ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: Đạo đức kinh doanh và những vấn đề đạo đức đang nổi lên hiện nay của các doanh nghiệp
Việt Nam và các giải pháp đề xuất.
Sinh viên - MSSV: Đặng Châu Hoàng Yến - 31211025136
TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2021
Trang 2ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA QUẢN TRỊ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN Môn học: QUẢN TRỊ HỌC
Đề tài: Đạo đức kinh doanh và những vấn đề đạo đức đang nổi lên hiện nay của các doanh nghiệp Việt
Nam và các giải pháp đề xuất.
Giảng viên: Th.S Lê Việt Hưng
Mã lớp học phần: 21C1MAN50200134 Sinh viên: Đặng Châu Hoàng Yến Khóa – Lớp: Khóa 47 - Lớp ADC03 MSSV: 31211025136
TP Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 12 năm 2021
Trang 3I GIỚI THIỆU
Khi được đặt trong thị trường doanh nghiệp cạnh tranh như hiện nay, ta dễ dàng nhận thấy rằng các doanh nghiệp ở Việt Nam đa phần có tiềm lực yếu và vẫn còn non trẻ Đây rõ ràng là những bất lợi khi ta so sánh với những doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào và đã có tên tuổi từ trước Vậy nên, để có thể sánh vai và đối đầu cạnh tranh với những đối thủ ấy, các doanh nghiệp ở nước ta cần phải có những đặc điểm nổi bật để luôn ghi điểm trong mắt người tiêu dùng, ngay cả khi họ chưa có nhu cầu sử dụng hàng hóa hay dịch vụ mà ta cung cấp Đặc điểm nêu trên chính là “văn hóa doanh nghiệp” Đi sâu vào đặc điểm này, một trong số những bộ phận hình thành nên văn hóa doanh nghiệp chính là “đạo đức kinh doanh” Để trở thành doanh nghiệp mà người tiêu dùng luôn nhớ tới thì đây hẳn là một yếu tố không thể thiếu mà các doanh nghiệp phải liên tục xây dựng và bồi đắp.
Mỗi khi đề cập đến cụm từ “đạo đức trong kinh doanh”, người ta hay cho rằng đó là một khái niệm mơ hồ và xa rời với thực tế Bản thân những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cũng chưa hiểu hết vai trò và tầm quan trọng của yếu tố này, họ cho rằng chỉ là yếu tố “vị nhân” (dùng làm người) chứ không “vị lợi” (không sinh lợi).
Nhưng thực tế thì lại khác, trong bất kể công việc gì cũng cần phải có đạo đức, bởi “Đạo đức chính là gốc rễ của mọi sự thành công” Vậy nên nếu không hiểu rõ vai trò của đạo đức trong kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và những người cầm quyền nói riêng lơ là và không có ý thức trong việc xây dựng đạo đức thì chắc chắn rằng họ sẽ rất khó để có thể mang lại những thành công cho đội ngũ và doanh nghiệp của mình.
Trang 4Hiểu được điều đó, trong bài luận hôm nay tôi sẽ đi sâu vào phân tích đề tài đạo đứckinh doanh và những vấn đề đạo đức đang nổi lên hiện nay của các doanh nghiệp ViệtNam cũng như đề xuất những giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề này.
Bài luận gồm 04 (bốn) phần I Lời giới thiệu
II Nội dung
1 Khái quát về đạo đức kinh doanh ● Khái niệm đạo đức kinh doanh
● Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh ● Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp 2 Đạo đức kinh doanh: Thực trạng và giải pháp
● Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
● Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam III Kết luận
IV Tài liệu tham khảo
Trang 5II.NỘI DUNG
1.Khái quát về đạo đức kinh doanh
● Khái niệm đạo đức kinh doanh
Đạo đức là vấn đề cốt lõi của mỗi con người trong đời sống xã hội Trong bất cứ công việc gì, vấn đề đạo đức cũng cần được đặt lên trên hết Trong lĩnh vực kinh doanh, đạo đức kinh doanh cũng đặc biệt được coi trọng.
