1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

65 436 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 562,53 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .................................................. ............................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. ................... 1 1.2. MỤC TI

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ-QTKD

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT CHI NHÁNH VINAGAS MIỀN TÂY

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện

MSSV: 4053580

Lớp: Kế toán tổng hợp Khóa: 31

Cần Thơ – 04/2009

Trang 2

LỜI CẢM TẠ

Đầu tiên em kính gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo Khoa Kinh tế & QTKD, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt để cho em có được những kiến thức quý báo để hoàn thành luận văn tốt nghiệp và làm hành trang cho công việc sau này Em xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Ngọc Hoa đã giành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, đóng góp ý kiến, sửa chữa sai sót để giúp em hoàn thành bài viết tốt nghiệp

Đồng thời em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt – chi nhánh Vinagas Miền Tây, cùng toàn thể lãnh đạo các phòng ban đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại cơ quan Các cô, chú, anh, chị đang công tác tại các bộ phận của chi nhánh đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc Đặc biệt là sự quan tâm, hướng dẫn và giúp đỡ của chú Bùi Phụng Hiệp trong suốt thời gian thực tập

Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ và Khoa Kinh tế & QTKD, Ban lãnh đạo chi nhánh cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại các bộ phận Chi nhánh Vinagas đ ược dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi mới trong công tác

Ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện

Võ Thị Mới

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào

Ngày 27 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện

Võ Thị Mới

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

(ký tên và đóng dấu)

Trang 5

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Các khái niệm có liên quan 4

2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ 5

2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ 6

2.1.4 Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ 6

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 8

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 8

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAGAS MIỀN TÂY 9

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY 9

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH 10

3.2.1 Chức năng 10

3.2.2 Nhiệm vụ 11

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 11

3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11

3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và bộ phận 11

3.4 CẤU TRÚC LAO ĐỘNG 13

Trang 6

3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 15

4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS 19

4.1.1 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ 19

4.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng 23

4.1.3 Phân tích giá bán 24

4.1.4 Phân tích doanh thu tiêu thụ 25

4.2 NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 42

4.2.1 Các nhân tố khách quan 42

4.2.2 Nguyên nhân khách quan 46

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ 50

5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 50

5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ 50

5.2.1 Đảm bảo nguồn lực vỏ bình 50

5.2.2 Duy trì lượng tồn kho hợp lý 51

5.2.3 Điều chỉnh giá bán phù hợp 51

5.2.4 Tăng cường hoạt động Marketing 52

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54

6.1 KẾT LUẬN 54

6.2 KIẾN NGHỊ 54

6.2.1 Đối với Tổng công ty 55

6.2.2 Đối với chi nhánh Vinagas 55

6.2.3 Đối với nhà nước 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2006-2008 17

Bảng 2: Tình hình nhập-xuất-tồn theo hình thức số lượng 19

Bảng 3: Số lượng tiêu thụ theo mặt hàng 21

Bảng 4: Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho 22

Bảng 5: Giá trị các mặt hàng tiêu thụ 24

Bảng 6: Phân tích giá bán 25

Bảng 7: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 26

Bảng 8: Phân tích doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán 29

Bảng 9: Phân tích doanh thu theo quý 31

Bảng 10: Cơ cấu doanh thu theo quý 31

Bảng 11: Doanh thu theo thị trường 33

Bảng 12: Cơ cấu doanh thu theo thị trường 34

Bảng 13: Tình hình tiêu thụ VN12 theo thị trường 39

Bảng 14: Tình hình tiêu thụ VN45 theo thị trường 41

Bảng 15: Phân tích vòng quay vỏ bình 44

Bảng 16: Thị phần Vinagas Miền Tây 48

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức 11

Hình 2: Trình độ lao động của chi nhánh Vinagas Miền Tây 13

Hình 3: Trình độ của lao động gián tiếp 14

Hình 4: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 26

Hình 5: Doanh thu của VN12 giai đoạn 2006-2008 27

Hình 6: Doanh thu của VN45 giai đoạn 2006-2008 28

Hình 7: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2006 35

Hình 8: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2007 35

Hình 9: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2008 35

Hình 10: Tình hình thu mua sản phẩm giai đoạn 2006-2008 43

Trang 9

Với tốc độ của năm 2008, bình quân tốc độ tăng trưởng GDP cả 3 năm 2006 - 2008 dự kiến chỉ đạt 7,8%/năm so với kế hoạch đề ra là 7,5 – 8% cho cả giai đoạn Tuy vẫn nhằm trong khoảng chỉ tiêu đề ra nhưng rõ ràng, tốc độ tăng trưởng cao của những năm trước đã không được duy trì và thậm chí bị kéo chậm lại do sự sụt giảm mạnh trong năm 2008 Trong m ột số ngành cụ thể nhất là công nghiệp, xây dựng đã có sự suy giảm mạnh Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 dự kiến chỉ ở mức 16,2 % và giá trị gia tăng chỉ còn 9,4 - 9,6% Nguyên nhân suy giảm là do mặt bằng giá đã đứng ở mức cao, đáng chú ý là sản phẩm gas

Cuối năm 2008, nguồn hàng gas trên thị trường thế giới đã có dấu hiệu khan hiếm, một số nước không bán hàng mua theo chuyến nữa Đầu tháng một, giá gas tăng thêm 42,5USD/tấn, khiến giá gas trong nước tăng 10.000-12.000 đồng/bình từ ngày 1.1 Nhưng hiện nay, nguồn hàng trên thị trường thế giới tiếp tục khan hiếm, đẩy giá gas mua theo chuyến lên 435 USD/tấn

Nguyên nhân chính là do OPEC cắt giảm sản lượng khai thác dầu thô, dẫn đến sản lượng khí gas khai thác giảm mạnh Giá gas tăng sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu của những hộ dân và các đơn vị sản xuất sử dụng gas làm nguồn nhiên liệu chính và giá thành sản phẩm lại tăng theo

Bên cạnh đó người tiêu dùng đã tiến bộ nhanh hơn chúng ta nghĩ, từ tiêu dùng thụ động tới "tiêu dùng tích cực xông xáo", mấu chốt của việc này là nguời tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ và thương hiệu trên thị trường Đối với nhà bán lẻ, khách hàng mới này chú trọng quan tâm không chỉ đến thương

