PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ GAS

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây (Trang 27)

4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ

4.1.1.1. Phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng

Các doanh nghiệp phải luôn tạo ra lợi nhuận để tồn tại và phát triển, lợi nhuận của doanh nghiệp có được chủ yếu là thông qua kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Chi nhánh Vinagas Miền Tây là một đơn vị kinh doanh gas (LPG). LPG là từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp hydrocarbon nhẹ, ở thể khí. LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc giếng gas và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu. Thành phần chính của LPG là Propane (C3H8) và Butane (C4H10), không màu, không mùi, không vị và không có độc tố.

LPG là loại nhiên liệu thông dụng về tính đa năng và thân thiện với môi trường. Nó có thể dễ dàng được chuyển đổi sang thể lỏng bằng việc tăng áp suất thích hợp hoặc giảm nhiệt độ để dễ tồn trữ và vận chuyển được. Do đó trong quá trình vận chuyển để nhập không thể chia ra nhiều loại sản phẩm mà chỉ có một sản phẩm. Vì vậy khi phân tích tình hình tiêu thụ theo hình thức số lượng ta chỉ có một sản phẩm để phân tích là Vinagas.

Bảng 2: TÌNH HÌNH NHẬP-XUẤT-TỒN THEO HÌNH THỨC SỐ LƯỢNG

Đvt: kg CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Tồn đầu kỳ 40.095 51.822 11.445 11.727 29,25 (40.377) (77,91) Nhập trong kỳ 6.313.293 7.393.602 9.711.843 1.080.309 17,11 2.318.241 31,35 Xuất trong kỳ 6.301.566 7.433.979 9.707.349 1.132.413 17,97 2.273.370 30,58 Tồn cuối kỳ 51.822 11.445 15.939 (40.377) (77,91) 4.494 39,27

Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2006 tồn đầu kỳ là 40.095 kg, nhập trong kỳ là 6.313.293 kg. Do số lượng xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên đã làm cho tồn cuối kỳ tăng so với đầu kỳ, sản lượng cuối kỳ là 51.822 kg. Nguyên nhân chính làm cho tồn cuối kỳ tăng là do cuối năm 2006 giá gas giảm mạnh so với đầu năm (giá nhập vào tháng 1/2006 trung bình là 10.500 đồng/kg đến 3 tháng cuối năm 2006 giá nhập trung bình là 9.400 đồng/kg), tận dụng tình hình giá gas giảm đơn vị đã tăng dự trữ nhằm mục đích tăng lợi nhuận cho kỳ sau. Vì vậy trong có thể kết luận là hàng hóa nhập vào chưa tiêu thụ hết nhưng không thể kết luận hàng tồn kho tăng là không tốt.

Năm 2007, tồn đầu kỳ là 51.822 kg, tăng 11.727 kg tương đương với 29,25% so với năm 2006. Tồn đầu kỳ tăng là do sản lượng tiêu thụ năm 2006 thấp hơn sản lượng nhập năm 2006. Nhập trong kỳ là 7.393.602 kg tăng 1.080.309 kg tương đương với 17,11% so với năm 2006. Xuất trong kỳ cũng tăng nhưng tốc độ tăng của xuất cao hơn nhập (17,97% > 17,11%) làm cho tồn cuối kỳ giảm 40.377 kg (tức giảm 77,91%) so với năm 2006. Tồn cuối kỳ năm 2007 giảm là do giá xăng dầu thế giới tăng mạnh đặc biệt là cuối tháng 11 giá dầu thế giới chạm ngưỡng 100USD/thùng nên kéo theo giá gas tăng lên. Trong thời điểm này đơn vị đã cân nhắc tính toán lượng dự trữ phù hợp để giảm thiểu nguy cơ giá tăng rồi giảm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đơn vị cho nên đơn vị đã giảm lượng dự trữ xuống đáng kể. Vì vậy hàng hóa mua vào tiêu thụ hết, đơn vị luân chuyển vốn nhanh.

