1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX

97 538 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 901 KB

Nội dung

Phần I: KINHDOANH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4 I. Khái niệm hoạt động kinh doanh và bản chất hoạt động kinh doanh……………………………………… ……………………….....4 1. Đặc trưng c

Trang 1

LỜI TỰA ĐẦU

Trong xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới và phát triển đi lên củađất nước, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến việc phát triển của ngànhDược Việt Nam Trong đó công ty dược trung ương MEDIPLANTEX đượcvinh dự là con chim đầu đàn của ngành Dược.

Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của bản thân, công ty dược trungương MEDIPLANTEX luôn luôn nỗ lực, phấn đấu hoàn thiện để có thể phụcvụ cho nhân dân, đồng bào trong nước cũng như quốc tế những sản phẩm vàdịch vụ tốt nhất, góp một phần vàp sự phát triển đi lên của nước nhà.

Thành công của ngày hôm nay là sự cố gắng nỗ lực tự hoàn thiện, nângcao của cán bộ công nhân viên cũng như bộ máy lãnh đạo của công ty Chínhsự đoàn kết cùng nhau phấn đấu đó mà đến nay công ty MEDIPLANTEX đãđạt được những thành tựu lớn,minh chứng rõ rệt cho điều này đó là sự côngnhận của đảng, nhà nước và chính phủ Việt Nam bằng các huân huy hiệu, cúpvàng cao quý như: giải thưởng sao vàng đất việt; huy chương hồ chí minh; cúpdanh nhân; giải thưởng hàng việt nam chất lượng cao…

Tiền thân là công ty dược trung ương I - trực thuộc bộ y tế,hoạt độngtrong các mảng kinh doanh như: kinh doanh thuốc tân dược; dụng cụ y tế thôngthường; bao bì; hương liệu; mĩ liệu; buôn bán các mặt hàng thuốc nam, thuốcbắc; cao đơn hoàn tán; giống cây trồng; dược liệu nhằm phục vụ cho công tácphòng chữa bệnh, xuất khẩu của nhà nước.

Đến tháng 12/2004 công ty đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang côngty cổ phần theo quyết định 4410/QĐBT ngày 7/12/2004 của bộ trưởng bộ y tế,với tên gọi mới là: công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX

tên giao dịch quốc tế là: MEDIPLANTEX NATIONAL PHARMACUTICALJOINT STOCK COMPANY

Từ đó đến nay công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX đãbổ sung thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới như: cho thuê văn phòng, khotàng, nhà cửa; kinh doanh vắc xin sinh phẩm y tế; mua bán máy móc, thiết bị y

Trang 2

tế; kinh doanh hoá chất ( trừ các hoá chất nhà nước cấm); chất màu phục vụcho dược phẩm, mĩ phẩm…

Tuy nhiên với việc đất nước đang trên đà phát triển đi lên theo hướng hội nhậpngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, thì mức độ cạnh tranh kinh tếsẽ mạnh mẽ, khốc liệt hơn, môi trường kinh doanh sẽ đầy biến động hơn Trước những thách thức đó thì công ty mặc dù đã có nhiều thay đổi cảtrong nhận thức lẫn tư duy kinh doanh những vẫn còn nhiều nhược điểm nhiềuvấn đề vẫn chưa theo kịp so với các donh nghiệp khác, bỏ ngỏ hoặc chưa đápứng kịp, chẳng hạn như: chinh sách quản lý, tổ chức và sử dụng nhân sự cũngnhư chính sách chi trả tiền lương; chiến lược kinh doanh theo hướng phát triểndàn trải của công ty; Hệ thống máy móc kĩ thuật; chủng loại mặt hàng, sảnphẩm thuốc ; Cơ cấu thị trường bán hàng của công ty; …

Bản báo cáo thực tập chuyên đề mang tiêu đề : “ Một số biện pháp đẩymạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ươngMEDIPLANTEX” này là cái nhìn khái quát về công ty và nêu những mặtmạnh, mặt hạn chế của công ty để từ đó nêu ra một số giải pháp đẩy mạnh ,nâng cao và hoàn thiện.

Báo cáo do NGUYỄN XUÂN HOÀNG, sinh viên lớp TM45A khoa THƯƠNGMẠI- trường đại học Kinh Tế Quốc Dân viết và sự tham mưu tư vấn của :

- PGS.TS HOÀNG MINH ĐƯỜNG giảng viên khoa ThươngMại– trường đại học Kinh Tế Quốc Dân

- Dược sĩ NGUYỄN VĂN HẢO phó phòng MARKETTING,công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX

- Dược sĩ LÊ QUỐC CHUNG tổ trưởng tổ nghiên cứu thị trường,trực thuộc phòng MARKETTING , công ty cổ phần dược trungương MEDIPLANTEX

- Dược sĩ TRƯƠNG QUỐC CHÍNH thuộc tổ nghiên cứu thịtrường , công ty MEDIPLANTEX

Trang 3

- Dược sĩ LÊ VĂN TIẾN thuộc tổ nghiên cứu thị trường, công tyMEDIPLANTEX

và các bộ phận phòng ban khác của công ty MEDIPLANTEX đã giúp đỡ em,viết và hoàn thiện báo cáo thực tập chuyên ngành này.

Bài viết chỉ chuyên về mảng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần dượctrung ương MEDIPLANTEX chon nên vẫn không tránh khỏi thiếu sót, khuyếtđiểm nhất định Do đó rất mong được sự cộng tác, đóng góp ý kiến của độcgiả

Một lần nữa xin được cảm ơn thầy giáo HOÀNG MINH ĐƯỜNG giảng viênkhoa THƯƠNG MẠI , trường đại học KINH TẾ QUỐC DÂN cùng các anh chịtrong công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX đã nhiệt tình giúp đỡ,tham gia đóng góp ý kiến cho đề cương và bản thảo chuyên đề thực tập này

Xin cảm ơn! Kí tên

Trang 4

Phần I: KINHDOANH VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH

NGHIỆP

I Khái niệm hoạt động kinh doanh và bản chất hoạt động kinh doanh

Kinh doanh là một hoạt động chủ đạo của hầu hết các công ty bởi suy chocùng mục tiêu của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận để tồn tại và nuôi sốngbản thân công ty, muốn thế chỉ có thể thông qua thực hiện hoạt động kinhdoanh Hoạt động kinh doanh ở mỗi doanh nghiệp khác nhau thì khác nhauchẳng hạn như: doanh nghiệp dược kinh doanh thuốc; doanh nghiệp rệt kinhdoanh vải; doanh nghiệp điện kinh doanh điện;… cho đến các doanh nghiệptrong ngành cũng có những điểm khác nhau như: kinh doanh thuốc ở công tycổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX có sản phẩm và chiến lược quảngbá sản phẩm khác công ty dược TRAPHACO,

Vậy kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạncủa quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụtrên thị trường nhằm mục đích sinh lời.

Kinh doanh bao gồm hai loại hình: sản xuất kinh doanh và kinh doanhdịch vụ Đặc trưng cơ bản của sản xuất kinh doanh là việc chế tạo ra sản phẩmđể thoả mãn nhu cầu của thị trường, còn kinh doanh dịch vụ là thực hiện cáchoạt động dịch vụ trên thị trường

Kinh doanh xuất hiện là do kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuấtxã hội và phân công lao động xã hội; cũng như sự mở rộng hoạt động trao đổihàng hoá và lưu thông hàng hoá Sản xuất hàng hoá là sản xuất ra sản phẩm đểbán, để trao đổi Khi hoạt động trao đổi hàng hoá phát triển đến trình độ xuấthiện tiền tệ là chức năng phương tiện lưu thông hàng hóa Lúc này hoạt độngkinh doanh sẻ trở thành một hệ thống mang tính khoa học.

Phân công lao động xã hội phát triển dẫn tới việc chuyên môn hoá đựơcmở rộng; hàng hoá được cung cấp cho các nơi có nhu cầu, cho các khách hàngmột cách kịp thời và thuận tiện Sự hoạt động chuyên nghiệp của việc trao đổivà lưu thông hàng hoá đưa đến hiệu quả là hàng hoá đến đúng nơi có nhu cầu,

Trang 5

đúng thời gian, đúng khách hàng có nhu cầu và có khả năng thanh toán với chiphí kinh doanh, chi phí lưu thông hạ Lợi thế này được tạo ra là do kết quả củaphân công lao động xã hội, chuyên môn hoá các khâu của quá trình tái sản xuấtxã hội và nâng cao năng suất lao động xã hội trong khâu lưu thông.

Về mặt lịch sử, lưu thông hàng hoá ra đời ngay từ xã hội chiến hữu nôlệ, khi đó trong xã hội đã có sự phân công lao động giữa trồng trọt và chănnuôi Những chủ nô đã chiếm hữu những sản phẩm thặng dư của những ngườinô lệ làm ra và chúng đem những sản phẩm đó trao đổi để lấy những sản phẩmkhác nhằm phục vụ cho chúng Sự trao đổi sản phẩm lúc đầu mang tính chấtgiản đơn, ngẫu nhiên, hiện vật, dần dần phát triển và mở rộng, đặc biệt khi tiềntệ ra đời Lúc này hoạt động kinh doanh sẽ được xem là không thể thiếu đối vớixã hội nói chung và sự phát triển kinh tế của các quốc gia nói riêng Nhiều họcthuyết kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh và đạt hiệu quả kinh doanhđã từ đó mà ra đời.Trải qua thời gian dài thay vì doanh nghiệp vừa sản xuất vừakinh doanh buôn bán thì đã có một bộ phận tách ra hoạt động trong sản xuất vàbộ phận khác đảm nhận việc kinh doanh tiêu thụ ( doanh nghiệp thương mại).Ngay trong doanh nghiệp nói chung vừa sản xuất vừa kinh doanh thì cũng cósự tách biệt giữa sản xuất và kinh doanh chẳng hạn như: doanh nghiệp dượcMEDIPLANTEX có hẳn xí nghiệp, nhà máy chuyên sản xuất và thực hiện cáchoạt động liên quan đến sản xuất - hoạt động độc lập như công ty con và bộphận còn lại thì chỉ thực hiện chuyên về kinh doanh và hoạt động kinh doanhbuôn bán

Đối với ngành dược nói chung và công ty MEDIPLANTEX nói riêngthì vẫn mang những đặc điểm của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trênthị trường, song nó cũng có những đặc điểm riêng biệt khác với những ngànhnghề khác Chưa có một định nghĩa, khái niệm thống nhất nào nói rõ hoạt độngkinh doanh của ngành dược Từ những thông tin trên sách báo và đài cũng nhưnhững nghiên cứu của bản thân thì theo theo em:

Trang 6

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh thuốc là việc thựchiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuấtkinh doanh đế tiêu thụ sản phẩm thuốc hoặc các dịch vụ liên quan đến việcbuôn bán thuốc trên thị trường nhằm mục đích phục vụ việc phòng và chữabệnh cho mọi người và sinh ra lợi nhuận cho công ty.

