Binh chủng Pháo Binh

Một phần của tài liệu Từ đặc điểm của vũ khí công nghệ cao anh (chị) hãy trình bày những biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao (có dẫn chứng thực tế (Trang 30 - 33)

2.3.1. Sự ra đời và phát triển

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ngày 29/6/1946 tại sân Vệ quốc đoàn Trung ương (40 Hàng Bài, Hà Nội) đồng chí Hoàng Văn Thái Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đọc quyết định thành lập Đoàn pháo binh Thủ đô gồm 3 trung đội: Trung đội Pháo đài Láng gồm 44 người, chia làm 3 khẩu đội, trang bị 4 khẩu pháo cao xạ 75mm của Đức là loại pháo hiện đại nhất lúc bấy giờ được đă _t trên bệ bê tông và có 500 viên đạn. Trung đội Pháo đài Xuân Canh, trang bị 1 khẩu pháo cao xạ 75mm và 200 viên đạn. Trung đội Pháo đài Xuân Tảo, trang bị 2 khẩu pháo cao xạ 75mm và 400 viên đạn.

Ngày 19/12/1946 từ pháo đài Láng trung đội pháo binh đầu tiên đã bắn những phát đạn đầu tiên vào vị trí đóng quân của Pháp, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Hà Nội. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 bộ đội pháo binh phối hợp cùng lực lượng vũ trang địa phương lập chiến công oanh liệt trên mă _t trận sông Lô, bắn chìm, bắn cháy nhiều ca nô, tàu chiến ở vùng Khoan Bộ

- Đoan Hùng - Khe Lau, góp phần bẻ gãy gọng kìm quan trọng của quân Pháp tiến công lên chiến khu Việt Bắc. Chiến thắng sông Lô đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của bộ đội pháo binh, sáng tạo ra cách đánh độc lập với lối đánh "Đă t gần, bắn thẳng" đạt hiệu suất chiến đấu cao.

Ngày 31/7/1949 Bộ quốc phòng quyết định thành lập Cục Pháo binh, có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo, sửa chữa các loại pháo, đạn và mở các lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo. Lần đầu tiên chế tạo được súng và đạn không giật SKZ cỡ nòng 60mm, phá hủy tường gạch dày 1m.

Để đáp ứng với nhiệm vụ ngày 7/9/1954 Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ chỉ huy Pháo binh, sau đó đến 28/5/1956 đổi tên thành Bộ Tư lệnh Pháo binh, có nhiệm vụ chỉ huy lực lượng pháo binh dự bị và làm tham mưu giúp Bộ chỉ đạo lực lượng pháo binh toàn quân. Lực lượng pháo binh từ đó đã chuyển sang giai đoạn thống nhất về biên chế, trang bị, huấn luyện, đào tạo và tác chiến trong cơ cấu của một binh chủng chiến đấu.

o Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Binh chủng Pháo binh cùng với lực lượng vũ trang cả nước tích cực chi viện sức người, sức của cho cách mạng miền Nam, kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chiến đấu. Pháo binh Quân giải phóng phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng; đã kết hợp chă t chẽ giữa lối đánh hiệp đồng và đánh độc lập chi viện kịp thời, hiệu quả cho bộ binh đánh địch. Kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh

lớn, thực sự là hoả lực mă _t đất chủ yếu của các lực lượng vũtrang miền Nam Việt Nam, góp phần đánh bại (Chiến tranh cục bộ; Chiến tranh đă _c biệt và Việt Nam hoá chiến tranh) của đế quốc Mỹ.

Trong cuộc chống chiến tranh phá hoại của Hải quân Mỹ ở miền Bắc, bộ đội pháo binh của 3 thứ quân là hoả lực chủ yếu, bắn cháy, bắn chìm 276 tàu chiến các loại của Mỹ, lập chiến công vang dội, góp phần cùng các lực lượng khác đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.

Giai đoạn cuối chiến tranh lực lượng pháo binh của ta đã phát triển quy mô nhiều trung, lữ đoàn pháo binh. Từ chỗ trong các chiến dịch chỉ tổ chức các phân đội nhỏ đã phát triển thành các cụm pháo binh 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp.

o Những năm gần đây, trong công cuộc đổi mới của đất nước, trước yêu cầu, nhiệm vụ của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, cùng với lực lượng vũ

trang nhân dân, bộ đội pháo binh đã có những bước phát triển mới cảc về tổ chức, biên chế trang bị. Nhiều đơn vị pháo binh mới được thành lập với trang bị hiện đại, tăng sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của bộ đội pháo binh.

Trải qua lịch sử hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành pháo binh đã phát triển không ngừng, từ không đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn giản thô sơ đến hiện đại, ngày càng hoàn thiện cả về số lượng, chất lượng, đă _c biệt về quy mô, lực lượng đáp ứng yêu cầu tác chiến của Quân đội ta.

2.3.2. Vị trí, nhiệm vụ Vị trí:

Binh chủng Pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng chiến đấu; là hoả lực mă t đất chủ yếu của lục quân; có thể tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoă _c độc lập tác chiến.

o Nhiệm vụ:

Chi viện hoả lực cho các lực lượng trong tác chiến hiệp đồng quân binh chủng. Kiềm chế, chế áp các trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy (vị trí chỉ huy) của địch. Tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp, ụ súng, lô cốt và hỏa điểm của địch. Chế áp, phá hoại, khống chế các mục tiêu quan trọng trong chiều sâu đội hình địch như sở chỉ huy (vị trí chỉ huy), trung tâm thông tin, sân bay, kho tàng, bến cảng...và hậu phương của địch. Chi viện hoả lực cho các lực lượng đánh nhỏ lẻ, phân tán, rộng khắp trong địa bàn tác chiến.

Dùng hỏa lực pháo binh bắn tiêu diệt gây tổn thất tới mức làm cho mục tiêu của địch hoàn toàn mất sức chiến đấu. Bắn phá hoại các mục tiêu như công sự, công trình phòng ngự của địch…gây hư hỏng tới mức mục tiêu không còn tác dụng. Bắn chế áp gây tổn thất cho các mục tiêu của địch tạm thời mất

sức chiến đấu, cơ động bị hạn chế, chỉ huy bị rối loạn. Bắn kiềm chế gây tổn thất và tác động về tinh thần, tâm lý để ngăn chă _n và hạn chế hoạt động của mục tiêu của địch trong một thời gian nhất định.

2.3.3. Tổ chức, biên chế *Bộ Tư lệnh:

-Tư lệnh; Các phó tư lệnh. -Chính ủy; Phó chính ủy.

*Cơ quan:

Văn phòng; Thanh tra; Phòng Tài chính; Bộ Tham mưu; Cục Chính trị ; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật .

Đơn vị trực thuộc:

Trường Sĩ quan Pháo binh.

Lữ đoàn 45. Lữ đoàn 204. Lữ đoàn 490. Lữ đoàn 675. Lữ đoàn 96.

Trung tâm Huấn luyện - Đào tạo. Kho 380.

Kho K86.

Tiểu đoàn 371. Tiểu đoàn 97.

Tiểu đoàn 10 vận tải - Cục HC.

Ngoài ra lực lượng pháo binh còn được biên chế ở các quân khu, quân đoàn…

Một phần của tài liệu Từ đặc điểm của vũ khí công nghệ cao anh (chị) hãy trình bày những biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao (có dẫn chứng thực tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w