1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tham khảo các kiến thức về phòng chống tham nhũng: Phần 2

41 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 12,67 MB

Nội dung

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách giới thiệu tới người đọc những kinh nghiệm của một số nước và vùng lãnh thổ về phòng, chống tham nhũng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

Chuong III

KINH NGHIEM CUA MOT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ VỀ PHÒNG,

CHỐNG THAM NHŨNG

I- MOT SO GIAI PHAP VE PHONG, CHONG _

THAM NHUNG CUA MOT SO NUGC, VUNG LANH THO

1 Các giải pháp về phòng ngừa tham nhũng

a) Chú trọng công tác giáo dục con người

Pháp luật các nước đều coi trọng công tác tuyên

truyền, giáo dục cho người dân nhận diện, có thái độ căm

ghét và tỉnh thần kiên quyết đấu tranh chống tham

nhũng, tạo ra môi trường xã hội chống tham nhũng (Chiến lược chống tham nhũng của Hồng Kông; Trung

Quốc có chiến lược giáo dục ý thức căm ghét tham nhũng

cho trẻ em từ trong nhà trường phổ thông)

Nhiều nước coi việc giáo dục đạo đức cho công chức

và xây dựng đội ngũ công chức liêm chính là biện pháp

quan trọng đầu tiên để hạn chế tham nhũng, làm cho

công chức tự nhận thức rằng “Không nên tham nhũng”

Trang 2

(Thụy Điển, Hàn Quốc, Malaixia, Cộng hoà Liên bang Đức,

v.v đã ban hành luật về đạo đức của công chức; Trung Quốc có quy định về giáo dục đạo đức và xây dựng tác

phong liêm chính trong Đảng và Nhà nước; Xingapo giáo

dục đạo đức “tự răn mình” cho công chức; Hàn Quốc

thành lập Uỷ ban đặc biệt về đạo đức; Hoa Kỳ có Văn

phòng quản lý về đạo đức công vụ và ban hành các nguyên

tắc đạo đức ứng xử của cán bộ và nhân viên nhà nước )

b) Hoàn thiện pháp luật uê phòng ngừa tham những

Pháp luật chống tham nhũng ở một số quốc gia không phải là một đạo luật độc lập mà là loại văn bản pháp luật được đặt bên cạnh Bộ luật hình sự Trên cơ sở những chế định của Bộ luật hình sự, Luật chống tham

nhũng quy định rõ hơn, cụ thể hơn về các tội phạm tham

nhũng; xác định rõ vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của

các cơ quan có chức năng chống tham nhũng; bổ sung

các hình phạt mang tính chất nghiêm khắc hơn (Luật về tăng cường đấu tranh chống tham nhũng của Malaixia; Luật chống hối lộ của Pakixtan; Luật chống hối lộ của Trung Quốc; Luật chống tham nhũng của Hồng Kông;

Luật phòng, chống tham nhũng của Xingapo, Luật

chống hối lộ trong các cơ quan nhà nước của Ai Cập;

Pháp lệnh phòng ngừa tham nhũng trong bộ máy chính

quyền của Xr1 Lanca )

Nhiệm vụ phòng ngừa và chống tham nhũng còn được quy định trong những đạo luật chuyên ngành Những văn bản này cùng với các đạo luật chống tham

nhũng tạo thành một hệ thống pháp luật đồng bộ

Trang 3

(Luật về công chức, Luật về đạo đức công chức của Mỹ,

Xingapo; Luật về kê khai tài sản công chức và Luật

sung công tài sản của Xingapo; Cộng hòa Liên bang

Đức có Luật về chế độ tài chính, Luật kiểm toán, Luật

kinh doanh trung thực, Luật cạnh tranh lành mạnh;

Hy Lạp có Luật về bảo vệ thanh danh của các nhà chính trị; Malaixia và Xingapo có Luật hải quan, Luật

cảnh sát; Iran có Sắc lệnh về cảnh sát )

c) Công khai, mình bạch trong hoạt động của các cơ

quan nhà nước :

Pháp luật các nước quy định nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước,

trong đó để cao trách nhiệm giải trình của cơ quan và

công chức nhà nước và công khai, minh bạch trong việc

soạn thảo, ban hành các quyết định Để thực hiện

nguyên tắc này, pháp luật nhiều nước (Thụy Điển,

Cộng hoà Liên bang Đức, Đan Mạch, Thụy Sỹ ) quy

định mọi người dân đều có quyền tiếp cận với những thông tin, tài liệu chính thức của các cơ quan nhà nước;

có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp hoặc cho

xem bất cứ tài liệu nào có trong hồ sơ lưu giữ của cơ

quan đó, bất kể tài Hệu đó có lên quan đến bản thân

mình hay không (trừ những tài liệu liên quan đến an

ninh quốc gia) Tất cả các tài liệu của chính phủ và các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương (chỉ trừ tài liệu thuộc bí mật quốc gia) đều phải được đăng

tải công khai trên báo chí và trên mạng Internet Mọi

công chức nhà nước đều có quyền và trách nhiệm cung

Trang 4

cấp các thông tin về tổ chức và hoạt động của cơ quan

mình cho phóng viên báo chí và không ai được phép điều tra, tìm hiểu để xác định nguồn của các thông tin

đã được đăng tải trên báo chí Khi cơ quan, tổ chức hoặc

người dân yêu cầu giải trình hoặc thắc mắc về các

quyết định hoặc hành vi của các cơ quan và công chức nhà nước thì các cơ quan và công chức này phải giải

trình công khai những vấn đề đó

Ngoài ra, pháp luật các nước này cũng quy định

phải công khai những vấn đề như: quá trình ra quyết

định, nhất là những quyết định lớn, tác động đến toàn

xã hội; quá trình xem xét, ban hành những quyết định

cụ thể, tác động trực tiếp đến một người hay một số người nhất định trong xã hội; công khai thủ tục hành

chính; công khai các trường hợp mua sắm tài sản công;

công khai quá trình phân bổ ngân sách, việc sử dụng

ngân sách và thu chi tài chính ở tất cả các cơ quan nhà nước; công khai quá trình giải quyết và kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân; công khai các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà

án và các cơ quan tư pháp khác

d) Phòng ngừa sự xung đột giữa lợi ích riêng uò lợi

ích chung :