Đạo đức trong kinh doanh là những nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các đối tượng kinh doanh Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về đạo đức kinh doanh mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra Chẳng hạn như Richard L Daft, ông cho rằng: “Theo ý nghĩa tổng quát, đạo đức là một bộ quy tắc về đạo lý và những giá trị điểu khiển hành vi của một cá nhân hay một nhóm được dùng để đánh giá điều gì là đúng hay sai Đạo đức còn thiết lập những tiêu chuẩn để xem xét điều gì là tốt hay xấu trong hoạt động quản trị và ra quyết định Một vấn đề đạo đức sẽ xuất hiện trong tình huống nào đó khi những hành động của con người hay tổ chức có thể gây tổn hại hay đem lại lợi ích cho người khác Tuy nhiên vấn để đạo đức đôi khi quá phức tạp để xác định Cùng một tình huống, con người có thể có những quan điểm khác nhau rất lớn về những hành động phù hợp hay không phù hợp về đạo đức.” (Richard L Daft, 1976, 171-172)
Đạo đức kinh doanh là một khái niệm đặc thù trong lĩnh vực của các doanh nghiệp vì kinh doanh luôn đi đôi với các lợi ích kinh tế, vậy nên khía cạnh thể hiện trong ứng xử về đạo đức không giống hoàn toàn với những gì ta đã biết trong đời sống thường ngày Song, cần lưu ý rằng đạo đức, kinh doanh dẫu thế nào vẫn luôn phải chịu sự chi phối bởi một hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung.
Trang 6● Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh: ○ Tính trung thực:
■ Không kiếm lời cho bản thân bằng các phương pháp xảo trá, phải thật thà với bản thân (không hối lộ, không tham ô…)
■ Doanh nghiệp kinh doanh dù lớn hay nhỏ cũng đều phải đặt chữ tín lên hàng đầu, lời nói và hành động phải nhất quán với nhau, luôn chấp hành theo quy định của pháp luật.
■ Tuyệt đối không trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng quốc cấm, không thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục nước nhà.
■ Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết), và người tiêu dùng.
■ Không làm hàng giả, không tạo lập khuyến mại giả, không thực hiện những quảng cáo sai sự thật gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng, phải tôn trọng quyền tác giả,
○ Tôn trọng con người
■ Đối với đồng nghiệp và cấp dưới: tôn trọng phẩm giá, quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của các nhân viên, quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác của họ ■ Đối với khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích riêng tư, thấu hiểu tâm lý của họ
■ Đối với đối thủ cạnh tranh: cạnh tranh công bằng và tôn trọng lợi ích của các doanh nghiệp khác.
○ Trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội
■ Luôn ghi nhớ rằng quyền lợi của khách hàng đi liền với lợi ích xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
Trang 7■ Tích cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
● Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với doanh nghiệp
○ Giúp chấn chỉnh hành vi kinh doanh: Đạo đức kinh doanh song hành cùng pháp luật có tác dụng điều chỉnh hành vi kinh doanh của các doanh nghiệp theo đúng với những quy định mà luật pháp ban hành Hành vi kinh doanh sẽ quyết định tổ chức đó thành công hay thất bại Đạo đức kinh doanh khi ấy sẽ trở thành một yếu tố chiến lược quan trọng trong việc phát triển doanh nghiệp.
○Nâng cao chất lượng của doanh nghiệp: Một công ty thực hiện tốt các quy địnhcủa đạo đức kinh doanh thì sẽ được các nhân viên tôn trọng và bày tỏ mong muốn gắn kết lâudài Từ đó sẽ hình thành nên môi trường làm việc năng động, lành mạnh; năng suất lao độngngày càng cao; sự tận tâm của các nhân viên đối với công việc tăng lên; sản phẩm ngày càng cóđược bước cải tiến mới trong chất lượng; từ đó mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp.
○ Tạo sự tin tưởng và gắn kết của nhân viên: Sự quan tâm của cấp trên đối với nhân viên tỉ lệ thuận với mức độ tin tưởng và tận tâm của nhân viên đối với doanh nghiệp Sự cam kết thực hiện đạo đức kinh doanh và tôn trọng nhân viên thường tăng sự trung thành của và kết nối của nhân viên với tổ chức đó.
○Làm hài lòng khách hàng: Khách hàng chính là những vị giám khảo công tâmnhất trong thị trường với vô số loại sản phẩm và dịch vụ được cung cấp Khi doanh nghiệp thựchành tốt các chuẩn mực và quy định của đạo đức trong kinh doanh sẽ ghi được điểm cộng trongmắt người tiêu dùng Từ đó thu hút được khách hàng đến với những sản phẩm của doanhnghiệp, bởi lẽ họ sẽ không bị thiệt hại bởi những hành vi vô đạo đức từ phía doanh nghiệp.Ngược lại, các hành vi đi ngược với đạo đức trong kinh doanh có thể vô tình trở thành động lựcđể khách hàng rời bỏ doanh nghiệp của mình và tìm
Trang 8đến với những đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp ấy Đẩy khách hàng ra xa hẳn chưa bao giờ là mục tiêu của những nhà hoạt động kinh doanh.
