1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Lý luận dạy học Địa lý (In lần thứ tư): Phần 1

64 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận dạy học Địa lý
Tác giả Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc
Người hướng dẫn GS. Lê Bá Thảo, GS. Ngãi Đạt Tam
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Lý luận dạy học Địa lý
Thể loại sách
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 21,42 MB

Nội dung

Phần 1 cuốn sách trình bày các nội dung: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn lí luận dạy học Địa lý; môn Địa lý trong nhà trường phổ thông; hệ thống tri thức Địa lý trong nhà trường phổ thông và quá trình nắm tri thức của học sinh; việc vận dụng các nguyên tắc dạy học vào việc giảng dạy Địa lý. mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 2

NGUYÊN DƯỢC - NGUYỄN TRỌNG PHÚC

LY LUAN DAY HOC DIA LY

- PHAN DAI CƯƠNG

(Đã được hội đồng thẩm định sách của

Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu làm sách dùng chung cho các trường Đại học Sư phạm)

Trang 3

Chịu trách nhiệm xuất bản

Giám đốc: NGUYÊN VĂN THỎA

Tổng biên tập: NGUYÊN THIỆN GIÁP

Người nhận xét: GS LÊ BÁ THẢO

GS NGÔ ĐẠT TAM

Biên tập tái bản: ĐINH VĂN VANG

Trang 4

Lời nói DAU CHO LAN XUAT BAN THU HAI

ách đây ba năm, cuốn LÝ LUẬN DẠY HỌC' ĐỊA LÝ do Giáo sư Nguyên Dược và Nguyên Trọng Phúc biên soạn đã được Nhà xuất bản Ciáo dục xuất bản lần thứ nhất Cuốn sách được biên soạn theo

chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đã được giới thiệu

làm giáo trình chắnh thức trong các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm

toàn quốc

LÝ LUẬN DẠY HỌC' ĐỊA LÝ chẳng những là sách học chắnh thức

của sinh viên, mà còn là tài liệu tham khảo bổ ắch cho các giảng viên trẻ và giáo viên phổ thông trung học

Theo ý đồ khoa học, toàn bộ nội dung giáo trình LÝ LUẬN DẠY HỌC HIA LY sẽ được triển khai thành hai phân Phân thứ nhất giải quyết những van dé lý luận chung của việc Dạy - Học Địa lý Phần thứ hai sẽ trình bày những vấn đề cụ thể của việc Dạy - Học Địa lý tự nhiên và Địa lý kinh tế - xã hội Do nhiều lý do chủ quan và khách quan, Phần thứ hai của cuốn sách vân chưa thể ra mắt bạn đọc Cuốn sách mà các bạn có trong tay chắnh

là Phần thứ nhất của giáo trình LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ

Ba nam trôi qua, khoa học giáo dục, nhất là khoa học Địa lý và các khoa học liên ngành đã có những bước tiến bộ đáng kể Tuy vậy, những nội dung cốt lỗi của cuốn LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ này vân bảo toàn được giá trị khoa học và tắnh thiết thực Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội hy vọng, việc tái bản cuốn sách này sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên và quy mô đào tạo ngày càng mở rộng của các trường Đại

học, Cao đẳng sư phạm

Trang 5

Chương ỳ ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MƠN LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ

I - ĐỐI TƯỢNG VÀ NHIỆM VỤ

CỦA MƠN LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÝ

Nhiệm vụ của nhà trường phổ thông Việt Nam trong giai đoạn

hiện nay là phải hình thành cho những thế hệ học sinh những cơ sở bạn dầu rất quan trọng của con người mới mà Đảng và Nhà nước ta

dã nhấn mạnh là: "Cần phải có ý thức và đạo đức XHCN, có trình độ văn hoá phổ thông có hiểu biết kỹ thuật, có kĩ năng lao động cần

thiết, có óc thẩm mĩ và có kiến thức tốt " để kế tục sự nghiệp cách mạns, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Với chức năng của mình nhà trường phổ thông chỉ có thể hoàn

thành được nhiệm vụ đó có kết quả bằng việc tổ chức các hoạt động

giáo dục một cách hợp lắ, trong đó hoạt động chắnh là tổ chức giáo

dục thông qua việc giảng dạy các môn học

Trang 6

hoạt động dạy của giáo viên (thông qua nội dung môn học) và hoạt động nhận thức của học sinh (thông qua nội dung môn học dưới sự

hướng dân, chỉ đạo của giáo viên)

Trong điều kiện tổ chức của nền giáo dục nước ta hiện nay, viéc

giáo dục học sinh trong nhà trường chủ yếu được tiến hành dưới hình

thức nội khoá Khi lên lớp, trong một tiết học, người giáo viên phải tiến hành nhiều hoạt động phức tạp: tổ chức, điều khiển quá trình

nhận thức của học sinh như thế nào trong mối tác động qua lại giữa thdy va trò Với các phương tiện gì có thể làm cho học sinh nắm dược

khối lượng kiến thức, kĩ năng nhất định đã ghi trong chương trình và

thể hiện trong sách giáo khoa Cần phải có những phương pháp nào

với các phương tiện gì? Làm thế nào để những kiến thức và kĩ năng

đó trở thành niềm tin, tình cảm, năng lực và phẩm chất của dại da số

nếu không phải là của tất cả mọi học sinh trong lớp Đây là một quá trình rất phức tạp về mặt tâm lắ - giáo dục xảy ra giữa người với

người, giữa giáo viên và học sinh Tuy nhiên, dù phức tạp đến dâu thì

sự diên biến của quá trình đó cũng có tắnh quy luật Việc nghiên cứu

các tắnh quy luật của quá trình giáo dục, đào tạo con người thông qua

việc giảng dạy các môn văn hoá trong nhà trường là nhiệm vụ của môn lắ luận dạy học bộ môn Trong chương trình dạy học ở trường phổ thông có nhiều mơn văn hố khác nhau, môi môn có những dặc điểm riêng bắt nguồn từ tắnh đặc thù của các khoa học tương ứng, vi vậy môi môn lại có môn lắ luận dạy học riêng của mình Để giảng

dạy môn địa lắ có môn lắ luận dạy học địa lắ

Môn lắ luận dạy học địa lắ được giảng dạy trong khoa Địa lắ của

các trường Sư phạm Nó có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng những giáo

Trang 7

sinh, thong qua môn địa lắ Như vậy, đối tượng nghiên cứu của nó chắnh là quá trình dạy học môn địa lắ trong nhà trương phổ thông, hay

nói một cách đây đủ hơn là: "quá trình giáo dục, dào tạo con người

mới thông qua việc giáo viên tổ chức, hướng dân cho học sinh nắm vững một khối lượng kiến thức kĩ năng nhất định ghi trong chương

trình học của môn địa lắ trong nhà trườngỢ

Muốn đạt được kết quả đó, môn lắ luận dạy học địa lắ phải tìm ra

những mối quan hệ có tắnh quy luật giữa nội dung môn địa lắ học trong nhà trường với các hoạt động của giáo viên và học sinh, nhằm

tạo ra những hiệu quả ngày càng cao đối với học sinh về mặt học vấn

và phát triển nhân cách

Nhiệm vụ dó yêu cầu môn lắ luận dạy học địa lắ phải giải đáp

dược hai câu hỏi:

1 Mon dia li dạy những nội dung gì? Tại sao lại phải dạy và học những nội dung đó?

2 Day va hoc như thế nào trong điều kiện thực tế của nhà trường

Việt Nam để học sinh có được những năng lực và phẩm chất của con

ng8ƯỜI MỚI

Giải dap hai câu hỏi trên tức là phải giải đáp những vấn đề có liên quan đến mục dắch, đến nội dung, đến các điều kiện và phương

pháp dạy học của môn địa lắ

Để thực hiện nhiệm vụ trên, môn lắ luận dạy học địa lắ với tư

cách là một khoa học, phải nghiên cứu những vấn đề cụ thể sau:

