TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

59 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ HỌC

BÀI TIỂU LUẬN GIỮA HK1

Đề tài

Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder)

TP.HCM, tháng 12 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC i

THÀNH VIÊN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN iii

LỜI MỞ ĐẦU iv

CHỈ MỤC v

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM PTSD 1

CHƯƠNG 2: TỶ LỆ LƯU HÀNH CỦA PTSD/ TÌNH HÌNH RỐI LOẠN TRÊN THẾ GIỚI VÀVIỆT NAM 2

2.1 Trên thế giới 2

2.2 Ở Việt Nam 2

CHƯƠNG 3: TRIỆU CHỨNG CỦA PTSD 7

CHƯƠNG 4: CÁC TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN 9

4.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo DSM-5 9

4.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn stress sau sang chấn theo ICD-10 11

4.3 Chẩn đoán Phân biệt 12

CHƯƠNG 5: CƠ CHẾ BỆNH SINH 15

5.1 Cơ chế bệnh sinh theo các học thuyết tâm lý học: 15

5.1.1 Mô hình điều kiện hóa 15

5.1.2 Mô hình nhận thức 15

5.1.2.1 Mô hình nhận thức xã hội 15

5.1.2.2 Mô hình xử lý thông tin 15

5.1.2 Mô hình tâm lý-xã hội 16

5.2 Cơ chế bệnh sinh theo các học thuyết tâm lý học thần kinh 17

5.2.1 Nội tiết thần kinh 17

5.2.2 Hóa chất thần kinh 18

5.2.3 Cấu trúc não 21

5.2.3.1 Đối với hạch hạnh nhân 21

5.2.3.2 Đối với vỏ não trước trán 22

5.2.3.3 Đối với hồi hải mã 22

CHƯƠNG 6: PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ 24

6.1 Tâm lý trị liệu (Psychotherapy) 24

Trang 3

6.1.1.2 Tâm lý trị liệu thay đổi tư tưởng, nhận thức (Cognitive Processing Therapy –

6.1.1.3 Stress tiêm chủng đào tạo (Stress Inoculation Training – SIT) 28

6.1.1.4 Liệu pháp nhận thức (Cognitive therapy - CT) 28

6.2 Những loại can thiệp PTSD khác, không thuộc CBT 28

6.2.1 Liệu pháp giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái xử lý thông tin (EyeMovement Desensitization and Reprocessing – EMDR) 28

6.2.2 Liệu pháp tập trung hiện tại ( Present Centered Therapy – (PCT) 30

6.3 Điều trị bằng thuốc (Medication) 30

Trang 4

THÀNH VIÊN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆNNhóm 1

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦUI.Tính cấp thiết và ý nghĩa đề tài:

Covid đi qua để lại những nỗi đau vô hình không tài nào đong đếm hết Đó không chỉ là những tổn thất kinh tế mà còn là những mất mát to lớn về con người và xã hội Giờ đây, khi đất nước dần kiểm soát được đại dịch “covid” và ổn định hơn, ta lại phải chấp nhận đối mặt với một đại dịch mới mang tên “Tinh thần” mà cụ thể ở đây là “Stress sau sang chấn” Stress có thể đến từ bất kỳ thời gian, địa điểm và hoàn cảnh nào Nhưng cho dù là phương thức gì, nó cũng khiến ta đau khổ Nó âm thầm len lỏi và “nuốt chửng” con người ta, nó đưa ta vào cái bóng đen to lớn của u uất, nó từng bước làm chủ cả tinh thần và thể xác để rồi biến ta trở nên vô hồn và đầy bi luỵ Hơn thế nữa, nó khiến ta dần quên đi xã hội, gia đình và cả chính bản thân mình.

Không những thế, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết đến sự tồn tại của căn bệnh này Họ hoang mang, lo lắng và chối bỏ bản thân mình Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng phản ứng của một cá nhân đối với một chấn thương gần đây hơn có thể đã trở nên trầm trọng hơn bởi một sự kiện đã xảy ra trước đó; nói cách khác, phản ứng của một cá nhân có thể là kết quả của chấn thương liên tiếp chứ không phải là một sự kiện nhất định.Vì vậy, việc tìm hiểu và chia sẻ về căn bệnh về căn bệnh này là một điều cần thiết.

Hiểu được vấn đề đó, nhóm chúng em đã nghiên cứu về “Rối loạn stress sau sang chấn-PTSD” để trang bị cho mình thêm nhiều thông tin về căn bệnh cũng như là cách đối phó với nó.

- Đối tượng nghiên cứu: Hội chứng Rối loạn căng thẳng sau sang chấn (Post-Traumatic Stress Disorder)

- Phạm vi nghiên cứu: tại Việt Nam

Trang 6

Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn gồm 6 chương: - Chương 1: Khái niệm

- Chương 2: Tỷ lệ lưu hành và tình hình rối loạn thích ứng tại Việt Nam - Chương 3: Các triệu chứng bệnh

- Chương 4: Các tiêu chí chẩn đoán

- Chương 5: Cơ chế bệnh sinh theo học thuyết tâm lý và tâm lý học thần kinh - Chương 6: Các loại trị liệu

CHỈ MỤC

- PTSD (Posttraumatic stress disorder): Rối loạn Stress sau sang chấn

- DSM-5 (Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition): Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, Phiên bản Thứ năm

- ICD-10 ( International Classification of Diseases): Phân loại quốc tế về bệnh tật

- HPA (The hypothalamic–pituitary–adrenal axis hoặc HPA axis): Trục hạ đồi -tuyến yên - -tuyến thượng thận

- CHR (Corticotropin Releasing Hormone): Hormone giải phóng Corticotropin

- ACTH (Adrenocorticotropic hormone: Hormone vỏ thượng thận

- PFC (Pre-frontal cortex):Vùng vỏ não trước trán

- ACC (Anterior Cingulate Cortex): Vỏ não trước

v

Trang 7

- CBT (Cognitive Behavioral Therapy): Tâm lý trị liệu thay đổi cử chỉ, hành vi

- PE (Prolonged Exposure): Liệu pháp tiếp xúc kéo dài

- SIT (Stress Inoculation Training): Stress tiêm chủng đào tạo

- CT (Cognitive therapy): Liệu pháp nhận thức

- EMDR (Eye Movement Desensitization and Reprocessing): Liệu pháp giải mẫn cảm chuyển động nhãn cầu và tái xử lý thông tin

- PCT (Present Centered Therapy): Liệu pháp tập trung hiện tại

- SSRI (Selective serotonin reuptake inhibitors): Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc

Trang 8

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM PTSD

(posttraumatic stress disorder)

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (The American Psychological Association – APA), Rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý (PTSD) là một rối loạn tâm thần có thể xảy ra ở những người đã trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau buồn như thiên tai, tai nạn nghiêm trọng, hành động khủng bố, chiến tranh / chiến đấu, hiếp dâm hay những người bị đe dọa tử vong, bạo lực tình dục hoặc chấn thương nghiêm trọng PTSD trước đây được biết đến với nhiều cái tên, chẳng hạn như “sốc đạn pháo” trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất và “mệt mỏi chiến đấu” sau Thế chiến thứ hai.