Trang 10

hiệu mà còn các dịch vụ chăm sóc và tính minh bạch của công ty Vì vậy quá trình tiêu thụ hàng hóa càng trở nên khó khăn

Do đó, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, muốn tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm đạt hiệu quả cao là điều kiện để doanh nghiệp nhanh chóng thu hồi vốn, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, một mặt góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp không ngừng duy trì và mở rộng thị trường, nâng cao uy tín, cải thiện vị trí của doanh nghiệp trên thị trường Do nhận thấy tính cấp thiết của việc mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm nên em đã lựa chọn đề tài "Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt - chi nhánh Vinagas Miền Tây”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài tập trung phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ gas và các nguyên nhân ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ gas tại Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt chi nhánh Vinagas Miền Tây qua 3 năm từ 2006-2008

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích tình hình tiêu thụ gas về mặt sản lượng trong 3 năm 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas về mặt giá trị trong 3 năm 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ theo nhóm khách hàng

- Phân tích tình hình tiêu thụ theo thị trường - Nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ

Từ đó tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh quá trình tiêu thụ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Lượng tiêu thụ gas tăng giảm như thế nào qua 3 năm? - Nguyên nhân nào ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ? - Đề ra giải pháp gì để tăng lượng tiêu thụ?

Trang 11

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian

Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt - chi nhánh Vinagas Miền Tây

1.4.2 Thời gian: số liệu được sử dụng trong bài viết này là số liệu 3 năm từ

năm 2006 đến 2008

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Tình hình tiêu thụ gas tại Công ty Cổ Phần Năng Lượng Đại Việt - chi nhánh Vinagas Miền Tây từ năm 2006-2008

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trong quá trình nghiên cứu có các tài liệu liên quan sau:

 Nguyễn Thị Bé Ghí (2007), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ các sản phẩm dầu khí tại công ty TNHH dầu khí M êkông Bài viết của

tác giả có các nội dung chính sau: đánh giá kết quả tiêu thụ theo số lượng, theo giá trị, mức độ ảnh hưởng của từng sản phẩm đến doanh thu tiêu thụ, thị trường tiêu thụ, các nguyên nhân ảnh hưởng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đưa ra các giải pháp

 Cao Hồng Anh (2005), Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ vật tư và một số giải pháp nhằm nâng cao doanh thu tại Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang Đề tài đã đi sâu phân tích khái quat tình hình tiêu thụ, phân tích cơ

cấu mặt hàng tiêu thụ của doanh nghiệp, phân tích khối lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp, phân tích giá bán vật tư của doanh nghiệp, phân tích doanh thu qua 3 năm và đưa ra các giải pháp

Cả hai đề tài đều sử dụng phương pháp so sánh chủ yếu là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu đến thời điểm cuối năm 2008 cho nên cùng với những kiến thức đã học và thu thập thêm nhiều thông tin mới em tiến hành đề tài này

Trang 12

a) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (DTBH & CCDV)

Là toàn bộ tiền bán hàng hóa sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền)

Công thức tính: M = P x Q Trong đó:

P: là giá bán

Q: là khối lượng tiêu thụ

Khối lượng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ được xác định tiêu thụ là khối lượng hàng hóa sản phẩm dịch vụ mà người bán đã giao hoặc thực hiện đối với người mua, người đặt hàng, đã được người mua, người đặt hàng thanh toán hay chấp nhận cam kết sẽ thanh toán

Giá bán được hạch toán là giá bán thực tế được ghi trên hóa đơn Doanh nghiệp phải căn cứ vào giá thị trường ở thời điểm bán hàng, cung cấp dịch vụ để định giá tiêu thụ

b) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo

2.1.1.2 Các khoản giảm trừ doanh thu a) Chiết khấu thương mại

Là khoản tiền giảm trừ cho khách hàng tính trên tổng số các nghiệp vụ đã thực hiện trong một thời gian nhất định hoặc khoản tiền giảm trừ trên giá bán thông thường vì mua hàng với khối lượng lớn

Trang 13

b) Giảm giá hàng bán

Phản ánh khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá ngoài hoá đơn (tức là sau khi đã có hóa đơn bán hàng) không phản ánh số giảm giá cho phép đã được ghi trên hóa đơn bán hàng

c) Hàng bán bị trả lại

Phản ánh doanh thu của số hàng hóa thành phẩm dịch vụ đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu người mua, do vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bán kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách

2.1.2 Ý nghĩa của việc phân tích tình hình tiêu thụ

Kết quả hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp phải đ ược xem xét trên cơ sở căn cứ theo loại hình từng loại doanh nghiệp cụ thể Các doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện kết quả sản xuất nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm nhất định theo yêu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng và chủng loại…Kết quả này đề thông qua công tác tiêu thụ

Tiêu thụ là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Qua tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành

Thông qua kết quả tiêu thụ thì tính hữu ích của sản phẩm hàng hóa ở doanh nghiệp mới được thị trường thừa nhận về số lượng, chất lượng mặt hàng và thị hiếu của người tiêu dùng Doanh nghiệp mới thu hồi toàn bộ chi phí có liên quan đến giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và quản lý chung

Lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua kết quả tiêu thụ, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất của toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là nguồn bổ sung vốn tự có trong kinh doanh và là nguồn hình thành các loại quỹ ở doanh nghiệp

Để đảm bảo kinh doanh được liên tục phát tiển đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ, giúp cho doanh nghiệp phát hiện ưu điểm và những tồn tại của công tác này nhằm khắc phục mặt còn tồn tại, khai thác tiềm năng sẵn có, giúp cho công tác tiêu thụ ngày càng hoàn thiện và tiến bộ hơn

Trang 14

2.1.3 Nhiệm vụ của phân tích tình hình tiêu thụ

Từ những ý nghĩa nói trên có thể nhận thấy rằng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa luông là vấn đề được đặt ra đối với doanh nghiệp Để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp một mặt phải thường xuyên theo dõi tình hình thị trường để kịp thời nắm bắt sự thay đổi nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoặc có khả năng sản xuất, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại, tung ra thị trường những sản phẩm mới nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, mặt khác phải thường xuyên phân tích, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp khả thi nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:

- Đánh giá tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ phân tích, bao gồm: tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch trong kỳ, tình hình tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước, tình hình bảo đảm chất lượng sản phẩm tiêu thụ, …

