Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 131 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
131
Dung lượng
1,52 MB
Nội dung
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Bài giảng
Thị trườngchứng khoán
1
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊTRƯỜNGCHỨNG
KHOÁN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC CHỦ THỂ THAM GIA TTCK
1.1.1. Cơ sở hình thành TTCK
Lịch sử đã chứng minh rằng: sự ra đời, tồn tại và phát triển TTCK là sản phẩm tất
yếu khách quan của nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. Nhìn chung, sự ra đời
của TTCK ở các quốc gia đều bắt nguồn từ hai nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, mâu thuẫn trong quan hệ cung - cầu vốn tiền tệ.
Đây là nguyên nhân mang tính tiền đề cho sự xuất hiện TTCK.
Thực tế cho thấy, các chủ thể trong nền kinh tế - xã hội, trước hết là Nhà nước và các
doanh nghiệp, vì những lý do khác nhau mà thường có nhu cầu huy động vốn để bổ sung
thiếu hụt ngân sách của mình. Cầu vốn là lượng vốn cần thiết để tiến hành quá trình đầu
tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh hay phục vụ cho một mục đích tiêu dùng nào đó của các
chủ thể trong nền kinh tế.
Đồng thời trong nền kinh tế - xã hội, cũng luôn có cung vốn. Cung vốn là lựơng vốn
hiện đang nhàn rỗi trong xã hội và có thể sử dụng cho các mục đích khác nhau, hoặc cho
tiêu dùng, hoặc cho các hoạt động đầu tư, xây dựng, sản xuất kinh doanh.
Với mỗi quốc gia nguồn cung vốn bao gồm: nguồn cung trong nước và nguồn cung
từ bên ngoài.
Nguồn cung trong nước: có thể chia thành nguồn cung từ tích luỹ và nguồn cân đối
tạm thời.
Nguồn cung từ tích luỹ. Nguồn cung này bao gồm tiết kiệm của dân chúng, lợi nhuận
của các doanh nghiệp, các quỹ chuyên dụng. Tuỳ theo tình hình phát triển kinh tế của mỗi
nước mà nguồn cung từ tích luỹ cao thấp khác nhau. Đây là nguồn cung có tính chất dài
hạn và tương đối ổn định.
Nguồn cân đối tạm thời. Đây là nguồn cung vốn từ việc cân đối tạm thời các nguồn
tiền hoặc quỹ chưa sử dụng đến của ngân sách hay của các doanh nghiệp, Nguồn vốn
này mang tính chất tạm thời vì vậy nó không ổn định. Tuy nhiên quy mô của nó cũng
không phải nhỏ.
Nguồn vốn từ bên ngoài: Đây là nguồn vốn từ các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế
hay các quốc gia khác chuyển đến, thường là từ các nước phát triển sang các nước chậm
phát triển. Nguồn vốn này bao gồm: kiều hối, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp
(đầu tư chứng khoán, các khoản cho vay, viện trợ, ). Nguồn cung vốn từ bên ngoài có
quy mô lớn nhưng là nguồn cung không liên tục và cũng không ổn định vì nó phụ thuộc
chủ yếu vào các yếu tố khách quan bên ngoài hơn là các yếu tố chủ quan trong phạm vi
quốc gia.
Tất cả các nguồn vốn dù ở bên trong hay ngoài một quốc gia, hợp lại thành nguồn
cung về vốn, đáp ứng nhu cầu vốn trong nền kinh tế. Tuy nhiên đây chỉ là những nguồn
vốn tiềm năng. Bởi vì, các nguồn cung vốn trên không phải luôn luôn sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu của người cần vốn tại bất cứ thời điểm nào, cho bất cứ đối tượng nào, với bất cứ
quy mô nào.
Như vậy, cung - cầu vốn tiền tệ xuất hiện và tồn tại là một thực tế khách quan, cần
được giải quyết hợp lý và hiệu quả để tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội tồn tại và phát
triển. Trong xã hội hiện đại, việc giải quyết mâu thuẫn trong mối quan hệ tương quan giữa
2
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
cung và cầu vốn tiền tệ có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau: hoặc thông qua
việc sử dụng các định chế tài chính trung gian (ngân hàng, công ty tài chính, ) hoặc thông
qua việc việc sử dụng mô hình định chế tài chính trực tiếp - đó chính là TTCK. Đây là một
trong những lý do mà thịtrường này còn được gọi là thịtrường vốn. Với cơ chế hoạt động
của thịtrường vốn, lực lượng cung và cầu vốn tiền tệ có thể gặp gỡ nhau trực tiếp để đáp
ứng nhu cầu của nhau. Nhờ vậy, mâu thuẫn trước mắt tạm thời được giải quyết, để rồi lại
xuất hiện những mâu thuẫn mới đòi hỏi tiếp tục giải quyết. Và đây chính là nguồn "năng
lượng", là xung lực để duy trì và phát triển hoạt động của TTCK.
Thứ hai, sự xuất hiện các loại chứng khoán.
Đây là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của TTCK.