Những người bị PTSD có những suy nghĩ và cảm xúc dữ dội, rối loạn liên quan đến trải nghiệm của họ kéo dài rất lâu sau khi sự kiện đau buồn kết thúc Họ có thể hồi tưởng lại sự kiện thông qua hồi tưởng hoặc ác mộng; họ có thể cảm thấy buồn bã, sợ hãi hoặc tức giận; và họ có thể cảm thấy bị tách biệt hoặc xa lánh với những người khác Những người bị PTSD có thể có hành động tránh những tình huống hoặc những người nhắc nhở họ về sự kiện đau buồn và họ có thể có những phản ứng tiêu cực mạnh mẽ đối với điều gì đó bình thường như một tiếng động lớn hoặc một va chạm tình cờ.

Trang 9

CHƯƠNG 2: TỶ LỆ LƯU HÀNH CỦA PTSD/ TÌNH HÌNH RỐI LOẠNTRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.1 Trên thế giới:

Ước tính rằng trên thế giới có khoảng 350 triệu người đang mắc phải rối loạn này, với tỷ lệ trọn đời trung bình là 7,3% (Koenen và cộng sự, 2017; Hoppen và Morina, 2019; Karatzias, 2017), và tỷ lệ mắc phải trong vòng 12 tháng sẽ dao động từ 1 đến 9% (Atwoli và cộng sự, 2015) Ngoài ra, các quốc gia khác nhau cũng sẽ có những số liệu thống kê khác nhau tùy theo bối cảnh đặc trưng của quốc gia họ.

Ở Hoa Kỳ, theo một nghiên cứu thuộc NCS-R (Viện Khảo sát Bệnh tật Quốc gia Tái lặp - National Comorbidity Survey Replication), các nghiên cứu đã đo được tỷ lệ mắc rối loạn này trọn đời là 3,6% ở nam và 9,7% ở nữ, trong khi đó tỷ lệ mắc trong vòng 12 tháng là 1,8% ở nam và 5,2% ở nữ (Kessler và cộng sự, 2005) Trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ mắc phải PTSD cao hơn người trưởng thành, với nam là 3,7% và nữ là 6,3% (Kilpatrick và cộng sự, 2003).

Các số liệu thống kê trong khảo sát Sức khỏe Tâm thần Thế giới (WMH -World Mental Health) đã cho ra các kết quả về tỷ lệ mắc PTSD trọn đời ở một vài nước khác như sau: Nam Phi (2,3%), Tây Ban Nha (2,2%), Ý (2,4%), Nhật Bản (1,8%), New Zealand (6,1%), Đức (2,9%), Trung Quốc với tỷ lệ thấp nhất là 1,3% và tỷ lệ cao nhất là ở Bắc Ireland với 8,8%.

Theo APA (Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ), cứ 11 người thì sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc rối loạn stress sau sang chấn trong đời Nữ giới có tỷ lệ mắc rối loạn này cao gấp 2 lần nam giới, và cựu chiến binh cùng với những người xin tị nạn cũng sẽ dễ phải đối mặt với nó hơn những người bình thường gấp 10 lần.

2.2 Ở Việt Nam:

Mặc dù gần đây sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề sức khỏe tinh thần đã được nâng cao và đã có nhiều nét cải thiện rõ rệt, nhưng những nghiên cứu

Trang 10

cũng như khảo sát về các vấn đề tâm lý vẫn chưa được thực hiện, công bố một cách rộng rãi và phổ biến, và PTSD cũng không nằm ngoài nhóm ấy Tuy vậy, nhóm cũng đã cố gắng tìm kiếm, tiếp cận những số liệu đã được công bố ở các nguồn đáng tin cậy, nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về tỷ lệ lưu hành PTSD ở Việt Nam và tạo tiền đề cho những nghiên cứu cũng như những nhận xét, ý kiến sau này.

Một nghiên cứu dịch tễ về tần suất các loại bệnh ở dân số chung tại thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm Sức khỏe Tâm thần thực hiện năm 1998 cho thấy có 0,56% người dân thường mắc PTSD và nghiên cứu khác vào năm 2001 cho thấy 6% ở nhóm người dân có nguy cơ cao (những người đã từng sinh sống ở những vùng có chiến tranh xảy ra) mắc rối loạn này.

Một nghiên cứu kết hợp giữa 3 đơn vị là Đại học Y tế Công cộng Hà Nội và Đại học Huế (Việt Nam), Đại học Công nghệ Queensland (Australia) thực hiện vào năm 2019 trên 608 nghiệm thể ở Huế về tỷ lệ mắc PTSD và các triệu chứng rối loạn lo âu khác đã thu được nhiều kết quả đáng chú ý.

Theo kết quả, 6,9% những người tham gia khảo sát có những triệu chứng của PTSD, và 14,8% những người đã từng trải qua một hoặc nhiều chấn thương tâm lý trong đời mắc PTSD Nữ có xu hướng trải qua rối loạn này nhiều hơn nam giới nhưng tỷ lệ chênh lệch cũng không quá cách biệt.

Bảng Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và các triệu chứng PTSD theo giới tính (Phơi

Trang 11

nhiễm chấn thương và các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người lớn ở miền TrungViệt Nam: Điều tra ngẫu nhiên (2019).

Khái niệm rối loạn stress sau sang chấn trước đây vẫn luôn là một khái niệm xa lạ với đại đa số người Việt Nam Thế nhưng, từ sau đại dịch covid, sức khỏe tinh thần được quan tâm hơn bao giờ hết và PTSD cũng vậy Nó dần được nhìn thấy nhiều hơn nơi các bệnh nhân covid vừa thoát khỏi cánh cửa tử thần và

ở cả những đứa con vừa mất đi cha/mẹ, những đôi vợ/chồng phải lìa xa nhau mãi mãi, cũng không thiếu cảnh ‘người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh’ Hơn hết, nó đặc biệt hiện hữu ở các nhân viên y tế tham gia trực tiếp vào hành trình chống dịch covid khắc nghiệt.

