1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean

27 1.7K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong điều kiện hiện nay, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh m

Trang 1

Lời mở đầu

Trong điều kiện hiện nay, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thếgiới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mangtính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hìnhthành, tồn tại và phát triển của các liên kết kinh tế thương mại trong phạm vikhu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỉ quađã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan hệkinh tế thương mại quốc tế Tình hình này làm cho các quốc gia không thể chỉbó hẹp hoạt động kinh tế thương mại trong phạm vi quốc gia mà phải thamgia vào các hoạt động kinh tế thương mại trong khu vực hoặc toàn cầu nhằmtận dụng lợi thế so sánh của mình Trong xu hướng toàn cầu hóa, ngày8/8/1967, ngoại trưởng của 5 quốc gia Đông Nam Á là Malaisia, Indonesia,Thái Lan, Philippin và Singapore đã ra tuyên bố thành lập Asean Ngày28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Átại hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lầnthứ 28 tại Brunây mở ra triển vọng mới cho xuất khẩu của Việt Nam vào khuvực mậu dịch tự do Asean (Afta) Nhìn chung, cơ cấu hàng xuất khẩu củaViệt Nam tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN khácnhư Thái lan, Philíppin với thế mạnh là hàng nông sản Nhìn vào cơ cấuxuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2006, có thể thấy hai mặt hàngxuất khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọngxung quanh mức 40% - năm 2005 lên tới trên 46,6%), sau đó là gạo (chiếm tỷtrọng trên 10%) Các nước nhập khẩu gạo lớn trong ASEAN như Inđônêxia,Philipin, Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiệnnhiều biện pháp phi quan thuế để quản lý mặt hàng này Các nước này đều đểmặt hàng gạo trong danh mục hàng nhạy cảm (SL), và việc nhập khẩu thườngdo cơ quan nhà nước quyết định dựa trên sản lượng sản xuất trong nước.Trong bản đề án này, em sẽ trình bày một số khái niệm cơ bản, tác động vànhững biện pháp được sử dụng trong buôn bán quốc tế, về khu vực mậu dịchtự do Asean và xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực thương mại quantrọng này Nội dung của đề án gồm những phần cơ bản như sau:

Chương I: Lí thuyết chung về thương mại quốc tế và các hàng ràothuế quan

1.1 Thương mại quốc tế và lợi ích của thương mại quốc tế:

1.1.1 Các khái niệm về thương mại quốc tế, đặc trưng và đối tượng nghiêncứu

1.1.2 Lợi ích của thương mại quốc tế Vai trò của thương mại quốc tế vàphát triển kinh tế.

1.2 Các hàng rào thương mại

1.2.1 Thuế quan và vai trò của thuế quan:

1.2.2 Các hàng rào thương mại phi thuế quan:

Trang 2

Chương II: Xuất khẩu gạo khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dịchtự do Asean:

2.1 Khái quát về Khu vực mậu dịch tự do Asean và hội nhập của ViệtNam:

2.1.1 Giới thiệu về Afta:

2.1.2 Quá trình tham gia và lịch trình giảm thuế của Việt Nam

2.2 Lộ trình hội nhập Cept –Afta của hàng nông sản Việt Nam:

2.2.1 Khó khăn2.2.2 Thuận lợi

Chương III: Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của ViệtNam vào khu vực mậu dịch tự do Asean:

3.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam vào khu vực Asean:3.2 Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam

Trang 3

Chương I: Lí thuyết chung về thương mại quốc tế và các hàng rào thuế quan

1.1 Thương mại quốc tế và lợi ích của thương mại quốc tế:

1.1.1 Các khái niệm về thương mại quốc tế, đặc trưng và đối tượngnghiên cứu

Thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới hiện nay đãcho thấy rõ xu hướng tự do hóa thương mại và vai trò của thương mại quốc tếđối với tăng trưởng kinh tế của các nước Thương mại quốc tế đã trở thànhmột lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân cônglao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.

Thương mại quốc tế ngày nay đã không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần làbuôn bán mà thể hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia vào phân cônglao động quốc tế Vì vậy thương mại quốc tế được coi như là một tiền đề, mộtnhân tố để phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưusự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế.

Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nướcthông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận Trao đổi hàng hóa,dịch vụ là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sựphụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụriêng biệt của các quốc gia.

Thương mại quốc tế vừa được coi là một quá trình kinh tế lại vừa đượccoi là một ngành kinh tế Với tư cách là một quá trình kinh tế, thương mạiquốc tế được hiểu là một quá trình bắt đầu từ khâu điều tra nghiên cứu thịtrường cho đến khâu sản xuất kinh doanh, phân phối, lưu thông –tiêu dùng vàcuối cùng lại tiếp tục tái diễn lại với qui mô và tốc độ lớn hơn Còn với tưcách là một ngành kinh tế thì thương mại quốc tế là một lĩnh vực chuyên mônhóa, có tổ chức, có phân công và hợp tác, có cơ sở vật chất kĩ thuật, lao động,vốn, vật tư, hàng hóa là hoạt động chuyên mua bán, trao đổi hàng hóa dịchvụ với nước ngoài nhằm mục đích kinh tế.

