1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh vào dạy học Giáo dục công dân: Phần 2

67 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Pháp Sử Dụng Tài Liệu Hồ Chí Minh Vào Dạy Học Giáo Dục Công Dân
Trường học Trường Trung học phổ thông
Chuyên ngành Giáo dục công dân
Thể loại Bài viết
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 8,61 MB

Nội dung

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách trình bày nội dung chương 3 - Phương pháp sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

Chuong IIT

PHUGNG PHAP SU DUNG

TAI LIEU HO CHI MINH TRONG DAY HOC GIAO DUC CONG DAN

O TRUONG TRUNG HOC PHO THONG

Như đã trình bày tài liệu trích trong các tác phẩm của

Mac, Angghen, Lénin, Hé Chi Minh, Van kién cua Dang, tai liệu của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đặc biệt các

tài liệu quan trọng có liên quan đến nội dung môn Giáo dục

công dân là tài liệu vô cùng quý giá Song sử dụng như thế nào là vấn đề cần xác định cụ thể Kết quả sử dụng các loại

tài liệu này nói chung, tài liệu Hồ Chí Minh nói riêng phụ

thuộc rất nhiều vào tổ chức dạy học bộ môn Phải xuất phát từ mục đích, nội dung của bài học, tuỳ theo yêu cầu, điều kiện

cu thé cua môi lớp học mà lựa chọn tài liệu uà có phương

pháp sử dụng thích hợp Vấn đề này chúng tôi sẽ trình bày

cu thể sau; diéu quan trong trước hết, cần chú ý khi đổi mới phương pháp dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học

phổ thông nói chung phương pháp sử dụng tài liệu Hồ Chí

Minh trong dạy học bộ môn nói riêng là phát huy tính tích

cực của học sinh

Việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học

Giáo dục công đân được xem là một vấn để quan trọng của

việc đổi mới phương pháp bộ môn hiện nay

Trang 2

Cần có quan niệm đúng về việc phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Giáo dục công dân để khác phục

những biểu hiện sai lầm của việc giảng dạy nhồi nhét, thiếu thông minh, chỉ ghi nhớ sự kiện mà không hướng dẫn học sinh hiểu những vấn để cơ bản của môn học Điều này ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục thế hệ trẻ theo mục tiêu giáo dục

nói chung mục tiêu môn học nói riêng

Ý thức về việc phát huy tính tích cực của người học đã được cac nhà giáo dục phương Đông cũng như phương Tây thời cổ đại, như phương pháp hỏi và đáp nêu vấn để để học

an ly giai

quyết các van dé cu thé của cuộc sống Song phát huy tinh

tích cực thực sự thể hiện bản chất của nền giáo dục xã hội chủ nghĩ sinh bình Ì ận dụng những điều đã học để giải

làm cho học sinh có ý thức và khả nang làm chủ tự nhiên làm chủ xã hội và làm chủ bản thân Việc đạy học một cách thụ động rao giảng hoàn tồn khơng phù hợp với nền

giáo dục của chúng ta Bởi vì nền giáo dục của một chế độ xã hội này khác thậm chí đối lập với nền giáo dục của xã hội

khác không phải chỉ ở nội dung và phương pháp nổi bật là

sự khác biệt đối lập giữa lôi học kinh viện nhồi sọ thụ động

u pha hợp giữa mục tiêu giáo dục nội dung và phương pháp dạy học, N.K Crupxkaia khẳng định: "Nếu mục đích của nhà trường là giáo dục những người nô lệ chỉ biết phục tùng bọn tư bản thì phương pháp sẽ phù hợp với nó và khoa học được sử dụng để giáo dục những người ngoan ngoãn chấp hành càng ít biết độc với cách học chủ động thông mỉnh sáng tạo Nói về suy nghĩ phán đoán càng tốt nếu mục

dich cua nhà trường là giáo dục những người xây dựng chủ nghĩa xã hội có ý thức thì phương pháp sẽ hoàn toàn khác, mọi thành tựu sẽ được sử dụng để giáo dục cho biết độc lập

Trang 3

suy nghĩ, hành động tập thể và có tổ chức, nhận thức rõ kết quả hoạt động của minh, phát triển tối đa tính thần chủ

dong™”

Liên hệ đến môn Giáo dục công dân, chúng ta cũng thấy tình hình như vậy Ở nhà trường phong kiến, tư bản việc đạy các môn Luân lý, Đạo đức được thực hiện theo phương pháp bat hoe sinh phải thừa nhận, làm theo để trở thành

người phục vụ cho giai cấp thống trị Ở nhà trường xã hội chủ

nghĩa việc dạy môn Giáo dục công dân là làm cho học sinh tự giác nhận thức làm theo những điều đúng mà Đảng Bác Hồ đã chỉ dẫn luật pháp quy định Tuy nhiên trong dạy học Giáo dục công dân hiện nay ở trường Trung học phổ thông

,của chúng ta vẫn chưa xoá bỏ hết những ảnh hưởng của lối

giáo dục giáo điều tách rời học với hành

Qua khảo sát thực tế chúng tôi tổng kết, khái quát hai cách học hiện còn tồn tại trong đạy học Giáo dục công dân

của nhà trường chúng ta, dĩ nhiên lối học cũ chỉ là tàn dư không phải là "chính thống”: còn cách học mới nhằm phát

huy tính tích cực của học sinh mới là chủ đạo Tuy vậy cuộc đấu tranh để xác lập phương pháp dạy học mới trong Giáo dục công dân cũng như các môn học khác còn gay go, phức tạp thực sự đã diễn ra một “cuộc cách mạng” trong mỗi thầy

giáo cán bộ chỉ đạo bộ môn lãnh đạo giáo dục các cấp học

sinh gia đình và xã hội

“ONK Crupxkaia: But ky vé phuwong phap trong quyén “Trén

con đường đến nhà trường mới” đẫn theo Phan Ngọc Liên và Trần

Văn Trị (Chủ biên): Phương pháp dạy học Lịch sử Nxb Giáo dục

Hà Nội, 2000 tr.9

Trang 4

Chúng tôi lập bảng so sánh về kiểu dạy học cũ “truyền thống” với phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính

tích cực học sinh trong bộ môn Giáo dục công dân như sau:

k-

1 Cung cấp cho học sinh nhiều

kiến thức, chất chồng, làm cho|được chương trình quy định,

Kiểu dạy cũ

việc tiếp thu trở nên quả tải |hiện trong sách giáo khoa,

2 Trên lớp giáo viên chỉ "độc

iảng giải nhiều, khiến cho

thoại

ghi chép để học thuộc lòng

3 Hoc sinh vé nha chỉ học sách| giao khoa mà không tự mình tìm;

hiểu thêm các vấn để có liên

quan trong sách, báo hay trong thực tế khảo một vài tài lieu can thiết nghỉ để tự giải quyết vấn đề ——_-— bạn

4 Dạy hoc dung theo các mục trong một bài, không có hệ thống, rời rạc S Việc trình bày theo trình r _jvững chắc, sâu sắc 5 Bài giảng của thầy có quan hel sách giáo khoa, lặp lai_ndi dung/chat chẽ với bài viết trong sách 192 Phương pháp dạy lạy học tích cực 1 Chọn một số kiến thức cơ bản

2 Giáo viên lưu ý học sinh muc dich)

hoc tap bai, những kiến thức cơ bản

lhọc sinh thụ động nghe giảng jean nắm, đặt vấn đề, hướng

học sinh tiếp thu thông minh, có suy!

