1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Từ đặc điểm của vũ khí công nghệ cao anh (chị) hãy trình bày những biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao (có dẫn chứng thực tế

52 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 154,32 KB

Nội dung

Trang 1

TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Trang 2

Câu 1: Từ đặc điểm của vũ khí công nghệ cao Anh (Chị) hãy trình bàynhững biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệcao (có dẫn chứng thực tế một số cuộc chiến tranh trên thế giới gần đây).

Bất kể thứ gì trong cuộc sống, trước khi chúng ta muốn đi sâu vào tìm hiểu và phân tích chúng thì điều đầu tiên mà chắc chắn ta luôn phải làm đó là cần phải biết xem nó là gì, nó hoạt động như thế nào, công dụng cũng như ý nghĩa của nó ra sao thì từ đó ta mới có thể rút ra được kết luận và hướng nghiên cứu đúng đắn thật sự phù hợp Do vậy ở đây, trước khi ta triển khai vấn đề của câu hỏi, thì ta cần phải hiểu rõ xem thế nào là vũ khí công nghệ cao.

Đầu tiên chúng ta sẽ đến với khái niệm về vũ khí công nghệ cao là gì ? Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng kĩ thuật, chiến thuật.

Vậy vũ khí công nghệ cao tiên tiến, hiện đại là thế thì sẽ có những đặc điểm nổi bật nào? Về mặt hiệu suất của vũ khí, phương tiện tăng gấp nhiều lần so với vũ khí, phương tiện thông thường; hàm lượng tri thức, kĩ năng tự động hoá cao; tính cạnh tranh cao, được nâng cấp liên tục Vũ khí công nghệ cao hay còn gọi là vũ khí

“thông minh”, vũ khí “tinh khôn” bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như: vũ khí

huỷ diệt lớn (hạt nhân, hoá học, sinh học ), vũ khí được chế tạo dựa trên những nguyên lí kĩ thuật mới (vũ khí chùm tia, vũ khí laze, vũ khí chùm hạt, pháo điện từ ).

Thế kỉ XXI, vũ khí “thông minh” dựa trên cơ sở tri thức sẽ trở nên phổ biến.

Điển hình là đạn pháo, đạn cối điều khiển bằng laze, ra-đa hoặc bằng hồng ngoại.

Bom, mìn, “thông minh” kết hợp với các thiết bị trinh thám để tiêu diệt mục tiêu.Tên lửa “thông minh” có thể tự phân tích, phán đoán và ra quyết định tiến công tiêudiệt Súng “thông minh” do máy tính điều khiển có thể tự động nhận biết chủ nhân,

có nhiều khả năng tác chiến khác nhau, vừa có thể bắn đạn thông thường

Trang 3

hoặc phóng lựu đạn Xe tăng “thông minh” có thể vượt qua các chướng ngại vật,

nhận biết các đặc trưng khác nhau của mục tiêu, mức độ uy hiếp của mục tiêu và điều khiển vũ khí tiến công mục tiêu, nhờ đó có hoả lực và sức đột kích rất mạnh, Tóm lại, vũ khí công nghệ cao có những đă _c điểm nổi bật sau: khả năng tựđộng hóa cao; tầm bắn (phóng) xa; độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn.

Mang trong mình những đặc điểm vượt trội như vậy, thì thủ đoạn đánh phá bằng vũ khí công nghệ cao có gì đáng sợ trong chiến tranh ? Tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao là phương thức tiến hành chiến tranh kiểu mới, đồng thời là biện pháp tác chiến của địch Thực tế trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã khai thác các thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất để chế tạo các kiểu vũ khí hiện đại hòng giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh như: công nghệ hồng ngoại, công nghệ nhìn đêm, công nghệ gây nhiễu Nhiều loại vũ khí

“thông minh” ra đời và được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam Tuy

nhiên, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chứng kiến sự thất bại thảm hại của địch trong việc sử dụng các loại vũ khí hiện đại nhất lúc đó trước trí thông minh, sự sáng tạo và lòng dũng cảm vô song của con người Việt Nam.

Chiến tranh tương lai (nếu xảy ra) đối với đất nước ta, địch sẽ sử dụng phương thức tiến công hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao là chủ yếu Nhằm mục đích giành quyền làm chủ trên không, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, đánh gục khả năng chống trả của đối phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không và các hoạt động bạo loạn lật đổ của lực lượng phản động nội địa trong nước, gây tâm lí hoang mang, lo sợ trong nhân dân Qua đó gây sức ép về chính trị để đạt mục tiêu chính trị hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chính trị do địch đặt ra Nếu chiến tranh xảy ra trên đất nước ta, có thể xuất phát từ nhiều hướng: trên bộ, trên không, từ biển vào, có thể diễn ra cùng một lúc ở chính diện và trong chiều sâu, trên phạm

vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cường độ lớn ngay từ đầu và trong suốt quá trình

Trang 4

vào Việt Nam (nếu xảy ra) có thể là một giai đoạn trước khi đưa quân đổ bộ đường biển hoặc đưa quân tiến công trên bộ, với quy mô và cường độ ác liệt từ nhiều hướng, vào nhiều mục tiêu cùng một lúc Đánh phá ác liệt từng đợt lớn, dồn dập, kết hợp với đánh nhỏ lẻ liên tục ngày đêm, có thể kéo dài vài giờ hoặc nhiều giờ, có thể đánh phá trong một vài ngày hoặc nhiều ngày, Nghiên cứu, khảo sát một số cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, địch sử dụng vũ khí công nghệ cao ngày càng nhiều

(vùng Vịnh lần thứ nhất vũ khí công nghệ cao 10%, chiến dịch “Con Cáo sa mạc”50%, Nam Tư 90%) Chiến tranh Irắc lần hai (2003) chỉ sau 27 ngày đêm tiến công,

Mĩ, Anh đã thực hiện 34.000 phi vụ, phóng hơn 1000 quả tên lửa hành trình các loại, trong đó có hơn 800 quả tên lửa Tomahawk, hơn 14.000 bom đạn có điều khiển chính xác.

Sau khi tìm hiểu về đặc điểm cũng như thủ đoạn sử dụng của vũ khí công nghệ cao, ta có thể thấy được mức độ nguy hiểm và mức độ công phá của nó là rất lớn, vậy biện pháp cần đề ra ở dây là gì? Đối với việc phòng chống trinh sát của địch: Hệ thống trinh sát phát hiện và giám sát mục tiêu là một trong những hệ thống bảo đảm quan trọng nhất của vũ khí công nghệ cao Muốn làm tốt công tác phòng chống trinh sát của địch, trước tiên cần xác định rõ ý thức chống trinh sát, sau đó mới áp dụng các biện pháp, phương pháp đối phó cho phù hợp, cụ thể :

Làm hạn thế đặc trưng của mục tiêu ( Hệ thống trinh sát hiện đại khi thực hành trinh sát đều thông qua việc tìm kiếm các đặc trưng vật lí do mục tiêu bộc lộ để phát hiện Vì vậy, sử dụng các thủ đoạn chiến thuật, kĩ thuật giảm thiểu đặc trưng vật lí của mục tiêu, xoá bỏ sự khác biệt giữa mục tiêu với môi trường xung quanh là sự vận dụng và phát triển của kĩ thuật ngụy trang truyền thống Sử dụng các biện pháp kĩ thuật giảm bớt các đặc trưng ánh sáng, âm thanh, điện từ, bức xạ hồng ngoại của mục tiêu là có thể giấu kín được mục tiêu )