+ Về phía Nhà nước: Khi ngân sách Nhà nước bị thiếu hụt, cũng có nghĩa là cầu về
vốn tiền tệ xuất hiện, Chính phủ có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để tạo ra
nguồn bù đắp cho sự thâm hụt đó như: phát hành tiền, vay các ngân hàng, tìm nguồn tài
trợ từ các đối tác nước ngoài, Tuy nhiên các biện pháp này đều có những hạn chế và có
thể gây nên những hậu quả nhất định đối với nền kinh tế xã hội quốc gia. Vì vậy, một biện
pháp được coi là tối ưu hơn cả, đó là Nhà nước trực tiếp vay nợ của mọi tầng lớp dân cư
cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế dưới hình thức tín dụng Nhà nước, bằng cách
phát hành trái phiếu chính phủ.
+ Về phía doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể thứ
hai (sau Nhà nước), cũng có nhu cầu rất lớn và thường xuyên về vốn tiền tệ. Được chủ
động tạo vốn, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương án tài trợ hiệu quả nhất, nghĩa là với chi
phí sử dụng vốn thấp nhất, ít rủi ro nhất. Nói chung, doanh nghiệp có hai giải pháp cơ bản
đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư. Trước hết là khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Tuy
nhiên khả năng này là hạn chế và thường chỉ đáp ứng một phần nào đó nhu cầu vốn đầu
tư. Biện pháp thứ hai là huy động vốn từ bên ngoài. Chủ yếu có hai phương án, hoặc là
vay vốn từ các tổ chức tín dụng, hoặc là phát hành trái phiếu hay cổ phiếu. Biện pháp
truyền thống là vay ngân hàng, bên cạnh những ưu điểm cũng bộc lộ những khó khăn và
hạn chế nhất định về thủ tục, điều kiện, tài sản đảm bảo, số lượng tiền vay. Việc phát hành
trái phiếu hay cổ phiếu mở ra khả năng tài trợ to lớn với những ưu điểm nổi trội so với các
phương pháp truyền thống. Các loại cổ phiếu và trái phiếu do công ty phát hành, chính là
chứng khoán.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, sự xuất hiện các loại chứngkhoán hoàn
toàn là yêu cầu cần thiết và khách quan. Vấn đề là làm thế nào để chứngkhoán phát hành
ra được nhà đầu tư chấp nhận. Đối với nhà đầu tư, điều mà họ quan tâm khi đầu tư vốn là
tiền lời thu được từ khoản đầu tư, mức độ rủi ro, khả năng thanh khoản như thế nào,
Nếu đầu tư vào chứng khoán, khả năng thanh khoản của chứngkhoán phụ thuộc vào
khả năng mua bán chứng khoán. Để tạo ra được khả năng đó, con đường duy nhất hợp lý
là phải hình thành cơ chế của một thịtrường riêng biệt - một loại thịtrường chuyên môn
hoá các giao dịch mua bán những sản phẩm tài chính, các chứngkhoán trung và dài hạn.
Như vậy, sự ra đời của các loại chứngkhoán cũng như quá trình thương mại hoá
chúng vừa thoả mãn yêu cầu của người có vốn và người cần vốn, vừa là cơ sở để hình
thành TTCK.
Nghiên cứu lịch sử ra đời và phát triển của TTCK cho thấy: TTCK cũng như tất cả
các loại thịtrường khác, buổi bình minh của thịtrường được hình thành một cách rất tự
phát và sơ khai, từ những nhu cầu riêng lẻ của các thành viên trong xã hội mà lúc đầu chủ
yếu là các thương gia. Khoảng giữa thế kỷ XV, tại một số các thành phố lớn ở các nước
phương Tây, các thương gia thường xuyên gặp nhau tại các quán cà phê để trao đổi, mua
3
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
bán các hàng hóa (nông sản, khoáng sản, ngoại tệ, chứng từ có giá). Điểm đặc biệt là trong
những cuộc thương lượng này, các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi v130ới nhau,
không có hàng hoá, ngoại tệ hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc trao đổi này lúc
đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người tăng lên. Quy mô giao dịch cũng ngày càng
gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Khái niệm “thị trường” dần dần
xuất hiện cùng với việc thống nhất các quy tắc giao dịch giữa các thành viên của thị
trường vào những năm giữa thế kỷ XV.
Phiên chợ riêng (lữ quán của gia đình Vanber) đầu tiên diễn ra năm 1453 tại Bruges
(Bỉ). Trước lữ quán này có một bảng hiệu vẽ hình 3 túi da với một tiếng Pháp “Bourse”
tức là “mậu dịch trường” hay còn gọi là “sở giao dịch”. Mậu dịch trường là một bảng hiệu
chung, ba túi da tượng trưng cho 3 nội dung của mậu dịch trường: mậu dịch trường hàng
hoá, mậu dịch trường ngoại tệ và mậu dịch trườngchứng khoán. Đến năm 1547 mậu dịch
trường tại thành phố Bruges bị suy sụp khi Bruges mất hẳn sự phồn vinh vì eo biển dẫn
tàu bè vào thị trấn bị cát lấp mất. Thịtrường được dời đến hải cảng Auvers (Bỉ). Mậu dịch
Auvers phát triển nhanh, và từ kinh nghiệm của nó mậu dịch trường ở các nước bắt đầu
phát triển. Tại London vào giữa thế kỷ XVIII, một mậu dịch trường được thiết lập theo
mẫu mậu dịch trường Auvers gọi là Stock Exchange, nơi mà sau này gọi là Sở giao dịch
chứng khoán London. Kế tiếp sau đó là các mậu dịch trường của các nước Pháp, Ý, Đức,
Bắc Âu… cũng được thành lập.
