Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
80,43 KB
Nội dung
Bộ Giáo dục & Đào tạo Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân BÀI TẬP LỚN Môn Chủ nghĩa xã hội khoa học Đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa nước ta hiện nay” Sinh viên thực hiện: Lương Thị Gấm Mã sinh viên: 11201056 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thuân Lớp học phần: Chủ nghĩa xã hội khoa học (09) 1 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Mục lục I Lý do chọn đề tài……………………………………………………… 2 II.Vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình…………… 3 1.Khái niệm gia đình…………………………………………………… 3 2 Vị trí của gia đình trong xã hội…………………………………………3 3 Chức năng cơ bản của gia đình…………………………………………5 4 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 6 III Vận dụng lý luận gia đình của Đảng trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay…………………………………………………………………….9 1.Nội dung xây dựng gia đình văn hóa………………………………… 9 2.Tiêu chuẩn gia đình văn hóa……………………………………………9 3.Thành tựu đạt được…………………………………………………… 11 4.Hạn chế………………………………………………………………… 11 5.Giải pháp……………………………………………………………… 12 IV.Kết luận……………………………………………………………… 13 V.Danh mục tài liệu tham khảo………………………………………….13 I Lý do chọn đề tài Gia đình là môi trường sống đầu tiên và quan trọng nhất của mỗi con người Gia đình là một thiết chế xã hội và nó chịu sự tác động của hệ thống chính sách và những biến đổi của xã hội.Gia đình có phát triển tốt thì xã hội mới có thể phồn vinh Trong xã hội hiện đại, gia đình càng có vai trò quan trọng, từ định hướng, nuôi dưỡng nhân cách cũng như giáo dục con người từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, trở thành những công dân có ích đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của xã hội.Với sự khách quan và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xã hội, có lẽ không ai phủ nhận được tầm quan trọng của gia đình trong sự phát triển mỗi con người và toàn xã hội Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình tại nghị quyết Đại hội lần thứ VIII - Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định Chiến lược xây dựng gia đình 2 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com văn hóa Việt Nam Đảng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của gia đình đối với xã hội Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội” Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững Gia đình không chỉ là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được Một gia đình hòa thuận hạnh phúc tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân là một gia đình văn hóa Như vậy xây dựng gia đình văn hóa góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ.Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề gia đình, em đã chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình và sự vận dụng của Đảng trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa nước ta hiện nay.” II.Vấn đề lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về gia đình 1.Khái niệm gia đình Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình 2 Vị trí của gia đình trong xã hội 2.1 Gia đình là tế bào của xã hội Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội Như Ph.Ăngghen đã chỉ rõ : “ Theo quan điểm duy vật thì nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng, là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp Bản thân sự sản xuất đó có hai loại: một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.” Cùng với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra con người, gia đình như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội Không có gia đình để tái tạo ra con người thù xã hội không thể tồn tại và phát triển được Vì vậy, muốn có một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng tế bào gia đình tốt, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ … nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt Hạt nhân của xã hội chính là gia đình.” Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội lại phụ thuộc vào bản chất của từng chế độ xã hội, vào đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền và phụ thuộc vào bản thân mô hình, kết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong lịch sử Vì vậy mỗi giai đoạn của lịch 3 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com sử, tác động của gia đình đối với xã hội không hoàn toàn giống nhau Trong các xã hội dựa trên cơ sở của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, sự bất bình đẳng trong quan hệ xã hội và quan hệ gia đình đã hạn chế rất lớn đến sự tác động của gia đình đối với xã hội Chính vì vậy, quan tâm xây dựng quan hệ xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng, hạnh phúc là vấn đề hết sức quan trọng trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 2.2 Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên Mỗi cá nhân đều gắn bó chặt chẽ với gia đình Gia đình là môi trường phát triển tốt nhất để mỗi cá nhân được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trường thành và phát triển Sự yên ổn, hạnh phúc của gia đình là tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự phát triển toàn diện về sự hình thành, phát triển nhân cách, thể lực, trí lực để thành viên thành công dân tốt cho xã hội 2.3 Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà mỗi cá nhân sinh sống Chỉ trong gia đình, mới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu đậm giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào có được và có thể thay thế Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân, là môi trường đầu tiên giúp cá nhân học và thực hiện quan hệ xã hội.Mỗi cá nhân không thể chỉ sống trong quan hệ tình cảm gia đình mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác, ngoài các thành viên trong gia đình Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đồng thời cũng là quan hệ giữa các thành viên của xã hội Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà còn là thành viên của xã hội Gia đình cũng là một trong những cộng đồng để xã hội tác động đến cá nhân Những thông tin, hiện tượng của xã hội thông qua lăng kính gia đình mà tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống, nhân cách,… Xã hội nhận thức toàn diện hơn về cá nhân khi xem xét họ trong các quan hệ xã hội và quan hệ với gia đình Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động gia đình để tác động đến cá nhân Ở bất cứ xã hội nào, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội theo yêu cầu của mình cũng đều coi trọng việc xây dựng và củng cố gia đình Đặc điểm của gia đình ở mỗi chế độ xã hội khác nhau là khác nhau Trong xã hội phong kiến, để củng cố, duy trì chế độ bóc lột, với quan hệ gia trưởng, độc đoán đã có những quy định khắt khe với người phụ nữ, đòi hỏi người phụ nữ phải tuyệt đối trung thành với người chồng, người cha- người đàn ông trong gia đình Nhưng quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội có đặc điểm khác về chất so với các chế độ xã hội trước đó Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, giai 4 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com cấp công nhân tập trung bảo vệ chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thực hiện sự bình đẳng trong gia đình, giải phóng phụ nữ 3 Chức năng cơ bản của gia đình 3.1 Chức năng tái sản xuất ra con người Đây là chức năng đặc thù của gia đình, đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, sức lao động và duy trì sự trường tồn xã hội Thực hiện chức năng này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp 3.2 Chức năng nuôi dưỡng giáo dục Gia đình còn có trách nhiệm nuôi dưỡng, dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội Chức năng này thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện trách nhiệm của gia đình với xã hội Gia đình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự hình thành nhân cách đạo đức, lối sống của mỗi người Bởi vì ngay từ khi sinh ra, mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người thân trong gia đình Những hiểu biết đầu tiên mà gia đình đem lại thường để lại dấu ấn sâu đậm và bền vững trong cuộc đời mỗi người Đây là chức năng hết sức quan trọng, mặc dù trong xã hội có nhiều cộng đồng khác ( nhà trường, đoàn thể, chính quyền,…) cũng thực hiện chức năng này Giáo dục của gia đình nên gắn liền với giáo dục của xã hội, bởi với cả hai khuynh hướng này, mỗi cá nhân sẽ phát triển toàn diện 3.3 Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.Gia đình còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Gia đình thực hiện chức năng tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng như các sinh hoạt trong gia đình Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các thành viên trong gia đình vào việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên Tùy theo giai đoạn phát triển của xã hội mà chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất và phân phối 5 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Gia đình đảm bảo nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình Hiệu quả hoạt động kinh tế của gia đình quyết định hiệu quả đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành viên gia đình Đồng thời, gia đình đóng góp vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra của cải, sự giàu có của xã hội 3.4 Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm của mỗi người Gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân là nơi nương tựa về mặt tinh thần, vật chất của con người Gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của xã hội Khi quan hệ tình cảm rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ 3.5 Chức năng văn hóa, chính trị… Gia đình là nơi lưu truyền truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tộc người Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được thực hiện trong gia đình Gia đình là nơi sáng tạo và thụ hưởng những giá trị văn hóa đạo đức xã hội Gia đình là một tổ chức chính trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế làng xã, hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó Gia đình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân 4 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 4.1 Cơ sở kinh tế- xã hội Cơ sở kinh tế- xã hội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và tương ứng trình độ của lực lượng sản xuất, là quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất + V.I.Lênnin đã viết: “ Bước thứ hai và là bước chủ yếu là thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, công xưởng và nhà máy Chính như thế và chỉ có như thế mới mở được con đường giải phóng hoàn toàn và thật sự cho phụ nữ, mới thủ tiêu được “ chế độ nô lệ gia đình” nhờ có việc thay thế nền kinh tế gia đình cá thể bằng nền kinh tế xã hội hóa quy mô lớn + Ph.Ăngghen nhấn mạnh:” Tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung, thì gia đình cá thể sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa Nền kinh tế tư nhân sẽ biến thành 6 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com một ngành lao động xã hội Việc nuôi dạy con cái trở thành công việc của xã hội” Do vậy, phụ nữ có địa vị bình đẳng với đàn ông trong xã hội Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất: + xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạng thống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng: sự thống trị của người đàn ông trong gia đình sẽ bị tiêu tan khi sự thống trị về kinh tế của đàn ông không còn + là cơ sở để biến lao động tư nhân trong gia đình thành lao động xã hội trực tiếp,người phụ nữ tham gia lao động xã hội hay tham gia lao động gia đình thì lao động của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội + là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện trên cơ sở tình yêu chứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã hội, hay một sự tính toán nào khác → Nguồn gốc của sự áp bức bóc lột và bất bình đẳng trong xã hội và gia đình dần dần bị xóa bỏ, tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội 4.2 Cơ sở chính trị - xã hội Cơ sở chính trị- xã hội là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ Nhà nước là công cụ để xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữ đồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội , thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật, trong đó có Luật Hôn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 4.3 Cơ sở văn hóa Những giá trị văn hóa xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị của giai cấp công nhân từng bước hình thành và dần dần giữ vai trò chi phối nền tảng văn hóa, tình thần của xã hội, đồng thời các yếu tố văn hóa, phong tục tập quán, lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại dần bị loại bỏ 7 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Thiếu đi cơ sở văn hóa, hoặc cơ sở văn hóa không đi liền với cơ sở kinh tế, chính trị thì việc xây dựng gia đình sẽ lệch lạc, không đạt hiệu quả Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ: + Góp phần nâng cao trình độ dân trí, kiến thức khoa học và công nghệ của xã hội + Cung cấp cho các thành viên trong gia đình kiến thức, nhận thức mới, làm nền tảng cho sự hình thành những giá trị, chuẩn mực mới, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 4.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ 4.4.1 Hôn nhân tự nguyện Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ Đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt từ cha mẹ Hôn nhân tự nguyện không bác bỏ việc cha mẹ quan tâm, hướng dẫn giúp đỡ con cái có nhận thức đúng, có trách nhiệm trong việc kết hôn Bao hàm quyền tự do ly hôn khi tình yêu giữ nam và nữ không còn nữa nhưng không khuyến khích việc ly hôn, vì ly hôn để lại hậu quả nhất định cho xã hội, cho vợi chồng và đặc biệt là con cái 4.4.2 Hôn nhân một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện để đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời phù hợp với quy luật tự nhiên, tâm lý, tình cảm, đạo đức con người Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với người phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng Vợ chồng bình đẳng trong quyền lợi và nghĩa vụ về mọi vấn đề của cuộc sống gia đình Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha xu thế mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau 4.4.3 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý Tình yêu nam nữ là vấn đề riêng của mỗi người nhưng khi hai người đã thóa thuận để đi đến kết hôn, tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào quan hệ xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân là thế hiện sự tôn trọng trong tình yêu Đây cũng là biện pháp ngăn chặn những cá nhân lợi dụng quyền tự do kết hôn và tự do ly hôn để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng 8 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com III Vận dụng lý luận gia đình của Đảng trong xây dựng gia đình văn hóa ở Việt Nam hiện nay Gia đình văn hóa là chỉ tiêu mà chính phủ Việt Nam trong đặt ra cho nhiều gia đình, với mục đích tạo ra một số tiêu chuẩn về văn hóa và khuyến khích, động viên các gia đình thực hiện, đạt các tiêu chuẩn này.Xây dựng gia đình văn hóa là một trong những công tác trọng tâm hiện nay, đây là cuộc vận động cách mạng rộng lớn, toàn diện nhằm "làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể, từng địa bàn dân cư, vào mỗi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển " 1.Nội dung xây dựng gia đình văn hóa Xây dựng gia đình văn hóa từ lâu đã là một phong trào thi đua không chỉ giữa các gia đình mà còn trong các huyện, thị xã, thành phố với nhau Để xây dựng gia đình văn hóa thì mỗi cá nhân trong một gia đình phải sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội Đặc biệt mỗi người cần thực hiện các nếp sống văn minh, thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội Xây dựng gia đình văn hóa không phải là việc chạy theo những lối sống mới, tân thời và bỏ quên những giá trị cũ Xây dựng gia đình văn hóa là việc phát huy tốt những giá trị đạo đức của gia đình truyền thống từ bao năm nay, đi đôi với việc tiếp thu có nhận thức những phong trào, những xu hướng mới có chất lượng và có ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng xã hội 2.Tiêu chuẩn gia đình văn hóa 2.1 Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú 1 Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập; 2 Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú; 3 Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định; 4 Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; 5 Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định; 6 Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương; 9 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 7 Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định 8 Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú; 9 Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; 10 Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ; 11 Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định 2.2 Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng 1 Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng; 2 Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung; 3 Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới; 4 Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe; 5 Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội; không tổ chức hoạt động gây ô nhiễm về tiếng ồn; 6 Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn 2.3 Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả 1 Kinh tế gia đình ổn định và phát triển từ nguồn thu nhập chính đáng; 2 Tham gia các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội do địa phương tổ chức; 3 Người trong độ tuổi lao động tích cực làm việc và có thu nhập chính đáng; 4 Trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; 5 Sử dụng nước sạch; 6 Có công trình phụ hợp vệ sinh; 7 Có phương tiện nghe, nhìn và thường xuyên được tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa - xã hội 10 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com 3.Thành tựu đạt được Đối với bản thân gia đình được phong “gia đình văn hóa” : là một niềm vinh dự, là trách nhiệm , là động lực để gia đình tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; tích cực tham gia các phong trào do địa phương phát động, cụ thể như: phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, tham gia đóng góp xây dựng đường, ngõ sạch đẹp; chấp hành tốt mọi chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động giúp đỡ các hộ gia đình khó khăn tại địa phương cư trú Vợ và chồng yêu thương nhau, đồng cảm, tôn trọng nhau trong cuộc sống, cùng có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái về nhân cách sống, học tập, biết vâng lời ông bà, cha mẹ Họ tích cực học tập và làm việc nâng cao về chất lượng cuộc sống Các gia đình văn hóa tiêu biểu đã trở thành những tấm gương sáng ở cộng đồng dân cư trong xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ, hạnh phúc Nhiều mô hình gia đình tiêu biểu xuất sắc được đúc kết, tuyên truyền nhân rộng.Qua đó, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của gia đình trong xây dựng đời sống văn hóa và đời sống kinh tế - xã hội địa phương Từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa cũng xuất hiện những giá trị nhân văn mới như nhận thức về bình đẳng trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con cái, hôn nhân tiến bộ cùng tồn tại bên trong nền nếp gia phong Có sự dịch chuyển từ các giá trị gia đình truyền thống sang giá trị gia đình hiện đại, đồng thời có sự bền vững tương đối của văn hóa trong quá trình hiện đại hóa: các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị chung thủy là giá trị rất được coi trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình đến các giá trị tình yêu thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà, hòa hợp, có thu nhập; tình làng nghĩa xóm theo nghĩa được giúp đỡ, hỗ trợ thể hiện nhiều hơn; thanh niên lại gắn khía cạnh kinh tế với khía cạnh tình cảm, hạnh phúc gia đình Họ cho rằng không thể có hạnh phúc nếu khó khăn về kinh tế 4.Hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, còn nhiều khó khăn, thách thức trong xây dựng gia đình văn hóa Ðó chính là tác động của mặt trái cơ chế thị trường cùng lối sống thực dụng- coi nặng giá trị vật chất, sự xâm nhập của sản phẩm văn hoá độc hại từ bên ngoài, tệ nạn xã hội diễn biến phức tạp tấn công mạnh vào các gia đình, đặc biệt là giới trẻ Vấn đề bạo lực gia đình, xâm hại trẻ em nghiêm trọng gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội 11 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com Xây dựng gia đình văn hóa nói riêng, ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, chưa đi vào chiều sâu Đặc biệt, các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình, dòng họ tại các làng, bản, tổ dân phố chưa được phát huy và duy trì thường xuyên Sự xung đột giữa việc bảo tồn các giá trị đạo đức, lối sống, thuần phong, mỹ tục tốt đẹp với việc tiếp thu những yếu tố mới của xã hội hiện đại trong gia đình; đó là tình trạng lỏng lẻo trong mối quan hệ ứng xử giữa các thành viên dẫn đến gia đình thiếu ổn định, bền vững Thực tế cho thấy, người phụ nữ vẫn chưa bình đẳng thực sự với nam giới, thể hiện trong tỷ lệ được người chồng chia sẻ, lắng nghe tâm tư và chia sẻ suy nghĩ Hiện tượng bảo lưu những tiêu chuẩn kép khắt khe với phụ nữ và xu hướng vị tha hơn cho nam giới trong vấn đề chung thủy (giá trị “chung thủy quan trọng hơn với phụ nữ” có tỷ lệ đồng ý cao là 66,2%) Điều này cho thấy, chung thủy vẫn là thước đo phẩm giá của người phụ nữ khi họ được kỳ vọng là nhân tố giữ gìn cho sự êm ấm, tốt đẹp của gia đình và xã hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư có những ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ hôn nhân và gia đình Việt Nam Việc bùng nổ các thiết bị thông minh khiến cá nhân có thể chìm đắm trong thế giới ảo và giảm các giao tiếp trực tiếp trong gia đình, trong xã hội, khiến lối sống, cảm xúc, ứng xử và đặc biệt là sự duy trì các quan hệ xã hội có thể bị đảo lộn Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, một mặt, mang lại tiềm năng lớn giải phóng sức lao động của con người, mặt khác, tạo nên một thế giới tình yêu, hôn nhân ảo, như hẹn hò trực tuyến, thậm chí là rô-bốt tình dục, dẫn đến nguy cơ tạo ra một thế hệ trẻ không cần tình yêu, không cần gia đình, không cần con cái, từ đó đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và bền vững của các quan hệ gia đình trong thế giới thực Thực tế, một số quốc gia trên thế giới đã ghi nhận hiện tượng nam giới hẹn hò và cưới rô-bốt tình dục hoặc một thế hệ trẻ đắm chìm trong thế giới công nghệ mà lảng tránh đời sống thực 5.Giải pháp Cần hướng phong trào xây dựng văn hóa đi vào chiều sâu hay hướng đến những mục tiêu cao hơn Đó là hướng các hoạt động văn hóa, giáo dục, khoa học vào việc xây dựng con người có thế giới quan khoa học, hướng tới chân - thiện - mỹ Nâng cao trí lực, bồi dưỡng tri thức cho con người đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức Đặc biệt, cần xây dựng và phát huy lối sống “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”; hình thành lối sống có ý thức tự trọng, tự chủ, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người Tuyên truyền, giáo dục cho mọi công dân nâng cao trách nhiệm trong xây dựng gia đình có đời sống mới Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh 12 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com của xã hộ i, trự c tiếp giáo dụ c nếp số ng và hình thành nhân cách củ a mỗ i cá nhân, nhất là thanh thiếu niên Nhận thức đúng về trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người đối với gia đình Ngoài việc truyền thông về vai trò của gia đình và sự cần thiết phải xây dựng những gia đình văn hóa Việt, còn phải gửi tới từng người thông điệp: cùng chung sức xây tổ ấm Phụ nữ bình đẳng với nam giới, thậm chí nhiều phụ nữ còn được giao những trọng trách quan trọng trong xã hội Việc lựa chọn cách thức quản lý, chăm sóc gia đình sao cho khoa học, hợp lý, hợp tình để các thành viên cảm nhận được tình yêu thương, tạo tiền đề vững chắc để các thành viên phát triển trong tương lai cần trách nhiệm, đóng góp của cả người phụ nữ và người đàn ông trong gia đình Người phụ nữ và người đàn ông bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình Tránh chủ nghĩa hình thức khi bình chọn gia đình văn hóa ở cơ sở Thường xuyên nêu gương những gia đình văn hóa tiêu biểu Tạo ra môi trường gia đình lành mạnh, đầy ắp tình thương yêu, ông bà cha mẹ gương mẫu, con cháu ngoan ngoãn, hiếu thảo… để mỗi gia đình trở thành một pháo đài vững chắc chống lại sự tấn công của những thứ phản văn hóa như: nói tục, chửi bậy, xả rác bừa bãi, bẻ cây chặt cành, hút thuốc lá nơi công cộng, phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông,… IV.Kết luận Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh gia đình luôn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia - dân tộc Bởi chúng ta biết rằng gia đình là “hạt nhân” của xã hội Đảng ta nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của gia đình với tư cách là “tế bào” vững chắc của xã hội, là môi trường lành mạnh để xây dựng nguồn lực con người; coi xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa là một trong những nhiệm vụ quan trọng Với tinh thần đó, mỗi chúng ta luôn tin tưởng rằng vị trí, vai trò của gia đình ở nước ta ngày càng được khẳng định và các gia đình Việt Nam ngày càng “ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh” hơn để giữ vững là hạt nhân xã hội, nâng cao chất lượng và cung cấp nguồn nhân lực, góp phần “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Điều quan trọng cần chú ý là xây dựng gia đình Việt Nam phải trên cơ sở kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của thời đại về gia đình V.Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học - nhà xuất bản chính trị quốc gia 13 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com http://thanhlam.nhuxuan.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/tin-tuc-su -kien/tin-van-hoa-the- thao/tim-hieu-ve-xay-dung-gia-dinh-van-hoa.html https://bvhttdl.gov.vn/xay-dung-gia-dinh-van-hoa-nen-tang-hinh-thanh-con-nguoi-van- hoa-2021100209412426.htm http://tapchimattran.vn/thuc-tien/xay-dung-gia-dinh-viet-nam-trong-giai-doan-hien-nay- 43103.html https://vass.gov.vn/nghien-cuu-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/gia-dinh-va-vai-tro-cua- gia-dinh-trong-viec-giao-duc-dao-duc-loi-song-thoi-ky-cong-nghiep-hoa-va-hoi-nhap- quoc-te-144 https://vhnt.org.vn/van-de-xay-dung-gia-dinh-van-hoa-o-viet-nam-hien-nay/ https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/816737/nhung- bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghi-chinh-sach.aspx https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien- dang/dai-hoi-xi-ve-xay-dung-gia-dinh-van-hoa-o-viet-nam-hien-naypgs-ts-do-thi-thach- hoc-vien-ct-hcqg-ho-chi-minh-829 https://sovhttdl.thaibinh.gov.vn/gia-dinh/guong-gia-dinh-van-hoa-tieu-bieu.html http://chauthanh.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin/?/tam-guong-ien-hinh-trong-xay-dung-gia- inh-van-hoa-tieu-bieu-huyen-chau-thanh-giai-oan-2001-2021-vua-no-luc-phat-trien-kinh- te-vua-giu-gin-hanh-phuc-gia-inh/31694697 14 TIEU LUAN MOI download : skknchat@gmail.com ... bộ.Do nhận th? ?c tầm quan tr? ?ng vấn đề gia đình, em ch? ??n đề tài: ? ?Quan điểm ch? ?? nghĩa M? ?c – Lênin gia đình vận d? ? ?ng Đ? ?ng trình xây d? ? ?ng gia đình văn hóa nư? ?c ta nay. ” II.Vấn đề lý luận ch? ?? nghĩa. .. giáo d? ? ?c Gia đình c? ??n c? ? tr? ?ch nhiệm ni d? ?? ?ng, d? ??y d? ?? trở thành ng? ?ời c? ? ? ?ch cho gia đình, c? ? ?ng đ? ?ng xã hội Ch? ? ?c thể tình c? ??m thi? ?ng li? ?ng, tr? ?ch nhiệm cha mẹ với c? ?i, đ? ?ng thời thể tr? ?ch nhiệm... nhiều gia đình, với m? ?c đ? ?ch tạo số tiêu chuẩn văn hóa khuyến kh? ?ch, đ? ?ng viên gia đình th? ?c hi? ??n, đạt tiêu chuẩn này .Xây d? ? ?ng gia đình văn hóa c? ?ng t? ?c tr? ?ng tâm nay, vận đ? ?ng c? ?ch m? ?ng rộng