1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bài tập tư duy pháp lý

7 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp dụng án lệ ở Việt Nam : Những bất cập và hướng hoàn thiện
Tác giả Phạm Việt Hoàng
Trường học ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài tập tư duy pháp lý
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 222,41 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Phạm Việt Hoàng MSV 18061191 Lớp K63B Môn học Tư duy pháp lý Án lệ là một nguồn luật quan trọng, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trong nền khoa học pháp lý của nhiều quốc gia So với nguồn luật văn bản quy phạm pháp luật thì án lệ cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Trong lịch sử pháp lý của Việt Nam, án lệ cũng đã được áp dụng từ rất lâu nhưng từ khi Nghị quyết số 032015NQ HĐTP có.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở VIỆT NAM : NHỮNG BẤT CẬP VÀ HƯỚNG

HOÀN THIỆN

Phạm Việt Hoàng MSV :18061191 Lớp : K63B Môn học : Tư duy pháp lý

Trang 2

Án lệ là một nguồn luật quan trọng, có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trong nền khoa học pháp lý của nhiều quốc gia So với nguồn luật văn bản quy phạm pháp luật thì án lệ cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định Trong lịch sử pháp lý của Việt Nam, án lệ cũng đã được áp dụng từ rất lâu nhưng từ khi Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP có hiệu lực thì những quy định về án lệ mới trở nên quan trọng hơn và có tính áp dụng cao hơn và trở thành một nguồn luật chính thức trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

* Án lệ ở Việt Nam

1 Lịch sử án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam

“Án lệ” không phải là thuật ngữ hoàn toàn mới trong nền lập pháp Việt Nam, lịch sử pháp lý nước ta đã có những quy định về án lệ, từ thế kỷ thứ 15, Bộ luật Hồng Đức đã có nhiều điều khoản mang dấu ấn, sự tổng kết từ “án lệ” Sau này , trong thời kì Pháp thuộc ( 1858-1945) , do ảnh hưởng của phương pháp luận và hệ thống pháp luật của Pháp vào thời kì này nên án lệ được coi là nguồn luật chính thức của Việt Nam với 2 tập án lệ được công bố là Tập án lệ Bắc Kì (1937 ) và Tập án lệ Trung Kì ( 1941 ) Có thể nói đây là hai án lệ đầu tiên của Việt Nam

Trong giai đoạn tiến lên CNXH ở miền Bắc , án lệ vẫn tiếp tục được sử dụng ở nước ta và vẫn được công nhận chính thức như là 1 nguồn để tòa án dựa vào căn cứ đó để đưa ra quyết định trong xét xử Tuy nhiên , 1 thời gian dài sau đó , do ảnh hướng của mô hình pháp luật XHCN mà

án lệ đã dần mất đi vai trò của mình và không còn là nguồn luật chính thức

Án lệ mới được bắt đầu quan tâm trở lại từ Nghị quyết số 48/NQ-TƯ về Chiến lược xây dựng

và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010 , định hướng đến năm 2020 khi được xác

định việc nghiên cứu khai thác sử dụng án lệ là một trong những giải pháp hoàn thiện hệ thống

luật Tiếp đến , Nghị quyết số 49/ NQ – TƯ về chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 với quy định về nhiệm vụ tổng kết xét xử và phát triển án lệ của TAND tối cao Án lệ chỉ được coi là

nguồn luật chính thức ở Việt Nam từ 28/10/2015 , khi Hội đồng thẩm phán TAND tối cao ban

hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn , công bố và áp dụng án lệ

2 Áp dụng án lệ ở Việt Nam

Ngày 28/10/2015, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP “về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ” (Nghị quyết số 03/2015) Việc ban

hành Nghị quyết này nhằm cụ thể hóa quy định tại điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 về sử dụng án lệ như là một phương thức mới của Tòa án trong việc áp dụng thống nhất pháp luật khi xét xử Quy trình lựa chọn, công bố án lệ nêu trên là những vấn đề mới cần được phân tích, đánh giá làm sáng tỏ để có nhận thức thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện

* Những bất cập khi áp dụng án lệ ở Việt Nam

Trang 3

So với pháp luật thành văn, án lệ tuy có nhiều ưu điểm vượt trội như : mang tính khách quan , tính mềm dẻo linh hoạt , tính thực tiễn cao và thể hiện được sự khách quan và công bằng qua đó kịp thời giải quyết các quan hệ pháp luật xã hội Nhưng bên cạnh đó, nó vẫn tồn tại những hạn chế cơ bản như sau:

Án lệ không mang tính hệ thống

Án lệ không mang tính hệ thống và các quy tắc tồn tại trong bản án không rõ ràng như các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật thành văn gây ra trở ngại trong nhận thức và áp dụng pháp luật thống nhất Điều khó khăn nhất là xác định các quy tắc, suy luận và tìm kiếm chúng trong lời lẽ của các thẩm phán được ghi lại trong bản án khi giải quyết một vụ việc cụ thể với nhiều tình tiết phức tạp Mặt khác, việc hệ thống hóa án lệ trong các tập án lệ chỉ đơn thuần là việc sắp xếp thành các chế định pháp luật, ngành luật như các nước thuộc hệ thống Civil law Điều này gây ra khó khăn nhất định cho việc nhìn pháp luật dưới góc độ hệ thống hay tổng quan Các bản án là án lệ tăng liên tục theo thời gian cũng gây ra khó khăn trong quá trình vận dụng án

lệ Với khối lượng án lệ ngày càng đồ sộ đã làm cho các thẩm phán, luật sư ngày càng khó khăn hơn trong việc tìm kiếm các quy tắc thích hợp để giải quyết các vụ việc cụ thể

Đến nay vẫn chưa có sự thống nhất trong việc xác định yếu tố bắt buộc nằm ở phần “Khái quát nội dung của án lệ” hay phần “Nội dung của án lệ” theo mẫu án lệ đã công bố Công văn số 146/ TANDTC-PC của TANDTC ngày 11 tháng 7 năm 2017 có hướng dẫn xác định yếu tố bắt buộc

của án lệ ở phần “Khái quát nội dung của án lệ” như sau: “Trường hợp áp dụng án lệ thì số án

lệ, số bản án, quyết định của Toà án có chứa đựng án lệ, tính chất, tình tiết vụ việc tương tự được nêu trong án lệ và tính chất, tình tiết vụ việc đang được giải quyết, vấn đề pháp lý trong án

lệ (nội dung khái quát của án lệ) phải được viện dẫn, phân tích trong phần Nhận định của Tòa

án” Thực tiễn áp dụng án lệ, một số Tòa án còn trích toàn bộ nội dung của phần “Khái quát nội

dung của án lệ” trong phần lập luận của mình Chẳng hạn, Bản án số 61/2017/ KDTM-ST ngày 3 tháng 8 năm 2017 của TAND quận Gò Vấp trích toàn bộ nội dung của phần “Khái quát nội dung của án lệ” của án lệ số 08/2016/AL Tuy nhiên, theo quan điểm của PGS TS Đỗ Văn Đại thì xác định tình tiết tương tự của án lệ có giá trị bắt buộc tuân theo nằm ở phần “Nội dung của án lệ”

bởi phần “Khái quát nội dung của án lệ” không là “lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định

đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án” mà chỉ là nội dung do bộ phận giúp việc của TANDTC xây

dựng nên không thể là án lệ Do đó, nội dung của phần “Khái quát nội dung của án lệ” chỉ mang tính tham khảo, không có giá trị bắt buộc

Hệ thống án lệ không ổn định

- Mặc dù án lệ được áp dụng linh hoạt, thực tế xong trong một vài trường hợp các thẩm phán, luật sư lại né tránh áp dụng tiền lệ bằng cách đưa ra các tình tiết khác biệt Do đó dẫn đến sự bất

ổn định của hệ thống án lệ

- Trong một vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” do TAND TP Cần Thơ giải quyết Nội dung vụ

việc này có tình tiết cơ bản tương tự với án lệ số 02/2016/AL là Người Việt kiều nhờ Người Việt Nam đứng tên mua tài sản Tuy nhiên, tại Bản án số 20/2017/DS – PT ngày 24/02/2017, Tòa này

Trang 4

đã không áp dụng án lệ số 02 Lý do không áp dụng án lệ cũng được thể hiện rõ trong phần lập luận của bản án này là có sự khác biệt về tình tiết, trong án lệ số 02 có tình tiết là Người Việt

kiều “trực tiếp” giao dịch với người bán tài sản (đất) còn vụ việc Tòa này giải quyết có tình tiết Người Việt kiều “không trực tiếp” giao dịch mà đưa tiền cho người đứng tên dùm giao dịch.