Trang 8

b) Nội dung của môn địa lắ trong nhà trường, cơ sở lắ luận của

chương trình, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh

c) Các hình thức tổ chức, các phương tiện dạy học và các phương pháp dạy và học địa lắ thắch hợp với nội dung chương trình

với đặc điểm tâm sinh lắ của học sinh và tắnh đặc thù của khoa học

địa lắ

d) Tác dụng rèn luyện những phẩm chất và năng lực của con

người mới qua môn địa lắ

d) Những yêu cầu về năng lực chuyên môn của người giáo viên

địa lắ để hoàn thành nhiệm vụ

e) Quá trình phát triển và những kinh nghiệm về lắ luận dạy học

địa lắ

II - QUAN HỆ GIỮA MÔN LÝ LUẬN DAY HOC DIA LI VOI CAC KHOA HOC

1 Quan hệ với khoa học địa lắ

Nội dung của môi môn học trong nhà trường đều cố gắng phản

ánh những thành tựu mới nhất của khoa học tương ứng Môn địa lắ

trong nhà trường cũng vậy Nó cung cấp cho học sinh những kiến

thức và kĩ năng địa lắ hiện đại, nhưng phù hợp với tâm lắ lứa tuổi, với

trình độ nhận thức của học sinh Mối quan hệ của nó với khoa hoe dia

Trang 9

Trong nhà trường phổ thông, học sinh được học về cả địa lắ dại cương, địa lắ khu vực, về cả địa lắ tự nhiên và dia lắ kinh tế - xã hội

Đó cũng là những bộ phận chủ yếu trong cấu trúc của khoa học địa lắ

Ngay cả một số dụng cụ và phương pháp giảng dạy dịa lắ cũng được mô phỏng theo những dụng cụ và phương pháp nghiên cứu khoa học

dịa lắ Có thể dân ra một số thắ dụ: các bản đồ và phương pháp sử

dụng bản đồ trong nghiên cứu địa lắ được đưa vào nhà trường dưới

hình thức một loạt các bản đồ giáo khoa địa lắ và các thao tác về kĩ

năng bản đồ Trong việc giảng dạy địa lắ kinh tế - xã hội các ki năng

về sử dụng số liệu thống kê kinh tế và dân số cũng dược mô phỏng

theo phương pháp nghiên cứu thống kê, một phương pháp quan trọng của các khoa học kinh tế và dân số học Ngay cả phương pháp thực

dia cua khoa học địa lắ cũng được phản ảnh vào nhà trường dưới hình

thức các cuộc tham quan khảo sát ngoài trời, ở địa phương v.v

Nhu vay là trong chương trình địa lắ của trường phổ thơng ngồi

việc lựa chọn nội dung kiến thức, Kĩ năng, còn có cả việc vận dụng các quan điểm và phương pháp đặc trưng nhất của khoa học địa lắ

2 Quan hệ với các khoa học giáo dục, đặc biệt là với lắ

luận dạy học đại cương

Môn lắ luận dạy học địa lắ có quan hệ rất chặt chẽ với các khoa

học giao dục Nó dược phát triển phù hợp với các quy luật và nguyên tắc do môn giáo dục học đề ra Nôi dung của môn địa lắ trong nhà

trường dược soạn thảo dựa trên cơ sở lắ thuyết.của nội dung giáo dục

phổ thông, hệ thống các phương pháp dạy học địa lắ và những yêu

cầu của chúng phù hợp với cách phân loại về phương pháp dạy học

Trang 10

Trình tự tiến hành của bài địa lắ cũng phù hợp với những hinh

thức tổ chức dạy học trong nhà trường Ngược lại, môn lắ luận dạy

học địa lắ cũng cung cấp cho môn giáo dục học những tài liệu cụ thể

đẻ khái quát hoá quá trình giáo dục Môn lắ luận dạy học dại cương

cũng không thể phát triển được, nếu không có sự khái quát hoá những

quy luật dạy học đặc thù của tất cả các bộ môn, trong đó có môn dia lắ

Những năm gần dây, các nhà giáo dục học đã đề nghị gọi môn lắ

luận dạy học bộ môn là môn lắ luận dạy học cụ thể Thắ dụ : lắ luận dạy học bộ mơn hố, lắ luận dạy học bộ môn địa lắ v.v Cách gọi tên

như thế, trong một mức độ nào đó cũng phản ánh được mối quan hệ

của môn này trong hệ thống các khoa học giáo dục Tuy nhiên lắ luận dạy học của môi môn, do tắnh chất đặc thù của có (vừa nằm

trong hệ thống khoa học giáo dục, vừa nằm trong hệ thống khoa học

tương img), van có những vấn đề lắ luận về mục tiêu nội dung,

phương pháp dạy học và quy luật phát triển riêng Vì vậy, không phải ngâu nhiên mà hiện nay lắ luận dạy học các môn học dã dân dân được coi la cac khoa học

3 Quan hệ với môn tâm lắ học, đặc biệt là môn tâm lắ

dạy học

Môn lắ luận dạy học môn học còn có quan hệ hết sức chặt chế

với môn tâm lắ dạy học, bởi vì những tri thức về các quy luật tâm lắ

có thể giúp cho việc nghiên cứu các phương pháp giáo dục cũng như dạy học môn học một cách hiệu quả Trong những năm gần dây,

trong những công trình nghiên cứu về lắ luận dạy học địa lắ, các cứ

Trang 11

pháp giáng dạy dia lắ ở trường phổ thôngỢ (1968) do tập thể các nhà

n phiên cứu lắ luận dạy học địa lắ (A.E: Bibich chủ biên), lần dầu tiên đã có một chương riêng nói về những cơ sở tâm lắ và giáo dục trong việc giảng dạy địa lắ Đặc biệt nhiều công trình nghiên cứu và các

thành tựu mới về tâm lắ sư phạm của các nhà tâm lắ học trên thế giới

trong những năm gần đây, đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển

của môn lắ luận dạy học địa lắ Mối quan hệ giữa tâm lắ học và môn lắ

luận dạy học địa lắ được thể hiện cụ thể trong việc vận dụng những

quy luật về hoạt động nhận thức theo lứa tuổi của học sinh để quy dịnh khối lượng Kiến thức, kĩ năng mức dọ yêu cầu về tư duy ở từng lớp từng cấp học cũng như trong việc tổ chức, điều khiển quá trình lĩnh hội những kiên thức và kĩ năng địa lắ của học sinh

4 Quan hệ với môn lôgic học

Mân lắ luận dạy học địa lắ còn có mối quan hệ mật thiết với mội mon hee nữa là lôgic học Do tắnh lôgic là bất buộc đối với bất cứ

môn học nào, cho nên tuỳ thuộc vào mức độ phát triển của mình,

môn lắ luận dạy học địa lắ ngày càng gắn bó chặt chẽ với lôgic học Những quy luật của lôgic học đã được sử dụng cụ thể vào việc xây dựng hệ thống khái niệm và kĩ năng địa lắ trong chương trình các lớp, trong nội dung sách giáo khoa và cả trong việc nghiên cứu đề ra các

phương pháp biện pháp dạy học dịa lắ hợp lắ nhất

Tâm lắ học và lôgic học đều là những khoa học về tư duy, nhưng

nêu tâm lắ học chú trọng vào việc nghiên cứu đặc diểm tư duy cụ thể

của học sinh theo lứa tuổi, thì lôgic học lại chú trọng vào việc nghiên

Trang 12

Những mối quan hệ giữa môn lắ luận dạy học dịa lắ và các mônỈn

học nói trên có thể tóm tất bằng sơ đồ dưới dây: Hệ thống \ khoa hoc | \ địa lắ | N < Tâm lắ \ " 2 học : ¡Lý lận Ộ Ộ` Lắ luận đạy học ! j đạy học < | } day hoc

\ Ộ đialắ \ / đại cương

Ấ⁄⁄ ỞỘỞỞ : xặ

Lôgic học

Hình !- Mối quan hệ giữa môn Lắ luận dạy học địa lý và các môn khoa học

Như vậy rõ ràng là muốn xem xét một kết luận về phương pháp?

dạy học địa lắ, chúng ta không thể không chú ý đến những mối quan 1

hệ giữa nó với các môn khoa học khác

[II - NHỮNG PHƯƠNG PHAP ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỀ NGHIÊN CỨU MƠN LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐỊA LÍ

Người giáo viên địa lắ muốn thành công trong công tác dạy học

của mình thì ngoài việc nắm vững kiến thức và kĩ năng địa lắ còn cân :

Trang 13

có thể đánh giá được những công việc của chắnh mình học tập kinh

nghiệm của người khác, đồng thời phát huy dược hết năng lực sáng

tạo của bản thân trong công tác chuyên môn

Công tác nghiên cứu trong lĩnh vực lắ luận dạy học môn học ngày nay không còn là việc riêng của các cán bộ chuyên môn trong linh vực nghiên cứu mà còn là công việc sáng tạo của đông dáo các giáo Viên trực tiếp giang day trên lớp