- Phân tích chi tiết tình hình tiêu thụ theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp như: thị trường tiêu thụ, mặt hàng tiêu thụ, thời hạn tiêu thụ, …

- Phát hiện, phân loại và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình và kết quả tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ phân tích Trong đó , cần đặt biệt quan tâm đến các nhân tố mà doanh nghiệp có khả năng kiểm soát và tác động tới (các nhân tố thuộc về doanh nghiệp)

Từ kết quả phân tích phát hiện ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả phân tích, từ đó đưa ra các biện pháp tương ứng nhằm khai thác tối đa khối lượng tiêu thụ góp phần nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp

2.1.4 Nội dung phân tích tình hình tiêu thụ 2.1.4.1 Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ

a) Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng

Hình thức số lượng có ưu điểm thể hiện cụ thể khối lượng tiêu thụ từng hàng hóa từng sản phẩm, từng mặt hàng chủ yếu trong kỳ phân tích, nhưng hình

Trang 15

thức này có nhược điểm là không thể tổng hợp được để đánh giá chung toàn doanh nghiệp

Công thức kế toán:

Tồn đầu kỳ + Nhập trong kỳ – Xuất trong kỳ = Tồn cuối kỳ

b) Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho

Hệ số luân chuyển hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho Hệ số này thể hiện số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ

Công thức tính:

Hệ số luân chuyển Giá vốn hàng bán hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân Số ngày 360

của 1 vòng Số vòng

Số vòng hàng tồn kho càng cao (số ngày cho một vòng quay càng ngắn) càng tốt; tuy nhiên, với số vòng quay quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp

2.1.4.2 Phân tích tình hình tiêu thụ gas theo cơ cấu mặt hàng

Cơ cấu mặt hàng là tỷ phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ, chỉ tiêu này được xác định bằng công thức:

Giá trị từng mặt hàng tiêu thụ Tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ

Khi phân tích có thể so sánh chỉ tiêu từng phần giá trị từng loại mặt hàng tiêu thụ thực tế với kế hoạch hoặc với các kỳ kinh doanh trước nhằm đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ từng mặt hàng hoặc sự biến động giữa các kỳ

Đồng thời xác định vị trí từng mặt hàng tiêu thụ trong tổng giá trị hàng hóa tiêu thụ Trên cơ sở đó phát hiện xu thế và mức độ biến động từng thị phần, từng loại mặt hàng tiêu thụ Cung cấp những thông tin cần thiết phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp

=

=

= Tỷ phần giá trị từng mặt hàng tiêu thụ

Trang 16

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ việc phỏng vấn các anh chị, cô chú trong phòng kinh doanh- marketing, báo cáo xuất gas-phụ kiện, sổ theo dõi sản lượng vỏ bình, sổ tổng hợp chi tiết…của phòng kế toán,

Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ một số thông tin trong trang web của tổng công ty và các trang web khác

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Trong từng mục tiêu đều áp dụng phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm như thế nào để có hướng khắc phục

- Tiêu chuẩn so sánh: so sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước cụ thể là so sánh số lượng, giá trị và doanh thu năm 2007 so với năm 2006, và năm 2008 so với năm 2007 Từ đó giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng

- Kỹ thuật so sánh:

So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so

với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

F = F1 - F0

Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân

tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế

F1

F =  x 100 F0

Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc

Trang 17

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VINAGAS MIỀN TÂY

3.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY

Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT-CHI NHÁNH VINAGAS MIỀN TÂY

Địa chỉ: 31A/2, TL902, ấp Thanh Mỹ 2, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long

Điện thoại: (070) 3.947.703-3.947.704; Fax: (070) 3.947.851

Đại diện theo pháp luật: Ông Lương Quốc Nam - Chức vụ: Giám Đốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 5413000069

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Vĩnh Long Ngày cấp: 30/08/2007 Mã số thuế: 0305096761-001

Tài khoản số: 085.001.734.000.001 Tại Ngân Hàng Đông Á Vĩnh Long, Ngành nghề kinh doanh:

- Mua bán gas, xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, chiết nạp, vận chuyển gas

- Mua bán bếp gas và phụ tùng

- Lắp đặt máy móc thiết bị vật tư ngành dầu khí, thiết bị năng luợng mặt trời, hệ thống bồn chứa, đường ống gas

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Vào năm 1995, Công ty Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận (PNJ) mở rộng thêm ngành hàng – kinh doanh khí đốt hóa lỏng (gas) và xem đây là ngành hàng chủ lực bên cạnh hoạt động kinh doanh vàng - bạc - đá quý Với chủ trương hoạt động kinh doanh đa ngành, Công ty PNJ quyết định xây dựng Trạm chiết Vinagas và đây là Trạm chiết gas đầu tiên trong nội thành TP Hồ Chí Minh, với ngành nghề kinh doanh chính:

- Tồn trữ, chiết nạp và kinh doanh gas

- Kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ kiện ngành gas - Tư vấn, thiết kế và lắp đặt các công trình gas

Trang 18

- Dịch vụ vận chuyển

Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2002, Vinagas chiết nạp và phân phối trên thị trường phía Nam, với sản lượng tiêu thụ khoảng 1.000 tấn/tháng Sau khi có đủ nguồn lực, kinh nghiệm và hệ thống phân phối; vào ngày 14/9/2002, Vinagas chính thức hoạt động với thương hiệu độc lập Và cũng vào năm 2002, Vinagas là đơn vị đầu tiên trong ngành gas được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, điều này càng nâng cao lợi thế cạnh tranh và uy tín thương hiệu Vinagas trên thị trường

Từ năm 2004 - 2005, hệ thống chiết nạp và phân phối của Vinagas mở rộng không ngừng, cùng với việc ra đời Chi nhánh Vinagas miền Tây (tại tỉnh Vĩnh Long) Do đó, ngày 22.03.2004 chi nhánh Vinagas Vĩnh Long chính thức được thành lập với tên: chi nhánh Vinagas Vĩnh Long trực thuộc Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận Ngày 07.12.2004 Đơn vị chính thức đi vào hoạt động