Ngược lại, trong Bản án số 208/2017/ DS – PT của TAND cấp cao tại Tp Hồ Chí Minh ngày 29

tháng 8 năm 2017, mặc dù cũng có tình tiết Người Việt kiều “không trực tiếp” giao dịch mà đưa

tiền cho người đứng tên dùm giao dịch nhưng Tòa này vẫn áp dụng án lệ số 02/2016/AL yêu cầu người đứng tên dùm phải trả nhà lại cho Người Việt kiều

Án lệ vượt qua ranh giới giữa quyền lập pháp và tư pháp

- Theo tư tưởng phân chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước, quyền lực nhà nước được chia thành ba nhánh và giao cho ba cơ quan khác nhau nắm giữ, cụ thể: lập pháp giao cho nghị viện, hành pháp giao cho chính phủ và tư pháp giao cho tòa án Như vậy, nếu trao thẩm quyền làm luật cho tòa án sẽ vi phạm nguyên tắc này, tòa án sẽ lấn sân chức năng làm luật của nghị viện

- Pháp luật quy định Tòa án tuân theo án lệ xuất phát từ hiệu lực pháp của án lệ sẽ dẫn đến nguy

cơ Tòa án dụng án lệ một cách cứng nhắc Mặc dù Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP cũng dự liệu trường hợp án lệ không còn phù hợp nên cho phép Tòa án có quyền năng bác bỏ án lệ nhưng Tòa án khó có thể thực hiện quyền năng này Tại khoản 3 Điều 9 Nghị quyết 03/2015/ NQ –

HĐTP quy định cho phép Tòa án không áp dụng án lệ: “Trường hợp Hội đồng xét xử không áp dụng án lệ và có phân tích, lập luận nêu rõ lý do trong bản án, quyết định thì ngay sau khi tuyên

án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ về Tòa án nhân dân tối cao” Như vậy, nếu không áp dụng

án lệ thì Tòa án phải gửi kiến nghị thay thế án lệ đến TANDTC Kiến nghị thay thế án lệ chưa biết có được TANDTC chấp nhận hay không nhưng nguy cơ bị Tòa án cấp trên hủy án là có thể Chẳng hạn, Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm không áp dụng án lệ và có kiến nghị thay thế án lệ, thời gian xem xét kiến nghị thay thế của TANDTC sẽ lâu hơn thời gian thực hiện thủ tục tố tụng Nếu Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm không đồng ý với quan điểm Hội đồng xét xử sơ thẩm mà vẫn áp dụng án lệ Như vậy, bản án của tòa án sơ thẩm có thể bị hủy, hoặc sửa bởi Tòa án phúc thẩm

Đứng trước sự chọn lựa giữa yêu cầu về tính hợp pháp (áp dụng án lệ) và tính hợp lý (kiến nghị thay thế án lệ) của phán quyết tư pháp thì các Tòa án chọn yêu cầu hợp pháp sẽ đơn giản và an

toàn hơn Điều này có nguy cơ dẫn hoạt động áp dụng án lệ của Tòa án Việt Nam chỉ có thể bảo

đảm được công lý hình thức (formal justice) chứ không thể đạt được công lý thực chất (substantive justice).