3 Học sinh doc ky bai viết trong,

sách giáo khoa, bài giảng của thầy,

tìm hiểu thêm trong sách, trao đổi,

thảo luận với bạn bè, đặt vấn đề để|

tự giải đáp hay hỏi thầy, trao đổi với| 4 Các vấn để đặt ra trong giảng dạy của thầy và tự học của học sinh|

được đặt trong một hệ thống của,

một lớp, của cả cấp học, có mối liên|

hệ hữu cơ với nhau Bài trước làm,

cơ sở cho bài sau, bài sau củng cố,

Trang 5

isách giáo 0 khoa | mot cách buồn|khoa, song ¡ không lap lại nguyên xi, kẻ, không gây cho học sinh hứng|mà có phần hướng dẫn học sinh tụ

thú học tập học một vài vấn đề dễ hiểu, đơn

giản, bổ sung thêm tài liệu vừa phảii

để hụ học sinh tự học thêm

l6 Việc kiểm tra, đánh giả chỉ 6.Th; Thầy giáo và học sinh quan niệm dừng ở việc đặt câu hỏi theo một đúng về yêu cầu, sự cần thiết phải

công thức để học sinh trả lời có bài tập, thực hành trong bộ môn

đúng như lời thấy giảng, trong, lViệc kiểm tra, đánh giá được thực:

sách giáo khoa, mà không có bài hiện với nhiều hình thức khác nhau, |

tập, thực hành cần thiết, tối thiểu phong phú, huy động không chỉ trí,

Việc đánh giá kết quả học tập, nhớ mà cả sự thông minh, sang tao chủ yếu là xét xem học sinh có trong học tập của học sinh Ngoài| ghi nhớ một số kiến thức được |các câu hỏi, bài tập thực hành của ¡xem là "chuẩn" hay không |——

/7 Dạy lý thuyết không gắn với lthực hành, với tạo được hứng thủ

‘hoc tập, không góp phần tích cực vào việc bổi dưỡng tư tưởng, (phẩm chất, đạo đức

giáo viên, học sinh cũng tự đặt vấn

đề để tim hiểu, trả lời, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau

7 Việc dạy học lý thuyết bao giờ

cũng gắn với thực tế, liên hệ thực tế một cách thông minh, có hiệu quả, tránh cỏng thức, giáo điều, hô khẩu

hiệu suông Việc liên hệ thực tế bao: lgiờ cũng xuất phát từ cơ sở sự am

lhiểu về những vấn để lý thuyết

đang học cũng như tình hình thực

tiễn của bản thân và của đời sống,

xã hội Phương pháp liên hệ thực tế|

Trang 6

ñ 'Hoạt động học tập của học sinh chỉ bó hẹp trong việc học

sách giáo khoa, bài giảng, đơn điệu, buồn tẻ |giáo khoa, bài giảng của thầy Nguồn kiến thức của học sinh rat) lhạn hẹp, chỉ bó gọn trong sách! bộ môn, vận dụng kiến thức đã học) vào đời sống, liên hệ tài liệu đang lhọc với thực tế đời sống rất sinh động hấp dẫn, gây hứng thú, kích thích sự suy nghĩ,, hướng dẫn hành động thực tiễ

dẫn tự học trên lớp (nghe giảng, ghỉ| chép theo sự nhận thức của minh

một cách chủ động), tự học ở nhà (ôn bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị

(tiếp nhận bài mới ); tiến hành các, hoạt động ngoại khoả, thực hành|

(khác |

Nguồn kiến thức của học sinh rất

phong phú, đa dạng, bao gồm bài giảng của thầy, sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo thích (hợp, cần thiết, đổ dùng trực quan, thực tế cuộc sống mà học sinh nhận| thấy trong sinh hoạt và trong những

lhoạt động ngoại khoả bộ môn, trong các đợt làm công tác công ích,

(xã hội Các nguồn kiến thức tý,

thuyết và thực hành) làm phong phú, — Wie học tập bộ môn

Trong tình hình chung của việc dạy học Giáo dục công

dân nêu trên, việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh cũng có những tồn tại của phương pháp cũ và phương pháp mới, phát huy tính tích cực học sinh

194

Trang 7

nhau của hai cách học cũ và mới này trong sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh và các tài liệu tham khảo khác Tuy nhiên, một

cách khái quát có thể nêu mấy điểm chủ yếu sau đây:

Thứ nhất dùng tài liệu một cách chiếu lệ, hình thức mà

không đi sâu, làm rõ nội dung, mục đích môn học Phương

pháp phát huy tính tích cực học sinh được thể hiện ở việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh sát với nội dung, yêu cầu bài học, làm tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây hứng thú học tập của học sinh Tài liệu được sử dụng là

những đoạn trích dẫn ngắn, có nội dung súc tích, vừa sức, phù hợp với yêu cầu học tập và trình độ học sinh

Thư hai, tài liệu được sử dụng chỉ để minh hoạ cho một ý

của bài học, không nêu bản chất sự việc được trình bày một

cách có hệ thống, sâu sắc Việc sử dụng như vậy không đem

lại kết quả gì Việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh có hiệu quả

trong việc nâng cao chất lượng dạy học Giáo dục công dân là

làm tăng thêm kết quả giáo dưỡng, giáo dục, phát triển của bài học cụ thể Ví như, khi đọc thư "Gửi họ Nguyễn Sinh”: “Nghe tin anh Cả mất (tức cụ Nguyễn Sinh Khiêm, tác giả chú - NMT), lòng tôi rất buồn rầu Vì việc nước nặng nhiều,

đường sá xa cách, lúc anh đau yếu tôi không thể trông nom,

lúc anh tạ thế tôi không thể lo liệu

Than ôi! Tôi chịu tội bất đệ” trước linh hồn anh và xin bà con nguyên lượng” cho một người con đã hy sinh tình nhà vì

phải lo việc nước 4

Ngay 9 thang 11 nam 1950

H6 Chi Minh™”

* Bat dé: khong tron tinh anh em ” Nguyên lượng: tha thứ

*" Hồ Chí Minh:Toản tập tập 6, sdd, tr 114

Trang 8

Sử dụng tài liệu này khi dạy bài “Tình cảm gia đình”, nhằm làm cho học sinh nhận thấy những mối quan hệ của

Bác Hồ với gia đình, đất nước, tình cảm thắm thiết của mình

với anh, chị; đức tính khiêm tốn, giữ đúng đạo nhà, phép

nước của một chiến sỹ cách mạng, một lãnh tụ của Đảng, của

dân tộc Bằng nhiều câu hỏi gợi cho học sinh hiểu về tình

cảm, thái độ, cách giải quyết của Bác Hồ đối với người anh cả vừa qua đời để các em thấy rõ con người cộng sản Hồ Chí Minh trọn nghĩa, vẹn tình với gia đình, Tổ quốc Qua phân tích, học sinh thấy được tấm gương trong sáng, vĩ đại, rất

gần gũi của Bác Hộ, để học tập, noi theo trong quan hệ, thái

độ đối xử với gia đình,Tổ quốc

Cách dạy học thông minh, phát huy tính tích cực trong Giáo dục công dân nêu trên có tác dụng nâng cao nhận thức

khoa học của bài, bồi dưỡng, củng cố, làm phong phú tư tưởng, tình cảm học sinh Cách dạy học như vậy, tuy mới phổ biến, đẩy mạnh trong vài năm gần đây, với việc sử dụng tài liệu tham khảo, trong đó có tài liệu của Hồ Chí Minh, đã thu được nhiều kết quả tốt Tuy nhiên, ảnh hưởng của quan

niệm, phương pháp dạy học cũ vẫn chưa được khắc phục

nhiều, nó tác động đến phương pháp sử dụng tài liệu một cách chủ động, tích cực và là một trở ngại cho việc nâng cao

chất lượng bộ môn

Thứ ba việc sử dụng tài liệu tham khảo nói chung, tài

liệu Hồ Chi Minh nói riêng, theo cách dạy học cũ nặng về

minh họa, bổ sung kiến thức đang học,làm cho việc học tập nặng nề, quá tải mà không nâng cao trình độ lý luận trong học tập Giáo dục công dân Trái lại, việc đổi mới trong dạy học Giáo dục công dân, trong sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh

không chỉ cung cấp tri thức về các vấn để đang học mà còn

Trang 9

học về “Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam} giáo viên sử dụng phần trích đã dẫn ở chương II, trong "Báo cáo uề dự thảo Hiến pháp sửa đổi tại kỳ họp lần thứ I1 Quốc hội khoá I nước Việt Nam dân chủ cộng hoà” (ngày 18-

12-1959), chúng ta hướng dẫn học sinh, khẳng định mấy vấn dé co ban sau day:

- Vị trí, ý nghĩa quan trọng của Hiến pháp đổi với một

quốc gia: "Hiến pháp Việt Nam phải ghi rõ những thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên nguyên tắc

đoàn kết toàn dân, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, thực hiện chính quyền mạnh mẽ của nhân dân””'

- Rự sửa đổi Hiến pháp trong từng thời kỳ lịch sử cho phù

hợp với tình hình, nhiệm vụ cách mạng cụ thể

- Tính chất, nội dung cơ bản của Hiến pháp

Thứ tư, việc sử dụng tài liệu tham khảo, trong đó có tài

liệu Hồ Chí Minh theo cách đạy học cũ nặng về trích dân, ghỉ nhớ có tính chất hàn lâm Việc đổi mới phương pháp sử dụng

tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học Giáo dục công dân theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, được tiến hành như sau:

- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh,

giáo viên phải làm cho các em hiểu rõ, ngắn gọn xưốt xứ tài liệu, mục đích uà phương pháp sử dụng

- Gợi ý cho học sinh nấm được các uấn đề cơ bản trong câu trích, môi quan hệ giữa câu trích ouà bài học Giáo dục công dân