Với việc phát triển quy mô giao dịch một cách nhanh chóng, sự gia tăng các thành
viên cũng như hàng hóa và nội dung giao dịch, thịtrường dần dần được phân chia thành
các thịtrường khác nhau với các hàng hóa và tính chất giao dịch khác nhau như: thị
trường hàng hóa và dịch vụ, thịtrường hối đoái, thịtrường hợp đồng tương lai, thị trường
chứng khoán …
Phương thức giao dịch truyền thống ban đầu được diễn ra ngoài trời với những ký
hiệu giao dịch bằng tay. Lòng bàn tay hướng về phía người gọi là lệnh mua, lòng bàn tay
hướng ngược phía người gọi là lệnh bán, các ngón tay biểu thị mức giá… Cho tới năm
1921, ở Hoa Kỳ, các khu chợ được chuyển vào trong nhà, Sở giao dịch chứngkhoán chính
thức được thành lập. Cùng với sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ,
các phương thức giao dịch cũng ngày càng được hoàn thiện để từng bước nâng cao quy
mô và chất lượng giao dịch. Nếu trong thời kỳ đầu của TTCK, các giao dịch được thực
hiện thủ công, bảng đen phấn trắng thì vào những năm cuối thế kỷ XX hệ thống giao dịch
điện tử hầu như đã hoàn toàn thay thế.
Lịch sử ra đời và phát triển của thịtrường trên thế giới cho thấy, các nước phát triển
theo cơ chế thịtrường đều phải tuân theo các quy luật khắt khe của thị trường: quy luật giá
trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu Trong nền kinh tế thị trường, các yếu tố sản
xuất đều là hàng hoá, vì vậy phải có các loại thịtrường giành cho từng loại hàng hoá đó.
Chính vì thế, trong cơ cấu thịtrường của các nước, bên cạnh thịtrường hàng hoá tiêu
dùng, còn có thịtrường tư liệu sản xuất, thịtrường sức lao động, thịtrường dịch vụ thông
tin, TTCK Điều đó chứng tỏ, TTCK là một yếu tố cấu thành đặc biệt quan trọng của nền
kinh tế thị trường, nó ra đời tự phát và tồn tại khách quan trong nền kinh tế.
1.1.2. Khái niệm và các đặc điểm của TTCK
Thuật ngữ "thị trường" là một khái niệm cơ bản của kinh tế học và đã được nhiều nhà
kinh tế học định nghĩa. Nếu hiểu "thị trường" một cách đơn giản là nơi mua bán hàng hoá
thì không sai, nhưng không đầy đủ và không thấy được những loại thịtrường không có
"chợ" mua bán tập trung. Hơn nữa, nếu hiểu như vậy thì thật khó giải thích được những
4
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
loại thịtrường "vô hình" với những loại hàng hoá "vô hình" đã và đang ngày càng phát
triển như thịtrường vốn, thịtrường dịch vụ,
Xét về bản chất, thịtrường là mối quan hệ kinh tế tổng hợp của 5 thành tố: hàng hoá,
cung cầu, giá cả, phương thức giao dịch và thanh toán. Như vậy, nơi nào, lúc nào có đủ 5
thành tố thì nơi đó, khi đó diễn ra hoạt động của thị trường. Với nhận thức này chúng ta sẽ
thấy được các loại thịtrường "vô hình", những loại thịtrường không có chợ mua bán tập
trung tại một địa điểm cố định. Những khác biệt còn lại là quy mô của thịtrường đó rộng
hay hẹp, phổ biến hay chưa phổ biến, hiện đại hay còn thô sơ.
Có nhiều loại thịtrường khác nhau tùy theo tiêu thức phân chia. Căn cứ vào đối
tượng giao dịch thì có thể kể tới các loại thịtrường như: thịtrường hàng hoá và dịch vụ,
thị trường sức lao động, thịtrường vàng, thịtrường ngoại tệ, thịtrườngchứngkhoán
TTCK là gì?
TTCK là thịtrường diễn ra các hoạt động phát hành, giao dịch mua bán chứng
khoán. Việc mua bán này được tiến hành ở thịtrường sơ cấp, khi người mua mua được
chứng khoán lần đầu từ những người phát hành chứng khoán, và ở thịtrường thứ cấp khi
có sự mua đi bán lại các chứngkhoán đã được phát hành từ thịtrường sơ cấp.
Như vậy, TTCK là 1 bộ phận của thịtrườngtài chính, là nơi diễn ra quá trình phát
hành, mua bán các chứng khoán, đó là các công cụ nợ và công cụ vốn (còn gọi là công cụ
sở hữu). Bản chất của TTCK là thịtrường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu vốn đầu
tư. Giá chứngkhoán chứa đựng các thông tin về chi phí vốn, hay còn gọi là giá của vốn
đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Chứng khoán được phát hành và mua bán trên TTCK bao gồm nhiều loại khác nhau
tùy theo tiêu thức phân loại. Nếu căn cứ vào thời gian sử dụng vốn sẽ có chứng khoán
ngắn hạn và chứngkhoán dài hạn. Các chứngkhoán ngắn hạn thường được mua bán trên
thị trường tiền tệ. Các chứngkhoán dài hạn như cổ phiếu, trái phiếu thường được phát
hành, mua bán trên TTCK. Vì vậy trên thực tế, đôi khi người ta đồng nhất giữa TTCK với
thị trường vốn.