- Pháp luật quy định rõ thời điểm có hiệu lực của án lệ có thể dẫn tình trạng bất bình đẳng, nguyên tắc tương tự sẽ bị gián đoạn do áp dụng hiệu lực thời gian của án lệ Hai vụ việc A và B

có tình tiết tương tự nhau nhưng xảy ra ở hai thời điểm khác nhau có thể không được giải quyết như nhau Theo quy định của Nghị quyết 03/2015/ NQ – HĐTP năm 2015 thì thời điểm có hiệu lực của án lệ là sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc được ghi trong quyết định công bố án lệ của Chánh án TANDTC chứ không dựa vào ngày ban hành bản án, quyết định Mặc dù bản án,

Trang 5

quyết định có chứa giải pháp pháp lý mới (chọn làm Dự thảo án lệ) đã công bố theo quy định của Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC nhưng trước ngày công bố

để nhằm xác định hiệu lực của án lệ thì các tòa án không được phép áp dụng trong các trường hợp tương tự Như vậy, nguyên tắc tương tự nhằm bảo đảm sự công bằng bị gián đoạn bởi sự ấn định thời điểm có hiệu lực án lệ của TANDTC Chẳng hạn, cả hai vụ việc đều có tình tiết tương

tự với án lệ nhưng vụ việc A xảy ra trước một ngày so với thời điểm có hiệu lực của án lệ thì tòa

án không áp dụng án lệ nhưng vụ việc B xảy ra sau một ngày so với vụ việc A thì tòa án áp dụng

án lệ Điều này không những không thực hiện được nguyên tắc công bằng mà còn dẫn đến tình trạng công lý bị trì hoãn

* Những kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động áp dụng án lệ của ở Việt Nam hiện nay

- Pháp luật nên thay đổi theo hướng quy định mang tính “mềm” hóa nghĩa vụ tuân theo án lệ của Tòa án Thực tiễn ở các nước common law lẫn các nước civil law không có văn bản pháp luật quy định trực tiếp nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án cũng như không quy định hiệu lực pháp lý của án lệ Ở các nước Đức, Pháp, Nhật Bản là các nước theo hệ thống luật lục địa, trong

đó luật thực định là nguồn cơ bản của luật, không có văn bản quy phạm pháp luật quy định rằng phải xét xử theo án lệ Ở các nước common law, nghĩa vụ tuân theo án lệ của Tòa án được xác định theo nguyên tắc stare decisis Trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, do chịu ảnh hưởng từ học thuyết thực chứng pháp lý (legal positivism) nên nguyên tắc bắt buộc tòa án tuân theo án lệ trở nên cứng nhắc Tuy nhiên, từ nửa sau thế kỷ XX, nghĩa vụ tuân theo án lệ của Tòa

án ở các nước common law trở nên mềm dẻo linh hoạt hơn Chẳng hạn, ở Anh, Tòa tối cao đưa

ra tuyên bố (Practice Statement) ngày 26 tháng 7 năm 1966 để bác bỏ án lệ của mình trước đó với hai lý do như sau: “tuân theo các án lệ cứng nhắc có thể duy trì những sự bất công mãi mãi

và có thể cản trở sự phát triển thích đáng của pháp luật” Ở Hoa Kỳ, do chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa pháp luật hiện thực nên Tòa tối cao của Liên bang hoặc các tòa tối cao của bang có thể bác

bỏ án lệ của chính mình dễ dàng hơn so với Tòa tối cao của Anh Pháp luật Việt Nam có thể tham khảo cách quy định về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án của Trung Quốc Tại Điều 7 của văn bản Bộ quy định của TANDTC Trung Quốc về hoạt động xét xử các vụ án có giá trị hướng dẫn xét xử năm 2010 quy định về nghĩa vụ tuân theo án lệ của tòa án như sau: “Tòa án nhân dân

các cấp nên tham khảo và viện dẫn các vụ án có giá trị hướng dẫn xét xử do Tòa án nhân dân

tối cao công bố trong quá trình xét xử vụ việc tương tự ”.