Sau 11 năm tham gia vào ngành kinh doanh gas (LPG) và sau 5 năm hoạt động dưới thương hiệu độc lập Vinagas, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thị trường gas có nhiều biến động, giá dầu khí thế giới tăng giảm không theo quy luật, chịu sự cạnh tranh của nhiều Công ty kinh doanh gas khác,… tuy nhiên bằng sự nỗ lực và hỗ trợ từ Công ty PNJ,… hoạt động sản xuất, kinh doanh của Vinagas đã đạt được những kết quả khả quan và trở thành thương hiệu kinh doanh gas lớn trên thị trường Do đó, Công ty PNJ đã tách ngành hàng gas ra thành một Công ty độc lập là Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt vào năm 2007 Để phù hợp với việc xã hội hóa doanh nghiệp, thành lập Công ty cổ phần đại chúng và liên kết với các đối tác chiến lược nhằm nâng tầm hoạt động, thu hút đầu tư, nhân lực, kinh nghiệm quản lý,…“Chi nhánh Vinagas Vĩnh Long” được đổi thành “Chi nhánh Vinagas Miền Tây thuộc Công ty Cổ phần Năng Lượng Đại Việt” vào ngày 30/08/2007

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH 3.2.1 Chức năng

- Tồn trữ chiết nạp và phân phối sản phẩm LPG

- Đảm bảo tăng cường doanh thu tiêu thụ gas trên các kênh phân phối, vùng thị trường và thực hiện các dịch vụ của ngành gas

Trang 19

- Thiết lập và cũng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, phục vụ và làm thỏa mãn nhu cầu của các đại lý, khách hàng đối với mặt hàng gas và các dịch vụ kèm theo

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

3.3.2 Chức năng nhiệm vụ của ban giám đốc và bộ phận 3.3.2.1 Ban giám đốc

Giám đốc: chịu sự quản lý trực tiếp của Phó tổng giám đốc công ty quản lý

các mặt hoạt động của đơn vị, lãnh đạo, triển khai, thực hiện và hoàn thành tốt chiến lược kinh doanh để hoàn thành chỉ tiêu ban giám đốc giao cho đơn vị Báo

Giám đốc

Phó giám đốc chi nhánh

Bộ phận kế toán tài chính Bộ phận kinh

doanh-Marketing Bộ phận kỹ

thuật - kho

Bộ phận bảo vệ

Trang 20

cáo trực tiếp cho phó giám đốc kinh doanh về kết quả hoạt động kinh doanh của trạm Quản lý và sử dụng nhân nhân sự, có quyền đề xuất các hình thức khen thưởng/ kỷ luật, nâng/ hạ bậc lương nhân viên theo yêu cầu công việc, tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân viên

Phó giám đốc chi nhánh: Giúp việc cho giám đốc đơn vị khi được ủy quyền

để giải quyết hoạt động tại đơn vị Hoạch định, xây dựng các kế hoạch kinh doanh của trạm cũng như chiến lược khách hàng, điều hành, quản lý Khai thác thị tường, tìm kiếm khách hàng, thúc đẩy các hoạt động bán hàng, điều hành, quản lý Tham mưu các kế hoạch và công việc phát sinh trong quá trình hoạt động của đơn vị

3.3.2.2 Bộ phận kỹ thuật – kho

- Phụ trách hoạt động chiết nạp gas, kiểm tra đảm bảo trọng lượng gas thành phẩm và an toàn bình gas

- Theo dõi xuất, nhập, tồn vật tư hàng hóa

- Kiểm tra vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị của đơn vị - Thực hiện dịch vụ hậu mãi kỹ thuật của đơn vị

- Kiểm tra an toàn lao động, an toàn cháy nổ

3.3.2.3 Bộ phận kinh doanh – Marketing

- Nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng

- Xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối, các chiến lược marketing, chương trình quảng cáo khuyến mãi, phát triển thị trường tiềm năng

- Tham mưu cho lãnh đạo về phương hướng kinh doanh

- Tiếp nhận xử lý thông tin về hợp đồng mua bán Theo dõi tiến độ thực hiện mua/bán hàng của đơn vị

- Vận chuyển giao hàng đến tận nơi đáp ứng yêu cầu khách hàng về hàng hóa và thời gian

- Thiết lập mối quan hệ với các đại lý, khách hàng, hệ thống phân phối - Bảo quản, vận hành, kiểm tra và bảo dưỡng phương tiện vận chuyển của đơn vị

Trang 21

ĐẠI HỌC12%

CAO ĐẲNG6%

TRUNG CẤP 18%PHỔ THÔNG

3.3.2.4 Bộ phận kế toán tài chính

- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị

- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch thống kê

- Kiểm tra việc giữ gìn các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô, lãng phí, vi phạm chính sách kinh doanh, chế độ tài chính của nhà nước và của công ty

3.3.2.5 Bộ phận bảo vệ

- Trực gác, chấm công, kiểm tra việc ra vào cổng của toàn thể cán bộ-công nhân viên, hướng dẫn khách hàng theo quy định của Ban Lãnh Đạo đơn vị Bảo quản trong coi toàn tài sản, phương tiện hàng hóa, nhà cửa đất đai trong đơn vị

- Kiểm soát chặt chẽ việc xuất nhập vật tư hàng hóa ra vào cổng - Nhắc nhở phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh lao động

3.4 CẤU TRÚC LAO ĐỘNG

Cuối năm 2008, tổng số lao động của toàn đơn vị là: 34 người Trong đó: - Lao động trực tiếp: 20 người (chiếm 59%), toàn bộ là lao động phổ thông

- Lao động gián tiếp: 14 người (chiếm 41%) Trong đó: đại học có 4 người, cao đẳng 2 người, trung cấp 6 người, phổ thông 2 người

Hình 2: Trình độ lao động của chi nhánh Vinagas Miền Tây

Trang 22

ĐẠI HỌC29%

CAO ĐẲNG14%TRUNG CẤP

PHỔ THÔNG14%

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy lao động phổ thông chiếm tỷ lệ rất cao, chiếm 64% tổng số lao động của toàn đơn vị Trong đó, đa số lao động phổ thông là lao động trực tiếp Mặc dù công nhân lao động trực tiếp đều là lao động phổ thông nhưng đội ngũ lao động này đều được đào tạo chuyên môn trong ngành gas thông qua các lớp đào tạo do các cán bộ chuyên môn từ Tổng công ty điều xuống Do đó, có thể nói rằng chi nhánh Vinagas Miền Tây có một đội ngũ công nhân lành nghề, thành thạo trong công việc, đủ để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh với các đơn vị khác cùng ngành