Thương mại quốc tế bên cạnh việc khai thác mọi lợi thế tuyệt đối của đấtnước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế thì cũng cầnphải tính đến lợi thế tương đối có thể được Có nghĩa là phải luôn tính toángiữa cái có thể thu được với cái phải trả khi tham gia vào thương mại quốc tếđể có biện pháp chính sách thích hợp So với buôn bán trong nước thì thươngmại quốc tế có những đặc trưng riêng.

Quan hệ buôn bán trong nước là những quan hệ giữa những người thamgia vào quá trình sản xuất và lưu thông trên cơ sở phân công lao động vàchuyên môn hóa trong nước trong khi đó thương mại quốc tế thể hiện sự phâncông lao động và chuyên môn quốc tế ở trình độ kĩ thuật cao hơn và qui môlớn Nó được phát triển trong môi trường hoàn toàn khác so với quan hệ buônbán trong nước.

Trang 4

Thương mại quốc tế là quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể của cácnước khác nhau, các chủ thể có quốc tịch khác nhau Vì vậy liên quan đếnthương mại quốc tế là liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác nhau giữa cácnước Điều này làm cho thương mại quốc tế phức tạp hơn rất nhiều so với cácquan hệ buôn bán trong nước.

Thị trường quốc tế và thị trường dân tộc là những phạm trù kinh tế khácnhau Vì vậy, các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể trong kinh doanhthương mại quốc tế mang tính chất kinh tế xã hội hết sức phức tạp Quan hệthương mại quốc tế diễn ra giữa các chủ thể kinh tế của các nước khác nhaunên quan hệ này chịu sự điều tiết của các hệ thống luật pháp của các nướckhác nhau, ngoài ra trong thương mại quốc tế còn thường xuyên sử dụng cácluật, điều ước, công ước, qui tắc, thông lệ mang tính chất quốc tế nên hệthống luật điều chỉnh trong thương mại quốc tế phức tạp hơn nhiều so vớibuôn bán trong nước Ngoài việc phải hiểu rõ và nắm bắt kịp thời những thayđổi của luật và chính sách quốc gia thì các nhà kinh doanh thương mại quốc tếcũng cần nắm rõ những vấn đề này của các nước khác, đặc biệt là phải hiểu rõnhững qui định cụ thể của nước đối tác về mặt hàng, lĩnh vực mà minh kinhdoanh cũng như hiểu và sử dụng tốt những qui định mang tính chất quốc tế.

Cũng giống như luật pháp, mỗi quốc gia cũng có đồng tiền riêng củaquốc gia mình Trong quan hệ thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh phảiquan tâm đến không chỉ một đồng tiền của quốc gia mình mà cần nắm rõ tìnhhình thị trường tiền tệ, chính sách tiền tệ của các nước khác để lựa chọn sửdụng một đồng tiền thanh toán hợp lí nhất vì đồng tiền thanh toán trongthương mại quốc tế là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên tham gia.

Trong thương mại quốc tế hàng hóa, dịch vụ được di chuyển qua biêngiới quốc gia Vì vậy, quan hệ thương mại quốc tế phụ thuộc nhiều vào chínhsách thương mại quốc tế của các nước, đặc biệt là việc quản lí thương mạiquốc tế thông qua các công cụ chính sách như thuế, hạn ngạch và các công cụphi thuế quan khác của các nước Chính phủ các nước có thể sử dụng cáchàng rào để ngăn ngừa hay điều tiết luồng hàng hóa nhập khẩu để bảo hộ chocác doanh nghiệp nội địa hoặc cũng có thể sử dụng các công cụ khác nhaunhư trợ cấp để giúp các doanh nghiệp nội địa tăng khả năng cạnh tranh trênthị trường Ngoài ra, do phải vận chuyển qua biên giới quốc gia với khoảngcách tương đối xa nên quá trình giao nhận vận chuyển cũng trở nên phức tạphơn rất nhiều, đòi hỏi thêm nhiều hoạt động kèm theo như làm các thủ tụcthông quan, vận chuyển thường thông qua các hãng vận tải, mua bảo hiểmcho hàng hóa

Đặc biệt là đối với những hàng hóa, dịch vụ tham gia vào thương mạiquốc tế thì phải phù hợp với những qui định của các nước về chính sách mặthàng và loại hàng hóa dịch vụ mà thế giới chấp nhận Vì vậy đối với hàng hóavà dịch vụ tham gia vào thương mại quốc tế thường phải đạt được một số tiêuchuẩn nhất định hay nói cách khác là phải được tiêu chuẩn hóa Những tiêu

Trang 5

chuẩn này có thể là tiêu chuẩn của quốc gia, có thể là tiêu chuẩn của khu vựccũng có thể là những tiêu chuẩn quốc tế.