: L Slang dd

Muôn nghiên cứu lắ luận dạy học trone lĩnh vực các môn hoc,

trước hết phải dựa vào phương pháp luận bộ môn vào các vấn đề lắ

luận dạy học đại cương, vào cơ sở duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Nêu không nắm vững những quan điểm nói trên thì người nghiên

cứu không thể hiểu được một cách sâu sắc đối tượng cũng như không

thể lựa chọn xử lắ được các tài liệu khoa học địa lắ một cách đúng

dân để đưa vào nội dung giảng dạy và học tập trong nhà trường

Trong việc nghiên cứu các đề tài khoa học giáo dục (trong dó có

các đề tài về lắ luận dạy học bộ môn), người ta thường vận dụng các

phương pháp nghiên cứu thuộc hai nhóm sau đây:

1 Các phương pháp lắ thuyết

Trong những năm gần dây việc nghiên cứu lắ luận dạy học địa lắ

cũng như lắ luận dạy học các môn học khác, người ta thường sử dụng

phổ biến một số phương pháp lắ thuyết (cũng gọi là quan điểm tiếp

cận) như: phương pháp phân tắch hệ thống, phương pháp phân loại,

phương, pháp lịch sử v.v Nội dung chủ yếu của phương pháp hệ

thống - cấu trúc là đem đối tượng được nghiên cứu, xem xét nó trong

Trang 14

Trong cấu trúc đó, những mối quan hệ và tác động tương hô gitiraca

các yếu tố được đặc biệt chú ý Chẳng hạn: khi nghiên cứu quá trình h dạy học địa lắ (đối tượng của môn lắ luận dạy học dịa lắ) người tia a

phải nghiên cứu toàn bộ những mối quan hệ giữa hoạt động của thầy y

và trò (tức là giữa hoạt động dạy và học), giữa việc nắm trỉ thức dịa lắlắ và việc phát triển nhân cách của học sinh giữa mục tiêu và nội dung g

của môn địa lắ với các hình thức tổ chức, các phương pháp kể cả các c

phương tiện dạy học địa lắ v.v

Nếu sử dụng phương pháp phân loại thì trước hết người nghiên 1 cứu cần tập hợp tất cả những đối tượng và hiện tượng cần nghiên cứu 1

lại rồi so sánh, phân chúng ra từng loại theo các dấu hiệu dặc trưnz -

Thắ dụ: khi nghiên cứu vấn đề nội dung day học dia lắ trước tiên ! người ta tập hợp tất cả các yếu tố về nội dung lại, rồi phân chúng ra

các thành phần: các loại kiến thức (lắ thuyết, thực tiên hay tự nhiên

kinh tế - xã hội v.v ) các loại kĩ năng (kĩ năng bản đồ kĩ năng sử!

dụng các dụng cụ do đạc v.v ), các mô hình sáng tạo v.v rồi sau do) mới nghiên cứu chúng theo từng loại Các vấn đề về phương pháp

hình thức tổ chức, phương tiện dạy học v.v cũng đều phải được tiên !

hành phân loại cụ thể Sự phân loại cũng còn được vận dụng cho các '

kiểu hoạt động nhận thức của học sinh; các kiểu bài kiểu tet len lớp '

v.V

Trong khi nghiên cứu lắ luận dạy học địa lắ, một phương pháp' thường được sử dụng nữa là phương pháp toán học Giá trị của nó:

không chỉ giới hạn trong việc tắnh toán (tuy rất quan trọng, như xử lắ hàng loạt các số liệu về thực nghiệm v.v ) mà chủ yếu là giải thắch

Trang 15

những mói quan hệ có tắnh dịnh lượng giữa tâm sinh lắ và khả năng nhân thức của học sinh v.v

Ngoài các phương pháp nói trên trong số các phương pháp nghiên cứu lắ thuyết cũng còn có các phương pháp lịch sử và phương

pháp so sánh Với phương pháp lịch sử, tất cả các đối tương và hiện

tượng nghiên cứu đều phải được xem xét trong quá trình phát triển và

biến dối của chúng thco thời gian Phương pháp này chủ yếu sử dụng

các tài liệu, những hiện tượng đã xảy ra trong các giai doạn lịch sử

trước dây để nghiên cứu những vấn đề hiện tại Nếu việc nghiên cứu lại căn cứ vào các kết quả của nước ngoài mà xử lắ các vấn đề tương tự của nước ta thì đó là phương pháp so sánh v.v

2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Nghiên cứu thực tiên, chủ yếu là khai thác những tài liệu, những

kinh nghiệm ở các trường với mục dắch ghi lại và làm sáng tỏ những

vấn dễ đã thực sự xảy ra trong những diều kiện, hoàn cảnh thực tế Các phương pháp này có giá trị rất lớn trong việc hoàn thiện các dự

thao chương trình và sách giáo khoa, vạch ra những cách thức bồi

dưỡng giáo viên, tổng kết và phổ biến các kinh nghiệm dạy học tiên

Lliễn V.V

Những phương pháp nghiên cứu thực tiên thường được sử dụng là: quan sát quá trình dạy học dịa lắ trên lớp, điều tra giáo viên và học

sinh nghiên cứu các sổ điểm của lớp, giáo án của giáo viên tiếp xúc, trao đổi với giáo viên, học sinh và tiến hành các bài kiểm tra tổng

kết kinh nghiệm v.v

Thường thì các phương pháp này được phối hợp với nhau và

Trang 16

nếu cần nắm trình độ kiến thức và kĩ năng địa lắ của học sinh thì cầm ì

tiến hành kiểm tra, đồng thời cũng có thể phối hợp với việc quan sátL !

trên lớp, điều tra trong giáo viên và học sinh, nghiên cứu tài liệu sO) điểm của lớp sau đó đặt kế hoạch và chuẩn bị chu dáo trình tự các :

công việc phải làm như: dự những giờ nào trên lớp hoặc soạn ra các -

câu hỏi kiểm tra nào cho học sinh v.v

Trong các phương pháp thực tiên quan trọng nhất là phương

pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp này thường dược tiến hành

để tìm ra những kinh nghiệm dạy học mới, xác định xem nội dung của chương trình hoặc tài liệu giáo khoa có phù hợp với nhận thức của học sinh không, hoặc đánh giá cách tiến hành một phương pháp

hiệu quả của một loại đồ dùng dạy học mới (một loại bản đồ chăng han ) trong quá trình day hoc v.v

Khi tiến hành thực nghiệm người nghiên cứu cần phải suy nghĩ

kỹ về giả thuyết đặt ra, về những vấn đề cần kiểm tra dể chứng minh kết quả Đối với những dé tài nghiên cứu về phương pháp, gia thuyết đặt ra thường nhằm vào tắnh hợp lý cũng như tắnh hiệu quá của những

cải tiến về trình tự tiến hành, về cách thức hướng dân học sinh cũng như về các phương tiện dạy học

Một điều cần thiết để tiến hành thực nghiệm là: tài liệu biên soạn để dạy thử phải phù hợp với giả thuyết đề ra (giáo án bài tập, câu hỏi kiểm tra v.V )