Giáo viên hướng dân học sinh tim hiéu ngay trên lớp (đối

với các câu ngắn, dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài giảng), vé

°* Hồ Chí Minh: Toản táp, tập 9, sdd, tr 582

Trang 10

nhà tự đọc, suy nghĩ và vận dụng để nắm bài học, làm bài

tập, chuẩn bị báo cáo trong sinh hoạt ngoại khoá

Như vậy, việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong môn

học Giáo dục công dân được tiến hành trong tất cả các khâu của quá trình dạy học:

~ Trình bày kiến thức mới - Tự học ở nhà

~'Làm bài tập, thực hành ~ Kiểm tra, đánh giá

1 SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TRÌNH BÀY KIẾN THỨC BÀI MỚI

Vấn để này đã được trình bày khá rõ và nhiều trong chương II và phần đầu của chương này, chúng tôi không nhắc lại Ở đây xin nêu một số điểm có tính chất tổng kết,

khái quát thành một số yêu cầu, nguyên tắc của việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh khi trình bày kiến thức mới trong dạy học Giáo dục công dân

Thứ nhất, tài liệu Hồ Chí Minh có thể sử dụng trong dạy

học tất cả các bài Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ

thông, như chúng tôi đã tuyển chọn, trích dẫn, lưu ý sử dụng ở từng bài Trong dạy học bộ môn, tùy điều kiện cụ thể, trình độ học sinh, giáo viên chọn một số câu phù hợp nhất với nội dung bài học, chứ không thể dùng tất cả những câu mà

chúng tôi trích dẫn, hoặc bản thân giáo viên tuyển chọn

thêm Hơn nữa, dạy học 1 tiết Giáo dục công dân trên lớp không chỉ có dùng tài liệu của Hồ Chí Minh (tài liệu cơ bản

và chủ yếu) mà còn phải sử dụng nhiều loại tài liệu khác

Trang 11

chủ nghĩa Mác - Lênin, tài liệu văn kiện của Đảng và Nhà

nước) Vì vậy, để tránh quá tải, trong khi chuẩn bị bài, giáo viên xác định một vài đoạn trích trong tài liệu Hồ Chí Minh mà thấy thích hợp nhất, vừa sức học sinh và tập trung vào

giải quyết vấn để cơ bản

Ví như, khi dạy về “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, giáo viên chọn câu của Hồ Chí Minh: “Xây dựng chủ nghĩa xã

hội là thay đổi cả xã hội, tha

hội không còn người bóc lộ

đổi cả thiên nhiên, làm cho xã

hông còn đói rét mọi người đều

được ấm no và hạnh phúc

Câu nói này khẳng định tính tất yếu của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh gian khổ để tiến lên chủ nghĩa xã hội nhằm đạt mục tiêu “đân giàu, nước mạnh, xã

hội văn mình”

Thứ hai, khi sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học, giáo viên có thể gợi ý học sinh nhắc lại một câu quen thuộc

mà các em đã biết Ví dụ,khi đạy bài về “Quyền tự do, dan

chủ”, giáo viên gợi ý học sinh nhắc câu nói nổi tiếng, mang

tính chất nguyên lý của thời đại "Không co gi quy hơn độc

lập, tự do? Hoặc khi dạy về "Đoàn kết dân tộc”, giáo viên gợi

ý học sinh nhắc lại câu:

“Doan két, đoàn kết, đại đoàn kết,

Thành công, thành công, đại thành công!”

Trong trường hợp không thể gợi cho học sinh nhắc đến

câu quen thuộc thì giáo viên nêu lên một đoạn trích dẫn khi

trình bày về một vấn để trong bài học Đoạn trích phải dễ hiểu đối với học sinh Ví như, khi dạy bải *Nghĩa vụ công

đần”, giáo viên gợi ý cho học sinh nêu lần lượt những nhiệm °* Hồ Chí Minh: Toản (áp, tập 9, sdd, tr 447

Trang 12

vụ của người công dân đối với Tổ quốc trong công cuộc xây

dựng và bảo vệ đất nước (nêu bằng các câu hỏi nhỏ về từng

vấn đề: “Khi Tổ quốc bị kẻ thù xâm lược, người dân phải làm

gì?" hoặc “Đối với việc xây dựng các công trìah công cộng mỗi người phải đóng góp gì?” Cuối cùng, giáo viên tổng kết các ý kiến của học sinh theo nội dung sách giáo khoa và chốt lại bằng đọc một câu của Bác Hỗ ước ta là nước đân chủ nghĩa là nước nhà do nhân đân làm chủ Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vu lam tròn bôn phận công dân giữ đúng đạo đức công đân tức là

- Tuân theo pháp luật Nhà nước

- Tuân theo ký luật lao động - Giữ trật tự chung

- Đóng góp (nộp thuế đúng kỷ đúng số) để xây dựng lợi

ích chung

- Hãng hái tham gia công việc chung

- Bảo vệ tài sản công cộng - Bảo vệ Tổ quốc”U',

Thứ ba dẫn một câu nói của Hồ Chí Minh để nâng cao

trình độ nhận thức lý luận va kha nang thực hành của học

sinh Trong dạy học Giáo dục công dân cần tránh hai

khuynh hudng khong dung Mot la, biên bài dạy thành

những lời khuyên về đạo đức hoặc thuộc lòng một số công thức mà không giúp các em hiểu rõ lý giải nội dụng các vấn

để lý luận Hai là nặng về trình bày lý thuyết mà không liên hệ thực tiễn không giúp cho học sinh có ý thức và khả nang vận dụng kiến thức thực hành Hai mặt này phải gân với

nhau Trước hết học sinh phải năm cơ sở lý luận của vấn để

"" Sdd, tap 7, tr 452

Trang 13

đang học, rút ra từ đó những khái niệm, nguyên lý, tổng kết khát quát, quy luật phù hợp với trình độ học sinh Không có cơ sở lý luận sẽ không nâng cao trình độ ly thuyét khi hoc bộ môn, không xây dựng cơ sở vững chắc để hành động thực

tiễn

Tài liệu của Hồ Chí Minh được sử dụng trong dạy học Giáo dục công dân sẽ góp phần thực hiện tốt công việc này

khi mà giáo viên hướng dẫn học sinh phát huy tính tích cực

tư duy của mình trong học tập

Ví như khi day vé “Nha nude của dân, do dan, vi dan” mà chỉ dừng ở việc làm cho học sinh nhớ thuộc lòng học vẹt mệnh để này thì các em thấy quá khô khan không thể biến

sự hiểu biết thành tình cảm thái độ hành động cụ thể Vì

vậy có thể dẫn câu nói của Hồ Chí Minh hoặc dựa vào câu nói này làm cơ sở để cho học sinh nắm được nội dung cơ bản của van dé dang hoc Nha nude cua dân có nghĩa là “bao

nhiéu quyén han déu la cua dan” Diéu nay duge thé hién 6 trong bộ máy Nhà nước, mọi cán bộ đều là "đầy tớ của dân”, do nhân dân trực tiếp hay gián tiếp bầu ra, có quyền giám sát, bãi miễn Và chính Hồ Chí Minh cũng xác định là “người

lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận””'

Nhà nước do dân là "Chính quyền từ xã đến Chính phủ

trung ương đo đân cử ra Đoàn thể từ trung ương đến xã, do

dân tổ chức nên”"" Vì là Nhà nước do đân, nên "Dân như

nước, mình như cá" "Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết”,

*Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”, “Nha

nước muốn điều hành quản lý xã hội có hiệu lực hiệu quả ° Hồ Chí Minh: Toàn tập sdd, tập 5, tr ð82

°®' Sđd, tập 4, tr 161

'° Sdd, tập 5, tr 698

Trang 14

nứt định phải dựa uào dân”, “Đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân Chính phủ chỉ giúp kế hoạch, cổ động, chứ không phải bao cấp, làm thay dân để làm cho dân ỷ lại, chờ

đợi”),

Nhà nước uì dân là “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân” Do đó,

“Việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được Việc gì hại

cho dân, thì phải hết sức tránh”?'