Nói chung thì so với thương mại trong nước, thương mại quốc tế cónhững nét đặc trưng riêng Chính những nét đặc trưng này làm thương mạiquốc tế trở nên phức tạp hơn rất nhiều, điều này đòi hỏi doanh nghiệp thamgia vào quan hệ thương mại quốc tế phải có cái nhìn tổng quát đồng thời phảihiểu rõ được bản chất của các quan hệ thương mại quốc tế chứ không thể nghĩmột cách đơn giản cứ buôn bán trong nước được thì cũng có thể buôn bán vớinước ngoài được.

1.1.2 Lợi ích của thương mại quốc tế Vai trò của thương mại quốc tế vàphát triển kinh tế.

Không thể phủ nhận vai trò cần thiết của thương mại quốc tế đối với pháttriển kinh tế của các nước hiện nay Có thể nói rằng thương mại quốc tế có ýnghĩa sống còn đối với các nước tham gia vì nó cho phép các quốc gia tiêudùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn và chủng loại phong phú hơn mứccó thể tiêu dùng với ranh giới của đường giới hạn khả năng sản xuất trongđiều kiện đóng cửa nền kinh tế của nước đó Hay nói cách khác, thương mạiquốc tế giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước Bên cạnh đó, nó cũngcho phép các quốc gia thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế, cơ cấu vật chất củasản phẩm theo hướng phù hợp với đặc điểm sản suất của mình hơn Cụ thể:

Thương mại quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước pháttriển Thương mại quốc tế là lĩnh vực trao đổi, phân phối lưu thông hàng hóa,dịch vụ với nước ngoài, nối sản xuất và tiêu dùng của nước ta với nước ngoài.Mà trong quá trình tái sản xuất mở rộng thì khâu phân phối và lưu thông nàyđược coi là khâu quan trọng, khâu có vai trò quyết đinh tới tiến trình sản xuất.Sản xuất có phát triển được hay không, phát triển như thế nào phụ thuộc rấtnhiều vào khâu này Chính vì vậy có thể khẳng định thương mại quốc tế tácđộng trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất.

Tất cả các nước đều có quan hệ thương mại với phần còn lại của thế giới.Trao đổi hàng hóa là tiền đề cho sự phát triển của loài người Nhờ có trao đổihàng hóa, phân công lao động mới có thể phát triển Ngược lại, phân công laođộng phát triển cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nềnkinh tế hàng hóa Khi phân công lao động vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia,thì thương mại quốc tế là chất xúc tác và cũng là động lực thúc đẩy sự pháttriển của phân công lao động quốc tế, và nền kinh tế hàng hóa toàn cầu.

Trong xã hội nguyên thủy, con người tự sản xuất ra mọi vật phẩm để đápứng nhu sống tối thiểu của con người Cùng với sự phát triển của xã hội loàingười là sự phát triển của quá trình phân công lao động Con người sinh racùng với quá trình sống và rèn luyện bản thân thông qua học tập và tích lũykinh nghiệm đã hình thành nên những kĩ năng lao động khác nhau phù hợpvới khả năng của mỗi người Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và phâncông lao động có vai trò lịch sử quan trọng đối với sự phát triển của loài

Trang 6

người Thông qua phân công lao động và trao đổi hàng hóa, con người có khảnăng nâng cao năng suất lao động bằng cách chuyên môn hóa vào sản xuấtnhững hàng hóa và dịch vụ mình có khả năng sản xuất được tốt nhất sau đótrao đổi với các nhà sản xuất khác để đổi lấy tất cả những hàng hóa cần thiết.

Theo Adam Smith, phân công lao động không chỉ có ý nghĩa đối vớinâng cao năng suất lao động trong phạm vi một quốc gia, mà các nước thamgia vào phân công lao động quốc tế và tiến hành trao đổi hàng hóa quốc tếcũng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia vào thương mại quốc tế.

Theo lí thuyết thương mại cổ điển thì tất cả các nước, không phân biệtqui mô, tư tưởng chính trị, trình độ phát triển đều có thể có lợi khi tham giavào thương mại quốc tế Thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả cácquốc gia và mở rộng khả năng tiêu dùng của các quốc gia với những nguồnlực sẵn có thông qua việc trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới và xuấtkhẩu được hàng hóa với mức giá cao hơn tương đối so với giá của thị trườngtrong nước và nhập khẩu hàng hóa với mức giá thấp hơn tương đối so với giácủa thị trường trong nứoc Như vậy, thương mại quốc tế có thể nâng cao tổngsản lượng quốc dân của một nước và mở rộng khả năng tiêu dùng của nướcđó.

