1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận pháp luật hôn nhân gia đình việt nam về quy định mang thai hộ

37 28 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình Việt Nam Về Quy Định Mang Thai Hộ
Người hướng dẫn Giảng Viên Hướng Dẫn
Trường học Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,49 MB

Nội dung

2 BỘ TƯ PHÁP ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI MÔN HỌC LUÂT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH ĐỀ TÀI PHÁP LUÂT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH MANG THAI HỘ HƯỚNG HOÀN THIỆN Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Mã sinh viên Lớp Hà Nội, Tháng 42022 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Trong Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và Gia đình có nêu “Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo.

Trang 1

ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN HỌC: LUÂT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

ĐỀ TÀI: PHÁP LUÂT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

QUY ĐỊNH VỀ QUY ĐỊNH MANG THAI HỘ HƯỚNG HOÀN

THIỆN

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

Mã sinh viên:

Lớp:

Hà Nội, Tháng 4/2022

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài :

Trong Lời nói đầu của Luật Hôn nhân và Gia đình có nêu : “Gia đình

là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quantrọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì giađình càng tốt”.Câu nói này đã thể hiện tầm quan trọng to lớn của giađình đối với bản thân mỗi con người nói riêng và xã hội đời sống nóichung

Gia đình là nơi tập hợp những thành viên sẳn sàng yêu thương vàgắn bó với nhau, có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng, hoặc quan hệ hônnhân, có sự sẽ chia và đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau Tất cả những điều

đó đều là những cơ sở vô cùng quan trọng để hình thành nên một giađình trọn vẹn Bên cạnh việc chăm sóc lẫn nhau, san sẻ trong mặt kinh

tế và nuôi dưỡng về mặt giáo dục thì đáp ứng nhu cầu tâm sinh lí, tìnhcảm cũng như là chức năng sinh sản, duy trì nòi giống cũng là một trongnhững điều cần thiết của gia đình

Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có thể thực hiện chứcnăng này một cách suôn sẻ và tự nhiên, có thể thấy qua các tỉ lệ thựchiện mang thai hộ của các cặp vợ chồng không thể có con hoặc hiếmmuộn hiện nay ngày càng tăng cao Có rất nhiều nguyên nhân có thểdẫn đến tình trạng này như vô sinh tự nhiên; môi trường sinh sống; lốisống không lành mạnh; Thực tế cho thấy mong muốn có con hoặcsinh con cùng huyết thống của nhiều cặp vợ chồng trở nên bức thiết hơnbao giờ hết, tùy vào điều kiện và khả năng kinh tế mà họ sẽ có những

Trang 3

lựa chọn giải pháp khác nhau Trước năm 2014 khi chưa có luật chophép về việc mang thai hộ, nhiều cặp vợ chồng vì quá ham muốn đã cốtình đi trái pháp luật, ra nước ngoài hoặc lén lút thực hiện trong nước.Hiện tượng này song đã đem lại nhiều hệ lụy trong hôn nhân gia đình,những người liên quan và cho cả xã hội.

Thấy được những biến chứng xấu có thể xảy ra và vấn đề phực tạptrên, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành, thay thếchính thức cho Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 Trong đó, bộ luậtnăm 2014 đã cho phép mang thai hộ vì các mục đích nhân đạo bao gồmcác quy định chi tiết, chặt chẽ, thống nhất để có thể đáp ứng được nhucầu của các cặp vợ chồng này

Do đó, việc nghiên cứu và tìm tòi về vấn đề mang thai hộ và các

quy định liên quan là hết sức cần thiết, giúp chúng ta hiểu rõ tácdụng và tác hại của vấn đề này và cũng như là xem xét những điểm cầnđược hoàn thiện để có được một cái nhìn đúng đắn nhất Nghiên cứu đềtài “Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam về vấn đề mang thai hộ” nhằm

để phục vụ cho mục đích đó

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục đích của đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về vấn đềmang thai hộ trong hôn nhân gia đình; nghiên cứu, phân tích nội dung, ýnghĩa của việc mang thai hộ và cơ sở để phát sinh, hình thành mối quan

hệ, quyền và nghĩa vụ của những người liên quan theo quy định củapháp luật; đánh giá việc áp dụng các quy định của pháp luật, đồng thờiphát hiện những vướng mắc, hạn chế của các quy định này, trên cơ sở

đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện việc xây dựng pháp luật về vấn

Trang 4

đề mang thai hộ trong hôn nhân gia đình và giải pháp hoàn thiện việc

áp dụng pháp luật về vấn đề này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài để đạt được mục tiêu nghiên cứu làlàm rõ những vấn đề lý luận gia đình từ nhiều góc độ khác nhau, đặcbiệt là từ góc độ luật hôn nhân và gia đình Nghiên cứu những vấn đề lýluận về vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong hôn nhân; cácquy định của pháp luật phù hợp đã được ban hành Tìm hiểu thực tiễn ápdụng pháp luật về mang thai hộ để từ đó, đánh giá về những thành công

và hạn chế của việc áp dụng pháp luật về vấn đề này Trên cơ sở phântích nội dung và thục tiễn áp dụng vấn đề mang thai hộ theo luật thựcđịnh, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định phápluật về vấn đề này dưới góc độ pháp luật và áp dụng pháp luật

4 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về vấn đềmang thai hộ trong hôn nhân và gia đình theo quan điểm luật học màchủ yếu là luật hôn nhân gia đình Những quy định của pháp luật điềuchỉnh và các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và cácngười liên quan Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về việcmang thai hộ

Ngoài ra, mang thai hộ còn là một trong những hiện trạng xã hộitương đối nhạy cảm và phức tạp, liên quan mật thiết đến nhiều lĩnh vựctrong đời sống như: y tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, phong tục tập quán

và truyền thống Việt Nam,…

Trang 5

5 Phạm vi nghiên cứu:

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề kết hôn theo phápluật hôn nhân và gia đinh năm 2014 trên phạm vi không gian ở ViệtNam Tuy nhiên có mở rộng nghiên cứu về một số yếu tố liên quan ở lĩnhvực này ở một số quốc gia khác để có sự so sánh và đối chiếu với phápluật Việt Nam, từ đó tiếp thu những điểm tiến bộ và phù hợp với thựctiễn Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương phápphân tích (tiến hành làm rõ ràng các khái niệm, quy định của phápluật, ); so sánh (đối chiếu giữa quy định pháp luật ở Việt Nam và một sốnước khác trên thế giới); tổng hợp (tóm tắt lại những quan điểm và vấn

đề liên quan để đưa ra kết luận khách quan cho vấn đề); ngoài ra còn cónhững phương pháp khác như đối chiếu, hệ thống, diễn giải, quy nạp,…

để thực hiện các mục tiêu đã đặt ra

PHẦN NỘI DUNG

I KHÁI QUÁT CHUNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ VẤN ĐỀ MANG THAI HỘ

1.1 Khái quát chung về vấn đề mang thai hộ

1.1.1 Định nghĩa của mang thai hộ

Mang thai hộ (Tiếng Anh: surrogacy) là việc một người phụ nữmang thai và sinh con thay cho người khác Người nhận con là cha mẹcủa đứa trẻ, chứ không phải người mang thai hộ Nhiều ca mang thai hộthực hiện bằng cách cấy trứng đã thụ tinh của cặp cha mẹ vào tử cung

Trang 6

của người mang thai hộ.Nhìn chung, việc mang thai hộ có ý nghĩa nhânđạo nhằm bảo đảm quyền con người Mang thai hộ, được pháp luật chophép vào năm 2014, đã giúp các cặp vợ chồng vô sinh có được quyền cơbản của con người là mưu cầu hạnh phúc.

