2.4.1. Sự ra đời và phát triển
Tăng thiết giáp là một binh chủng kỹ thuật, chiến đấu và là lực lượng đột kích quan trọng của Lục quân Việt Nam. Từ giữa năm 1955, Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tuyển chọn nhiều cán bộ chiến sĩ tập trung để đưa đi học bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đội, với mục đích tạo nguồn để đào tạo cán bộ sĩ quan cả về chỉ huy, tham mưu và các quân binh chủng kỹ thuật, trong đó có binh chủng thiết giáp.
Tháng 8 năm 1956, 2 đoàn cán bộ, chiến sĩ được tuyển chọn cử đi Trung Quốc để đào tạo về tăng thiết giáp. Tháng 8 năm 1959, Bộ Quốc phòng quyết định xây dựng một căn cứ huấn luyện xe tăng, lấy mật danh là Công trường 92, tại khu vực núi Đanh thuộc xã Kim Long, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú (nay thuộc huyện
Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc).
Ngày 5/10/1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 449/NĐ về việc thành lập Trung đoàn xe tăng 202 với biên chế 3 tiểu đoàn tăng, 5 đại đội trực thuộc (Sửa chữa, Công binh, Thông tin, Huấn luyện, Vệ binh) và 4 phòng (Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật). Sự ra đời của Trung đoàn xe tăng 202 đánh dấu bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trên con đường tiến lên chính qui, hiện đại, là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của Binh chủng Thiết giáp sau này.
Ngày 22/6/1965, Bộ Quốc phòng chính thức ra quyết định số 100/QĐ-QP thành lập Trung đoàn 203 và quyết định số 101/QĐ-QP thành lập Bộ tư lệnh Thiết giáp (đến năm 1994 đổi tên là Bộ tư lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp) với 3 cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần - Kỹ thuật.
Bộ tư lệnh Thiết giáp được thành lập đánh dấu giai đoạn phát triển mới của bộ đội TTG. Đó là bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, bảo vệ vững chắc miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
Ngày 01/10/1966, Bộ tư lệnh Thiết giáp được lệnh của Bộ tổng Tham mưu tổ chức 11 đại đội cao xạ 37 ly tăng cường cho Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân tham gia chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm của
miền Bắc (sân bay Thủ đô Hà Nội, Hoà Lạc, cầu Việt Trì). Ngày 5/8/1967, 0Bộ tư lệnh Thiết giáp được Bộ Quốc phòng thông báo, chuẩn bị 2 đại đội xe tăng vào chiến trường miền Nam chiến đấu. Sau thời gian gấp rút chuẩn bị chiến đấu, ngày 01/10/1967, Tiểu đoàn 198 (được thành lập từ Đại đội tăng 3 và Đại đội tăng 9 thuộc Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 203) bắt đầu hành quân từ Lương Sơn – Hòa Bình vào chiến trường. Sau hơn 50 ngày đêm hành quân vượt hơn 1000km đường Trường Sơn với nhiều địa hình phức tạp, trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, toàn Tiểu đoàn đã đến vị trí tập kết bảo đảm an toàn về người và trang bị chiến đấu.
Đây là cuộc hành quân lịch sử bằng xích của xe tăng ta từ hậu phương vào chiến trường, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ đối với Binh chủng mà còn có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta. Cuộc hành quân thắng lợi đã khẳng định: Trong điều kiện địa hình hiểm trở của tuyến đường chiến lược, không quân địch đánh phá ác liệt suốt ngày đêm, nhưng với khả năng thực tế, ý chí quyết tâm cao và phương pháp tổ chức, bảo đảm hành quân phù hợp ta vẫn có thể đưa được một lực lượng lớn xe tăng vào chiến trường (gồm cả con người và đầy đủ vũ khí, trang bị) để tham gia chiến đấu. Đây là mốc mở đầu cho quá trình triển khai lực lượng Tăng thiết giáp ở các địa bàn chiến lược trên chiến trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc chiến tranh giải phóng. Ta đưa được xe tăng vào chiến trường là một bất ngờ lớn đối với bộ máy chiến tranh xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai của chúng.