Các nhà kinh tế cũng cho rằng thương mại quốc tế giúp các nước nghèonâng cao tốc độ tăng trưởng và giảm nghèo, tạo cơ hội cho các nước nghèotiếp cận nguồn vốn của các nước giàu thông qua trao đổi các yếu tố sản xuấtgiữa các nước.

Thương mại quốc tế còn giúp cân bằng các yếu tố sản xuất, phân phốithu nhập giữa các yếu tố sản xuất ở nước nghèo sẽ bị điều chỉnh phù hợp vớiphân phối thu nhập ở các nước giàu Phân phối thu nhập cho sức lao động sẽtăng lên ở các nước nghèo và thu nhập của các nước nghèo, thừa lao động, sẽtăng dần lên hội tụ với thu nhập của các nước giàu, thiếu lao động vì vậy phânphối thu nhập sẽ trở nên cân bằng hơn, giúp giảm nghèo cho một bộ phận lớnlao động ở các nước nghèo.

Thương mại quốc tế giúp các nước đạt mục tiêu tăng trưởng thông quakhuyến khích lợi ích kinh tế trực tiếp Các ngành kịnh tế có lợi thế so sánh vớicác nước khác nhờ vào năng suất lao động vượt trội hoặc nhờ vào việc sửdụng nhiều các yếu tố sản xuất có sẵn trong nước sẽ nhận được các phầnthưởng kinh tế do hàng hóa hoặc dịch vụ của các ngành này sẽ được thịtrường thế giới trả giá cao hơn thị trường trong nước

Để thu được lợi ích tối đa từ thương mại quốc tế, các nước không nêncan thiệp làm bóp méo giá cả thị trường Thương mại tự do sẽ giúp các nướcthúc đẩy tăng trưởng và phát triển.

1.2 Các hàng rào thương mại

1.2.1 Thuế quan và vai trò của thuế quan:

Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ mua bán và vận động qua“biên giới hải quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan” Thuế quan

Trang 7

có thể đánh vào hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, hàng quá cảnh Thuế quan cóđặc trưng cơ bản sau:

Thuế quan là một loại hàng rào thương mại, gắn với “biên giới hải quan”của quốc gia hay vùng lãnh thổ “Biên giới hải quan” là một khái niệm thểhiện chủ quyền kiểm soát hàng hóa, dịch vụ của các chính phủ và do đó bấtkì một hàng hóa, dịch vụ nào cũng phải làm thủ tục hải quan khi qua “biêngiới” này.

Thuế quan được thể hiện ở biểu thuế quan Biểu thuế quan khá phức tạpvới hàng ngàn khoản mục riêng biệt và cách áp dụng khác nhau Tùy theophương pháp đánh thuế mà biểu thuế quan có thể thể hiện bằng số tiền tuyệtđối, tỉ lệ phần trăm hay kết hợp.

Thuế quan có thể được áp đặt bởi nước xuất khẩu, nước nhập khẩu Nếucác quốc gia và vùng lãnh thổ không có các hiệp định chống đánh thuế hai lầnthì nhiều hàng hóa, dịch vụ có thể bị đánh thuế trùng lắp trong quá trình muabán.

Thuế quan trên thế giới có xu hướng hài hòa hóa do tự do hóa thươngmại và toàn cầu hóa kinh tế.

Phương pháp đánh thuế quan

Hiện nay có 3 phương pháp đánh thuế quan cơ bản: thuế quan theo giátrị hàng hóa, thuế quan tuyệt đối và thuế quan hỗn hợp.

Thuế theo giá trị hàng hóa (ad valorem): Thuế quan theo giá trị hàng hóađược tính bằng tỉ lệ % so với giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu Thuế quan theogiá trị hàng hóa được sử dụng phổ biến ở các nước hiện nay Ưu điểm củaphương pháp đánh thuế này là gắn với giá trị hàng hóa nhập khẩu của doanhnghiệp, không bị xói mòn bởi lạm phát, thuế suất dễ điều chỉnh nên mang tínhlinh hoạt, dễ hài hòa khi tham gia các liên kết kinh tế.

Thuế cố định (fixed payment): Thuế quan tuyệt đối là thu một khoản tiềncố định trên một đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu Thuế quan tuyệt đối chiếmvào khoảng 1/3 biểu thuế quan của Mĩ và hầu như toàn bộ biểu thuế quan củaThụy Sĩ Thuế quan tuyệt đối có ưu điểm dễ áp dụng hơn và ngăn chặn đượclàm hóa đơn giả, gian lận thuế tuy nhiên dễ bị xói mòn bởi lạm phát.