Tiêu chuẩn chắnh để dánh giá những đề xuất về lý luận dạy học

(hoàn thiện nội dung, phương pháp và đồ dùng dạy học ) là kết quả

Trang 17

triển hứng thú và mức độ hoạt động tự giác của họ, bởi vậy, trong

quá trình thực nghiệm cần phải có những biện pháp kiểm tra để đo

những tiến bộ do

Một hình thức khá phổ biến trong việc tổ chức dạy thực nghiệm

là có các lớp đối chứng dạy song song bên cạnh các lớp thực nghiệm

Trong các lớp thực nghiệm, việc giảng dạy được tiến hành theo các phương án phù hợp với giả thuyết, còn trong các lớp đối chứng, việc

giảng dạy vân tiến hành một cách bình thường, không có gì thay đổi

Một điểm cân lưu ý là học sinh ở các lớp thực nghiệm phải được chọn

lọc sao cho các em có trình độ và khả năng nhận thức tương tự như

học sinh ở các lớp đối chứng Ngoài ra sự đồng đều về nề nếp kỉ luật

học tập ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cũng là một diều kiện

dáng chú ý, tuy không phải là điều kiện cơ bản

Hiằn nay, trong việc nghiên cứu lắ luận dạy học nói chung, phương pháp thực nghiệm sư phạm được coi là phương pháp dáng tin

cây nhất, Vì những kết quả thu được đã trải qua quá trình kiểm

chứng nên các kết luận rút ra thường có giá trị thực tiên và tắnh

thuyết phục cao

Thông thường, các phương pháp nghiên cứu thực tiên và nghiên cứu lý thuyết được sử dụng có quan hệ chặt chẽ với nhau Bất cứ một

lý luận khái quát nào về mặt lý thuyết cũng phải dựa trên những sự

kiện thực tiên Ngược lại bất cứ một kết luận thực tiên nào cũng đều

phải dựa trên những giả định về mặt lý thuyết

{

Trang 18

IV - QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU NHỮNG VẤN DE

VỀ LÍ LUẬN DẠY HỌC BỘ MÔN

Những vấn đề hoặc đề tài nghiên cứu về lắ luận dạy học môn học ' thường có phạm vi rộng, hẹp khác nhau, xuất phát từ việc nghiên cứu

những khó khăn, vấp váp nảy sinh trong quá trình tổng kết kinh

nghiệm dạy học bộ môn ở trường phổ thông, hoặc từ mâu thuân trong

hiện trạng dạy học với thực tế sinh động luôn luôn biến đổi trong môi trường giáo dục

Để cho việc nghiên cứu đạt được kết quả tốt cần phải có qui trình hợp lý Đó là trình tự những công việc kế tiếp nhau một cách lôgic để thực hiện đề tài nghiên cứu Thông thường, trong các đề tài

nghiên cứu khoa học về lắ luận dạy học môn học, người ta áp dung

quy trình, gồm các bước sau:

1 Bước 1 - Chon đề tài

Trong bước chọn đề tài người nghiên cứu cần xác dịnh rõ hai vấn

đề: mục đắch nghiên cứu và dối tượng nghiên cứu Thắ dụ: mục dắch

nghiên cứu là: hướng dân học sinh sử dụng sách giáo khoa địa lắ, déi

tượng nghiên cứu là: quá trình học tập với sách giáo khoa địa lắ của

học sinh ở trên lớp và ở nhà v.v

2 Bước 2 - Tìm hiểu tình hình hiện tại của đê tài

Trong bước này, người nghiên cứu cần nắm được tình hình thực

tế cũng như tình hình đã được nghiên cứu ở trong nước cũng như ở nước ngoài về những vấn đề có liên quan đến đề tài Thắ dụ: quan

Trang 19

và ngoài nước, những ưu, nhược điểm và tồn tại xung quanh những

văn để có liên quan đến việc sử dụng sách giáo khoa địa lắ, các biện

pháp và Kinh nghiệm đã dược sử dụng để giải quyết những khuyết,

nhược điểm nêu trên v.v

3 Bước 3 - Đặt giả thuyết về cách giải quyết tối ưu

Trong bước này, người nghiên cứu cân nêu lên những dự kiến cần thực hiện và hướng giải quyết vấn đề của đề tài theo ý kiến riêng

của mình kháng dịnh rằng hướng và cách giải quyết đó là tối ưu và

có thể thực hiện được Thắ dụ: học sinh cần sử dụng sách giáo khoa

trên lớp dể khai thác kiến thức, coi sách giáo khoa là nguồn tri thức

quan trọng Muốn vậy học sinh cần phải nắm được cách làm việc với

sách giáo khoa, giáo viên phải có phương pháp dạy học hợp lý giúp

cho học sinh tự khai thác được kiến thức trong sách giáo khoa v.v

4 Bước 4 - Đề ra các nhiệm vụ và chọn phương pháp

nghiên cứu đề tài

Trong bước này người nghiên cứu cần xác dịnh các phương pháp

lý thuyết và thực tiên mà mình cho là hợp lý nhất, có thể tin cậy dược để tiến hành và chứng minh tắnh dúng đắn của giả thuyết đề ra Thắ dụ: về phương pháp lý thuyết, phải sử dụng phương pháp phân

loại về phương pháp thực tiên cần dự giờ, điều tra cách dạy và học

hiện nay của giáo viên và học sinh, thu thập các kết quả học tập của học sinh và thực nghiệm theo dự kiến đề ra v.v

5 Bước 5 - Đặt kế hoạch tiến hành và kế hoạch thực

nghiệm sư phạm

Trang 20

Trong bước này, người nghiên cứu phải để ra một loại các kế Ý hoạch nghiên cứu về mặt thời gian, về mặt tổ chức thực nghiệm thco Ỉ

dõi thực nghiệm, kiểm tra, do lường kết quả, xử lắ tài liệu va rut ra những kết luận Các kết luận này có thể khang định sự thành công : của để tài nghiên cứu, nhưng cũng có thể phủ dịnh giả thuyết đã đề : ra, tức là công nhận sự thất bại của để tài Trong trường hợp này, dé: tài phải tiến hành lại từ bước 3, nghĩa là phải đặt lại giả thuyết va: cách giải quyết v.v

6 Bước 6 - Nêu giá trị thực tiên của để tài (nếu đề tài thành

công)

Đây là bước cuối cùng của việc nghiên cứu một đề tài Người

nghiên cứu nêu lên giá trị thực tiên của các kết luận, phạm vi có thể áp dụng chúng vào lĩnh vực dạy học bộ môn và các đề nghị cụ thểỢ

khác v.v l

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1 Lắ luận dạy học địa lắ có phải là một khoa học không ? Tai sao ?

Trang 21

Chương Il

MON DIA Li TRONG NHA TRUONG

PHO THONG

I - KHOA HOC DIA LI

VÀ MƠN ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG

Trong hệ thông các ngành khoa học, địa lắ là một trong những ngành dã có một lịch sử phát triển lâu đời ngay từ thời kì cổ đại Vai trò của nó đã dược khẳng định nhờ những đóng góp lớn lao trong VIỆC

tìm hiểu nhận thức thế giới qua nhiều thời dại và nhất là trong những

thập kỉ gần đây trong việc sử dụng, cải tạo và bảo vệ môi trường phù hợp với các qui luật của tự nhiên và xã hội

Cũng như một số ngành khoa học khác, quá trình phát triển của nó đã trải qua nhiều bước thăng trầm Cho đến nay, đối tượng, nhiệm

vụ của khoa học địa lắ tuy đã nhiều lần thay đổi, nhưng những tài liệu

do nó đã tắch luỹ được vân luôn là vũ khắ lợi hại để đấu tranh chống

thiên tại, cải thiện bảo vệ thiên nhiên và góp phần vào việc đẩy

mạnh nền sản xuất của xã hội

Khoa học địa lắ ngày nay là một hệ thống gồm nhiều ngành khoa học có đối tượng và nhiệm vụ khác nhau, trong đó có hai ngành chủ yếu có liên quan hết sức chặt chế với nhau: đó là địa lắ từ nhiên và địa

lắ kinh tế xã hội Hai ngành này tuy có đối tượng, nhiệm vụ và

Trang 22

phương pháp nghiên cứu không hoàn toàn giống nhau, nhưng chúng không thể tách rời nhau vì cùng có một đối tượng nghiên cứu chung

về mặt không gian là các cấp lãnh thổ có qui mô to nhỏ khác nhau

Tương ắmg với khoa học địa lắ, môn dịa lắ trong nhà trường phổ

thông hiện nay được coi là một trong những mơn văn hố cơ bản của

chương trình học ở tất cả các nước trên thế giới

Ở nước ta ngay từ thời Pháp thuộc, môn địa lắ cũng đã được dạy ở bậc tiểu học và bậc trung học Từ đó đến nay, địa lắ vân được coi là

một môn học có chương trình, sách giáo khoa riêng

Trong những năm gần đây, với khuynh hướng giảm bớt môn học

ở các lớp dưới môn địa lắ trong chương trình PTSC của nước ta lúc

đâu dược kết hợp vào môn học Tiếng Việt dưới hình thức các bài tập đọc về lịch sử, địa lắ Sau đó, khi thực hiện chương trình cải cách giáo dục (đâu những năm 80) phần lớn các kiến thức địa lắ lại dược tắch

hợp với kiến thức của các môn khác, thành môn: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội Đến nay, môn địa lắ lại có khuynh hướng tách thành mệt môn riêng học ở lớp cuối bậc Tiểu học