1.1.2 Ý nghĩa của việc cho phép mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo có những ý nghĩa cụ thể nhưsau: – Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo góp phần đảm bảo quyền conngười Việc Luật HNGĐ 2014 cho phép hoạt động mang thai hộ đãthỏa mãn được nguyện vọng của các cặp vợ chồng vô sinh, đồng thờiđảm bảo quyền cơ bản của con người là quyền mưu cầu hạnh phúc

1.1.3 Quy định về mang thai hộ ở một số nước trên thế giới

Thái Lan: mang thai hộ được cho phép trước đây, tuy nhiên, cácnhà làm luật Thái Lan không thể đoán được mặt trái của sự việc, họ đề

ra các quy định thiếu sự chặt chẽ về điều kiện mang thai hộ Thế nêntrong nhiều năm trở lại đây, Thái Lan này đã trở thành thiên đường củanhững đường dây mang thai hộ để kiếm lợi nhuận

Giống như phần lớn những quốc gia khác trên thế giới, việc mangthai hộ được coi là không hợp pháp ở Trung Quốc Tuy nhiên, tình trạng

vô sinh ngày càng tăng lên, sự nới lỏng mới đây của quan niệm vợchồng phải có con và chính sách một con đã dẫn đến sự bùng nổ của thịtrường đen việc mang thai hộ ở Trung Quốc trong những khoảng thờigian gần đây

Nhóm nước chưa có quy định, nhóm nước phản đối, nhóm nước chophép vì mục đích nhân đạo và nhóm các nước chấp thuận thương mại

Trang 7

hóa Tại một số quốc gia có nền y tế và pháp luật tiến bộ như Thụy Điển,Tây Ban Nha, Pháp hay Đức, việc mang thai hộ là bất hợp pháp.

Nhiều quốc gia trên thế giới không cho phép mang thai hộ, nhưng ởNga, Ukraine, Gruzia hay Mỹ, việc mang thai hộ là hoàn toàn hợp pháp,trong đó thị trường nhộn nhịp nhất phải kể đến Ukraine

1.2 Pháp luật hôn nhân gia đình Việt Nam hiện hành về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Khoản 22 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Mang thai hộ vìmục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mụcđích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ khôngthể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụtinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ

nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con”

1.2.1 Nguyên tắc áp dụng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Điều 3 Nghị định 10/2015/NĐ-CP đã nêu rõ:

1 Cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân có quyền sinh conbằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm theo chỉ định của bác sĩchuyên khoa; cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mụcđích nhân đạo

2 Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ranhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cánhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ

Trang 8

3 Việc thụ tinh trong ống nghiệm, cho và nhận noãn, cho vànhận tinh trùng, cho và nhận phôi, mang thai hộ vì mục đích nhân đạođược thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện.

4 Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiệntrên nguyên tắc vô danh giữa người cho và người nhận; tinh trùng, phôicủa người cho phải được mã hóa để bảo đảm bí mật nhưng vẫn phải ghi

rõ đặc điểm của người cho, đặc biệt là yếu tố chủng tộc

5 Việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuântheo quy trình kỹ thuật; quy định tiêu chuẩn sức khỏe của người đượcthực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con do

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Nếu bên nhờ mang thai hộ nhờ được người phụ nữ độc thân mangthai và việc mang thai này vì mục đích nhân đạo thì hoàn toàn đượcpháp luật cho phép, bên cạnh đó việc mang thai này phải theo chỉ địnhcủa bác sĩ chuyên khoa Cả bên nhờ mang thai hộ, bên mang thai hộ và

cả đứa trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ phải được đảm bảo an toàn, bảomật cuộc sống riêng tư được pháp luật bảo vệ Việc cho và nhận tinhtrùng, phôi phải dựa trên nguyên tắc vô danh, đảm bảo bí mật, tuynhiên phải ghi rõ đặc điểm của người cho Trong quá trình thực hiện kỹthuật thụ tinh trong ống nghiệm phải tuân thủ theo quy trình kỹ thuật,đảm bảo tiêu chuẩn sức khỏe của những người tham gia thực hiện và cảngười mang thai hộ

1.2.2 Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Trang 9

- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên

cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản ( Khoản 1) Việcmang thai hộ phải xuất phát từ những thỏa thuận và ý chí tự nguyệncủa cả hai bên, và từ những thỏa thuận đó được lập thành văn bản

- Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quyđịnh của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ( Khoản 4)