Thuế hỗn hợp (Compound): Thuế hỗn hợp vừa tính theo tỉ lệ % so vớigiá trị hàng hóa, dịch vụ vừa thu một hoàn tiền tuyệt đối trên một đơn vị hànghóa xuất nhập khẩu.

Các loại thuế quan và vai trò của các loại thuế quan

Tùy thuộc vào mục đích đánh thuế quan, hoạt động kinh doanh, loạihàng hóa dịch vụ và trong từng điều kiện cụ thể về thị trường và quan hệthương mại mà các loại thuế quan khác nhau được áp đặt với vai trò khácnhau.

Thuế quan xuất khẩu và vai trò của thuế xuất khẩu

Thuế quan xuất khẩu áp đặt vào hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của quốcgia hay vùng lãnh thổ Thuế quan xuất khẩu có thể đánh vào thành phẩm hay

Trang 8

đầu vào xuất khẩu (Nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm) Thuế quan xuấtkhẩu có vai trò:

Bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm trong nước, bảo vệ môi trường sống.Hướng dẫn đầu tư sản xuất và xuất khẩu

Điều tiết giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhằm hạn chế tiêu cực docạnh tranh bán của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bảo vệ lợi ích của người sản xuất trong nước.Tăng thu cho ngân sách Nhà nước

Thuế quan nhập khẩu và vai trò của thuế quan nhập khẩu

Thuế quan nhập khẩu đánh vào các hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vào mộtquốc gia hay vùng lãnh thổ Thuế quan nhập khẩu có thể đánh vào thànhphẩm hoặc đầu vào nhập khẩu (Nguyên vật liệu và bán thành phẩm) Thuếquan nhập khẩu có vai trò:

Bảo hộ sản xuất trong nước

Hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhânTăng thu cho ngân sách Nhà nước

Kích thích đầu tư sản xuất trong nước, đặc biệt là sản xuất thay thế nhập khẩuCông cụ gia tăng sức mạnh thương lượng với các đối tác.

Các loại thuế quan khác và vai trò của chúng:

Thuế quan chống bán phá giá: Thuế chống bán phá giá được áp đặt

vào những hàng hóa nhập khẩu được xác định là bán phá giá hoặc sẽ bán phágiá Một hàng hóa sẽ bị coi là bán phá giá nếu bán “thấp hơn giá trị thôngthường của hàng hóa đó” Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá củahàng hóa nhập khẩu (giá mua hoặc giá bán của nhà xuất khẩu) thấp hơn giábán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc thấp hơn giá thành sản xuất Thuếquan chống bán phá giá sẽ được áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu khi có đơnkiện và điều tra của cơ quan chính phủ nước nhập khẩu kết luận là có bán phágiá.

Thuế quan đối kháng: Thuế quan đối kháng là loại thuế được áp dụng

nếu hàng hóa nhập khẩu bị xác định là đã được chính phủ của nước xuất khẩutrợ cấp trái với qui định của WTO Thuế quan đối kháng qui định một khoảnbồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào phần trợ giá của hànghóa nước ngoài nhập khẩu mà việc bán hàng hóa đó ở nước nhập khẩu gâythiệt hại cho nhà sản xuất hàng hóa giống hoặc tương tự hàng hóa nhập khẩu.Trong hầu hết các trường hợp, phần trợ giá hàng nhập khẩu phải bù lại dochính phủ nước ngoài trả.

Thuế quan hạn ngạch: Thuế quan hạn ngạch là thuế đánh vào hàng hóa

nhập khẩu vượt hạn ngạch vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ Số lượnghàng hóa trong hạn ngạch nhập khẩu được hưởng thuế quan thấp, ngoài hạnngạch càng cao thuế càng cao Thông thường, thuế quan hạn ngạch được thựchiện theo thuế tuyệt đối và khi đó thuế hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch sẽtrở thành thuế quan hỗn hợp Phần thuế quan tuyệt đối nếu tính theo giá trịhàng hóa sẽ rất cao Một số quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng thuế quan hạn

Trang 9

ngạch như một hàng rào thương mại kĩ thuật hiệu quả để ngăn cản hàng hóanhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước và tăng tính cạnh tranh cho nhữnghàng hóa sản xuất có chi phí cao trong cùng một liên kết kinh tế.

Thuế quan ưu đãi: Thuế quan ưu đãi là thuế quan giành cho hàng hóa

nhập khẩu từ một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ Thuế quan ưu đãi thấp hơncả thuế quan MFN Vai trò của thuế quan ưu đãi trước hết là khuyến khíchcác quốc gia tham gia các liên kết kinh tế quốc tế ở cấp độ cao, thúc đẩy cácquốc gia đàm phán và kí kết các hiệp định thương mại song phương, từ đóthúc đẩy thương mại quốc tế và đầu tư.