Hiện nay, trên thế giới đang phổ biến khuynh hướng tách môn

địa lắ truyền thống thành hai bộ phận: phân dia li các nước (trong do

có địa lắ Tổ quốc) được giữ lại trong môn địa lắ, thuộc các khoa học

xã hội, còn phần địa lắ tự nhiên đại cương được bổ sung thêm các kiến thức về địa chất, địa vật lắ, địa hoá, thiên văn v.v trở thành môn

Trang 23

Trong chương trình phổ thông ở các nước Hoa Kì, Nhạt Bản,

hái Lan v.v những kiến thức về địa lắ ở cả hai bậc Tiểu học va So

[rung (cấp 2) đều dược tắch hợp với các kiến thức về lịch sử, giáo

dục công dân và xã hội học trong một môn chung: khoa học xã hội,

còn các kiến thức về địa học (khoa học về Trái Đất) thì được tắch hợp

với các kiến thức về lắ, hoá, sinh trong môn khoa học tự nhiên Chỉ

đến cấp Cao trung (cấp 3) các môn địa lắ và địa học mới trở thành các

môn học riêng trong các chương trình phân ban

Ở nước ta, môn địa lắ cho đến nay vân theo truyền thống gồm cả

ba mang: dia li dại cương, dia lắ thế giới và địa lắ tổ quốc được học thành môn riêng bắt đâu từ bậc PFCS (trong những năm tới có thể từ

cuối bậc Tiểu học)

Do tinh chat cua mOn dia lắ, vừa có những kiến thức về tự nhiên,

vừa có những kiến thức về xã hội, cho nên từ trước đến nay nó đã

gây nhiều khó khăn phức tạp trong việc sắp xếp, phân loại các môn

học Ở PICS, nó được xếp vào hệ thống các khoa học tự nhiên (hầu hết các Trường Cao đẳng sư phạm đều đào tạo giáo viên dạy hai môn: dia li - sinh vật hoặc địa lắ - kĩ thuật nông nghiệp ), nhưng đến

PITH thì lại được xếp vào hệ thống các khoa học xã hội Lên đại học

thì môn địa lắ ở cả các trường Sư phạm cũng như Tổng nợp lại trở về hệ thống các khoa học tự nhiên (vì tuyển sinh theo khối A)

Tắnh chất không rõ ràng đó đã gây nhiều phiền phức cho việc

đào tạo giáo viên cũng như công tác quản lắ, chỉ đạo ở các trường, các

Trang 24

II - NHỮNG CHỖ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT

GIỮA KHOA HỌC ĐỊA LÍ VÀ MƠN ĐỊA LÍ TRONG

NHÀ TRƯỜNG

Giữa khoa học địa lắ và môn địa lắ trong nhà trường tuy có những

mối quan hệ rất chặt chẽ, nhưng vân có những sự khác biệt

1 Hiện nay, khoa học địa lắ vẫn được coi là hệ thống khoa học gồm hai ngành:

Địa lắ tự nhiên và địa lắ kinh tế - xã hội Hai ngành đó đã dược

phan ánh trong chương trình môn địa lắ trong nhà trường Chương trình này cũng gồm cả hai phân: dia lắ tự nhiên và dịa lắ kinh tế - xã

hội Trong địa lắ tự nhiên, học sinh được cung cấp những tri thức cơ

sở về cả địa lắ tự nhiên đại cương lần địa lắ tự nhiên khu vực Trong địa lắ kinh tế - xã hội, học sinh cũng được cung cấp cả những tri thức về địa lắ kinh tế - xã hội dại cương và địa lắ kinh tế - xã hội khu vực

Toàn bộ những tri thức được chọn lọc, dạy trong nhà trường phổ

thông nói chung, đều được sắp xếp theo tắnh chất khoa học của dịa lắ:

địa lắ tự nhiện học trước địa lắ kinh tế - xã hội, các yếu tố dại cương được cung cấp làm cơ sở cho địa lắ khu vực

Những quan điểm, những học thuyết đúng dắn trong khoa học địa lắ, đương nhiên sẽ được thể hiện trong nội dung chương trình,

sách giáo khoa, cũng như trong phương pháp dạy học ở nhà trường Một số phương pháp nghiên cứu của khoa học dịa lắ cũng luôn

được sử dụng trong quá trình dạy học Chẳng hạn như: phương pháp

bản đồ, phương pháp phân tắch các số kiệu thống kê, phương pháp so

Trang 25

rệt tắnh chất của bộ môn, nên chúng cũng được coi là những phương

pháp đặc trưng của bộ môn

2 Tuy nhiên, giữa khoa học địa lắ và môn địa lắ trong nhà trường vẫn có những sự khác biệt

Điều khác biệt quan trọng nhất là về mặt mục tiêu và nhiệm vụ

mà chúng ta nhằm đạt tới Một bên nhằm tới chân lắ khoa học còn một bên thì nhằm tới việc giáo dục thế hệ trẻ Nếu khoa học địa lắ có nhiệm vụ chủ yếu là nghiên cứu, tìm ra những chân lắ mới phát hiện

ra những qui luật địa lắ tự nhiên và địa lắ kinh tế - xã hội, giải thắch sự

phân hoá lãnh thổ ở các cấp có qui mô khác nhau thì môn dịa lắ

trong nhà trường lại có nhiệm vụ chọn lọc và giảng dạy những tri thức chân lắ đã được tìm ra và được thừa nhận Môn địa lắ trong nhà trường cũng có nhiệm vụ phải rèn luyện cho học sinh một loạt những

kĩ năng kĩ xảo giúp cho học sinh có khả năng vận dụng trị thức địa lắ một cách có hiệu quả vào thực tiên cuộc sống

Môn địa lắ trong nhà trường còn khác với khoa học địa lắ về phạm vi và khối lượng trắ thức Khoa học địa lắ có một phạm vi tri thức vô cùng rộng lớn và phong phú Khối lượng tài liệu đó không

ngừng dược mở rộng và tăng lên rất nhanh Đương nhiên không thể

dưa toàn bộ khối lượng tri thức dó vào nhà trường để giảng dạy cho

học sinh, mà chỉ cần lựa chọn những kiến thức cơ bản nhất, phù hợp

với mục tiêu đào tạo của nhà trường nói chung, của từng cấp học nói

riêng và phù hợp với trình độ nhận thức của lứa tuổi học sinh Trong

Trang 26

Về mặt này cũng có sự phân biệt rõ ràng ranh giới việc đào tạo ở 7

các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp

Những tri thức dạy ở trường phổ thông chủ yếu nhằm giúp cho Ỉ

học sinh học tập có kết quả và khi ra đời làm tốt nhiệm vụ của người I công dân, người lao động có văn hoá trong xã hội Còn những kiến!

thức và kĩ năng dạy ở trường chuyên nghiệp, chủ yếu là giúp cho học : sinh có được một trình độ hiểu biết chuyên môn nhất định về ngành !

nghề được đào tạo

Môn dịa lắ trong nhà trường còn có trình tự sắp xếp các tài liệu :

trước sau, ngang dọc khác với khoa học địa lắ Trình tự đó trong khoa:

học được xác định thuần tuý bởi lôgắc của bản thân khoa học, còn

trình tự sắp xếp tài liệu trong môn học ở trường phổ thông thì chủ yếu lại do lôgắc nhận thức và đặc điểm tâm lắ, sinh lắ học sinh quyết định

Thắ dụ, trong khoa học địa lắ, hai ngành địa lắ tự nhiên và địa lắ kinh

tế - xã hội được phân biệt rất rõ ràng, nhưng trong nhà trường phô

thông có khi sự phân biệt quá rành rẽ đó lại không cân thiết dối với

các học sinh nhỏ tuổi

II - VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

CỦA MÔN ĐỊA LÍ TRONG NHÀ TRƯỜNG PHƠ THÔNG Trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng (dự thảo cương lĩnh xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ quá độ) đề ra

năm 1991 có ghi rõ: "Giáo dục là sự nghiệp đào tạo và xây dựng con

Trang 27

vụ trung tâm của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao

động có ý thức làm chủ, có trắ thức, thành thạo nghề nghiệp và có thái dộ lao động tắch cực, sáng tao"