Hình 3: Trình độ của lao động gián tiếp

Lao động gián tiếp bao gồm các phòng ban tiêu biểu như cấp quản lý, nhân viên văn phòng,…Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy trình độ đại học chiếm 29%, cao đẳng 14%, trung cấp chiếm 43%, phổ thông chiếm 14% Từ đó ta thấy trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động gián tiếp của đ ơn vị cho nên lao động gián tiếp cần nâng cao trình độ hơn nữa để góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển hơn

Chi nhánh Vinagas là một đơn vị kinh doanh nhỏ số lượng nhân viên không cần nhiều Tuy nhiên phòng kinh doanh-Marketing chỉ có 2 nhân viên mà thị trường Miền Tây rộng lớn nên chưa theo dõi sâu sát hết thị trường Do đó để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì đơn vị đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên kinh doanh-Marketing có khả năng theo sát thị trường Đồng thời trong quá trình hoạt động sắp tới đơn vị có hướng lựa chọn nhân viên có thực lực và trình độ lao động từ cao đẳng trở lên Tất cả quá trình tuyển dụng đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của đơn vị

Trang 23

3.5 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.5.1 Thuận lợi

- Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích gần 40.000km², dân số gần 17 triệu người ( chiếm 12% diện tích và 1/5 dân số cả nước)

- Thiên nhiên đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng với nhiều tiềm năng - Công ty nằm trên tỉnh lộ 902 của tỉnh Vĩnh Long nên đường giao thông tương đối thuận tiện

- Có địa điểm kinh doanh qui mô, rộng rãi, sức chứa ổn định, thiết bị sử dụng tốt, công suất thiết kế có thể đáp ứng nhu cầu cao

- Vinagas là thương hiệu gas đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận ISO 9001:2000 và là một trong top 10 hãng gas lớn nhất Việt Nam

- Đội ngũ cán bộ công nhân Vinagas đều được khuyến khích nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và quản lý thông qua các lớp đào tạo bên trong và bên ngoài

- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm nên chi nhánh sẽ gặp những cạnh tranh gay gắt với các hàng gas khác như: Gas Sài Gòn, Petronas, Total, Elf gas, Petrovietnam, Petimex,…

- Chưa hoạt động hết công suất (900 tấn/tháng)

- Có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế gas như: than, củi, trấu, …

- Nhân lực kinh doanh tiếp thị quá mỏng nên chưa theo dõi sâu sát hết thị trường, từ đó khách hàng dễ thay đổi khi đối thủ chào mời về phía họ

- Thị trường gas ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bổ chưa đều, sức tiêu thụ ở một số tỉnh còn khiêm tốn như: Long An, Sóc Trăng, Kiên Giang và một số thị trường bị bỏ ngõ như: Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau

Trang 24

- Đơn vị kinh doanh mặt hàng dễ cháy nổ nên việc phòng cháy nổ rất phức tạp, đòi hỏi đơn vị phải chú trọng nhiều đến vấn đề an toàn cháy nổ

- Những năm vừa qua đặc biệt là cuối năm 2007 đến giữa năm 2008 tình hình kinh tế thế giới và khu vực có những biến động phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến giá cả xăng dầu cũng như gas trên thế giới, nhất là khu vực Trung Đông luôn có những bất ổn dẫn đến biến động giá gas trong nước nói chung và đơn vị nói riêng

3.6 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Đơn vị sẽ trở thành một trong những đơn vị hoat động đa ngành trong lĩnh vực năng lượng như đã đăng ký giấy phép kinh doanh Riêng đối với ngành gas có thị phần lớn và bao phủ hầu hết Miền Tây, đảm bảo tốc độ phát triển liên tục và ổn định

Tạo ra thương hiệu có uy tín trên thị trường, với mục tiêu VINAGAS luôn đi kèm với chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo, văn hóa và phong cách phục vụ chuyên nghiệp Đảm bảo mức phát triển bền vững trên thị trường

3.7 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ QUA 3 NĂM 2006-2008

Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị qua 3 năm 2006-2008 ta có thể đánh giá khái khát kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

Trang 25

Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây

Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA 3 NĂM 2006-2008

Trang 26

Từ bảng số liệu trên (bảng số liệu 1 trang 17) ta thấy tổng doanh thu thuần của đơn vị liên tục tăng Năm 2007, doanh thu thuần tăng từ 69.935 triệu đồng lên 95.894 triệu đồng (tương đương với 37,12 %) Sang năm 2008, doanh thu thuần lại tăng nhanh hơn, tăng 56.251 triệu đồng (tương đương 58,66%) so với năm 2007 Từ năm 2006 - 2008, doanh thu thuần tăng cao là do hàng hóa đạt chất lượng, nhu cầu sử dụng gas dân dụng và công nghiệp tăng, đồng thời đơn vị tăng cường sử dụng các biện pháp để đẩy mạnh tiêu thụ như: chiết khấu, phương thức bán hàng và phương thức thanh toán linh hoạt, dịch vụ hậu mãi vừa gián tiếp vừa trực tiếp…

Doanh thu thuần tăng cao nhưng tình hình chi phí cũng có chiều hướng tăng cao Năm 2007, giá vốn hàng bán tăng 41,99% với số tiền là 25.762 triệu đồng, năm 2008 tăng 67,21% với số tiền là 58.552 triệu đồng Nguyên nhân của sự gia tăng giá vốn này là do nguồn nhiên liệu trong nước chủ yếu là nhập khẩu, giá nhập khẩu xăng, dầu tăng làm cho giá gas tăng theo Đồng thời do số lượng hàng bán tăng cùng với giá cả thị trường tăng nên đã thúc đẩy chi phí bán hàng tăng lên, năm 2007 chi phí bán hàng là 6.012 triệu đồng, tăng 663 triệu đồng tương đương với 12,39% so với năm 2006 Chi phí bán hàng năm 2008/2007 tăng nhanh hơn chi phí năm 2007/2006, năm 2008 chi phí bán hàng tăng 1.302 triệu đồng tương đương với 21,66%

Do tốc độ tăng của chi phí cao hơn doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm đáng kể Năm 2007, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 462 triệu đồng tương đương với 14,24%, sang năm 2008 lợi nhuận giảm mạnh xuống mức âm 814 triệu đồng, giảm 3.597 triệu đồng tương đương với 129,25% so với năm 2007 Từ đó dẫn đến biến động tăng giảm không ổn định của lợi nhuận trước thuế của đơn vị Lợi nhuận trước thuế năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.788 triệu đồng tương đương với 32,37% nhưng sang năm 2008 lợi nhuận trước thuế lại giảm đáng kể so với năm 2007 và thậm chí thấp hơn năm 2006