Những đoạn trích ngắn gọn trong tài liệu của Hồ Chí

Minh được dùng trong bài học “Nhà nước xã hội chủ nghĩa",

vừa giúp học sinh nắm cac khai niém “Nha nude cua dan”,

“Nha nutéc do dén”, “Nha nước vi dân”; hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ của mình đối với việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa, vừa bồi dưỡng, củng cố tình cảm, lòng kính yêu đối với Bác Hồ

Ngoài ba biện pháp sư phạm trên, giáo viên tuỳ điều kiện

cụ thể hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh

trong giờ học Giáo dục công dân trên lớp Ví như, gợi ý học sinh tìm đọc những câu nói, câu viết của Người phù hợp với

bài học, hoặc từ câu trích dẫn đặt vấn đề để học sinh hiểu rõ

các kiến thức đang tiếp nhận Ví dụ, khi trình bày về Nhà

nước pháp quyền, giáo viên trích hai câu trong bài “Việt Nam

yêu cầu ea”:

“Bảy xin Hiến pháp ban hành,

Trăm điều phải có thần linh pháp quyền””

để học sinh đặt câu hỏi: "Vì sao Bác Hồ đặt "pháp quyền” có vị trí quan trọng như vậy?”

°* Hồ Chí Minh: Toản tập, sdd, tập 5, tr 65

® Hồ Chí Minh: Tồn :ập, sđd, tập 6, tr 88

'* Sđd, tập 1, tr 438

Trang 15

II SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỒ CHÍ MINH TRONG TỰ HỌC Ở

NHÀ VÀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHOÁ

Trong một mức độ nhất định, giáo viên hướng dẫn học

sinh tự đọc tài liệu của Hồ Chí Minh ở nhà - những tài liệu

phục vụ các bài đang học, để tổng kết, ôn tập, chuẩn bị tiếp

thu kiến thức mới và chuẩn bị cho công tác ngoại khố bộ mơn

1 Đọc tài liệu Hồ Chí Minh phục vụ cho việc học tập

các bài nội khoá

Đọc tài liệu Hồ Chí Minh cũng như các loại tài liệu tham

khảo khác là hình thúc phổ biến, có hiệu quả,cung cấp thêm

kiến thức cho học sinh trong giờ nội khố về Giáo dục cơng

đân - các tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung bài học

hay mở rộng kiến thức các môn học có liên quan, theo nguyên

tắc liên môn trong dạy học

Điều này góp phần rèn luyện cho học sinh kỹ năng, thói

quen, hứng thú và phương pháp “làm việc” với tài liệu Hồ

Chí Minh Đây là hình thức đơn giản, đễ làm, vì sưu tầm và

cung cấp tài liệu cho học sinh không khó, chỉ rút ra ở Toàn tập Hồ Chí Minh Song biện pháp sư phạm này lại có hiệu

quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

Trước tiên giúp học sinh lập danh mục những tài liệu Hồ

Chí Minh có liên quan đến bài học mà các em có thểsưu tầm Danh mục này có phan “toi da” và phần "tối thiểu” về các tài liệu cần đọc, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương

Tiếp đó, giáo viên giới thiệu sơ lược xuất xứ các loại tài

liệu Hồ Chí Minh sẽ được sử dụng và hướng dẫn cách tìm Mỗi một phần của chương trình Giáo dục công dân ở từng lớp

10, 11, 12 chỉ nên chọn một số lượng cần thiết

Trang 16

Việc đọc tài liệu, cũng như các loại sách tham khảo có ˆ

liên quan đến bộ môn Giáo dục công dân phải có phương pháp, chứ không thể tuỳ tiện Học sinh phải biết ghỉ chép các mục nhỏ sau đây:

+ Xuất xứ của tài liệu (ra đời trong điều kiện, hoàn cảnh nào, có trong sách nào, số trang)

+ Nội dung chủ yếu của tài liệu có liên quan đến các vấn

đề của bài học

+ Những vấn đề rút ra khi đọc tài liệu, góp phần bổ sung, củng cố các kiến thức đã học, hay chuẩn bị cho bài mới, để

kiểm tra hay chuẩn bị cho công tác ngoại khoá, thực hành

+ Ghi chép một vài điểm cần thiết để phục vụ bài nội

khoá hay hoạt động ngoại khoá `

Ví như, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài “Con đường

dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, qua các bước sau:

+ Hướng dẫn học sinh đi tìm hoặc cung cấp tài liệu cho

học sinh

+ Giới thiệu qua tài liệu này: Bài viết cho tạp chí “Các

uấn đê phương Đông" (Liên Xô trước đây) nhân kỷ niệm lần

thứ 90 ngày sinh của Lênin

+ Hướng dẫn học sinh nêu những vấn đề cơ bản có liên

quan đến bài học về “Xác định đúng con đường cứu nước”: - Bác Hồ đi tìm con đường cứu nước khi phong trào yêu

nước chống Pháp của nhân dân ta đang gặp khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc

- Việc nhận thức về Cách mạng tháng Mười còn "cảm

tính tự nhiên”, chưa nhận thấy ý nghĩa lịch sử của nó

Trang 17

- Tham gia Đảng Xã hội Pháp vì Đảng tỏ ra đồng tình với

cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức

- Tinh cam của Bác Hồ khi đọc Luận cương của Lênin về

các van dé dân tộc và thuộc địa, đăng trên báo Nhân đạo

- Sự khẳng định con đường cứu nước đúng sau khi đọc

Luận cương “ rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! ( ) vui mừng đến phát khóc .”?),

+ Rút ra các điểm có liên quan đến bài học, như Bác Hồ

đã xác định đúng con đường cứu nước cho dân tộc; lòng biết

ơn đối với Lênin, Bác Hồ

9 Đọc tài liệu Hồ Chí Minh chuẩn bị cho công tác

ngoại khoá

Hoạt động ngoại khoá trong các môn học ở trường Trung

học phổ thông, trong đó có môn Giáo dục công dân mang tính chất tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức học sinh về nhiều mặt khác nhau của cuộc sống, góp phần gây hứng

thú học tập cho các em

Điều quan trọng trong hoạt động ngoại khố mơn Giáo dục cơng dân là vận dụng những kiến thức học sinh đã học

vào thực tế cuộc sống, kết hợp học với hành, lý luận với thực

tế Qua đó giáo dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, ý thức

lao động và tỉnh thần tập thể, tuân thủ pháp luật, nhận thức

đúng quyền lợi, nghĩa vụ công dân, lòng yêu thương, đoàn

kết với bạn bè, đồng bào

Trong hoạt động ngoại khoá,nổi bật hai đặc điểm: tính chất tự nguyện và sự phát triển nhận thức tích cực, độc lập,

Trang 18

năng khiếu của học sinh trong việc học tập bộ mơn Trong hoạt động ngoại khố, học sinh bộc lộ rõ rệt những phẩm

chất, năng khiếu cũng như các mặt nhược điểm của học sinh

Ví như, học sinh rất say mê nghe kể chuyện về Bác Hồ ghi nhớ lời Bác dạy, song lại ngại phân tích nội dung tài liệu của Bác trước lớp học hay tổ học tập Do đó, hoạt động ngoại khoá sẽ góp phần phát triển toàn diện cho học sinh Nếu bài nội khoá là hình thức bắt buộc của việc học tập, phải tuân thủ nghiêm ngặt chương trình đã quy định về thời gian nội dung thì hoạt động ngoại khoá ít bị gò bó hơn, lại mang tính chất tự nguyện nên đưới sự hướng dẫn của thầy giáo học sinh có thể thoải mái tự do hơn trong việc chọn tư liệu, chủ để để thực hiện Dĩ nhiên công việc này không thể tuỳ tiện mà bao giờ cũng gắn với nội dung mục đích học tập

Trong các hình thức hoạt động ngoại khoá, việc dọc tài liệu của Hồ Chí Minh để kể chuyện, nói chuyện trong lớp hay tổ học tập hoặc trong nhân dân, nhân những ngày kỷ niệm

lịch sử (ngày Quốc khánh kỷ niệm thành lập Đảng, kỷ niệm

ngày sinh Bác Hồ )

Công việc này đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị kỹ có sự hướng dẫn của giáo viên, việc phối hợp hỗ trợ của bạn học

Kể chuyện là hình thức hoạt động ngoại khoá hấp dân dễ làm và có tác dụng giáo dục cao

._ Có nhiều cách kể chuyện trong hoạt động ngoại khoá của môn Giáo dục công dân:

+ Một học sinh đọc một tài liệu của Hồ Chí Minh, như bài

"Con đường dân tôi đến chủ nghĩa Lênin` rồi kể lại van tat

theo sự chuẩn bị nêu trên

+ Từ một tài liệu mà học sinh được hướng dẫn đọc đặt ra

một vấn đề để lớp hay tổ thảo luận Ví như, sau khi đọc tài

Trang 19

liệu trên (tất cả học sinh đều đọc), một học sinh đặt vấn đề cho cả lớp hay tổ thảo luận, trao đổi: “Vì sao Bác Hồ lại vui sướng đến phát khóc sau khi đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa?” hay “Qua bài viết của Bác Hồ, chúng ta học được điều gì?”