1 Đặc trưng cơ bản của kinh doanh :

- Thứ nhất: kinh doanh cần phải có vốn kinh doanh, chính là khoản vốn bằng

tiền.tiền tệ thực chất là một loại hàng hoá đặc biệt, một loại hàng hoá có giá trịsử dụng khá phổ biển trong sản xuất và đời sống xã hội, phải tốn nhiều côngsức mới tìm ra nó( sản xuất ra được) và có khả năng dự trữ, chia nhỏ… màkhông bị hao mòn, hư hỏng, đó chính là vàng, bạc và đá quý Ngày nay, tiềncủa tất cả các quốc gia chỉ là tiền pháp định Tiền pháp định chỉ là phương tiệnđể lưu thông hàng hoá, tuy nhiên người ta vẫn thường so sánh nó với vàng đểnói giá trị của các đồng tiền Khi lưu thông hàng hoá xuất hiện, lưu thông hànghoá không phủ định hoàn toàn việc trao đổi hàng hoá mà tồn tại song song, đặcbiệt trong những trường hợp đồng tiền pháp định mất giá( do lạm phát ) hoặcdo hai quốc gia chưa có quan hệ thanh toán quốc tế với nhau thì việc trao đổihàng hoá vẫn được thực hiện Sự xuất hiện tiền tệ làm cho việc lưu thông hànghoá thuận tiện, linh hoạt và dễ dàng – là cơ sở tổ chức hoạt động sản xuất vàthực hiện kinh doanh buôn bán trong nền kinh tế quốc dân Nó có vai trò to lớntrong việc phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hoá.

- Thứ hai: Kinh doanh phải hiểu hàng hoá và quản lí hàng hoá Điều này là

yêu cầu bắt buộc cho doanh nghiệp bời vì việc hiều và quản lí tốt hàng hoágiúp cho doanh nghiệp có thể chủ động cho việc thực hiện sản xuất kinh doanhbuôn bán, dự trữ, bảo quản tốt hàng hoá … qua đó đáp ứng tốt nhu cầu về sảnphẩm hàng hoá của thị trường người tiêu dùng Đây chính là hoạt động cầnthiểt cho sản xuất lâu dài và phục vụ đời sống lợi ích xã hội.

- Thứ ba: Kinh doanh dùng vốn kinh doanh đòi hỏi sau mỗi chu kì hoạt động

sản xuất kinh doanh phải bảo toàn vốn và có lãi Do đó đòi hỏi doanh nghiệp

Trang 7

phải nghiên cứu thị trường và môi trường kinh doanh, phải nghiên cứu cung,cầu, giá cả và canh tranh, phải chú ý đến luật pháp, cơ chế quản lý, đến nhữngnguy cơ rủi ro có thể xẩy ra,… hoạt động kinh doanh phải có lợi nhuận từ đómới mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh Nếu không ngược lại chi phícao, nhiều rào cản, rủi ro có thể dẫn tới doanh nghiệp phải phá sản.

- Thứ tư: Đối với doanh nghiệp dược nói riêng hoạt động sản xuất kinh doanh

không vì mục tiêu lợi nhuận là trên hết mà còn phải vì sức khoẻ và vẻ đẹp củacon người tức yêu cầu cần đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mức giới hạn cóthể trên một sản phẩm đồng thời phải trải qua nhiều giai đoạn nghiên cứu, thửnghiệm và cuối cùng là được các cấp, các ngành có liên quan cho phép sản xuấtlưu thông trên thị trường thì lúc đó mới tiến hành hoạt động sản xuất kinhdoanh

2 Mục đích, vai trò, chức năng, và nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp:

2.1 mục đích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

Khi tham gia hoạt động buôn bán trên thị trường doanh nghiệp kinh doanh cónhững mục đích, mục tiêu khác nhau Nhưng nói chung đều có các mục tiêu cơbản đó là:

 mục tiêu lợi nhuận : Là mục tiêu trước mắt và lâu dài của doanh nghiệp Nó

là nguồn động lực của người hoạt động kinh doanh Lợi nhuận là khoản dôi rakhi so sánh giữa doanh thu và chi phí kinh doanh Muốn có lợi nhuận thì doanhthu bán hàng và dịch vụ phải lớn hơn chi phí kinh doanh Muốn có doanh thubán hàng và dịch vụ lớn thì phải có thị trường, phải chiếm được khách hàng,phải bán được nhiều và nhanh hàng hoá dịch vụ, và phải giảm được các chi phísản xuất - kinh doanh có thể và không cần thiết Mức độ đạt được về lợi nhuậnvà sự kì vọng về lợi nhuận phụ thuộc vào chất lượng của loại hàng hoá, khốilượng và giá cả hàng hoá bán được, lượng cung cầu của loại hàng hoá đó trênthị trường; chi phí kinh doanh và tốc độ tăng giảm của chi phí kinh doanh, tàikinh doanh, trường vốn kinh doanh của người quản trị doanh nghiệp và điều

Trang 8

kiện môi trường kinh doanh Mức độ đạt được về lợi nhuận còn phụ thuộc vàosự độc đáo của mặt hàng kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trên thịtrường( độc quyền hay doanh nghiệp nhỏ) và sự mạo hiểm trong các thương vụkinh doanh.

Mục tiêu vị thế của doanh nghiệp: Là một mục đích kinh doanh của mỗidoanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh theo đuổi mục tiêu phát triển doanhnghiệp từ nhỏ vừa và lên lớn Từ kinh doanh ở thị trường địa phương tiến tớikinh doanh ra thị trường cả nước và quốc tế hoặc doanh nghiệp tăng thị phầnhàng hóa của mình trên thị trường Tỉ trọng thị phần của doanh nghiệp trên thịtrường càng cao gắn với quy mô của doanh nghiệp và phạm vi kinh doanh củadoanh nghiệp xác định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường Kì vọng vị thếcủa doanh nghiệp trong kinh doanh phụ thuộc vào nguồn lực và tăng trưởngnguồn lực của doanh nghiệp; phụ thuộc vào chiến lược và sự phát triển kinhdoanh của doanh nghiệp; phụ thuộc vào tài năng và trình độ quản lý của ngườilãnh đạo doanh nghiệp và phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế của nhà nướctrong từng giai đoạn.

Mục tiêu an toàn: Cũng là một mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Trongthị trường cạnh tranh với nhiều biến động to lớn có thể gây bất lợi cho doanhnghiệp như mâu thuẫn về chính trị; Các chính sách về thuế quan và hàng raophi thuế quan; Luật pháp thay đổi ; Sự thay đổi của khoa học công nghệ;… Sẻảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: thay đổi mặt hàng; Giá cả, chính sách của người cung ứng; Sự thay đổi về thị hiếu về mặt hàngcủa người tiêu dùng; Sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có nguồn lựcvà kinh nghiệm kinh doanh mạnh hơn; Sự xuất hiện nhiều mặt hàng thay thế cógiá cả canh tranh và đặc biệt sự tiến bộ nhanh của các đối thủ hiện hữu,… Tấtcả các biến động bất lợi đó yêu cầu doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu an toàntrong kinh doanh An toàn trong kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiêncứu thị trường, lựa chọn thị trường có khả năng và tiềm năng phát triển, cũngnhư có thể dự báo được xu hướng phát triển của nó Các hình thức bảo đảm an

Trang 9

toàn trong kinh doanh đó là thành lập quỹ dự phòng để tự bù đắp; Phải bỏ rachi phí để mua bảo hiểm cho quá trình hoạt động kinh doanh; phải đa dạng hoákinh doanh;… Tuỳ vào từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp để đưa ra cáchthức thực hiện an toàn cho doanh nghiệp Yêu cầu người lãnh đạo doanhnghiệp phải nhìn xa trông rộng, cân nhắc được việc lợi hại của doanh nghiệp đểđưa ra quyết định có lợi nhất cho doanh nghiệp

2.2 Vai trò của hoạt động kinh doanh :

Khi tham gia hoạt động sản xuất để sau đó kinh doanh buôn bán thì doanhnghiệp luôn mong muốn đạt lợi nhuận tối đa Đồng thời bên cạnh đó doanhnghiệp cũng gây ảnh hưởng nhiều mặt lên nền kinh tế và lĩnh vực tiêu dùng, vìthế hoạt động kinh doanh có vai trò hết sức to lớn đối với không chỉ doanhnghiệp mà còn đối với toàn xã hội Chẳng hạn như:

- Kinh doanh có tác dụng to lớn thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học côngnghệ vào sản xuất Đồng thời thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu tiêu dùng theohướng văn minh hiện đại Hoạt động kinh doanh thúc đẩy các doanh nghiệpsản xuất sử dụng các loại vật tư kỉ thuật và công nghệ tiên tiến, hiện đại, côngnghệ nguồn để nâng cao năng suất trong lao động trong sản xuất và sản xuất racác sản phẩm có chất lượng cao, tiên tiến, hiện đại; đồng thời nó cũng chỉ muanhững sản phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng, giá thành hạ, phù hợp với tiêudùng của xã hội… đối với quá trình tiêu dùng nhò tiếp xúc với thị trường trongvà ngoài nước, kinh doanh thương mại đưa cho giới tiêu dùng những hàng hoátốt, đa dạng, độc đáo Các sản phẩm độc đáo hiện đại này có tác dụng kíchthích nhu cầu và gợi mở nhu cầu, hướng người tiêu dùng tới những hàng hoácó chất lượng cao Thuận tiện trong sử dụng và đa dạng hoá các nhu cầu theohướng văn minh hiện đại.