Đây là việc để ra và thực hiện các quy định nhằm

giúp công chức tránh được tình trạng phải đối đầu với

việc xung đột giữa lợi ích riêng và lợi ích chung Pháp

luật các nước quy định sau khi từ chức hoặc nghỉ hưu

một thời gian nhất định, công chức không được thực hiện

Trang 5

các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực công tác trước

đây của mình để tránh lợi dụng ảnh hưởng của cá nhân

nhằm thu lợi cho bản thân, gây thiệt hại cho lợi ích

chung Điển hình như pháp luật Trung Quốc có quy định trong vòng ba năm kể từ khi cán bộ rời chức vụ lãnh đạo

hoặc nghỉ hưu, không được kinh doanh ở những lĩnh vực

có liên quan đến công việc trước đây mình phụ trách; vợ

(hoặc chồng), con cán bộ lãnh đạo không được kinh doanh

ở các lĩnh vực do chồng (hoặc vợ) mình quản lý

Pháp luật của Trung Quốc có những quy định về

những điều công chức không được làm như: không được

nhận hoặc đưa quà cũng như không được phép cho vợ,

chồng, con, cha, mẹ thay mặt mình để nhận hoặc đưa

quà tặng dưới bất kỳ hình thức nào; không được vay tiền hoặc bảo lãnh cho người khác vay tiền của tổ chức

hay cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó trực tiếp hoặc gián

tiếp thuộc quyền quản lý của mình; không được cho

người khác vay tiền để lấy lãi, trừ việc gửi tiền vào

ngân hàng hoặc mua cổ phần, trái phiếu do Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyển phát hành;

không được nhận người thân vào làm việc trong cơ

quan, tổ chức do mình phụ trách; không được gia nhập

các hiệp hội, không được gây quỹ

e) Quy định uề uiệc bê khai tài sản của công chức

Đa số các nước có quy định công chức phải kê khai tài sản, nhất là đối với bộ phận công chức giữ vai trò

lãnh đạo, quản lý Pháp luật Trung Quốc quy định mỗi năm bai lần, công chức phải kê khai tài sản Pháp luật

81

Trang 6

Han Quốc, Malaixia, Xingapo, Thái Lan quy định công chức phải kê khai tài sản sau khi được tuyển

dụng, đề bạt hoặc bầu cử và phải kê khai bổ sung hằng

năm Trong trường hợp có nghi vấn, pháp luật nhiều

nước đều yêu cầu công chức phải chứng minh nguồn gốc tài sản của mình, nếu không chứng minh được thì coi

như phạm pháp và phần tài sản bất minh sẽ bị sung

công (Điều 395, Bộ luật hình sự Trung Quốc) Ở Thái

Lan, công chức nào không chứng minh được nguồn gốc

tài sản thì sẽ bị xử lý và được đưa tin công khai trên

bao chi Tai Malaixia, co quan đăng ký tài sản công

chức có quyền sa thải công chức nếu công chức không

giải thích được nguồn gốc tài sản của mình Luật chống

tham nhũng năm 1989 của Xingapo cho phép Toà án

tịch thu bất cứ khoản tiền và tài sản nào của một công chức nếu họ không giải thích được nguồn gốc

2 Về phát hiện và xử lý tham nhũng

Pháp luật các nước có những quy định nhằm khuyến

khích sự tham gia và phát huy vai trò to lớn của quần

chúng nhân dân, các tổ chức xã hội và các phương tiện

thông tin đại chúng trong việc phát hiện, tố giác các

hành vi tham nhũng Đồng thời quy định các điều kiện

thuận lợi, dễ dàng cho việc tố giác về tham nhũng (qua điện thoại, qua internet, gửi đơn, trình bày trực tiếp )

Pháp luật Trung Quốc có quy định cho phép tiến hành

xem xét cả đơn thư tố cáo nặc danh để phát hiện tham

nhũng Pháp luật Thái Lan quy định các cơ quan chức

Trang 7

năng phải xem xét tất cả đơn thư tố giác của người dân về tham nhũng, dù có ký tên hay không ký tên Pháp

luật Xingapo cũng xem xét đơn thư tố giác không ghi tên

người gửi, thậm chí xem xét cả các cuộc điện thoại gọi

tới Để bảo đảm sự an toàn cho người dân khi tố giác

tham nhũng, các nước đều có quy định về biện pháp bảo

vệ người tố giác như: giữ bí mật lời khai, chuyển chỗ ở

cho họ để tránh bị phát hiện, trả thù (Cộng hoà Liên

bang Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Xingapo )

Pháp luật của hầu hết các nước còn cho phép cơ

quan chức năng được sử dụng một số biện pháp đặc biệt như nghe điện thoại bí mật, xây dựng cơ sở bí mật để

phát hiện, xử lý tham nhũng

Các nước trên thế giới đều quy định chế tài nghiêm khắc để xử lý tội phạm tham nhũng nhằm làm cho công

chức “không dám tham nhũng” Việc xử lý về hình sự những kẻ tham nhũng được thực hiện nghiêm và kiên

quyết, bất kể kẻ phạm tội là ai

II- TỔ CHỨC CƠ QUAN CHỐNG THAM NHŨNG

TẠI MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THƠ

1 Mơ hình thành lập cơ quan chống tham

nhũng từ trung ương đến địa phương với quyền hạn rộng lớn

a) Về tổ chức

Trang 8

với cơ quan hành chính và cơ quan nhà nước khác

Người đứng đầu cơ quan này do Tổng thống hoặc Nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng Thủ tướng Chính phủ cũng như các bộ trưởng không có chức năng điều hành công việc chuyên môn của cơ quan này (Uỷ

ban chống tham nhũng của Malaixia; Cơ quan Điều tra

tham nhũng ở Xingapo; Uỷ ban chống tham nhũng độc lập ở Hồng Kông) Cơ quan chống tham nhũng hầu hết