1.2.2.1 Điều kiện đối với vợ chồng nhờ mang thai hộ

Khoản 2 điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014 đã nêu rõ:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợkhông thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợsinh sản

b) Vợ chồng đang không có con chung

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

Thứ nhất, việc xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền nhằm xácđịnh được việc người phụ nữ nhờ mang thai hộ không thể mang thai vàsinh con dù họ đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, đối với họmang thai hộ là giải pháp tình thế cuối cùng để các cặp vợ chồng vôsinh, hiếm muộn được làm cha mẹ Đây là điều kiện đầu tiên bắt buộccác cặp vợ chồng phải thỏa mãn khi muốn nhờ người khác mang thai hộ

Thứ hai, vợ chồng đang không có con chung Đây là điều kiện đặt

ra nhằm giúp các vợ chồng không có con mà họ lại có nguyện vọng cócon, việc mang thai hộ sẽ đáp ứng nguyện vọng có con của họ Đối vớinhững cặp vợ chồng đã có con và muốn có thêm một đứa nữa nhưng vìngười vợ không thể mang thai và sinh con được, họ muốn nhờ người

Trang 10

mang thai hộ thì nhà nước ta không cho phép.

Thứ ba, cần được tư vấn một số vấn đề về y tế, pháp lý, tâm lý.Điều kiện này giúp cho bên nhờ mang thai hộ có thể nắm bắt, hình dungđược quá trình mang thai hộ, những vấn đề phát sinh khác như tâm lýcủa các bên, những khó khăn có thể xảy ra khi thực hiện mang thai hộ,

tỷ lệ thành công,… để họ có thể chuẩn bị tốt nhất cho quyết định củamình trước khi bắt đầu hành trình làm cha mẹ qua kỹ thuật mang thaihộ

1.2.2.2 Điều kiện đối với người được nhờ mang thai hộ

Khoản 3 điều 95 Luật hôn nhân và gia đình 2014

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồngnhờ mang thai hộ

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩmquyền về khả năng mang thai hộ

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có

sự đồng ý bằng văn bản của người chồng

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý

Thứ nhất, “là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bênchồng nhờ mang thai hộ” quy định này nhằm nhấn mạnh mục đích nhânđạo trong việc nhờ mang thai hộ, hạn chế được tình trạng thương mạihóa việc mang thai hộ trong thực tiễn cuộc sống

Thứ hai, “đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần”nhằm giúp người phụ nữ có tâm lý ổn định sinh đứa trẻ thông qua kỹ

Trang 11

thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Quy định mang tính nhân vănngăn chặn lạm dụng chức năng sinh sản và bảo vệ tốt nhất sức khỏesinh sản cho người phụ nữ mang thai hộ, giảm thiểu được các tai biếnsản khoa trong quá trình mang thai.

Thứ ba, độ tuổi phù hợp mang thai là từ 18 tuổi trở lên và tốt nhất

là khoảng 22 – 33 tuổi nhằm giúp cho quá trình mang thai hộ diễn rathuận lợi và hạn chế được các nguy cơ rủi ro cho phụ nữ cũng như đứatrẻ sinh ra bởi kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo Khả năngmang thai hộ phụ thuộc vào sức khỏe của người mang thai nên cần phải

có sự xác nhận của các tổ chức y tế về sức khỏe của người mang thaihộ

Thứ tư, việc mang thai hộ ảnh hưởng đến cuộc sống, tâm lý, hạnhphúc gia đình của người mang thai hộ và sau khi kết thúc mang thai hộngười phụ nữ quay trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường với gia đìnhcủa mình Vậy nên phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng( nếu người mang thai hộ đang có chồng)

Thứ năm, được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý để người mang thai

hộ biết rõ được quyền và nghĩa vụ của mình, và những khả năng, rủi ro

có thể xảy ra trong quá trình mang thai hộ, cũng như những vấn đề cóthể xảy ra để chuẩn bị về mặt tâm lý

1.2.3 Thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

1.2.3.1 Nội dung thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhânđạo giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ

Khoản 1 điều 96 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Trang 12

a) Thông tin đầy đủ về bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai

hộ theo các điều kiện có liên quan quy định tại Điều 95 của Luật này

b) Cam kết thực hiện các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 97

và Điều 98 của Luật này

c) Việc giải quyết hậu quả trong trường hợp có tai biến sản khoa;

hỗ trợ để bảo đảm sức khỏe sinh sản cho người mang thai hộ trong thờigian mang thai và sinh con, việc nhận con của bên nhờ mang thai hộ,quyền và nghĩa vụ của hai bên đối với con trong trường hợp con chưađược giao cho bên nhờ mang thai hộ và các quyền, nghĩa vụ khác có liênquan

d) Trách nhiệm dân sự trong trường hợp một hoặc cả hai bên viphạm cam kết theo thỏa thuận

Cả bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ đều phải cung cấpđầy đủ thông tin, những điều kiện có liên quan theo quy định của phápluật Cam kết thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, quy địnhquyền và nghĩa vụ hỗ trợ sức khỏe cho người mang thai hộ, quyền vànghĩa vụ đối với con của cả hai bên trong trường hợp con chưa đượcgiao cho bên nhờ mang thai hộ nhằm đảm bảo việc thỏa thuận diễn rathuận lợi Nếu một hay hai bên vi phạm cam kết đã thỏa thuận thì phảichịu trách nhiệm dân sự về hành vi của mình

1.2.3.2 Hình thức thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhânđạo giữa bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ Khoản 2 điều 96Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

“Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có

Trang 13

công chứng Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyềncho nhau hoặc vợ chồng bên mang về việc thỏa thuận thì việc ủy quyềnphải lập thành văn bản có công chứng Việc ủy quyền cho người thứ bakhông có giá trị pháp lý.”

Trong trường hợp thỏa thuận về mang thai hộ giữa bên mang thai

hộ và bên nhờ mang thai hộ được lập cùng với thỏa thuận giữa họ với cơ

sở y tế thực hiện việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì thỏathuận này phải có xác nhận của người có thẩm quyền của cơ sở y tếnày

Tóm lại, tất cả những việc liên quan đến vấn đề thỏa thuận vềmang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng Nếu sự thỏathuận giữ hai bên được lập cùng với cơ sở y tế thực hiện sinh con bằng

kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì phải được xác nhận bởi người có thẩm quyềncủa cơ sở y tế này

1.2.4 Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ và bênmang thai hộ

Trong quá trình mang thai hộ diễn ra, bên mang thai hộ và bên nhờmang thai hộ sẽ phát sinh những quyền lợi và nhiều việc cần phải thựchiện:

*Đối với bên mang thai hộ (Điều 97, Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm 2014 )

1 Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền,nghĩa vụ như cha mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chămsóc, nuôi dưỡng con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang

Trang 14

thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ.

2 Người mang thai hộ phải tuân thủ quy định về thăm khám,các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị các bất thường, dị tật củabào thai theo quy định của Bộ Y tế

3 Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy địnhcủa pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giaođứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ Trong trường hợp kể từ ngày sinhđến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ

60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đếnkhi đủ 60 ngày Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số contheo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

4 Bên mang thai hộ có quyền yêu cầu bên nhờ mang thai hộthực hiện việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trong trường hợp vì lý do tính mạng, sức khỏe của mình hoặc sựphát triển của thai nhi, người mang thai hộ có quyền quyết định về sốlượng bào thai, việc tiếp tục hay không tiếp tục mang thai phù hợp vớiquy định của pháp luật về chăm sóc sức khỏe sinh sản và sinh con bằng

kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

5 Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thìbên mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộnhận con

*Đối với bên nhờ mang thai hộ (Điều 98, Luật Hôn nhân và Gia đìnhnăm 2014)

1 Bên nhờ mang thai hộ có nghĩa vụ chi trả các chi phí thực tế

Trang 15

để bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe sinh sản theo quy định của Bộ Y tế.

2 Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhânđạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra Người mẹnhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của phápluật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khicon đủ 06 tháng tuổi

3 Bên nhờ mang thai hộ không được từ chối nhận con Trongtrường hợp bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa

vụ về nuôi dưỡng, chăm sóc con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho contheo quy định của Luật này và bị xử lý theo quy định của pháp luật cóliên quan; nếu gây thiệt hại cho bên mang thai hộ thì phải bồi thường.Trong trường hợp bên nhờ mang thai hộ chết thì con được hưởng thừa

kế theo quy định của pháp luật đối với di sản của bên nhờ mang thai hộ

4 Giữa con sinh ra từ việc mang thai hộ với các thành viên kháccủa gia đình bên nhờ mang thai hộ có các quyền, nghĩa vụ theo quyđịnh của Luật này, Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan

5 Trong trường hợp bên mang thai hộ từ chối giao con thì bênnhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu Tòa án buộc bên mang thai hộ giaocon

Như vậy quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ và nhờ mangthai hộ qui định rất rõ ràng, chính xác, đảm bảo quyền, lợi ích và tráchnhiệm của công dân được thực hiện một cách hiệu quả nhất

1.2.5 Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mụcđích nhân đạo

Trang 16

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thể hiện ý nghĩa nhân văn tolớn, mang đến cơ hội được làm cha, làm mẹ đối với những cặp vợ chồnghiếm muộn Việc xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ sẽ baogồm 2 phương diện: sinh học và pháp luật.

Phương diện sinh học: đứa bé ra đời là sản phẩm của việc “ lấynoãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ốngnghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai

để người này mang thai và sinh con.”, nên khi được sinh ra sẽ có cácđặc điểm gen, ngoại hình của bố mẹ- bên nhờ mang thai hộ, và ngườimang thai hộ không phải là mẹ của đứa bé

Phương diện pháp luật: theo quy định tại Điều 94, Luật hôn nhân

và gia đình năm 2014: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vìmục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từthời điểm con được sinh ra”

Như vậy, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không làm phátsinh mối quan hệ cha, mẹ, con giữa vợ chồng người được nhờ mang thai

hộ và đứa bé được sinh ra Bên nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng nhữngquyền và phải thực hiện các nghĩa vụ đối với con của mình trong mốiquan hệ giữa cha mẹ và con cái đã được qui định bởi pháp luật

Trang 17

Các bên trong mối quan hệ mang thai hộ nếu vi phạm điều kiện,quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công dân, thì tùy vào tính chất, mức độcủa hành vi vi phạm, người vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý vềhành chính, dân sự hoặc hình sự.

1 Trách nhiệm hành chính:

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vithực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thươngmại, sinh sản vô tính, mang thai hộ vì mục đích thương mại.Giải pháp:Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.(theo Điều 60 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chínhphủ)

2 Trách nhiệm dân sự:

Việc thực hiện mang thai hộ phải thông qua giao dịch dân sự Khimột chủ thể vi phạm thỏa thuận hay gây ảnh hưởng, thiệt hại thì phải cótrách nhiệm dân sự Cụ thể là:

- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc thực hiện nghĩa vụ; buộcbồi thường thiệt hại (Điều 11 Bộ luật dân sự năm 2015)

- Bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận kháchoặc luật có quy định khác (Điều 360 Bộ luật dân sự năm 2015)

3 Trách nhiệm hình sự:

Hành vi tổ chức mang thai hộ là hành vi bao gồm tổng hợp củanhiều hành vi khác nhau từ việc tạo điều kiện cho các bên có nhu cầumang thai hộ gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc, sắp xếp, tạo điều kiện và hỗ trợ

về các phương tiện để các bên tiến hành việc mang thai hộ Mục đích

Trang 18

cuối cùng của người thực hiện hành vi này là vì mục đích thương mại.

Nếu hành vi vi phạm về mang thai hộ có tính chất và mức độ nguyhiểm, nếu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và

xử lý theo quy định của pháp luật

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về Tội tổchức mang thai hộ vì mục đích thương mại:

“Điều 187 Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại

1 Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bịphạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo khônggiam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt

tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm

3 Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

Pháp luật Việt Nam đã bổ sung, hoàn thiện về vấn đề mang thai hộ

vì mục đích nhân đạo nhằm đảm bảo quyền và nghĩa vụ của công dânđược thực hiện hiệu quả nhất, tạo nên khung pháp lí an toàn, giúp phânbiệt với việc mang thai hộ vì mục đích thương mại Việc quy định về

Ngày đăng: 27/04/2022, 15:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w