- Kinh doanh thực hiện việc dự trữ các hàng hoá tư liệu sản xuất và hàng tiêudùng trong khâu lưu thông có tác dụng to lớn tronmg việc đảm bảo cung ứngcác yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng một cáchthường xuyên , liên tục và kịp thời Dự trữ hàng hoá ở khâu lưu thông được lưu

Trang 10

chuyển nhanh, linh hoạt, một đơn vị kinh doanh vừa sản xuất vừa kinh doanhthì bên cạnh việc thực hiện liên kết giữa sản xuất và người tiêu dùng thông qualưu thông thì nó cũng giúp cho doanh nghiệp tranh việc bị ứ đọng hàng hoá,đẩy nhanh sự tái sản xuất của xã hội Khối lượng dự trữ hàng hoá trong khâulưu thông tăng giảm gây ảnh hưởng lên dự trữ ở doanh nghiệp sản xuất ( dự trữsản xuất) Vì thế nó có tầm quan trọng đối với toàn bộ quá trình sản xuất lưuthông và tiêu dùng.

- Kinh doanh có vai trò to lớn đối với việc điều hoà cung cầu hàng hoá.Thông qua hoạt động kinh doanh thương mại thì sẻ có sự kết nối, liên hệ giữangười tiêu dùng và nhà sản xuất, khi này nhu cầu của người tiêu dùng sẻ đượcđáp ứng một cách đầy đủ nhất từ nhà sản xuất Hạn chế được sự dư thừa cũngnhư sự thiếu hụt hàng hoá trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, kinh doanhthương mại góp phần phân bố lại lực lượng sản xuất xã hội, góp phần sử dụngcác nguồn tiềm năng và khả năng tốt hơn, khai thác được tiềm năng và thếmạnh của các doanh nghiệp, các vùng đất của đất nước một cách có hiệu quảvà hợp lý.

- Kinh doanh là một lĩnh vực quan trọng của sản xuất và đời sống xã hội.Phát triển lĩnh vực này có tác dụng to lớn trong phục vụ cho quá trình sản xuấtvà đời sống xã hội Kinh doanh hàng hoá tư liệu sản xuất là khâu bảo đảm hànghoá tư liệu sản xuất- là khâu bảo đảm các loại máy móc, thiết bị nguyên vậtliệu phụ tùng… cho sản xuẩt Phát triển kinh doanh tư liệu sản xuất có tác dụngto lớn trong việc bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng,chất lượng và chính xác các đối tượng lao động và một phần tư liệu lao động đểcác doanh nghiệp sản xuất tiến hành liên tục Kinh doanh tư liệu sản xuất còngóp phần bảo đảm cho sản xuất ngày càng nhiều những hàng hoá tư liệu sảnxuất tốt, hiện đại, văn minh và với các dịch vụ thuận lợi, kịp thời Kinh doanhcòn là thị trường và điều kiện không thể thiếu được để tiêu thụ các sản phẩmđược doanh nghiệp sản xuất chế tạo ra Kinh doanh hàng hoá tiêu dùng nhằmphục vụ hoạt động tiêu dùng của đời sống của mọi người Việc bảo đảm cung

Trang 11

ứng ngày càng nhiều những hàng hoá tốt văn minh, hiện đại ở những nơi thuậntiện có tác dụng to lớn đối với lĩnh vực tiêu dùng Đặc biệt việc cung ứng cáchàng hoá đã chuẩn bị sẵn, bán hàng ở những nơi gần dân cư sống có tác dụngtiết kiệm thời gian, tiết kiệm việc đi lại, góp phần giải phóng con người đối vớinhững công việc tốn thời gian và công sức Từ đó tạo ra đời sống văn minhhiện đại.

- Kinh doanh phát triển ra ngoài phạm vị quốc gia, tức là phát triển hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa ( thương mại quốc tế) có vai trò hếtsức to lớn, tiếp thu nguồn lực từ bên ngoài và mở rộng thị trường cho cácdoanh nghiệp sản xuất trong nước xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài Khi đóđòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng, hạ giá thành, hàng hoá phải cómẫu mã đa dạng, phong phú, đạt tiêu chuẩn quốc tế, có nguồn hàng lớn và phảigiao đúng hạn, cũng như phải nghiên cứu áp dụng các tiêu chuẩn chất lượngđạt tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với thông lệ quốc tế Nhập khẩu hàng hoá,đặc biệt nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hoá chất phụ tùng,… là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước Việc nhập khẩu hàng hoá phải thực hiện chiến lược phát triển nềnkinh tế quốc dân hướng ra xuất khẩu Chỉ có như vậy chúng ta mới thực hiệnnhanh công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

2.3 Chức năng của kinh doanh buôn bán:

 Kinh doanh buôn bán là thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá từnguồn hàng đến lĩnh vực tiêu dùng

khi sản xuất ra sản phẩm đầu tiên thì sản phẩm chỉ ở trạng thái khả năng, chỉkhi nào sản phẩm được đưa vào sử dụng( trong sản xuất hoặc tiêu dùng cánhân) thì sản phẩm mới thực sự trở thành sản phẩm và quá trình sản xuất mớihoàn thành Doanh nghiệp sản xuất có thể kiêm luôn việc lưu thông sản phẩmhàng hoá của mình nếu thấy có lợi, nhưng việc lưu thông sản phẩm hàng hoáđòi hỏi phải có hoạt động trên thị trường, phải có cơ sở vật chất để kinh doanh,phải có lao động, tốn thời gian và chi phí Nếu doanh nghiệp sản xuất đảm

Trang 12

nhiệm thêm các khâu lưu thông như trao đổi hàng hoá; lưu thông hàng hoá…thì doanh nghiệp sản xuất phải mở rộng hệ thống tiêu thụ sản phẩm; doanhnghiệp sản xuất sẻ phân tán vốn đầu tư, phân tán các nguồn lực ở cả khâu sảnxuất và lưu thông Vì thế đòi hỏi doanh nghiệp sản xuất kiêmthực hiện lưu thông hàng hoá thì có tiềm lực và có vị thế kinh doanh nhất định.Còn nếu doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ sản phẩm qua trung gian thì doanhnghiệp sản xuất sẻ không phải đầu tư nhiều vào khâu tiêu thụ sản phẩm; có thểdành nguồn lực vào tăng vòng quay của sản xuất; trong khi đó doanh nghiệpthương mại sẻ có điều kiện mở rộng lưu thông, thực hiện việc đưa hàng hoáđến đúng nơi, đúng thời gian, đúng đối tượng có nhu cầu và hạ được phí lưuthông hàng hoá Thực hiện việc lưu thông hàng hoá một cách chuyên nghiệp.

 Chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông:

Quá trình sản xuất theo nghĩa rộng bao gồm có bốn khâu: sản xuất; phân phốitrao đổi( lưu thông) và tiêu dùng Hoạt động kinh doanh buôn bán là khâu nằmở giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm Trong quá trình trao đổi hàng hoá, lưuthông sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng thì các doanhnghiệp thực hiện kinh doanh buôn bán hay doanh nghiệp thương mại thực hiệnviệc phân loại, chọn lọc, đóng gói, vận chuyển, dự trữ, bảo quản sản phẩm,hướng dẫn sử dụng sản phẩm, sữa chữa, lắp ráp, bảo hàng sản phẩm… đâychính là chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thông Chức năngnày giúp hoàn thiện sản phẩm ở dạng tốt nhất để sản phẩm thích hợp với nhucầu của người tiêu dùng Với điều kiện này đòi hỏi doanh nghiệp thương mạikinh doanh sản phẩm hàng hoá phải hiểu biết tính kỉ thuật của sản phẩm hànghoá đồng thời cũng phải hiểu lĩnh vực sản xuất ( nguồn hàng) và phải hiểuđược công dụng của sản phẩm và nhu cầu của lĩnh vực tiêu dùng Điều này sẻthuân lợi hơn cho doanh nghiệp vừa hoạt động sản xuất vừa thưc hiện hoạtđộng kinh doanh so với doanh nghiệp thương mại, chuyên kinh doanh và buônbán sản phẩm hàng hoá.

 Chức năng dự trữ hàng hoá và điều hoà cung cầu:

Trang 13

Doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh hàng hoá đòi hỏi khi nhận nguồnhàng về mà chưa bán được thì cần hoạt động dự trữ sản phẩm hàng hoá Cũngqua hoạt động dự trữ hàng hoá mà doanh nghiệp thoả mãn đầy đủ và kịp thờinhu cầu của khách hàng

Nhờ có mạng lưới rộng ( kho trạm, cửa hàng, quầy hàng, siêu thị, đại lý,…) màdoanh nghiệp bảo đảm thuận lợi cho khách hàng có thể mua được hàng hoá cầnthiết vừa tiết kiệm được thời gian, vừa không phải đi quá xa Ngoài ra với việcmua những mặt hàng của doanh nghiệp uy tín có chất lượng tốt và đặc biệt làgiá rẻ thì sẻ giúp cho khách hàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý với giá cả phảichăng Điều này một cách tự nhiên sẻ điều hòa cung - cầu hàng hoá từ nơi giárẻ, phong phú mặt hàng đến nơi giá đắt, khan hiếm.

Nhờ quá trình chuyên môn hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mà hiệnnay việc dự trữ, bảo quản, lưu thông hàng hoá cũng như cung ứng hàng hoángày càng hoàn thiện.

 Chức năng tích luỹ vốn để phát triển hoạt động kinh doanh:

Trong qua trình tổ chức hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp đòi hỏi phải cólợi nhuận Sau mỗi niêm khoá kinh doanh hay mỗi chu kì kinh doanh thì phảitrích một phần lợi nhuận để bổ sung vào luồng vốn kinh doanh Thông qua cácnguồn quỹ như: quỹ đầu tư phát triển, Điều này sẻ giúp doanh nghiệp cónguồn vốn bổ sung để mở rộng hoạt động kinh doanh sau mỗi kì kinh doanh cólợi nhuận.

2.4 Nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh buôn bán sản phẩm hàng hoá

 Nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách thoả mãn đầy đủ, kịp thời vàthuận lợi nhu cầu hàng hoá dịch vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

Mục tiêu của doanh nghiệp kinh doanh là thoả mãn đầy đủ nhu cầu của kháchhàng tiêu dùng và cũng thông qua đó để làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọnnguồn hàng mua vào, đồng thời doanh nghiệp phải tính toán kỹ lỗ, lãi, phảigiảm chi phí kinh doanh, giảm chi phí lưu thông để nâng cao hiệu quả kinhdoanh Chỉ có nâng cao hiệu quả kinh doanh thì doanh nghiệp chuyên kinh

Trang 14

doanh buôn bán mới có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh,để có thể đứng vững trên thị trường Hiệu quả kinh doanh được đo lường bằngsự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh doanh Kinh doanh có hiệu quảthì hiệu số của phép tính này là dương còn nêu không thì chứng tỏ doanhnghiệp đó kinh doanh chưa có hiêu quả Ngoài ra người ta còn so sánh giữa lợinhuận và các yếu tố kinh doanh khác để thấy hiệu quả tương đối; lợi nhuận sovới vốn kinh doanh( vốn lưu động, vốn cố định, vốn chủ sở hữu…); Lợi nhuậnso với chi phí kinh doanh; lợi nhuận so với lãi tiền vay ngân hàng khi vaymượn các nguồn lực để thực hiện kinh doanh so với các năm trước đó để đánggiá việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp…

 Cung ứng những hàng hoá có chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu về chấtlượng sản phẩm, về vệ sinh và về xã hội – môi trường, phù hợp với xu thế củatiêu dùng hiêu đại, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội phát triển, thúc đẩytiến bộ khoa học – công nghệ trong sản xuất và giá cả thích hợp.