1.2.2 Các hàng rào thương mại phi thuế quan:

Các hàng rào định lượng

Cấm nhập khẩu: Là hàng rào phi thuế quan được áp đặt lên một số

hàng hóa, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian xác định Cấm nhậpkhẩu thường áp đặt chủ yếu cho hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh, quốcphòng, các chất độc hại, sản phẩm văn hóa gây tác hại cho đạo đức, xã hội.Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển, để bảo hộ cho một số ngànhcông nghiệp trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ, hàng ràothương mại quốc tế cấm nhập khẩu vẫn dùng khá phổ biển.

Vai trò của hàng rào cấm nhập khẩu là để bảo hộ, tạo điều kiện cho cácngành sản xuất trong nước phát triển, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ lợi íchquốc gia và lơị ích của cộng đồng dân cư trong nước nhập khẩu Hàng ràocấm nhập khẩu cần phải sử dụng kết hợp với công cụ chính sách khác, kể cảchính sách thương mại nội địa mới có thể phát huy vai trò kích thích sản xuấttrong nước phát triển Nếu không, hàng rào cấm nhập khẩu sẽ có tác dụngngược lại tạo ra độc quyền, lãng phí nguồn lực xã hội và làm giảm năng lựccạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước.

Tác động kinh tế của cấm nhập khẩu đối với các nước xuất khẩu là hànghóa, dịch vụ không thâm nhập được vào thị trường, sản lượng sẽ giảm và ảnhhưởng đến việc làm Người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phảicắt giảm tiêu dùng và chịu giá cả cao hơn Người sản xuất sẽ đẩy sản lượnglớn đến điểm cân bằng nội địa và được hưởng lợi do tăng sản lượng và giá cảcao hơn Thiệt hại của người tiêu dùng một phần thuộc về người sản xuất vàmột phần là thiệt hại ròng của xã hội do nguồn lực bị sử dụng không hiệu quảđể sản xuất ra hàng hóa thay thế nhập khẩu.

Hạn ngạch nhập khẩu (Import quota)

Hạn ngạch nhập khẩu là lượng hàng hóa được phép nhập khẩu vào mộtquốc gia hay vùng lãnh thổ trong một thời kì nhất định Hạn ngạch nhập khẩulà hàng rào thương mại phi thuế quan đơn giản nhất Cơ chế tác động của hạnngạch cũng có thể so sánh với tác động của thuế quan Hạn ngạch tác động vềmặt lượng còn thuế quan tác động thông qua giá

Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu

Trang 10

Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng rào định lượng do chính phủsử dụng đối với một số hàng hóa khi xuất hoặc nhập khẩu vào một thị trườngxác định Có thể áp đặt cho các doanh nghiệp xuất hoặc nhập khẩu Cấp phépcó thể theo thời kì hoặc cho từng số lượng hàng hóa nhất định Cấp phép xuấthoặc nhập khẩu có thể tự động hoặc ``không tùy vào điều kiện thương mại cụthể giữa hai quốc gia Mục đích là quản lí những mặt hàng ảnh hưởng đến anninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên

Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

Là hàng rào phi thuế quan mà các quốc gia xuất khẩu thỏa thuận hạn chếxuất khẩu một số loại hàng hóa cụ thể sang một số thị trường cụ thể Hạn chếxuất khẩu tự nguyện có thể là chính thức hoặc không chính thức Hạn ngạchcủa hạn chế xuất khẩu tự nguyện không nghiêm ngặt, mang tính linh hoạt.Tùy sự biến động của cung cầu về hàng hóa trên thị trường cụ thể, các thànhviên tham gia hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể thắt chặt hay nới lỏng hạnngạch.

Tác động kinh tế của hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng tương tự nhưhạn ngạch nhập khẩu nhưng có ba sự khác biệt lớn là tiến thuê hạn ngạch dohạn chế xuất khẩu tự nguyện hoàn toàn thuộc về dân cư của nước xuất khẩu.Có nghĩa là nước nhập khẩu bị thiệt Thứ hai, ảnh hưởng cân bằng tổng quanở chỗ nước nhập khẩu phải thanh toán ở mức giá nội địa đầy đủ mà không ởmức giá thế giới cho các hàng hóa nhập khẩu Thứ ba, hạn chế xuất khẩu tựnguyện mang tính phân biệt đối xử nên chỉ áp dụng cho các nước cung ứngsản phẩm với chi phí thấp nhất Hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng có thểbuộc các nhà nhập khẩu phải chấp nhận nhập khẩu của nước có chi phí caohơn và phân phối không hiệu quả các nguồn lực của thế giới

Các hàng rào liên quan đến giá và quản lí giá

Phương thức định giá hải quan: Phương thức định giá hải quan là hàng

rào phi thuế quan kĩ thuật dễ nhận thấy nhất Nếu thực hiện tính thuế theo giátrị hàng hóa, bằng cách định giá hàng nhập khẩu ở mức giá cao hơn, nhânviên hải quan tăng tiền thuế phải trả Sử dụng phương thức định giá hải quannhư là một hàng rào thương mại chỉ làm tăng chi phí nhậu khẩu tương tự nhưthuế quan nhưng không làm tăng thu nhập cho chính phủ của nước nhập khẩu.

