Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
1,09 MB
Nội dung
LỜI NÓI ĐẦU
Trước đây khi nhắc tới hệ thống kế hoạch hoá trong pháttriển các
ngành kinh tế quốc dân chúng ta thường bắt gặp nhiều cụm từ: chiến lược
phát triển ngành, kế hoạchpháttriểnngành mà ít khi thấy các ngành lập
qui hoạchpháttriển cho riêng ngành. Sở dĩ là vì quihoạch gắn với bố trí
sắp xếp nên nó phù hợp hơn với hệ thông kế hoạch hoá pháttriển cho các
vùng, các khu đô thị. Tuy nhiên đã có một thực tế đáng buồn xảy ra với các
ngành kinh tế quốc dân đặc biệt là các ngành khai thác tài nguyên thiên
nhiên đó là việc pháttriển một cách tự phát các cơ sở sản xuất không tuân
theo bất cứ một khuôn khổ nào, dẫn tới các ngành rất khó kiểm soát và
không thể pháttriển theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Việc này gây ra những
rắc rối trong quản lý ngành gây lãng phí mất mát lớn, không đạt hiệu quả trong đầu
tư.
Trong khoảng 5-10 năm trở lại đây các ngành đã chú trọng hơn tới
công tác xây dựng quihoạchpháttriển cho mình (ngành điện, ngành than,
ngành xi măng ). Xây dựng quihoạch là một nội dung khó do nó đòi hỏi
phải phân tích tỷ mỉ các điều kiện pháttriểnngành ở các vùng, sự liên kết
phát triểnngành giữa các vùng và sự hợp tác giữa các ngành trong vùng.
Tuy nhiên nếu có được một bản quihoạch tốt sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi
cho các ngànhpháttriển nhanh và bền vững.
Qui hoạchngành là một nội dung lớn trong hệ thống kế hoạch hoá
phát triển kinh tế xã hội. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Tư
vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp, em có điều kiện được tìm hiểu về qui trình
lập quihoạchpháttriểnngànhthanViệt Nam. Chính vì vậy em đã quyết
định lựa chọn để tài thực tập chuyên ngành là: Quihoạchpháttriển ngành
than ViệtNamgiaiđoạn 2006-2015.
Em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong phòng Kế hoạch của công
ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Mỏ và Công nghiệp và TS Vũ Thị Ngọc Phùng,
giảng viên trường đại học Kinh tế quốc dân đã hướng dẫn và giúp đỡ em
hoàn thành đề tài thực tập này
1
Chương I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUIHOẠCH PHÁT
TRIỂN NGÀNHTHANVIỆT NAM
I. Tổng quan về quihoạch ngành
1. Khái niệm về quihoạch
Quá trình kế hoạch hoá nếu phân theo nội dung thì nó là một hệ thống
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau của các bộ phận cấu thành bao gồm:
chiến lược phát triển, quihoạchphát triển, kế hoạchpháttriển và các
chương trình, dự án phát triển. Trong đó, chiến lược pháttriển xác định các
mục tiêu định hướng pháttriển kinh tế xã hội mang tính chất dài
hạn( 10năm, 15năm, 20 năm, ). Quihoạchpháttriển là sự thể hiện tầm
nhìn và bố trí chiến lược về thời gian và không gian lãnh thổ. Kế hoạch
phát triển là công cụ điều hành và quản lý vĩ mô, nó được đặc trưng bằng
hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể về mục tiêu và biện pháp phát triển
trong từng thời kì nhất định. Chương trình và dự án pháttriển được xem là
công cụ triển khai thực hiện các kế hoạchphát triển, nhằm giải quyết các
vấn đề mang tính chất bức xúc của nền kinh tế trong thời kỳ kế hoạch.