Năm 2008, do tồn kho cuối kỳ năm 2007 giảm nên làm cho tồn kho đầu kỳ năm 2008 giảm 77,91% so với năm 2007. Tuy nhiên tốc độ tăng của sản phẩm xuất trong kỳ thấp hơn nhập nên làm cho tồn kho cuối kỳ tăng 4.494 kg (tức tăng 39,27%) so với năm 2007. Nếu xét về mặt tỷ lệ thì tồn kho cuối kỳ tăng lên nhưng xét về mặt số lượng thì con số này không lớn vì vậy không làm cho đơn vị ứ đọng vốn mà còn đủ sản sản phẩm để dự trữ nhằm đáp ứng tiêu thụ kỳ sau.

Mặc khác nếu xét trong từng năm 2007/2006 và 2008/2007 thì tốc độ tăng số lượng tiêu thụ năm 2008/2007 cao hơn 2007/2006 (30,58% > 17,97%). Số lượng tiêu thụ tăng là do hàng hóa đạt chất lượng, phương thức bán hàng và phương thức thanh toán linh hoạt, nguồn lực vỏ bình được đảm bảo và đơn vị đã

ký thêm hợp đồng với các nhà phân phối lớn như Công ty Cổ phần Vật Tư Hậu Giang, Công ty TNHH Kim Anh, …

Trong kỳ phân tích doanh nghiệp tiêu thụ nhiều hay ít là biểu hiện ở chỉ tiêu khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Như đã nêu trên thì nhập chỉ có một sản phẩm là Vinagas nhưng trong quá trình xuất tiêu thụ lại chia ra thành hai loại sản phẩm là VN12 (bình Vinagas 12kg) và VN45 (bình Vinagas 45kg). Do đó khi phân tích số lượng tiêu thụ ta sẽ có hai loại sản phẩm

Bảng 3: SỐ LƯỢNG TIÊU THỤ THEO MẶT HÀNG

Đvt: kg LOẠI SP 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chênh lệch Tỷ lệ(%) Chênh lệch Tỷ lệ(%) VN12 6.121.158 7.232.474 9.422.832 1.111.316 18,16 2.190.358 30,29 VN45 180.408 201.505 284.517 21.097 11,69 83.012 41,20 Cộng 6.301.566 7.433.979 9.707.349 1.132.413 17,97 2.273.370 30,58

(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)

Xét về mặt tổng thể thì số lượng tiêu thụ liên tục tăng trong giai đoạn 2006- 2008, xét từng loại sản phẩm thì số lượng mỗi loại sản phẩm đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau và mức độ ảnh hưởng đến tổng số lượng tiêu thụ cũng khác nhau. Cụ thể như sau:

Đối với VN12, số lượng tiêu thụ năm 2006 là 6.121.158 kg, năm 2007 là 7.232.474 kg tăng 1.111.316 kg (tức tăng 18,16%) so với năm 2006. Năm 2008 tăng 2.190.358 kg (tức tăng 30,29%) so với năm 2007. Điều này chứng tỏ tình hình tiêu thụ VN12 có nhiều tiến triển, số lượng tiêu thụ tăng ngày càng nhanh.

Đối với VN 45, sản lượng tiêu thụ cũng tăng nhanh với số lượng tiêu thụ năm 2006 là 180.408 kg, năm 2007 tăng 21.097 kg (tức tăng 11,69%) so với năm 2006. Năm 2008 số lượng tiêu thụ tăng 83.012 kg (tức tăng 41,20%) so với năm 2007.

Nhìn chung sản lượng tiêu thụ của cả hai loại sản phẩm đều tăng, sản l ượng tiêu thụ VN12 cao hơn 30 lần sản lượng tiêu thụ VN45. Do đó sự biến động của sản lượng tiêu thụ VN12 sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm. Sở dĩ sản lượng tiêu thụ VN12 cao là do nhu cầu sử dụng loại sản

phẩm VN12 ngày càng nhiều đồng thời chỉ có một số ít ngành công nghiệp sử dụng đến gas như các công ty hoạt động trong ngành sản xuất gạch men, gốm sứ, xi mạ, sản xuất mỹ phẩm và sử dụng khí đốt hóa lỏng trong các lò nung, lò hấp nên lượng khách hàng tiêu thụ loại sản phẩm VN45 chưa nhiều. Tính đến thời điểm hiện nay đơn vị chỉ có 9 khách hàng công nghiệp.

4.1.1.2. Phân tích hệ số luân chuyển hàng tồn kho

Bảng 4: PHÂN TÍCH HỆ SỐ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO

Đvt: 1000 đồng CHỈ TIÊU 2,006 2,007 2008 2007/2006 2008/2007 GVHB 61.355.506 87.117.806 145.669.633 25.762.301 58.551.827 GTTKBQ 457.180 320.066 147.341 (137.114) (172.725) HSLCHTK (lần) 134 272 989 138 716 TG 1 VQ (ngày) 2,68 1,32 0,36 (1,36) (0,96) (Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)

Giải thích:

GVHB: Giá vốn hàng bán

GTTKBQ: Giá trị tồn kho bình quân

HSLCHTK: Hệ số luân chuyển hàng tồnkho TG 1 VQ: Thời gian một vòng quay

Nhìn vào các chỉ tiêu trên ta thấy hệ số luân chuyển hàng tồn kho qua 3 năm 2006-2008 liên tục tăng và thời gian của một vòng quay ngày càng ngắn lại. Cụ thể là năm 2006, hệ số luân chuyển hàng tồn kho là 134 lần nhưng sang năm 2007 là 272 lần cao hơn 138 lần tương đương 102,82% so với năm 2006, ta thấy tốc độ tăng vòng quay hàng tồn kho rất nhanh, điều này cho thấy tình hình kinh doanh của đơn vị đã có bước tiến triển, hàng hóa ứ đọng giảm so với 2006. Thời gian luân chuyển của một vòng quay cũng giảm đi rất nhiều. Năm 2006 là 2,68 ngày/vòng quay nhưng sang 2007 giảm xuống còn 1,32 ngày/vòng quay giảm 1,36 ngày ngày/vòng quay so với năm 2006. Số vòng quay ngày càng tăng lên mà thời gian của 1 vòng quay ngày càng giảm, điều này cho thấy đơn vị hoạt động có hiệu quả, làm giảm chi phí đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và làm giảm nguy cơ ứ đọng hàng hóa tồn kho.

Song bước sang năm 2008, số vòng quay hàng tồn kho lại tăng lên 989 lần cao hơn năm 2007 là 716 lần tương đương 263,23%, một tỷ lệ rất cao. Thời gian của một vòng quay giảm đáng kể chỉ còn 0.36 ngày/vòng giảm 0,96 ngày/vòng so với năm 2007. Như vậy một đợt hàng hóa tồn kho của đơn vị trong năm 2008 cần 0,36 ngày để quay vòng hay nói cách khác, kỳ đặt hàng bình quân của đơn vị là 0,36 ngày, vòng quay 0,86 ngày là quá nhanh. Lượng tồn kho quay nhanh là do giá vốn hàng bán tăng trong khi giá trị tồn kho bình quân giảm. Theo lý thuyết điều này có thể dẫn đến nguy cơ đơn vị không đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu hàng bán, dẫn đến tình trạng cạn kho, mất khách hàng và điều này gây ảnh hưởng không tốt cho việc kinh doanh về lâu dài của đơn vị nhưng thực tế gas là một loại hàng hóa đặc biệt không thể dự trữ nhiều như những hàng hóa khác, mặc khác giá gas phụ thuộc vào giá xăng dầu thế gới cho nên tùy từng thời điểm khác nhau mà duy trì lượng tồn kho khác nhau. Khi hàng hóa có xu hướng tăng giá thì dự trữ nhiều là có lợi nhưng khi hàng hóa tụt giá dự trữ nhiều sẽ có nguy cơ bị lỗ nhưng dự trữ quá ít thì không đủ khả năng cung ứng. Do đó, đơn vị cần có những biện pháp dự đoán sự biến động của giá cả để duy trì lượng tồn đọng hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng và đảm bảo uy tín đơn vị, góp phần tăng doanh thu cũng như lợi nhuận của đơn vị.