Mục tiêu của doanh nghiệp chuyên kinh doanh là thực hiện việc sản xuấttrong lưu thông, hoạt động kinh doanh gắn với sản xuất xã hội bằng các hoạtđộng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất( cung ứng vật tư kỉ thuật) vàtiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra; đồng thời cung ứng hàng tiêu dùng cho lĩnhvực tiêu dùng xã hội Việc cung ứng những máy móc thiết bị, nguyên nhiên vậtliệu mới, tiết kiệm nguồn năng lượng… sẻ thúc đẩy sản xuất phát triển cũngnhư cung ứng hàng tiêu dùng có chất lượng cao có kỷ thuật tiên tiến hiện đạihoặc được sản xuất bằng công nghệ bảo đảm vệ sinh, an toàn và thân thiện vớimôi trường sẻ hướng người tiêu dùng tới nhu cầu văn minh, hiện đại.

 Phát triển các hoạt động dịch vụ khách hàng đầy đủ, kịp thời, thuận lợi vàvăn minh

Phát triển hoạt động dịch vụ khách hàng trong kinh doanh là phát triểnhoạt động dịch vụ phục vụ việc mua bán, dự trữ, bảo quản, vận chuyển, bốc dỡphân loại, chọn lọc, đóng gói, hướng dẫn sử dụng, vận hàng, lắp đặt, bảo hành,… hàng hoá cho khách hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất, đầy đủ nhất,

Trang 15

kịp thời nhất, văn minh nhất cho khách hàng Mục tiêu cuối cùng của phát triểnhoạt động dịch vụ đó là thu được lợi nhuận cho doanh nghiệp Và đương nhiênthu nhập từ nguồn này sẻ tính gộp vào doanh thu bán hàng hoặc tính riêng cáckhoản dịch vụ mà khách hàng yêu cầu để đảm bảo thu nhập về dịch vụ có thểduy trì và phát triển ngày càng nhiều dịch vụ phục vụ khách hàng

Ngày nay, trong hoạt động kinh doanh dịch vụ khách hàng là lĩnh vựccạnh tranh Doanh nghiệp có thể mở rộng và phát triển được thị trường haykhông, co thu hút được khách hàng tiềm năng hay không, có giữ được kháchhàng truyền thống hay không, một phần quan trọng phụ thuộc vào các hoạtđộng dịch vụ khách hàng có kịp thời, thuận tiện, linh hoạt và văn minh haykhông.

 Giảm chi phí kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, tuân thủluật pháp và chính sách xã hội.

Giảm chi phí kinh doanh là giảm các khoản chi phí có thể và cần thiết phảigiảm như: chi phí do mua hàng giá quá cao( hơn mức bình thường); các khoảnchi phí lưu thông phải giảm như hao hụt trên đinh mức, tiền cước phí vậnchuyển loanh quanh… muốn tăng hiệu quả kinh doanh, tăng kinh doanh, tănglợi nhuận thì đi đôi với việc tăng nhanh doanh số bán hàng và dịch vụ, mở rộngthị trường, tìm được nhiều khách hàng lớn, ổn định, cần phải giảm các khoảnchi phí kinh doanh không cần thiết, các khoản chi tiêu lãng phí và các khoảnchi có thể cắt giảm Một trong những cách để đảm bảo tốt khi không thể cắtgiảm chi phí là nó tạo ra lợi nhuận hoặc chi ít là phục vụ cho việc tạo ra lợinhuận Không phải khi nào cũng cắt giảm chi phí bởi có nhiều khi doanhnghiệp đòi hỏi tăng chi phí mới tăng hiệu quả kinh doanh, thu nhiều lợi nhuậnnhư chi phí kinh doanh, chi phí phúc lợi khuyến khích người lao động…) Bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh là nhiệm vụ thường xuyên củadoanh nghiệp nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp chuyên thực hiện việc kinhdoanh buôn bán thì luồng vốn lưu động lớn( có độ rủi ro cao) Vốn kinh doanhchịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tỷ lệ lạm phát, quan hệ tỷ giá với đồng

Trang 16

tiền chuyển đổi và tỉ lệ lãi suất tiền vay, tiền vay của các ngân hàng Do đó đểbảo toàn và phát triển vốn kinh doanh thì doanh nghiệp kinh doanh thường tínhgiá bán hàng theo giá mua cộng với chi phí lưu thông cộng với tỉ lệ lãi nhấtđịnh có so với giá trị của vàng hoặc tỉ giá ngoại tệ chủ yếu có quan hệ buôn bánđể bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh.

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường phải tuânthủ luật pháp của nhà nước, được sự cho phép của pháp luật Ngoài những luật,bộ luật trong từng thời gian, nhà nước và các cấp quản lý còn ban hành nhiềuchính sách để điều tiết hoạt động của nền kinh tế quốc dân, hoặc thương nhân,từng ngành, từng loại hoặc từng nhóm loại mặt hàng Địa bàn hoặc thươngnhân, cũng như việc bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và an sinh xãhội … vì vậy, doanh nghiệp thương mại cần tuân thủ nghiêm chỉnh luật phápvà các chính sách kinh tế - xã hội của nhà nước đã ban hành có liên quan đếnlĩnh vực mình hoạt động.

II Nội dung và phương thức kinh doanh sản phẩm hàng hoá của doanhnghiệp

Trang 17

nhu cầu của khách hàng cho khu vực thị trường của mình đinh kinh doanh vàsự đáp ứng cho các nhu cầu về mặt hàng đó hiện nay.

Nghiên cứu thị trường và xác định nhu cầu của thị trường về mặthàng doanh nghiệp định kinh doanh phải trên cơ sở doanh nghiệp có đủ trìnhđộ chuyên môn về mặt hàng và doanh nghiệp nắm bắt được khả năng khai thác,đặt hàng, mua hàng để đáp ứng cho nhu cầu của khách hàng tốt hơn cách đápứng nhu cầu hiện tại Từ đó doanh nghiệp chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị mặthàng, chuẩn bị các điều kiện để đưa vào hoạt động kinh doanh.đây là hoạt độngmà đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện liên tục.

Doanh nghiệp kinh doanh cũng phải xây dựng và thực hiện chiến lượckinh doanh nếu muốn tồn tại và phát triển nhanh Trong môi trường cạnh tranh,việc xác định đúng đối tượng kinh doanh và thực hiện chiến lược là nội dungquan trọng để dẫn dắt doanh nghệp đứng vững trong môi trường cạnh tranh vàphát triển nhanh chóng theo hướng đích đã chọn.

1.2 Huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực để đưa vào kinh doanh.

Không chỉ đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thươngmại chuyên kinh doanh thì bắt buộc phải huy động các nguồn lực để tiến hànhhoạt động kinh doanh Các nguồn lực ở đây bao gồm: vốn hữu hình như tiền,vàng bạc, ngoại tệ… nhà cửa, kho tàng, quầy hàng và vốn vô hình như sự nổitiếng của nhãn hiệu hàng hoá, sự tín nhiệm của khách hàng Và con người vớitài năng, học vấn, kinh nghiệm, nghề nghiệp được đào tạo, trình độ quản lý…Được huy động vào kinh doanh.

Việc huy động nguồn lực là điều không không thể thiếu được của hoạt độngkinh doanh nhưng việc sử dụng các nguồn nhân lực một cách hợp lý, có kếtquả và có hiệu quả mới là hoạt động quyết định của kinh doanh Việc quyếtđịnh phương hướng, kế hoạch sử dụng các nguồn lực phải do bộ máy quản lýdoanh nghiệp đảm nhiệm, mà cụ thể là do ban giám đốc và hệ thống tham mưuchức năng giúp giám đốc quyết định yêu cầu đòi hỏi là phải phát huy đượcnguồn lực có sẵn của doanh nghiệp đặc biệt là khả năng của mọi thành viên

Trang 18

trong doanh nghiệp, vấn đề kỉ luật, kỉ cương trong doanh nghiệp và vấn đềkhuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần đối với mọi thành viên.

1.3 Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ mua bán, dự trữ, bảo quản, vận chuyển,xúc tiến thương mại và các hoạt động kinh doanh khác

Nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh là phải tổ chức tạo nguồn hàng,khai thác, gia công, đặt hàng, kí kết hợp đồng mua hàng đề đảm bảo nguồnhàng cho doanh là khâu nghiệp vụ quan trọng để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng tổ chức mạng lưới bán hàng cơ hữu và đại lý bán hàng là nghiệp vụ kinhdoanh quan trọng bậc nhất bởi vì chỉ có bán được hàng doanh nghiệp mới thuhồi được vốn, mới có nguồn chi trang trải chi phí lưu thông và có lãi để tái đầutư mở rộng và phát triển kinh doanh.

Doanh nghiệp cũng phải dự trữ hàng hoá để bảo đảm cung ứng đầy đủ,kịp thời, đồng bộ và ổn định cho khách hàng Yêu cầu của việc dự trữ đó làphải bảo quản, bảo vệ đa số số lượng và chất lượng hàng hoá dự trữ Doanhnghiệp cũng phải tổ chức tốt hệ thống thu mua, đặt hàng, khai thác, tiếp nhậnhàng hoá để có nguồn hàng phong phú, ổn định và chất lượng tốt.

Để giảm chi phí kinh doanh, đặc biệt chi phí lưu thông, doanh nghiệpthương mại cần tổ chức hợp lý nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển, bốc dỡ hànghoá ở các ga, cảng đầu mối tiếp nhận hàng hoá, tổ chức tốt chân hàng và hợpđồng vận chuyển hàng hoá thẳng từ nguồn hàng đến nơi sử dụng Tránh và hạnchế tối thiểu nhất các chi phí không cần thiết trong quá trình vận chuyển, bảoquản, bốc dỡ, dự trữ hàng hoá.