Trong năm 2021, đã có một vài số liệu thống kê thể hiện tình trạng này Khảo sát thực hiện bởi Đại học Y Hà Nội trên 400 nhân viên y tế ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiếp nhận điều trị bệnh nhân nhiễm covid-19 đến hết ngày 31/05/2020 Số liệu cụ thể được thể hiện qua 2 bảng sau đây:

Bảng 1: Phân bổ tỷ lệ stress sau sang chnn theo tronh đp chuyênmôn cra nhân viên y tế

Trang 12

Stress sau sangBệnh viện đa khoa tỉnhBệnh viện Nhiệt đớiTổng

Bảng 2: Tỷ lệ stress sau sang chấn cra nhân viên y tế

Kết quả cụ thể đã ghi nhận có đến 17,5% nghiệm thể mắc rối loạn stress sau sang chấn, trong đó tỷ lệ ở điều dưỡng cao hơn so với bác sĩ Một khảo sát khác được thực hiện bởi Học viện Quân y và Bệnh viện Quân y 103 trên 86 nhân viên

ở một trung tâm cách ly cũng cho thấy tỷ lệ mắc PTSD là 5,81% và tỷ lệ mắc PTSD gây hậu quả nghiêm trọng là 12,79%.

Trong thời gian chống dịch, các nhân viên y tế phải đối mặt với lượng công việc và áp lực khổng lồ Họ không được gặp gỡ gia đình, phải cách ly với xã hội Đồng thời phải đối diện với nỗi lo lắng việc người nhà bị nhiễm bệnh, với sự kỳ thị của hàng xóm đối với bản thân và gia đình Họ cũng cảm thấy bất an khi xem truyền thông Chính vì những nguyên nhân ấy, stress sau sang chấn dường như đã trở thành một vấn đề tâm lý nghiêm trọng khó lòng tránh khỏi đối với nhân viên y tế.

Song không chỉ có mỗi những nhân viên làm việc trong ngành y tế phải hứng chịu những sang chấn dai dẳng sau đại dịch Covid 19 Mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới các bệnh nhân mắc bệnh Covid và người thân của họ.

1 Theo nghiên cứu của gần 48.000 bê ªnh nhân sau khi hồi phục Covid-19, có đến 55 triê ªu chứng vẫn còn tồn tại lâu dài, trong đó có các triệu chứng của rối loạn stress sau căng thẳng (theo thành uỷ TP HCM).

Trang 13

2 ThS.BS Bùi Văn San - Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai cho biết gần đây tỉ lệ bệnh nhân đi khám ngoại trú tại Viện Sức khỏe tâm thần tăng lên đáng kể, đạt khoảng 250 đến 300 người đi khám mỗi ngày, chủ yếu gặp những vấn đề về rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng lo lắng.

3 Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm TPHCM, đã có nghiên cứu tại một số quốc gia cho thấy, sau điều trị COVID-19 cứ 5 người thì có 1 người bị sang chấn và xuất hiện triệu chứng PTSD.

Những số liệu thống kê thể hiện tỷ lệ lưu hành trên đây đã phần nào cung cấp thêm một vài góc nhìn để tiếp cận tốt hơn về rối loạn này Ở những phần sau, các cơ chế bệnh sinh cũng như các phương pháp trị liệu của PTSD sẽ được khai thác một cách khoa học và kỹ càng hơn.

Trang 14

CHƯƠNG 3: TRIỆU CHỨNG CỦA PTSD

PTSD như được định nghĩa hiện nay trong DSM-5, được đặc trưng bởi bốn cụm triệu chứng cốt lõi:

(1) Hồi ức tái diễn, không tự nguyện và xâm nhập về sự kiện (2) Tránh các kích thích liên quan đến chấn thương,

(3) Thay đổi tiêu cực trong nhận thức hoặc tâm trạng liên quan đến sự kiện, hoặc tê liệt (hoặc cả hai)

(4) Thay đổi về kích thích và phản ứng, bao gồm cả mức độ nhạy cảm cao hơn đối với mối đe dọa tiềm ẩn

Các triệu chứng của PTSD được chia thành bốn loại Các triệu chứng cụ thể

có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng (hình 3.1 phụ lục):

Xâm nhập (Intrusive) : Những ý nghĩ xâm nhập chẳng hạn như ký ức lặp đi

lặp lại, không tự chủ; những giấc mơ đau buồn; hoặc hồi tưởng về sự kiện đau buồn Hồi tưởng có thể sống động đến mức mọi người cảm thấy họ đang sống lại trải nghiệm đau thương hoặc nhìn thấy nó trước mắt họ.

Tránh (Avoidance): Việc tránh nhắc nhở về sự kiện đau buồn có thể bao

gồm tránh những người, địa điểm, hoạt động, đồ vật và tình huống có thể kích hoạt ký ức đau buồn Mọi người có thể cố gắng tránh nhớ hoặc nghĩ về sự kiện đau buồn Họ có thể chống lại việc nói về những gì đã xảy ra hoặc họ cảm thấy thế nào về điều đó.

Các thay đổi về kích thích và phản ứng (Heightened arousal): Các triệu

chứng kích thích và phản ứng có thể bao gồm cáu kỉnh và bộc phát tức giận; cư xử một cách thiếu thận trọng hoặc theo cách tự hủy hoại bản thân; quan sát quá mức xung quanh một cách đáng ngờ; dễ bị giật mình; hoặc có vấn đề về tập trung hoặc ngủ.

Nhiều người tiếp xúc với một sự kiện đau buồn gặp phải các triệu chứng tương tự như những gì được mô tả ở trên trong những ngày sau sự kiện đó Tuy

Trang 15

nhiên, đối với một người được chẩn đoán mắc PTSD, các triệu chứng phải kéo dài hơn một tháng và phải gây ra tình trạng đau khổ hoặc vấn đề nghiêm trọng đối với hoạt động hàng ngày của cá nhân Nhiều người phát triển các triệu chứng trong vòng ba tháng sau chấn thương, nhưng các triệu chứng có thể xuất hiện muộn hơn và thường kéo dài trong nhiều tháng và đôi khi nhiều năm PTSD thường xảy ra với các tình trạng liên quan khác, chẳng hạn như trầm cảm, sử dụng chất kích thích, các vấn đề về trí nhớ và các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khác.

Những thay đổi trong nhận thức và tâm trạng (Changes in thoughtsand feelings): Không có khả năng nhớ các khía cạnh quan trọng của sự kiện đau

buồn, những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực dẫn đến niềm tin liên tục và bị bóp méo về bản thân hoặc người khác (ví dụ: “Tôi tồi tệ”, “Không ai có thể tin cậy được”); suy nghĩ lệch lạc về nguyên nhân hoặc hậu quả của sự kiện dẫn đến đổ lỗi sai cho bản thân hoặc người khác; liên tục sợ hãi, kinh hoàng, tức giận, tội lỗi hoặc xấu hổ; ít quan tâm hơn đến các hoạt động đã được hưởng trước đó; cảm thấy bị tách biệt hoặc xa cách với những người khác; hoặc không thể tận hưởng những cảm xúc tích cực (khoảng trống của hạnh phúc hoặc sự thỏa mãn).