Đặc điểm của TTCK
Thứ nhất, hàng hoá của TTCK là những hàng hóa đặc thù - các loại chứng khoán. Đó
là những công cụ chuyển tải giá trị như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng
khoán phái sinh. Chứngkhoán có những đặc điểm khác biệt so với các loại hàng hóa
thông thường. Nếu như mỗi loại hàng hóa thông thường đều có tính năng tác dụng và mục
đích sử dụng riêng (mua để sử dụng làm nguyên liệu phục vụ sản xuất, mua để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng cá nhân như ăn, mặc…) thìchứngkhoán không có những tính năng tác
dụng riêng đó. Vì thế ở các thịtrường hàng hóa dịch vụ, người sản xuất - người bán và
người mua đều rất quan tâm tới hình dáng, mẫu mã, kích thước, chất liệu, tác dụng, giá
thành và giá cả của sản phẩm; thì ở TTCK, do chứngkhoán là những công cụ chuyển tải
giá trị nên người ta chỉ quan tâm đến chứngkhoán đó thật hay giả, khả năng sinh lợi và rủi
ro tiềm ẩn thế nào, khả năng thanh khoản ra sao. Nói cách khác, việc phát hành, giao dịch
các chứngkhoán với tư cách là hàng hoá trên TTCK của tổ chức phát hành, của nhà đầu tư
nhằm mục đích huy động các nguồn vốn nhàn rỗi cho đầu tư, đồng thời thực hiện việc
chuyển dịch các dòng tiết kiệm và đầu tư nhằm mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận.
Thứ hai, TTCK được đặc trưng bởi định chế tài chính trực tiếp, những người có khả
năng cung ứng vốn có thể điều chuyển vốn trực tiếp cho người cần vốn mà không cần
thông qua các trung gian tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, ) với tư cách là một chủ
thể riêng biệt, độc lập thực hiện huy động vốn để phân phối vốn nhằm đạt được những lợi
5
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
ích riêng.
Chúng ta đều đã biết, các nguồn tài chính có thể được chuyển dịch từ người cung
sang người cầu bằng một trong hai hình thức: tài chính gián tiếp hoặc trực tiếp.
Tài chính gián tiếp: vốn được luân chuyển từ người cung vốn qua các trung gian tài
chính (như ngân hàng thương mại, công ty tài chính…) rồi mới được chuyển tới người cầu
vốn. Trung gian tài chính đứng giữa người cung và người cầu vốn, tiến hành tập trung các
nguồn tài chính từ những người cung vốn và trả cho họ một khoản tiền lãi nhất định; sau
đó sử dụng các nguồn lực tài chính huy động được để cho những người cầu vốn vay và thu
từ họ một khoản tiền lãi nhất định. Trung gian tài chính được hưởng một khoản thu nhập
từ phần chênh lệch giữa thu từ cung ứng nguồn lực tài chính và chi cho huy động các
nguồn lực tài chính.
Tài chính trực tiếp: vốn hay các nguồn tài chính được luân chuyển trực tiếp từ người
cung vốn sang người cầu vốn. Trong quá trình vận động này, nguồn tài chính không dừng
lại ở bất kỳ một tổ chức tài chính trung gian nào. Người có nhu cầu sử dụng vốn phải trả
chi phí sử dụng vốn cho người cung vốn. Tuy nhiên, trong hình thức tài trợ trực tiếp,
nguồn vốn có thể luân chuyển tới người có nhu cầu theo 2 hình thức: tài trợ trực tiếp qua
trung gian và tài trợ trực tiếp không qua trung gian.
Hình 1.1: Quá trình chu chuyển vốn trên thịtrườngtài chính
Tài trợ trực tiếp qua trung gian là một hình thức luân chuyển các nguồn tài chính
trong đó ngoài người cung vốn và người cầu vốn còn xuất hiện một trung gian đứng ra tổ
chức, thu xếp việc thực hiện giao dịch tài chính giữa người cung và người cầu. Ở hình
thức này, nguồn tài chính không dừng lại ở trung gian (như trong tài trợ gián tiếp) song
người cung và người cầu vốn phải trả một khoản phí nhất định đối cho người trung gian
6
Tài chính gián tiếp
Tài chính trực tiếp
Người cung vốn
1. Hộ gia đình và cá nhân
2. Các tổ chức CTXH
3. Các tổ chức kinh doanh
4. Nhà nước
5. Tổ chức, cá nhân nước
ngoài
Người cầu vốn
1. Các tổ chức kinh doanh
2. Nhà nước
3. Hộ gia đình và cá nhân
4. Các tổ chức CTXH
5. Tổ chức, cá nhân nước
ngoài
Thị
trường
tài
chính
Người trung gian
1.Ngân hàng
2.Tổ chức KD tiền tệ
3.Công ty môi giới CK
4.Nhà môi giới độc lập
5.Tổ chức, cá nhân nước
ngoài
Vốn
Vốn
Vốn
Vốn
Vốn
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
ngoài chi phí sử dụng vốn, ví dụ: hoa hồng đại lí, phí bảo lãnh phát hành chứng khoán…
Đây là loại hình luân chuyển các nguồn tài chính phát sinh khá phổ biến trên thị trường.