Nhìn chung kết quả kinh doanh năm 2006 hiệu quả nhưng đến năm 2007 và 2008 lợi nhuận có được chủ yếu là do thu nhập khác (thu nhập từ thế chân vỏ bình) mang lại, thu nhập này không bền vững Đơn vị cần xem xét lại giá nguồn nguyên liệu nhập kho và các biện pháp tiết kiệm chi phí

Trang 27

4.1.1.1 Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng

Các doanh nghiệp phải luôn tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển, lợi nhuận của doanh nghiệp có được chủ yếu là thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ

Chi nhánh Vinagas Miền Tây là một đơn vị kinh doanh gas (LPG) LPG là từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc giếng gas và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu Thành phần chính của LPG là Propane (C3H8) và Butane (C4H10), không màu, không mùi, không vị và không có độc tố

LPG là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng và thân thiện với môi trường Nó có thể dễ dàng được chuyển đổi sang thể lỏng bằng việc tăng áp suất thích hợp hoặc giảm nhiệt độ để dễ tồn trữ và vận chuyển được Do đó trong quá trình vận chuyển để nhập không thể chia ra nhiều loại sản phẩm mà chỉ có một sản phẩm Vì vậy khi phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng ta chỉ có một sản phẩm để phân tích là Vinagas

Bảng 2: TÌNH HÌNH NHẬP-XUẤT-TỒN THEO HÌNH THỨC SỐ LƯỢNG

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008

Chênh lệch

Tỷ lệ (%)

Chênh lệch

Tỷ lệ (%) Tồn đầu kỳ 40.095 51.822 11.445 11.727 29,25 (40.377) (77,91)

Trang 28

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2006 tồn đầu kỳ là 40.095 kg, nhập trong kỳ là 6.313.293 kg Do số lượng xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên đã làm cho tồn cuối kỳ tăng so với đầu kỳ, sản lượng cuối kỳ là 51.822 kg Nguyên nhân chính làm cho tồn cuối kỳ tăng là do cuối năm 2006 giá gas giảm mạnh so với đầu năm (giá nhập vào tháng 1/2006 trung bình là 10.500 đồng/kg đến 3 tháng cuối năm 2006 giá nhập trung bình là 9.400 đồng/kg), tận dụng tình hình giá gas giảm đơn vị đã tăng dự trữ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho kỳ sau Vì vậy trong có thể kết luận là hàng hóa nhập vào chưa tiêu thụ hết nhưng không thể kết luận hàng tồn kho tăng là không tốt

Năm 2007, tồn đầu kỳ là 51.822 kg, tăng 11.727 kg tương đương với 29,25% so với năm 2006 Tồn đầu kỳ tăng là do sản lượng tiêu thụ năm 2006 thấp hơn sản lượng nhập năm 2006 Nhập trong kỳ là 7.393.602 kg tăng 1.080.309 kg tương đương với 17,11% so với năm 2006 Xuất trong kỳ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của xuất cao hơn nhập (17,97% > 17,11%) làm cho tồn cuối kỳ giảm 40.377 kg (tức giảm 77,91%) so với năm 2006 Tồn cuối kỳ năm 2007 giảm là do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh đặc biệt là cuối tháng 11 giá dầu thế giới chạm ngưỡng 100USD/thùng nên kéo theo giá gas tăng lên Trong thời điểm này đơn vị đã cân nhắc tính toán lượng dự trữ phù hợp để giảm thiểu nguy cơ giá tăng rồi giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đơn vị cho nên đơn vị đã giảm lượng dự trữ xuống đáng kể Vì vậy hàng hóa mua vào tiêu thụ hết, đơn vị luân chuyển vốn nhanh

Năm 2008, do tồn kho cuối kỳ năm 2007 giảm nên làm cho tồn kho đầu kỳ năm 2008 giảm 77,91% so với năm 2007 Tuy nhiên tốc độ tăng của sản phẩm xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên làm cho tồn kho cuối kỳ tăng 4.494 kg (tức tăng 39,27%) so với năm 2007 Nếu xét về mặt tỷ lệ thì tồn kho cuối kỳ tăng lên nhưng xét về mặt số lượng thì con số này không lớn vì vậy không làm cho đơn vị ứ đọng vốn mà còn đủ sản sản phẩm để dự trữ nhằm đáp ứng tiêu thụ kỳ sau

Mặc khác nếu xét trong từng năm 2007/2006 và 2008/2007 thì tốc độ tăng số lượng tiêu thụ năm 2008/2007 cao hơn 2007/2006 (30,58% > 17,97%) Số lượng tiêu thụ tăng là do hàng hóa đạt chất lượng, phương thức bán hàng và phương thức thanh toán linh hoạt, nguồn lực vỏ bình được đảm bảo và đơn vị đã

Trang 29

ký thêm hợp đồng với các nhà phân phối lớn như Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang, Công ty TNHH Kim Anh, …

Trong kỳ phân tích doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng hàng hóa tiêu thụ Như đã nêu trên thì nhập chỉ có một sản phẩm là Vinagas nhưng trong quá trình xuất tiêu thụ lại chia ra thành hai loại sản phẩm là VN12 (bình Vinagas 12kg) và VN45 (bình Vinagas 45kg) Do đó khi phân tích số lượng tiêu thụ ta sẽ có hai loại sản phẩm

Bảng 3: SỐ LƯỢNG TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG

LOẠI SP 2006 2007 2008

2007/2006 2008/2007

Chênh lệch

Tỷ lệ(%)

Chênh lệch

Tỷ lệ(%)

VN12 6.121.1587.232.4749.422.8321.111.31618,162.190.35830,29

VN45 180.408201.505284.51721.09711,6983.01241,20

Cộng 6.301.5667.433.9799.707.3491.132.41317,972.273.37030,58

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)

Xét về mặt tổng thể thì số lượng tiêu thụ liên tục tăng trong giai đoạn 2008, xét từng loại sản phẩm thì số lượng mỗi loại sản phẩm đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến tổng số lượng tiêu thụ cũng khác nhau Cụ thể như sau:

2006-Đối với VN12, số lượng tiêu thụ năm 2006 là 6.121.158 kg, năm 2007 là 7.232.474 kg tăng 1.111.316 kg (tức tăng 18,16%) so với năm 2006 Năm 2008 tăng 2.190.358 kg (tức tăng 30,29%) so với năm 2007 Điều này chứng tỏ tình hình tiêu thụ VN12 có nhiều tiến triển, số lượng tiêu thụ tăng ngày càng nhanh

Đối với VN 45, sản lượng tiêu thụ cũng tăng nhanh với số lượng tiêu thụ năm 2006 là 180.408 kg, năm 2007 tăng 21.097 kg (tức tăng 11,69%) so với năm 2006 Năm 2008 số lượng tiêu thụ tăng 83.012 kg (tức tăng 41,20%) so với năm 2007

Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của cả hai loại sản phẩm đều tăng, sản l ượng tiêu thụ VN12 cao hơn 30 lần sản lượng tiêu thụ VN45 Do đó sự biến động của sản lượng tiêu thụ VN12 sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm Sở dĩ sản lượng tiêu thụ VN12 cao là do nhu cầu sử dụng loại sản

Trang 30

phẩm VN12 ngày càng nhiều đồng thời chỉ có một số ít ngành công nghiệp sử dụng đến gas như các công ty hoạt động trong ngành sản xuất gạch men, gốm sứ, xi mạ, sản xuất mỹ phẩm và sử dụng khí đốt hóa lỏng trong các lò nung, lò hấp nên lượng khách hàng tiêu thụ loại sản phẩm VN45 chưa nhiều Tính đến thời điểm hiện nay đơn vị chỉ có 9 khách hàng công nghiệp

4.1.1.2 Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 4: PHÂN TÍCH HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO

GTTKBQ: Giá trị tồn kho bình quân

HSLCHTK: Hệ số luân chuyển hàng tồnkho TG 1 VQ: Thời gian một vòng quay

Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy hệ số luân chuyển hàng tồn kho qua 3 năm 2006-2008 liên tục tăng và thời gian của một vòng quay ngày càng ngắn lại Cụ thể là năm 2006, hệ số luân chuyển hàng tồn kho là 134 lần nhưng sang năm 2007 là 272 lần cao hơn 138 lần tương đương 102,82% so với năm 2006, ta thấy tốc độ tăng vòng quay hàng tồn kho rất nhanh, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của đơn vị đã có bước tiến triển, hàng hóa ứ đọng giảm so với 2006 Thời gian luân chuyển của một vòng quay cũng giảm đi rất nhiều Năm 2006 là 2,68 ngày/vòng quay nhưng sang 2007 giảm xuống còn 1,32 ngày/vòng quay giảm 1,36 ngày ngày/vòng quay so với năm 2006 Số vòng quay ngày càng tăng lên mà thời gian của 1 vòng quay ngày càng giảm, điều này cho thấy đơn vị hoạt động có hiệu quả, làm giảm chi phí đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và làm giảm nguy cơ ứ đọng hàng hóa tồn kho

Trang 31

Song bước sang năm 2008, số vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên 989 lần cao hơn năm 2007 là 716 lần tương đương 263,23%, một tỷ lệ rất cao Thời gian của một vòng quay giảm đáng kể chỉ còn 0.36 ngày/vòng giảm 0,96 ngày/vòng so với năm 2007 Như vậy một đợt hàng hóa tồn kho của đơn vị trong năm 2008 cần 0,36 ngày để quay vòng hay nói cách khác, kỳ đặt hàng bình quân của đơn vị là 0,36 ngày, vòng quay 0,86 ngày là quá nhanh Lượng tồn kho quay nhanh là do giá vốn hàng bán tăng trong khi giá trị tồn kho bình quân giảm Theo lý thuyết điều này có thể dẫn đến nguy cơ đơn vị không đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu hàng bán, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng và điều này gây ảnh hưởng không tốt cho việc kinh doanh về lâu dài của đơn vị nhưng thực tế gas là một loại hàng hóa đặc biệt không thể dự trữ nhiều như những hàng hóa khác, mặc khác giá gas phụ thuộc vào giá xăng dầu thế gới cho nên tùy từng thời điểm khác nhau mà duy trì lượng tồn kho khác nhau Khi hàng hóa có xu hướng tăng giá thì dự trữ nhiều là có lợi nhưng khi hàng hóa tụt giá dự trữ nhiều sẽ có nguy cơ bị lỗ nhưng dự trữ quá ít thì không đủ khả năng cung ứng Do đó, đơn vị cần có những biện pháp dự đoán sự biến động của giá cả để duy trì lượng tồn đọng hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và đảm bảo uy tín đơn vị, góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của đơn vị

4.1.2 Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng giá trị tiêu thụ do nhiều loại sản phẩm đem lại Có những sản phẩn giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất cao nhưng cũng có những sản phẩm giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất thấp Vì vậy để biết được loại sản phẩm nào là thế mạnh của đơn vị ta tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng như đã nêu ở phần cơ sở lý luận

Gas được nhập và vận chuyển chỉ có một sản phẩm là Vinagas nên xuất tiêu thụ chỉ có một giá xuất hay nói cách khác chỉ có một giá vốn hàng bán chung Do chỉ có một giá xuất nên tỷ trọng theo lượng và tỷ trọng theo giá trị là như nhau vì vậy khi phân tích cơ cấu mặt hàng không phân tích sản lượng và giá trị chung mà chỉ phân tích phần giá trị.