○ Góp phần không nhỏ tạo ra lợi nhuận: Thực tế đã chứng minh rằng hầu hết những doanh nghiệp cam kết thực hiện các hành vi đạo đức và tuân thủ các quy định đạo đức nghề nghiệp thường đạt thành công lớn về mặt tài chính và mang về nguồn doanh thu khổng lồ, bởi nguồn gốc của mọi sự thành công là hành vi đạo đức chuẩn mực và đúng đắn.
○ Ảnh hưởng đến sự vững mạnh của quốc gia: Một nền kinh tế có thể chế chính trị rõ ràng, trung thực, sự phát triển về kinh tế đem lại những lợi ích về xã hội, không có tham nhũng… sẽ tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước Từ đó mà nền kinh tế chung của đất nước cũng ngày càng phát triển vững mạnh.
2.Đạo đức kinh doanh: thực trạng và giải pháp
● Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh vẫn còn là một khái niệm mới lạ Các vấn đề về đạo đức kinh doanh chỉ mới thực sự được chú ý đến đến khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế thị trường Đến nay, việc thực thi đạo đức trong kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như:
- Sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp để đạt được lợi nhuận.
-Xuất nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái,
kể cả trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như: thực phẩm, dược phẩm.
- Doanh nghiệp không tôn trọng lợi ích của khách hàng, đối tác.
- Các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người lao động như bảo hiểm, lương thưởng, ngày phép, an toàn lao động….
Trang 9-Doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại, trốn tránh các trách nhiệm xã hội.
- Hoạt động của doanh nghiệp gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ● Đánh giá đạo đức kinh doanh: trường hợp của doanh nghiệp Vinaphone:
Năm 2014, dịch bệnh sởi diễn ra đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người, trong đó cócả trẻ em và người lớn Cả dân tộc khi ấy bị lấp chìm bởi nỗi đau đớn và mất mát vôcùng lớn: hơn 100 trẻ em nhỏ tử vong và hàng nghìn trường hợp khác mắc dịch sởi Bấtkì ai có dịp vào bệnh viện nhi lúc ấy chắc sẽ còn xót xa và đau lòng hơn khi chứng kiếnnhững cảnh tượng mà có lẽ sẽ ám ảnh đến cả cuộc đời Đứng trước tình thế đó, thay vìbày tỏ sự đồng cảm, sự sẻ chia, đùm bọc và yêu thương đồng bào thì doanh nghiệpVinaphone đã có động thái đáng trách: lợi dụng hoàn cảnh này để đưa ra những dòngquảng cáo vô nhân đạo, bất chấp để kiếm lợi nhuận về cho doanh nghiệp mình, đi ngượclại với những nguyên tắc đạo đức trong kinh doanh (Lê Trung Hiếu, 2014)
Trang 10Trước việc Vinaphone dùng clip những trẻ em chết vì sởi ra kinh doanh, đã có không ít người dùng đứng lên phản đối và thậm chỉ kêu gọi tẩy chay nhà mạng Vinaphone, bởi việc quảng cáo, trục lợi trên nỗi đau và sự mất mát của người khác là một hành động sai trái và dù cho là khách hàng dễ tính nhất cũng khó có thể chấp nhận được Điều đó cho thấy doanh nghiệp thiếu đi sự giám sát kỹ lưỡng cũng như không thận trọng trong việc sử dụng quảng cáo, gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận, vô tình đẩy khách hàng và người tiêu dùng ra xa và gây nên tai tiếng cho doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã ký công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em từ năm1990, theo đó phải tôn trọng quyền con người, đặc biệt là trẻ em, khi đưa lên phương tiệnthông tin đại chúng Khi đề cập đến văn hoá kinh doanh tức là phần nào đó ta nhắc đếnvấn đề cốt lõi và là xương sống của các doanh nghiệp: đạo đức kinh doanh Điều đầutiên và cũng là quan trọng nhất trong việc đánh giá doanh nghiệp đó có văn hóa haykhông chính là đặt ra câu hỏi: “Doanh nghiệp đó có đạo đức kinh doanh hay không?”.Ngay trong phần triết lý kinh doanh của mình, nhà mạng Vinaphone cũng đã nhắc đến giátrị nhân văn và đưa ra lời giới thiệu: "Giá trị tốt đẹp nhất Vinaphone hướng tới là phục vụkhách hàng một cách tốt nhất, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên,mang lại lợi ích cho đối tác, đóng góp vì lợi ích của cộng đồng Tất cả "Vì con người,hướng tới con người và giữa những con người"" (Hoàng Quách Quân, 2014)