- Về cách thức công bố án lệ, pháp luật nên quy định công bố án lệ dưới hình thức bản án, quyết định của tòa án có thể kèm theo phần tóm tắt thay cho hình thức công bố án lệ mẫu như hiện nay nhưng cần phải cải cách viết phần lập luận trong bản án, quyết định Điều này sẽ tránh được tình trạng sai lệch giữa phần lập luận trong bản án, quyết định gốc (nội dung án lệ) với phần khái quát nội dung của án lệ do Ban biên tập viết Mặt khác, có thể thống nhất được cách thức xác định yếu tố bắt buộc của án lệ nằm ngay trong bản án, quyết định của tòa án Phần tóm tắt chỉ giữ vai trò giúp người đọc dễ nắm bắt vấn đề pháp lý và giải pháp pháp lý của án lệ chứ không là cơ sở

Trang 6

có giá trị bắt buộc Tác giả cho rằng, cấu trúc phần tóm tắt nên tập trung vào các nội dung hay các phần sau:

Phần tiêu đề: Tên của vụ việc được Tòa án giải quyết; Số bản án, quyết định của Tòa án có chứa đựng án lệ; tên và địa chỉ của những người tham gia tố tụng

Phần từ khóa: Nêu lên một số từ khóa có liên quan đến án lệ

Phần vấn đề pháp lý cần giải quyết: Đây là các vấn đề phát sinh do quy định pháp luật chưa

cụ thể hoặc chưa có quy định hoặc có quy định nhưng cứng nhắc hoặc đã có án lệ nhưng án lệ không còn phù hợp

Phần giải pháp pháp lý của tòa án: Hướng giải quyết của tòa án đối với vấn đề pháp lý

- TANDTC cần nhanh chóng mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho các Thẩm phán trong việc xác định tình tiết tương tự Vấn đề này, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm từ các nước common law Thực chất xác định tình tiết tương tự cũng chính là việc xác định phạm vi của quy tắc án lệ (yếu tố bắt buộc của án lệ) Đây chính là công việc khó khăn và phức tạp nhất của các thẩm phán ở các nước common law trong hoạt động áp dụng án lệ bởi lẽ phạm vi hay mức

độ khái quát của quy tắc án lệ như thế nào là do các Tòa án sau xác định chứ không phải do Tòa

án ban hành bản án, quyết định xác định

- Pháp luật không nên quy định rõ thời điểm phát sinh và chấm dứt hiệu lực của án lệ như hiện nay nhằm tránh tình trạng áp dụng án lệ cứng nhắc cũng như công lý bị trì hoãn chỉ vì phụ thuộc vào thời điểm hiệu lực của án lệ Các tòa án có thể áp dụng án lệ linh hoạt hơn nhằm bảo đảm các vụ việc giống nhau phải được giải quyết như nhau Mặt khác, cũng tránh được tình trạng các

vụ việc giống nhau nhưng giải quyết khác nhau do yếu tố thời gian (thời điểm có hiệu lực của án lệ)

KẾT LUẬN

Việc sử dụng án lệ trong công tác xét xử không còn là vấn đề mới và án lệ được sử dụng hầu hết các nước trên thế giới Về cơ bản các nước đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng án lệ , tuy nhiên mỗi nước đều có những đặc thù riêng Vì vậy , Việt Nam không thể áp dụng 1 cách cứng nhắc một mô hình áp dụng án lệ nào đó , mà cần tiếp thu những nhân tố hợp lý để xây dựng một mô hình sử dụng án lệ thích hợp nhất phù hợp với văn hóa pháp lý Việt Nam Để sử dụng án lệ hiệu quả , cần nâng cao nhận thức về án lệ , làm cho án lệ không còn là vấn đề xa lạ trong tư duy pháp lý của nước

ta Với những cố gắng và quyết tâm cao , ta có thể tin rằng việc áp dụng án lệ ở trong xét

xử ở Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành công hơn nữa qua đó góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay , góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

Trang 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Phạm Thị Huyền- Án lệ và việc áp dụng án lệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam,

tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ , số(170)10, , năm 2017

2 Hoạt động áp dụng án lệ của Tòa án: Một số bất cập và hướng hoàn thiện, tác giả

Đỗ Thanh Trung - Thạc sĩ, NCS Giảng viên Trường Đại học Luật Tp HCM (28

tháng 02 năm 2018)

3 Án lệ ở Việt Nam hiện nay – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn : luận văn thạc sĩ

luật học / Trần Thị Quyên ; TS Nguyễn Văn Năm (Hà Nội, 2016)

Ngày đăng: 07/05/2022, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w