Trang 16

CHƯƠNG 4: CÁC TIÊU CHÍ CHẨN ĐOÁN4.1 Tiêu chunn chnn đoán rối loạn stress sau sang chấn theoDSM-5

Theo DSM-5, PTSD nằm trong nhóm các rối loạn Stress liên quan đến sang chấn Các tiêu chuẩn cơ bản để chẩn đoán một người (một người lớn và trẻ em trên 6 tuổi) mắc PTSD bao gồm:

a) Tiếp xúc trực tiếp với cái chết thật sự hoặc gặp phải mối đe dọa chết, một vết thương nghiêm trọng hoặc bạo lực tình dục thể hiện bằng một (hoặc nhiều hơn) trong những cách sau:

- Trực tiếp trải qua những sự kiện sang chấn đó

- Chứng kiến sự sang chấn đó xảy ra với những người khác

- Biết được sự kiện sang chấn đó xảy ra với một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè thân thiết Trong trường hợp liên quan đến cái chết thật sự hay sự đe doạ cái chết của một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, sự kiện phải xảy ra bạo lực hoặc tình cờ - Sự trải nghiệm lặp đi lặp lại hoặc tiếp xúc quá mức với chi tiết bất lợi của yếu tố gây sang chấn.

Lưu ý: Tiêu chuẩn không áp dụng khi có sự tiếp xúc thông qua phương tiện truyền thông điện tử, truyền hình, phim ảnh, hoặc hình ảnh, trừ khi tiếp xúc là công việc có liên quan.

b) Sự có mặt của một ( hoặc nhiều hơn ) các triệu chứng sau đây liên quan đến các sự kiện sang chấn, bắt đầu từ sau khi cá nhân bị sang chấn xảy ra:

- Tái diễn, cưỡng bức, gợi nhớ những sự kiện sang chấn

Lưu ý: Ở trẻ em trên 6 tuổi, chơi lặp đi lặp lại các chủ đề của sự kiện sang chấn.

Trang 17

- Tái diễn những giấc mơ khó chịu có nội dung và/hoặc ảnh hưởng của sự kiện sang chấn.

(Lưu ý: Ở trẻ em có thể có sợ hãi trong giấc mơ mà không biết nội dung) - Phản ứng phân ly (ví dụ như mảng hồi tưởng) trong đó bệnh nhân cảm thấy hoặc hoạt động như sự kiện sang chấn được tái hiện (Phản ứng này có thể xảy ra liên tục, nặng nhất là bệnh nhân mất hoàn toàn nhận thức về môi trường xung quanh hiện tại)

(Lưu ý: Ở trẻ em, có cơi diễn lại cảnh sang chấn biệt định)

- Căng thẳng tâm lý kéo dài hoặc mãnh liệt khi tiếp xúc với nhiều biểu hiện bên ngoài hoặc bên trong biểu tượng hoặc dấu vết của sự kiện sang chấn

c) Sự né tránh bền vững với những kích thích liên quan tới các yếu tố sang chấn bắt đầu sau sang chấn, có bằng chứng 1 hoặc cả hai biểu hiện dưới đây:

- Tránh hoặc nỗ lực để tránh những ký ức đau buồn, những suy nghĩ, cảm xúc liên quan chặt chẽ với sự kiện sang chấn.

- Tránh hoặc nỗ lực để tránh gợi nhớ lại (người, địa điểm, các cuộc hội thoại, các hoạt động, các đối tượng, tình huống) đó khơi dậy những ký ức đau buồn, suy nghĩ, hay cảm xúc liên quan chặt chẽ với sang chấn.

d) Những thay đổi tiêu cực trong nhận thức cảm xúc liên quan đến yếu tố sang chấn, bắt đầu hoặc xấu đi sau yếu tố gây sang chấn biểu hiện bằng chứng là hai (hoặc nhiều hơn) trong các biểu hiện sau:

- Không có khả năng nhớ biểu hiện quan trọng của sang chấn (thường do mất nhớ phân ly và không do yếu tố khác như chấn thương sọ não, rượu hoặc ma túy).

- Những tin tưởng dai dẳng, quá mức hoặc những kỳ vọng về bản thân, về người khác, hoặc về thế giới (Ví dụ, “Tôi xấu”, “Không ai có thể tin được”, ‘Thế giớ là hoàn toàn nguy hiểm”, “toàn bộ hệ thống thần kinh của tôi đang bị hủy hoại vĩnh viễn”).

10

Trang 18

- Nhận thức sai lệch, dai dẳng về nguyên nhân, hậu quả của sang chấn dẫn đến đổ lỗi cho bản thân hay người khác.

- Trạng thái cảm xúc tiêu cực, dai dẳng (ví dụ: sợ hãi, kinh hoàng, giận dữ, tội lỗi hay xấu hổ).

- Suy giảm rõ rệt quan tâm thích thú hoặc tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa

- Cảm giác xa lánh hay lạnh nhạt từ những người xung quanh.

- Mất khả năng trải nghiệm cảm xúc tích cực dai dẳng Ví dụ: Không có khả năng để trải nghiệm hạnh phúc, sự hài lòng hoặc cảm xúc yêu thương.

e) Có hai hay nhiều hơn các biểu hiện dưới đây liên quan tới phản ứng của cơ thể với yếu tố gây sang chấn.

- Hành vi kích thích, bùng nổ giận dữ (với rất ít hoặc không có sự khiêu khích nào) thường biểu hiện sự gây hấn bằng lời nói hoặc hành động với người hoặc đối tượng khác.

- Hành vi liều lĩnh hoặc hành vi tự hủy hoại

- Rối loạn tập trung chú ý.

- Rối loạn giấc ngủ (khó vào giấc ngủ, khó ngủ lại, ngủ không yên)

f) Thời gian các rối loạn trên kéo dài (Tiêu chuẩn B, C, D và E) hơn 1 tháng

g) Các rối loạn này không phải do tác động sinh ký của một chất hoặc một bệnh lý khác.