Tài trợ trực tiếp không qua trung: là hình thức luân chuyển trực tiếp các nguồn tài
chính giữa người cung vốn và người cầu vốn mà không cần qua bất kỳ một trung gian nào.
Người cung vốn và người cầu vốn trực tiếp thỏa thuận các điều kiện giao dịch. Trong hình
thức này, người có nhu cầu vốn chỉ phải trả chi phí sử dụng vốn cho người cung vốn để có
quyền sử dụng vốn trong những khoảng thời gian nhất định. Loại hình luân chuyển các
nguồn tài chính này phát sinh phổ biến trong phát hành chứngkhoán nội bộ, mua chứng
khoán trực tiếp từ tổ chức phát hành, hoặc trên thịtrường tự do (thị trường ngầm), .
Thực tế phát triển TTCK cho thấy, hầu hết các hoạt động phát hành chứngkhoán để
huy động vốn của các tổ chức phát hành được thực hiện thông qua các hình thức tài trợ
trực tiếp qua trung gian hoặc không qua trung gian.
Thứ ba, hoạt động mua bán trên TTCK chủ yếu được thực hiện qua người môi giới.
TTCK được cấu thành bởi nhiều bộ phận thị trường, trong đó TTCK tập trung và thị
trường OTC là những bộ phận quan trọng. Do hàng hóa của thịtrường này là các công cụ
chuyển tải giá trị, nên bằng những giác quan thông thường nhà đầu tư khó có khả năng
phân biệt được chứngkhoán đó có đảm bảo yêu cầu về mặt pháp lí cũng như chất lượng
của chúng. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nhà đầu tư, đảm bảo TTCK hoạt
động đúng pháp luật, công bằng, công khai và hiệu quả, luật pháp các nước thường quy
định hoạt động mua bán chứngkhoán trên các thịtrường có tổ chức phải thông qua các
trung gian, đó là những nhà môi giới chứngkhoán đã được cấp phép là thành viên giao
dịch của thịtrường đó. Các nhà đầu tư muốn mua hoặc bán chứngkhoán không thể đến thị
trường đàm phán để mua bán trực tiếp, mà bắt buộc phải đặt lệnh mua bán qua các nhà
môi giới chứng khoán.
Thứ tư, TTCK gần với thịtrường cạnh tranh hoàn hảo.
TTCK bao gồm nhiều bộ phận thịtrường khác nhau, trong đó TTCK tập trung là bộ
phận trung tâm. Ở thịtrường này tất cả mọi người đều được tự do tham gia mua và bán
theo nguyên tắc hoạt động của thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên TTCK, giá cả ở
đây được xác định dựa trên quan hệ cung cầu của thịtrường và phản ánh các thông tin có
liên quan đến chứng khoán.
Thứ năm, TTCK về cơ bản là thịtrường liên tục. Sau khi các chứngkhoán được phát
hành trên thịtrường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thịtrường thứ
cấp. TTCK đảm bảo cho những người đầu tư có thể chuyển các chứngkhoán của họ nắm
giữ thành tiền bất cứ lúc nào họ muốn.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của TTCK. Chính những đặc điểm này là cơ sở
để phân biệt sự khác nhau giữa TTCK với các thịtrường khác; đồng thời đó cũng là những
điểm nhấn tạo ra sự hấp dẫn của TTCK đối với các tổ chức phát hành, nhà đầu tư và kinh
doanh chứng khoán. Đặc biệt đối với các tổ chức phát hành, TTCK là kênh huy động vốn
trung và dài hạn rất thuận lợi vì với đặc điểm "thị trườngchứngkhoán là thịtrường liên
tục" đã tạo điều kiện cho các nguồn vốn ngắn hạn của nhà đầu tư, trở thành nguồn vốn dài
hạn của nhà phát hành.
1.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK
Tham gia TTCK bao gồm nhiều chủ thể như: tổ chức phát hành, nhà đầu tư, tổ chức
kinh doanh chứng khoán, tổ chức phụ trợ, tổ chức quản lí TTCK .
● Tổ chức phát hành chứng khoán
7
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
Tổ chức phát hành chứngkhoán là các tổ chức cần vốn và thực hiện huy động vốn
thông qua TTCK. Tổ chức phát hành là người cung cấp chứngkhoán - hàng hóa của
TTCK. Thông thường tổ chức phát hành bao gồm:
- Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu chính phủ và
chính quyền địa phương.
- Doanh nghiệp (bao gồm cả các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng và
phi tài chính): phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp.
- Công ty quản lí quỹ đầu tư: phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư.
● Nhà đầu tư chứng khoán
Nhà đầu tư chứngkhoán là những người bỏ tiền đầu tư vào chứngkhoán nhằm mục
đích thu lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể được chia thành nhiều loại như nhà đầu tư tổ chức,
nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
+ Nhà đầu tư cá nhân
Nhà đầu tư cá nhân là những người tham gia mua bán chứngkhoán trên TTCK. Cũng
giống như những hoạt động đầu tư khác, mục đích của đầu tư chứngkhoán để tìm kiếm
lợi nhuận. Tuy nhiên, mỗi nhà đầu tư có khả năng tài chính, tâm lí đầu tư và điều kiện
nhân thân… khác nhau. Do vậy, họ sẽ có thái độ khác nhau đối với rủi ro.
Các nhà đầu tư cá nhân thuộc trường phái thận trọng thường không thích rủi ro và rất
bảo thủ trong các phương thức đầu tư. Họ tìm mọi cách để giảm rủi ro và tìm kiếm lợi
nhuận từ những chứngkhoán có rủi ro thấp, đầu tư dài hạn vào một số chứngkhoán nhất
định.
Các nhà đầu tư cá nhân thuộc trường phái mạo hiểm thường sẵn sàng chấp nhận rủi
ro nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận thu được. Họ thường đầu tư vào các chứng khoán
có tỉ lệ rủi ro cao nhưng có lợi nhuận kì vọng lớn, thường đầu tư ngắn hạn mà không đầu
tư lâu dài vào bất cứ một loại chứngkhoán nào.
+ Nhà đầu tư tổ chức (còn gọi nhà đầu tư chuyên nghiệp)
Nhà đầu tư tổ chức là các tổ chức thường xuyên mua bán chứngkhoán với số lượng
lớn. Các tổ chức này thường có các bộ phận chức năng bao gồm các chuyên gia có kinh
nghiệm để nghiên cứu thịtrường và đưa ra các quyết định đầu tư. Nhìn chung có thể kể
đến một số nhà đầu tư chuyên nghiệp sau:
- Các quỹ tín thác đầu tư: được thành lập nhằm thu hút vốn của nhiều nhà đầu tư cá
nhân đề đầu tư trên TTCK. Ưu điểm nổi bật của hình thức đầu tư qua các quỹ tín thác là
có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các
chuyên gia có kinh nghiệm.
- Các công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm quản lí phí bảo hiểm của những người
tham gia bảo hiểm và sử dụng số tiền đó để đầu tư dưới các hình thức như: gửi ngân hàng,
đầu tư vào chứngkhoán Để đảm bảo khả năng thanh toán bảo hiểm của các công ty bảo
hiểm, pháp luật các nước thường có các quy định khá chặt chẽ về tỉ trọng các khoản đầu
tư.
- Các quỹ hưu trí và quỹ bảo hiểm xã hội khác. Các quỹ này thu phí đóng góp định kì
của các cá nhân để sau này trả cho họ lương hưu hay các khoản trợ cấp khác. Phần phí thu
được chưa phải chi trả có thể được các nhà quản lí quỹ đầu tư vào các chứngkhoán có độ
an toàn cao như trái phiếu chính phủ.
- Các công ty tài chính, các NHTM… cũng có thể trở thành nhà đầu tư chuyên
nghiệp khi họ mua bán chứngkhoán cho chính mình.
● Người kinh doanh chứng khoán
Tham gia KDCK có thể bao gồm nhiều tổ chức như: CTCK, công ty quản lí quỹ đầu
8
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
tư… và cá nhân hành nghề độc lập.
+ Công ty chứng khoán
CTCK là tổ chức có tư cách pháp nhân kinh doanh trong lĩnh vực chứng khoán,
thực hiện một hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn
đầu tư chứngkhoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Tùy theo điều kiện về năng lực tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực
mà một CTCK có thể đảm nhận tất cả các nghiệp vụ kinh doanh hoặc chỉ đảm nhận một
số nghiệp vụ nhất định theo giấy phép kinh doanh.
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư
Công ty QLQ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý
quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
Công ty QLQ là người thành lập và quản lí quỹ tín thác bằng cách: (1) đứng ra xin
phép thành lập quỹ, phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư ra công chúng để tạo vốn cho quỹ; (2)
lựa chọn và thực hiện đầu tư vốn của quỹ vào chứngkhoán hoặc tài sản khác phù hợp với
điều lệ của quỹ; (3) xác định lợi nhuận của quỹ và tư vấn cho người lưu giữ tài sản của
quỹ để phân phối lợi nhuận. Việc thành lập và hoạt động của quỹ và công ty QLQ được
thực hiện theo luật tín thác đầu tư. Theo luật này một hợp đồng tín thác được kí kết bởi tất
cả các bên tham gia vào quỹ: công ty quản lí quỹ, tổ chức giám sát bảo quản (thường là
ngân hàng giám sát hoặc ngân hàng tín thác), và những người đầu tư.
● Người cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứngkhoán (tổ chức phụ trợ)
Để đảm bảo cho TTCK có thể vận hành một cách bình thường, bên cạnh các chủ thể
nêu trên cần có các tổ chức cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh chứngkhoán như: tổ
chức lưu kí chứngkhoán và thanh toán bù trừ, tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm, tổ chức
tài trợ chứng khoán, tổ chức kiểm toán, công nghệ thông tin TTCK…
- Tổ chức lưu kí chứngkhoán và thanh toán bù trừ
Tổ chức lưu kí chứngkhoán và thanh toán bù trừ là tổ chức nhận lưu giữ bảo quản
các chứngkhoán của khách hàng và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ các giao
dịch mua bán chứng khoán.
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là tổ chức chuyên thực hiện việc đánh giá về tình
hình hiện tại và triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp dưới dạng các hệ số tín nhiệm.
Nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
cung cấp để cân nhắc trước khi ra quyết định đầu tư.
- Tổ chức tài trợ chứng khoán
Tổ chức tài trợ chứngkhoán là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến
khích mở rộng và tăng trưởng TTCK thông qua các hoạt động cho vay bảo lãnh, cho vay
để mua cổ phiếu, cho vay chứngkhoán cho các giao dịch chênh lệch… Các tổ chức tài trợ
chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có nước không có loại hình tổ
chức này.
● Người quản lí và giám sát thịtrường
Tùy theo chính sách phát triển thịtrường và thực tế phát triển TTCK của mỗi quốc
gia mà việc quản lí và giám sát TTCK được thực hiện bởi các chủ thể khác nhau. Thông
thường tham gia quản lí giám sát TTCK bao gồm: Nhà nước (thông qua các cơ quan chức
năng như UBCKNN, NHNN…), các tổ chức tự quản (Sở giao dịch, Hiệp hội các nhà kinh
doanh chứng khoán…).
- Cơ quan quản lí nhà nước đối với TTCK
Sự quản lí của nhà nước đối với TTCK là nhân tố rất quan trọng để đảm bảo cho thị
9
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com
trường hoạt động trật tự, công bằng, đúng pháp luật. Tuy nhiên mô hình quản lí nhà nước
đối với TTCK ở các nước đều có những điểm khác nhau. Nhìn nhận khái quát có thể thấy
có hai loại mô hình về cơ quan quản lí nhà nước đối với TTCK: Một số nước giao nhiệm
vụ quản lí nhà nước đối với TTCK cho một bộ của Chính phủ, thường là bộ Tài chính
(Nhật Bản, Hàn Quốc…), một số nước thành lập cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ:
Ủy ban chứngkhoán (Mĩ…). Bên cạnh bộ Tài chính hoặc Ủy ban chứng khoán, một số bộ
ngành khác cũng có chức năng tham gia quản lí TTCK ở một lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
Ví dụ: Ngân hàng Trung ương quản lí các NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh có
liên quan đến chứngkhoán như hoạt động thanh toán bù trừ, Bộ Tư pháp có trách nhiệm
xử lí các hành vi gian lận trên TTCK…
- Sở giao dịch chứng khoán
SGDCK là nơi giao dịch các chứngkhoán đã được niêm yết. Nhiệm vụ của Sở giao
dịch là tổ chức vận hành thịtrường thông qua các bộ phận chức năng như: quản lí niêm
yết, quản lí giao dịch, quản lí công bố thông tin, thanh tra giám sát… trên cơ sở các văn
bản pháp luật của nhà nước và các quy định của Sở.
Sở giao dịch ở nhiều nước là tổ chức tự định chế bao gồm các công ty chứng khoán
thành viên, trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán. Khi phát
hiện ra các hành vi vi phạm quy chế thị trường, SGD tiến hành xử lí, áp dụng các biện
pháp cưỡng chế thích hợp. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng các
quy định của ngành chứng khoán, Sở có trách nhiệm báo cáo lên Ủy ban chứngkhoán để
giải quyết. Hoạt động điều hành và giám sát của SGD phải được thực hiện trên cơ sở phù
hợp với các quy định pháp luật có liên quan.
- Hiệp hội các nhà KDCK
Hiệp hội các nhà KDCK là tổ chức của các CTCK và một số thành viên khác hoạt
động trong ngành công nghiệp chứngkhoán được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích
cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứngkhoán nói chung. Hiệp hội
các nhà KDCK thường là tổ chức tự điều hành, tham gia quản lí giám sát thịtrường theo
một số nội dung chủ yếu sau:
+ Ban hành các quy định đối với thành viên và có trách nhiệm giám sát việc thực
hiện các quy định của các thành viên Hiệp hội.
+ Thu nhận các khiếu nại của khách hàng đối với các CTCK thành viên. Xử lí các vi
phạm của thành viên theo quy chế của Hiệp hội.
+ Đề xuất các kiến nghị đối với các cơ quan quản lí Nhà nước về các biện pháp phát
triển thị trường.
1.2. PHÂN LOẠI THỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN
1.2.1. Theo đối tượng giao dịch
● Thịtrường cổ phiếu (Stocks Market)
Thị trường cổ phiếu, còn gọi là thịtrường vốn (vốn cổ phần) là thịtrường mà đối
tượng giao dịch là các loại cổ phiếu của các công ty cổ phần. Thịtrường cổ phiếu được coi
là bộ phận cơ bản và giữ vị trí quan trọng nhất của hệ thống TTCK. Nói đến TTCK người
ta thường đồng nghĩa với thịtrường cổ phiếu.
Thị trường cổ phiếu có một số đặc điểm sau:
+ Hàng hóa mua bán trên thịtrường là các loại cổ phiếu (còn gọi là các công cụ vốn)
như: cổ phiếu thường (còn gọi là cổ phiếu phổ thông), cổ phiếu ưu đãi.
+ Nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu giữ vai trò là cổ đông, là đồng sở hữu một phần công
ty cổ phần - tổ chức phát hành ra cổ phiếu đó.
10
[...]... tư của thịtrường + Tính chất hoạt động của thị trường: thị trường thứ cấp là thịtrường liên tục Thịtrường sơ cấp và thịtrường thứ cấp một mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau, làm tiền đề cho sự phát triển của TTCK Thịtrường sơ cấp có vai trò tạo hàng hóa cho hoạt động của thịtrường sơ cấp, thịtrường thứ cấp làm gia tăng tính thanh khoản của chứng khoán, đảm bảo cho sự phát triển của thị trường. .. triển, chứngkhoán thường được phát hành dưới hình thức chứng chỉ ● Phân loại chứng khoánChứngkhoán có nhiều loại Tùy theo các tiêu thức phân loại mà có thể chia chứngkhoán thành các loại khác nhau + Theo khả năng chuyển nhượng, chứngkhoán được phân thành chứngkhoán ghi danh (ghi tên) và chứngkhoán vô danh (không ghi tên) - Chứngkhoán ghi danh là loại chứngkhoán có ghi tên người chủ sở hữu Loại chứng. .. markets): còn gọi là thịtrường ngầm, hay thịtrường chợ đen, là thịtrường ở đó các hoạt động giao dịch mua bán chứngkhoán không được thực hiện qua hệ thống giao dịch của thịtrường tập trung và thịtrường OTC, nó ra đời và hoạt động một cách tự phát theo nhu cầu của thịtrường TTCK tự do là thịtrường mà hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng chứng 13 Ebook.VCU – www.ebookvcu.com khoán có thể diễn... Chương 2 CHỨNGKHOÁN 2.1 KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA CHỨNGKHOÁN 2.1.1 Khái niệm và phân loại chứngkhoán ● Chứngkhoán (Securities) là gì ? Có nhiều quan điểm khác nhau về chứngkhoán Tùy theo quan điểm, mục đích tiếp cận và nghiên cứu, sự phát triển của thị trườngchứngkhoán cũng như sự đa dạng phong phú về chủng loại chứngkhoán mà người ta có thể khái quát, nhận dạng chứngkhoán qua... gia - Các chứngkhoán được giao dịch tại đây là các chứngkhoán chưa được niêm yết trên bất kỳ thịtrường tập trung nào và thường bao gồm các chứngkhoán có tiêu chuẩn thấp hơn chứngkhoán được niêm yết trên thịtrường tập trung - chứngkhoán của các công ty vừa và nhỏ - Giá cả trên thịtrường được xác định chủ yếu theo phương thức thương lượng, thoả thuận - Nhà nước quản lí đối với thịtrường thông... Theo tính chất sở hữu và nguồn gốc của chứng khoán, các chứngkhoán được phân thành chứngkhoán vốn, chứngkhoán nợ, chứngkhoán phái sinh - Chứngkhoán vốn (Equity Securities): là loại chứngkhoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn của tổ chức phát hành Người mua chứngkhoán này (cổ phiếu - stock / share hoặc các loại chứngkhoán khác đại diện cho một tỉ lệ sở hữu)... Tính chất hoạt động của thị trường: thịtrường sơ cấp là thịtrường không liên tục ● Thị trường thứ cấp (Secondary market) Là thịtrường diễn ra các giao dịch mua bán các chứngkhoán đã được phát hành trên thịtrường sơ cấp Vai trò của TTCK thứ cấp là thực hiện việc di chuyển vốn đầu tư giữa các nhà đầu tư chứngkhoán Nếu xét trên góc độ kinh tế vĩ mô, TTCK thứ cấp là một định chế tài chính quan trọng... (nếu trái phiếu đã đến ngày đáo hạn) Trường hợp ngược lại, nhà đầu tư phải đem bán chúng (chuyển nhượng quyền sở hữu) cho những nhà đầu tư khác trên thịtrường trái phiếu ● Thịtrườngchứng chỉ quỹ đầu tư Thịtrườngchứng chỉ quỹ là nơi giao dịch các loại chứng chỉ quỹ Thịtrườngchứng chỉ quỹ có một số đặc điểm sau: + Hàng hóa mua bán trên thịtrường là các loại chứng chỉ quỹ do các công ty quản lí... khác trên thịtrườngchứng chỉ quỹ ● Thị trườngchứngkhoán phái sinh (Derivatives Market) Là nơi giao dịch các loại chứngkhoán phái sinh như quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn, hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai TTCK phái sinh là thịtrường mà sự ra đời và phát triển của nó bắt nguồn từ chính việc phát hành, giao dịch các loại chứngkhoán gốc Sự tồn tại và phát triển của thịtrường này có... ngay: - Việc kí ký hợp đồng giao dịch mua bán chứngkhoán được thực hiện ở hiện tại - Việc chuyển giao quyền sở hữu chứngkhoán và thanh toán được thực hiện ngay trong ngày giao dịch, hoặc trong thời gian thanh toán bù trừ theo quy định của thịtrường mỗi nước (T+1 hoặc T+2 hoặc T+3) ● Thịtrường kỳ hạn Thịtrường kì hạn là thịtrường mà việc giao nhận chứngkhoán và thanh toán được diễn ra sau ngày giao . tới các loại thị trường như: thị trường hàng hoá và dịch vụ,
thị trường sức lao động, thị trường vàng, thị trường ngoại tệ, thị trường chứng khoán
TTCK. của thị trường: thị trường sơ cấp là thị trường không liên tục.
● Thị trường thứ cấp (Secondary market)
Là thị trường diễn ra các giao dịch mua bán các chứng