Không thể thiếu được quihoạch trong lý thuyết và thực tiễn kế hoạch
hoá. Về cơ bản có thể hiểu quihoạchpháttriển là sự thể hiện tầm nhìn, sự
bố trí chiến lược vể thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ
mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu, đạt hiệu quả
cao, pháttriển bền vững. Vai trò của quihoạchpháttriển chính là sự cụ thể
hoá chiến lược trong thức tế về cả mục tiêu và các giải pháp. Nếu không có
qui hoạch sẽ mù quáng, lộn xộn, đổ vỡ trong phát triển, quihoạch để định
hướng, dẫn dắt, điều chỉnh trong đó có cả hiệu chỉnh thị trường. Mặt khác
chức năng của quihoạch còn là cầu nối giữa chiến lược, kế hoạch và quản
lý thực tiễn chiến lược, cung cấp các căc cứ khoa học cho các cấp để chỉ
đạo vĩ mô nền kinh tế thông qua các kế hoạch, các chương trình dự án đầu
tư, đảm bảo cho nền kinh tế pháttriển nhanh, bền vững và có hiệu quả.
2
Qui hoạchpháttriển bao gồm: Quihoạch tổng thể kinh tế - xã hội, qui
hoạch ngành và quihoạch vùng lãnh thổ.
Qui hoạch tổng thể là xác định và lựa chọn mục tiêu cuối cùng, tìm
những giải pháp để thực hiện mục tiêu. Quihoạch cũng như chiến lược, xét
cho cùng vẫn là định hướng. Tuy vậy, một trong những khâu quan trọng
nhất của quihoạch là luận chứng về tính tất yếu, hợp lý cho sự pháttriển và
tổ chức không gian kinh tế - xã hội dài hạn dựa trên sự bố trí hợp lý bền
vững kết cấu hạ tầng vất chất kĩ thuật phù hợp với những điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Trong xây dựng qui hoạch
phải đi vào luận chứng ở mức cần thiêt từ khâu điều tra, phân tích đến tính
toán chứng minh, so sánh các phương án, các giải pháp, xem xét moi yếu tố
tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, đi từ
tổng quát đến cụ thể và ngược lại, cần chú ý sự phù hợp cả không gian lãnh
thổ và thời gian cụ thể.
Trên cơ sở khung quihoạch tổng thể và chiến lược phát triển, các
ngành sẽ xây dựng quihoạchpháttriển của ngành mình. Các tiềm năng
phát triển sẽ được đánh giá chuẩn xác hơn và cụ thể hơn, đồng thời trên
một mức độ nào đó sẽ lượng hoá các nguồn lực pháttriển có thể khai thác
từ các nguồn tiềm năng, thiết lập cơ cấu pháttriển ngành, làm cơ sở xây
dựng các chương trình, dự án chính sách thực hiện các mục tiêu của ngành.
Như vậy, quihoạchngành là dự kiến phân bố các cơ sở sản xuất của
ngành trong phạm vi lãnh thổ toàn quốc trên cơ sở dự báo nhu cầu về sản
phẩm của ngành, điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý của vùng để
tạo ra một cơ cấu ngành hợp lý và hiệu quả. Về ý nghĩa, quihoạch ngành
sẽ là căn cứ để xây dựng quihoạch vùng, là công cụ để quản lý( theo dõi,
kiểm tra) ngành.
Qui hoạch tổng thể vùng là những luận chứng khoa học về bố trí sản
xuất phục vụ đời sống, sản xuất của dân cư trên phạm vi lãnh thổ của một
vùng. Nó tổng hợp quihoạch của các ngành, xác định mục tiêu phát triển
3
của vùng dựa trên đánh giá thực trạng kinh tế, thực trạng quihoạch trong
thời gian qua. Dựa trên kết quả nghiên cứu nhu cầu hàng hoá dịch vụ trong
vùng và ngoài vùng có liên quan để bố trí không gian hợp lý và xây dựng
giải pháp thực hiện. Quihoạch vùng vừa phải đảm bảo các phương án tối
ưu liên ngành và liên vùng trên cùng một địa bàn lãnh thổ, vừa phải phát
huy tiềm năng và đặc thù của từng vùng để phát triển.