Một trong những trận đánh tiêu biểu, đạt hiệu suất chiến đấu cao trong giai đoạn này là trận tiến công căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh của đại đội 7 thuộc Tiểu đoàn 297 phối thuộc cho Trung đoàn bộ binh 66 ngày 24/4/1972. Đây là một căn cứ then chốt nằm trên tuyến phòng thủ phía Bắc tỉnh Công Tum. Địch dựa vào thế núi hiểm trở, sông suối bao quanh để tổ chức thành căn cứ phòng ngự mạnh, có quân số đông, nhiều hỏa khí, hệ thống công sự, lô cốt vững chắc, vật cản dày, được hỏa lực pháo binh, không quân chi viện. Từ năm 1968 cho đến hết năm 1975, tăng thiết giáp đã
tham gia chiến đấu hơn 200 trận, đă _c biệt đã dẫn đầu 5 cánh quân giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngày 20 tháng 10 năm 1976, Binh chủng Tăng thiết giáp được Quốc hội và Chính phủ Việt Nam tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
2.4.2. Vị trí, nhiệm vụ * Vị trí:
Tăng thiết giáp là loại trang bị kỹ thuật hiện đại, có vỏ thép dày, hỏa lực mạnh và sức cơ động cao, là lực lượng đột kích quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng cùng với bộ binh là lực lượng đột kích chủ yếu của chiến đấu chiến dịch; hiệp đồng với các binh chủng tạo nên sức mạnh chiến đấu Binh chủng hợp thành.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai (nếu xảy ra) để đánh bại tiến công quy mô lớn của địch trên nhiều hướng: trên bộ kết hợp với đổ bộ đường không, đường biển với cường độ cao, nhịp độ lớn, liên tục bằng nhiều thê đội. Bộ đội TTG là một trong những thành phần lực lượng rất quan trọng của Lục quân có thể được sử dụng ngay từ đầu với quy mô lực lượng thích hợp cùng các lực lượng khác tiêu diệt lớn quân địch, đảm nhiệm nhiệm vụ đột kích quan trọng (có trường hợp là chủ yếu trong chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng)
Trong chiến đấu phòng ngự tích cực tiêu diệt địch nhất là TTG, ngăn chă _n đánh bại tiến công của chúng, cùng các lực lượng khác giữ vững khu vực được giao.
* Nhiệm vụ:
Trong chiến đấu bộ đội tăng thiết giáp thường cùng với bộ binh và các quân, binh chủng khác chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng hoă _c đảm nhiệm một nhiệm vụ độc lập, thường đảm nhiệm các nhiệm vụ sau:
Trong tiến công:
Đột phá trận địa phòng ngự của địch, thọc sâu, vu hồi đánh vào mục tiêu chủ yếu bên trong như sở chỉ huy, trận địa hỏa lực, khu vực tập trung cơ giới, trung tâm thông tin, sân bay, địa hình quan trọng để tạo điều kiện chiến đấu, chiến dịch phát triển thuận lợi, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ quân địch. Tiêu diệt địch cơ động ứng cứu giải tỏa đường bộ, ĐBĐK; tiêu diệt địch rút chạy; có thể được sử dụng làm lực lượng dự bị để sẵn sàng xử trí các tình huống quan trọng.
Trong phòng ngự:
Có thể thực hiện nhiệm vụ cùng bộ binh và các lực lượng khác phòng ngự điểm tựa quan trọng, cố thủ mục tiêu chủ yếu, cùng các lực lượng khác giữ vững khu vực phòng thủ then chốt.
Làm lực lượng cơ động tiến công thực hiện hành động tiến công trong phòng ngự cùng các lực lượng khác thực hiện các lực lượng khác thực hiện các trận đánh quan trọng then chốt tạo nên sự thay đổi đột biến thế lực và thời cơ cho trận chiến đấu chiến dịch có lợi cho ta, cùng các lực lượng khác đánh bại tiến công của địch giữ vững khu vực phòng ngự được giao. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của TTG. Thực hiện được mục đích bản chất của phòng ngự đồng thời phát huy được toàn bộ các yếu tố tạo nên sức mạnh của TTG.
Trong thực hiện nhiệm vụ A2.
Có thể thực hiện chốt giữ mục tiêu, tiến công giành lại các mục tiêu đã bị đánh chiếm (các mục tiêu quan trọng như trụ sở Đảng, chính quyền các cấp), ngăn chă _n, chia cắt, giải tán, trấn áp tiêu diệt các lực lượng bạo loạn lật đổ; cùngcác lực lượng khác tiến công tiêu diệt địch ĐBĐK vào các sân bay, bến cảng, hoă _c khống chế các mục tiêu trên không cho địch đổ bộ hỗ trợ các lực lượng bạo loạn lật đổ nội địa.
2.4.3. Tổ chức, biên chế: Bộ Tư lệnh:
Tư lệnh; Các phó tư lệnh. Chính ủy; Phó chính ủy.
* Cơ quan:
Văn phòng; Thanh tra; Phòng Tài chính; Phòng Khoa học Quân sự; Ban Tổng kết; Phòng Điều tra hình sự; Cơ quan Ủy ban kiểm tra; Ban Kinh tế; BộTham mưu;
Cục Chính trị; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật .
Đơn vị trực thuộc:
Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp. Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1.
Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng thiết giáp. Lữ đoàn xe tăng 201.
Lữ đoàn xe tăng 215.
Ngoài ra lực lượng Tăng - thiết giáp còn được biên chế ở các quân khu, quân đoàn…