được thành lập tập trung và có sự chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương

b) Về chức năng, nhiệm uụ

Tiếp nhận, điều tra các tố giác về các hành vi tham

nhũng; điều tra và truy tố người có hành vi tham ô, hối

lộ hoặc các vi phạm đạo đức nghề nghiệp khác trong đội

ngũ công chức nhà nước; ngăn ngừa tham nhũng bằng

cách kiểm tra, xem xét quá trình và phương thức hoạt

động của các cơ quan nhà nước, nhằm phát hiện những

sơ hở, yếu kém, sai phạm trong quản lý làm cơ sở nảy

sinh tham nhũng

c) Vé quyên hạn

Tiến hành điều tra đối với các tội phạm mà pháp

luật chống tham nhũng quy định; bắt, giữ, khám xét

người có dấu hiệu hoặc có hành vi tham nhũng; ra

quyết định khởi tố hoặc truy tố

2 Mô hình xây dựng các đơn vị, tổ chức đặc

biệt có chức năng chống tham nhũng thuộc các

cơ quan bảo vệ pháp luật

Điển hình của mô hình này là Cục Điều tra chống

Trang 9

tham nhũng của Bộ Tư pháp Đài Loan; Cục chống

tham nhũng của Cơ quan Giám sát hành chính Ai

Cập Các cơ quan này có văn phòng thường trực tại

các thành phố lớn, các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội và một số khu vực dễ xảy ra tham nhũng Ngoài ra,

do yêu cầu công tác, còn có các trạm hoặc đơn vị nhỏ

độc lập thường trực tại một số địa phương, một số cơ

quan nơi có môi trường thuận lợi cho tham nhũng phát

triển (cơ quan thuế, hải quan)

Các ủy ban, đơn vị hoặc bộ phận chống tham nhũng

trong các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tương tự như cơ quan chống tham

nhũng độc lập ở mô hình thứ nhất

3 Mô hình sử dụng các cơ quan thanh tra,

giám sát, trao thêm các quyền hạn đặc biệt để

chống tham nhũng

Điển hình của mô hình này là Cơ quan Thanh tra

và Kiểm toán Hàn Quốc; Bộ Giám sát hành chính

- Trung Quốc Các hoạt động chống tham nhũng

được thực hiện thông qua công tác thanh tra, kiểm

tra, kiểm toán, giám sát hoạt động đối với các cơ

quan, tổ chức, công chức nhà nước Khi phát hiện các hành vi tham nhũng tiêu cực, các cơ quan này

tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ rồi chuyển

cho cơ quan chức năng xử lý hoặc tự mình khởi tố vụ

án theo luật định

Trang 10

4 Mô hình không thành lập cơ quan chuyên

trách hoặc cơ quan có thẩm quyền riêng mà coi

tham nhũng là một loại tội phạm và thuộc trách nhiệm xử lý của các cơ quan bảo vệ pháp luật

Các nước có mô hình này là Cộng hoà Liên bang

Đức, Pháp và một số nước phát triển khác Các loại tội phạm tham nhũng được quy định chủ yếu trong Bộ luật hình sự và rải rác trong các văn bản khác Các cơ quan chức năng giải quyết các vụ án tham nhũng bằng các

thủ tục giống như giải quyết các vụ án hình sự khác

5 Mô hình cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc và Liên bang Nga

Ngồi các mơ hình trên, cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc và Liên bang Nga còn có những đặc điểm

như: Trung Quốc kết hợp giữa cơ quan chống tham nhũng của Đảng (Uỷ ban Kiểm tra kỷ luật) với cơ quan chống tham nhũng của nhà nước (Bộ Giám sát hành

chính và Cục Điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát) Các cơ quan này là lực lượng nòng cốt

trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng

Ở Liên bang Nga, Hội đồng chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống, do Thủ tướng làm Chủ tịch Trong

Hội đồng này có Uỷ ban chống tham nhũng và Uỷ ban

giải quyết các xung đột lợi ích Nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng chống tham nhũng và 2 uỷ ban của Hội đồng

là đề xuất các chính sách, biện pháp trong lĩnh vực đấu

Trang 11

tranh chống tham nhũng và thực hiện những chính

sách, biện pháp đó

III- CÔNG ƯÓC LIÊN HỢP QUỐC VỀ

CHỐNG THAM NHŨNG

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội

nhập và phát triển của các nước, tình trạng tham

nhũng trên thế giới đã ngày càng diễn biến phức tạp và

trở thành vấn đề có tính chất toàn cầu Để thiết lập một

công cụ pháp lý quốc tế có hiệu lực làm cơ sở cho hoạt động phòng, chống tham nhũng tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực và trên phạm vì toàn thế giới, ngày 4-12-2001, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số 55/61 về việc xây dựng Công ước về chống tham nhũng (sau đây viết tắt là Công ước) và thành lập Ủy ban Soạn

thảo văn kiện quan trọng này

Từ ngày 9 đến ngày 11-12-2003, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị chính trị cấp cao ở Mêhicô

để ký Công ước Tại Hội nghị này, đại diện của 95 nước

trong tổng số 126 quốc gia dự họp đã ký Công ước Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ nước ta đã tham gia Hội nghị và ký

Công ước này Ngày 30-6-2009, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn Công ước

Công ước là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế quan tâm, tạo cơ sở cho việc hợp tác giữa các quốc gia trong hoạt động

Trang 12

phòng, chống tham nhũng Các quy định của Công ước về cơ bản phù hợp với những nguyên tắc của luật pháp

quốc tế, trong đó có nguyên tắc tôn trọng chủ quyền

quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của các

quốc gia khác, không trái với chủ trương, quan điểm và

luật pháp Việt Nam về phòng, chống tham nhũng

1 Nội dung chủ yếu của Công ước

Công ước gồm có lời nói đầu và 71 điều được thể hiện

trong 8 chương với những nội dung chủ yếu như sau:

g) Những quy định chung (Chương I)

- Mục đích của Công ước: Thúc đẩy và tăng cường

các biện pháp phòng, chống tham nhũng một cách hữu

hiệu và hiệu quả hơn; thúc đẩy, tạo điều kiện, hỗ trợ hợp tác quốc tế và trợ giúp kỹ thuật trong phòng, chống tham nhũng, kể cả việc thu hồi tài sản; thúc đẩy sự liêm chính, chế độ trách nhiệm và việc quản lý đúng

đắn công vụ và tài sản công (Điều 1)

- Phạm vi của Công ước: Công ước được áp dụng cho

các hoạt động phòng ngừa, điều tra, truy tố tham nhũng cũng như đối với việc phong tỏa, tạm giữ, tịch

thu và hoàn trả tài sản có được do phạm các tội được quy định trong Công ước (Điều 3)

- Chủ quyền quốc gia: Các quốc gia thành viên thực

hiện Công ước theo cách thức phù hợp với các nguyên

tắc về bình đẳng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của

các quốc gia cũng như nguyên tắc không can thiệp vào

công việc nội bộ của quốc gia khác; không cho phép một

Trang 13

quốc gia thành viên nào được thực hiện trên lãnh thổ

của quốc gia khác quyền tài phán và các chức năng của

quốc gia đó theo pháp luật quốc gia của mình (Điều 3)

b) Các biện pháp phòng ngừa (Chương I])