Xúc tiến thương mại là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội muabán hàng hoá và cung ứng dịch vụ các hoạt động xúc tiến thương mại là: Bánhàng cá nhân; Quảng cáo thương mại; Tổ chức hội chợ triển lãm; quan hệ côngchúng; Xúc tiến bán hàng; Ứng dụng công nghệ thông tin như bán hàng quadiện thoại, internet; Xây dựng, bảo vệ và quảng bá thương hiệu yêu cầu củahoạt động xúc tiến bán hàng đó là linh hoạt, phong phú, đa dạng thì mới có thểthu hút được khách hàng và khách hàng tương lai đến với doanh nghiệp.

Trang 19

1.4 Quản trị vốn, phí, hàng hoá và nhân sự trong hoạt động kinh doanh

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là thể hiện bằng tiền của tài sản cốđịnh và tài sản lưu động của doanh nghiệp quản trị vốn kinh doanh củi doanhnghiệp đòi hỏi phải có chiến lược vàkế hoạch kinh sử dụng vốn hợp lý, cũngnhư bảo đảm huy động vốn kịp thời cho các nhu cầu kinh doanh hàng hoá -dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toànvà phát triển được vốn sau mỗi chu kỳ kinh doanh, chấp nhận các nguyên tắcvà kỷ luật, sử dụng vốn tiết kiệm.

Chi phí kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền của cac chi phívề lao động sốngvà lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạ được kếtquả kinh doanh trong một thời kỳ kinh doanh nhất định (tháng, quý , năm ).Quản lý chi phí kinh doanh là phải có kế hoạch và mục tiêu chi phí, có quyđịnh rõ mức độ quyền hạn của các cấp trong doanh nghiệp đêựơc duyệt chi vàchi phí thế nào là hợp lý, hợp lệ, tiết kiệm Quản trị chi phí kinh doanh là nắmbắt nôi dung của cac khoản chi, nắm bắt được khoản chi, nắm được các nguyêntắc, chế độ chi trả, thanh toán và mức độ (tỷ lệ) của các khoản chi trong doanhthu, lợi nhuận, cũng như các yêu cầu khác như kế hoạch, mục đích, tiết kiệm,hợp lý và hợp lệ, giảm các tổn thất.

Quản trị kinh hàng hoá trong kinh doanh đòi hỏi người quản trị doanhnghiệp và các bộ phận chức năng liên quan đến giao nhận, bốc dỡ, vận chuyển,dự trữ, bảo quản, thu mua, bán hàng phải nắm bắt được tính chất vật lý, hoáhọc của hàng hoá, phải biết cách sắp xếp, bao gói, bảo quản, giữ gìn hàng hoásao cho khỏi đổ vỡ, hư hỏng, biến chất, mất mát.

để dự trữ, bảo vệ, bảo quản đòi hỏi doanh nghiêp phải có cơ sở vật chất kỷthuật tương ứng theo yêu cầu của từng mặt hàng kinh doanh như nhà kho, cácphương tiện để chứa đựng, để bảo quản, bảo vệ hàng hoá, các phương tiệnđóng gói, bao bì, các phương tiện vận chuyển vận chuyển để bốc dỡ hàng hoá,cũng như các cán bộ công nhân kỹ thuật có tay nghề thành thạo để hướng dẫnsử dụng, hướng dẫn vận hành, sữa chữa, thay thế, lắp ráp, lắp đặt, hiệu chỉnh,

Trang 20

tu chỉnh hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng Đặc biệt đối với những loạihàng hoá có hàm lượng kỷ thuật cao và đòi hỏi kỷ thuật bảo quản đặc biệt,những hàng hoá siêu trường, siêu trọng… Ngoài ra người lãnh đạo hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp phải nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và cáchthức mua hàng ưa thích của khách hàng, dich vu khách hàng ưng ý nhất để từđó tranh được tình trạng hàng hoá ứ đọng, hư hỏng trong bảo quản,… Vừa lãngphí của cải vật chất của xã hội vừa không đem lại hiệu quả kinh doanh chodoanh nghiệp Điều này chứng tỏ kinh doanh thương mại là lĩnh vực kinh tế kỹthuật Hoạt động kinh doanh chỉ che lấp mặt kỷ thuật đi mà thôi.

Quản trị nhân sự là quản trị những hoạt động liên quan đến nhân sự như: Việctạo lập, duy trì, sử dụng và phát triển có hiệu quả yếu tố con người nhằm thựchiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp một cách tốt nhất.

Quản trị nhân sự bao gồm: Các quá trình hoạch định, tuyển dụng , tổ chứcsắp xếp, đào tạo và phát triển, đãi ngộ nhân sự và phân quyền, giao quyền, tạodựng êkíp cũng nhưn đánh giá nhân sự

Quản trị nhân sự là quản trị con người, đó là nguồn lực quan trọng nhất vì conngười là có suy nghĩ, có tâm tư, tình cảm, có tài năng, sức khoẻ khác nhauchon nên việc quản trị con người là có nghệ thuật và có tính khoa học cao Vì “mọi quản trị suy cho cùng đều là quản trị con người” cho nên đối với ngườiquản lý doanh nghiệp thì yêu cầu có khả năng trình độ trong tổ chức quản lý làbắt buộc phải có.

Việc sử dụng con người đúng đắn, phù hợp thì doanh nghiệp thành công, cònsử dụng không đúng đắn với năng lực, trình độ chuyên môn, tài năng,… Thìdoanh nghệp sẻ không đạt được những mục tiêu như mong muốn.

1.5 Thực hiện tốt “đạo đức nghề nghiệp kinh doanh” trong hoạt động kinhdoanh

Trong một môi trường kinh tế đầy cạnh tranh như hiện nay ý thức tronggiữ gìn đạo đức kinh doanh ngày càng khẳng định vai trò quan trọng Đạo đứckinh doanh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với văn hoá

Trang 21

xã hội Xuất phát từ những quan niệm về một con người hoàn thiện của triếthọc cũng như những học thuyết của các nhà tư tưởng lớn ở Phương Đông như:Lão Tử; Mạnh Tử, Hật Giáo,… Cho rằng “Là con người phải sống cho vẹntoàn”( Đạo Đức Kinh – Nho Giáo)

Bác hồ đã từng căn dặn: “ Làm người có tài mà không có đức cũng thànhvô dụng…” cho nên bản thân mỗi người kinh doanh, nhất là các nhà kinhdoanh - những người đang trực tiếp nắm giữ vận hội của Đất Nước phải “thựchiện tốt đạo đức kinh doanh” trong hoạt động kinh doanh của mỗi người.

Nền kinh tế càng phát triển thì những hoạt động tham nhũng, tham ô, hốilộ,… Sẻ càng nhiều vì thế để xã hội phát triển phồn vinh hạnh phúc thì nhànước cần khuyến khích việc thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp kinh doanh đốivới mỗi công dân.

“Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh” trong hoạt động kinh doanh là cơ sở chosự phát triển ổn định và bền vững của xã hội và nền kinh tế.

2 Các phương pháp và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh

2.1 Phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty:

Có nhiều phương pháp đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpcũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp song về cơ bản làcó những phương pháp phổ biến sau:

2.1.1 phương pháp so sánh: Là phương pháp được dùng phổ biến nhất hiện

nay bởi vì nó đánh giá khá chính xác kết quả của hoạt động kinh doanh Xácđịnh vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế.

để tiến hành so sánh phải có các điều kiện sau:

- phải có ít nhất hai chỉ tiêu so sánh trở lên.

- Hai chỉ tiêu khi so sánh với nhau phải có cùng một nội dung kinhtế và có cùng một tiêu chuẩn biểu hiện.

Trang 22

2.1.2 phương pháp chi tiết: Phương pháp này dùng để đánh giá chính xác kết

quả đạt được Có thể đánh giá theo bộ phận cấu thành, theo thời gian hoặc theođịa điểm Song có nhược điểm là thời gian lâu dài, số liệu đòi hỏi phải chi tiết.

2.1.3 phương pháp thống kê kinh nghiệm: Là phương pháp đòi hỏi phải có quá

trình nghiên cứu lâu dài, sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau Nó được sử dụngnhiều trong đánh giá hiệu quả của một công đoạn kinh doanh hoặc toàn bộ quátrình kinh doanh trong một thời gian nhất định từ đó cho nhận định về tính khảthi của công việc kinh doanh.

2.1.4 phương pháp tổng hợp: Là tổng hợp của các ưu điểm các phương pháp

trên Nó được sử dụng rộng rãi và được dùng để làm phương pháp đánh giáchính của báo cáo này

Phương pháp này tập trung làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinhdoanh và giải pháp xử lý đối với các nhân tố đó, đồng thời đánh giá hiệu quảkinh doanh bằng các chỉ tiêu đánh giá đơn giản, dễ hiểu Từ đó đưa ra các giảipháp khắc phục cho những thiếu sót trong quá trình kinh doanh.

2.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp

2.2.1 Nhóm chỉ tiêu mua hàng đầu vào( bao gồm cả hàng nhận từ bộ phậnsản xuất và hàng mua của doanh nghiệp khác):

Chỉ tiêu mua vào và nhận từ bộ phận sản xuất được xác định căn cứ vào chỉtiêu bán ra, chỉ tiêu dự trữ hàng hoá cuối kỳ và đầu kì theo công thức sau:M = XKH + DCK – DĐK

2.2.2 Chỉ tiêu dự trữ hàng hoá:

Trang 23

- Chỉ tiêu dự trữ hàng hoá đầu kỳ kế hoạch (DĐK) Khi lập kế hoạch cho nămkế hoạch thì năm báo cáo chưa kết thúc, vì vậy cần phải tính chỉ tiêu dự trữhàng hoá đến đầu kỳ kế hoạch.

m: Mức bán ra bình quân một ngày đêm kỳ kế hoạch ( tấn/ngày) t: Thời gian dự trữ cần thiết ( ngày)

2.2.3 Chỉ tiêu bán ra: Có thể xác định bằng cách tổng hợp toàn bộ khối lượng

và danh điểm hàng hoá bán ra của tất cả các hình thức bán và phương thức bánở các khâu của doanh nghiệp kinh doanh dự kiến cho năm kế hoạch và tổnghợp lại.