4.2 Tiêu chunn chnn đoán rối loạn stress sau sang chấn theoICD-10

Trang 19

a) Bệnh nhân phải tiếp xúc với một sự kiện gây căng thẳng hoặc một tình huống nguy hiểm đặc biệt hoặc một thảm họa tự nhiên (trong thời gian ngắn hoặc dài), những điều này có thể gây ra đau khổ lan tràn ở hầu hết mọi người.

b) Phải có những ký ức dai dẳng hoặc có sự “hồi sinh” của những sang chấn trong những cảnh “hồi tưởng” bắt buộc, những ký ức sống động hoặc trong các giấc mơ tái diễn hoặc trong việc trải nghiệm sự đau khổ tột cùng khi phải tiếp xúc với các hoàn cảnh giống hoặc liên quan với sang chấn, điều này không có trước khi tiếp xúc với sang chấn.

c) Bệnh nhân phải biểu hiện sự né tránh hoặc thích những tình huống giống hoặc liên quan với sang chấn, điều này không có trước khi tiếp xúc với sang chấn.

d) Một trong hai nhóm triệu chứng sau phải có mặt:

1 Không thể gọi lại, một phần hoặc toàn bộ những khía cạnh quan trọng của giai đoạn tiếp xúc với sang chấn.

2 Các triệu chứng dai dẳng về tăng nhạy cảm tâm lý và kích thích không có trước khi tiếp xúc với sang chấn, được biểu hiện bởi hai trong số các dấu hiệu sau

e) Tiêu chuẩn b,c và d phải được đáp ứng đồng thời trong vòng 6 tháng kể từ khi có sự kiện gây căng thẳng hoặc kể từ khi kết thúc giai đoạn căng thẳng (Đối với một số mục này, nhưng chúng cần được phân biệt rõ).

4.3 Chnn đoán Phân biệt

Cần phân biệt Rối loạn Stress sau sang chấn với các bệnh sau để tránh nhầm lẫn: - Rối loạn sự thích ứng: Trong rối loạn sự thích ứng, stress có thể là bất kỳ mức độ nào (nhẹ, vừa, nghiêm trọng) còn sang chấn của PTSD phải rất

Trang 20

mạnh Triệu chứng xa lánh, chết lặng và tăng báo động có trước khi stress không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD cần xem xét chẩn đoán trầm cảm hoặc lo âu khác Nếu triệu chứng đáp ứng quá mức với stress, đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán rối loạn thích ứng khác như loạn thần cấp, rối loạn trầm cảm chủ yếu, khi đó chẩn đoán này sẽ thay thế PTSD

- Rối loạn stress cấp tính: Rối loạn stress cấp tính được phân biệt với PTSD vì các triệu chứng trong rối loạn stress cấp tính được giới hạn trong một thời gian từ 3 ngày đến 1 tháng sau khi tiếp xúc với sang chấn.

- Rối loạn lo âu và OCD: Trong OCD, có những ý nghĩ áp đặt thường xuyên đáp ứng định nghĩa của ám ảnh Ngoài ra, những ý nghĩ ám ảnh không liên quan đến sang chấn đến một sự kiện chấn thương tâm lý cụ thể RL lo âu lan tỏa lo âu liên quan đến sự việc tình huống cụ thể không xảy ra khi có sang chấn mạnh như trong PTSD.Người OCD sẽ có những hành vi liên quan đến kiểm tra nhiều lần, sắp xếp, thu thập mọi thứ với mục đích kiểm soát được cs của họ nhiều hơn Còn người mắc PTSD lại có các “hành vi tránh” được thiết kếđẩy lùi hoặc giảm bớt các suy nghĩ buồn phiền.

- Rối loạn trầm cảm chủ yếu: Trầm cảm chủ yếu có thể hoặc không khởi phát sau một sang chấn tâm lý và cần được chẩn đoán, nếu triệu chứng PTSD khác vắng mặt Như rối loạn trầm cảm không bao gồm bất kỳ Tiêu chuẩn B hoặc C triệu chứng Nó cũng không bao gồm một số triệu chứng PTSD từ tiêu chuẩn D hoặc E.

- Rối loạn nhân cách: Bệnh nhân có rối loạn nhân cách có khó khăn trong quan hệ giữa các cá nhân với nhau ngay từ khi phát bệnh Khi có sang chấn có thể có triệu chứng PTSD nhiều hơn các biểu hiện của rối loạn nhân cách Có thể chẩn đoán độc lập các PTSD khi tiếp xúc với sang chấn.

- Rối loạn phân ly: Các triệu chứng của rối loạn phân li có thể xuất hiện hoặc không sau sang chấn hoặc có thể hoặc không cùng với các triệu chứng khác của PTSD Khi các triệu chứng đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán PTSD thì nên đặt chẩn đoán, tuy nhiên nên chẩn đoán PTSD với các triệu chứng phân ly.

13

Trang 21

- Rối loạn loạn thần: Hồi tưởng trong PTSD phải được phân biệt với ảo tưởng, ảo giác, và rối loạn tri giác khác có thể xảy ra trong tâm thần phân liệt, rối loạn loạn thần ngắn, và các rối loạn loạn thần khác; rối loạn trầm cảm và rối loạn lưỡng cực có loạn thần, sảng, các rối loạn do một chất hoặc do thuốc hay các rối loạn loạn thần do một bệnh cơ thể - Chấn thương sọ não (CTSN ): Khi một chấn thương não xảy ra trong bối cảnh của một sự kiện chấn thương (ví dụ như, tai nạn chấn thương…), các triệu chứng của PTSD có thể xuất hiện Một CTSN cũng là một chấn thương về tâm lý, CTSN cũng gây ra các triệu chứng thần kinh – nhận thức có thể xảy ra đồng thời và không loại trừ lẫn nhau Các triệu chứng sau chấn động não (ví dụ, đau đầu, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, dễ cáu gắt, giảm tập trung) cũng có thể xảy ra ở bệnh nhân PTSD Chẩn đoán phân biệt dựa vào sự tái trải nghiệm và né tránh sự kiện sang chấn của PTSD và triệu chứng RL định hướng kéo dài gặp ở CTSN nhiều hơn.

14

Trang 22

CHƯƠNG 5: CƠ CHẾ BỆNH SINH5.1 Cơ chế bệnh sinh theo các học thuyết tâm lý học:

5.1.1 Mô honh điều kiện hóa:

Dựa trên lý thuyết 2 yếu tố của Mowrer: PTSD được xem như 1 đáp ứng cảm xúc có điều kiện cổ điển, lý thuyết này đã đề cập đến việc khi gặp lại những kích thích tương tự như những chấn thương đã từng xuất hiện trước đây thì việc né tránh hồi tưởng hoặc nhớ lại những sang chấn ấy sẽ giúp cho cá nhân người đó có thể tránh được những lo lắng, những căng thẳng.