Che giấu mục tiêu ( Lợi dụng môi trường tự nhiên như địa hình, địa vật, rừng cây, bụi cỏ để che giấu mục tiêu, có thể làm suy giảm thậm chí ngăn chặn được trinh sát

Trang 5

yếu của vệ tinh và máy bay trinh sát, các mục tiêu được che đậy, ở hang động, gầm cầu là những nơi che giấu có hiệu quả, đồng thời lợi dụng đêm tối, sương mù, màn mưa để che giấu âm thanh, ánh sáng, điện từ, nhiệt ; kiểm soát chặt chẽ việc mở máy hoặc phát xạ sóng điện từ của ra đa và thiết bị thông tin liên lạc )

Ngụy trang mục tiêu ( Ngày nay, khi mà kĩ thuật trinh sát không ngừng phát triển thì việc sử dụng một cách khoa học các khí tài ngụy trang như màn khói, lưới ngụy trang, nghi binh, nghi trang, là một biện pháp chống trinh sát hữu hiệu và kinh tế Ngụy trang hiện đại là trên cơ sở ngụy trang truyền thống sử dụng kĩ thuật thay đổi hình dạng, Thông qua việc làm thay đổi tần phổ quang học hoặc phản xạ điện từ và đặc tính bức xạ nhiệt của mục tiêu khiến chúng gần như hoà nhập vào môi trường xung quanh Thông qua việc làm thay đổi hình thể của mục tiêu khiến mục tiêu không bị địch chú ý hoặc thông qua việc thả màn khói đặc biệt là sợi bạc, đều có thể ngăn chặn có hiệu quả trinh sát ra đa và trinh sát hồng ngoại của đối phương )

Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch (Nghi binh là hành động tạo hiện tượng giả để đánh lừa đối phương Nếu tổ chức tạo ra các hành động tác chiến giả một cách có kế hoạch, có mục đích để phân tán, làm suy yếu khả năng trinh sát của địch, có thể làm cho địch nhận định sai, dẫn đến sai lầm từ đó ta có thể kiềm chế, điều động được địch.

Theo phạm vi không gian, có thể chia nghi binh thành các loại sau: Nghi binh chính diện, nghi binh bên sườn, nghi binh tung thâm, nghi binh trên bộ, nghi binh trên không, nghi binh trên biển, nghi binh lập thể,

Theo mục đích, có thể chia thành nghi binh để thể hiện sức mạnh, nghi binh để tỏ ra yếu kém, nghi binh để hiện thế, nghi binh tiến công, nghi binh rút lui.

Kĩ thuật quân sự hiện đại đã tạo ra nhiều thủ đoạn nghi binh mới, ngoài nghi binh về binh lực, còn có nghi binh về hoả lực, nghi binh điện tử, và các nghi binh kĩ thuật khác Ví dụ, nghi binh vô tuyến điện bằng các phương pháp xây dựng mạng

Trang 6

tin liên lạc vô tuyến điện giả, phát các cuộc điện báo (điện thoại) với nội dung giả Ngoài ra, tổ chức tốt việc bày giả, nhằm đúng vào đặc điểm và nhược điểm của hệ thống trinh sát địch, kết hợp với điều kiện tự nhiên như địa hình, địa vật, đặt các loại mục tiêu giả để làm thay đổi cục bộ nền môi trường, chiến trường, từ đó đánh lừa mê hoặc đối phương Ví dụ, cần phải có mục tiêu giả, mục tiêu thật ; khi cần di chuyển các mục tiêu cần phải tiến hành di chuyển cùng lúc cả cái thực và cái giả, và quy mô đối với cái thực và cái giả cũng phải ngang nhau ); Dụ địch đánh vào những mục tiêu

có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn (Lợi dụng đặc điểm của vũ khí công nghệ cao

là giá thành cao, lượng sử dụng có hạn, chúng ta có thể sử dụng mục tiêu giá trị thấp để làm phân tán lực lượng địch và gây tiêu hao lớn cho chúng Ví dụ, giá 1 chiếc máy bay tàng hình F-117A lên tới vài chục triệu USD, giá 1 quả tên lửa hành trình cũng tới hàng triệu USD, Nếu ta sử dụng vũ khí trang bị cũ hoặc mục tiêu giả để dụ địch tiến công sẽ gây tiêu hao lớn cho chúng, làm giảm bớt lượng vũ khí công nghệ cao của địch, đồng thời làm giảm sút lòng tin khiến chúng không dám mạo hiểm tiếp tục sử dụng vũ khí công nghệ cao trên quy mô lớn Trong cuộc chiến tranh cô-xô-vô, địa hình, địa vật, phức tạp của Nam Tư kết hợp với thời tiết mùa xuân ẩm ướt, âm u, rừng cây rậm rạp đã khiến cho hệ thống vũ khí công nghệ cao của NATO bộc lộ một số nhược điểm như khả năng nhận biết mục tiêu, khả năng định vị, dẫn đến đánh nhầm, đánh không chính xác, đánh vào mục tiêu giả ngày càng tăng, khiến chúng bị tiêu hao ngày càng lớn ); Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập ( Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán là thu nhỏ quy mô các lực lượng lớn, bố trí theo nhu cầu, mỗi đơn vị có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ phòng thủ, tiến công, cơ động chi viện, Bố trí phân tán lực lượng không theo quy tắc, xây dựng khu vực tác chiến du kích xen kẽ nhỏ lẻ, đa năng, nhưng sẵn sàng tập trung khi cần thiết Bố trí như vậy sẽ giảm thiểu tổn thất khi địch sử dụng vũ khí công nghệ cao Khả năng chiến đấu độc lập và tập trung cao sẽ giảm bớt sự chi viện của lực lượng dự bị, như vậy sẽ tránh được tổn

Trang 7

thất cho lực lượng dự bị Bố trí phân tán sẽ tăng thêm khó khăn cho đối phương trong việc trinh sát phát hiện mục tiêu, phán đoán tình hình và xác định phạm vi đánh, làm giảm hiệu quả tác chiến của địch )

Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng khả năng phòng thủ ( Trong quá trình xây dựng đất nước những năm gần đây, hầu hết các địa phương trong cả nước đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, đời sống xã hội có nhiều thay đổi, các thành phố ngày càng mở rộng, cơ sở hạ tầng phát triển, các khu trung tâm kinh tế - công nghiệp phát triển, nhiều đô thị mới ra đời với tốc độ nhanh, mật độ dân cư ngày càng cao Cùng với sự phát triển chung đó chúng ta cần quan tâm đúng mức đến phát triển cơ sở hạ tầng như điện, đường, kho, trạm,

Đồng thời, chúng ta cũng không nên xây dựng các thành phố quá đông dân cư, các khu công nghiệp tập trung mà xây dựng nhiều thành phố vệ tinh và tập trung phát triển mạng giao thông Xây dựng đường cao tốc phải kết hợp tạo ra những đoạn đường máy bay có thể cất hạ cánh Xây dựng cầu phải kết hợp cả việc sử dụng các bến phà, bến vượt, trong tương lai chúng ta sẽ xây dựng đường xe điện ngầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Xây dựng các nhà cao tầng phải tính đến số lượng tầng cao để giảm bớt tổn thất trong chiến tranh; các công trình lớn của quốc gia như nhà Quốc hội, nhà Trung tâm Hội nghị quốc gia, văn phòng của các Bộ, ngành, phải có tầng hầm, thời bình làm kho, nhà xe, thời chiến làm hầm ẩn nấp Xây dựng các nhà máy thuỷ điện phải tính đến phòng chống máy bay phá đập gây lũ lụt )