4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng giá trị tiêu thụ do nhiều loại sản phẩm đem lại. Có những sản phẩn giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất cao nhưng cũng có những sản phẩm giá trị tiêu thụ chiếm tỷ lệ rất thấp. Vì vậy để biết được loại sản phẩm nào là thế mạnh của đơn vị ta tiến hành phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng như đã nêu ở phần cơ sở lý luận.

Gas được nhập và vận chuyển chỉ có một sản phẩm là Vinagas nên xuất tiêu thụ chỉ có một giá xuất hay nói cách khác chỉ có một giá vốn hàng bán chung. Do chỉ có một giá xuất nên tỷ trọng theo lượng và tỷ trọng theo giá trị là như nhau vì vậy khi phân tích cơ cấu mặt hàng không phân tích sản lượng và giá trị chung mà chỉ phân tích phần giá trị.

Bảng 5: GIÁ TRỊ CÁC MẶT HÀNG TIÊU THỤ Đvt: 1000 đồng SP 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) VN12 59.598.954 97,14 84.756.396 97,29 141.400.137 97,07 VN45 1.756.551 2,86 2.361.410 2,71 4.269.496 2,93 Cộng 61.355.505 100,00 87.117.806 100,00 145.669.633 100,00

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)

Nhìn chung giá trị các mặt hàng tiêu thụ liên tục tăng qua 3 năm 2006-2008 nhưng mỗi loại sản phẩm chiếm tỷ trọng khác nhau. Trong đó VN12 chiếm tỷ trọng rất cao (hơn 97%), còn VN45 chiếm tỷ trọng rất thấp.

Năm 2006, tổng giá trị tiêu thụ là 61,355,505 nghìn đồng , trong đó VN12 là 59,598,954 nghìn đồng chiếm 97.14% tổng giá trị các mặt hàng tiêu thụ, một tỷ lệ rất lớn, còn lại là giá trị VN45, do đó VN45 chỉ chiếm một tỷ rất thấp (2.86%).

Năm 2007, VN12 chiếm 97.29% tổng sản lượng bán, tăng 0.15% so với năm 2006, tương ứng VN 45 chỉ chiếm 2,71% giảm 0.15% so với năm 2006.

Sang năm 2008, tổng giá trị các mặt hàng tiêu thụ là 145,669,633 nghìn đồng, trong đó giá trị VN12 là 97,07%, giảm 0.22% so với năm 2007 và VN45 tăng 0.22% so với năm 2007.

Tóm lại tỷ trọng các mặt hàng có sự chênh lệch lớn nhưng qua từng năm tỷ trọng từng mặt hàng tương đối ổn định. Nguyên nhân như đã nêu ở phần lượng tiêu thụ.

4.1.3. Phân tích giá bán

Giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng tiêu thụ và doanh thu. Ở từng thời điểm giá bán sẽ thay đổi lên xuống khác nhau nên không thể xác định giá cụ thể mà chỉ căn cứ trên giá bình quân.

Bảng 6: PHÂN TÍCH GIÁ BÁN Đvt: đồng SẢN PHẨM 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) VN12 11.965 13.802 16.427 1.837 15,35 2.625 19,02 VN45 11.864 13.698 16.316 1.834 15,46 2.618 19,11

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)

Qua bảng số liệu trên ta thấy giá bán từng loại sản phẩm qua từng năm đều tăng.

Đối với loại sản phẩm VN12, năm 2006 giá bán là 11.965 đồng/kg, giá bán năm 2007 là 13.082 đồng/kg tăng 1.837 đồng/kg (tức tăng 15.35%) so với năm 2006. Sang năm 2008 giá tăng lên rất cao, tăng 2.625 đồng/kg (tức tăng 19,02%) so với năm 2007. Tương tự giá bán loại sản phẩm VN45 cũng tăng. Năm 2007 giá bán VN45 tăng 1.834 đồng/kg (tức tăng 15,46%) so với năm 2006. Năm 2008 giá bán tăng 2.618 đồng/kg so với năm 2007. Sở dĩ giá bán của cả 2 loại sản phẩm đều tăng một mặt là do nguồn nhiên liệu thế giới liên tục biến động, khi thị trường nhiên liệu Việt Nam còn lệ thuộc quá nhiều vào thị trường thế giới (khả năng đáp ứng nhu cầu trong n ước chỉ đạt 30-40%, còn lại phải nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Singapo...), giá gas nhập khẩu tăng cao làm cho giá gas nội địa tăng theo, mặt khác do nhà nước không còn khả năng bù lỗ để hạn chế tốc độ tăng giá nên đã điều chỉnh giá bán xăng dầu tăng lên sau khi đã áp dụng thuế nhập khẩu 0%, ngay sau khi xăng đầu tăng giá đã ảnh hưởng toàn diện đến nền kinh tế nói chung và giá gas nói riêng, làm giảm sức tiêu dùng trong nước.

4.1.4. Phân tích doanh thu tiêu thụ

4.1.4.1. Phân tích doanh thu tiêu thụ gas giai đoạn 2006-2008

Doanh thu tiêu thụ là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Do vậy, phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ là một nội dung quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp.

75,380,016 102,582,821 159,431,040 - 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 Doanh thu (nghìn đồng) 2006 2007 2008 Năm

Bảng 7: DOANH THU TIÊU THỤ GIAI ĐOẠN 2006-2008

Đvt: 1000 đồng

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)

Hình 4: Doanh thu tiêu thụ giai đoạn 2006-2008

Nhìn chung doanh thu của đơn vị qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 doanh thu của đơn vị chỉ có 75.380.016 nghìn đồng, nhưng sang năm 2007 doanh thu của đơn vị đạt 102.582.821 nghìn đồng, tăng 27.202.805 nghìn đồng với tốc độ tăng là 36,09 %. Đến năm 2008 là năm mà tình hình gas có nhiều biến động, một mặt là do giá bán các loại sản phẩm biến động mạnh như xăng, dầu. Sự biến động này là do giá xăng dầu thế giới tăng cao (từ mức 90USD/thùng leo lên trên 100USD/thùng vào 20/2 và lập kỷ lục lên trên 147USD/thùng vào 11/7) làm cho giá xăng dầu trong nước tăng đáng kể đặc biệt là vào tháng 7 năm giá xăng lên đến 19.000 đồng/lít, mặt khác, do nhu cầu sử dụng các loại gas phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cao từ đó làm cho doanh thu của đơn vị đạt ở mức cao là 159.431.040 nghìn đồng. So với năm 2007 thì doanh

SẢN PHẨM DOANH THU 2007-2006 2008-2007 2006 2007 2008 Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) VN12 73.239.655 99.822.606 154.788.861 26.582.951 36,30 54.966.255 55,06 VN45 2.140.361 2.760.215 4.642.179 619.855 28,96 1.881.964 68,18 Cộng 75.380.016 102.582.821 159.431.040 27.202.805 36,09 56.848.219 55,42 Doanh thu (1000 đồng) Năm

73,239,655 99,822,606 154,788,861 - 20,000,000 40,000,000 60,000,000 80,000,000 100,000,000 120,000,000 140,000,000 160,000,000 Doanh thu VN12 (nghìn đồng) 2006 2007 2008 Năm

thu ở năm 2008 tăng 55,42% tương đương với 56.848.219 nghìn đồng. Nguyên nhân là do sản lượng tiêu thụ tăng nhưng nguyên nhân chính là do mặt bằng giá

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ gas tại chi nhánh Vinagas Miền Tây (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)