2.2.1. Sự ra đời và phát triển
Ngày thành lập bộ đội Phòng không nhân dân Việt Nam.
Ngày 1 tháng 4 năm 1953 Đại tướng Võ Nguyên Giáp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam ký quyết định số 06/QĐ thành lập trung đoàn pháo phòng không 367. Với quyết định thành lập này lực lượng nòng cốt của một binh chủng chiến đấu mới, binh chủng pháo cao xạ của Quân đội nhân dân Việt Nam chính thức ra đời. Sự ra đời của bộ đội pháo phòng không đánh dấu một bước trưởng thành của Quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy, hiện đại. Từ đây trở thành ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội Phòng không nhân dân Việt Nam.
Ngày truyền thống Không quân nhân dân Việt Nam.
Căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược của cách mạng từ đầu năm 1955, Tổng Quân uỷ và Bộ Quốc phòng xác định nhiệm vụ của quân đội ta trong bước đi đầu tiên của công cuộc xây dựng chính quy, hiện đại về tổ chức, xây dựng lực lượng không quân phù hợp với kế hoạch xây dựng quân đội trong giai đoạn mới. Ngày 3 tháng 3 năm 1955 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra quyết định số 15/QĐA, từ đó đánh dấu sự ra đời và được xác định là ngày truyền thống hàng năm của Không quân nhân dân Việt Nam.
Ngày truyền thống Binh chủng Rađar.
Ngày 1 tháng 3 năm 1959 tất cả các đài Rađar trên toàn mạng chính thức phát sóng, các bộ dây trời quay những vòng đầu tiên, mở đầu giai đoạn mới trong lịch sử bộ đội phòng không nói riêng và lịch sử chiến đấu bảo vệ tổ quốc nói chung, giai đoạn quân và dân tacó khả năng quan sát phát hiện địch xâm phạm vùng trời Tổ quốc từ xa bằng khí tài. Một lực lượng chiến đấu mới sử dụng kỹ thuật trinh sát hiện đại, luôn luôn đứng ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu đối không đã ra đời. Ngày 1 tháng 3 hàng năm trở thành ngày truyền thống vẻ vang của bộ đội Rađar Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngày thành lập Quân chủng Phòng không - Không quân nhân dân Việt Nam.
Quân chủng Phòng không - Không quân nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 22/10/1963 trên cơ sơ sát nhập Bộ tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Trước đó, Bộ tư lệnh Phòng không được thành lập theo quyết định số 047/ND 2/3/1958 và Cục Không quân thuộc Bộ tổng Tham mưu được thành lập 24/01/1959.
Thời gian từ ngày 16 tháng 5 năm 1977 Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Tôn Đức Thắng kí sắc lệnh (số 34/1 CT) tách Quân chủng Phòng không - Không quân thành Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân. Đến ngày 3 tháng 3 năm 1999 hai Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân lại sát nhập thành Quân chủng Phòng không - Không quân như hiện nay.
2.2.2. Vị trí, nhiệm vụ * Vị trí:
Có chức năng cơ bản là quản lý chă _t chẽ vùng trời quốc gia, thông báo tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang và nhân dân, đánh trả các cuộc tiến công đường không của đối phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá. Làm nòng cốt cho các lực lượng khác trong việc tiêu diệt các loại máy bay địch.
* Nhiệm vụ:
Quân chủng Phòng không - Không quân Nhân dân Việt Nam là một trong ba
quân chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệmvụ chiến đấu bảo vệ không phận, mă _t đất và biển đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác. Quân chủng Phòng không – Không quân đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phòng không quốc gia và của không quân. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phòng không - Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoă _c tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành. Quân chủng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân
và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Lực lượng không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.
2.2.3. Tổ chức, biên chế:
* Bộ Tư lệnh:
Tư lệnh; Các phó tư lệnh; Chính ủy; Phó chính ủy.
Cơ quan trực thuộc: Văn phòng Quân chủng; Thanh tra Quân chủng; Ủy ban kiểm tra Đảng; Phòng Tài chính; Viện Kiểm sát Quân sự Quân chủng Phòng không - Không quân; Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
- Cục Phòng không Lục quân.
Đơn vị trực thuộc:
Sư đoàn Phòng không 361 (Đoàn phòng không Hà Nội);
Sư đoàn Phòng không 363 (Đoàn phòng không Hải Phòng);
Sư đoàn Phòng không 365 (Đoàn phòng không Bắc Thái);
Sư đoàn Phòng không 367 (Đoàn phòng không thành phố Hồ Chí Minh);
Sư đoàn Phòng không 375 (Đoàn phòng không Đà Nẵng);
Sư đoàn Phòng không 377 (Đoàn phòng không Khánh Hòa);
Sư đoàn Không quân 371 (Đoàn Không quân Thăng Long);
Sư đoàn Không quân 372 (Đoàn Không quân Hải Vân);
Sư đoàn Không quân 370 (Đoàn Không quân Biên Hòa); Lữ đoàn Không quân 918 (Đoàn Không quân Hồng Hà); Lữ đoàn Công binh 28 (Đoàn Công binh 19/5);
Lữ đoàn thông tin 26;
Học viện Phòng không - Không quân; Trường Sĩ quan Không quân;
Viện Kỹ thuật Phòng không- Không quân;
Viện Y học Phòng không - Không quân;
Tổng công ty Xây dựng Công trình Hàng không ACC;
Công ty Thiết kế và Tư vấn xây dựng công trình hàng không (ADCC).
Ngoài ra lực lượng Bộ đội Phòng không được tổ chức biên chế ở các quân khu, quân đoàn thành các đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn pháo cao xạ các loại cỡ nòng súng khác nhau. Có các tiểu đoàn, trung đoàn tên lửa ở các tầm bắn khác nhau. Ngoài ra còn có các đại đội, tiểu đoàn phục vụ như: ra đa, vận tải…
Lực lượng Bộ đội Không quân được tổ chức biên chế ra các trung đoàn, sư đoàn của các loại máy bay tiêm kích, trực thăng v.v….