Ha Lan, Lúcxambua và Pháp thì chiến tranh mới thực sự chính thức diễn ra giữa hai phía Tuy tương
quan lực lượng không chênh lệch là bao (Đức
136 sư đoàn, các nước Đồng minh 133 su doan), nhưng quân Duc da tan dung được yếu tố bất ngờ, tiến công "tốc chiến tốc thắng”, trong khi đó phía Đồng mỉnh thiếu sẵn sàng cả về tỉnh thần và vật chất, bị động và lúng túng Phat xit
Đức nhanh chóng chiếm Hà Lan, BÌ,
Lúcxãmbua và tiến vào Pari, chiếm 2/3 lãnh thổ
Pháp, phát triển làm chủ cả châu Âu tư bản Đại bộ phận giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước châu Âu đầu hàng, làm tay sau cho phát
xít Đức Chỉ có những người cộng sản, dân chủ
tiến bộ, yêu nước (trong đó số ít là tư sản) tiếp tục kháng chiến
Sau khi chiếm hầu hết châu Âu, 3 giờ 30 sáng ngày 22 tháng 6 năm 1941, không tuyên chiến, phát xít Đức bất ngờ tiến công trên khắp biên giới phía tây Liên Xô, phản bội hiệp định không xâm phạm lẫn nhau mà hai nhà nước Liên Xô và Đức ký ngày 23-8-1939
So với binh lực được sử dụng để đánh chiếm châu Âu gần 2 năm trước, lần này phát xít Đức
tung vào cuộc xâm lược Liên Xô một lực lượng
lớn hơn nhiều Theo "kế hoạch Bácbarốt" (được
thảo ra từ tháng 6-1940) Hít le huy động 190
sư đoàn với ð,ỗ triệu quân, 3712 xe tang, 47.260 khẩu pháo, 4.950 máy bay theo 3 hướng chiến lược đánh vào Liên Xô, với tham vọng "chỉ một chiến cuộc cũng đủ tiêu diệt Liên xo"(2), Từ chỗ
đánh chiếm Liên Xô, tham vọng của họ còn là
"bát thế giới đầu hàng", Rõ ràng, nếu Liên
Xô bị đánh bại, chác chắn cả nhân loại đứng trước nguy cơ bị chủ nghĩa phát xÍt thống trị Nhân dân Xôviết, Hồng quân Liên Xô ý thức được đầy đủ điều này và họ sẵn sàng đương đầu với chủ nghĩa phát xít, không chỉ vì nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc mình, mà còn vÌ sự sống còn và nền văn minh của nhân loại Đó cũng là nguồn gốc sức mạnh của Liên Xô trong
việc chiến thắng phát xít Đức
Nhiều nhà chính trị và học gia tu san tim
mọi cách đề cao tác dụng của "Mặt trận phía
Tây" và hạ thấp ý nghĩa quan trọng của các
chiến dịch chiến lược, chiến cuộc của Liên Xô ở
"Mặt trận phía Đông" Họ cho rằng trận đánh ở Enlemen (Ai Cập) ngày 23 tháng 10 năm 1942 giữa quân Đức và quân Anh là "một cuộc chiến trên bộ có ý nghĩa quyết định chưa hề có của
Đồng minh" Theo họ, đây là "trận Oateclô" và
nó đánh dấu "bước ngoặt cơ bản" trong chiến tranh thế giới thứ hai
Ngày 6 tháng 6 năm 1944, khi quân Đức bị đánh đuổi hoàn toàn ra khỏi biên giới Liên Xô và Hồng quân bát đầu các chiến dịch giải phóng
Đông Âu, truy kích phát xít Đức tới tận hang ổ
của chúng, thi quân Anh - Mỹ mới vội vàng mở
"Mặt trận thứ hai”, được gọi là là "chiến dịch
Ơvéc]ơ" Vậy là đúng hai năm rưỡi sau Hội nghị các nước liên minh chéng phat xit (dai dién 26 nước họp ở Oasinhtơn 1-1-1942) quyết định mở
mặt trận thứ hai chia sẻ gánh nặng với Liên Xô, mặt trận đó mới được mở Bởi thế, suốt một thời
gian dài một mình Liên Xô phải đương đầu với phần lớn lực lượng phát xít Đức (vào thời điểm 1942, sau khi quân Đức được lấy từ mặt trận
phía Tây tăng viện sang phía Đông, chúng có
mặt ở Liên Xô 226 sư đoàn, gồm 6 triệu 20 vạn
người) Cho dù có biện hộ bằng cách này hay _ cách khác, phương Tây vẫn không thể giải thích thoả đáng về sự chậm trễ của họ trong việc mở Mặt trận thứ hai
Điều mà phương Tây khó giải thích, thì với nhân dân thế giới lại đơn giản : phương Tây
chậm mở Mặt trận thứ hai không phải họ thiếu
lực lượng, mà họ hy vọng phát xít Đức đè bẹp
Liên Xô và suy yếu, cả hai địch thủ mặc nhiên
bị loại ra khỏi vòng chiến Việc phương Tây làm rum beng về ý nghía "quyết định nhất", "bao
trùm nhất" của Mặt trận thứ hai đối với việc
đánh bại phát xít Đức, không thể có sức thuyết phục