5.1.2 Mô honh nhận thức:

Gồm hai loại: mô hình nhận thức xã hội và mô hình lý thuyết xử lý thông tin

5.1.2.1 Mô honh nhận thức xã hpi:

Được phát triển bởi Horowitz, dựa theo lý thuyết phân tâm học của Freud Mô hình chủ yếu nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại những sự kiện sang chấn trước đó để tích lũy những kinh nghiệm vào thế giới quan của bản thân Theo Horowitz, khi một cá nhân phải chịu đựng những sự kiện kinh hoàng khiến họ không thể chấp nhận được thì chính là lúc PTSD xuất hiện Khi đó, các cơ chế phòng vệ như chối bỏ,đàn áp, ức chế, sẽ được kích hoạt để bảo vệ bản thân tránh khỏi những tổn thương Tuy nhiên cơ chế này phải cạnh tranh với xu hướng hoàn thiện Ngược lại với cơ chế phòng vệ, xu hướng hoàn thiện chủ yếu giữ những thông tin liên quan đến sang chấn trong trí nhớ Nếu xu hướng này vượt qua cơ chế phòng

Trang 23

vệ, những kí ức sang chấn sẽ xâm nhập vào ý thức dưới dạng hồi tưởng, ác mộng, lo lắng, sợ hãi từ đó dẫn đến các triệu chứng của PTSD Tuy nhiên, khi cơ chế phòng vệ hoạt động hiệu quả thì các thông tin trong sang chấn sẽ hòa nhập vào hệ thống niềm tin chung và các triệu chứng sẽ ngừng xuất hiện.

5.1.2.2 Mô honh xử lý thông tin:

Do Brewin (2001) phát triển, tập trung vào những cách thức thông tin liên quan đến sang chấn được đại diện trong hệ thống trí nhớ Ông cho rằng các cá nhân có thể lựa chọn cũng như cân nhắc trong việc đề cập đến những kí ức sang chấn của họ và những kí ức đó có thể đi vào nhận thức mà không cần có chủ ý khơi gợi lại Theo Brewin thì có 2 loại kí ức: thứ nhất đó là kí ức thâm nhập bằng lời (Verbally accessible memories-VAMs) là những ký ức được gợi lại một cách có chủ ý và nó sẽ được điều chỉnh lại dần dần Thứ hai đó là những kí ức thâm nhập theo hoàn cảnh (situationally accessible memories-SAMs) là những ký ức có điều kiện, không thể thâm nhập một cách chủ đích, thường xuất hiện dưới dạng hồi tưởng hoặc ác mộng Brewin cũng cho rằng vùng hồi hải mã là trung tâm thần kinh liên quan đến quá trình xử lý VAMs, còn hạch hạnh nhân thì tham gia vào quá trình xử lý SAMs mang nhiều cảm xúc hơn Ông cũng cho rằng sự hoạt hóa SAMs cung cấp những thông tin cụ thể và cần thiết để thực hiện quá trình thích ứng nhận thức với sang chấn Do đó, một khi quá trình tích hợp thành công thì những triệu chứng của PTSD sẽ biến mất.

5.1.2 Mô honh tâm lý-xã hpi:

Theo Joseph và cộng sự (1995): các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và tiến triển của rối loạn stress sau sang chấn bao gồm:

Kích thích sự kiện : hình tượng đại diện cho sự kiện được lưu giữ trong vùng trí nhớ trực tiếp

Trang 24

Nhận thức sự kiện : những kí ức tạo nền tảng cho việc tái trải nghiệm sang chấn-tương tự SAMs của Brewin

Đánh giá và tái đánh giá : là những suy nghĩ của cá nhân về sự kiện –tương tự VAMs của Brewin Chúng có thể liên kết các cảm xúc mạnh mẽ do kích thích sự kiện gây ra hoặc nỗ lực đánh giá lại sự kiện đó.

Nỗ lực đối phó : nhằm giảm thiểu những rối loạn stress cảm xúc Những nỗ lực này thường là né tránh các điều gợi nhớ sự kiện hoặc cảm xúc tương tự khi sang chấn, từ đó cố gắng ức chế các kí ức không mong muốn.

Nhân cách : ảnh hưởng đến nhận thức, cảm xúc, sự đánh giá, phản ứng của cá nhân đối với sang chấn Do đó, việc một người có phát triển PTSD hay không cũng chịu tác động mạnh từ nhân cách.

Hỗ trợ xã hội : nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ người khác, đặc biệt là từ gia đình và bạn bè sẽ giúp cá nhân có thể chấp nhận những ý nghĩa mới về sự kiện cũng như khuyến khích cá nhân đó bộc lộ những cảm xúc tiêu cực Có bằng chứng cho thấy hỗ trợ xã hội có thể làm giảm những sang chấn kéo dài sau sự kiện , ví dụ như thảm họa Herald of Free Enterprise làm 193 người chết (Joseph và cs 1996)

Như vậy, dù 3 mô hình có các cách lý giải khác nhau như chủ yếu nhấn mạnh đến 2 vấn đề: Các kích thích đến từ môi trường bên ngoài sẽ làm gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn và quá trình mỗi cá nhân với các đặc điểm tâm lý riêng ứng

Trang 25

nội tiết thần kinh, hóa chất thần kinh và cấu trúc thần kinh não bộ.

5.2.1 Npi tiết thần kinh

Hệ trục HPA và Cortisol :

Các hệ thống phản ứng căng thẳng trong PTSD được phát hiện là bị rối loạn điều hòa, bao gồm cả sự gián đoạn trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận (HPA).Trục hạ đồi - đồi-tuyến yên - đồi-tuyến thượng thận (The hypothalamic–pituitary–adrenal axis hoặc HPA axis) thường được biết đến với vai trò là hệ thống phản ứng đối với căng thẳng của hệ nội tiết trong cơ thể Thông thường, khi căng thẳng hoặc chấn thương sẽ kích thích sự giải phóng hormone giải phóng corticotropin (CRH) từ vùng dưới đồi vào máu để kích thích tuyến yên tiết ra hormone vỏ thượng thận (ACTH) Do mức CRH và ACTH tăng lên, tuyến thượng thận tiết ra cortisol phản hồi tiêu cực đến vùng dưới đồi để ức chế việc giải phóng ACTH và CRH hơn nữa và bắt đầu phản ứng chiến hay chạy.Nhưng khi tiết quá nhiều cortisol, cơ chế điều hòa ngược sẽ được kích hoạt để kích thích tuyến yên giảm tiết ACTH, giúp cơ thể trở lại bình thường

Đối với stress mãn tính hoặc PTSD, hệ trục HPA sẽ tăng tiết cortisol khi tiếp xúc với nỗi sợ trong trí nhớ hay những kích thích liên quan đến sang chấn, đồng thời không có cơ chế điều

hòa ngược, dẫn đến cortisol tiết ra tăng lên cao (hình 5 phụ lục)