Đó là nhiệm vụ nang nề phức tạp dòi hỏi môi môn học trong

nhà trường phố thông phải dựa vào đặc trưng bộ môn mà xác dịnh rõ

vị trắ, chức năng và nhiệm vụ của mình trong nhiệm vụ chung Cũng

như tất cả các môn học khác, môn dịa lắ phải góp phần giáo dục và

dào tạo những người công dân tương lai phù hợp với yêu cầu xã hội

1 Trước hết, môn địa lắ có khả năng bồi dưỡng cho học sinh một khối lượng, tri thức phong phú về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những kĩ năng kĩ xảo hết sức cần thiết trong cuộc sống, đặc biệt là kĩ năng về bản đồ mà không một môn học

nào đề cập tới

Mon dia lắ có đối tượng là các lãnh thổ xét cả về mặt tự nhiên và kinh tế - xã hội Vì vậy nó có khả năng:

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học về thiên nhiên, về dân cư, về chế độ xã hội và về các hoạt động kinh tế của

von người ở khắp nơi trên Trái Đất Qua bức tranh toàn cảnh về tự nhiên và về kinh tế - xã hội của các lãnh thổ khác nhau, học sinh sẽ

nắm dược và biết cách giải thắch các hiện tượng, các mối quan hệ đã

tạo nên những sự thay đổi và phát triển trong môi trường tự nhiên vũng như trong nền kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong giai doạn chuyển hướng nên kinh tế của đất nước ta hiện nay

- Trang bị cho học sinh một số kĩ năng, kĩ xảo để học sinh vận

dụng các kiến thức của khoa học địa lắ vào thực tiên, làm quen với

các phương pháp nghiên cứu: quan sát, điều tra làm việc với bản đồ,

Trang 28

với các số liệu thống kê kinh tế v.v để sau này các em không bd ngco

trước những hoạt động phức tạp và đa dạng của cuộc sống

2 Môn địa lắ có khả năng to lớn trong việc bồi dưỡng cho họcc

sinh thế giới quan khoa học và những quan điểm nhận thức dings dắn

Như chúng ta đã biết, địa lắ là một môn học có tắnh tổng hợp: Đối tượng nghiên cứu của nó là các tổng hợp thể lãnh thổ tự nhiên vàì tổng hợp thể lãnh thổ sản xuất, trong đó các yếu tố thành phần gắn bé

chặt chẽ với nhau, tác động lân nhau Trong quá trình học tập địa lắ học sinh luôn luôn phải tìm hiểu các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong quá trình phát triển và biến đổi không ngừng của chúng

Những kiến thức đó góp phần hình thành cho học sinh thế giới quar!

duy vật biện chứng

- Việc học tập địa lắ cũng dân dân làm cho học sinh nhận thức được vai trò của tự nhiên, của con người trong các hoạt động kinh tẾ -

xã hôi trên lãnh thổ Tự nhiên chỉ chứa đựng những khả năng tiềm

tàng còn việc khai thác chúng được nhiều hay ắt, hợp lắ hay khong la

do con người, do trình độ công nghệ, kĩ thuật và do phương thức sản

xuất quyết định Môn địa lắ như vậy là đã góp phần bồi dưỡng cho học sinh quan điểm duy vật lịch sử, tư duy kinh tế, tư duy sinh thái

V.V

3 Môn địa lắ cũng có nhiều khả năng hình thành cho học

sinh nhân cách con người mới trong, xã hội

Trang 29

mà nghèo khó v.v Hiểu được như vậy, các em sẽ càng có quyết tâm lao đông xây dựng đất nước, càng thêm cảnh giác để bảo vệ Tổ quốc,

báo vệ những thành quá lao động của mình Như vậy, môn địa lắ không chỉ giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, thái độ nhiệt tình lao động mà còn bồi dưỡng cho các em ý thức làm chủ, lòng mong muốn sóp phần làm cho đất nước, quê hương, giàu đẹp

Tuy nhiên khi học địa lắ tổ quốc, không phải chúng ta chỉ nói

dến những thuận lợi những viên cảnh tươi đẹp mà còn phải nói đến những khó khăn về tự nhiên cũng như về kinh tế - xã hội dang can tro bước tiến của chúng ta Các khó khăn dó bát nguồn từ nhiều nguyên

nhân: một xã hội cũ với nền kinh tế lạc hậu, trình độ khoa học kỹ thuật chưa phát triển, nền nông nghiệp còn lệ thuộc vào tự nhiên, việc

khai thác sử dụng tài nguyên còn yếu, gây nhiều lãng phắ, năng suất

lao động còn thấp, trình độ quản lắ kinh tế - xã hội còn yếu kém

Những vấn đề đó sẽ làm cho học sinh nhận thức được trách

nhiệm của mình, một mặt có quyết tâm ra sức học tập nghiên cứu

khoa học kĩ thuật dể chuẩn bị cho ngày mai, mặt khác có thái độ

không khoan nhượng đối với các hành động tiêu cực, đặt quyền lợi

của cá nhân lên trên lợi ắch của xã hội v.v

Qua môn địa lắ, học sinh cũng sẽ nhận thức được rằng: nhân dân

lao động ở nhiều nước trên thế giới ngày nay cũng còn nhiều khó

khăn Ilọ đều mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc,

không bị cường quyền áp bức, bóc lột Thông cảm với những nguyện vọng đó, các em sẽ đồng tình với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân lao động trên thế giới để giành độc lập giành các quyền

dân chủ, tiến bộ và tự do Đó chắnh là tình cảm đoàn kết giữa nhân

Trang 30

các nhận thức tình cảm nói trên là những yếu tố cơ bản góp phần1

hình thành nhân cách con người mới XHICN

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Trang 31

Chương III

HE THONG TRI THUC DIA Li TRONG

NHA TRUONG PHO THONG VA QUA

TRINH NAM TRI THUC CUA HOC SINH I - HE THONG TRI THUC DIA Li

Các trì thức dia lắ được dạy trong nhà trường phổ thông g6m mot

hệ thông kiến thức kĩ năng, kĩ xảo địa lắ được lựa chọn trong hệ thông trắ thức của khoa học địa lắ và được sắp xếp theo một trình tự

nhất dịnh, nhăm cung cấp nội dung học vấn và giáo dục học sinh

theo mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông

Tuy nhiên, nội dung học vấn địa lắ dạy trong nhà trường không

phải là sự tóm tắt nội dung tri thức của khoa học địa lắ Nó là một

phần của nội dung giáo dục phổ thông, bởi vì ngoài những tri thức địa lắ, nó còn bao gồm nhiều trắ thức khác giúp cho việc học tập địa

lý của học sinh đạt hiệu quả

Việc xác dịnh nội dung môn địa lắ chủ yếu phải là nhiệm vụ của

các nhà lý luận dạy học địa lắ, bởi vì khi xác định nội dung môn học,

họ phải trả lời được những câu hỏi sau:

a) Nội dung môn địa lắ cần có những vấn đề gì phục vụ cho mục

tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông ?

b) Với kế hoạch dạy học đã xác định, cần chọn lựa những tri thức

địa lắ nào để có được một nội dung học vấn tối ưu ?

Trang 32

c) Những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo địa lắ dưa vào nội dung môm địa lắ như thế nào là thắch hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh ?'

Rõ ràng những vấn đề này mang tắnh lý luận dạy học, nhiều hơm

tắnh chất khoa hoc dia ly (A.V Darinxk1)

Hệ thống tri thức địa lý được lựa chọn để đưa vào chương trình học trong nhà trường phổ thông phải là những vấn để cơ bản nhất

(được hiểu là những tri thức thuộc khoa học địa lắ quan trọng nhất

cần thiết nhất giúp cho người học sinh có thể tiếp tục học tập và tham gia vào cuộc sống hiện tại và tương lai)

Các thành phần của nội dung học vấn địa lắ dạy trong nhà trường phổ thông có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: Nội dung môn vẻ phương pháp học tập và nghiên cứu địa lắ Địa lý Kiến thức Ki nang - ki xao i | |

