2 BỘ NỘI VỤ ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NÔI MÔN HỌC PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI QUY ĐỊNH LY HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH – LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Lớp Hà Nội, Tháng 42022 PHẦN I MỞ BÀI 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH Đời sống hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng có xu hướng tăng cao Lĩnh vực hôn nhân, gia đình đã được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu thể hiệ.
Trang 1MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI: QUY ĐỊNH LY HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH – LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:
Hà Nội, Tháng 4/2022
Trang 2PHẦN I: MỞ BÀI
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Đời sống hôn nhân gia đình luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp Hiện nay, tình trạng ly hôn ngày càng có xu hướng tăng cao Lĩnh vực hôn nhân, gia đình đã được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu thể hiện qua các văn bản Luật điều chỉnh lĩnh vực này Vậy Luật HN&GĐ năm 2014 đã có những qui định như thế nào về căn cứ ly hôn và việc áp dụng các thực tiễn này trong thực tiễn xét xử ra sao?1
Thực tiễn thời gian qua cho thấy, tỷ lệ án ly hôn xảy đáng báo động
và có xu hướng tăng mạnh Tỷ lệ án ly hôn có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây Chỉ tính riêng trong năm 2020, Tòa án huyện thụ lý 235 vụ ly hôn/tổng số các loại án là 487 vụ, chiếm tỷ lệ 48,3% tổng số án các loại do Tòa thụ lý Như vậy, trung bình một tháng, các Thẩm phán Tòa án huyện phải thụ lý khoảng 18- 20 vụ ly hôn.2
Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là môt giải
pháp cần thiết cho cả đôi bên vợ chồng cũng như cho xã hội Ly hôn có thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hê này thực sự tan rã
Ly hôn giải thoát cho các cặp vợ chồng và những thành viên trong gia đình khỏi xung đôṭ ,
mâu thuẫn bế tắc trong cuôc sống Dù quan hệ gia đình có đổ vỡ thì sự bình
Trang 3đẳng về quyền và lợi ích giữa vợ và chồng vẫn được đảm bảo.
Hiện nay, luật hôn nhân và gia đình đang có hiệu lực tại Việt Nam
là luật hôn nhân và gia đình 2014 và được sử dụng cho đến thời điểm hiện tại
Tuy nhiên, căn cứ ly hôn hiện nay rất chung chung, khó xác định, ảnh hưởng đến công tác xét xử ly hôn Các căn cứ ly hôn được quy định tại điều 55 và Điều 56 của Luật HN&GĐ 2014 còn chưa cụ thể, và chưa
có nghị định hướng dẫn về việc áp dụng các căn cứ ly hôn đó
2 PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Nội dung căn cứ ly hôn theo luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014; Thực tiễn áp dụng căn cứ ly hôn trong việc giải quyết các tranh chấp ly hôn qua một số vụ án cụ thể Đề tài không nghiên cứu có áp dụng căn cứ ly hôn có yếu tố nước ngoài
Mục dích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về ly hôn
và căn cứ ly hôn, áp dụng căn cứ ly hôn trong thực tiễn giải quyết các vụ
án ly hôn theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014; phát hiện bất cập, vướng mắc quy định nội dung căn cứ về lý luận và thực tiễn áp dụng; từ
đó nêu các kiến nghị, đề xuất giải pháp để hoàn thiện căn cứ ly hôn theo pháp luật HN&GĐ Việt Nam
3 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Luận văn thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về ly hôn
Trang 4- Nghiên cứu những vấn đề về căn cứ ly hôn.
- Nghiên cứu phân tích thực trạng về việc thực hiện các căn cứ ly hôn của các quy định của pháp luật
Đề tài khoa học được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh về gia đình, và đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học đó là phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CĂN CỨ LY HÔN
1 KHÁI NIỆM LY HÔN
Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra những xung đột, mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa Ly hôn
là giải pháp cho cả vợ và chồng cùng các thành viên khác khi mà tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là hôn nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài
Trang 5và lừa dối.