Gây nhiễu các trang bị trinh sát của địch, làm giảm hiệu quả trinh sát (Tích cực

phá hoại hệ thống trinh sát của địch Có thể sử dụng đòn tiến công của tên lửa đất

đối không, đòn phản kích của binh lực mặt đất hoặc tiến hành gây nhiễu điện tử, hạn chế và phá hoại trinh sát kĩ thuật của địch Tổ chức bắn rơi máy bay trinh sát điện tử của địch sẽ hạn chế rất nhiều việc sử dụng vũ khí điều khiển chính xác của chúng, Sử dụng tổng hợp nhiều thủ đoạn thực hiện gây nhiễu chế áp lại địch, nhưng phải chuẩn bị chu đáo, nhất là thời cơ và đối tượng gây nhiễu,

Trang 8

bởi vì, khi gây nhiễu cũng chính là lúc ta lại bị bộc lộ, địch sẽ trinh sát định vị lại ta, ta cần bố trí các đài gây nhiễu ở nơi hiểm yếu và di chuyển liên tục Lập các mạng, các trung tâm thông tin giả hoạt động đồng thời với thông tin thật để thu hút hoạt động trinh sát và chế áp điện tử của địch, che đậy tín hiệu công tác thực của ta Hạn chế năng lượng bức xạ từ về hướng ăng ten thu trinh sát của địch bằng cách sử dụng công suất phát hợp lí, chọn vị trí đặt ăng ten sao cho có địa hình che chắn về phía địch trinh sát, phân bố mật độ liên lạc hợp lí, không tạo ra dấu hiệu bất thường, thay đổi thường xuyên quy ước liên lạc, mã hoá các nội dung điện, chọn tần số gần tần số làm việc của địch; tăng công suất máy phát, sử dụng ăng ten có hệ số khuyếch đại cao, rút ngắn cự li thông tin Dùng hoả lực hoặc xung lực đánh vào những chỗ hiểm yếu, nhằm phá huỷ các đài phát, tiêu diệt nguồn gây nhiễu của địch )

Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch ( Cần phải trinh sát nắm địch chặt chẽ, chính xác và có quyết tâm sử dụng lực lượng hợp lí, nhất là phát huy khả năng của lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng đặc công, pháo binh chuyên trách tiến công địch Sử dụng tổng hợp, các loại vũ khí có trong biên chế của lực lượng phòng không ba thứ quân Kết hợp sử dụng vũ khí thô sơ, vũ khí tương đối hiện đại để đánh địch, rèn luyện ý chí chiến đấu quyết đánh và biết thắng vũ khí công nghệ cao của địch Huấn luyện nâng cao trình độ cho các lực lượng phòng không ba thứ quân Làm cho mỗi người lính, mỗi người dân biết sử dụng thành thạo các vũ khí có trong tay để bắn máy bay và tên lửa của địch trong tầm bắn hiệu quả khi nó bay qua khu vực đóng quân của đơn vị mình, địa phương mình, Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, dù kẻ địch tiến công bằng hoả lực bằng vũ khí công nghệ cao từ hướng nào, khu vực nào, sử dụng vũ khí công nghệ cao đến mức nào chúng ta cũng đánh trả có hiệu quả làm vô hiệu hoá vũ khí công nghệ cao của địch, đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù )

Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của hệ thống vũ khí công nghệ cao, đánh vào mắt xích then chốt ( Tập trung lực lượng đánh vào những hệ thống có tác dụng bảo đảm

Trang 9

cao hoặc sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống vũ khí công nghệ cao với các hệ thống vũ khí thông thường khác., Mặt khác, vũ khí công nghệ cao có thể đồng thời sử dụng cả trên bộ, trên biển và trên không, do vậy phải tổ chức đánh địch từ xa Sử dụng các thủ đoạn tập kích, đặc biệt có thể vận dụng đặc công, pháo binh chuyên trách, dân quân tự vệ tập kích, phá hoại vùng địch hậu, tập kích tung thâm phá huỷ các hệ thống phóng, hệ thống bảo đảm hoặc các căn cứ trọng yếu của chúng, khiến chúng bị tê liệt khi tác chiến Có thể lợi dụng thời tiết khắc nghiệt như mưa, mù, bão gió để tập kích vào các hệ thống vũ khí công nghệ cao )

Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác ( Khi cơ động phòng tránh phải thực hiện tốt các yêu cầu bí mật, cơ động nhanh, đến đúng địa điểm, thời gian sẵn sàng chiến đấu cao, Để thực hiện được mục đích đó, công tác tổ chức chuẩn bị phải chu đáo, có kế hoạch cơ động, di chuyển chặt chẽ Khi cơ động phải tận dụng địa hình, rừng cây, khe suối , hạn chế khả năng trinh sát, phát hiện bằng các phương tiện trinh sát hiện đại của địch Xác định nhiều đường cơ động, có đường chính, đường dự bị, đường nghi binh và tổ chức ngụy trang ).

Phòng tránh đánh trả địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao là vận dụng tổng hợp các giải pháp, biện pháp, các hoạt động một cách có tổ chức, của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân trong chuẩn bị và thực hành phòng tránh, đánh trả bảo đảm an toàn cho nhân dân và các thành phần lực lượng, giữ vững sản xuất, đời sống, sinh hoạt, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.

Phòng tránh đánh trả địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao là hai mă t của một vấn đề, có quan hệ, tác động lẫn nhau một cách biện chứng, đan xen nhau Phòng tránh tốt là điều kiện để đánh trả có hiệu quả Đánh trả có hiệu quả tạo điều kiện để phòng tránh an toàn và chúng ta cần hiểu rằng trong phòng tránh có đánh trả, trong đánh trả có phòng tránh Như vậy phòng tránh tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch là một biện pháp có ý nghĩa chiến lược để bảo toàn lực lượng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, là một yếu tố quan trọng để giành thắng lợi Thực tiễn trong những năm chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc

Trang 10

Mỹ trước đây, công tác phòng không nhân dân đã có vị trí vai trò to lớn trong việc bảo vệ nhân dân, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của miền Bắc.

Những kinh nghiệm tổ chức phòng tránh trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của địch trước đây và các cuộc chiến tranh gần đây

của Mỹ và đồng minh vào I-rắc, Nam Tư… là những kinh nghiệm rất bổ ích, chúng

ta có cơ sở để tin tưởng rằng chúng ta sẽ tổ chức tốt công tác phòng tránh tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch trong tình hình mới.

Trong phòng tránh phải triệt để tận dụng ưu thế địa hình tự nhiên để cải tạo và xây dựng công trình phòng tránh theo một ý định chiến lược chung trên phạm vi toàn quốc, trên từng hướng chiến dịch, chiến lược, trên từng địa bàn cụ thể, từng khu vực phòng thủ địa phương Bố trí lực lượng phương tiện phân tán, nhưng hỏa lực phải tập trung, công trình phải luôn kết hợp chă t chẽ giữa ngụy trang hec giấu với hoạt động nghi binh, xây dựng phải dựa vào khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) và tăng cường cơ động trong chiến đấu.