Kiến thức Kiến thức Ki nang Ki nang Ấ : thực tiên lắ thuyết bản đồ làmviệc với T Ki năng

cácdung cụ nghiên cứu làm Việc vor các tài liệu nghiên cứu hye Đp an

địa lắ as =

- Các số liệu, - Các khái niệm, sự kiện quy luật, mối quan

địa lắ hệ nhân quả - Các biểu tượng - Các thuyết trong

dia li dia li

- Các mô hình - Những tư tưởng,

sáng tạo những quan điểm

về địa lắ trong địa lắ học - Những kiến thức

Trang 33

1 Kiến thức địa lắ

Các kiến thức địa lắ là thành phần chủ yếu của nội dung học vấn địa lắ Các kiến thức địa lắ có thể phân chia làm hai nhóm: các kiến thức

thực tiên hay kinh nghiệm và các kiến thức lý thuyết

4) Các kiên thức thực trên (hay kinh nghiệm) là những kiến thức

phán ánh những dặc diểm bên ngoài của các sự vật và hiện tượng địa

lắ mà học sinh có thể nhận thức được một cách tương đối dê dàng

bảng con dường kinh nghiệm, dựa vào các giác quan của bản thân Lhuộc nhóm này bao gồm các số liệu, sự kiện, biểu tượng và các mô

hình sáng tạo về địa lý

- Các số liệu và sự kiện trong dia li rat da dang và phong phú Đó là những kiến thức phản ánh những thông tin về đặc điểm của các sự vật và hiện tượng địa lắ Thắ dụ: các số liệu về dân cư, về độ dài của vác dòng sông, các bảng thống kê sản phẩm của các ngành sản xuất vông nông nghiệp, các sự kiện núi lửa phun, động đất, đô nhiêm môi

trường, V.V

Vai trò chủ yếu của các số liệu và sự kiện địa lắ là làm cơ sở để mình hoạ, dân chứng và để khái quát các kiến thức địa lắ lý thuyết

Thắ dụ: muốn chứng minh sự phong phú về tài nguyên khoáng sản

của một quốc gia cần dựa vào các số liệu về trữ lượng của từng loại khoáng sản hoặc muốn khái quát về đặc điểm khắ hậu của một địa

phương, thì những thông tin về các sự kiện xảy ra trong lớp khắ quyển

ở dịa phương đó, như chế độ nhiệt, gió, mưa v.v không thể thiếu

dược

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là tắnh khoa học của bản thân

Trang 34

cầm có mức độ, đúng lúc, đúng chô, nghĩa là phải có mục dich rõ

ràng Khuynh hướng phổ biến hiện nay trong việc nâng cao trình dẹ khoa học của môn địa lắ trong nhà trường là tăng cường các kiến thức

lý thuyết và giảm bớt các số liệu, các sự kiện

- Các biểu tượng địa lắ là những hình ảnh về các sự vật và hiện: tượng địa lắ được tri giác, phản ánh vào trong ý thức được giữ lạ: trong trắ nhớ và có khả năng tái tạo theo ý muốn Do kết quả của thực tiến đời sống và của giáo dục trong nhà trường, trong ý thức của học

sinh được hình thành nhiều biểu tượng đa dạng: một con sông ở dầu

làng một bãi biến ở quê hương, quang cảnh nhộn nhắp của mội xưởng máy trong giờ làm việc v.v Các biểu tượng dịa lắ có dặc

điểm khác với các loại biểu tượng khác ở chô: chúng thường dược

hình thành bằng con đường so sánh và óc tưởng tượng Chúng có thể phản ánh những đối tượng địa lắ và lãnh thổ mà các em chưa hề nhìn

thấy bao giờ Thắ dụ: dãy núi Anpơ ở Châu Âu hoang mạc Xahara ở

châu Phi v.v

Các biểu tượng trong mọi trường hợp đều là những hình ảnh cu

thể, nhưng do phương thức hình thành, chủ yếu bằng con đường tưởng tượng, nên những biểu tượng địa lắ khi được tái hiện trong \ thức các em có thể khác nhau Cũng dãy núi Anpơ, nhưng biểu tượng của mỗi em một khác Điều đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh nhận thức v: vào trắ tưởng tượng của từng em Đây cũng là một đặc điểm cân lưu ắ

trong quá trình dạy học địa lắ So với các môn học khác, các phương

tiện trực quan như tranh, ảnh địa lắ v v có vai trò quan trong hon ra nhiều

Trang 35

hiện hình ảnh các sự vật và hiện tượng dịa lắ cụ thể về hình dáng, máu sắc, kắch thước v.v mà còn có phạm vi phân bố rõ rệt trên lãnh

thô có vị trắ nhất định so với các sự vật khác

Một đặc diểm nữa của các biểu tượng địa lắ là do kắch thước quá rộng lớn của các lãnh thổ địa lắ như: lục địa, dại dương bán đảo

quốc gia v.v nên khi học chúng, học sinh chỉ có thể nhận thức được hình dáng, kắch thước, vị trắ của chúng trên bản đồ Trong ý thức của học sinh, những biểu tượng về các sự vật và lãnh thổ đó cũng đều liên quan dên bản đồ Vì vậy người ta còn gọi các biểu tượng đó là biểu

tượng bản đồ

- Một loạt kiến thức thực tiên nữa cũng thuộc nội dung môn học

trong nhà trường là các mô hình sáng tạo Đó là những mâu cụ thể

của việc vận dụng các trắ thức địa lắ học vào thực tiên (thực tiên nghiện cứu, học tập, thực tiên cuộc sống ) Trong môn dịa lắ, những

mâu này có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp từ thấp đến cao, chẳng hạn : những sơ đồ biểu hiện các mối

quan hệ giữa các thành phần tự nhiên, giữa các ngành sản xuất, những bản vẽ, lat cat tổng hợp một lãnh thổ, những mâu trình bày địa lý dia phương những sơ đồ quy hoạch lãnh thổ v.v

Vài trò của những mâu sáng tạo này, một mặt có giá trị thực tiên

và trực quan giúp cho học sinh hiểu được cách làm, cách vận dụng tri thức mặt khác cũng khêu gợi ở học sinh tư duy sáng tạo, tìm tòi những cách vận dụng mới v.v

b) Các kiến thức Ii thuyếắ: là những kiến thức đã được khái quát

hoá, phản ánh bản chất của các sự vật, hiện tượng địa lắ với những dặc diểm và những mối quan hệ bên trong của chúng Thuộc các kiến

thức dịa lắ lắ thuyết có: các khái niệm địa lắ, các mối quan hệ nhân

Trang 36

quả, các qui luật, các thuyết, các tư tưởng, các vấn đề phương pháp

luận của địa lắ học, các kiến thức về phương pháp học tập và nghiên

cứu địa lắ

- Các khái niệm địa lắ là sự phản ánh trong tư duy những sự vật

và hiện tượng địa lắ đã được trừu tượng hoá và khái quát hoá dựa vào

các dấu hiệu bản chất sau khi đã tiến hành các thao tác tư duy (so sánh, phân tắch, tổng hợp v.v )

Lấy một thắ dụ: khái niệm "mùa hạ" chỉ một hiện tượng dia hi trừu tượng Mùa hạ không thể nhìn thấy được mà chỉ có thể cảm nhận được Nó cũng không phải là mùa hạ của bất cứ một năm nào nhưng lại có những thuộc tắnh (dấu hiệu) giống tất cả các mùa hạ dã biết (thời điểm nhất định của vị trắ Trái Đất trên qui dao, thời tiết khắ

hậu độ cao của Mặt Trời )

Như vậy khái niệm địa lắ cũng giống như tất cả các khái niêm khoa học khác, trước hết chắnh là kết quả của tư duy trừu tượng Nó là đơn vị cơ sở của tri thức địa lắ Tuy nhiên, cũng như các biểu tượng

địa lắ, các khái niệm địa lắ cũng có tắnh chất không gian hoặc có liên quan đến sự phân bố trong không gian Đó chắnh là dấu hiệu phân

biệt chúng với các khái niệm khoa học khac(1)

Hiện nay, các khái niệm địa lắ được xếp vào 3 nhóm: khái niệm

địa lắ chung, khái niệm địa lắ riêng, khái niệm địa lắ tập hợp

(1) Theo quan niệm của một số nhà lắ luận đạy học địa lắ thì một phần lớn các khái niệm

dùng trong địa lắ học không phải là khái niệm địa lắ Thắ dụ ỘnúiỢ chỉ là một khái niệm khoa học

chung, còn "núi Ba VìỢ, "núi châu Âu" v.v mới là các khái niệm địa lắ, vì chúng nó có không

gian rõ rệt trên bản đồ Theo chúng tôi, ở đây khái niệm ỘnúiỢ có thể xếp vào khái niệm địa lắ, vì

khi nói đến núi, trong ngữ cảnh địa lắ, người ta không thể không nghĩ đến vị trắ của nó, nghĩa là

trong cách nói địa lắ, trong tư duy của những nhà địa lắ thì núi bao giờ cũng có liên quan đến sự

phân bố trong không gian Nếu không, thì tất cả các khái niệm địa lắ chung đều không được coi