Kể lại nội dung một tài liệu đã đọc phải rõ ràng khúc

chiết nêu được những ý cơ bản, làm cho người nghe nắm

được vấn để xúc động, bị thu hút vào nội dung tài liệu Kể lại nội dụng tài liệu không phải là thông báo khô khán chỉ

cùng cấp cho người nghe một số thông tin nhất định mà phải nâng cao sự hiểu biết Ví như kể lại nội dung bài viết "Hành hình kiêu Linsd, một phương diện ít người biết của nên van mình Mỹ”, người thuật lại nội dung tài liệu không phải chỉ kể về cách giết người man rợ của bọn phân biệt chủng tộc của

dang 3K (dang Ku Klux Klan) một cách sinh động, gây được xúc động mạnh mẽ, mà còn phải làm cho người nghe hiểu rõ

về thực chất cái gọi là "văn minh Mỹ”, vé “dan cha My” ma bọn để quốc thường rêu rao: “Điều mà mọi người có lẽ không biết là người đa đen châu Mỹ, tiếng rằng đã được giải phóng 65 nam nay rồi, nhưng vẫn còn phải chịu đựng nhiều nỗi

thống khổ ghê gớm về tỉnh thần và vật chất, mà tàn ác nhất

và ghê gớm nhất là tực hành hình kiểu Linsơ"''

Sau khi giới thiệu nội dung bài viết (việc hành hình người Mỹ da đen tính chất man rợ của nó ), người kể nội dung tài liệu sẽ đặt một số vấn để cho bạn học trao đổi:

* Tinh tit nam 1859, sau khi chiến tranh Nam - Bắc ở Mỹ kết

thúc đến năm 1924, khi Hồ Chí Minh viết bài này + Hồ Chí Minh: Toản tập, sdd, tập 1, tr 306

Trang 20

~ “Vi sao bon phân biệt chủng tộc lại giết người da đen

một cách cực kỳ man rợ như vậy?”

- “Thái độ của Bác Hồ đối với “tục hành hình kiểu Linsơ"

này như thế nào? Những chỗ nào trong bài chứng tỏ sự căm

- phân của Bác đối với việc hành hình man rợ này, và sự thương cảm đổi với người da đen””

- “Qua bài này, chúng ta thấy được thực chất của nền tự do, dân chủ kiểu Mỹ là thế nào?” v.v

Như vậy, việc kể lại nội dung tài liệu Hồ Chí Minh cũng

như đối với các loại tài liệu khác, đòi hỏi học sinh phải chuẩn bị kỹ ở nhà (đọc tài liệu, suy nghĩ để đặt vấn đề và giải quyết

vấn đề)

Một cách khái quát, việc kể lại nội dung một tài liệu của

Hồ Chí Minh được chuẩn bị kỹ ở nhà bao gồm các yếu tố sau

đây:

- Giới thiệu nội dung tài liệu ngắn, súc tích

- Nêu những vấn đề được đặt ra từ nội dung tài liệu, có liên quan đến nội dung bài học Ví như, tài liệu “Hành hình kiểu Linsơ" được trình bày khi học về vấn đề "Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ nghĩa”

- Giải quyết các vấn dé được đặt ra nhằm nâng cao việc

nhận thức bài học

Việc kể nội dung tài liệu Hồ Chí Minh như vậy chắc chắn sẽ làm cho người nghe hứng thú, bổ ích và nâng cao chất

lượng học tập Việc chọn đọc tài liệu nào tuỳ thuộc ở nội dung

bài đang học, tuỷ thuộc yêu cầu cụ thể của cơng tác ngoại khố Trong bất cứ trường hợp nào cũng chọn tài liệu không quá dai, nội dung phong phú, sát hợp với nội dung bài nội khố hay cơng tác ngoại khoá

Trang 21

3 Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong làm bài tập,

thực hành

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng, đồng thời cũng là khởi đầu cho một chu trình khép

kín tiếp theo của việc hoàn thành quá trình học tập

Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học nằm

trong hệ thống của các mặt khác nhau, có quan hệ hữu cơ với

nhau Đó là:

Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Kiểm tra, đánh giá

Trong thực tế dạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông việc kiểm tra, đánh giá thường bị coi nhe do quan niệm không đúng vé vai trò của công uiệc này đổi uới uiệc bảo đảm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

Mặt khác, cũng do giáo oiên dạy Giáo dục công dân chưa đầu

tư công sức uào công uiệc này

Đồng thời, chúng ta cũng cần khắc phục một sai lầm

thường gặp trong việc kiểm tra, đánh giá khi dạy học Giáo dục công dân: thường chú trọng đến uiệc nắm các kiến thức cơ

bản mà nhẹ uiệc lý giải, phân tích, uận dụng uào thực tế Do

đó, việc kiểm tra nặng về nhớ sự kiện cụ thể mà không chú ý

rèn luyện khả năng lập luận, khả năng thực hành

` Trên cơ sở quan điểm giáo dục của Dang, lý luận dạy học hiện đại, việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Giáo dục công dân cần tuân thủ một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ việc kiểm tra, đánh giá của

giáo viên với phát huy hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của

học sinh Ở đây, học sinh phải biết nhắc lại những kiến thức

cơ bản đã học và trình bày lại một cách rõ ràng, lôgie (cho bản thân mình, cho bạn học, thầy giáo)

Trang 22

Thứ hai, việc kiểm tra, đánh giá phải căn cứ vào nội dung

sách giáo khoa, bài giảng của thầy, theo những yêu cầu của

chương trình đã quy định, không nên quá thoát ly khỏi chương

trình, sách g:ao khoa, làm cho giờ kiểm tra trở nên nặng nề,

quá sức học sinh, làm cho các em hoang mang, lo sợ Đồng

thời, có thể mở rộng việc kiểm tra, đánh giá các kiến thức khác

có liên quan để xem trình độ nhận thức của học sinh

Thứ ba, sử dụng nhiều hình thức và phương pháp kiểm

tra, đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân của học

sinh một cách linh hoạt, sáng tạo Đó là việc hiểm tra miệng

bài cũ vào đầu giờ học bài mới; hiểm tra uiết trong 15 phút

sau một phần chương trình; hoặc 1 giờ sau một học kỳ, một năm học

Dù với hình thức, phương pháp nào, việc kiểm tra, đánh giá học sinh không chỉ giới hạn ở việc học thuộc, nhắc lại

những kiến thức trong sách giáo khoa, bài giảng của thây, mà phải gợi lên sự thông mình, phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập Vì vậy, phải tăng cường sử dụng các

loại bài tập có tác dụng cao, trong đó có loại bài tập dựa uào

uiệc sử dụng tài liệu của Hồ Chí Minh

Để xây dựng các loại bài tập trên cơ sở tài liệu Hồ Chí

Minh, cần phải bảo đảm quy trình hợp lý, với các nguyên tắc, yêu cầu như sau:

- Bước đầu tiên là xác định mục đích của việc xây dựng các loại bài tập, thực hành trong môn Giáo dục công dân trên

cơ sở sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh

- Bước 2, nghiên cứu kỹ chương trình, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân ở mỗi lớp để xây dựng bài tập phù

hợp yêu cầu, trình độ học tập của học sinh

- Bước 3, xác lập hệ thống các loại bài tập trên cơ sở sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh

Trang 23

- Bước 4, xác định nguồn tài liệu Hồ Chí Minh cần nghiên

cứu, tìm hiểu, lựa chọn, trích dẫn để xây dựng bài tập, thực hành bộ môn

- Bước 5, tiến hành xây dựng bài tập kiểm tra

- Bước 6, tiến hành việc kiểm tra theo hệ thống bài tập

đã được xây dựng

Việc xây dựng hệ thống bài tập trên cơ sở tài liệu Hồ Chí

Minh nhằm:

- Lam cho noi dung bài học chính xác, khoa học, gây hứng thú học tập cho học sinh, có tác dụng giáo dục tình cam tư tưởng

- Phát huy tính tích cực học sinh trong sử dụng tài liệu

Hồ Chí Minh khi hợc Giáo dục công dân

Nội dung bài tập, thực hành trên cơ sở sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh phải mang tính toàn diện (những vấn đề có liên quan đến chương trình Giáo dục công dân ở trường Trung

học phổ thông) - những vấn đề về chính trị, kinh tế, đạo đức,

pháp luật Khi sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh làm bài tập kiểm tra, cần tránh các xu hướng:

- Câu hỏi quá để, chỉ nhắc lại ý kiến của Hồ Chí Minh mà không đòi hỏi học sinh phân tích, lý giải nội dung Ví như,