Sự gia tăng hàm lượng cortisol gây tác động ngược lại, làm gia tăng lo lắng, sợ hãi, căng thẳng kéo dài và gây mệt mỏi, thiếu ngủ, ăn không ngon, trí nhớ suy giảm Đó đều là biểu hiện thường thấy của người bị PTSD Ngoài ra, nồng độ cortisol cao cũng sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hoạt động của não bộ, có thể gây ra những tổn thương cho các tế bào ở não bộ và đồng

Trang 26

thời ảnh hưởng đến những rối loạn tâm thần khác như trầm cảm, loạn thần ( ảo thanh, ảo giác, )

5.2.2 Hóa chất thần kinh

(hình 5.1 phụ lục)

(Norepinephrine (NE), còn gọi là noradrenaline (NA) hoặc noradrenalin, là một hóa chất hữu cơ trong họ catecholamine

hoạt động trong não và cơ thể như một hormone và chất dẫn truyền thần kinh Chức năng chung của norepinephrine là huy động não và cơ thể hoạt động Sự giải phóng norepinephrine là thấp nhất trong khi ngủ, tăng lên trong lúc thức giấc và đạt mức cao hơn nhiều trong các tình huống căng thẳng hoặc nguy hiểm, trong cái gọi là phản ứng chiến đấu hay bỏ chạy Trong não, norepinephrine làm tăng hưng phấn và tỉnh táo, thúc đẩy sự cảnh giác, tăng cường sự hình thành và phục hồi trí nhớ, và tập trung sự chú ý; nó cũng làm tăng sự bồn chồn và lo lắng.)

Khi bị căng thẳng ngắn hạn thì cơ thể của chúng ta sẽ tiết ra chất Norepinephrine có tác dụng làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, đánh trống ngực, đổ mồ hôi,đỏ bừng, tạo cảm giác nhức mỏi, chán ăn,…và đặc biệt trong đó hệ thần kinh sẽ bị kích thích nhiều gây ra mất ngủ, tất cả những hiện tượng trên xuất hiện với mục đích đối phó với những tình huống được cho là có đe dọa đối với bản thân

Sự tăng cường giải phóng Noradrenaline có liên quan đến việc tăng cường điều hòa nỗi sợ hãi và tăng cường mã hóa các ký ức cảm xúc với việc tăng cường kích thích và cảnh giác.

Nếu Norepinephrine được tiết ra quá nhiều có thể làm giảm lượng Serotonin trong cơ thể và chính sự thiếu hụt Serotonin làm cho con người khó kiểm soát những cảm xúc của bản

Trang 27

thân,dễ căng thẳng, lo âu,… và có thể dẫn đến những dạng rối loạn tâm thần khác như trầm cảm cũng như PTSD

Serotonin (5HT), là một chất dẫn truyền thần kinh monoamine được tổng hợp từ axit amin tryptophan Các tế bào thần kinh chứa 5HT bắt nguồn từ nhân raphe ở lưng và nhân trung gian trong thân não và liên kết với nhiều vùng não trước, bao gồm hạch hạnh nhân, nhân giường của đầu cuối vân, hồi hải mã, vùng dưới đồi và vỏ não trước Serotonin có các vai trò trong việc điều chỉnh giấc ngủ, sự thèm ăn, hành vi tình dục, sự hung hăng / bốc đồng, chức năng vận động, giảm đau và suy giảm nội tiết thần kinh Không có gì đáng ngạc nhiên, với khả năng kết nối và vai trò nội môi rộng của nó, 5HT liên quan đến việc điều chỉnh các phản ứng cảm xúc và căng thẳng, vì vậy có mối quan hệ mật thiết với PTSD Theo các nghiên cứu cho thấy nồng độ Serotonin bị suy giảm ở những người bị PTSD có thể làm xáo trộn mối quan hệ giữa hạch hạnh nhân và hồi hải mã, làm mất khả năng giảm lo lắng và góp phần tăng cường cảnh giác, bốc đồng và xâm nhập ký ức Tổng kết lại, sự dẫn truyền 5HT bị thay đổi có thể góp phần vào các triệu chứng của PTSD bao gồm tăng động, tăng giật mình, bốc đồng và ký ức xâm nhập, mặc dù vai trò và cơ chế chính xác vẫn chưa chắc chắn.

GABA, một axit amin, là một chất dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng ức chế trong não Theo một số nghiên cứu sự suy giảm hoạt động GABA được tìm thấy bởi những người bị PTSD, do đó giải thích khả năng hạn chế của họ trong việc điều chỉnh các phản ứng sinh lý đối với căng thẳng và lo lắng.

Trang 28

● Glutamate là một chất dẫn truyền thần kinh chính có liên quan đến mọi chức năng kích thích trong thần kinh trung ương Glutamate có vai trò chính trong tính dẻo của khớp thần kinh và tham gia vào các chức năng nhận thức như học tập và trí nhớ Glutamate liên kết với các thụ thể N-methyl D-aspartate (NMDA) chủ yếu được tìm thấy trong các khớp thần kinh kích thích Các thụ thể NMDA là trung gian truyền dẫn qua synap, và do đó, chúng chịu trách nhiệm củng cố ký ức Các nghiên cứu cho thấy hàm lượng glutamate gia tăng ở các bệnh nhân PTSD, và chính sự gia tăng glutamate đã làm tăng mức độ của những người bị PTSD Vì vai trò của glutamate là góp phần củng cố ký ức chấn thương, khiến những ký ức sang chấn cứ mãi lặp đi lặp lại ở các bệnh nhân PTSD.

NPY (Neuropeptide Y )

NPY được tìm thấy đóng vai trò trong việc chống lại sự phát triển của PTSD vì nó có đặc tính giải lo âu và giảm căng thẳng và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng nội môi ở cả hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại vi Thiếu NPY thúc đẩy việc dễ gặp phải căng thẳng, vì chúng được phát hiện có khả năng ức chế các mạch CRH / NE có liên quan đến phản ứng căng thẳng và sợ hãi và góp phần vào sự phát triển của PTSD Các nghiên cứu ở các bệnh nhân PTSD cho thấy nồng độ NPY giảm trong huyết tương và phản ứng NPY giảm so với những người bình thường góp phần gây ra sự gia tăng hoạt động của hệ noradrenergic ở những bệnh nhân PTSD.