Trang 37

+ Các khái niệm dịa lắ chung là những khái niệm được hình

thành dể chỉ không phải những sự vật và hiện tương dia li don nhất

mà toàn bộ một loạt các sự vật và hiện tượng địa lắ cùng loại, có những thuộc tắnh giống nhau như: sông, núi, biển v.v Các khái miệm địa lắ chúng thường có nhiều trong các khoa học bộ phận của hệ

thông khoa học địa lắ như: dia mao, địa chất, thuỷ văn, khắ hậu v.v

Trong môn dịa lắ các khái niệm dia li chung được đề cập đến

nhiều nhất trong phân dịa lắ dại cương

+ Các khái niệm dia lắ riêng là những khái niệm chỉ những sự vật

hiện tượng địa lắ riêng biệt, cụ thể Môi khái niệm địa lắ riêng chỉ liên

quan đến một đối tượng và phản ánh tắnh độc đáo của nó Thắ dụ: sông Ilồng thành phố Đà Năng v.v

Môi khái niệm dịa lắ riêng thường tương img voi mot địa danh

nhất định Ở một số trường hợp, ngay chắnh ý nghĩa của địa danh cũng đã phản ánh một tắnh chất riêng biệt nào dó của sự vật hay hiện

tượng dịa lắ, Thắ dụ: khu Tây Bắc, miền Đông Nam Hô, Biển Chết,

[lô Thượng v.v

Các khái niệm địa lắ riêng đều có quan hệ chặt chẽ với các khái

niệm dịa lắ chung, boi vì những khái niệm địa lắ riêng ngoài tắnh chất dọc dáo của chúng, cũng có những thuộc tắnh chung của các đối

tượng cùng loại Thắ dụ: khái niệm: "Thành phố Hồ Chắ Minh" vừa

có tắnh chất riêng là mang tên Bác Hồ, vừa có những tắnh chất chung

của các thành phố khác như: có dân số tập trung, có nhiều cơ sở công

nghiệp lớn v.v Ngược lại những khái niệm địa lắ chung, khi cụ thể

Trang 38

Trong môn địa lắ, các khái niệm riêng được nói đến nhiều nhất trong các phần về địa lắ thế giới, dịa lắ khu vực

+ Các khái niệm địa lắ tập hợp là những khái niệm dịa lắ trung gian giữa các khái niệm địa lắ chung và địa lắ riêng Thắ dụ: "sôngỢ là khái niệm địa lắ chung, "sông Hồng" là khái niệm địa lắ riêng, còn "sông châu A, sông châu ÂuỢ, v.v là những khái niệm địa lắ tập hợp Loại khái niệm địa lắ này dùng nhiều trong các phần dịa lắ khu vực

trong các tài liệu về phân vùng Trước kia, người ta thường chỉ nói tới hai loại khái niệm địa lắ chung và riêng, bởi vì khái niệm địa lắ tập

hợp thực chất có thể coi như khái niệm địa lắ riêng Nhưng sau này khi công tác phân vùng địa lắ phát triển, người ta thấy câ+ phải có những khái niệm có thể khái quát được những đặc diểm chung của

các sự vật và hiện tượng địa lắ chỉ riêng cho từng vùng từng khu vực thì lúc đó các khái niệm địa lắ tập hợp mới trở thành một nhóm riêng

Ngoài cách phân loại trên, người ta còn phân biệt ra: khái niệm

địa lắ cụ thể và các khái niệm địa lắ trừu tượng Các khái niệm dịa lắ cụ thể bao gồm những khái niệm về các sự vật và hiện tượng dịa lắ có thể tri giác được bằng những giác quan như: núi dá vôi, bờ sông

v.v Còn những khái niệm địa lắ trừu tượng là những khái niệm về

các sự vật và hiện tượng địa lắ mà chúng ta không thể trực tiếp tri

giác được bằng giác quan Thắ dụ: sự phân bố dân cư, cơ cấu công

nghiệp, đường đẳng nhiệt v.v

Do đặc điểm của chúng, nên mối loại khái niệm đều có phương pháp hình thành riêng trong quá trình dạy học

- Các mối quan hệ nhan quả địa lắ là những mối quan hệ biểu

Trang 39

và quá trình dia li Trong mối quan hệ nhân quả có hai thành phần:

một bên là nhân và một bên là quả Chỉ có nhân mới sinh ra quả, trái

lại quá không thể sinh ra nhân Thắ dụ: hiện tượng khắ hậu khô khan,

hiếm mưa ở các vùng chắ tuyến đã làm cho các vùng này trở thành

hoang mạc, nhưng hiện tượng hoang mạc không phải là nguyên nhân

của hiện tượng khắ hậu khô khan, hiếm mưa

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của môn địa lắ trong nhà

trường là phải giải thắch các hiện tượng, quá trình có tắnh không gian

xay ra trong môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội Vì vậy, trong nội dung học vấn của nó có rất nhiều mối quan hệ nhân quả

Các mối quan hệ nhân quả địa lắ có thể phân ra:

+ Các mối quan hệ nhân quả đơn giản và các mối quan hệ nhân

qua phức tạp

+ Các mối quan hệ nhân quả trực tiếp và các mối quan hệ nhân quả gián tiếp

Trong thắ dụ: Do Trái Đất có dạng hình cầu (nguyên nhân), nên

ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa (kết quả), thì mối quan hệ giữa hình câu của Trái Dat va ánh sáng Mặt Trời chỉ chiếu dược một nửa là một môắ quan hệ nhân quả địa lắ đơn giản (một nguyên nhân sinh ra một kết quả)

Trong thắ dụ: Do Trái Đất có dạng hình cầu (nguyên nhân 1) và

do sự tự quay của nó quanh trục (nguyên nhân 2) nên ở khắp nơi trên

Trái Đất đều có ngày đêm (kết quả), thì mối quan hệ giữa có dạng hình cầu và sự tự quay quanh trục của Trái Đất với hiện tượng: có ngày đêm ở kháp nơi trên Trái Đất là một mối quan hệ nhân quả địa

lắ phức tạp (hai nguyên nhân sinh ra một kết quả) Trong địa lắ còn có

Trang 40

nhiều mối quan hệ phức tạp trong đó 2, 3, 4 nguyên nhân mới sinh ra

một kết quả hoặc ngược lại, một nguyên nhân có thể sinh ra 2, 3 4 kết quả v.v

Hai thi dụ dân chứng ở trên cũng là những mối quan hệ nhân quả

trực tiếp, bởi vì chắnh những nguyên nhân đó đã trực tiếp sinh ra những kết quả đó Trong các mối quan hệ nhân quả gián tiếp thì mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả không dê dàng nhận thức dược Thắ dụ: khi các khối khắ di chuyển (nguyên nhân) thì thời tiết ở những nơi chúng đi qua thay đổi (kết quả) Muốn hiểu được mối quan hệ này cần phải nắm được một số mối quan hệ trung gian Nếu phân tắch ra sẽ như sau: thời tiết là kết quả tổng hợp của các yếu tố: nhiệt độ, gió, mưa v.v Môi khối khắ đều có những đặc diểm riêng về nhiệt

dộ khắ áp độ ẩm v.v Vậy khi khối khắ di chuyển, những đặc tắnh

của nó sẽ ảnh hưởng đến mặt đất tiếp xúc, làm cho các chế độ nhiệt gió, mưa thay đổi (tức thời tiết thay đổi ) Có nắm được các mối quar

hệ trung gian như trên, thì mới hiểu được mối quan hệ nhân quả mội

cach day du

Trong quá trình dạy học địa lắ, nếu không nhận thức được dung

các mối quan hệ nhân quả thì sẽ dân đến các hiện tượng giải thắch sai

khó hiểu, không nắm được chắnh xác sự diên biến thực chất của hiện

tượng

- Các quy luật địa lắ là những kiến thức đã được khái quát hoá

biểu hiện các mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình địa lắ có bản chất cố định, không thay đổi trong những diêu kiện nhất

định, môi khi lặp lại Thắ dụ: quy luật địa đới, quy luật hình thành

Ngày đăng: 27/05/2022, 09:10