đặt câu hỏi "Hồ Chí Minh nói gì về Nhà nước của chúng ta?",

học sinh chỉ lặp lại câu “Nhà nước của dân, do dân, vì dân”, mà không phân tích nội dung của cụm từ này

~ Câu hỏi, bài tập quá khó, không vừa sức học sinh, làm cho các em không hứng thú, lo sợ kiểm tra sẽ bị đánh giá kém

- Câu hỏi chỉ nặng về lý luận mà thiếu liên hệ thực tế,

không có tác dụng giáo dục Ví như “Các em hãy phân tích

Trang 24

nội dung năm điều Bác Hồ đạy” mà không có phần “liên hệ

những điều Bác Hồ dạy với yêu cầu phấn đấu, tu dưỡng của học sinh - thiếu niên”

Trong dạy học Giáo dục công dân, có nhiều loại bài tập Mỗi một loại bài tập có thể xây dựng theo từng nhóm Chúng tôi cho rằng, việc phân chia các nhóm bài tập trong dạy học

Lịch sử của Thạc sỹ Trần Quốc Tuấn - giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm Quy Nhơn là hợp lý và có thể vận

dụng vào phân loại bài tập Giáo dục công dân'"

Có thể phân bài tập Giáo dục công dân nói chung bài tập dựa trên cơ sở sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh thành mấy nhóm sau đ

Thứ nhất, nhóm bài tập nhận biết những kiến thức cơ ban của Giáo dục công dân

Cũng như trong dạy học bất cứ bộ môn nào ở trường phổ

thông học sinh phải ghỉ nhớ những điều cần thiết của nội dung kiến thức Loại bài tập này có nhiều dạng:

- Bài tập lựa chọn:

Trude hét 1a loai bai tap lua chon “Dung” (D) hay “Sai”

(S) rất đơn giản không tốn nhiều công sức được trình bày

đưới hình thức những câu xác định và học sinh chỉ phải trả lời Ð hay 8

Ví như dựa vào tác phẩm "Đạo đức cách mạng” giáo viên

ra bai tap: “Em hay dựa vào bài "Đạo đức cách mạng” của Hồ

Chí Minh để xác định trong các câu đưới đây câu nào đúng

+ Ths Trần Quốc Tuấn: Noi dung các loại bài tập lịch sử ở

trường Trung học phố thông, trong quyền Đặng Văn Hồ -Trần Quốc Tuấn: "Bài tập Lịch sử ở trường phổ thông" Đại học Huế

2001, tr 64-102

Trang 25

câu nào sai và điển chữ Ð (nếu đúng), hay chữ S (nếu sai)

vào ư vng !

Con người “phải đấu tranh với giới tự nhiên để sống con ”

Riêng lẻ từng cá nhân con người có thể thắng tự nhiên

và sống còn

"Chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập thể"

*Chủ nghĩa cá nhân không trái ngược với đạo đức cách

mạng

V.Y,

Tuy cùng một loại bài tập trắc nghiệm Ð hay 8 trong môn Giáo đục công dân nhưng nội dung yêu cầu của câu hỏi ở

mỗi phần mỗi lớp không giống nhau: phải phù hợp với trình độ yêu cầu học tập của học sinh mỗi lớp Dù sao loại bài tập

này cũng có những điểm giống nhau

- Những câu xác định trong bài tập (dựa trên cơ sở một tài liệu của Hồ Chí Minh), cần dựa vào những ý cơ bản mà

tính chất đúng hay sai của nó được chắc chắn theo bài học chứ không phụ thuộc vào sự hiểu biết, quan niệm của mỗi

người Ví như khi xác định Ð hay § trong câu “Chủ nghĩa cá

nhân không trái ngược với đạo đức cách mạng”, học sinh dựa vào bài học và sự khẳng định của Bác Hồ “Chủ nghĩa cá

mũ)

nhân trái ngược uới đạo đức cách mạng”"'

+ Khi biên soạn nên lựa chọn câu xác định mà học sinh

trung bình không nhận ra ngay là đúng hay sai, nếu không chịu khó suy nghĩ Ví như, câu hỏi trắc nghiệm: “Riêng lẻ từng cá nhân con người có thể thắng tự nhiên và sống còn” có học

sinh sẽ cho rằng đúng vì trong thực tế có nhiều người tự lo

khẩn hoang cày bừa để sống song nếu suy nghĩ sâu hơn, các

°' Hồ Chí Minh: Toản tap, Sdd, tap 9, tr 283

Trang 26

em sẽ thấy “Muốn thắng lợi, thì mỗi người phải dựa vào lực

lượng của số đông người, tức là của tập thể, của xã hội"),

+ Mỗi câu trong bài tập chỉ nên diễn tả một ý nghĩa,

tránh những câu phức tạp, bao gồm nhiều chỉ tiết

+ Tránh những câu phủ định, không đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ như câu “Con người không thể sống đơn độc, riêng lẻ"

Nói chung, bài tập lựa chọn đúng hay sai được sử dụng

- rộng rãi, phổ biến trong dạy học các môn ở trường phổ thông,

nên trong bộ môn Giáo dục công dân cũng cần sử dụng

- Bài tập lựa chọn kết hợp trình bày ngắn gọn nội dung một biến thức trong dạy học Giáo dục công dân Loại bài tập

này sẽ nâng cao hơn trình độ nhận thức về kiểm tra, đánh

giá học sinh, nó giảm bớt sự tẻ nhạt trong hình thức xây

dựng bài tập lựa chọn một cách đơn điệu Loại bài tập này

tương đối phức tạp vì kết hợp giữa sự lựa chọn "Đúng" hay

“Sai” với việc trình bày ngắn gọn nội dung

Ví như, giáo viên cho học sinh làm bài tập sau đây dựa

vào bài “Đạo đức cách mạng” của Hồ Chí Minh:

+ “Từ lúc xuất hiện đến nay, con người trải qua các cách

sản xuất: dùng cành cây, búa đá - máy móc —- sức điện - sức

nguyên tử” Xác định Ð hay 8 và thuyết minh về sự tiến

triển này?

+ Xác định Ð hay 8 và giải thích về mệnh đề sau:

“Chế độ của riêng - xã hội phân chia giai cấp - mâu

thuẫn xã hội - giai cấp đấu tranh?"

+ Trong các nhóm kiến thức dưới đây, ở mỗi nhóm chọn ra ba kiến thức có mối quan hệ với nhau và trình bày ngắn gọn về môi quan hệ đó:

°* Hồ Chí Minh: Toàn tập, sdd, tập 9, tr 282

Trang 27

« - Xã hội chiếm hữu nô lệ - công nhân - chủ nô - nô lệ e Chế độ tư ban — Quý tộc phong kiến - Tư sản - Vơ

sản

5© - Đạo đức cách mạng - đặt lợi ích cá nhân dưới lợi ích

tập thể - trung quân, ái quốc ~ phê bình, tự phê bình

Thứ hai, nhóm bài tập nhận thức có ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố kiến thức, phát triển tư duy, phát huy

tính tích cực, độc lập nhận thức về kiểm tra, đánh giá kết

quả học tập của học sinh

Qua việc thực hiện loại bài tập này, nhằm giúp học sinh:

- Hiểu sâu sắc, vững chắc hơn các kiến thức về Giáo dục

công dân đã học ở các khoá trình lớp 10, 11, 12

- Phát triển tư duy sáng tạo, độc lập trong việc tiếp thụ

kiến thức mới hoặc tìm ra phương thức mới để tiếp thụ kiến

thức

- Rèn luyện ky nẳng lập luận, lý giải, phân tích, chứng

minh va bac bo

- Nang trình độ nhận thức của học sinh ở mức độ cao hơn so với việc giải quyết các bài tập nhận biết kiến thức về Giáo

dục công dân

Việc xây dựng bài tập nhận thức trong dạy học Giáo dục công dân phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Bài tập phải bám sát nội dung kiến thức cơ bản của

chương trình, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo (ở đây là

tài liệu Hồ Chí Minh)

Trang 28

chất, đặc trưng của các hiện tượng, sự việc, các khái niệm, quy luật lịch sử

- Cần sưu tầm, lựa chọn nhiều nguồn tài liệu khác nhau, trong đó tài liệu Hồ Chí Minh phải giữ vai trò quan trọng để xây dựng bài tập

Ví dụ, một số bài tập kiểm tra đáp ứng các yêu cầu nêu

trên:

+ Khi học về phần “Quyền tự do, dân chủ của con người”

giáo viên dựa vào "Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945 ở Quảng trường Ba Đình lịch sử để

ra bài tập:

Trong "Tuyên ngôn độc lập” 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí

Minh có trích dẫn các câu: "Tất cả mọi người đều sinh ra có

quyền bình đẳng Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyển ấy, có quyền được

sống, quyền tự do và quyển mưu cầu hạnh phúc” (Tuyên

ngôn độc lập Hoa Kỳ 1770) và "Người ta sinh ra tự do và bình

đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyển lợi” (Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyển của

Cách mạng Pháp 1791)”, em hãy nêu những điểm cơ bản của

hai Tuyên ngôn? Trong số các điều ấy điều nào là chủ yếu

phản ánh bản chất giai cấp của các tuyên ngôn? Hãy giải : thích câu trả lời của em? Từ đó rút ra kết luận gì về tự do dân chủ tư sản với tự đo dân chủ xã hội chủ nghĩa”?