Đối với đánh trả tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch, nhằm tiêu diệt, phá thế tiến công của địch, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất,… Đánh trả có hiệu quả là vấn đề cốt lõi nhất của phòng tránh, đánh trả, là biện pháp tích cực nhất, chủ động nhất để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ mục tiêu, bảo toàn lực lượng chiến đấu.

Với điều kiện và khả năng của ta, việc tổ chức đánh trả phải có trọng điểm, đúng đối tượng, đúng thời cơ Đánh trả địch bằng mọi lực lượng, mọi loại vũ khí, trang bị, thực hiện đánh rộng khắp, từ xa đến gần, ở các độ cao, các hướng khác nhau Ta đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp, ta đánh địch bằng thế, thời, lực, mưu, …

Về phương pháp chúng ta phải kết hợp chă t chẽ giữa đánh địch với cơ động, ngụy trang, nghi binh, phòng tránh bảo tồn lực lượng Về lực lượng, chúng ta có lực lượng phòng không ba thứ quân và không quân, lực lượng pháo binh, tên lửa, lực lượng đă _c công,… và hỏa lực súng bộ binh tham gia.

Trang 11

Với những thành phần như vậy, có thể đánh các mục tiêu trên không, các mục tiêu mă t đất, mă t nước nơi xuất phát các đòn tiến công hỏa lựcủac địch, phù hợp với điều kiện Việt Nam Trong đó, tổ chức xây dựng thế trận phòng tránh đánh trả tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch đáp ứng yêu cầu hiểm, chắc, có chiều sâu, cơ động linh hoạt, rộng khắp, kết hợp với thế trận khu vực phòng thủ địa phương Phải xác định các khu vực, mục tiêu bảo vệ trọng điểm, đối tượng đánh trả, khu vực đánh trả, hướng đánh trả chủ yếu cho các lực lượng tham gia đánh trả.

Trong thực hành đánh trả địch, phải vận dụng một cách linh hoạt các hình thức tác chiến, chiến thuật, phương pháp hoạt động chiến đấu khác nhau cho từng lực lượng, như lực lượng phòng không ba thứ quân có thể vừa chốt bảo vệ mục tiêu, vừa cơ động phục kích đón lõng, kết hợp vừa phòng tránh vừa đánh trả Đối với lực lượng không quân, pháo binh, tên lửa, hải quân có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp tác chiến của quân, binh chủng có hiệu quả nhất, phù hợp với điều kiện tình hình địch, ta như đánh chă _n, đánh đòn tập kích, đánh hiệp đồng,…

Ngoài những vấn đề trên, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phòng thủ dân sự, đây là nhiệm vụ chiến lược rất quan trọng của nền quốc phòng toàn dân, là hệ thống các biện pháp phòng thủ quốc gia Từng địa phương và cả nước, được tiến hành trong thời bình và thời chiến, nhằm bảo vệ nhân dân, bảo vệ nền kinh tế, duy trì sản xuất và đời sống nhân dân trong đó bảo vệ nhân dân là nội dung quan trọng nhất Nếu việc tổ chức phòng thủ dân sự không tốt, không có giải pháp để phòng chống vũ khí công nghệ cao, không những chỉ tổn thất về người mà còn dẫn đến hoang mang, dao động, giảm sút ý chí quyết tâm kháng chiến của mỗi người dân, từng địa phương và cả nước.

Ngày nay, nếu cuộc chiến tranh xảy ra sẽ là cuộc chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao, diễn ra trên không gian nhiều chiều, tiền tuyến và hậu phương không phân định rõ ràng như trước đây Do vậy, ở thành phố, thị xã, thị trấn nơi tập trung đông dân cư và các cơ sở kinh tế lớn chủ yếu là sơ tán, còn các trọng điểm khác có

Trang 12

phải sơ tán xa hơn, chủ yếu dựa vào các hang động ở rừng núi để sản xuất phục vụ chiến tranh.

Hệ thống công trình phòng thủ dân sự gồm hệ thống hầm hố ẩn nấp cho cá nhân, cho các hộ gia đình, các công trình bảo đảm sản xuất, bảo đảm sinh hoạt, bảo đảm lương thực, thực phẩm của tập thể, hộ gia đình triển khai ở các cơ quan, nhà ga, bến cảng, kho nhiên liệu, xăng dầu được tiến hành ngay từ thời bình thông qua kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước.

Chiến tranh công nghệ cao là cuộc chiến tranh mà vũ khí, trang bị công nghệ cao được sử dụng phổ biến, hoặc chúng là vũ khí phương tiện chủ yếu, có vai trò quyết định trong thực hiện các nhiệm vụ tác chiến.

Ngày nay với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ (CMKHCN) 4.0, hàng loạt các loại vũ khí công nghệ cao được nghiên cứu, thiết kế với ưu việt nhảy vọt về chất và tính năng kỹ chiến thuật; với những phương thức, thủ đoạn tác chiến quân sự tinh vi, kết hợp các hình thức tiến công: Tâm lý, kinh tế, ngoại giao (phi vũ trang), nhằm nhanh chóng khuất phục đối phương.

Thực tiễn các cuộc chiến tranh công nghệ cao gần đây (chiến tranh vùng Vịnh (1991); Irắc (1998); Nam Tư (1999); Apganixtan (2001) và gần đây nhất cuộc tấn công quân sự của Mỹ, Anh, Pháp vào Syria ) cho thấy: Không còn phân biệt tiền tuyến, hậu phương, phía trước, phía sau, diễn ra toàn diện trên bộ, trên không, trên biển , với đa dạng các loại hình và thủ đoạn tác chiến; hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết; không phân biệt đêm, ngày và giảm thiểu tối đa tổn thất về con người.

Theo tài liệu nước ngoài, trong chiến tranh Việt Nam, số lính Mỹ chết là 58.148 người, bị thương là 304.000 người Số liệu đó trong chiến tranh Li Băng (1982-1984) là 260 và 159, trong chiến tranh vùng Vịnh là 148 và 458, trong chiến

Trang 13

tranh Xô-ma-li là 43 và 153, trong chiến tranh Nam Tư chỉ có ba lính Mỹ bị bắt ở biên giới, một phi công nhảy dù xuống đất Nam Tư đã được cứu thoát, 7 chết do tai nạn; chiến tranh Ap-ga-ni-xtan là 38 và 120; chiến tranh I-rắc (2003) là 148 người chết (Mỹ:117, Anh: 31) và bị thương 45 người.

Trong tương lai, với sự phát triển như vũ bão của cuộc CMKHCN 4.0, mức độ công nghệ cao của chiến tranh sẽ còn phát triển hơn nữa cả về độ chính xác và uy lực sát thương Thực tế trong chiến tranh vùng Vịnh trước kia, máy bay F-117A chỉ xuất kích 2,5% lần so với tổng số lần xuất kích của các loại máy bay nhưng đã đánh phá 40% các mục tiêu chiến lược và 30% tổng số mục tiêu đánh phá trong ngày Trong chiến tranh Nam tư, chỉ 6 máy bay tàng hình B-2 đã đảm nhiệm 30% mục tiêu trọng yếu.