Trang 3Về vai trò của Liên Xô
hoặc trong việc viện trợ vũ khí, lương thực
của Mỹ, Anh cho Liên Xô Thực ra số viện trợ
này là quí và đáng giá trong khi Liên Xô gặp muôn vàn khó khăn Song cần thấy số vũ khí
viện trợ đơ chỉ chiếm 4% lượng vũ khí do Liên
xô tự sản xuất, riêng máy bay chiếm 12%, xe tăng 10,4%, đại bác sœ(
xứng với đóng góp của Liên Xô để giảm nhẹ sự
hy sinh, tốn kém của các nước Đồng mỉnh trong
Đố viện trợ này chưa
cuộc chiến
Sau hết, giới quân sự, chính trị và sử học phương Tây thường xem việc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima và Nagaxaki là "đòn quyết định" buộc phát xít Nhật đầu hàng,
kết thúc thắng lợi chiến tranh thế giới thứ hai
Theo họ, việc Hồng quân Liên Xô đánh tan đội quân Quan dông của Nhật "không hơn là một cuộc duyệt bỉnh giành thắng lợi", "một đòn đánh
vào kẻ đã chết"(®), Các tác giả kể trên đã quên
rằng chính Anh, Mỹ dự kiến phải đến năm 1946
mới có thể đánh bại được quân Nhật vì sức tiến công của họ ở đây có hạn Họ cũng đánh giá quá thấp 1,2 triệu người trong quân đội quân Quan Đông, lực lượng nòng cốt mạnh nhất của Nhật đang đứng chân ở khu vực Mãn Châu, Triều Tiên
Trước đây, giới sử học nhiều nước không phủ nhận những đau thương, tổn thất và đóng góp to lớn của nhân dân Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai song đã có hiện tượng giảm bớt sự thiệt hại và khẳng định quá cao thành tích và kết quả chiến đấu của Liên Xô, nên phần nào gây nên sự nghỉ ngờ VÍ như tổn
thất về người không phải là 20 triệu mà có
khoảng 27 đến 28 triệu người Xô viết bị chết(6) ; người Mỹ đưa số liệu 7,5 triệu Hồng quan hy sinh (1) Dieu này cũng chứng tỏ rằng chiến trường chính là Mat tran phía Dong ndi chung, lãnh thổ Liên Xô nơi riêng Trong khi đó, nhiều nhà chính trị, quân sự và học giả phương Tây lại tìm mọi cách hạ thấp vai trò của Liên Xô
Không ai phủ nhận vai trò của Mặt trận
phía Tây, trong đó có chiến dịch Ơvéclơ nổi tiếng, cũng như vai trò của các chiến trường khác Song, trong ký ức của nhân loại, những chiến thắng vang dội của Liên Xô ở Xtalingrát,
Lêningrát, Matxcơva, ở Cuốcxơ, ở chiến trường châu Âu, châu Á, ở Béclin, sào huyệt phat xit
sẽ mãi mãi không phai mờ Thực tế lịch sử đã tỏ rõ vai trò quyết định của Liên Xô trong chiến
thắng chủ nghĩa phát xÍt Lịch sử cũng ghỉ nhận
cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân thế giới, đặc biệt là của các dân tộc bị phát xít Đức, Nhật
chiếm đóng, đô hộ, trong đó cố nhân dân Việt
Nam, dưới sự lãnh đạo của những người cộng sản, dân chủ, tiến bộ đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
Ngày nay, tuy Liên Xô đã tan rã, thế giới đã đổi thay nhiều, song thành tựu to lớn của chủ nghĩa xã hội - tôn tại hơn 70 năm trên đất nước Xô-viết, khơng ai cố thể xố mờ, nó vẫn là cơ sở cho việc xây dựng và phát triển một kỷ nguyên mới của lịch sử loài người Trong những thành tựu ấy, chiến thắng chủ nghĩa phát xít là một chiến cong vi dai mà loài người tiến bộ sé không bao giờ quên
CHU THICH
(1) Charles De Gaulle : Mémoire de guerre, Paris, 1951, p 152 (2) Theo Chién tranh thế giới 1939-1945, Nxh Ngoại văn,
Mat-xcu-va 1957, tr 317 (tiếng Nga)
(3) Trích "Chỉ thị ngày 12 tháng 5.1941 của Bộ chỉ huy tối cao Duc gui si quan, binh tinh", Theo 76 quốc Xơ¬tết 1917
1980, Nxb Chinh tri, Mat-xcd-va, 1981, tr 251, (Tiéng
Nga)
(4) Theo Tap chí Miưững tấn đề lịch sử, Số 10, 1962 tr.ö (Tiếng Nga)
(Š) Kli-mốp : Sự xuyên rạc của xử học tư sản về lịch sử chiến tranh giữ nước vi dai cua Liên Xô 1941 -1945, Vô-rô-nhet,
I966, tr 71 (tiếng Nga)
(6) Diễn văn của Chính phủ Liên Xô và LBRTW Đảng cộng sản
Liên Xô trong lễ kỷ niệm 45 năm chiến thắng phat xit bao Pö-ra-vØ-đa ngày 9.5, 990)