- Khi học về Chính sách hình tế trong thời hỳ quá độ từ

chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, dựa vào tài liệu Hồ Chí Minh trong bài "Ba mươi năm hoạt động của Dang” giáo viên có thể ra bài tập nhận biết sau đây:

+ Hồ Chí Minh: Toản tập sđd tập 4 tr 1

® Sdd, tap 10, tr 7-37

Trang 29

Về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí

Minh viết: "Đặc điểm to nhất của ta trong thời kỳ quá độ là

từ một nước nông nghiệp lạc hậu tién thang lên chủ nghĩa xã

hội không phải kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ

nghĩa Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là

phải xây dung nền tảng uật chất 0à kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa miền Bác tiến đần lên chủ nghĩa xã hội có công

nghiệp và nông nghiệp hiện đại có van hoá và khoa học tiên tiên Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa chúng ta

phải cái tạo nền kinh tế cũ xây dựng nền kinh tế mới mà xây dung là nhiệm vụ then chốt và lâu đài”, Trên eơ sở tài liệu

Ho Chi Minh em hay nêu

+ Nội dụng nhiệm vụ quan trong nhất của xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta?

+ Nội dụng này có ý nghĩa và tác dụng như thể nào?

- Liên hệ với công cuộc hiện đại hố cơng nghiệp hoá hiện nay của nước ta theo đường lối tiến lên chủ nghĩa xã hội

cua Dang?

Thu ba, nhom bai tap thuc hanh vé Giao dục công dân Nhóm bài tập này có ý nghĩa và vai trò quan trọng ở hai

mat:

Rén luyén ky nang tu duy, thue hanh tu-dax trong day học bộ môn Giáo dục công đân (sưu tầm tài liệu đồ dùng trực quan, su dụng các phương tiện dạy học tập phân tích đánh

gia lam bai )

Van dụng những kiến thức đã học để tiếp thụ kiến thức

mới đặc biệt vận dụng kiến thức đã tiếp thụ một cách sáng tạo linh hoạt vào cuộc sống nhằm rèn luyện tu đưỡng bản

Trang 30

than, gop phan vao xay dựng và bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành

nhiệm vụ công dân

Hệ thống ! *i tập thực hành rất da dạng, phong phú,giáo

viên cần chú trọng và cố gắng thực hiện tốt Bài tập thực

hành trong môn Giáo dục công dân nhằm đáp ứng các yêu

cầu sau:

+ Gắn với chương trình, sách giáo khoa, thực tiễn đời sông xã hội hiện nay

+ Quán triệt phương châm giáo dục “Gắn lý luận với thực

tiễn", "Học đi đôi với hành”

+ Phù hợp với đặc trưng bộ môn Giáo dục công dân

+ Phù hợp với yêu cầu, trình độ học tập của học sinh, không xảy ra tình trạng “quá tải”, nặng nề

Có những loại bài tập thực hành cơ bản sau:

- Bài tập xây dựng các loại trực quan, chủ yếu là đồ dùng

trực quan quy ước (sơ đồ biểu đồ, đồ thị ) để minh hoạ cụ

thể hoá nội dung các kiến thức Giáo dục công dân đang học Ví như, vẽ sơ đồ về cấu tạo bộ máy Nhà nước của nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Sử dụng tài liệu Hỗ

Chí Minh để vẽ đồ thị về sự phát triển kinh tế hay giáo dục ở

nước ta từ 1945-1965, Vẽ lược đồ Việt Nam,ghi bằng ký hiệu về những thành tựu xây dựng công nghiệp trong những năm

Trang 31

- Bài tập về liên hệ những kiến thức đã học với thực tế xã

hội, địa phương, bản thân Loại bài tập này có tính chất tổng

hợp, giúp học sinh nắm được kiến thức đã học để so sánh, đối

chiếu với tình hình thực tế Từ đó, rút ra những bài học, kinh

nghiệm, xây dựng phương hướng tu dưỡng bản thân, kế hoạch góp phần xây dựng đất nước; đề xuất những kiến nghị với các cấp có trách nhiệm về một vấn đề cụ thể Ví như, giáo viên ra bài tập: “Nêu những nội dung cơ bản về các đức tính "Cần", "Kiệm", "Liêm", “Chính” mà Bác Hồ đã

dạy, từ đó liên hệ với bản thân, tự đánh giá đã thực hiện như thế nào và phương hướng, kế hoạch tu dưỡng bản thân”

Hoặc "Sưu tảm các tài liệu ở địa phương mình về những

thành tựu xây dựng trong những năm từ khi thực hiện

đường lối đổi mới của Đảng (từ 1986 đến 2001)”

Qua việc sưu tầm tài liệu địa phương, học sinh sẽ hiểu rỏ tình hình quê hương mình, qua đó xác định trách nhiệm góp sức xây dựng quê hương trên con đường tiến lên chủ nghĩa xả hội

* *

Việc phân loại và xây dựng hệ thống bài tập trong dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông là điều kiện quan trọng đ dụng có hiệu quả, nhằm nâng cao chất

lượng tồn diện bộ mơn Về lý luận và thực tiễn, cần chú ý:

- Phải tuân theo những nguyên tắc khoa học về bài tập Giáo dục công dan noi chung, bai tap dude xay dựng trên cd

sở tài liệu Hồ Chí Minh nói riêng

- Việc xây dựng bài tập phải bám sát nội dung chương

trình, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân ở Trung học

phổ thông

Trang 32

- Bài tập Giáo dục công dân phải phong phú, da dang vé nội dung, hình thức, thể loại

- Chú ý phát huy tính tích cực của học sinh trong khi làm

bài tập, kiểm tra, gây tâm lý tự tin, không lo ngại, không tìm

cách đối phó

- Phải thực hiện mục tiêu đào tạo chung và mục tiêu của môn học Giáo dục công dân thể hiện ở định hướng chính trí,

gấn học uởi hành, lý luận đi đôi uới thực tiền

Trang 33

KET LUAN

Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh vào đạy học môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông là đáp ứng nhu cầu

khẩn thiết cả về lý luận và thực tiễn đổi với giáo viên và học

sinh - những người đạy và học môn Giáo dục công dân ở

trường phổ thông nói riêng và cả xã hội nói chung

Trong bối cảnh hiện nay khi thế giới đang có những biến

đổi sâu về mọi mặt đặc biệt là sự xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực

phản động trong nước và quốc tế nhất là từ khi Liên Xô sụp đô, việc nhận thức đúng đắn vị trí của việc vận dung tư

tưởng Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục công dân ở trường

Trung học phổ thông chẳng những giúp ta khắc phục cách

nhìn chưa đúng như xem sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh chỉ

thuần tuý mang tính chất tuyên truyền giáo dục chính tri, tư tưởng chung chung mà không xem xét việc sử dụng tài liệu của Hồ Chí Minh là để quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học nâng cao chất lượng giáo dục Vì vậy, khẳng

định tư tưởng Hồ Chí Minh là một khoa học không những phái được đối xử như các môn khoa học khác mà còn phải đặt nó ở vị trí đi trước vì nó là khoa học trực tiếp hình thành thế

giới quan, nhân sinh quan cho các thế hệ người Việt Nam

hiện này và mãi mãi về sau Do đó.việc sử dụng tài liệu Hồ

Chi Minh rat quan trọng với các môn khoa học xã hội và nhân van, đặc biệt môn Giáo dục công dân

Trang 34

thấy tư tưởng Hồ Chí Minh là hiện thực hoá và phát triển ng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh một nước

thuộc địa nửa phong kiến Đồng thời cũng khác phục sai lầm khi đồng nhất tư tưởng Hồ Chí Minh với enủ nghĩa Mác Lénin, ma khong thấy được tính đặc thù và những đóng góp của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin Từ đó giáo dục thế hệ trẻ trên quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Nó cũng khác phục tình trạng không chủ Ý việc sử dụng

tài liệu Hồ Chí Minh vào day hoe 6 nha trường nói chúng

vào Giáo dục công dân nói riêng Do đó không chủ y dén

phương pháp dạy học Giáo dục công đân đến phương pháp sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục công dân