Việc xác định chỉ tiêu bán ra đi từ đơn vị cơ sở( quầy hàng, cửa hàng, siêu thị,kho trạm, chi nhánh, công ty,…) cho thấy khả năng của từng đơn vị cũng nhưquy mô kinh doanh của công ty Nếu doanh nghiêp có quy mô nhỏ hoặc vừa thìviệc lập kế hoạch theo cách tổng hợp trực tiếp từ dưới lên là tương đối chínhxác, còn đối với doanh nghiệp lớn, danh điểm mặt hàng nhiều và phạm vi kinhdoanh rộng thì cần lưu ý là việc lập kế hoạch từ dưới lên dễ bị chậm thời gianvà tổng hợp có thể bị bỏ sót hoặc trùng lặp.

- chỉ tiêu bán ra:

Người ta cũng thường dùng phương pháp thống kê kinh nghiệm để xác đinh chỉtiêu bán ra theo công thức sau:

Trang 24

XKH = XB/C( 1± h%)Trong đó:

XKH: Số lượng hàng hoá bán ra kỳ kế hoạch( tấn,…) XB/C: Số lượng hàng hoá bán ra kỳ báo cáo( tấn,…) h% : Hệ số tăng giảm kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo.

- Biểu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá: ( hình vẽ trang bên) - chỉ tiêu cân đối

Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu bán ra, mua vào, dự trữ hàng hoá đầu kỳ, phảitiến hành cân đối theo công thức sau:

D ĐK + M = XKH + DCK

Trong đó:

D ĐK: Dự trữ hàng hoá đầu kỳ kế hoạch( tấn,…)

M : Số lượng hàng hoá mua vào và nhận từ bộ phận sản xuất của công ty( tấn,…)

XKH: Số lượng hàng hoá bán ra kỳ kế hoạch( tấn,…) DCK: Dự trữ hàng hoá cuối kỳ kế hoạch( tấn,…)

Trang 25

bảng 1: bảng biểu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá trong kỳ kinh doanh

Tên doanh nghiệp kinh doanh kế hoạch lưu chuyển hàng hoá năm 200…Đơn vị tính: tấn,…

Mua vào trong kỳ Bán ra trong kỳ

Trong đó

Trong đó

2.2.4 nhóm chỉ tiêu khác:

Là các chỉ tiêu hỗ trợ bổ sung để đánh giá hiệu quả kinh doanh và mức độ rủi

ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hiệu quả kinh tế qua các chỉ số sau :

Lơi nhuận sau thuế Hệ số lợi nhuận trên doanh thu: =

Doanh thu thuần Doanh thu thuần

a Phân tích tình hình cơ cấu tài sản :

TSCĐ & Đầu tư dài hạn  Tỷ suất đầu tư = 100 x

Trang 26

Tổng tài sản

b Phân tích tình hình cơ cấu nguồn vốn :

Nguồn vốn CSH x 100  Tỷ suất tài trợ =

Tổng nguồn vốn

Nợ phải trả x 100  Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn

c Phân tích khả năng thanh toán :

Tổng tài sản  Hệ số thanh toán hiện hành =

Tổng nợ phải trả

Giá trị thuần của TSLĐ  Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn =

Tổng nợ ngắn hạn

Tiền + ĐTNH + Các khoản phải thu Hệ số thanh toán nhanh =

Tổng nợ ngắn hạn

3 các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

a) Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh tế – chính trị: Trình độ phát triển

Kinh Tế - Xã Hội của môi trường kinh doanh; Luật pháp và các chính sáchkinh tế - chính trị của nhà nước; Đặc điểm truyền thống tâm lí tập quán xãhội…

b) Nhóm nhân tố thuộc môi trường sinh thái: Các ràng buộc của xã hội về môi

trường và bảo vệ môi trường; Vấn đề xử lý phế thải của sản xuất và kinh

Trang 27

doanh; Vấn đề xử lý ô nhiễm, bảo vệ cảnh quan và vệ sinh, an sinh bềnvững…

c) Nhóm nhân tố thuộc môi trường hành chính kinh tế: Mô hình tổ chức quản

lý kinh tế và hoạt động kinh doanh của nhà nước; Hoạt động của bộ máyhành chính kinh tế của chính phủ; Các thủ tục hành chính – kinh tế thànhlập, giải thể, sát nhập doanh nghiệp…

d) Nhóm nhân tố thuộc môi trường kinh tế và kinh doanh quốc tế: Thông lệ và

thủ tục kinh doanh quốc tế; Đặc điểm tập quán trong hoạt động kinh doanhquốc tế; các chính sách kinh doanh quốc tế của nhà nước,…

e) Nhóm nhân tố thuộc môi trường văn hoá – xã hội: Dân Tộc - Tôn Giáo;

Quan niệm các giá trị đạo đức của xã hội; phong tục tập quán và đặc điểmtâm lý; dân số và xu hướng biến động của dân số; Thu nhập và phân bổ thunhập của người dân; Việc làm và phát triển việc làm đối với người laođộng

f) Nhóm nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng Kỉ Thuật – Công Nghệ và Điều KiệnTự Nhiên: Bao gồm hệ thống giao thông vận tải; Hệ thống bến cảng nhà

kho, các cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện, nước, khách sạn nhà hàng…Sự biến động của thời tiết , thiên tai, bão lụt hạn hán, dịch bệnh; Sự biếnđộng của các nguồn tài nguyên sẵn có…

g) Nhóm nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp: Bao gồm nguồn

nhân lực; Hệ thống cơ sở vật chất kỷ thuật và mạng lưới kinh doanh; lĩnhvực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh; Hệ thống thông tin; Thị trường vàthị phần của doanh nghiệp, nề nếp văn hoá của tổ chức; Nhãn hiệu vàthương hiệu; Nghiên cứu và phát triển…

h) Nhóm nhân tố thuộc môi trường tác nghiệp: Các đối thủ cạnh tranh hiện

hữu và tiềm ẩn; Khách hàng và xu hướng mua hàng của doanh nghiệp; Cácnhà cung ứng nguồn hàng đầu vào của doanh nghiệp…

Trang 28

Phần II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

I Giới thiệu về CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Tên tiếng Anh: MEDIPLANTEX NATIONAL PHARMACUTICAL JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: 358 đường Giải phóng, Thanh Xuân Thành phố/tỉnh : Hà Nội

Quốc gia: Việt NamMã bưu điện: 2000

Tel: 84-4-6643841/8643367Fax: 84-4-8641584

Website: www.Mediplantex.com.vn

Ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh dược phẩm;

- Kinh doanh mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh và thực phẩm dưỡng sinh, lương thực, thực phẩm;

- Kinh doanh nguyên liệu làm thuốc, dược liệu, tinh dầu, hương liệu, phụ liệu, hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm), chất màu phục vụ cho dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và công nghệ;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;

- Mua bán máy móc, thiết bị y tế; thiết bị bao bì phục vụ cho sản xuất tân dược,thuốc y học cổ truyền, mỹ phẩm, thực phẩm bổ dưỡng;

- Trồng cây dược liệu;- Kinh doanh bất động sản;

- Cho thuê nhà cửa, văn phòng, kho tàng;

- Dịch vụ môi giới đầu tư, môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập khẩu- Kinh doanh vacxin sinh phẩm y tế.

Trang 29

II Đặc điểm của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dược trung ương

MEDIPLANTEX

CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG – MEDIPLANTEX tới nay đãtrải qua 48 năm hình thành và phát triển Trong thời gian đó công ty đã trải quanhiều sự kiện quan trọng, cụ thể:

1 Công ty đựơc thành lập năm 1958 với tên gọi đầu tiên là: CÔNG TYTHUỐC NAM THUỐC BẮC TRUNG ƯƠNG - trực thuộc Bộ Ngoại Thương;là đơn vị kinh doanh, buôn bán các mặt hàng thuốc Nam; thuốc Bắc; Cao ĐơnHoàn Tán; Giống cây trồng; Dược liệu nhằm phục vụ cho công tác phòng vàchữa bệnh, sản xuất, xuất khẩu của Nhà Nước.

2 Từ 1968- 1970: công ty trở thành Cục Dược Liệu - thuộc Bộ Y Tế

3 Đến năm 1971 theo quyết định số 170 ngày 4/1/1971của Bộ Trưởng Bộ YTế công ty đổi tên thành công ty Dược Liệu Cấp I- trực thuộc liên hiệp các xínghiệp Dược Việt Nam (nay là tổng công ty Dược Việt Nam), thuộc Bộ Y Tếđể phù hợp với ngành nghề kinh doanh.

4 Từ năm 1985-12/2004 công ty đổi tên thành CÔNG TY DƯỢC TRUNGƯƠNG - MEDIPLANTEX trực thuộc bộ Y Tế.

Ngày 9/12/2003 Bộ Trưởng Bộ Y Tế ra quyết định số 95( QĐ95/BYT) về việcbổ sung ngành nghề kinh doanh chủ yếu cho công ty Dược trung ươngMEDIPLANTEX, kinh doanh thành phẩm thuốc Tân dược; Dụng cụ y tế thôngthường; Bao bì; Hương liệu; Mĩ liệu để hỗ trợ cho việc phát triển Dược Liệu.Từ sau quyết định này hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mở rộngphong phú và đa dạng Ngoài dược liệu, công ty còn kinh doanh thuốc TânDược và các mặt hàng khác.

5 Từ tháng 12/2004 đến nay công ty cổ phần hoá theo quyết định số 4410/QĐBYT ngày 7/12/2004 của Bộ Trưởng Bộ Y Tế, với tên gọi là: CÔNG TY CỔPHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG – MEDIPLANTEX

Trang 30

Tên giao dịch quốc tế là: Mediplantex National Pharmacutical Joint Stock Company viết tắt là: MEDIPLANTEX - trực thuộc Tổng Công Ty DượcVN.

-2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢCTRUNG ƯƠNG MEDIPLANTEX

Hiện nay, Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex là một đơn vị

độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng ngoại thương ViệtNam, ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, ngân hàng công thương Đông Đa cócon dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định Công ty có chức năng, nhiệmvụ:

- Sản xuất, xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng tân dược, đông dược,dược liệu, tinh dầu, hoá chất, nguyên liệu bao bị cao cấp của ngành dược phẩm,dụng cụ y tế, hương liệu, mỹ phẩm theo kế hoạch.

- Hướng dẫn trồng trọt, thu mua, chế biến dược liệu, phân phối thuốcNam, thuốc Bắc trong toàn quốc.

- Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả Công ty có nhiệm vụ kết hợp kếhoạch Nhà nước giao và kế hoạch của Công ty.