- Cơ quan phòng, chống tham nhũng: Mỗi quốc gia thành viên cần có một hoặc một số cơ quan có trách

nhiệm phòng, chống tham nhũng Các quốc gia thành

viên cần đảm bảo sự độc lập cần thiết cho những cơ

quan này, trong đó có việc cung cấp phương tiện vật

chất, đội ngũ cán bộ chuyên trách và chế độ đào tạo để

họ có thể thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình

(Điều 6)

- Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công: Các

quốc gia thành viên cần ban hành, thực hiện chế độ tuyển dụng, thuê, sử dụng, để bạt và hưu trí đối với

công chức dựa trên các nguyên tắc hiệu quả, minh bạch

và tiêu chí khách quan như năng lực và sự công bằng Trong đó, cần có quy trình lựa chọn, đào tạo, chuyển

đổi vị trí công chức ở những vị trí dễ liên quan đến

tham nhũng; cần trả công thoả đáng, công bằng và có

chương trình giáo dục, đào tạo công chức một cách phù

hợp (Điều 7)

- Quy tắc ứng xử: Công ước quy định các quốc gia

thành viên cần áp dụng những quy tắc ứng xử để đảm bảo việc thực hiện chức năng công được chính xác,

chính trực và đúng đắn; cần tạo thuận lợi cho công chức

báo cáo về các hành vi tham nhũng mà họ phát hiện

Trang 14

những vấn dé có thé gây xung đột lợi ích khi họ thực hiện công vụ (Điều 8)

- Mua sắm công và quản lý tài sản công: Công ước

yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng cơ chế mua

sắm phù hợp dựa trên sự minh bạch, cạnh tranh và

tiêu chí khách quan; tăng cường minh bạch và trách

nhiệm trong quản lý tài chính công; minh bạch số sách

kế toán, chứng từ, báo cáo tài chính và các tài liệu khác

về thu chi công (Điều 9)

- Báo cáo công khai: Cần áp dụng các biện pháp cần thiết để tăng cường tính công khai, minh bạch trong

quản lý hành chính công, kể cả về tổ chức, quá trình

thực hiện và ra quyết định, bao gồm: cho phép công

chúng có được thông tin về tổ chức, quá trình thực hiện

và ra quyết định của các cơ quan hành chính nhà nước (trừ bí mật nhà nước và một số thông tin cá nhân); tạo điều kiện cho công chúng tiếp cận với cơ quan có thẩm quyền ra quyết định; công bố thông tin, trong đó có

công bố báo cáo định kỳ về công tác phòng, chống tham

nhũng (Điều 10)

- Các biện pháp liên quan đến truy tố và xét xử: Công ước quy định các quốc gia thành viên cần áp dụng

các biện pháp tăng cường tính liêm chính và phòng

ngừa cơ hội tham nhũng đối với cán bộ toà án và cán bộ cơ quan công tố (Điều 11)

- Phòng ngừa tham nhũng trong khu vực tư: Tăng

cường các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong

khu vực tư như: tăng cường các tiêu chuẩn kế toán và

Trang 15

kiểm toán trong khu vực tư, ban hành những chế tài

dân sự, hành chính hoặc hình sự có tính răn đe đối với

những hành vi không tuân thủ các biện pháp này

(Điều 12) `

- Sự tham gia của xã hội: Các quốc gia thành viên

cần áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức

của công chúng về tham nhũng, thúc đẩy sự tham gia

của các cá nhân, tổ chức ngồi khu vực cơng vào công

tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng; cho phép công chúng tiếp cận với các cơ quan chống tham

nhũng khi thích hợp để thông báo, tố giác về các hành

vi tham nhũng, kể cả hình thức nặc danh (Điều 13)

- Các biện pháp chống rửa tiền: Các quốc gia cần thiết lập cơ chế giám sát toàn diện đối với ngân hàng,

tổ chức tài chính phi ngân hàng và các cơ quan dễ phát

sinh rửa tiền, nhằm ngăn chặn, phát hiện mợi hình

thức rửa tiền (Điều 14)

c) Hình sự hóa uà thực thi pháp luật (Chương II)

- Hình sự hóa: Công ước không đưa ra định nghĩa

về tội phạm tham nhũng mà chỉ để nghị các quốc gia

thành viên quy định các hành vi sau đây là tội

phạm: hối lộ công chức quốc gia (Điều 15); hối lộ

cơng chức nước ngồi hoặc công chức của tổ chức

quốc tế công (Điều 16); tham ô, biển thủ hoặc các

dạng chiếm đoạt tài sản khác do công chức thực hiện

(Điều 17); lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi (Điều 18);

Trang 16

che gidu tai san (Diéu 24); can trở hoạt động tư pháp (Điều 25)

Ngoài các hành vi trên, Công ước để nghị các quốc gia thành viên, trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật nước mình, có thể quy định

hai hành vì sau đây là tội phạm: làm giàu bất hợp pháp

(Điều 20); tẩy rửa tài sản do phạm tội mà có (Điều 23) - Trách nhiệm của pháp nhân: Ngoài việc truy cứu

trách nhiệm cá nhân đối với các tội phạm về tham nhũng, Công ước để nghị các quốc gia thành viên áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp với các nguyên

tác pháp luật của mình để truy cứu trách nhiệm của

pháp nhân về việc đã tham gia vào các tội phạm được quy định theo Công ước này (Điều 26)

- Phong tỏa, tạm giữ và tịch thu: Mỗi quốc gia thành

viên cần có quy định về việc tịch thu tài sản có nguồn gốc từ các tội phạm được quy định theo Công ước này

hoặc tài sản có giá trị tương đương với giá trị của tài sản đó; cho phép nhận đạng, truy nguyên, phong toả

hoặc tạm giữ tài sản có nguồn gốc như trên; trao cho

toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác quyền yêu cầu

công khai các hồ sơ ngân hàng, tài chính, thương mại

hoặc thu giữ các hồ sơ này; có thể yêu cầu người phạm

tội phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của tài sản bị

cho là do phạm tội mà có hoặc tài sản khác chịu tịch

thu (Điều 31)

- Bảo vệ nhân chứng, chuyên gia, nạn nhân và người tố giác: Mỗi quốc gia thành viên sẽ áp dụng các