5.2.3 Cấu trúc não

Các triệu chứng đặc trưng của PTSD bao gồm: phản ứng giật mình phóng đại và hồi tưởng, có thể liên quan đến sự suy giảm các vùng não cao hơn (tức là vùng hồi hải mã và vỏ não trung gian) Các nghiên cứu về hình ảnh thần kinh ở

21

Trang 29

bệnh nhân PTSD đã phát hiện thấy giảm hoạt động ở thùy trán, vùng não trước và vùng đồi thị, cho thấy tác động của PTSD đối với chức năng điều hành, sự chú ý và nhận thức, trí nhớ, cảm xúc và cảm giác Trong khi đó những bệnh nhân PTSD lại gia tăng hoạt động ở hệ viền, cụ thể là vùng hồi hải mã chịu trách nhiệm xử lý và gợi lại ký ức, còn hạch hạnh nhân thì chuyên xử lý cảm xúc và hình thành các phản ứng sợ hãi có điều kiện Brewin (2001) cho rằng những hồi tưởng có thể xuất hiện khi thông tin được

truyền từ hạch hạnh nhân đến hồi hải mã (hình 5.3 phụ lục)

5.2.3.1 Đối với hạch hạnh nhân:

Các hạch hạnh nhân là một cấu trúc hệ rìa liên quan đến cảm xúc xử lý và là một cơ quan rất quan trọng để đạt được các phản ứng sợ hãi.Với chức năng xử lý cảm xúc, các hạch hạnh nhân dường như hoạt động mạnh hơn với các kích thích liên quan đến chấn thương, đồng thời tỉ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của triệu chứng trong PTSD

Hạch hạnh nhân cũng có chứa các tế bào nhạy cảm với sợ hãi, nên khi hoạt động nhiều sẽ sinh ra hai cơ chế Thứ nhất là cơ chế cảm xúc, khiến ta rơi vào tình trạng sợ hãi, hoảng hốt, bồn chồn, cảnh giác thái quá Thứ hai là cơ chế nhận thức, tức là chúng ta sẽ dễ tưởng tượng, hồi tưởng lại các kí ức sang chấn-một biểu hiện thường thấy của người bị PTSD.

5.2.3.2 Đối với vỏ não trước trán:

Vùng vỏ não trước trán (PFC) bao gồm vỏ não trước (ACC), vỏ não dưới và hồi trán giữa PFC trung gian thực hiện nhiệm vụ kiểm soát ức chế đối với các phản ứng căng thẳng và phản ứng cảm xúc, một phần nhờ các kết nối của nó với hạch hạnh nhân Đồng thời, còn là vùng trung gian làm tiêu biến nỗi sợ hãi có điều kiện thông qua việc ức chế tích cực các phản ứng sợ hãi có được Theo các nghiên cứu gần đây, bệnh nhân PTSD có biểu hiện sự giảm hoạt hóa ở vùng vỏ não trước trán (PFC), bao gồm vỏ não

Ngày đăng: 26/05/2022, 21:43

Hình ảnh liên quan

Bảng Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và các triệu chứng PTSD theo giới tính. (Phơi - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

ng.

Tỷ lệ trầm cảm, lo âu và các triệu chứng PTSD theo giới tính. (Phơi Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 2: Tỷ lệ stress sau sang chấn cra nhân viên y tế - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Bảng 2.

Tỷ lệ stress sau sang chấn cra nhân viên y tế Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 3: Minh họa về các triệu chứng của PTSD Theresa Chiechi / Verywell (2021) - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 3.

Minh họa về các triệu chứng của PTSD Theresa Chiechi / Verywell (2021) Xem tại trang 49 của tài liệu.
Hình 5.1: Những thay đổi hóa thần kinh liên quan đến PTSD. Sự gia tăng của dopamine và norepinephrine đã được quan sát thấy trong PTSD gây ra tăng huyết áp, dự đoán và phản ứng kinh ngạc - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 5.1.

Những thay đổi hóa thần kinh liên quan đến PTSD. Sự gia tăng của dopamine và norepinephrine đã được quan sát thấy trong PTSD gây ra tăng huyết áp, dự đoán và phản ứng kinh ngạc Xem tại trang 50 của tài liệu.
Hình 5.3: Tác động của PTSD lên cấu trúc não bộ. Tập trung vào ba vùng chính: Hạch hạnh nhân, Hồi hải mã và Vùng vỏ não trước trán. - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 5.3.

Tác động của PTSD lên cấu trúc não bộ. Tập trung vào ba vùng chính: Hạch hạnh nhân, Hồi hải mã và Vùng vỏ não trước trán Xem tại trang 51 của tài liệu.
Hình 5.4: Các nghiên cứu hình ảnh não đã tiết lộ sinh học thần kinh cơ bản của PTSD. So với những người khỏe mạnh, những người bị PTSD thường biểu hiện hoạt động cao hơn (màu vàng) trong các vùng xử lý cảm xúc của não, bao gồm hạch hạnh nhân (AMY) và ít h - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 5.4.

Các nghiên cứu hình ảnh não đã tiết lộ sinh học thần kinh cơ bản của PTSD. So với những người khỏe mạnh, những người bị PTSD thường biểu hiện hoạt động cao hơn (màu vàng) trong các vùng xử lý cảm xúc của não, bao gồm hạch hạnh nhân (AMY) và ít h Xem tại trang 51 của tài liệu.
Bảng 6: Điều trị PTSD bằng thuốc - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Bảng 6.

Điều trị PTSD bằng thuốc Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 6.1 - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.1.

Xem tại trang 52 của tài liệu.
Hình 6.2 - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.2.

Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 6.2a - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.2a.

Xem tại trang 54 của tài liệu.
Hình 6.2c - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.2c.

Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 6.2b - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.2b.

Xem tại trang 55 của tài liệu.
Hình 6.2e - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.2e.

Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hình 6.2d - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.2d.

Xem tại trang 56 của tài liệu.
Hình 6.2f - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.2f.

Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 6.2g - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.2g.

Xem tại trang 57 của tài liệu.
Hình 6.4: Các khuyến nghị liệu pháp hóa dược cho các triệu chứng chủ yếu của PTSD - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.4.

Các khuyến nghị liệu pháp hóa dược cho các triệu chứng chủ yếu của PTSD Xem tại trang 58 của tài liệu.
Hình 6.3: Giảm các triệu chứng PTSD thông qua điều trị EMDR. Những ký ức đau thương ở bệnh nhân PTSD có thể xâm nhập và làm sống lại sự kiện cảm xúc thông qua hồi tưởng và ác mộng - TIỂU LUẬN GIỮA HK1 đề tài rối loạn căng thẳng sau sang chấn (posttraumatic stress disorder)

Hình 6.3.

Giảm các triệu chứng PTSD thông qua điều trị EMDR. Những ký ức đau thương ở bệnh nhân PTSD có thể xâm nhập và làm sống lại sự kiện cảm xúc thông qua hồi tưởng và ác mộng Xem tại trang 58 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan