1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015

11 33 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
Tác giả Đỗ Duy Phú
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự Việt Nam
Thể loại Bài Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 374,9 KB

Nội dung

tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một loại tội phạm phổ biến và được quy định trong mọi Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Xã hội càng phát triển khiến cho loại tội phạm này diễn biến với các hình thức ngày càng tinh vi, khó nắm bắt. Do đó, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu để có thể đưa ra các phương án sửa đổi quy định pháp luật sao cho có thể phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả với đối với loại tội phạm này.

Trang 1

Bộ Tư Pháp

Bộ Tư Pháp Trường Đại Học Luật Hà Nội

BÀI TIỂU LUẬN Học Phần: Luật Hình Sự Việt Nam 2

Đề Tài Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý

của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2022

Trang 2

Mục Lục

Mở Đầu 1

1 Dấu hiệu pháp lý 1

1.1 Dấu hiệu khách thể 1

1.2 Dấu hiệu khách quan 2

1.3 Dấu hiệu chủ quan 5

1.4 Dấu hiệu chủ thể 5

1.5 Hình Phạt 6

2 Vụ án thực tiễn 6

2.1 Tình tiết vụ án 6

2.2 Phân tích vụ án 7

Kết Luận 8

Danh Mục Tham Khảo 9

Trang 3

1

Mở Đầu

Trong lịch sử phát triển của luật pháp, ở bất kỳ kiểu pháp luật nào các tội phạm xâm phạm quan hệ sở hữu cũng đều được quy định Bởi không một kiểu pháp luật nào lại dung túng cho hành vi “Chiếm đoạt tài sản của người khác” Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một loại tội phạm phổ biến và được quy định trong mọi Bộ luật Hình sự của Việt Nam Xã hội càng phát triển khiến cho loại tội phạm này diễn biến với các hình thức ngày càng tinh vi, khó nắm bắt Do

đó, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu để có thể đưa ra các phương án sửa đổi quy định pháp luật sao cho có thể phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả với đối với loại tội phạm này

1 Dấu hiệu pháp lý

Định nghĩa: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản

của người khác bằng thủ đoạn gian dối, do người có năng lực trách nhiệm hình

sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân.[1]

1.1 Dấu hiệu khách thể

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 BLHS 2015

thuộc chương XVI “Các tội phạm xâm phạm sở hữu”: “Người nào bằng thủ

đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù

từ 06 tháng đến 03 năm”

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm quan hệ sở hữu được pháp luật

hình sự bảo vệ Theo Điều 158 BLDS 2015 “ Quyền sở hữu bao gồm quyền

chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật” Như vậy, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm đến quyền

[1] Đặng Thi Thanh Huyền, “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam”, Luận

văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, 2016, tr 07

Trang 4

2

sở hữu về mặt thực tế khi người sở hữu tài sản không thể thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình; tạo nên tính chất nguy hiểm đối với xã hội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Do đặc điểm của hành vi, nên tội này chỉ xâm hại đến một khách thể là quan hệ sở hữu tài sản Đây là điểm khác nhau giữa tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu khác là đều xâm hại đồng thời nhiều khách thể khác nhau như tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…Đây cũng là cơ sở giúp cho việc định tội danh một cách chính xác Vì vậy, để phân biệt được tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với các tội nêu trên, cần phải xác định khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quan hệ sở hữu, còn đối với các tội cướp tài sản, cướp giật tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…, ngoài quan hệ sở hữu thì còn có khách thể quan trọng khác đó là quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của người bị hại.[2]

Đối tượng tác động của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông thường là tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác trong xã hội Nhưng trong một số trường hợp tài sản này có thể thuộc sở hữu chung của chủ thể tội phạm và người bị hại Đồng thời, tài sản này vẫn còn phải nằm trong sự chiếm hữu, sự quản lý, sự kiểm soát của chủ tài sản Các tài sản không được pháp luật công nhận là sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu hoặc đã thoát ly khỏi sự chiếm hữu, quản lý, kiểm soát của chủ tài sản thì không được coi là đối tượng tác động của tội này [3] Ví dụ: Ma túy, tài sản vô chủ, tài sản thất lạc,…

1.2 Dấu hiệu khách quan

Về hành vi khách quan, Hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

gồm hai hành vi khác nhau Đó là hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt Hai hành vi này có quan hệ nhân quả với nhau Thủ đoạn gian dối của người phạm tội là nguyên nhân, điều kiện trực tiếp của kết quả, mục đích chiếm đoạt, đó là

[2] Hồ Khánh Việt, “Kiểm sát điều tra các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo luật tố tụng hình sự

Việt Nam”, Trường đại học Trà Vinh, 2020, tr.07

[3] Ngô Thị Hạnh, “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu xét

xử địa bàn thành phố Đà Nẵng)”, Luận văn Thạc sĩ, Đại Học Quốc gia Hà Nội, 2016, tr.32

Trang 5

3

tài sản được chuyển dịch từ chủ sở hữu, người quản lý sang người phạm tội Tức

là, người phạm tội chỉ có được tài sản thông qua sử dụng thủ đoạn gian dối Vì vậy hành vi lừa đảo phải có trước hoặc đi liền với hành vi chiếm đoạt

Hành vi lừa đảo, việc chiếm đoạt tài sản của người khác ở tội lừa đảo được thực hiện bằng thủ đoạn gian dối, là dấu hiệu để phân biệt với các tội xâm phạm

sở hữu có tính chất chiếm đoạt khác Thủ đoạn gian dối được định nghĩa là việc

người phạm tội đưa ra những thông tin không đúng sự thật là cho chủ sở hữu hoặc người quản lý nhầm tưởng, tự nguyện trao tài sản cho người phạm tội

Những thông tin không đúng sự thật là căn cứ để người bị hại giao tài sản sang cho người phạm tội Hành vi lừa dối như vậy có thể được thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (đưa sai, đưa thiếu, đểm thiếu v.v ) Ở mỗi hình thức như vậy người phạm tội có thể có những thủ đoạn thực hiện cụ thể khác nhau Những thủ đoạn thực hiện cụ thể này không có ý nghĩa về mặt định tội, dù được thực hiện bằng thủ đoạn nào cũng đều có thể là hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tải sản

Ví dụ: Tháng 10 năm 2001, Công ty Enron của Mỹ buộc phải tuyên bố phá sản vì ban giám đốc điều hành của công ty đã làm giả các báo cáo tài chính nhằm trục lợi bất chính thông qua các hoạt động thua lỗ Bằng cách sử dụng các lỗ hổng kế toán, các thực thể có mục đích đặc biệt và báo cáo tài chính sai chuẩn -

để che giấu hàng tỷ đô la nợ từ các giao dịch và dự án thất bại Do tin tưởng vào báo cáo tài chính được cung cấp thành viên ban quản trị và cổ đông đã đẩy mạnh cung cấp vốn cho công ty tiến hành các hoạt động Hậu quả, là hành vi này đã khiến cho các cổ đông thiệt hại đến hơn 40 tỷ đôla.[4]

Hành vi chiếm đoạt, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhằm trong nhóm các tội

phạm xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt Chiếm đoạt là hành vi cố ý

chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của chủ tài sản thành

[4] Đỗ Tiến, “Vụ bê bối tài chính Enron: Trạng chết, chúa cũng băng hà”, Báo Công an nhân dân (Truy

cập 21/12/2021)

Trang 6

4

tài sản của mình.[5] Hành vi chiếm đoạt, xét về mặt khách quan là hành vi làm cho chủ tài sản mất khả năng thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình và tạo cho người chiếm đoạt có thể thực hiện được việc chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt tài sản đó Như vậy, chiếm đoạt xét về mặt thực tế là quá trình vừa làm cho chủ tài sản mất tài sản vừa tạo cho người chiếm đoạt có tài sản

đó Quá trình này xét về mặt pháp lí không làm cho chủ sở hữu mất quyền sở hữu của mình mà chỉ làm mất khả năng thực tế thực hiện các quyền cụ thể của quyền sở hữu

Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức thể hiện cụ thể Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang trong sự chiếm hữu của chủ tài sản thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi nhận tài sản từ người bị lửa dối Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã giao nhằm tài sản Khi nhận được tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản định chiếm đoạt và người bị lừa dối đã mất khả năng làm chủ tài sản đó trên thực tế Ở thời điểm này hành vi phạm tội đã thoả mãn các dấu hiệu của CTTP và do vậy tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành

Nếu tài sản bị chiếm đoạt đang ở trong sự chiếm hữu của - người phạm tội thì hình thức thể hiện cụ thể của hành vi chiếm đoạt là hành vi giữ lại tài sản đáng lẽ phải giao cho người bị lừa dối Vì đã tin vào thông tin của người phạm tội nên người bị lừa dối đã nhận nhầm tài sản (nhận thiếu, nhận sai loại tài sản được nhận) hoặc không nhận Khi người bị lừa dối nhận nhầm hoặc không nhận tài sản cũng là lúc người phạm tội lừa đảo đã làm chủ được tài sản bị chiếm đoạt

và người bị lừa dối đã mất tài sản đó Ở thời điểm này, hành vi phạm tội đã thoả mãn các dấu hiệu của CTTP và do vậy tội phạm được xác định là tội phạm hoàn thành.[6]

[5] GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần các tội phạm, Quyển 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2021, tr.186.

[6] GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa (Chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam: Phần các tội phạm, Quyển 1, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2021, tr.218

Trang 7

5

Thông thường hành vi chiếm đoạt tài sản xảy ra kế tiếp ngay sau hành vi lừa dối Nhưng cũng có trường hợp giữa hai hành vi này có khoảng cách nhất định về thời gian Ở đây cần chú ý tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chỉ coi là hoàn thành khi hành vi chiếm đoạt đã xảy ra

Về hậu quả, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được mô tả là CTTP vật chất, vì

vậy trong CTTP cơ bản có mô tả về hậu quả bao gồm 2 trường hợp Đầu tiên, nếu giá trị tài sản chiếm đoạt được từ 2.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội

bị truy cứu TNHS về tội này trong mọi trường hợp Nếu hậu quả thiệt hại dưới 2.000.000 đồng thì chỉ bị truy cứu TNHS về tội này khi thỏa mãn một trong các

trường hợp sau: “a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài

sản mà còn vi phạm;b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”

1.3 Dấu hiệu chủ quan

Về lỗi chủ thể, Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện dưới dạng lỗi

cố ý trực tiếp Về mặt lý trí, người phạm tội nhận thức rõ được hành vi phạm tội của mình Người phạm tội đồng thời thấy được hành vi lừa đảo của mình là nguy hiểm cho người khác và nhìn thấy trước được hậu quả thiệt hại cho chủ sở hữu

do hành vi của mình Về mặt ý chí, hậu quả từ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng hoàn toàn phù hợp với mong muốn của chủ thể tội phạm

Dấu hiệu động cơ, mục đích không cần thiết trong việc truy cứu TNHS,

người phạm tội này bị truy cứu đối với mọi động cơ, mục đích khác nhau

1.4 Dấu hiệu chủ thể

Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chủ thể thông thường Chủ thể

có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về tội này trong mọi trường hợp Người dưới 16 tuổi thì không phải chịu TNHS về tội này trong mọi trường hợp (Điều 12 BLHS 2015)

Trang 8

6

1.5 Hình Phạt

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định thành 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung Với các khung hình phạt chính, khoản 1 là tội phạm ít nghiêm trọng, khoản 2 là tội phạm nghiêm trọng, khoản 3 là tội phạm rất nghiêm trọng và khoản 4 là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (Phân loại dựa theo Điều 9 BLHS 2015) Có 3 hình phạt chính được áp dụng đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và tù chung thân

Khung hình phạt bổ sung được áp dụng quy định tại khoản 5: “Người phạm tội

còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

2 Vụ án thực tiễn

Vụ án lừa đảo tiền từ thiện

2.1 Tình tiết vụ án

Ngày 31/10/2021, Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp với Phòng 7 - Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) khởi

tố, bắt tạm giam Trần Văn Mạnh (25 tuổi, Kinh Dương – Hải Phòng) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hoạt động kêu gọi tiền từ thiện Tháng 09/2021, Mạnh sử dụng điện thoại cá nhân lập nhiều tài khoản Facebook giả rồi tìm kiếm và sao chép các bài viết trên Facebook có nội dung kêu gọi từ thiện của người khác, biên soạn, chỉnh sửa bài viết và ghép thông tin tài khoản ngân hàng của mình để nhận tiền ở cuối các bài viết Đặc biệt, để tạo lòng tin cho các nhà hảo tâm, Mạnh đã lập Facebook và đăng nhiều bài viết liên quan đến Phật giáo và Thiên chúa giáo để thể hiện mình là một người theo đạo, hướng thiện, qua đó nhà hảo tâm sẽ tin tưởng và ủng hộ tiền nhiều hơn

Kết quả xác minh của cơ quan Công an cho thấy, có đến hàng trăm cá nhân, các nhà hảo tâm thường xuyên gửi vào tài khoản ngân hàng của Mạnh để ủng hộ

số tiền từ vài trăm nghìn đồng đến 1 vài triệu đồng Cơ quan Công an cũng xác

Trang 9

7

định, từ ngày 19/9/2019 đến ngày 15/10/2021 có nhiều người chuyển tiền cho Mạnh với mục đích từ thiện, tổng số tiền gần 600 triệu đồng.7

2.2 Phân tích vụ án

Từ tình tiết vụ việc, có thể xác định hành vi của Mạnh đã hoàn toàn thỏa mãn CTTP của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Về mặt khách thể, quan hệ pháp luật hình sự bị xâm phạm trong vụ việc là

quan hệ sở hữu của các mạnh thường quân, nhà hảo tâm với số tiền bị Mạnh chiếm đoạt Số tiền mạnh chiếm đoạt là tài sản sở hữu hợp pháp của các nhà hảo tâm, đang nằm trong sự chiếm hữu, quản lý của các nhà hảo tâm đồng thời là đối tượng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Do hành vi của Mạnh các nhà hảo tâm

đã không thể tiếp tục chiếm hữu, sử dụng, định đoạt số tiền đã từ thiện

Về mặt khách quan, hành vi của Mạnh bao gồm hai hành vi là lừa đảo và

chiếm đoạt tài sản Mạnh đã sử dụng những chiêu trò lừa đảo để lợi dụng lòng hảo tâm từ các mạnh thường quân như: Chỉnh sửa các bài viết, đăng các bài viết lên hội nhóm, chia sẻ những thông tin để gây dựng lòng tin,… Những hành vi này đã tạo cho Mạnh một vỏ bọc là một người có tinh thần tương thân tương ái,

từ đó được mọi người ủng hộ và gửi tiền để làm từ thiện Nhưng thực chất những hành vi này để phục vụ cho hành vi Mạnh chiếm đoạt số tiền từ thiện từ các nhà hảo tâm Mạnh gắn số tài khoản ngân hàng để người dân gửi tiền từ thiện và sau

đó chiếm đoạt, sử dụng, tiêu sài cho mục đích cá nhân Thiệt hại gây ra là số tiền Mạnh chiếm đoạt được hay tổng số tiền các nhà hảo tâm bị Mạnh lừa đảo lên đến 600.000.000 đồng Vì vậy Mạnh đã phạm tội hoàn thành

Về mặt chủ quan, Mạnh thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp Khi bản

thân mạnh về mặt lý trí, hoàn toàn nhận thức được hành vi lừa đảo của mình có tính nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại đến quan hệ sở hữu của các nhà hảo tâm đồng thời cũng nhìn thấy trước được hậu quả thiệt hại sẽ xảy ra Về mặt ý chí, việc các nhà hảo tâm chuyển tiền cho Mạnh là phù hợp với mong muốn của

[7]V.Huy, “Kẻ chiếm đoạt 600 triệu đồng tiền từ thiện khai gì với Công an?”, Báo Công an nhân dân

(Truy cập 21/12/2021)

Trang 10

8

Mạnh Động cơ của Mạnh xuất phát từ việc thiếu tiền tiêu sài, mong muốn thu lợi bất chính Mục đích của Mạnh là các nhà hảo tâm cả tin chuyển tiền cho Mạnh

Về mặt chủ thể, Mạnh là công dân có đầy đủ năng lực TNHS và đã đủ tuổi

(25 tuổi) chịu TNHS nên hoàn toàn có thể bị truy tố đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của mình

Như vậy, Hành vi của Mạnh là hoàn toàn thỏa mãn CTTP của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đã phạm tội hoàn thành Với thủ đoạn hành vi, nhân thân của Mạnh và hậu quả thiệt hại gây ra mạnh có thể sẽ bị truy cứu theo khoản 4 Điều 174 BLHS 2015 “ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân” với tình tiết tăng nặng định khung tại điểm a khoản 4 Điều 174 “Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên”

Kết Luận

Qua nghiên cứu, nhận thấy rằng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một vấn đề phức tạp, tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực như: Luật hình sự, tội phạm học,

xã hội học,… hiểu rõ về bản chất tội phạm sẽ giúp cho việc phòng chống đấu tranh với loại tội phạm này hiệu quả hơn Thực tiễn cho thấy trong thời gian qua công tác phòng chống đấu tranh đã có những thành tựu nhất định, xong với sự phát triển của công nghệ thông tin đã đặt ra những thách thức mới cho công tác điều tra Vì vậy cần phải có sự tích cực chủ động tham gia hơn nữa không chỉ ở phía cơ quan chức năng mà hơn hết mỗi người dân cần xây dựng tinh thần cảnh giác, nâng cao hiểu biết pháp luật để tránh trở thành nạn nhân của tội phạm lừa đảo

Ngày đăng: 04/05/2022, 10:14

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Học Phần: Luật Hình Sự Việt Nam 2 Đề Tài  - Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015
c Phần: Luật Hình Sự Việt Nam 2 Đề Tài (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w