Qui định giá bán tối đa trong nước: Để cản trở một số loại hàng hóa

nhập khẩu, công cụ qui định giá bán tối đa trong nước có thể được sử dụngbằng cách qui định giá bán tối đa cao, người tiêu dùng phải chịu chi phí bổsung tối đa trong nước thấp, người nhập khẩu sẽ không đạt được lợi nhuậnmong muốn nên cắt giảm sản lượng nhập khẩu Áp dụng cho các hàng hóatiêu dùng hoặc đầu vào thay thế nhập khẩu.

Phụ thu và phí: Khi tham gia các liên kết kinh tế quốc tế hoặc thực hiện

các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương, các hàng rào địnhlượng không được sử dụng, thuế quan phải cắt giảm theo phụ thu và các loạiphí được sử dụng Phụ thu là một khoản thu theo tỉ lệ % so với giá trị hàng

Trang 11

hóa hay một số tiền tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa áp đặt lên hàng hóaxuất khẩu hoặc nhập khẩu

Thuế nội địa: không phân biệt hàng hóa nhập khẩu và sản xuất trong

nước Tuy nhiên đối với một số hàng hóa có thể đề ra các loại thuế khác nhauvới mức thuế khác nhau Thuế tiêu thụ đặc biệt là một hàng rào điển hình.

Các hàng rào liên quan đến doanh nghiệp

Doanh nghiệp thương mại nhà nước: Phân biệt đối xử giữa doanh

nghiệp thương mại nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước cũng là mộtloại rào cản thương mại quốc tế Nhiều doanh nghiệp thương mại nhà nướcđược hưởng nhũng ưu đãi trong kinh doanh xuất nhập dẫn đến chênh lệch giá.

Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Một số quốc gia trên thế giới sử

dụng việc trao quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp như mộthàng rào thương mại, chỉ những doanh nghiệp được phép của chính phủ mớiđược quyền kinh doanh xuất nhập khẩu dẫn đến phân phối sai lệch lợi íchthương mại quốc tế.

Đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu: Áp đặt lên hàng xuất khẩu để hạn chế

xuất khẩu những hàng hóa không khuyến khích Các hàng rào liên quan đến đầu tư

Hàm lượng nội địa: Qui định thành phần sản phẩm có nguồn gốc địa

phương cũng là một hàng rào thương mại quan trọng Các qui định này bảo vệcác nhà sản xuất phụ tùng nội địa tương tự như hạn ngạch nhập khẩu Tuynhiên, các qui định này không khuyến khích đầu tư nước ngoài mà chỉ làmtăng buôn bán và có thể làm tăng chi phí do hàng hóa không được kết thúcquá trình sản xuất tại nơi có chi phí thấp nhất

Tỉ lệ ngoại hối: Nhiều quốc gia qui định tỉ lệ giữa lượng ngoại hối để

nhập khẩu và lượng ngoại hối thu được từ xuất khẩu đối với các công ty cóvốn đầu tư nước ngoài Tác động của hàng rào này tới ngành công nghiệp chếbiến hàng tiêu dùng vì đây là những ngành mang lại lợi nhuận cao và nguồnnguyên liệu trong nước sẵn có.

Tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu: đối với một số loại sản phẩm mà nhu cầu

tiêu dùng trong nước đã tới hạn và để bảo hộ thị trường cho doanh nghiệp nộiđịa, qui định tỉ lệ sản phẩm xuất khẩu trở thành một hàng rào quan trọng Tỉ lệsản phẩm xuất khẩu cao buộc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiphải xây dựng chiến lược kinh doanh dựa vào xuất khẩu sản phẩm, hạn chếtiêu thụ nội địa.

Hàng rào kĩ thuật

Tiêu chuẩn kĩ thuật: là những qui định của các quốc gia về tiêu chuẩn

kĩ thuật sản xuất và sản phẩm Trên thị trường thế giới có các tiêu chuẩn kĩthuật của các quốc gia, tiêu chuẩn kĩ thuật quốc tế Tiêu chuẩn kĩ thuật khôngmang tính bắt buộc vì một hàng hóa có thể tuân theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêuchuẩn của nước nhập khẩu hoặc nước sản xuất Tiêu chuẩn kĩ thuật chỉ có thểtrở thành hàng rào thương mại khi có sự ủng hộ mạnh mẽ của người tiêudùng.

