1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LATS Y HỌC -NGHIÊN CỨU GHÉP SỤN SƯỜN TỰ THÂN CHỮA BIẾN DẠNG MŨI CHO BỆNH NHÂN SAU MỔ DỊ TẬT KHE HỞ MÔI, VÒM MIỆNG MỘT BÊN (FULL TEXT)

192 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Khe hở môi - vòm miệng là dị tật thường gặp trong các dị tật bẩm sinh. Ở Mỹ và Châu Âu tỷ lệ mắc dị tật này là 1/1000 trẻ sống.1, 2 Tại Việt Nam, theo báo cáo của tác giả Trần Văn Trường, tỷ lệ này là 0,1 - 0,2%. Ước tính hàng năm, Việt nam có khoảng 1500 - 3000 trẻ mới sinh mắc dị tật này.3 Điều trị bệnh nhân mắc dị tật khe hở môi - vòm miệng là một quá trình dài, diễn ra từ khi từ khi trẻ mới sinh cho tới khi trưởng thành, với mục tiêu sửa chữa các biến dạng và phục hồi chức năng của mũi, môi, vòm miệng Phức hợp điều trị này bao gồm nhiều phương pháp điều trị có thể được thực hiện như chỉnh hình bằng hàm PNAM (pre-surgical nasoalveolar molding), phẫu thuật tạo hình môi, vòm miệng, ghép xương khe hở tiền hàm, ngữ âm trị liệu, phẫu thuật chỉnh hình xương, nắn chỉnh răng. Phẫu thuật tạo hình môi có thể được thực hiện từ khi trẻ khoảng 3 tháng tuổi. Trẻ 10 tháng tuổi có thể được phẫu thuật tạo hình vòm miệng. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, chưa có kỹ thuật phẫu thuật tạo hình môi, vòm miệng nào có thể mang lại kết quả tạo hình hoàn chỉnh, bền vững sau một lần phẫu thuật. Sau mổ tạo hình thì đầu, vẫn còn tồn tại một số biến dạng mũi thứ phát.4-8 Các biến dạng thứ phát của mũi ở các bệnh nhân sau mổ tạo hình khe hở môi - vòm miệng một bên đa dạng về hình thái. Nguyên nhân biến dạng là sự biến đổi của các cấu trúc giải phẫu mô mềm của mũi và cấu trúc khung sụn nâng đỡ mô mềm của mũi như biến dạng lệch trụ mũi, biến dạng bất cân xứng của lỗ mũi, biến dạng sụn vách ngăn, sụn bên dưới.9, 10 Thực tế đó cho thấy sửa chữa các hình thái biến dạng mũi thứ phát vẫn đang là thử thách lớn đối với các phẫu thuật viên.11 Vật liệu ghép tự thân sụn loa tai, sụn vách ngăn, sụn sườn tự thân được ưa chuộng sử dụng trong phẫu thuật tạo hình mũi vì giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và thải vạt ghép so với vật liệu ghép tổng hợp.   Tuy nhiên, sụn tai và sụn vách ngăn có nhược điểm là mỏng, yếu và cong.12 Lượng sụn vách ngăn lấy được cũng hạn chế nhất là ở các bệnh nhân dị tật bẩm sinh khe hở môi, vòm miệng.11, 12, 13 Ngoại trừ việc phẫu thuật lấy sụn sườn tự thân có một số biến chứng ít g p như rách màng phổi, chảy máu sau mổ, hay để lại sẹo xấu thì sụn sườn tự thân có ưu điểm là nguồn vật liệu ghép lý tưởng trong các trường hợp cần lượng sụn lớn để sửa chữa biến dạng mũi, thiếu độ nhô của mũi, sụn vách ngăn yếu và không đủ để làm vật liệu ghép. Sụn sườn tự thân có nguồn cung dồi dào, có thể cắt gọt để tạo ra nhiều loại vạt ghép phong phú về hình dạng, kích thước. Sụn sườn khỏe và cứng, cho phép chống chịu được sự co kéo của sẹo sau phẫu thuật, nâng đỡ cấu trúc khung sụn của mũi và cải thiện độ nhô của mũi. 4, 14-16 Trong khi đó, ở Việt nam, có rất ít công bố mô tả chi tiết các đ c điểm biến dạng mũi thứ phát của các bệnh nhân sau mổ tạo hình môi - vòm miệng một bên, cũng như đánh giá hiệu quả sử dụng sụn sườn tự thân để chữa các biến dạng này. Xuất phát từ các yêu cầu thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ghép sụn sườn tự thân chữa biến dạng mũi cho bệnh nhân sau mổ dị tật khe hở môi, vòm miệng một bên” với các mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng biến dạng mũi trên nhóm bệnh nhân dị tật bẩm sinh khe hở môi- vòm miệng một bên đã phẫu thuật tạo hình môi- vòm miệng. 2. Đánh giá kết quả sửa chữa biến dạng mũi bằng ghép sụn tự thân

Ngày đăng: 25/05/2022, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w