- Tuân thủ các chính sách của Nhà nước.

- Nghiên cứu các biện pháp để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩmtiêu thụ, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế.

Công ty Cổ phần Dược TW Mediplantex có 3 phân xưởng sản xuất riêng biệt,bao gồm:

- Phân xưởng thuốc viên( Nhà Máy Dược Phẩm Số 1 – 358 Giải Phóng)chủ yếu sản xuất các mặt hàng thuốc viên.

- Phân xưởng Đông Dược( Nhà Máy Sản Xuất Thuốc Số 2 – Mĩ Đình,Hà Nội) : Nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất các mặt hàng thuốc Đông Dược.

- Phân xưởng Hoá Dược Nhà Máy Sản Xuất Thuốc Mê Linh – VĩnhPhúc): Chuyên sản xuất các mặt hàng thuốc chống sốt rét.

Trang 31

Thuốc chữa bệnh là mặt hàng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khoẻvà sinh mạng của con người nên quy trình sản xuất có giai đoạn phải đảm bảokhép kín và vô trùng Đặc biệt đối với sản phẩm thuốc viên, đơn vị phải chínhxác đến từng miligam, milimet, phải đảm bảo theo tiêu chuẩn Dược Việt Nam.

Trong 3 phân xưởng sản xuất thì phân xưởng sản xuất thuốc Viên làphân xưởng sản xuất có số lượng sản xuất lớn nhất, còn phân xưởng Đôngdược và Hoá dược công việc sản xuất chưa đều, sản lượng sản xuất còn nhỏ.Mỗi phân xưởng có quy trình công nghệ sản xuất thuốc khác nhau với đặcđiểm riêng và tuân theo tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành Dược Quy trình côngnghệ sản xuất thuốc viên là quy trình sản xuất điển hình, rõ ràng qua từng khâunên ta sẽ đi sâu nghiên cứu về quy trình này Cụ thể:

Thông qua bộ phận nghiên cứu làm thử các mẻ nhỏ, mỗi lần làm thửphải có đầy đủ các thủ tục như: Làm thử xong phải kiểm nghiệm và phải đảm

bảo đầy đủ các tiêu chuẩn được đề ra, sau đó mới sản xuất đại trà Các giaiđoạn sản xuất :

 Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: căn cứ vào lệnh sản xuất, tổ trưởng tổ pha chếcó nhiệm vụ chuẩn bị đầy đủ các thủ tục như phiếu lĩnh vật tư, lĩnh vật tư. Giai đoạn sản xuất: Kỹ thuật viên phải kiểm nghiệm bán thành phẩm, nếu

đạt tiêu chuẩn thì giao cho tổ dập viên, ép vỉ Sau đó chuyển qua tổ đónggói.

 Giai đoạn kiểm nghiệm, nhập kho thành phẩm: Kỹ thuật viên kiểm nghiệmthành phẩm khi thành phẩm đạt tiêu chuẩn có phiếu kiểm nghiệm kèm theothì tiến hành đóng gói.

 Sản phẩm hoàn thành được nhập kho để phục vụ cho công tác tiêu thụ sảnphẩm, có thể bán ngay theo đơn đặt hàng của các Công ty khác…

 Sản lượng sản xuất hàng năm tăng (ĐVT: đồng)

bảng 2: bảng sản lượng sản xuất của các phân xưởng

Phân xưởng Thuốc viên 34.500.000.000 38.000.000.000Phân xưởng Đông Dược 3.000.000.000 2.800.000.000

Trang 32

Phân xưởng Hóa Dược 16.722.000.000 20.000.000.000

3 Cơ cấu vốn và cơ cấu lao động:

3.1 Cơ cấu vốn của công ty:

- Vốn điều lệ: 37 tỷ đồng.

- Vốn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng lực sản xuấtkinh doanh Là doanh nghiệp tuy đã cổ phần hoá nhưng vẫn trực thuộc Tổngcông ty Dược Việt Nam Vốn của công ty được hình thành từ các nguồn sau: Vốn do ngân sách cấp.

Vốn bổ sung từ lợi nhuận giữ lại Vốn vay từ ngân hàng.

Vồn cấp từ Tổng công ty Dược Việt Nam Vốn cổ phần góp từ các cổ đông.

Đầu tháng 4/2005, Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex đã chínhthức ra mắt Tổng số vốn 17 tỷ chia làm 170.000 cổ phiếu, mỗi cổ phiếu mệnhgiá là: 100.000 đồng Trong đó :

+ Nhà nước nắm giữ 28% = 47.600 cổ phiếu = 4.760.000.000 đồng.

+ Phần bán ưu đãi cho công nhân viên chức là 52 cổ phiếu = 5.249.500.000đồng

+ Phần ưu đãi cho vùng trồng và cung cấp nguyên vật liệu 8.791 cổ phiếu =879.100.000 đồng.

+ Cổ phiếu phổ thông bán trong công ty là 37.382 cổ phiếu = 3.738.200.000đồng

+ Phần cổ phiếu phổ thông bán ra ngoài theo hình thức đấu giá là 23.732 cổphiếu Thời gian đấu giá vào ngày 5/01/2006 qua Công ty cổ phân chứng khoánBảo Việt với mệnh giá là 187.000đ/ 1 cổ phiếu.

2.2 cơ cấu lao động của công ty:

- Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân kĩ thuật lành nghề có thể thíchứng nhanh với điều kiện phát triển của công ty.

Trang 33

Bảng 3: NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM

+ Nguồn lao động của công ty liên tục tăng qua các năm

+ Số Dược sĩ đại học và trên đại học rất cao, luôn chiếm trên 20%tổng nhân lực Tính đến năm 2005 con số này là 74/393 (20%) Điều này chothấy công ty có đội ngũ nhân lực có năng lực và trình độ đáp ứng đòi hỏi khắtkhe của ngành kinh doanh đặc biệt này, cũng như đòi hỏi của kinh tế thịtrường.

Theo số liệu mới nhất 6 tháng đầu năm 2006 công ty có 500 cán bộ công nhânviên chức trong đó có 2 giáo sư; 2 tiến sĩ; 150 cán bộ trình độ trên đại học; 12cán bộ trình độ thạc sĩ chuyên khoa cấp 1, cấp 2; trên 100 cán bộ đạt trình độtrung cấp và còn lại là sơ cấp.

Bảng 4: BẢNG BÁO CÁO VỀ SỐ LƯỢNG NHÂN SỰ Ở CÁC PHÒNG BAN

Trang 34

Linh Vĩnh Phúc

Phòng Kế Hoạch Nhập Khẩu VàSản Xuất

- Bên cạnh đó mức lương công ty trả cho nhân viên của mình cũng thoảđáng, tuỳ theo từng vị trí, và khả năng làm việc của từng người sẻ có những chếđộ khen thưởng riêng Mức lương trung bình/đầu người là: 4.000.000 đ/tháng

4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của công ty

 Đại Hội Cổ Đông : Đại hội cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu

quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần Đại hội cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từngloại; Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểmsoát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông của công ty.

+ Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty.

+ Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty, trừ trường hợp điều chỉnhvốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần đượcphép chào bán tại điều lệ của công ty.

+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm

+ Thông qua định hướng phát triển của công ty, quyết định bán số tài sản cógiá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán củacông ty

Trang 35

đại hội cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và các phòng ban chức năng nhằmthay mặt đại hội cổ đông kiểm soát công ty

Hội Đồng Quản Trị: là cơ quan quản lí công ty, có toàn quyền nhân danh

công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của côngty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau: + Quyết định chiến lược phát triển công ty

+ Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từngloại

+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyềnchào bán của từng loại; Quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác + Quyết định phương án đầu tư.

+ Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thôngqua hợp đồng mua bán và cho vay, vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặclớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty hoặc tỉ lệkhác nhỏ hơn được quy định tại điều lệ của công ty

+ Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm, cách chức Giám đốc( Tổng giám đốc) và cánbộ quản lí quan trọng khác của công ty; Quyết định mức lương và lợi ích kháccủa cán bộ quản lí đó.

+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ của công ty, quyết địnhthành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, muacổ phần của doanh nghiệp khác

+ Trình bày báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổđông

+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tứchoặc xử lí các khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh

+ Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Định giá tàisản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi vàng.

Trang 36

+ Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ cho cuộc họp của Đại hộiđồng cổ đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tụchỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định

+ Quyết định mua lại không quá 10% cổ phần đã bán của từng loại + Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty

 Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đôngvề những sai phạm gây thiệt hại cho công ty trong khi thực hiện nhiệm vụ Ban kiểm soát có các quyền và nghĩa vụ sau:

+ Kiểm tra tính hợp lí, hợp pháp trong quản lí, điều hành hoạt động kinhdoanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính

+ Thẩm định báo cáo tài chinh hàng năm của công ty, kiểm tra từng vấn đềcụ thể liên quan đến quản lí, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cầnthiết hoặc theo quyết định của đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông,nhóm cổ đông.

+ Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động;Tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luậnvà kiến nghị lên đại hội đồng cổ đông

+ Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính xác thực, chính xác, trung thựchợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tàichính, và các báo cáo khác của công ty; tính trung thực hợp pháp trong quản lí,điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

+ Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức, quản lí,điều hành hoạt động kinh doanh của công ty

 Lưu ý: Việc kiểm tra không được gây cản trở hoạt động bình thường củaHội đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động kinh doanhhàng ngày của công ty.

Trang 38

ĐẠI HỘICỔĐÔNG

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐCSỐ 1 – HÀ NỘI

NHÀ MÁY DƯỢC PHẨM SỐ 2 MÊLINH - VĨNH PHÚC

XƯỞNG HOÁ DƯỢC- MĨ ĐÌNHHÀ NỘI

PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNHCHÍNH

PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI VỤ

PHÒNG XUẤT KHẨU

PHÒNG NGHIÊN CỨU - PHÁTTRIỂN

PHÒNG ĐẢM BẢO CHẤTLƯỢNG

PHÒNG MARKETTING

PHÒNG KẾ HOẠCH NHẬPKHẨU- SẢN XUẤTPHÒNG KINH DOANH DƯỢC

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

PHÒNG VẬN CHUYỂN VÀ KHOVẬN

: Quyết định từtrên xuống : Hình thức trực tuyến

Trang 39

bảng 5: MÔ HÌNH BỘ MÁY QUẢN LÍ CỦA CÔNG TY

Ban giám đốc của công ty: bao gồm tổng giám đốc; phó tổng giám đốc;

giám đốc của các nhà máy sản xuất xí nghiệp chịu trách nhiệm cho mọi hoạtđộng quản lí hàng ngày của công ty cụ thể:

+ Tổng Giám Đốc( Trực thuộc ban giám đốc): Là người điều hành hoạt

động hàng ngày của công ty và chiu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị vềviệc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

Tổng giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau:

+ Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày củacông ty.