Tình trang sử dụng một cách tuỷ tiên hoặc không sử dụng

cũng chẳng sao, nếu buộc phải sử dụng thi chi mang tinh

chất chiếu lệ

khoa học Và như vậy

lượng bộ môn không khai thác tài liệu của chủ nghĩa Mác

tuyên truyền cổ động không thể hiện tính

sẽ gây hậu qua là làm giảm sút chất

Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách nền tạng tự tudng kim chi nam cho hành động

Noi dung của sách này đã xác đính rõ vị trí, nhiệm vụ yêu cầu sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh vào các khâu dạy học môn Giáo dục công đân ở trường Trung học phố thông, Sách

nêu được một hệ thống những câu trích dẫn trong tài hiệu Hồ

Chí Minh và phương pháp sử dụng vào từng bài eụ thê trong chương trình môn Giáo dục công dân lớp 10 lớp 11 lúp 132 giúp cho giáo viên và học sinh hiệu rõ nội dung mon Giao duc cong dan qua việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh làm sống động những tự tưởng về thể giới quan nhân sinh quan

th Hồ Chí Minh: về đạo đức và

phương pháp và phong cá

Trang 35

nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh: về thời đại, về chú nghĩa tự bản và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh: về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tư tưởng của Người

Sách tiến hành trong điểu kiện chưa có nhiều kinh

nghiệm về môn học và tính có hạn của chúng tôi Vì vậy

chúng tôi tình rằng những thiểu sót của sách là khó tránh Tuy nhiên, tiếng gọi của trí tuệ, của lương tâm và của tình

cảm kính trọng, vêu thương, sự biết ơn công lao to lớn của Hồ

Chi Minh véi dan tộc đất nước con người Việt Nam và ca

nhân loại trên thê giới nhất là những người lao động bị ap

bức bị bóc lột đã thôi thúc chúng tôi biên soạn “Su dung tai

liệu Hồ Chí Minh vào dạy học môn Giáo dục công dan” dé bặy to lòng viết ơn vô hạn của chúng tôi với Người Đồng thời

cũng là sự thấm nhuần sau sáe tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là "Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hỗ Chi Minh làm nến tảng tự tưởng kim chỉ nam cho hành

động"?

' Cương lĩnh xay dựng đát nước trong thơi ky qua đó lên chủ

nghĩa xã hội Nxb Rự thật Hà Nội 1991 tr, 21

Trang 36

PHU LUC

Ngoài những câu trích dẫn phù hợp với nội dung từng bài thuộc chương trình Giáo dục công dân lớp 10, 11 12 ở trường

Trung học phổ thông, chúng tôi xin được cung cấp ở phan

Trang 37

CON DUONG DAN TOI

ĐẾN CHỦ NGHĨA LÊNIN®

Ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, tôi làm thuê

6 Pari, khi thi lam cho một cửa hàng phóng đại ảnh, khi thì

vẽ "đồ cổ mỹ nghệ Trung Hoa" (do một xưởng cửa người Pháp làm ra') Hồi đó, tôi thường rải truyền đơn tố cáo tội ác bọn

thực dân Pháp ở Việt Nam

Luc bay gid, tôi ủng hộ Cách mạng tháng Mười chỉ là theo cảm tính tự nhiên Tôi chưa hiểu hết tầm quan trọng lịch sử

của nó Tôi kính yêu Lênin vì Lênin là một người yêu nước vĩ

đại đã giải phóng đồng bào mình; trước đó, tôi chưa hề đọc một quyển sách nào của Lênin viết

Tôi tham gia Đảng Xã hội Pháp chẳng qua là vì các "ông

bà" ấy - (hồi đó tôi gọi các đồng chí của tôi như thể) - đã tỏ

đồng tình với tôi, với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp

bức Còn như Đảng là gì, cơng đồn là gì, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản là gì, thì tôi chưa hiểu

Hồi ấy, trong các chỉ bộ của Đảng Xã hội, người ta bàn cãi sôi nổi về vấn để có nên ở lại trong Quốc tế thứ hai hay là nên tổ chức một Quốc tế thứ hai rưỡi, hoặc tham gia Quốc tế thứ ba của Lênin? Tôi dự rất đều các cuộc họp một tuần hai hoặc ba lần Tôi chăm chú nghe những người phát biểu ý kiến Lúc đầu, tôi không hiểu được hết Tại sao người ta bàn cãi hãng như vậy? Với Quốc tế thứ hai, hoặc thứ hai rưỡi, hay

°" Bài viết cho Tạp chí Các uấn đề phương Đông (Liên Xô) nhân địp kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của Lênin

Trang 38

là thứ ba, thì người ta cũng đều làm được cách mang ca, sao

lại phải cãi nhau? Và còn Quốc tế thứ nhất nữa, người ta đã

làm gì với nó rồi?

Điều mà tôi muốn biết hơn cả - và cũng chính là điều mà người ta không thảo luận trong cuộc họp là: vậy thì cái quốc tế nào bênh vực nhân dân các nước thuộc địa?

Trong một cuộc họp, tôi đã nêu câu hỏi ấy lên, câu hỏi quan trọng nhất đối với tôi Có mấy đồng chí đã trả lời: Đó là Quốc tế thứ ba, chứ không phải Quốc tế thứ hai Và một đồng chí đã đưa cho tôi đọc Luận cương của Lênin uề các uấn đề

đân tộc uà thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo

Trong Luận cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần cuối cùng tôi cũng hiểu

được phân chính Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta'"

Từ đó tơi hồn tồn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ

ba

Trước kia, trong các cuộc họp chỉ bộ, tôi chỉ ngồi nghe

người ta nói; tôi cảm thấy người nào cũng có lý ea, tôi không phân biệt được ai đúng và ai sai Nhưng từ đó tôi cũng xông

vào những cuộc tranh luận Tôi tham gia thảo luận sôi nổi Mãc dù chưa biết đủ tiếng Pháp để nói hết ý nghĩ của mình

tôi vẫn đập mạnh những lời lẽ chống lại Lênin chống lại

Quốc tế thứ ba Lý lẽ duy nhất của tôi là: Nếu đồng chí không lên án chủ nghĩa thực dân, nếu đồng chí không bênh

Trang 39

Không chỉ tham gia các cuộc họp của chỉ bộ tôi mà thôi,

tôi còn đến những chỉ bộ khác để bênh vực lập trường "của

tôi", Ở đây, tôi cần nhắc thêm rằng, các đồng chí Mácxen

Casanh, Vayăng Cutuyariê, Môngmútxô và nhiều đồng chí khác đã giúp đở tôi hiểu biết thêm Cuối cùng, ở Đại hội

thành phố Tua, tôi cùng các đồng chí ấy biểu quyết tán

thành tham gia Quốc tế thứ ba

Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ

nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu

lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

„mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ

Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa vé cai "cam nang" đầy phép lạ thần tình Khi người ta

gặp những khó khăn lớn, người ta mở cẩm nang ra, thì thấy

ngay cách giải quyết Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta,

những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái "cẩm nang" thần kỳ, không những là cái kim chỉ

nam, ma con là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng

sản

HỒ CHÍ MINH

Báo Nhân dân, số 2226, ngày 32-4-1960

Trang 40

DAO DUC CACH MANG

Từ lúc đầu, loài người đã phải đấu tranh đối với giới tự

nhiên để sống còn, như chống thú dữ, chống mưa nắng

Muốn thắng lợi, thì mỗi người phải dựa vào lực lượng của số đông người, tức là của tập thể, của xd Adi Riêng lẻ từng cá

nhân thì nhất định không thắng nổi tự nhiên, không sống

còn được

Để sống còn, loài người lại phải sổn xuất mới có ăn, có

mặc Sản xuất cũng phải dựa vào lực lượng của tập thể của

xã hội Chỉ riêng lẻ cá nhân cũng không sản xuất được

Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách

mạng, mọi việc càng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thể đứng riêng lẻ mà càng phải

hoà mình trong tập thể, trong xã hội

Do đó, chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập

thể và chủ nghĩa tập thể, chủ nghĩa xã hội nhất định thắng,

chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt

Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển và biến đổi mãi,

đo đó mà tư tưởng của người, chế độ xã hội, v.v cũng phát triển và biến đổi Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay,

cách sản xuất từ chỗ dùng cành cây, búa đá phát triển dần

đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ cộng sản chủ nghĩa

Ngày đăng: 27/05/2022, 09:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w