Trang 12

Qui định kĩ thuật: mang tính bắt buộc Doanh nghiệp phải điều chỉnh

qui trình sản xuất, thay đổi yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm đáp ứng quitrình kĩ thuật.

Xuất xứ và nhãn hiệu hàng hóa: Các quốc gia nhất là những nước phát

triển thường qui định chặt chẽ về nhãn hàng hóa, từ chữ viết, khổ chữ Nhữnghàng hóa không đáp ứng yêu cầu về nhãn hàng đều không được nhập khẩu.cùng với nhãn hàng là qui định về xuất xứ hàng hóa Nhiều quốc gia qui địnhnơi sản xuất, các hàng hóa nhập khẩu phải ghi rõ xuất xứ trên bao bì

Các hàng rào mang tính hành chính:

Qui định về thanh toán thuế nhập khẩu: Các doanh nghiệp nhập khẩu

hàng hóa phải thanh toán ngay thuế nhập khẩu và không phân biệt đó là hàngnhập khẩu hay hàng hóa tái xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, hàng hóa là đầu vàocủa kinh doanh gia công quốc tế Gắn với qui định này thường là thủ tục hoànthuế phức tạp và mất thời gian đã làm cho nhiều nhà nhập khẩu nản chí.

Qui định về quảng cáo: Quảng cáo là công cụ marketing nhằm thúc đẩy

việc bán hàng hóa Những hạn chế về quảng cáo sẽ cản trở cho những hànghóa nhập khẩu bán ra Biện pháp thông thường nhất là cấm quảng cáo một sốhàng hóa nhất định làm cho người tiêu dùng không biết đến sản phẩm Chẳnghạn, Việt Nam cấm quảng cáo các loại sữa dành cho trẻ em dưới một tuổidưới mọi hình thức Thực chất của giải pháp này là để bảo vệ sức khỏe trẻ emnhưng cũng đã hạn chế khả năng tiêu thụ của các loại sản phẩm này.Để hạnchế nhập khẩu, các quốc gia còn cấm quảng cáo một số sản phẩm trên nhữngphương tiện quảng cáo nhất định và vào những thời điểm nhạy cảm.

Đơn vị đo lường và kích cỡ sản phẩm: Sự khác biệt đơn vị đo lường

thường cản trở các hàng hóa thâm nhập thị trường, nhiều quốc gia còn sửdụng đơn vị đo lường như những qui định về kích cỡ cần thiết cho hàng hóanhập khẩu Chẳng hạn, độ lớn của phích cắm điện, hiệu điện thế của hàngđiện tử tiêu dùng, kích thước tối thiểu của nấm tươi hay khoai tây xuất khẩu.

Trang 13

Chương II: Khu vực mậu dịch tự do Asean

2.1 Khái quát về Khu vực mậu dịch tự do Asean và hội nhập của ViệtNam:

2.1.1 Giới thiệu về Afta:

 Quá trình hình thành

ASEAN là một trong những khu vực có nền kinh tế tăng trưởng với tốcđộ nhanh nhất thế giới (tốc độ tăng trưởng kinh tế của ASEAN giai đoạn1981-1991 là 5,4%, gần gấp hai lần tốc độ tăng trưởng trung bình của thếgiới) Tuy vậy, trước khi AFTA ra đời, những nỗ lực hợp tác kinh tế củaASEAN đều không đạt được mục tiêu mong muốn ASEAN đã có các kếhoạch hợp tác kinh tế như:

- Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA).- Các dự án công nghiệp ASEAN (AIP).

- Kế hoạch hỗ trợ công nghiệp ASEAN (AIC) và Kế hoạch hỗ trợ sảnxuất công nghiệp cùng nhãn mác (BBC).

- Liên doanh công nghiệp ASEAN (AIJV)

Các kế hoạch hợp tác kinh tế kể trên chỉ tác động đến một phần nhỏtrong thương mại nội bộ ASEAN và không đủ khả năng ảnh hưởng đến đầu tưtrong khối

Sự ra đời của AFTA:

Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổitrong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nướcASEAN đứng trước những thách thức lớn không dễ vượt qua nếu không có sựliên kết chặt chẽ hơn và những nỗ lực chung của toàn Hiệp hội, những tháchthức đó là :

i) Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnhmẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trongASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trongnước cũng như quốc tế

ii) Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệtnhư EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại chohàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này.

iii) Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưuđãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh vềtài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, ViệtNam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫnhơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nângcao hơn nữa tầm hợp tác khu vực.

Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến củaThái lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết địnhthành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ( gọi tắt là AFTA).

Đây thực sự là bước ngoặt trong hợp tác kinh tế ASEAN ở một tầm mức mới.

Ngày đăng: 26/11/2012, 16:51

Xem thêm: Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w