Trang 17

biện pháp thích hợp trong khả năng có thể để bảo vệ

một cách hiệu quả cho nhân chứng, chuyên gia, những

người đã đưa ra bằng chứng hoặc chứng thực liên

quan đến các tội phạm quy định theo Công ước này và

những nạn nhân có vai trò như nhân chứng thoát khỏi những nguy cơ trả thù hay đe dọa, trong đó có thể tái

định cư cho họ, giữ bí mật thông tin về nhận dạng

hoặc nơi ở của những người này, có thể cho họ làm chứng hoặc chứng thực thông qua các phương tiện

thông tin liên lạc (Điều 32)

- Hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật: Mỗi quốc

gia thành viên sẽ tiến hành các biện pháp thích hợp

nhằm khuyến khích người đang tham gia hay người đã

tham gia thực hiện một tội phạm được quy định trong

Công ước cung cấp thông tin hữu ích giúp các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình điều tra, thu thập

chứng cứ, góp phần ngăn cản những kẻ phạm tội có

được tài sản do phạm tội mà có và thu hồi lại tài sản đó; cần xem xét việc giảm nhẹ hình phạt đối với người bị tố

cáo nhưng đã hợp tác tích cực trong quá trình điều tra,

truy tố tội phạm; xem xét khả năng miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã hợp tác tích cực

Trang 18

do việc áp dụng các quy định về bí mật ngân hang (Điều 40)

d) Hợp tác quốc tế (Chương IV)

Công ước đề cập đến sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên về các vấn đề hình sự, điều tra, tố tụng các vấn đề dân sự, hành chính liên quan đến tham nhũng,

trong đó có các quy định về dẫn độ, chuyển giao người

bị kết án, tương trợ pháp lý, chuyển giao vụ án hình sự,

hợp tác thực thi pháp luật, điều tra chung (hỗn hợp)

Công ước có quy định về kỹ thuật điều tra, đặc biệt là

đối vớt tội phạm về tham nhũng (cho phép các cơ quan

chức năng sử dụng biện pháp giám sát điện tử hoặc các

hình thức giám sát khác, kể cả hoạt động chìm để đảm

bảo chứng cứ thu được từ việc áp dụng các kỹ thuật này được chấp nhận tại tòa án (Điều 50)

e) Thu hồi tài sản (Chương V)

- Phòng ngừa và phát hiện việc chuyển tài sản do

phạm tội mà có: Công ước quy định mỗi quốc gia thành

viên cần tiến hành các biện pháp cần thiết để yêu cầu

các tổ chức tài chính trong phạm vi quyền tài phán của

mình xác định và nhận dạng khách hàng, nhận dạng

chủ sở hữu được hưởng lợi của các khoản tiền gửi trong

các tài khoản có giá trị lớn và kiểm tra các tài khoản

mang tên các cá nhân đã hoặc đang giữ chức vụ quan

trọng trong bộ máy nhà nước, kể cả mang tên các thành viên trong gia đình hoặc cộng sự thân thiết của người

này (Điều 52)

Mỗi quốc gia thành viên cần thiết lập hệ thống công

Trang 19

khai tài chính đối với nhóm công chức nhất định và quy

định chế tài thích hợp đối với người không chấp hành; khi cần thiết có thể chia sẻ những thông tin này với các

cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên khác để điều tra, thu hổi những tài sản do tham nhũng mà có

Mỗi quốc gia thành viên sẽ xem xét áp dụng các biện pháp cần thiết để yêu cầu nhóm công chức nhất định có lợi ích, có chữ ký hoặc có quyền đối với một tài khoản ở nước ngoài, phải báo cáo về mối quan hệ với tài khoản đó và quy định chế tài đối với việc không chấp hành

- Đơn vị tình báo tài chính: Các quốc gia thành viên hợp tác với nhau để phòng, chống việc chuyển tài sản có được do phạm các tội về tham nhũng và thu hồi các tài sản này Để đạt được các mục đích này, các quốc gia

thành viên sẽ xem xét việc thành lập đơn vị tình báo tài

chính có trách nhiệm tiếp nhận, phân tích và chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền báo cáo về các giao dịch

tài chính đáng ngờ (Điều 58)

Hỗ trợ kỹ thuật uà trao đổi thông tin (Chương VŨ)

Công ước đề ra một số nội dung về đào tạo đội ngũ cán bộ các cơ quan phòng, chống tham nhũng: về hỗ trợ

kỹ thuật, thu thập, trao đổi, phân tích và chia sẻ thông tin giữa các nước thành viên của Công ước

8) Cơ chế thị hành Công ước uò các điêu bhoản cuối

cùng (Chương VII, Chương VII])

Theo Công ước, cơ chế chủ yếu bảo đảm cho việc thi hành Công ước là Hội nghị các quốc gia thành viên

Trang 20

Đây là hội nghị thường kỳ (hiện nay được tổ chức hai

năm một lần) do Tổng thư ký Liên hợp quốc triệu tập

Hội nghị sẽ trao đổi thông tin giữa các quốc gia thành

viên; xem xét việc thực hiện Công ước của các quốc gia;

đề xuất việc hồn thiện Cơng ước và thúc đẩy việc thực hiện Công ước Hội nghị các quốc gia thành viên có thể thành lập cơ chế hay cơ quan thích hợp để trợ giúp việc thi hành Công ước một cách có hiệu quả (Điều 63)

Theo Điều 65, các quốc gia thành viên sẽ tiến hành

các biện pháp cần thiết về lập pháp và hành chính để

thi hành Công ước, trong đó mỗi quốc gia có thể áp

dụng các biện pháp chặt chẽ và nghiêm khắc hơn so với

các biện pháp được quy định trong Công ước

Điều 69 và Điều 70 của Công ước quy định việc sửa

đổi và rút khỏi Công ước Theo đó, sau 5 năm kể từ

ngày có hiệu lực, Công ước có thể được xem xét để sửa đổi, bổ sung và quốc gia thành viên có thể rút khỏi Công ước bằng cách gửi văn bản thông báo đến Tổng thư ký Liên hợp quốc (việc rút khỏi sẽ có hiệu lực sau

một năm kể từ ngày Tổng thư ký nhận được thông báo)

2 Quá trình nghiên cứu, phê chuẩn Công ước

của Việt Nam

Sau khi Tổng Thanh tra Chính phủ tham gia tham dự Hội nghị cấp cao và ký Công ước tại Mêhicô tháng