Ly hôn chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của hành vi có ý chí của
vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình
2 KHÁI NIỆM CĂN CỨ LY HÔN
Hôn nhân là hiện tượng mang tính xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước, bằng pháp luật quy định chế độ hôn nhân phù hợp với lợi ích của giai cấp mình nhà nước xác định rõ những trường hợp được phép kết hôn và những trường hợp được phép ly hôn
căn cứ ly hôn là những tình tiết hay các điều kiện pháp lý do pháp luật quy định Và chỉ khi có những tình tiết, hay điều kiện đó, thì Tòa án mới quyết định cho vợ chồng ly hôn Đó là điều kiện cần và đủ được quy định một cách thống nhất trong pháp luật, dựa trên các điều kiện đó thì Tòa án cho phép vợ chồng ly hôn
3 CƠ SỞ CĂN CỨ LY HÔN
Hệ thống pháp luật Hôn nhân và gia đình của nhà nước ta từ năm
1945 đến nay đã quy định căn cứ ly hôn ngày càng hoàn thiện, phù hợp,
là cơ sở pháp lí để tòa án giải quyết các án kiện ly hôn
Cơ sở để quy định căn cứ ly hôn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện quyền tự do kết hôn của nam nữ nhằm xác lập quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn của vợ chồng nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng và quyền tự do ly hôn
Trang 6theo đúng bản chất của một sự kiện – đó là hôn nhân "đã chết", sự tồn tại của nó chỉ là bề ngoài và lừa dối Đương nhiên, không phải ý chí của nhà lập pháp, cũng phải sự tùy tiện của các cá nhân, mà chỉ bản chất của sự kiện mới quyết định được cuộc sống hôn nhân này "đã chết" hay chưa Nhà lập pháp chỉ có thể xác định những điều kiện bản chất của mối quan hệ, theo đó những trường hợp nào về mặt pháp lý hôn nhân được coi là sự tan vỡ nghĩa là về thực chất, hôn nhân tự nó đã phá vỡ và việc tòa án cho phép phá bỏ hôn nhân chỉ là việc ghi biên bản công nhận sự tan vỡ bên trong của nó và chỉ khi nào hôn nhân xét về bản chất không còn là hôn nhân nữa, tòa án mới được xử cho ly hôn.3
Như vậy căn cứ theo luật HN&GĐ năm 2014 của Nhà nước ta được quy định dựa trên quan điểm Mác – Lênin, có cơ sở khoa học và thực tiễn kiểm nghiệm trong nhiều năm, từ khi Nhà nước ta ban hành luật HN&GĐ năm 1959 Việc quy định căn cứ ly hôn là rất cần thiết và quan trọng việc quy định căn cứ ly hôn rõ ràng là cơ sở quan trọng để Tòa án, Thẩm phán giải quyết việc ly hôn đúng đắn, thấu tình đạt lý, có ý nghĩa quan trọng giúp vợ chồng nhận thức, điều chỉnh hành vi của mình để có thể dàn xếp, thỏa thuận trước khi đưa ra quyết định ly hôn, góp phần bình ổn quan hệ hôn nhân, bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, củng cố chế độ một vợ, một chồng, tự nguyện, tiến bộ
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CĂN CỨ LY HÔN VÀ MỘT
SỐ KIẾN NGHỊ
1 THỰC TIỄN
Theo quy định của điều 55 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định, vợ
Trang 7chồng thuận tình ly hôn thì cả vợ và chồng phải cùng yêu cầu ly hôn Vợ chồng được coi là thuận tình ly hôn được thể hiện qua hai khía cạnh sau:
Vợ chồng cùng thể hiện ý chí là mong muốn được ly hôn và sự thể hiện ý chí phải thống nhất giữa hai bên vợ chồng Vợ chồng chỉ được coi là tự nguyện ly hôn nếu mỗi bên vợ, chồng đều không bị tác động bởi bên kia hay bất kì bên nào khác khiến họ phải ly hôn trái với nguyện vọng của mình Khoản e Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định về cấm các hành
vi ảnh hưởng đến chế độ hôn nhân trong đó có “cưỡng ép ly hôn, lừa dối
ly hôn, cản trở ly hôn”.4 Ngoài ra luật còn quy định người có hành vi vi phạm về cưỡng ép ly hôn có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/07/2020 của Chính phủ quy định về hành vi cưỡng ép ly hôn bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ.5 Thậm chí nặng hơn có thể bị xử lý hình
sự theo quy định tại Điều 181 BLHS năm 2015 quy định về tội cưỡng ép
ly hôn đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm6 Ví dụ như nhiều trường hợp có thể do mâu thuẫn, xích mích mẹ chồng, em chồng với nàng dâu hoặc do mẹ chồng không thích nàng dâu hoặc nàng dâu chậm sinh con hoặc không sinh được con
mà nhiều mẹ chồng thường ép con trai mình phải ly hôn với vợ
2 NHẬN XÉT
- Quy định của pháp luật hiện hành về căn cứ còn chung chung, trừu tượng, xem xét đánh giá mức độ trầm trọng của mâu thuẫn chưa đầy đủ và toàn diện, khs áp dụng trong thực tiễn
- Hiện nay, luật HN&GĐ năm 2014 vẫn chưa quy định căn cứ ly hôn
Trang 8trong trường hợp vợ hoặc chồng chấp hành án phạt tù.
- Hiện tượng ly thân đang có xu hướng phát triển ở Việt Nam, có thể được coi là một căn cứ để giải quyết ly hôn
3.KIẾN NGHỊ
- Kiến nghị hoàn thiện việc áp dụng căn cứ ly hôn theo Luật HN&GĐ năm 2014
- Các văn bản hướng dẫn thi hành Luật HN&GĐ năm 2014 cần lượng hóa các tiêu chí về nội dung căn cứ ly hôn tại khoản 1 điều 56 Luật HN&GĐ để tòa án áp dụng thuận lợi, tránh lạm dụng tùy tiện khi giải quyết ly hôn
- Quy định rõ hơn trường hợp vợ hoặc chồng ly hôn với chồng hoặc
vợ đang chấp hành án phạt tù
- Tăng cường phát triển án lệ, trong đó có án về về quan hệ hôn nhân
Trang 9PHẦN III: KẾT LUẬN
Trong xã hội có giai cấp, hôn nhân là hiện tượng xã hội mang tính giai cấp sâu sắc Trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử, ở mỗi chế
độ xã hội khác nhau, giai cấp thống trị đều thông qua nhà nước, bằng pháp luật quy định chế độ hôn nhân phải phù hợp với ý chí của nhà nước Tức nhà nước bằng pháp luật quy định trong những điều kiện nào thì cho phép xác lập quan hệ vợ chồng, đồng thời xác định trong những điều kiện, căn cứ nhất định mới cho phép xóa bỏ quan hệ hôn nhân Đó chính là căn cứ ly hôn được quy định trong pháp luật của nhà nước
Dưới tác động của hội nhập, các luồng văn hóa mới thâm nhập vào Việt Nam làm cho giới trẻ có những quan niệm mới về giá trị gia đình, về cuộc sống hôn nhân Hiện nay, tỷ lệ ly hôn ở Việt Nam đang ngày càng tăng Do vậy, sự điều chỉnh các quy định của pháp luật HN&GĐ về căn
cứ để ly hôn là hết sức cần thiết Nhằm đảm bảo cho mối quan hệ vợ chồng thêm bền chặt và gắn kết lâu dài, không thể coi việc ly hôn là một việc hết sức bình thường và dễ dàng, kết hôn được thì cũng ly hôn được Sẽ làm mất đi giá trị và tính thiêng liêng của mối quan hệ vợ chồng, gia đình, vì vậy thật sự cần thiết pháp luật phải quy định thật chặt chẽ các căn cứ để tòa án xem xét cho ly hôn
Thực tiễn việc áp dụng Luật HN&GĐ năm 2014 đã mang lại nhiều thuận lợi, giải quyết được nhiều tình huống mà pháp luật trước đây chưa
dự liệu Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập như chưa có văn bản nào hướng dẫn, giải thích chi tiết căn cứ cho ly hôn nên việc áp dụng, nhận định còn bất cập, chưa thống nhất, đồng bộ, nhiều thẩm phán vẫn theo
Trang 10lối tư duy cũ Như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu căn cứ ly hôn hiện nay
có ý nghĩa rất quan trọng, qua đó chỉ ra những bất cập, đưa ra những kiến nghị để giải quyết vụ án ly hôn đúng pháp luật, phán quyết thấu tính đạt lý, bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, góp phần bảo đảm ổn định, an toàn đời sống xã hội
Danh mục tài liệu tham khảo
I Văn bản pháp luật
1 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
2 Bộ luật Dân sự năm 2015
3 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi năm 2017
II Sách, báo, tạp chí, luận văn tham khảo
1 Võ Quốc Thông (2019), Những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng Luật Hôn nhân gia đình năm 2014
2 PGS.TS Nguyễn Văn Cừ (2020), Trường Đại học Luật Hà Nội, căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam
3 Trần Thị Thu (2020), Tỷ lệ án ly hôn đáng báo động
4 Đoàn Thị Ngọc Hải (2015), Căn cứ Ly hôn theo HN&GĐ năm 2014