Trang 32

VN45 1.756.551 2,86 2.361.410 2,71 4.269.496 2,93

Cộng 61.355.505 100,00 87.117.806 100,00 145.669.633 100,00

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)

Nhìn chung giá trị các mặt hàng tiêu thụ liên tục tăng qua 3 năm 2006-2008 nhưng mỗi loại sản phẩm chiếm tỷ trọng khác nhau Trong đó VN12 chiếm tỷ trọng rất cao (hơn 97%), còn VN45 chiếm tỷ trọng rất thấp

Năm 2006, tổng giá trị tiêu thụ là 61,355,505 nghìn đồng , trong đó VN12 là 59,598,954 nghìn đồng chiếm 97.14% tổng giá trị các mặt hàng tiêu thụ, một tỷ lệ rất lớn, còn lại là giá trị VN45, do đó VN45 chỉ chiếm một tỷ rất thấp (2.86%)

Năm 2007, VN12 chiếm 97.29% tổng sản lượng bán, tăng 0.15% so với năm 2006, tương ứng VN 45 chỉ chiếm 2,71% giảm 0.15% so với năm 2006

Sang năm 2008, tổng giá trị các mặt hàng tiêu thụ là 145,669,633 nghìn đồng, trong đó giá trị VN12 là 97,07%, giảm 0.22% so với năm 2007 và VN45 tăng 0.22% so với năm 2007

Tóm lại tỷ trọng các mặt hàng có sự chênh lệch lớn nhưng qua từng năm tỷ trọng từng mặt hàng tương đối ổn định Nguyên nhân như đã nêu ở phần lượng tiêu thụ

4.1.3 Phân tích giá bán

Giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ và doanh thu Ở từng thời điểm giá bán sẽ thay đổi lên xuống khác nhau nên không thể xác định giá cụ thể mà chỉ căn cứ trên giá bình quân

Ngày đăng: 26/11/2012, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG   ĐẠI VIỆT CHI NHÁNH VINAGAS MIỀN TÂY  - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG ĐẠI VIỆT CHI NHÁNH VINAGAS MIỀN TÂY (Trang 1)
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Hình 1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Trang 19)
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh  và sử dụng kinh phí của đơn vị - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
hi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị (Trang 21)
Hình 3: Trình độ của lao động gián tiếp - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Hình 3 Trình độ của lao động gián tiếp (Trang 22)
Luận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
u ận văn tốt nghiệp Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây (Trang 25)
Bảng 5: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Bảng 5 GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ (Trang 32)
Bảng 6: PHÂN TÍCH GIÁ BÁN - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Bảng 6 PHÂN TÍCH GIÁ BÁN (Trang 33)
Hình 4: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Hình 4 Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008 (Trang 34)
Bảng 7: DOANH THU TIÊU THỤ GIAI ĐOẠN 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Bảng 7 DOANH THU TIÊU THỤ GIAI ĐOẠN 2006-2008 (Trang 34)
Hình 5: Doanh thu của VN12 giai đoạn 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Hình 5 Doanh thu của VN12 giai đoạn 2006-2008 (Trang 35)
Hình 6: Doanh thu của VN45 giai đoạn 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Hình 6 Doanh thu của VN45 giai đoạn 2006-2008 (Trang 36)
Thông qua việc phân tích tình hình doanh thu bán hàng theo phương thức thanh  toán,  doanh  nghiệp  tìm  ra  những  biện  pháp  hữu  hiệu  để  thu  hồi  tiền  bán  hàng  nhanh  chóng  và  có  định  hướng  hợp  lý  trong  việc  lựa  chọn  phương  thức  tha - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
h ông qua việc phân tích tình hình doanh thu bán hàng theo phương thức thanh toán, doanh nghiệp tìm ra những biện pháp hữu hiệu để thu hồi tiền bán hàng nhanh chóng và có định hướng hợp lý trong việc lựa chọn phương thức tha (Trang 37)
Bảng 9: PHÂN TÍCH DOANH THU THEO QUÝ - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Bảng 9 PHÂN TÍCH DOANH THU THEO QUÝ (Trang 39)
Xét về tổng thể tình hình tiêu thụ gas của đơn vị rất tốt, với tổng doanh thu liên  tục  tăng  trong  giai  đoạn  2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
t về tổng thể tình hình tiêu thụ gas của đơn vị rất tốt, với tổng doanh thu liên tục tăng trong giai đoạn 2006-2008 (Trang 41)
Bảng 11: DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Bảng 11 DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG (Trang 41)
Ngoài những nguyên nhân nêu trên tình hình doanh thu ở các thị trường này có  sự  biến  động  là  do  đặc  điểm  kinh  tế  và  tốc  độ  phát  triển  kinh  tế  khác  nhau,  nạn  vịt  cúm  gia  cầm,  lở  mồm  long  móng,  heo  tai  xanh  kéo  dài,  mất  mùa - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
go ài những nguyên nhân nêu trên tình hình doanh thu ở các thị trường này có sự biến động là do đặc điểm kinh tế và tốc độ phát triển kinh tế khác nhau, nạn vịt cúm gia cầm, lở mồm long móng, heo tai xanh kéo dài, mất mùa (Trang 42)
Bảng 12: CƠ CẤU DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Bảng 12 CƠ CẤU DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG (Trang 42)
Hình 8: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2007 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Hình 8 Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2007 (Trang 43)
Hình 7: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2006 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Hình 7 Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2006 (Trang 43)
4.1.4.6. Tình hình sản lượng tiêu thụ VN12 giai đoạn 2006-2008 Bảng 13: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN12 THEO THỊ TRƯỜNG  - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
4.1.4.6. Tình hình sản lượng tiêu thụ VN12 giai đoạn 2006-2008 Bảng 13: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN12 THEO THỊ TRƯỜNG (Trang 47)
4.1.4.7. Tình hình sản lượng tiêu thụ VN45 giai đoạn 2006-2008 Bảng 14: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN45 THEO THỊ TRƯỜNG Bảng 14: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN45 THEO THỊ TRƯỜNG  - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
4.1.4.7. Tình hình sản lượng tiêu thụ VN45 giai đoạn 2006-2008 Bảng 14: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN45 THEO THỊ TRƯỜNG Bảng 14: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN45 THEO THỊ TRƯỜNG (Trang 49)
4.1.4.7. Tình hình sản lượng tiêu thụ VN45 giai đoạn 2006-2008 Bảng 14: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN45 THEO THỊ TRƯỜNG Bảng 14: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN45 THEO THỊ TRƯỜNG  - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
4.1.4.7. Tình hình sản lượng tiêu thụ VN45 giai đoạn 2006-2008 Bảng 14: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN45 THEO THỊ TRƯỜNG Bảng 14: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VN45 THEO THỊ TRƯỜNG (Trang 49)
Hình 10: Tình hình thu mua sản phẩm giai đoạn 2006-2008 - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Hình 10 Tình hình thu mua sản phẩm giai đoạn 2006-2008 (Trang 51)
Bảng 16: THỊ PHẦN VINAGAS MIỀN TÂY - Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây
Bảng 16 THỊ PHẦN VINAGAS MIỀN TÂY (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN