1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu

54 694 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 199,5 KB

Nội dung

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì xuất khẩu đóng góp một vai trò không nhỏ. Xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ tạo cơ sở nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam thì xuất khẩu đóng góp một vai trò không nhỏ Xuất khẩu giúp tăng thu ngoại tệ tạo cơ sở nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Bên cạnh đó xuất khẩu còn góp phần giải quyết các vấn đề còn nhiều bất cập ở Việt Nam như việc giải quyết vấn đề việc làm, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề vùng kinh tế cũng như góp phần mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới Trong đó xuất khẩu thủy sản luôn là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của nước ta bởi lẽ nước ta được thiên nhiên ban tặng cho những lợi thếa mà không phải nước nào cũng có được như đường bờ biển dài hàng ngàn kilomet, hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản

Trong số các thị trường xuất khẩu thủy sản chủ yếu của Việt Nam thì thị trường châu âu đóng một vai trò quan trọng Trong suốt nhiều năm liền thị trường này (cùng thị trường Mỹ và Nhật Bản) là một trong ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam nhưng xét cả về khối lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đều chưa thể hiện hết được nhu cầu của thị trường đầy tiềm năng này

Do đó tôi quyết định chọn đề tài

“ Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu”

để có thể hiểu rõ hơn những lý do khiến thủy sản của nước ta trong nhiều năm qua luôn gặp khó khăn khi xâm nhập thị trường này dù tiềm lực thủy sản của thủy sản là rất lớn Đề tài này gồm cho 3 phần chính:

+) Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu

+) Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu

+) Chương 3: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang thị

Trang 2

trường châu âu

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS Hoàng Đức Thân và thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp tôi hoàn thành đề án này Xin chân thành cảm ơn

Trang 3

Chương 1: Lý luận chung về thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang

thị trường châu âu

1.1 Tầm quan trọng của xuất khẩu thủy sản với nền kinh tế quốc dân

Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng có một vai trò quan

trọng đối với nền kinh tế quốc dân.

Trước hết xuất khẩu thủy sản giúp cho nước ta tăng thu ngoại tệ, từ đó có thể nhập khẩu những công nghệ cần thiết phục vụ cho quá trình thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước

Trong những năm gần đây, thủy sản đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ để trở thành một trong những ngành xuất khẩu có vai trò và đóng góp lớn nhất cho nền kinh tế nước ta Ngành thủy sản đã có nhưng bước tiến vượt bậc trong thời gian qua và kim ngạch xuất khẩu của ngành luôn chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước trong những năm gần đây Cụ thể là nếu như năm 1981 kim ngạch xuất khẩu xủa ngành thủy sản chỉ đạt 19,9 triệu USD thì đến năm 2007 con số này là 3,8 tỷ USD ( tăng 191 lần so với năm 1981 và đứng thứ tư trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam) Đây là một cơ sở, một tiền đề quan trọng đối với các nước, đặc biệt là với một đất nước còn nghèo đang trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá như nước ta hiện nay.Việc tăng thu ngoại tệ sẽ giúp cho đất nước có thêm điều kiện để nhập khẩu thêm máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại để góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta diễn ra nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, xuất khẩu thủy sản còn góp phần vào việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, vùng kinh tế, kích thích sản xuất phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu Điều đó được thể hiện rõ trong các điều

+) Tạo điều kiện cho các ngành liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thủy sản như nuôi trồng thủy sản, khai thác và chế biến thủy sản có cơ hội phát triển +) Tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành thủy sản mà không chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước, điều đó sẽ góp phần ổn định sản xuất

Trang 4

các mặt hàng thủy sản ở trong nước, cũng như mở ra các cơ hội mới cho ngành thủy sản có thể mở rộng về quy mô sản xuất.

+) Góp phần thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài đó là điều kiện thuận lợi để thực hiện hiện đại hoá nền kinh tế trong nước và mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng của các sản phẩm chế biến từ thủy sản.

Ngoài ra xuất khẩu thủy sản còn góp phần giải quyết vấn đề cấp bách đối với một đất nước đang tiến hành thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó là vấn đề việc làm cho người dân.Việc tiến hành hoạt động xuất khẩu thủy sản sẽ tạo ra nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cho người dân bởi lẽ các hoạt động liên quan đến xuất khẩu thủy sản như nuôi trồng thủy sản, khai thác chế biến thủy sản đồi hỏi một lượng lao động tương đối lớn Bên cạnh đó các hoạt động khác như dịch vụ hậu cần trong ngành thủy sản cũng thu hút được một lượng lao động khá lớn Chính vì vậy xuất khẩu thủy sản đã góp phần ổn định đời sống người lao động của nước ta thông qua đó góp phần ổn định kinh tế chính trị tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta

Cuối cùng, xuất khẩu là cơ sở để mở rộng giao lưu, quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới Thông qua xuất khẩu nói chgung và xuất khẩu thủy sản nói riêng, chúng ta đã ký kết nhiều hoạt động quan hệ quốc tế, cũng như phần nào giới thiệu được những nét văn hoá đặc trưng cũng như con người Việt Nam với bạn bè thế giới Từ đó tạo điều kiện cho việc các quốc gia tiến đến ký kết các hoạt động giao lưu văn hoá, cũng như thu hút các du khách nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu về con người Việt Nam

1.2 Đặc điểm của thị trường châu âu

1.2.1 Giới thiệu khái quát về kinh tế, xã hội các nước châu âu

*) Đối với khu vực EU, kinh tế trong thời gian qua vẫn duy trì với tốc độ tăng trưởng cao Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1996 là 1,6%, năm 1997 là 2,5%, năm 1999 là 2% Năm 2000, GDP của EU tăng 2,6% đạt 9785 tỷ USD, lớn hơn Mỹ 13%, Nhật 38% (trong đó các thị trường chính như Anh, Pháp, Đức, Italia chiếm tới 72% GDP của EU) Đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP đạt

Trang 5

1,8%, năm 2007 đạt 2,6% Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở EU đang có xu hướng đi lên Năm 1998, tỷ lệ lạm phát là 1,5%, đến năm 1999 con số này giảm xuống còn 1,3% nhưng đến năm 2000 lại tăng lên 1,8% và đến năm 2007 tình hình lạm phát đã khá cao (lên đến 3,1%) tuy nhiên vẫn ở trong tầm kiểm soát Nguyên nhân là do tác động của giá dầu thế giới tăng cao.

2005 2006 2007* 2008*EU 1,8 3,0 2,6 2,4 2,3 2,3 2,3 2,0Đức 0,8 2,9 2,7 2,2 2,0 1,7 2,0 2,0Pháp 1,8 2,2 2,0 2,3 1,9 1,9 1,5 1,8Italia 0,2 1,9 2,0 1,8 2,2 2,2 2,0 2,0Tây Ban Nha 3,6 3,9 4,0 3,0 3,4 3,6 2,7 2,8Hà Lan 1,5 2,9 2,5 2,3 1,5 1,7 1,5 1,5Bỉ 1.4 3,0 2,8 2,3 2,5 2,3 1,8 2,3Áo 2,0 3,1 3,0 2,5 2,1 1,7 1,8 1,8Hy Lạp 3,7 4,3 3,3 3,3 3,5 3,3 2,8 2,8Bồ Đào Nha 0,5 1,3 2,0 2,0 2,1 3,0 2,3 2,0Phần Lan 2,9 4,9 4,3 2,5 0,8 1,3 1,7 1,8Ireland 5,9 5,7 5,0 4,0 2,2 2,7 3,0 2,8Anh 1,8 2,8 2,9 2,4 2,0 2,3 2,3 1,8Đan Mạch 3,2 3,3 2,3 2,2 0,5 1,4 2,0 2,2Thụy Điển 2,9 4,5 3,3 2,8 2,0 2,3 1,9 2,2 Nguồn: Tạp chí nghiên cứu châu âu Ghi chú: (*) mức dự báo

Bên cạnh đó các vấn đề xã hội của khu vực EU đã được giải quyết tốt Tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống trên toàn châu âu nhờ những thành tựu kinh tế mà khu vực này đạt được: từ 11% dân số thất nghiệp năm 1995 đến năm 1998 tỷ lệ này giảm còn 10,2%, đến năm 2000 xuống còn 9%.Và thời gian gần đây, nhờ

Trang 6

các tác động của sự phát triển kinh tế dự kiến số việc làm mới được tạo trong giai đoạn 2007-2009 sẽ là 8 triệu việc làm, điều này sẽ giúp cho tỷ lệ thất nghiệp của năm 2009 giảm còn 6,6% Bên cạnh đó EU còn quan tâm hơn đến sức khoẻ của người dân thông qua việc phát triển các nguồn thực phẩm phục vụ hàng ngày cũng như tăng cường chất lượng và tiện ích của các dịch vụ trong đời sống như tiến hành hạ cước phí điện thoại di động khi thực hiện các cuộc gọi giữa các nước là thành viên EU, cũng như được quyền lựa chọn nhà cung cấp điện và khí đốt cho mình Cũng trong thời gian này Eu cũng rất chú ý đến các dịch vụ đi lại tiện ích cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng như sự kiện Microsoft bị thua kiện do sử dụng vị thế độc quyền của mình để giới hạn việc chuyển dữ liệu với các hệ điều hành qua đó giới hạn khả năng lựa chọn của người dân.

*) Đối với khu vực SNG

Trong những năm đầu thập niên 90, kinh tế của khu vực này liên tục rơi vào suy thoái giảm sút So với những năm trước đó, GDP năm 1992 giảm khoảng 14%, năm 1995 GDP giảm 5,3% trong đó ngay cả những nước được coi là phát triển nhất của khu vực mhư Nga, Ukraine cũng liên tục sụt giảm kinh tế Năm 1992, GDP của Nga giảm 14,5%, của Ukraine giảm 9,9% đến năm 1995 con số này của Nga là giảm 4,1%, của Ukraine là giảm 12,9% Cũng trong giai đoạn này mức lạm phát của khu vực luôn ở mức hai con số Tuy nhiên trong thời gian từ năm 2000 trở lại đây, kinh tế của khu vực này đã có nhiều khởi sắc Mức tăng trưởng kinh tế của khu vực luôn ở mức khá cao như năm 2000 GDP của khu vực tăng 8,3%, năm 2003 con số này là 7,8% và năm 2005 con số này là 6,8% Tuy nhiên mức độ lạm phát của dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao trên hai con số Về vấn đề xã hội thì khu vực này vẫn còn nhiều bất ổn về chính trị, xã hội vẫn còn nhiều biến động, tiêu cực Đời sống của người dân vẫn còn ở mức thấp, tỷ lệ người thất nghiệp vẫn còn ở mức cao Việc thực thi pháp luật còn lỏng lẻo, tuỳ tiện thiếu nghiêm túc Điều đó ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội khu vực này

Trang 7

Bảng 2: Nhịp độ tăng trưởng của một số nước khu vực SNG trong những năm gần đây

1.2.2 Đặc điểm thị trường tiêu thụ thủy sản châu âu

*) Về tập quán, thị hiếu tiêu dùng của thị trường châu âu

Với thị trường EU do mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng nên có thị trường châu âu có nhu cầu vô cùng phong phú và đa dạng về các mặt hàng.Tuy nhiên do có trình độ phát triển kinh tế, xã hội văn hoá khá tương đồng nên người dân châu âu cũng có các đặc điểm chung khi tiêu dùng Đối với hàng thủy sản, người tiêu dùng châu âu ngày nay có xu hướng sử dụng nhiều đồ thủy sản hơn so với các loại thịt Ngoài ra họ cũng sẽ không sử dụng các mặt hàng bị nhiễm độc do các tác động của môi trường hoặc do sử dụng các chất không được phép theo quy định.Với các sản phẩm thủy sản đã được chế biến thì họ chỉ sử dụng các sản phẩm có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện bảo quản Hiện nay mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường châu âu đang bị hàng rào kỹ thuật khống chế rất khắt khe Đặc biệt người tiêu dùng châu âu thích tiêu dùng các nhãn hiệu nổi tiếng, có chất lượng dù giá có đắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại nhưng không có thương hiệu, không đảm bảo chất lượng Với thị trường SNG, nhìn chung thị hiếu người tiêu dùng được chia làm hai loại Loại một là những người có thu nhập cao thì họ có xu hướng giống với người tiêu dùng ở thị trường EU là hàng phải có uy tín chất lượng cao, nguồn

Trang 8

gốc xuất xứ rõ ràng dù giá có cao cũng được Loại hai là những người có thu nhập thấp thì họ chỉ mua hàng rẻ tiền, chất lượng chấp nhận được Do đó hành thủy sản của Việt Nam khi xâm nhập thị trường này cần xác định rõ đối tượng khách hàng của mình là ai để có thể đáp ứng nhu cầu của họ

*) Về kênh phân phối của thị trường châu âu

Hiện nay, hệ thống các kênh phân phối của châu âu được xem là một trong những hệ thống phức tạp nhất trên thế giới hiện nay Chúng bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong đó nổi bật là các công ty xuyên quốc gia Các công ty này tổ chức mạng lưới tiêu thụ từ khâu mua hàng cho đến khâu phân phối hàng cho các mạng lưới bán lẻ do đó họ luôn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài Với các công ty xuyên quốc gia này, hệ thống phân phối của EU hình thành một mạng lưới rất chặt chẽ Hai hình thức phổ biến nhất của các kênh phân phối bao gồm theo tập đoàn và không theo tập đoàn Theo hình thức phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất của tập đoàn chỉ cung cấp hàng cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị của tập đoàn mà không cung cấp cho các nhà bán lẻ bên ngoài Còn hình thức không theo tập đoàn thì nhà sản xuất hay nhập khẩu có thể cung cấp hàng cùng lúc cho nhiều hệ thống bán lẻ trên thị trường

Bên cạnh các công ty bán lẻ và các siêu thị ở thị trường châu âu thường không mua hàng trực tiếp từ các đầu mối nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn ở châu âu Nhờ đó mà đảm bảo cho việc cung cấp nguồn hàng luôn ổn định và đảm bảo về mặt chất lượng Hình thức phân phối của thị trường châu âu tạo ra một chuỗi liên kết rất chặt chẽ thông qua các hợp đồng kinh tế, vì vậy đây sẽ là điều khó khăn cho các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường châu âu (trong đó có Việt Nam ) Chính vì vậy hang thủy sản Việt Nam muốn xâm nhập thị trường châu âu cần tìm các nhà nhập khẩu để xuất khẩu trực tiếp (có thể tìm thông qua các đại sứ quán các nước hoặc các thương vụ Việt Nam ở châu âu) hoặc liên doanh với các công ty xuyên quốc gia ở châu âu để trở thành công ty con

Trang 9

Bảng 3: Các trung tâm thu mua lớn tại châu âu

STT Trung tâm Nước Doanh số (tỷ Franc) 1 Bigr Đức 280

*) Về chính sách ngoại thương của châu âu

Đối với liên minh châu âu EU thì tất cả các nước thành viên đều áp dụng một chính sách ngoại thương chung với các nước ngoài khối Chính sách ngoại thương của EU gồm: chính sách thương mại tự do và chính sách thương mại chung đảm bảo các nguyên tắc không phân biệt đối xử, cạnh tranh công bằng: +) Biểu thuế quan chung của EU Khi xem xem xét về vấn đề này thì cần chú ý đến quy định biểu thuế quan liên quan đến xuất xứ của hàng hoá Đối với sản phẩm được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ các nước được hưởng ưu đãi thuế quan GSP thì được xem như có xuất xứ và được hưởng GSP Với các sản phẩm sản xuất tại các nước hưởng GSP phải đạt 60% tổng giá trị hàng hoá liên quan, tuy nhiên đối với một nsố mặt hàng thì con số này có thể thấp hơn Đây là những đặc điểm mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cần hết sức lưu ý khi xuất khẩu hàng sang EU.

+) Để giúp cho hàng hoá của các nước đang phát triển có thể xâm nhập vào thị trường EU thì liên minh châu âu đã đề ra chương trình hỗ trợ thuế quan GSP để giúp đỡ cho hàng hoá các nước này Chương trình này được xây dựng trên các nguyên tắc tự nguyện, không đòi hỏi có đi có lại và đơn phương quyết định EU chia sản phẩm dược hưởng GSP thành 4 nhóm chính trong đó các sản

Trang 10

phẩm bán nhạy cảm bao gồm các mặt hàng như thủy sản đông lạnh, hàng công nghiệp dân dụng được hưởng mức thuế GSP bằng 35% mước thuế suất thông thường Đây là mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu.

Trong tương lai thì hàng nhập khẩu của các nước đang phát triển sẽ không được hưởng GSP nữa khi đó sẽ tạo ra nhiều khó khăn và thách thức đối với các nước này

+) Ngoài ra EU còn áp dụng chính sách chống bán phá giá với các hàng hoá vào thị trường EU Từ khi gia nhập WTO thì EU chỉ được áp dụng chính sách chống bán phá giá trong trường hợp các ngành của EU bị ảnh hưởng do các hàng nhạp khẩu bán phá giá Đến năm 1996 thì quy chế áp dụng chính sách chống bán phá giá chỉ được áp dụng trong các trường hợp:

-) giá xuất khẩu của sản phẩm bán trên thị trường EU thấp hơn giá bán các sản phẩm đó ở thị trường nước xuất khẩu.

-) hàng xuất khẩu của nước xuất khẩu có thể gây ra tổn thất cho các ngành kinh doanh ở EU.

-) chi phí mà EU bỏ ra thực hiện các biện pháp không được tỷ lệ nghịch với lợi ích thu được.

+) Quyền lợi của người tiêu dùng EU phải luôn được bảo vệ do đó EU đã đề ra các biện pháp bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng của mình Khác với trước đây, ngày nay EU đã tiến hành kiểm tra các sản phẩm buônlưu thông trên thị trường ngay từ nơi sản xuất và các nước thuộc EU đã có sự liên kết với nhau để đảm bảo an toàn ngày càng cao cho người tiêu dùng Ngoài ra các tổ chức nghiên cứu đại diện cho quyền lợi người tiêu dùng cũng đưa ra các quy chế chuẩn theo từng quốc gia hay dùng chung cho toàn EU Hiện nay ở EU tồn tại song song cùng lúc các cơ quan định chuẩn là ủy ban châu âu về định chuẩn, ủy ban châu âu về định chuẩn điện tử, viện định chuẩn viễn thông châu âu Dưới đây là một số quy chế bảo đảm an toàn mà EU áp dụng với những loại sản phẩm tiêu dùng trong đó với sản phẩm thủy đóng hộp (như thủy sản đóng hộp) phải ghi rõ tên sản phẩm, thành phần, nhãn mác, trọng lượng tịnh, thời gian bảo quản,

Trang 11

cách sử dụng, nơi sản xuất, điêù kiện bảo quản Còn với sản phẩm thủy sản tươi sống thì cần phải vượt qua được sự kiểm tra sát sao của các cơ quan kiểm tra chất lượng của EU và phải đăng ký Nếu được các cơ quan có thẩm quyền cho phép thì mới được lưu thông trên thị trường EU.

+) Bên cạnh đó EU còn áp dụng các hàng rào phi thuế quan như:

-) Hạn ngạch: là công cụ để hạn chế số lượng hoặc giá trị một số mặt hàng nhập khẩu vào EU và nó cũng ảnh hưởng tới việc phân bổ hạn ngạch cho các nước đang phát triển theo chương trình GSP Hiện một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam đang phải chịu sự quản lý này.

-) Hàng rào kỹ thuật: là quy chế nhập khẩu chung và là biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng EU thông qua 5 tiêu chuẩn bắt buộc của sản phẩm gồm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động Trong đó các mặt hàng như thủy sản phải thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn này Nếu thiếu bất kỳ một tiêu chuẩn nào thì các mặt hàng (trong đó có thủy sản) sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn xâm nhập và phát triển trên thị trường này.

-) Các công cụ hành chính khác để quản lý nhập khẩu Ngoài các biện pháp đã áp dụng như chính sách chống bán phá giá, chống trợ cấp xuất khẩu thì EU còn áp dụng một số các biện pháp khác như không nhập khẩu các mặt hàng ăn cắp bản quyền Bên cạnh đó thì trong một thời gian dài EU coi Việt Nam là một nước không có nền kinh tế thị trường do đó hàng hoá của Việt Nam luôn bị đối xử phân biệt gây bất lợi cho các mặt hàng của Việt Nam Mãi cho tới 14/05/2000 thì EU mới chính thức coi Việt Nam là một nước áp dụng kinh tế thị trường thì hàng hoá của Việt Nam mới được đối xử công bằng như các nước khác

Với thị trường SNG, trong những năm gần đây các nước của khu vực này đã thông qua nhiều văn bản luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh , thương mại thuế tạo điều kiện cho hàng hoá các nước xâm nhập thị trường này Và với Việt

Trang 12

Nam, dù đã có nhiều động thái tích cực song lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực này vẫn rất hạn chế (bao gồm cả thủy sản)

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu thuỷ sản 1.3.1 Các nhân tố bên trong

+) Nguồn lực con người

Từ xưa đến nay con người luôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của đời sống Ngày nay khi máy móc, thiết bị hiện đại phát triển thì vai trò của con người ngày càng quan trọng hơn Máy móc phải có con người diều khiển mới có thể vận hành tốt, làm ra những sản phẩm, hàng hoá có ích Một doanh nghiệp muốn phát triển phải có người lãnh đạo, đề ra các mục tiêu chiến lược, các định hướng để đạt được các mục tiêu đó Cũng cần có con người, đặc biệt là những người có trình độ cao để tiếp nhận các thông tin, từ đó tiến đến xử lý các thông tin rồi ra các quyết định cho phù hợp Bởi vậy nguồn lực con người có tính quyết định tới sự thành công hay thất bại của một dự án, công trình Trong ngành xuất khẩu thuỷ sản cũng vậy, nếu những người lãnh đạo không có năng lực không đề ra được các chiến lược phương hướng đúng đắn, công nhân không có tay nghề cao thì sản lượng thuỷ sản xuất khẩu đi sẽ thấp và ngược lại.

+) Năng lực tài chính

Năng lực tài chính có thể được hiểu là quy mô vốn và khả năng thanh toán của mỗi doanh nghiệp Điều đó cho phép doanh nghiệp thường xuyên nâng cao, cải tiến về kỹ thuật công nghệ từ đó góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã cho phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Đối với mặt hàng thủy sản thì vấn đề về tài chính cũng vô cùng quan trọng Nếu một doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có khả năng tài chính lớn thì doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập các thị trường cũng như khả năng tiêu thụ các sản phẩm cao hơn +) Năng lực công nghệ

Là điều kiện để có thể tăng sức cạnh tranh của các mặt hàng do tạo ra được các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành hạ từ đó có thể

Trang 13

xâm nhập vào các thị trường các nước và có thể cạnh tranh với hàng hoá các nước đó Điều này rất quan trọng đói với ngành xuất khẩu thủy sản của ta do các thị trường thủy sản lớn của ta đều là các thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng sản phẩm rất cao như thị trường EU, Nhật, Mỹ Do đó năng lực công nghệ có vai trò thúc đẩy để hàng thủy sản Việt Nam có thể xuất khẩu sang các nước bạn

+) Văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu là cách ứng xử của những người trong cùng một doanh nghiệp với nhau hoặc giữa những người trong doanh nghiệp với các đối tác, khách hàng của doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp ở mỗi doanh nghiệp thì rất khác nhau do nó được xây dựng từ các triết lý kinh doanh và các sứ mệnh khác nhau mà doanh nghiệp đang theo đuổi Và đó cũng là sự khác biệt giữa các doanh nghiệp

Nếu văn hoá doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở hoà thuận, thân thiện thì nó sẽ tạo điều kiện cho các nhân viên trong doanh nghiệp phát huy hết khả năng cũng như sức sáng tạo của mình để cống hiến cho công ty Ngược lại thì các nhân viên sẽ chán nản không thích cống hiến nhiều khi gây ra không khí thù địch, gây mất đoàn kết nội bộ Do đó văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng phát triển của một doanh nghiệp Chính vì vậy các doanh nghiệp muốn phát triển phải tạo ra được một sự đồng lòng trong nội bộ, sự bình đẳng để người

lao động yên tâm đóng góp cho doanh nghiệp

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài

+) Về chính trị

Một quốc gia muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào để phát triển thị trường trong nước thì yếu tố đầu tiên phải tính đén đó là chính trị Không một nhà đầu tư nước ngoài nào lại đem tiền của mình đầu tư vào một nước có nền chính trị mất ổn định, đảo chính bạo loạn đánh nhau xảy ra triền miên bởi những yếu tố đó sẽ gây ra các rủi ro mà họ không lường trước được và khả năng mất trắng là rất lớn Bởi vậy yếu tố chính trị có tác động rất lớn đến các hoạt động

Trang 14

kinh tế cũn như hoạt động xã hội khác( xuất khẩu thủy sản cũng không nằm ngoài quy luật đó).

+) Về chính sách pháp luật

Bất kỳ quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có hệ thống chính sách và pháp luật đồng nhất Trong quá trình xuất khẩu và phát triển kinh tế cũng vậy, chính sách pháp luật có vai trò và ảnh hưởng lớn đến các quyết định của các nhà đầu tư cũng như các nhà xuất khẩu Một quốc gia nếu có chính sách pháp luật thuận lợi, hợp lý sẽ thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển nhanh cũng như thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài hơn nếu chính sách pháp luật không hợp lý gây khó khăn cản trở cho các hoạt động giao lưu trao đổi mua bán Đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản thì chính sách này càng có ý nghĩa quan trọng Các đơn vị xuất khẩu phải tìm hiểu rõ các chính sách pháp luật của thị trường mình định xuất khẩu sang tránh các trường hợp vi phạm có thể dẫn tới bị phạt gây ảnh hưởng đến số lượng và kim ngạch xuất khẩu.

+) Về cạnh tranh

Một thị trường nếu có nhiều nhà cung cấp cùng cạnh tranh với nhau thì thị trường đó sẽ không còn hấp dẫn đối với các nhà đầu tư cung cấp mới Thực chất khi một thị trường có quá nhiều đói thủ cạnh tranh thì việc các đói thủ không có đủ tiềm lực năng lực bị loại khỏi cuộc đua là điều dễ hiểu Bên cạnh đó co nhiều đói thủ thì lợi nhuận kỳ vọng sẽ bị giảm chưa kể đến những kẻ đến sau sẽ rất khó chiếm được thị trường do những kẻ đến trước đã giành được Mà các doanh nghiệp của Việt Nam thì tiềm lực có hạn, chất lượng sản phẩm dù đã có cải thiện tuy nhiên để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn thì đó là điều hết sức khó khăn Do vậy cạnh tranh cũng là yếu tố tác động lớn đến việc lựa chọn thị trường và hình thức kinh doanh của doanh nghiệp

+) Về thị hiếu tập quán của người tiêu dùng nước nhập khẩu

Đây là một yếu tố mà các nhà xuất khẩu muốn đạt được thành công phải hết sức chú ý Nếu các sản phẩm ta xuất khẩu sang thị trường đó phù hợp với nhu cầu thị hiếu cuỉa họ thì việc tiêu thụ sản phẩm không gặp khó khăn tuy

Trang 15

nhiên nếu các sản phẩm xuất khẩu không phù hợp với thị hiếu tập quán của họ thì hàng không thể bán gây khó khăn, thất thu cho doanh nghiệp Như với thị trường EU, họ tẩy chay các loại thủy sản có chứa khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Cholarae nếu các doanh nghiệp cứ xuất khẩu các loại thủy sản này thì không thể tiêu thụ sản phẩm Bởi vậy, khi xuất khẩu hàng sang thị trường nào cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm tập quán, thị hiếu, chính sách để từ đó có các đường lối chính xác

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường châu âu

2.1 Thực trạng về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 2.1.1 Thực trạng về tình hình tăng trưởng của thủy sản

Từ trước năm 1981, do đất nước có chiến tranh và những năm sau đó phải chú trọng khôi phục kinh tế sau chiến tranh và các cơ chế quản lý không hợp lý cho nên kinh tế thuỷ sản ở thời kỳ này gặp rất nhiều khó khăn Đến năm 1981, ngành thuỷ sản đã đề xuất áp dụng cơ chế gắn sản xuất với thị trường và chính đề xuất này đã mở đường cho ngành sự tăng trưởng của ngành thuỷ sản trong những năm sau này Và đến năm 1993, hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ năm 5 khoá VII đã quyết định xây dựng ngành thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Trong thời kỳ này, các định hướng cho các lĩnh vực của ngành thủy sản đều hướng vào phục vụ cho xuất khẩu Chính vì vậy ngành đã dẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đáp ứng các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nhờ đó có thể xâm nhập vào các thị trường lớn Nhờ đó ngành thuỷ sản đã đật được những kết quả rất khả quan trong những năm qua:

+) Về cơ cấu sản lượng thuỷ sản

Trang 16

Năm 1981, tổng sản lượng chỉ đạt có 596356 tấn (trong đó khai thác đạt 416356 tấn, nuôi trồng chiếm 180000 tấn) Năm 1986, sản lượng tăng lên 840906 tấn (trong đó khai thác chiếm 598040 tấn còn nuôi trồng đạt 242866 tấn) Nhưng đến năm 2000, tổng sản lượng thuỷ sản đã vượt ngưỡng 2 triệu tấn, năm 2003 tổng sản lượng đạt 2536361 tấn (trong đó khai thác đạt 1426223 tấn, còn nuôi trồng là 1110138 tấn).Và đến năm 2005 sản lượng đã đạt tới 3432800 tấn (trong đó khai thác là 1995400, nuôi trồng là 1437400 tấn) Đến năm 2007, tổng sản lượng thuỷ sản đạt 4,5 triệu tấn tăng 11,5% so với năm 2006 ( trong đó khai thác đạt 2,06 triệu tấn tăng 1,8% so với năm 2006, nuôi trồng đạt 2,1 triệu tấn tăng 23,1% so với năm 2006)

+) Về diện tích nuôi trồng thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản cũng tăng liên tục kể từ năm 1981 chỉ đạt 230000 ha, đến năm 1986 tăng lên 384.6 ha và đến nay thì diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng hơn 1 triệu ha Như vậy ngành nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất chủ lực đông vai trò vô cùng quan trọng đói với sự phát triển của ngành thuỷ sản nói riêng và các ngành sản xuất hàng hoá nói chung

+) Về năng lực tàu thuyền khai thác

Trong ngành khai thác thủy sản, trước đây nước ta chỉ hoạt động với quy mô nhỏ, khai thác gần bờ thì giờ đây đã phát triển thành đánh bắt xa bờ với đối tượng là các sản phẩm có giá trị và xuất khẩu Bên cạnh đó là tiếp tục ổn định, vừa khai thác vừa bảo vệ đối với nguồn tài nguyên ven bờ, môi trường sinh thái Và từ năm 1991 đến nay số thuyền máy tăng nhanh: năm 1991, số lượng tàu thuyền máy có 44347 chiếc chiếm 59.6% tổng số thuyền đánh bắt; đến năm 2003 tổng số thuyền máy là 83123 chiếc tổng công suất đạt 3497457 CV, gấp năm 5 lần năm 1991 Số thuyền có công suất cao dùng đánh bắt xa bờ cũng tăng khá nhanh trong thời gian qua, từ 5000 chiếc năm 1997 đến năm 2003 là 6258 chiếc do đó tỷ trọng khai thác xa bờ đã tăng nhanh chóng, năm 2003 đã đạt 38.8%

Trang 17

+) Về dịch vụ hậu cần khai thác

Lực lượng tàu làm dịch vụ hậu cần nhằm phục vụ cho tàu khai thác xa bờ có thể ở trên biển dài ngày giảm chi phí đi lại và nâng cao chất lượng sản phẩm Tuy nhiên nưng lực của loại tàu này hiện còn thâpso với nhu cầu (mới chiếm 1% về sản lượng và 3% về công suất trong tổng công suất tàu thuyền cơ giới Hệ thống cảng cá mới có 49/75 cảng cá tại 25 tỉnh thành phố được đưa vào sử dụng Tuy các cảng đã phát huy được tác dụng dịch vụ hậu cần nhưng nhiều nơi đã bị quá tải Về lực lượng khai tháchiện có 900 ngàn lao động Trong đó lao động gần bờ và xa bờ có tỷ lệ là 2/3 và 1/3 Nhưng chất lượng lao động còn thấp

Bảng 4: Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thủy sản

Năm

Tổng sản lượng thủy

sản (tấn)

Sản lượng khai thác hải

sản (tấn)

Sản lượng nuôi thủy sản

Giá trị xuất khẩu (1000

Tổng số tàu thuyền

Diện tích mặt nước NTTS

1990 1.019.000 709.000 310.000 205.000 72.723 491.7231991 1.062.163 714.253 347.910 262.234 72.043 489.8331992 1.097.830 746.570 351.260 305.630 83.972 577.5381993 1.116.169 793.324 368.604 368.435 93.147 600.0001994 1.211.496 878.474 333.022 458.200 93.672 576.0001995 1.344.140 928.860 415.280 550.100 95.700 581.0001996 1.373.500 962.500 411.000 670.000 97.700 585.0001997 1.570.000 1.062.000 481.000 776.000 71.500 600.0001998 1.668.530 1.130.660 537.870 858.600 71.799 626.3301999 1.827.310 1.212.800 614.510 971.120 73.397 630.0002000

2.003.000 1.280.590 723.110 1.478.609 79.768 652.0002001

2.226.900 1.347.800 879.100 1.777.485 78.978 887.500

Trang 18

2002 2.410.900 1.434.800 976.100 2.014.000 81.800 955.0002003 2.536.361 1.426.223 1.110.138 2.199.577 83.122 902.2292004 3.073.600 1.923.500 1.150.100 2.400.781 85.430 902.9002005 3.432.800 1.995.400 1.437.400 2.738.726 90.880 959.9002006 3.695.927 2.001.656 1.694.271 3.357.960 Chưa xác

1.050.000 Nguồn: Báo cao tổng kết hàng năm của bộ thủy sản

2.1.2 Tình hình về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam *) Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong những năm gần đây đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt có 205 triệu USD thì đến năm 1998 con số này đã là 858,6 triệu USD Vậy là chỉ trong vòng có 8 năm kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp hơn 4 lần, đặc biệt năm 2000 đánh dấu một cột mốc quan trọng của ngành xuất khẩu thủy sản đó là kim ngạch xuất khẩu của thủy sản đã đạt tới con số 1478 triệu USD trở thành một trong số ít các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vượt qua được con số 1 tỷ USD và có tốc độ phát triển vượt bậc so với năm trước ( tới 52,5%) Đến năm 2002, kim ngạch của ngành đã đạt tới cột mốc hơn 2 tỷ USD bằng tổng giá trị kim ngạch của giai đoạn 1980-1995 Tiếp theo những bước tăng trưởng khá cao đó năm 2006 thì kim ngạch ngành thủy sản đã vượt qua con số 3 tỷ USD (chính xác đạt 3,3579 tỷ USD) và trong năm 2007 con số này là 3.8 tỷ USD Dự báo đến năm 2008 con số này sẽ vượt ngưỡng 4 tỷ USD Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam thì thủy sản luôn duy trì được vị trí của mình (thứ tư sau dầu thô, giày dép, quần áo) và đóng góp lớn vào sự phát triển của kinh tế nước nhà Và cũng trong giai đoạn từ năm 1992 đến nay vị trí của ngành thủy sản đã được cải thiện đáng kể trên trường quốc tế từ không đáng kể năm 1992 đã vươn lên đứng thứ 8 năm 2002 Cũng trong gian đoạn từ năm 2003 trở lại đây, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam luôn gặp phải những rào cản và khó khăn lớn, điển hình là các vụ kiện hàng thủy sản Việt Nam bán phá giá ở thị

Trang 19

trường Mỹ nhưng ngành thủy sản vẫn đạt được tốc độ phát triển ( như bảng 5)

thì đó là một điều hết sức đáng khen ngợi

1997 206,39 776.000 15,82 1998 200,55 858.600 10,64 1999 229,96 971.120 13,1 2000 291,92 1.478.609 52,26 2001 358,83 1.777.485 20,21 2002 444,04 2.014.000 13,31 2003 458,5 2.199.577 9,21 2004 518,747 2.400.781 9,15 2005 634,499 2.738.726 14,08 2006 821,679 3.357.960 22,61

Nguồn: Tổng hợp từ tình hình xuất khẩu thủy sản các năm của Việt Nam

*) Cơ cấu các mặt hàng thủy sản của Việt Nam

Trang 20

Trong nhiều năm qua, bên cạnh kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khá cao thì cơ cấu về các mặt hàng xuất khẩu thủy sản cũng có những thay đổi đáng kể Đến nay mặc dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu thủy sản nhưng tỷ trọng đã giảm đi đáng kể nhường chỗ cho sự vươn lên của xuất khẩu cá, mực, bạch tuộc và các sản phẩm thủy sản khác.

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất là tôm Trong nhiều năm liên tiếp tom luôn giữ vị trí đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Nếu như năm 1986, xuất khẩu tôm chiếm tới 64% kim ngạch xuất khẩu thì đến giai đoạn hiện nay mặc dù xuất khẩu tôm vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng đã có những thay đổi đáng kể Năm 2001, tỷ trọng tôm trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản là 43,8%, năm 2003 là 48,1% thì đến năm 2005 con số này là 49,7% và năm 2006 là 39,8%.

Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai là cá Năm 1986, xuất khẩu cá đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu gần như là con số không Nhưng những năm gần đây thì sản lượng cá xuất khẩu tăng khá mạnh và tỷ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu là khá lớn Năm 1998 là 11,4%, năm 2002 là 21,7%, năm 2004 là 22,8%, năm 2005 là 20,27% Riêng việc xuất khẩu cá tra, cá basa đang có xu hướng phát triển mạnh.

Tiếp theo là mực và bạch tuộc Sản lượng khai thác ở mức thấp Trong năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu là 182253 triệu USD chiếm khoảng 7% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

Tiếp theo là các mặt hàng khô ( như mực khô, tôm khô, cá khô) chiếm khoảng 5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 và đến năm 2006 con số này là 5,2 % Như vậy mặt hàng này có tốc độ phát triển chậm dần và có xu hướng giảm trong những năm sắp tới.

Bảng 6: Giá trị xuất khẩu của các mặt hàng thủy sản chính

Trang 21

Mặt hàng 2001 2002 2003 2004 2005 2006

1460,59Cá 310,1 462,8 466,5 552,4 687,65

1145,09Mực và bạch tuộc 118,4 142,8 113,9 162,5 182,25

222,19Hàng khô 188,5 138,3 73,7 101,9 130,35

142,2Thủy sản khác 379 312,2 504,4 323 367,17

378,23

Nguồn: Tạp chí thương mại thủy sản VASEP- Bộ thủy sản

*) Cơ cấu về thị trường xuất khẩu thủy sản

Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu thủy sản của nước ta còn hết sức hạn hẹp thì giờ đây thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện ở hầu hết các vùng và lãnh thổ trên thế giới, trong đó riêng 3 thị trường chính là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã chiếm tới khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 và đến năm 2006 con số này là 66,4%.

Trong đó đứng đầu là thị trường Nhật Bản Trong những năm của thập kỷ 90 Nhật Bản luôn là nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới khoảng hơn 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Nhưng đến những năm đầu của thiên niên kỷ mới, do kinh tế suy thoái cho nên Nhật Bản đã phải nhường lại vị trí đứng đầu cho Hoa Kỳ (từ năm 2001-2004) Bắt đầu từ năm 2005 Nhật Bản đã lấy lại vị thế của mình với kim ngạch hàng năm là 823,953603 triệu USD năm 2005 và đến năm 2006 co số này là 842,613677 triệu USD.

Thị trường tiếp theo đó là thị trường Hoa Kỳ Hoa Kỳ được xem là một trong những thị trường mới của ngành thủy sản tuy nhiên thị trường này đã có những bước phát triển rất đáng kể Đặc biệt giai đoạn 2001-2004, Hoa Kỳ trở

Trang 22

thành thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của nước ta do đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn và không quá khắt khe về chất lượng như các thị trường lớn khác như Nhật và EU Chính vì vậy các doanh nghiệp của Việt Nam coi đây là thị trường hàng đầu.Tuy nhiên đến năm trong những năm gần đây các sản phẩm thủy sản của Việt Nam bị kiện do bán phá giá ở Mỹ do đó tốc độ tăng trưởng ở thị trường này bị suy giảm.

Thị trường lớn thứ ba là thị trường EU Đâylà một thị trường có tiềm năng rất lớn về nhu cầu cũng như có mức sống của người dân vào loại cao nhất của thế giới Tuy nhiên do những đòi hổi hết sức khắt khe về tiêu chuản cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm mà trước đây thủy sản của Việt Nam không thể xân nhập thị trường này Mãi đến năm 1996, thủy sản Việt Nam mới có cơ hội vào thị trường này nhờ sợ giúp đỡ của Đan mạch và từ đó đã có những bước phát triển đáng kể Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào EU đạt 441,371591 triệu USD đứng chiếm 16,13% tổng kim ngạch xuất khẩu Đến năm 2006 con số này đã đạt tới 723,504870 triệu USD chiếm 21,54% và vươn lên đứng thứ hai trong số các thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam (sauu Nhật Bản) Nhưng theo dự báo trong những năm tới EU sẽ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của thủy sản Việt Nam do EU vẫn tiếp tục được mở rộng, tiếp nạp nhiều thành viên mới do đó những con số như hiện nay chưa phản ánh hết nhu cầu của khu vực này.

Bảng 7: Các thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam

Thị trường

2005

20068 tháng đầu 2007

Số lượng (tấn)

Giá trị (USD)

Số lượng (tấn)

Giá trị (USD)

Số lượng (tấn)

Giá trị (USD)Nhật

64351,2

219967 723504870

527872801

Trang 23

Hoa Kỳ 92859,1

98824,3

56240,6

Châu Á (trừ Nhật, ASEAN)

111860,5 340631907

Châu Âu (trừ EU)

18554,7

60446290

73921 174208547

46181,3

ASEAN 49195,1

60295,7

39487,8

Châu Mỹ (trừ Mỹ)

20645,2

92688315

28661,8

20809,2

86043658

Châu Đại Dương

23185,7

25849,6

13146,8

68820191

Châu Phi

1653,7

4373457

3941,7

9220726

4993,2

13735902

Trang 24

không cao Nhưng nhờ quá trình đổi mới thiết bị cũng như quan tâm hơn đến việc giám sát dư lượng kháng sinh có hại mà đến tháng 11/1999, Việt Nam đã được công nhận vào danh sách 1 (list A) các nước xuất khẩu thủy sản vào EU, sản phẩm được công nhận về pháp lý để khẳng định chỗ đứng trên thị trường EU và đến tháng 01/ 01/ 2006 đã có 171 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam được cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm để xuất khẩu sang thị trường EU Từ năm 1996 -1999, kin ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tăng với tốc độ trung bình vào khoảng 54,92%/ năm Trong đó năm 1996 kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 26,9 triệu USD, năm 1997 là 65 triệu USD, năm 1998 là 92,5 triệu USD Đến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu thủy sản giảm xuống còn 89,1 triệu USD do EU tăng yêu cầu đòi hỏi về an toàn vệ sinh thực phẩm với các mặt hàng thủy sản xuất khẩu Tuy nhiên nhờ sự nỗ lực của mình mà kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã tăng trưởng trở lại Đến năm 2003 con số này đã là 116,7 triệu USD, đến năm 2005 thì con số này đã dạt tới 441,37 triệu USD, năm 2006 là 723,5 triệu USD và đến năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU đạt 920 triệu USD tăng 27% so với năm 2006 (đứng thứ hai thế giới sau Mỹ 1,1 tỷ USD) Thủy sản cũng là mặt hàng xuất khẩu nhiều thứ tư của Việt Nam vào thị trường EU Tuy có những bước phát triển nhanh chóng như vậy song cho đến nay thì tỷ trọng thủy sản xuất khẩu vào EU của Việt Nam chỉ chiếm có 0,3 - 0,4% giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này

Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU

Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Trang 25

Kim ngạch(tr USD)

71,8 90,7 73,7 116,7 231,5 441,37 723,50Khối lượng

20290,8 26659,1 28612,8 38186,8 73459,2 123350,2 219967

Nguồn: Trung tâm tin học-bộ thủy sản

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm cá, tôm, cá

ngừ, bạch tuộc, mực và đồ hộp Mặt hàng thủy sản đầu tiên là tôm đông lạnh Kim ngạch xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam sang thị trường EU năm 2000 đạt 38,6 triệu USD, năm 2001 là 43,6 triệu USD nhưng đến năm 2002 kim ngạch chỉ còn 15,7 triệu USD Nguyên nhân chủ yếu là do EU thự hiện chính sách bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng quy định dư lượng kháng sinh bằng không hay chính xác là dưới 0,3 phần tỷ Đây có thể coi là một yêu sách vô lý của EU Thời gian tiếp theo thì xuất khẩu tôm đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại Năm 2003 Việt Nam đã xuất khẩu sang EU khoảng 5316 tấn tôm tăng 28% so với năm 2002 và đến năm 2004 thì tôm Việt Nam có xu hướng xâm nhập vào các thị trường mới tại EU Cá đông lạnh cũng có xu hướng tăng xuất khẩu sang thị trường EU Năm 2003 xuất khẩu cá sang thị trường này đã vượt qua tôm cả về khối lượng lẫn giá tri, vươn lên đứng thứ hai chỉ sau xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ (141 triệu USD) và chiếm 20% tổng giá trị xuất khẩu cá của Việt Nam (552 triệu USD) Năm 2004 xuất khẩu cá sang thị trường EU đạt 231,5 triệu USD chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này

Về các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam trong năm 2005 thì Bỉ là nước có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất chiếm tới 18% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU Kế đến là Đức (16%), Italia(15%), Tây Ban Nha (12%), Hà Lan (10%), Anh và Pháp (9% mỗi nước), Ba Lan (3%), Bồ Đào Nha (2%), Đan Mạch và Hy Lạp (1% mỗi nước)

Trang 26

+) Bỉ là bạn hàng số một của Việt Nam tại thị trường EU Trong những năm đầu thiên niên kỷ mới mặc dù kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ có giảm do những rào cản về kỹ thuật song đến năm 2005 thì xuất khẩu thủy sản sang Bỉ đạt 19,5 nghìn tấn (đứng thứ tư EU), và đạt giá trị 76,48 triệu USD (cao nhất EU) Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Bỉ bao gồm tôm, ghẹ, cá đông lạnh trong đó nhập khẩu tôm đứng đầu Eu cả về khối lượng và giá trị

+) Đức là thị trường lớn thứ hai đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thị trường EU Năm 2005 xuất khẩu sang Đức đạt 19,9 nghìn tấn và đạt giá trị 67,8 triệu USD trong đó cá đông lạnh đạt 39,45 triệu USD ( cá tra chiếm 57% đạt giá trị 22,6 triệu USD) đứng thứ hai trong các nước nhập khẩu mặt hàng này của EU, tôm đông lạnh đạt 23,47 triệu USD, là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ hai ở EU với 4,5 triệu USD Trong 11 thánh đầu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường này là 91,5 triệu USD và 25 nghìn tấn Hiện nhu cầu lớn nhất ở Đức là cá hồi, cá tra, cá Pôlắc Alaska +) Italia là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của thủy sản Việt Nam nhưng lại đứng đầu về khối lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU Năm 2005, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang nước này đạt 23,7 nghìn tấn, đạt giá trị 63,2 triệu USD ( tăng 66 % về khối lượng và 104% về giá trị so với năm 2004) trong đó mực đông lạnh đứng đầu trong danh sách xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU với 17,7 triệu USD (6700 tấn), tôm đông lạnh đạt 14,5 triệu USD (2941 tấn), cá tra 8,7 triệu USD (4365 tấn), đứng đầu về nhập khẩu nghêu trong các nước EU với 2562tấn và 7,77 triệu USD, bạch tuộc đông lạnh đạt 3203 tấn và gần 5 triệu USD 9 tháng đầu năm 2006, xuất khẩu thủy sản sang Italia về khối lượng đạt 25,3 nghìn tấn và về giá trị là 72,4 triệu USD +) Tây Ban Nha là thị trường có xu hướng tăng liên tục về nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong những năm qua cả về khối lượng và giá trị Năm 2005, xuất khẩu sang nước này đạt 54 triệu USD và 20681 tấn (tăng 56,8% về giá trị và 70,5% về khối lượng so với năm 2004) trong đó cá chiếm 78% đạt 42,3 triệu

Trang 27

(riêng cá tra chiếm 64% đạt 34,4 %), tôm chiếm 3,3% đạt 1,79 triệu USD và đứng thứ tư ở EU trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam Trong 11 tháng đầu năm 2006 xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 89,5 triệu USD +) Hà Lan là một thị trường xuất khẩu thủy sản tương đối quan trọng của Việt Nam tại EU Trong năm 2005, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt 41 triệu USD và 10641 tấn ( trong đó Hà Lan dành vị trí số một về nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam tại EU với 7,7 triệu USD), đứng thứ nam trong các nước Nhập khẩu thủy sản chính ở EU

Dưới đây là một số thông kê về khối lượng và giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường chính tại EU:

Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính

Ngày đăng: 26/11/2012, 12:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1,8%, năm 2007 đạt 2,6%. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở EU đang có xu hướng đi lên. Năm 1998, tỷ lệ lạm phát là 1,5%, đến năm 1999 con số này giảm  xuống    còn 1,3% nhưng đến năm 2000 lại tăng lên 1,8% và đến năm 2007 tình  hình lạm phát đã khá cao (lên - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
1 8%, năm 2007 đạt 2,6%. Tuy nhiên, tình hình lạm phát ở EU đang có xu hướng đi lên. Năm 1998, tỷ lệ lạm phát là 1,5%, đến năm 1999 con số này giảm xuống còn 1,3% nhưng đến năm 2000 lại tăng lên 1,8% và đến năm 2007 tình hình lạm phát đã khá cao (lên (Trang 5)
Bảng 2: Nhịp độ tăng trưởng của một số nước khu vực SNG                                              trong những năm gần đây - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
Bảng 2 Nhịp độ tăng trưởng của một số nước khu vực SNG trong những năm gần đây (Trang 7)
Bảng 4: Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thủy sản - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
Bảng 4 Kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm của ngành thủy sản (Trang 17)
2.1.2 Tình hình về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam         *) Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam  - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
2.1.2 Tình hình về xuất khẩu thủy sản của Việt Nam *) Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (Trang 18)
Bảng 7: Các thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
Bảng 7 Các thị trường xuất khẩu của thủy sản Việt Nam (Trang 22)
Bảng 8: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
Bảng 8 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU (Trang 24)
Bảng 9: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
Bảng 9 Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang các thị trường chính (Trang 27)
Bảng 10: Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản VN sang EU              - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
Bảng 10 Khối lượng xuất khẩu thuỷ sản VN sang EU (Trang 27)
Bảng chữ viết tắt - Thúc đẩy xuất khẩu thủy sản vào thị trường châu âu
Bảng ch ữ viết tắt (Trang 52)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w