Như vậy, chiến tranh công nghệ cao với ưu điểm quy mô lớn, sức hủy diệt ghê gớm và vô cùng phức tạp; tương lai nếu chiến tranh xảy ra thì đó là cuộc chiến tranh công nghệ cao rất khốc liệt Song chiến tranh công nghệ cao cũng bộc lộ nhiều nhược điểm khó có thể khắc phục Chiến tranh công nghệ cao đặt ra yêu cầu cao về chuẩn bị chiến trường và tính đồng bộ toàn hệ thống; chỉ cần một sai sót nhỏ trong hệ thống đã có thể vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống Việc chỉ huy kiểm soát-trinh sát chủ yếu dựa vào phương tiện kỹ thuật; dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết dẫn tới hiệu quả thực tế khác xa với lý thuyết: Theo kết luận của Ủy ban điều tra Quốc hội Mỹ sau chiến tranh vùng Vịnh, xác suất đánh chặn của tên lửa Scud và Patriot chỉ đạt 9% Tên lửa Tomahowk nhiều quả bay chệch hướng Máy bay A-10 có 29 lần diệt lầm quân nhà Trong chiến tranh Nam Tư, số lính Mỹ chết do bắn nhầm chiếm 30% tổng thương vong; các đòn đánh vào sở chỉ huy của Quân đội Nam Tư đều hoàn toàn đánh vào chỗ trống; trong khoảng 30 mục tiêu hoặc nhóm mục tiêu của phòng không chỉ có 9 mục tiêu bị đánh trúng, trong đó 5 mục tiêu bị phá hủy, 4 mục tiêu bị hư hỏng Trong chiến tranh Apganixtan và Irắc, đánh nhầm

Trang 14

quân nhà thường xuyên xảy ra, gây thương vong đáng kể Gần đây nhất, ngày 7-4-2017, Mỹ đã sử dụng 60 tên lửa Tomahawk từ 2 tàu chiến ở Địa Trung Hải tấn công Syria Hải quân Mỹ khẳng định đã phóng 59 quả tên lửa, 1 quả hư hỏng do lỗi kỹ thuật, song Bộ quốc phòng Nga đưa ra con số 23 Theo một số chuyên gia phân tích thì những quả tên lửa còn lại của Mỹ đã bị lực lượng phòng không tác chiến điện tử của Syria bắn hạ Sáng ngày 14-4-2018, liên quân Mỹ- Anh- Pháp đã phóng hơn 100 tên lửa hành trình và không đối đất vào Syria Ngay sau khi vụ tấn công diễn ra, Syria tuyên bố họ dùng Pantsir-S1 (tổ hợp tên lửa-pháo phòng không, có thể tiêu diệt các mục tiêu tầm ngắn và tầm trung) phá hủy được ít nhất 13 tên lửa; còn Nga tuyên bố Syria đã phá hủy 71/103 tên lửa và không có căn cứ không quân nào của Syria bị phá hủy sau trận không kích.

Bên cạnh đó chiến tranh công nghệ cao cực kỳ tốn kém, do vậy không thể kéo dài cuộc chiến Thực tiễn, trong chiến tranh vùng Vịnh với 8% vũ khí công nghệ cao, liên quân tiêu tốn 1,8 tỉ USD; chi phí một ngày không kích là 295 triệu USD; một ngày tác chiến trên bộ 520 triệu USD; vận chuyển quân sự 7 tỉ USD Trong chiến tranh Nam Tư, chi phí lên tới 1 tỉ USD/ngày Cuộc chiến tranh Irắc chi phí khoảng 80 tỷ USD Gần đây nhất Mỹ bắn 66 tên lửa hành trình Tomahawk vào 3 mục tiêu của Syria Riêng số tên lửa này có giá 92,4 triệu USD (theo tờ USA Today).

Như vậy, chiến tranh công nghệ cao dù rất hiện đại nhưng không tránh khỏi những điểm yếu cốt tử của nó Do đó, nghiên cứu nắm chắc và hiểu đúng vũ khí công nghệ cao; không quá đề cao, không tuyệt đối hóa, không coi thường dẫn đến chủ quan mất cảnh giác; ngay từ thời bình trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước, chúng ta phải ra sức củng cố tiềm lực và sức mạnh quốc phòng, để có thể kiềm chế sức mạnh của vũ khí công nghệ cao, phát huy hiệu quả nghệ thuật quân sự Việt Nam, nghệ thuật tác chiến PK-KQ, chủ động ngăn chặn từ sớm, từ xa các

Trang 15

mầm mống gây chiến tranh xâm lược bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Các lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng phòng không, không quân nói riêng cần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về quân sự, quốc phòng, tình hình, nhiệm vụ Quân đội; đối tượng, đối tác; tập trung xây dựng Bộ đội PK-KQ vững mạnh về chính trị; phát huy cao độ sức mạnh chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, kết hợp sức mạnh tổng hợp của dân tộc với sức mạnh của thời đại; thực hiện chiến tranh toàn dân, toàn diện ; trong đó, tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về quân

sự, quốc phòng, tình hình nhiệm vụ Quân đội; đối tượng, đối tác; tập trung xây dựng Bộ đội PK-KQ có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; có tinh thần, ý chí, quyết tâm chiến đấu cao “dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng ” trong điều kiện địch sử dụng vũ khí công nghệ cao Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và cũng là mục tiêu, yêu cầu xây dựng Quân chủng PK-KQ “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” Thực chất chính là coi trọng xây dựng nhân tố con người, xây dựng người quân nhân cách mạng, có lập trường, tư tưởng kiên định, vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, chủ động đẩy mạnh công tác huấn luyện; thực hiện có hiệu quả Nghị

quyết 765 của Quân ủy Trung ương “Về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013- 2020 và những năm tiếp theo”; phấn đấu tạo được sự đột phá trong huấn luyện, đào tạo nâng cao trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu Tổ chức huấn luyện cho Bộ đội sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị hiện có, hiểu biết về vũ khí, khí tài, phương tiện của địch để có phương án tác chiến phù hợp.

Trang 16

Thường xuyên tổ chức diễn tập, hiệp đồng chiến đấu cho các lực lượng trong Quân chủng và tham gia diễn tập hiệp đồng quân, binh chủng hợp thành, diễn tập khu vực phòng thủ, tăng cường huấn luyện đêm, cơ động nhanh, huấn luyện ngụy trang, nghi binh, phòng tránh đánh trả, huấn luyện hiệp đồng, xử lý các tình huống phức tạp trên biển, đảo và biên giới đất liền, khu vực trọng điểm, huấn luyện cơ động chuyển hóa thế trận linh hoạt, bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài và nâng cao hiệu suất chiến đấu.

Thứ ba, thường xuyên nghiên cứu nắm chắc bản chất âm mưu, thủ đoạn tiến

công đường không bằng vũ khí công nghệ cao của địch (tổ chức biên chế lực lượng, phương tiện; âm mưu thủ đoạn tác chiến, phương pháp tác chiến, vũ khí trang bị kỹ thuật ); nhằm đánh giá đúng tương quan lực lượng, xác định cách đánh phù hợp và tạo thế chủ động xây dựng thế trận tác chiến Nghiên cứu nắm chắc địch là căn cứ quan trọng để người chỉ huy hạ quyết tâm chiến đấu, đồng thời là cơ sở tạo niềm tin, ý chí quyết tâm chiến đấu cho cán bộ, chiến sĩ Vì vậy, việc nghiên cứu nắm chắc âm mưu, thủ đoạn tiến công hỏa lực đường không bằng vũ khí công nghệ cao của địch và xây dựng ý chí quyết tâm dám đánh, biết đánh và quyết đánh thắng là vấn đề không tách rời nhau.

Thứ tư, thực hiện tốt công tác kỹ thuật, hậu cần cho các nhiệm vụ cả thường

xuyên và đột xuất Hiện nay, Quân chủng PK-KQ đã và đang được Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa, chấn chỉnh tổ chức lực lượng; tiếp nhận, khai thác, làm chủ nhiều vũ khí trang bị kỹ thuật mới, cải tiến; nên việc bảo đảm tốt công tác kỹ thuật là vấn đề then chốt đối với việc hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ năm, tiếp tục nghiên cứu, phát triển nghệ thuật tác chiến PK-KQ, đáp ứng

yêu cầu bảo vệ bầu trời Tổ quốc trong chiến tranh công nghệ cao, trên cơ sở kế thừa truyền thống về nghệ thuật tác chiến PK-KQ trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây, đẩy nhanh việc nghiên cứu, phát triển nghệ thuật tác chiến PK-KQ,

Trang 17

mới, nhất là chống tiến công đường không bằng vũ khí công nghệ cao của địch Vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân của Đảng, thực hiện quan điểm: Lấy phòng làm tiên phong, lấy phá làm chủ đạo, lấy chính nghĩa thắng phi nghĩa; lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy du kích thắng công nghệ cao; lấy trường kỳ chống chớp nhoáng; lấy tự tạo, sẵn có chống hiện đại; kiên trì tiến công toàn diện trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao , xây dựng thế trận Phòng không nhân dân nhiều tầng, nhiều lớp; lấy lực lượng Phòng không 3 thứ quân làm nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của nhiều lực lượng, mọi vũ khí, trang bị hiện có đánh địch từ xa tới gần, tiêu diệt các loại phương tiện vũ khí công nghệ cao của địch và bảo toàn lực lượng Ra sức xây dựng, củng cố, tăng cường sức mạnh tổng hợp trên mặt trận đối không, tổ chức tốt thế trận và lực lượng phòng không ba thứ quân, không quân toàn quân một cách cân đối trên cơ sở nòng cốt là Bộ đội PK-KQ, tạo thành hệ thống phòng không, không quân liên hoàn thống nhất trên từng khu vực và trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia, để có thể đánh địch từ nhiều hướng, nhiều độ cao, tiêu diệt được nhiều máy bay, tên lửa hành trình và bắt được nhiều giặc lái Đồng thời, trên cơ sở tổ chức lực lượng và vũ khí, trang bị hiện có; các cơ quan, đơn vị chủ động nghiên cứu phương pháp, hình thức tác chiến, cách đánh của lực lượng PK-KQ trong điều kiện tác chiến độc lập, tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng trên đất liền và trên biển, đảo nhằm không ngừng nâng cao trình độ tác chiến và hiệu suất chiến đấu của lực lượng PK-KQ trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao Chúng ta có thuận lợi là tác chiến trong điều kiện chiến tranh nhân dân phát triển cao, nhất là thế trận phòng không toàn dân ở các vùng trọng điểm phòng không và thế trận của khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố được chuẩn bị từ thời bình, đó là thuận lợi để Bộ đội PK-KQ phát huy cả thế và lực để giành thắng lợi Đây chính là nét độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung và của nghệ thuật tác chiến phòng không, không quân nói riêng.

Trang 18

Trước xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển của khoa học - công nghệ quân sự, nhiều nước đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội, tăng cường năng lực quân sự; tích cực ứng dụng thành tựu Cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển các loại vũ khí tinh khôn, chính xác Tiêu biểu là hệ thống tự động hóa chỉ huy, điều hành tác chiến (C4ISR) cho phép nhận dạng, giám sát, theo dõi, xác định vị trí, phá hủy hệ thống chỉ huy, điều hành của đối phương; máy bay không người lái (UAV); rô bốt quân sự; tên lửa siêu thanh… Các loại vũ khí có đặc trưng nổi bật là “gia tốc” phát triển - tốc độ nhanh, khối lượng lớn, phạm vi ảnh hưởng ngày càng rộng và độ chính xác cao; làm cho không gian chiến trường mở rộng (tác chiến trong lòng đất, dưới biển, trên vũ trụ), nhưng phạm vi tác chiến thu hẹp; dẫn đến thay đổi lớn về tổ chức lực lượng -biên chế ít hơn nhưng sức mạnh chiến đấu lại được tăng lên Bởi vậy, vấn đề thu hút sự quan tâm của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh bằng sức mạnh tổng hợp, trong đó yếu tố then chốt là phát triển vũ khí công nghệ cao.

Từ những tác động trên, tất yếu làm thay đổi phương thức tác chiến của mọi quốc gia, nhất là trong các cuộc chiến tranh gần đây Trước kia, phân loại chiến tranh dựa trên những tiêu chí khác nhau, như: Theo tính chất và mục đích có “chiến tranh chính nghĩa” và “chiến tranh phi nghĩa”; theo quy mô mục tiêu và mức độ, có “chiến tranh tổng lực” và “chiến tranh hạn chế” (cục bộ); dựa trên chủ thể tham gia, có hai loại là “chiến tranh quốc tế” và “nội chiến” Ngày nay, ít xảy ra “chiến tranh thông thường” mà thay vào đó là “chiến tranh hủy diệt hàng loạt”, sử dụng các loại vũ khí công nghệ cao Do vậy, nhận thức đúng, dự báo sát các hình thái chiến tranh và loại hình tác chiến tương lai sẽ là cơ sở quan trọng giúp các quốc gia có sự phòng bị đầy đủ, chủ động, khoa học.

Chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao khác với các cuộc chiến trước đây về quy mô, nội dung, hình thức, phương pháp và nguyên lý Chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, kỹ thuật, chỉ huy, vũ khí, chiến trường, hậu phương, xây dựng lực

Trang 19

Nhiều người cho rằng, chiến tranh tương lai sẽ là cuộc chiến tranh công nghệ cao, chiến tranh thông tin, chiến tranh điện tử, cuộc chiến số hóa… Đó là cách nhìn dựa vào trình độ hiện đại của vũ khí, trang bị được sử dụng trong cuộc chiến Tuy nhiên, cần nhận thức rằng, bản chất của chiến tranh không hề thay đổi, chiến tranh tương lai về cơ bản là cuộc “chiến tranh tri thức”, tích hợp các loại hình, thủ đoạn, phương tiện, lực lượng, vũ khí, trang bị… của chiến tranh đã có cho đến nay (kể cả chiến tranh vũ trang và chiến tranh phi vũ trang) Nét nổi bật của chiến tranh tương lai là sự đan xen, chuyển hóa hết sức mau lẹ, linh hoạt, uyển chuyển của cả âm mưu, thủ đoạn, phương thức tác chiến và loại hình chiến tranh.

Như vậy, trong tương lai, cuộc chiến tranh có thể khởi nguồn, diễn biến và kết thúc rất đa dạng, bởi nhiều yếu tố: vũ trang, phi vũ trang, bạo loạn, ly khai, lật đổ, xâm lược, v.v Trong hình thái xâm lăng mới “chiến thắng không cần chiến tranh”, chiến lược “diễn biến hòa bình” càng tạo ra sự phức tạp mới về vũ khí, phương tiện, phương thức tác chiến và lực lượng tham gia Các thế lực thù địch triệt để khai thác môi trường thông tin và không gian mạng để tiến hành chiến tranh tâm lý, tuyên truyền, kích động, gây hoang mang, dao động trong các tầng lớp nhân dân, hòng làm giảm sút ý chí, sức chiến đấu, làm mất lòng tin vào mục tiêu chiến đấu của quân đội; tiến hành tác chiến điện tử, tác chiến không gian mạng, can thiệp vào hệ thống tự động hóa chỉ huy và điều khiển vũ khí, đánh cắp thông tin, làm sai lệch tham số kỹ thuật của vũ khí, phương tiện công nghệ cao; ngụy trang, tàng hình kết hợp với phương thức tấn công quân sự làm giảm hiệu quả đối phó của ta… Trong tình huống xảy ra chiến tranh tương lai, các thế lực thù địch có thể tác chiến theo kiểu “đa phi” (phi phòng tuyến, phi tiếp xúc, phi đối xứng và phi vũ trang…) Do đó, bên cạnh vấn đề cơ bản là xây dựng sức mạnh tổng hợp của đất nước, thì vấn đề về nghệ thuật quân sự (chiến lược, chiến dịch, chiến thuật), rất cần “đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại”1, nhất là vũ khí, trang bị công nghệ cao Đặc biệt, cần đẩy mạnh “Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành một

Trang 20

mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; nghiên cứu sản xuất vũ khí công nghệ cao; tăng cường tiềm lực, tận dụng và đẩy mạnh phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh”

Trên thực tế, thắng lợi của một cuộc chiến tranh không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với mức độ hiện đại và số lượng vũ khí, trang bị được sử dụng; mà là kết quả tổng hợp của nhiều yếu tố cấu thành “quốc lực”, nhất là ở tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng của cả dân tộc Mọi sự phát triển vũ khí, trang bị công nghệ cao nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng, bao giờ cũng đặt trong mối quan hệ biện chứng với con người Điều đó cũng hoàn toàn đúng với quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định con người là nhân tố quyết định trong chiến tranh, quyết định sức mạnh của mọi loại vũ khí, trang bị: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”3 Điều cốt lõi là phải giữ vững tinh thần cảnh giác, thực hiện nguyên tắc đánh giặc bằng mưu, thắng địch bằng thế, phải hết sức chú trọng đến tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu trong tình hình mới Đấu tranh quân sự vẫn giữ vị trí hết sức quan trọng, các vấn đề về vũ khí, trang bị, phương thức, thủ đoạn… là hết sức đa dạng, linh hoạt, đặc biệt có thể chuyển hóa sang các loại hình chiến tranh phi quân sự Từ hiện thực mới này, cần đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân: chủ lực, địa phương, dân quân tự vệ; đặt trong mối quan hệ mật thiết, biện chứng với nội dung và phương thức mới của tư tưởng vũ trang toàn dân Mặt khác, phải thấy rằng, việc xây dựng khu vực phòng thủ; kiện toàn và chuyên nghiệp hóa các lực lượng; chủ động phòng tránh các loại vũ khí công nghệ cao; phòng, chống thảm họa thiên tai, sự cố môi trường là hết sức cần thiết, có quan hệ tương tác chặt chẽ với nhau.

Như vậy, hiểu rõ về sự tác động của vũ khí công nghệ cao để tiếp tục nghiên cứu, nhận diện và dự báo ngày càng chính xác hơn về các cuộc chiến tranh trong tương lai Từ đó, tìm ra những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn, bổ sung vào nền

Trang 21

chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”.

Câu 2: Trình bày khái quát những hiểu biết chung về các quân, binh chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam Liện hệ trách nhiệm sinh viên.

Quân đội nhân dân Việt Nam hiện có hai quân chủng: Hải quân và Phòng không - Không quân (từ năm 1999, hai Quân chủng Phòng không và Không quân được hợp nhất lại thành Quân chủng Phòng không - Không quân).

2.1 Quân chủng hải quân

2.1.1 Sự ra đời và phát triển

Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền Việt Minh tại nhiều tỉnh ven biển đã tổ chức các đội dân quân bảo vệ bờ biển Nhiều chi đội Vệ quốc quân được điều về chốt giữ trên những địa bàn xung yếu Các đơn vị sự này, tùy theo địa phương, mang tên gọi "Thủy quân" hoă _c "Hải quân", với biênchế không đồng đều, trang bị cũng không thống nhất, đều chịu sự chỉ huy trực tiếp của các chỉ huy quân sự địa phương Như tại Đà Nẵng, có tổ chức thủy quân miền Nam Trung Bộ, lực lượng gồm khoảng 400 người Tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh khu Duyên Hải tổ chức Ủy ban Hải quân Việt Nam, với lực lượng chiến đấu được tổ chức thành Đại đội Ký Con với quân số gần 200 người, phương tiện hoạt động gồm một tàu nhỏ mang tên Bạch Đằng và 3 ca nô có nhiệm vụ hoạt động ở cửa biển Hải Phòng và vùng ven biển Đông Bắc Từ đầu tháng 9 năm 1945 đến giữa tháng 5 năm 1946, các đơn vị thủy quân địa phương này tổ chức đánh nhiều trận gây thiệt hại cho quân Pháp trong quá trình tìm cách tái chiếm Đông Dương Nhiều đơn vị đã hoạt động cho đến Chiến tranh Đông Dương kết thúc.

Trang 22

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngày 22 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 71/SL về Quân đội Quốc gia Việt Nam, chính thức thống nhất và chính quy hóa lực lượng quân sự quốc gia Đến ngày 19 tháng 7 năm 1946, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng ra Quyết định số 125/QĐ thành lập trong Quân đội Quốc gia Việt Nam ngành Hải quân Việt Nam, đă _t dưới quyền Bộ Quốc phòng về phương diện quản trị và Quân sự Ủy viên hội về phương diện điều khiển Ngày 10 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp ra Nghị định số 103/NĐ thành lập "Cơ quan Hải quân" (sau gọi là Hải đoàn bộ), do một Hải đoàn trưởng điều khiển trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu Nhiệm vụ của Hải đoàn bộ là tổ chức thủy đội tuần liễu và phỏng thủ duyên hải, tập trung các nhân viên, bộ đội thủy quân đã có trong Quân đội Quốc gia Việt Nam và tuyển lựa cựu thủy binh để thành lập ngay một tổ chức Hải quân Tuy nhiên, do tình hình chiến sự lúc đó, các quyết định trên đều chưa có điều kiện thực hiện [3] Đến đầu năm 1947, xét thấy không thể duy trì lực lượng hải quân, Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam đã quyết định cho tháo gỡ máy móc, vũ khí, thiết bị và đánh đắm tàu để không lọt vào tay quân Pháp.

Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam ra Nghị định số 604/QĐ, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký, thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân thuộc Bộ Tổng tham mưu Ông Nguyễn Văn Khương được cử làm Trưởng ban, ông Nguyễn Việt làm Chính trị viên và ông Trần Đình Vọng làm Phó ban Cơ quan Ban nghiên cứu Thủy quân đóng tại phố Giàn, bên bờ sông Chảy thuộc huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ.

Ban nghiên cứu Thủy quân có 3 ban chuyên môn là: Hàng hải, Thông tin Hàng hải, Điện cơ máy nổ và các bộ phận hành chính, quân sự, hậu cần Nhiệm vụ của Ban nghiên cứu Thủy quân là nghiên cứu phương án xây dựng và chiến đấu của lực lượng thủy quân, phù hợp với thực tiễn hiện tại (kháng chiến chống Pháp) và

Trang 23

vụ trong chính quyền thuộc địa), tạo điều kiện xây dựng cơ sở ban đầu; tuyển mộ, huấn luyện đào tạo một đội ngũ thủy quân cách mạng, trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật hàng hải Trước đó, khi nghe báo cáo và đề nghị thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân và mở lớp thủy quân của Bộ Tổng Tham mưu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị nhiệm vụ đầu tiên của Ban Nghiên cứu Thủy quân là huấn luyện xây dựng một đội du kích có khả năng hoạt động trên sông, rồi từ sông mới tiến ra biển khi có điều kiện.

Chương trình huấn luyện thủy quân bấy giờ gồm quân sự, chính trị, chuyên môn, trong đó tập trung huấn luyện một số nội dung kỹ thuật, chiến thuật của bộ binh chiến đấu trong môi trường sông biển như bắn súng trên tàu thuyền, trên ca nô, tập bơi, lă _n, tập chèo thuyền, chèo xuồng, tập động tác đổ bộ (từ bờ lên thuyền và từ thuyền nhảy xuống tiếp cận bờ triển khai đội hình chiến đấu), tập sử dụng hải đồ, xác định vị trí tàu trên biển bằng phương pháp quan sát, đo đạc các mục tiêu địa văn và theo kinh nghiệm của nhân dân (nhìn trăng, sao, xem thủy triều, hướng gió…), học cách sử dụng các phương tiện thông tin đơn giản (cờ, đèn…) Trong điều kiện chiến tranh, các học cụ đều rất thô sơ và ít có điều kiện thực hành.

Hình thành lực lượng Hải quân: Sau thắng lợi quyết định tại trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneve, 1954 được ký kết, để chuẩn bị cho việc tiếp quản miền Bắc Việt Nam, đầu tháng 8năm 1954, Bộ Quốc phòng đã điều động 7 nhân sự trước đây từng ở Ban nghiên cứu Thủy quân và Đội Thủy binh 71 về Cục tác chiến để thành lập bộ phận nghiên cứu lực lượng bảo vệ vùng biển Tháng 1 năm 1955, thêm 4 cán bộ được bổ sung Ông Nguyễn Bá Phát, nguyên Tham mưu trưởng Liên khu 5, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn 308 được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách bộ phận này Bộ phận được giao 3 nhiệm vụ chính: Thăm dò cơ sở để tổ chức lực lượng tự sản xuất phương tiện tàu, thuyền; Nghiên cứu địa hình và tình hình trên vùng ven biển miền Bắc để xác định kế hoạch bố trí lực lượng bảo vệ bờ biển; Xây dựng đề án tổ chức, xây dựng lực lượng phòng thủ bờ biển.

Trang 24

Sau khi kiểm soát hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, ngày 26 tháng 4 năm 1955, Bộ Quốc phòng đã thành lập Trường Huấn luyện bờ biển để đào tạo nhân sự cho việc quản lý trên 800 km dải bờ biển miền Bắc từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) Chưa đầy 2 tuần sau, ngày 7 tháng 5 năm 1955, Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra Nghị định số 284/NĐ-A thành lập Cục Phòng thủ bờ biển Nhiệm vụ của Cục là giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo bộ đội phòng thủ bờ biển; đào tạo cán bộ, nhân viên, thủy thủ; sản xuất các dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội phòng thủ bờ biển rồi chuyển giao cho các liên khu (sau này là quân khu) Ông Nguyễn Bá Phát được cử làm phụ trách Cục Về sau, ngày 7 tháng 5 được chọn làm ngày thành lập của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Sau khi thành lập, Cục Phòng thủ bờ biển quyết định tự đóng 20 tàu gỗ 20 tấn lắp máy ô tô làm phương tiện hoạt động, bên cạnh 36 thuyền buồm và lực lượng gồm 6 tiểu đoàn, xây dựng thành lực lượng tuần duyên Ngày 24 tháng 8 năm 1955, Bộ Quốc phòng đã thành lập hai thủy đội Sông Lô và Bạch Đằng Đây được xem là những đơn vị chiến đấu chính quy đầu tiên của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Cục Phòng thủ bờ biển chuyển đổi thành Cục Hải quân trực thuộc Bộ Quốc phòng Tổ chức biên chế của Cục Hải quân gồm 5 phòng (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, công trình và Đo đạc biển); 5 đơn vị trực thuộc: Trường Huấn luyện bờ biển (đổi thành Trường Huấn luyện hải quân), Đoàn 130, Đoàn 135, tiểu đoàn công binh 145 và Xưởng 46 Ngày 20 tháng 4 năm 1959, thành lập Đảng bộ Cục Hải quân trực thuộc và đă _t dưới sự lãnh đạotrực tiếp của Tổng Quân ủy.

Trong Chiến tranh Việt Nam, đơn vị đã sử dụng các tàu vận tải cỡ nhỏ để thâm nhập vào miền Nam Mă _c dù có số hiệu đầy đủ, song để giữ bí mật, các tàu này không sơn số hiệu lên thân tàu Vì thế, những con tàu này được biết đến với tên gọi chung là Đoàn tàu Không số.

Trang 25

* Vị trí:

Quân chủng Hải quân là lực lượng tác chiến chủ yếu trên chiến trường biển và đại dương Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt kẻ địch ở hải phận và thềm lục địa, bảo vệ các đảo, lãnh thổ Việt Nam.

* Nhiệm vụ:

Quân chủng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam còn gọi là Hải quân nhân dân Việt Nam, là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam Quân chủng Hải quân là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chă _tchẽ các vùng biển, hải đảo chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc tiến công xâm lược trên hướng biển.

2.1.3 Tổ chức, biên chế:Bộ Tư lệnh:

- Tư lệnh; các Phó tư lệnh

Đảm nhận chức vụ Tư lệnh Quân chủng Hải quân Nhân dân Việt Nam thường là một sĩ quan cao cấp mang hàm từ Chuẩn Đô đốc, Phó đô đốc đến Đô đốc (tương đương quân hàm từ Thiếu tướng, Trung tướng, Thượng tướng); đồng thời kiêm chức vụ Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Chính ủy; Phó chính ủy.

Cơ quan đơn vị trực thuộc:

Trang 26

- Thanh tra Quân chủng; - Ủy ban kiểm tra Đảng;

- Lữ đoàn Không quân 954;

- Lữ đoàn Đă _c công Hải quân 126; - Lữ đoàn Tàu ngầm 189;

- Trung đoàn đă _c công tàu ngầm 196; - Trường Cao đẳng Kỹ thuật Hải quân; - Viện Kỹ thuật Hải quân;

- Viện Y học Hải quân;

- Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn.

2.2 Quân chủng Phòng không - Không quân

2.2.1 Sự ra đời và phát triển

Ngày thành lập bộ đội Phòng không nhân dân Việt Nam.

Ngày đăng: 24/05/2022, 16:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w