12-2003, ngày 6-1-2004, Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ,

ngành hữu quan tiến hành nghiên cứu sâu nội dung

Trang 21

của Công ước, rà soát hệ thống pháp luật, đánh giá thuận lợi, khó khăn của Việt Nam để dé xuất việc phê

chuẩn và thực hiện Công ước

Để thực hiện nhiệm vụ nói trên, ngày 13-4-2004,

Tổng Thanh tra Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Tổ tư vấn của Tổng Thanh tra để nghiên cứu sâu nội

dung Công ước, phân tích các quyền và nghĩa vụ của các

quốc sgia thành viên; rà sốt tồn diện hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, đối chiếu với nội dung

Công ước, xác định những nội dung phù hợp, chưa phù

hợp, hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung; đánh giá thuận lợi,

khó khăn của Việt Nam trong việc thực thi Công ước; đề xuất việc phê chuẩn và thực thi Công ước (Tổ Tư vấn gồm cán bộ của 10 cơ quan, tổ chức ở Trung ương)

Căn cứ vào các thuật ngữ trong từng quy định của Công ước và căn cứ vào bản hướng dẫn lập pháp thực

thi Công ước của Cơ quan Phòng, chống ma túy va tội

phạm của Liên hợp quốc (UNODC), các chuyên gia

ngôn ngữ và pháp lý đã kết luận: Công ước có 237 quy

định về nghĩa vụ của quốc gia thành viên, bao gồm

135 quy định mang tính bất buộc (trong đó có quy

định về dẫn độ tội phạm, hợp tác quốc tế trong việc thu hồi tài sản, công khai, minh bạch tài chính

công ); 38 quy định mang tính khuyến nghị và 64 quy

định mang tính tùy nghi (trong đó có quy định về việc

áp dụng kỹ thuật điều tra đặc biệt, trách nhiệm hình sự của pháp nhân, tiến hành điều tra chung, hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp, hối lộ trong khu

Trang 22

vực tư, thành lập cơ quan tình báo tài chính ) Qua

nghiên cứu, rà soát, đánh giá cho thấy, mục tiêu và

nội dung của Công ước cơ bản phù hợp với đường lối, quan điểm của Đảng và các nguyên tắc của Hiến pháp, pháp luật Việt Nam Hệ thống pháp luật của Việt Nam phù hợp với tinh thần, lời văn và đáp ứng về cơ bản 135/135 quy định mang tính bất buộc, 61/64 quy

định mang tính tùy nghĩ và 31/38 quy định mang tính

khuyến nghị của Công ước

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, rà soát, đánh giá, Tổ Tư vấn để xuất với Tổng Thanh tra và Tổng Thanh

tra đã đề xuất với Chính phủ việc phê chuẩn và thực hiện Công ước Ngày 1-11-2006, Thủ tướng Chính phủ giao cho Thanh tra Chính phủ chuẩn bị các thủ tục

phê chuẩn Sau quá trình chủ trì phối hợp với các cơ

quan, bộ, ngành có liên quan tiến hành các thủ tục và

xây dựng hồ sơ phê chuẩn, ngày 25-11-2008, Thanh tra Chính phủ đã trình Chính phủ hồ sơ đề nghị phê

chuẩn Công ước Ngày 2-12-2008, tại phiên họp

thường kỳ, Chính phủ đã thống nhất để nghị phê

chuẩn Công ước, đồng thời giao Tổng Thanh tra thừa

ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị Ngày 20-4-2009, Bộ Chính trị có kết luận về chủ trương phê chuẩn và việc tổ chức thực hiện Công ước sau khi phê chuẩn Theo quy định của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005,

Chủ tịch nước đã xem xét, ký Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN, ngày 30-6-2009 về việc phê chuẩn

Trang 23

Công ước Ngày 19-8-2009, Bộ Ngoại giao gửi Công

hàm về việc phê chuẩn Công ước đến Tổng thư ký Liên hợp quốc Ngày 28-9-2009, Tổng thư ký Liên hợp quốc gửi văn bản thông báo Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 18-9-2009 (sau 30 ngày kể từ ngày nộp văn kiện phê chuẩn) Việt Nam là quốc gia phê chuẩn thứ 137 trong số 141 nước đã phê chuẩn

hoặc gia nhập Công ước

Trong văn kiện phê chuẩn gửi Liên hợp quốc, Việt Nam bảo lưu khoản 2, Điều 66 của Công ước về thủ tục giải quyết tranh chấp, tức là không bị ràng buộc về việc giải quyết tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia thành viên thông qua trọng tài phân xử hoặc đưa vụ tranh chấp ra Toà án công lý quốc tế Việt Nam cũng tuyên bố không bị ràng buộc bởi các quy định về hình sự hoá hành vi làm giàu bất hợp pháp (Điều 20, Công

ước) và quy định về trách nhiệm hình sự của pháp

nhân (Điều 26); không áp dụng trực tiếp các quy định của Công ước (việc thực hiện các quy định của Công ước

sẽ theo nguyên tắc Hiến pháp và pháp luật thực định

của Việt Nam, trên cơ sở các thoả thuận hợp tác song

phương hoặc đa phương với nước khác và nguyên tắc có

đi có lại); không coi Công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp về dẫn độ (Việt Nam thực hiện dẫn độ theo quy định

của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở các hiệp định về

dẫn độ và nguyên tắc có đi có lại) Trong văn bản thông

báo ngày 28-9-2009, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã ghi

Trang 24

nhận việc bảo lưu và các tuyên bố gửi kèm văn kiện phê

chuẩn của Việt Nam

Các nội dung của Công ước cần nội luật hóa gồm:

quy định về trách nhiệm của pháp nhân; quy định về hối lộ trong khu vực tư; quy định về dẫn độ: vấn để “giám sát” tài khoản của những người đã hoặc đang giữ

các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà nước, những thành viên trong gia đình hoặc cộng sự thân tín của họ nhằm phát hiện các giao dịch đáng ngờ; quy định về

hợp tác quốc tế vì mục đích thu hồi tài sản do tham

nhũng mà có; quy định về bảo vệ nhân chứng, chuyên

gia và nạn nhân; quy định về việc làm giàu bất hợp

pháp; quy định về điểu tra chung; các biện pháp về phòng chống rửa tiền; quy định về đảm bảo cơ chế điều tra thích hợp trong khi vẫn đảm bảo các quy định về bí mật ngân hàng; quy định về thành lập cơ quan tình báo

tài chính

Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang chủ trì phối

hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng kế hoạch của

Chính phủ về việc thực hiện Công ước, trong đó có việc

nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp

luật Việt Nam theo yêu cầu của Công ước

IV- KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CHỐNG THAM

NHŨNG KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Sáng kiến chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái

Trang 25

kinh tế) và ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) khởi xướng trong Hội nghị được tổ chức tại Trụ sở chính của ADB, Manlila, Philíppin từ ngày 29-9 đến ngày 1-10-

1999 Tại Hội nghị này, các đại biểu tham dự cũng đã

thống nhất xây dựng bản Kế hoạch hành động chống tham nhũng ở khu vực, qua đó nhằm chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm về chống tham nhũng ở cấp độ quốc gia

và khu vực

Ngày 5-7-2004, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia thứ 23 thông qua bản Kế hoạch hành động chống tham nhũng Bên cạnh những lợi thế có được từ việc tham gia vào Diễn đàn khu vực về phòng, chống

tham nhũng, sự kiện này còn là giai đoạn tập dượt

nhằm tiến tới phê chuẩn và thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng ở Việt Nam Thực thi

Kế hoạch hành động, hằng năm, các quốc gia phải

chuẩn bị và gửi đến Ban thư ký báo cáo rà soát, đánh giá chính sách, pháp luật của quốc gia mình Viện

Khoa học Thanh tra, Thanh tra Chính phủ là cơ quan được giao chuẩn bị báo cáo rà soát chính sách, pháp

luật của Việt Nam

Bản Kế hoạch hành động là sản phẩm của một quá trình tham vấn, lấy ý kiến sâu rộng giữa các nước thành viên của ADB, đại diện của các tổ chức xã hội,

các tổ chức kinh doanh trong khu vực và cộng đồng các

nhà tài trợ quốc tế Kết quả này đã đưa ra một khuôn khổ hành động toàn diện được các chính phủ cam kết

Trang 26

thực hiện nhằm phát triển những hệ thống có hiệu quả

và minh bạch cho hoạt động công vụ; tăng cường các

hành động chống hối lộ và thúc đẩy tính liêm chính trong hoạt động kinh doanh; hỗ trợ sự tham gia tích cực của công chúng Việc thông qua bản Kế hoạch hành

động được tiến hành với sự hỗ trợ bởi các đối tác của

sáng kiến như: Cơ quan Phát triển quốc tế Vương quốc

Anh (DFID), Hội đồng Kinh tế khu vực Thái Bình

Dương (PBEC), Tổ chức Minh bạch quốc tế (TD,

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân

hàng Thế giới (WB)

Mục tiêu của sáng kiến là hỗ trợ các nước tham gia xây dựng một khuôn khổ pháp luật và chính sách phù

hợp, hiệu quả, bảo đảm cho công tác phòng, chống tham nhũng được tiến hành một cách bền vững Thông qua sự kết hợp giữa các bên liên quan và huy động những

nỗ lực từ một số nước, sáng kiến đã khuyến khích sự tự chủ mang tính khu vực, hợp tác quốc tế và sự liên quan

của khu vực kinh doanh, các nghiệp đoàn và tổ chức phi

chính phủ Cụ thể là:

- Sáng kiến hỗ trợ sự phối kết hợp giữa các hoạt động

chống tham nhũng do những người làm công tác thực

tiễn về phòng, chống tham nhũng trong khu vực công tiến hành, với sự hỗ trợ của cộng đồng tài trợ quốc tế

- Thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin và kinh

nghiệm giữa những người làm công tác thực tiễn về

phòng, chống tham nhũng trong khu vực châu Á - Thái

Trang 27

Bình Dương thông qua tăng cường các hoạt động đối thoại chính sách trong khu vực

- Khuyến khích hợp tác giữa các nước trong khu vực - Thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa khu vực công và

khu vực tư cũng như sự liên quan nhiều hơn của các tổ

chức dân sự trong phòng, chống tham nhũng

Trang 28

PHU LUC

Phụ lục 1: Đánh giá của Tổ chức Minh bạch

quốc tế (TI)

Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế thì

Việt Nam là nước có nhiều tham nhũng với số điểm về

chỉ số minh bạch tương đối thấp Cụ thể là:

75/91 76/90

Trang 29

Ghi chú:

- Chỉ số minh bạch: Số điểm mà Việt Nam đạt được,

tính theo thang điểm 10

- Xếp hạng minh bạch: Vị trí của Việt Nam trong số những nước được TĨ xếp hạng

Trang 30

Phu lục 2: Một số văn bản chủ yếu của Dang và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng

Nghị quyết của Đảng, luật của Quốc hội và các Nghị quyết của Uy ban Thường vụ

Quốc hội

1 |Nghị quyết số 04-NQ/TW Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng ngày 4-8-2007

Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11, ngày

28-8-2006 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ

chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống

tham nhũng

Nghị quyết số 294A/2007/NQ-UBTVQH12, ngày 27-9-2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Nghị định số 107/2006/NĐ-CP, ngày 29-9-2006

của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để

xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn

vị do mình quản lý _

Trang 31

1

Nghị định số 120/2006/NĐ-CP, ngày 20-10-2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành Luật phòng, chống tham nhũng Nghị định số 68/2011/NĐ-CP, ngày 8-8-2011 của Chính phủ về minh bạch tài sản và thu nhập Nghị định số 47/2007/NĐ-CP, ngày 27-3-2007 của Chính phủ về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng Nghị định số 102/2007/NĐ-CP, ngày 14-6-2007 của Chính phủ quy định thời hạn không được

kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản

lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên

chức sau khi thôi giữ chức vụ

Nghị định số 158/2007/NĐ-CP, ngày 27-10-2007

của Chính phủ quy định danh mục các vị trí

công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí

công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức Nghị định số 19/2008/NĐ-CP, ngày 14-2-2008 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng Nghị định số 68/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP, ngày 9-3-2007 của Chính

phủ về minh bạch tài sản và thu nhập

| HI | Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ

Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg, ngày 6-2-2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chương

Trang 32

trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng

Quyết định số 64/QĐ-TTg, ngày 10-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg, ngày 24-8-2007 của

Thủ tướng Chính phủ về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách

Quyết định số 1424/QĐ-TTg, ngày 31-10-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục

chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ Quyết định số 13/2007/QĐ-TTg, ngày 24-1-2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập,

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và quy chế hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo

Trung ương về phòng, chống tham nhũng

Quyết định, thông tư, thông tư liên tịch của

các bộ, cơ quan ngang bộ, Viện Kiểm sát

nhân dân tối cao

Thông tư Liên tịch số 03/2006/TTLT, ngày 23-5- 2006 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh

tra Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về

quan hệ phối hợp trong việc phát hiện, điều tra,

xử lý các vụ có dấu hiệu tội phạm do cơ quan

Trang 33

Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV, ngày 26-2-2007

của Bộ Nội vụ ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy chính quyền

địa phương

Thông tư số 08/2007/TT-BNV, ngày 1-10-2007

của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 107/2006/NĐ-CP quy định xử lý trách nhiệm của

người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để

xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn

vị do mình quản lý, phụ trách đối với các đơn vị

sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức

xã hội, xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân

sách, tài sản của Nhà nước

Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP, ngày 13-11- 2007 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 37/2007/NĐ-CP về minh bạch tài sản và thu nhập

Thông tư liên tịch số 12/TTLT-TTCP-VKSNDTC- TANDTC-KTNN-BCA-BQP, ngày 15-12-2011 của

Thanh tra Chính phủ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng về chế độ trao đổi, cung

cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng (có hiệu

lực từ ngày 1-2-2012)

Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BNV-BTC, ngày 29-1-2008 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về

việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 19/2008/

Trang 34

Thông tư 20-2008/TT-BTC, ngày 19-2-2008 của|

Bộ Tài chính hướng dẫn về kinh phí bảo đảm hoạt động của ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng

|và bộ phận giúp việc ban chỉ đạo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 2_ |Quyết định số 2222/QĐ-TTCP, ngày 23-11-2006 tham nhũng

3 | Quyết định số 01/2007/QĐ-BCA (X13), ngày 2-1- Thông tư số 01/2010/TT-TTCP của Thanh tra

Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13-

11-2007 của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn th hành một số điểu của Nghị định số 37/2007/NĐ-CP ngày 9-03-2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản và thu nhập Văn bản về các đơn vị chuyên trách về

phòng, chống tham nhũng Quyết định số 121/QĐ-VKSTC-V9, ngày 26-9-

2006 của Viện Kiểm sát nhân dân về việc thành

lập một số đơn vị cấp vụ thuộc bộ máy làm việc

của Thanh tra Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục chống

2007 của Bộ Công an quy định chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh

sát điều tra tội phạm về tham nhũng

Trang 35

4 |Quyết định số 44/QĐ-VPBCĐ, ngày 16-7-2007 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống

tham nhũng ban hành quy chế làm việc của Văn

phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống

tham nhũng

Quyết định số 45/QĐ-VPBCĐ, ngày 16-7-2007 của Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các vụ thuộc Văn phòng Ban Chỉ

Trang 36

MUC LUC Lời Nhà xuất bản Lời mở đầu Chương I

KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN THAM NHŨNG

I- Khái niệm tham nhũng và đặc điểm của hành vi

tham nhũng

1 Khái niệm tham những

2 Đặc trưng cơ bản của tham nhũng

II- Đánh giá chung về tình trạng tham nhũng ở nước ta

I Mức độ tham những ngày càng lớn

32 Phạm ui tham những ngày càng lan rộng, phổ

biến, “ở nhiều ngành, nhiêu cấp, nhiều lĩnh uực

vdi tinh chất phúc tạp”

3 Tính chất tham những ngày cùng phúc tạp,

nghiêm trọng, thủ đoạn tham nhũng ngày cùng

tink vi

4 Sự móc nối giữa các phần tử thoái hóa, biến chất

trong đội ngũ cán bộ, công chúc của Nha nude voi

những phần tử tội phạm bên ngồi, giữa bhu vue

cơng uờ khu uực tư đang là uấn đề nhức nhối, có

Trang 37

I1H- Nguyên nhân tham nhũng 1 Nguyên nhân khách quan

2 Nguyên nhân chủ quan

H-

Chương II

TÁC HẠI CỦA THAM NHŨNG

Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của

nhà nước, của tập thể và của nhân dân

Tham nhũng làm ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ,

công chức nhà nước

IH- Tham nhũng cản trở sự nghiệp đổi mới, phát triển IV- của đất nước Tham nhũng làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn

mực đạo đức xã hội, làm xói mòn những giá trị đạo

đức tốt đẹp có tính truyền thống của dân tộc

Tham nhũng làm giảm lòng tin của nhân dân

đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây

dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội Chương III KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC, VÙNG LÃNH THỔ

1 Các giải pháp uê phòng ngừa tham nhũng 2 Về Phát hiện uà xử lý tham nhũng

Trang 38

1 M6 hinh thanh lap co quan chéng tham nhing

từ trung ương đến địa phương vdi quyén han

rộng lớn 83

9 Mô hình xây dựng các đơn uị, tổ chúc đặc biệt có

chức năng chống tham nhũng thuộc các cở quan

bao vé phdp luật 84

3 Mô hình sử dụng các cơ quan thanh tra, giám

sót, trao thêm các quyên hạn đặc biệt để chống

tham những 85

4 Mô hình không thành lập cơ quan chuyên trách

hoặc cơ quan có thẩm quyên riêng mà coi tham

những là một loại tội phạm uà thuộc trách

nhiệm xử lý của các cơ quan báo uệ pháp luật 86 8 Mô hình cơ quan chống tham những của Trung

Quốc uà Liên bang Ngũ 86

IH- CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ CHONG

THAM NHŨNG 87

1 Nội dung chủ yếu của Công ước 88

2 Qua trinh nghiên cứu, phê chuẩn Công ước của

viét Nam 96

IvV- KE HOACH HANH DONG CHONG THAM

NHUNG KHU VUC CHAU A - THAI BINH

DUONG 100

PHU LUC 104

Phụ lục 1: Đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế (TD 104 Phụ lục 9: Một số uăn bản chủ yếu của Đảng uà Nhò

nước uê phòng, chống thưm những 106

Trang 39

Chịu trách nhiệm xuất bản

TS NGUYEN DUY HÙNG

Chịu trách nhiệm nội dung

TS VŨ TRỌNG LÂM

Biên tập nội dung: NGUYÊN TRANG

Trình bày bìa: PHÙNG MINH TRANG

Chế bản vi tính: NGUYÊN THU THẢO

Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT

Trang 40

In 4.380 cudn, khé 13x19cm tại Công ty CP in Truyền thông Việt

Nam Giấy phép xuất bản: 244-2012/CXB/26-17/CTQG cập ngày

Ngày đăng: 27/05/2022, 09:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w