Công tác xã hội là một ngành nghề với sứ mệnh giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong cộng đồng nhằm giúp họ vượt qua những nan đề của bản thân, hòa nhập cộng đồng và có cuộc sống tốt hơn. Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc những căn bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, bạo lực học đường… Chính vì vậy, hoạt động công tác xã hội diện hiện khắp nơi, ở bất kỳ đâu có những người cần giúp đỡ, ở đó có sự tham gia của nhân viên công tác xã hội. Công tác xã hội ngày càng cho thấy được vai trò quan trọng của mình, đặc biệt là trong các bệnh vệnh, cơ sở chăm sóc sức khoẻ. Tại Việt nam, hoạt động CTXH trong bệnh viện mới được thừa nhận chính thức vào năm 2011 thông qua quyết định số 2514 QĐ – BYT do Bộ y tế ban hành ngày 1752011 về việc phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH trong ngành y tế giai đoạn 2011 – 2020. Sự non trẻ đó khiến cho nhiều hoạt động CTXH có tính chất chuyên nghiệp chưa được triển khai trong thực tiễn. Thay vào đó, nhiều bệnh viện chú trọng hơn đến hoạt động CTXH có tính chất giản đơn như chỉ đường, hỗ trợ dinh dưỡng, trao quà nhằm mục đích giảm bớt khó khăn cho người bệnh và người nhà trong quá trình điều trị nội trú Lê Thị Hoàng Liễu, 2016 Dựa trên thực tiễn hoạt động CTXH trong bệnh viện hiện nay tại Việt Nam, cũng như vai trò của NVCTXH ngày càng được nâng cao trong xã hội đã thôi thúc tác giả thực hiện đề tài : Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện ( nghiên cứu trường hợp tại Phòng khám đa khoa 182 Lương Thế Vinh – Thanh Xuân – Hà Nội). Nội dung của đề tài tập trung vào việc phân tích các vai trò chủ đạo của Nhân viên công tác xã hội tại đây, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhân viên công tác xã hội tại phòng khám. Từ đó, tác giả đề xuất những khuyến nghị về giải pháp nâng cao vai trò của NVCTXH tại đây.