+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của côngty

+ Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lí nội bộ củacông ty

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lí trong công ty,trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cáchchức.

+ Quyết định lương và phụ cấp nếu có đối với người lao động trong côngty, kể cả cán bộ quản lí thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của tổng Giám đốc.

+ Quản lí các phòng: Nhà Máy Dược Phẩm Số 2 Mê Linh Vĩnh Phúc, NhàMáy Dược Phẩm Số 1 358 Giải Phóng Hà Nội, Xưởng Hóa Dược Mĩ Đình -Hà Nội, phòng Tổ Chức Hành Chính, phòng Kế Toán Tài Vụ, phòng XuấtKhẩu, phòng Nghiên Cứu Phát Triển, phòng Đảm Bảo Chất Lượng.

+ Phó Tổng Giám Đốc( trực thuộc ban giám đốc): Là người thừa hành,

thay mặt cho Tổng giám đốc công ty thực hiện một số việc nhất định khi khôngcó mặt Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc có các chức năng và quyền hạn sau:

Trang 40

+ Thực hiện kí kết hợp đồng trong điều kiện cho phép của quyền hạn, ởcông ty Dược Phó tổng giám đốc thực hiện kí kết các hợp đồng liên quan đếnbộ phận mình phụ trách hay các mảng quản lí của mình.

+ Có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ nhân viên trong bộ phậnmình phụ trách cũng như tổ chức lại hệ thống các phòng mà mình quản lí + Không có quyền thay đổi các chức vụ trưởng và các phó phòng có liênquan

+ Quản lí các phòng: Marketing, phòng Kế Hoạch Kinh Doanh Nhập Khẩuvà Sản Xuất, phòng Kinh Doanh Dược Liệu, Hệ Thống Chi Nhánh, phòng VậnChuyển Và Kho Vận

+ Thực hiện thay mặt Tổng giám đốc giám sát các hoạt động sản xuất kinhdoanh của các phòng ban trong công ty.

 Vai trò của các phòng ban trong công ty :

+ Phòng Tổ Chức- Hành Chính: là đơn vị hành chính tổng hợp của công

ty, có chức năng đảm nhiệm các công tác quản lí sản xuất kinh doanh và quảnlí các hoạt động hành chính xã hội Đây là bộ phận có chức năng tham mưugiúp việc cho Ban giám đốc về vấn đề ngoại giao, công tác cán bộ, vấn đề tiềnlương của cán bộ công nhân viên, hành chính chính trị, y tế, giáo dục, bảo vệvà kiểm tra cũng như thực thi các hoạt động chính sách cũng như các văn bảnpháp luật hiện hành.

+ Phòng Kế Toán- Tài Vụ: Là phòng có chức năng tham mưu giúp việc

cho Ban giám đốc quản lí các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán của côngty, với nhiệm vụ sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hợp lí, đúng chế độ, chínhsách, phục vụ cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

+ Phòng Xuất Khẩu: Là phòng tham mưu, tư vấn cho Ban giám đốc các vấn

đề liên quan đến việc xuất khẩu thuốc sang các thị trường như Lào, Mianma,Liên Bang Nga… Đồng thời nghiên cứu tìm kiếm các thị trường mới và là nơigiải quyết các vấn đề liên quan đến việc khiếu nại cho các thị trường xuất khẩu.

Ngày đăng: 27/11/2012, 10:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

bảng 1: bảng biểu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá trong kỳ kinh doanh - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 1 bảng biểu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá trong kỳ kinh doanh (Trang 25)
Bảng 1: bảng biểu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá trong kỳ kinh doanh - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 1 bảng biểu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá trong kỳ kinh doanh (Trang 25)
bảng 2: bảng sản lượng sản xuất của các phân xưởng - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 2 bảng sản lượng sản xuất của các phân xưởng (Trang 31)
Bảng 2: bảng sản lượng sản xuất của các phân xưởng - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 2 bảng sản lượng sản xuất của các phân xưởng (Trang 31)
+ Phần cổ phiếu phổ thông bán ra ngoài theo hình thức đấu giá là 23.732 cổ phiếu. Thời gian đấu giá vào ngày 5/01/2006 qua Công ty cổ phân chứng khoán  Bảo Việt với mệnh giá là 187.000đ/ 1 cổ phiếu. - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
h ần cổ phiếu phổ thông bán ra ngoài theo hình thức đấu giá là 23.732 cổ phiếu. Thời gian đấu giá vào ngày 5/01/2006 qua Công ty cổ phân chứng khoán Bảo Việt với mệnh giá là 187.000đ/ 1 cổ phiếu (Trang 32)
Bảng 3: NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 3 NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUA CÁC NĂM (Trang 32)
bảng 6: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 6 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY (Trang 46)
Bảng 6:  CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 6 CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY (Trang 46)
Bảng 8: BIỂU GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG HÀNG HểA - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 8 BIỂU GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG HÀNG HểA (Trang 48)
bảng 10: BẢNG CƠ CẤU CÁC LOẠI THUỐC THEO NGUỒN GỐC Đơn vị : triệu sản phẩm - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 10 BẢNG CƠ CẤU CÁC LOẠI THUỐC THEO NGUỒN GỐC Đơn vị : triệu sản phẩm (Trang 50)
Bảng 10: BẢNG CƠ CẤU CÁC LOẠI THUỐC THEO NGUỒN GỐC Đơn vị : triệu sản phẩm - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 10 BẢNG CƠ CẤU CÁC LOẠI THUỐC THEO NGUỒN GỐC Đơn vị : triệu sản phẩm (Trang 50)
bảng 11: Quy trình chiết suất hoá dược( nguồ n: phòng đảm bảo chất lượng) - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 11 Quy trình chiết suất hoá dược( nguồ n: phòng đảm bảo chất lượng) (Trang 52)
Bảng 11: Quy trình chiết suất hoá dược( nguồn : phòng đảm bảo chất  lượng) - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 11 Quy trình chiết suất hoá dược( nguồn : phòng đảm bảo chất lượng) (Trang 52)
bảng 12: Quy trình sản xuất rượu thuốc - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 12 Quy trình sản xuất rượu thuốc (Trang 54)
Bảng 12: Quy trình sản xuất rượu thuốc - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 12 Quy trình sản xuất rượu thuốc (Trang 54)
bảng 13: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX THUỐC NANG - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 13 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX THUỐC NANG (Trang 55)
Bảng 13: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX THUỐC NANG - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 13 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SX THUỐC NANG (Trang 55)
bảng 15: CƠ CẤU DOANH THU MUA CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 15 CƠ CẤU DOANH THU MUA CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC (Trang 58)
bảng 16: CƠ CẤU CÁC SẢN PHẨM NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Đơn vị % - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 16 CƠ CẤU CÁC SẢN PHẨM NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Đơn vị % (Trang 58)
Bảng 16: CƠ CẤU CÁC SẢN PHẨM NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Đơn vị % - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 16 CƠ CẤU CÁC SẢN PHẨM NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY Đơn vị % (Trang 58)
Bảng 15: CƠ CẤU DOANH THU MUA CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI CÁC DOANH  NGHIỆP TRONG NƯỚC - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 15 CƠ CẤU DOANH THU MUA CỦA CÔNG TY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC (Trang 58)
bảng 16: mô hình tiêu thụ sản phẩm áp dụng ở công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 16 mô hình tiêu thụ sản phẩm áp dụng ở công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX (Trang 59)
Bảng 16: mô hình tiêu thụ sản phẩm áp dụng ở công ty cổ phần dược trung  ương MEDIPLANTEX - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 16 mô hình tiêu thụ sản phẩm áp dụng ở công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX (Trang 59)
bảng 17:SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐ C( MÔ HÌNH GIẢN ĐƠN Ở TRONG NƯỚC) - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 17 SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐ C( MÔ HÌNH GIẢN ĐƠN Ở TRONG NƯỚC) (Trang 60)
Bảng 17:SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC ( MÔ HÌNH GIẢN ĐƠN Ở  TRONG NƯỚC) - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 17 SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI CUNG ỨNG THUỐC ( MÔ HÌNH GIẢN ĐƠN Ở TRONG NƯỚC) (Trang 60)
bảng 19: Bảng mô tả năng lực cạnh tranh của công ty MEDIPLANTEX so với các công ty dược hàng đầu khác. - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 19 Bảng mô tả năng lực cạnh tranh của công ty MEDIPLANTEX so với các công ty dược hàng đầu khác (Trang 62)
Bảng 19: Bảng mô tả năng lực cạnh tranh của công ty MEDIPLANTEX so với  các công ty dược hàng đầu khác. - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 19 Bảng mô tả năng lực cạnh tranh của công ty MEDIPLANTEX so với các công ty dược hàng đầu khác (Trang 62)
Bảng 20: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây: - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 20 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây: (Trang 64)
Bảng 20: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm  gần đây: - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 20 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây: (Trang 64)
bảng 21: Bảng cân đối kế toá n: - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
bảng 21 Bảng cân đối kế toá n: (Trang 65)
Bảng 21: Bảng cân đối kế toán : - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 21 Bảng cân đối kế toán : (Trang 65)
1. TSCĐ hữu hình 11.879.081.799 16.756.530.482 4.877.448.683 41,06      Nguyên giá24.901.772.37631.686.093.6416.784.321.26527,24      Giá trị HMLK13.022.690.57714.929.563.1591.906.872.58214,64 TỔNG TÀI SẢN223.193.239.234 269.415.653.42646.222.414.19220,71 - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
1. TSCĐ hữu hình 11.879.081.799 16.756.530.482 4.877.448.683 41,06 Nguyên giá24.901.772.37631.686.093.6416.784.321.26527,24 Giá trị HMLK13.022.690.57714.929.563.1591.906.872.58214,64 TỔNG TÀI SẢN223.193.239.234 269.415.653.42646.222.414.19220,71 (Trang 66)
hình thành TSCĐ 320.191.469 320.191.469 - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
hình th ành TSCĐ 320.191.469 320.191.469 (Trang 67)
Bảng 27: biểu so sánh hệ số nợ - Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần dược trung ương MEDIPLANTEX
Bảng 27 biểu so sánh hệ số nợ (Trang 71)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w