Đứng trước sự phản ứng tiêu cực của người dùng, không ít lâu sau đó, nhà mạngVinaphone đã lên tiếng xin lỗi: "Tin nhắn đó được tổng đài của Vinaphone gửi đến cácthuê bao từ hôm 22/4 Mục đích của các tin nhắn này là hoàn toàn tốt, nhằm giúp tuyêntruyền nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh sởi cho người dân Tuy nhiên, trong quátrình thực hiện nội dung tin nhắn của chúng tôi đã có sai sót, chưa được kiểm duyệt kỹ,khiến khách hàng không hài lòng, bức xúc Ngay sau đó, chúng tôi đã tiến hành dừng lạingay toàn bộ việc gửi tin nhắn này đến các thuê bao " Vị đại diện của Vinaphone mộtlần nữa thừa nhận sự thiếu sót trong việc quản lý nội dung trước khi gửi đến khách hàng,mong muốn gửi lời xin lỗi chân thành thất và cũng nhấn mạnh sẽ không tái phạm sự việc
Trang 11nêu trên Đồng thời, doanh nghiệp Vinaphone cũng cho biết họ sẽ có thông tin chính thức giải thích rõ sự cố này gửi đến các cơ quan có thẩm quyền (Hoàng Đan, 2014) ● Một số giải pháp nhằm hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở Việt Nam 2 Trước hết, cần nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện khung luật pháp Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh
Đây là biện pháp tiên quyết vì luật pháp chính là khung dễ thấy nhất cho đạo đức kinh doanh.Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp mất dần đạo đức trongkinh doanh là vì sự thiếu chặt chẽ trong pháp luật Việt Nam Bởi thế, ta cần phải hoàn thiệncác Bộ Luật có liên quan như Lao động, Luật Bảo vệ Người tiêu dùng, Luật Môi trường, Nếu pháp luật trở nên hoàn thiện hơn, chắc chắn sẽ tránh được tình trạng doanh nghiệp dựavào những lỗ hổng ấy để trốn tránh nghĩa vụ đạo đức của mình.
2 Cần nâng cao nhận thức về đạo đức kinh doanh ở Việt Nam:
Đối tượng cần tìm hiểu về đạo đức kinh doanh không chỉ gói gọn trong những nhà kinhdoanh hay các nghiên cứu mà cả xã hội cần phải ý thức được điều này Do đó, cácphương tiện truyền thông đại chúng cần làm tốt trách nhiệm lan truyền và phổ cập kiếnthức đạo đức kinh doanh nhằm uốn nắn, định hướng hành vi của người dân để họ có thểtự bảo vệ quyền lợi cho mình và giám sát hoạt vi của doanh nghiệp Tiếp theo, các cơquan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý, hướng dẫn doanh nghiệp như Bộ Côngthương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam, Sở Kế hoạch - Đầu tư ở các tỉnh,Thành phố cần quan tâm phổ biến những kiến thức chung nhất về đạo đức kinh doanh.Việc này có thể tiến hành bằng nhiều cách như tổ chức các lớp học cho doanh nghiệp vềđạo đức kinh doanh, chọn lựa dịch và xuất bản một số sách có uy tín, ngắn gọn, thực tiễncủa nước ngoài về đề tài này Bên cạnh đó, các Trường Cao đẳng, Đại học cũng cầnphải đưa đạo đức kinh doanh vào chương trình nghiên cứu bắt buộc.
Trang 123 Cần có những biện pháp khuyến khích doanh nghiệp nâng cao đạo đức kinh doanh của mình.
Ranh giới giữa những vấn đề về đạo đức là vô cùng khó nhận biết, bởi nó là một phạm trù, một đích đến mà con người phải luôn không ngừng nỗ lực và vươn lên để chinh phục Đạo đức rất khó kiểm soát, vì nó không minh bạch rõ ràng và không phải vấn đề đạo đức nào cũng được ghi lại thành văn bản pháp luật Trong lĩnh vực kinh doanh, vấn đề đạo đức còn phức tạp hơn nữa vì nó liên quan đến bài toán lợi nhuận và nó mới là mục đích chính của các doanh nghiệp Vì vậy, các cơ quan cần có những biện pháp để khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp có thành tích trong đạo đức kinh doanh như trong các giải Sao Vàng Đất Việt, Bông Hồng Vàng…; xem xét những doanh nghiệp có thành tích tốt trong việc duy trì và phát huy đạo đức trong kinh doanh và tiến hành thi đua khen thưởng những doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn Ngược lại, các cơ quan quản lý cũng phải có biện pháp để xử phạt những doanh nghiệp đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức kinh doanh.