2. Nội dung quihoạch ngành
Trong thực tế nếu không có quihoạchngành sẽ pháttriển tự phát dẫn
tới sự không hiệu quả. Phải có quihoạch mới bám sát được thị trường đảm
bảo tổng cung bằng tổng cầu. Tuỳ đặc thù từng ngành mà trong mỗi phần
có những nội dung cụ thể khác nhau. Tuy nhiên khung cơ bản của một bản
qui hoạch cần tuân theo một số nội dung sau:
2.1. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển
Mục đích của việc đánh giá các điều kiện, yếu tố cho pháttriển là chỉ
ra những nhân tố cần thiết cho pháttriển ngành; đánh giá khả năng tác
động của các yếu tố đầu vào đến pháttriển ngành; đánh giá vai trò trong
hội nhập và tính cạnh tranh của ngành trong phát triển. Phải đảm bảo đánh
giá các yếu tố, nguồn lực một cách đầy đủ, tránh việc mô tả chung chung,
phải tập trung làm rõ các vấn đề sau: Phân tích sự tác động của các yếu tố,
nguồn lực đến pháttriểnngành hiện tại và trong tương lai ( tác động gì? và
như thế nào? đến pháttriển ngành); Mức độ cạnh tranh trong điều kiện hội
nhập; Từ phân tích những yếu tố, nguồn lực phải thấy được các điều kiện
để có thể khai thác phát huy chúng trong tương lai. Nội dung cụ thể cần
đánh giá gồm:
a) Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân
Để xác định vị trí, vai trò của ngành trong nền kinh tế ta có thể dựa
vào một số chỉ tiêu: tỷ lệ đóng góp GDP ngành trong nền kinh tế qua các
năm, tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư của ngành trên tổng vốn đầu tư của toàn xã
4
hội qua các năm, tỷ lệ thu hút lao động của ngành, tỷ lệ trang bị công nghệ
hiện đại cho ngành Dựa vào các chỉ tiêu này có thể đưa ra nhận định
chung về tiềm năng và khả năng pháttriểnngành ( nhanh, trung bình, yếu),
xác định vai trò của ngành trong hệ thống kinh tế, vai trò thu hút lao động
của ngành, khả năng hiện đại hoá công nghệ ( tiên tiến, trung bình, lạc
hậu)
b) Đánh giá các nhân tố đầu vào cho pháttriển ngành
Những nhân tố đầu vào cho pháttriểnngành gồm: điều kiện tự nhiên,
nguyên liệu, cung cấp điện, nước, lao động. Cần đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố đầu vào đối với sự pháttriển của ngành. Từ đó đưa ra
được các kết luận cụ thể: Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến
phát triểnngành (là thuận lợi hay khó khăn); khả năng cung cấp nguyên
liệu cho sản xuất ngành ( bao gồm cả nguyên liệu từ khoáng sản và nguyên
liệu nông lâm ngư nghiệp) là dồi dào hay khan hiếm; đánh giá nguồn vốn
đầu tư, lao động lành nghề cung cấp cho ngành là nhiều hay ít.
c) Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến pháttriển ngành
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến sự phát triển
của ngành phải quan tâm đến những vấn đề: Ý kiến của các chuyên gia
chuyên ngành; quan điểm của các chuyên gia kinh tế đánh giá chung về
ngành;khảo sát các số liệu cơ bản theo các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động
của ngành trên phạm vi thế giới và khu vực; xếp hạng mức độ cạnh tranh
của sản phẩm. Từ đó rút ra được các nhận định cơ bản về tình hình phát
triển của ngành trên thế giới (nhanh/ chậm), xu thế pháttriển của ngành
trên thế giới và khu vực( then chốt/ bình thường), tình hình cạnh tranh sản
phẩm của ngành trên thế giới và trong nước tác động đến pháttriển ngành
trong tương lai là mạnh/ trung bình hay yếu.
d) Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác
Tổng hợp các phân tích trên để đưa ra những kết luận chính:
5
- Những thuận lợi, khó khăn của ngành ( cơ hội và thách thức).
- Hướng khai thác trong tương lai ( pháttriển hay không phát triển).
2.2. Đánh giá hiện trạng quihoạchpháttriển ngành
Mục đích của việc phân tích, đánh giá hiện trạng quihoạchphát triển
ngành là: Đánh giá toàn bộ hiện trạng ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như
khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh
thổ, đầu tư, lao động, công nghệ ; Đưa ra kết luận về kết quả đạt được,
những khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết.
Việc đánh giá hiện trạng ngành cần tránh mô tả chung chung về thành tích
và hạn chế mà phải đảm bảo đạt được một số yêu cầu sau:
- Đánh giá trình độ pháttriểnngành trong tương quan với các ngành
cũng như đối với cùng ngành trên thế giới.
- Đánh giá bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh của ngành, sản phẩm
trong nền kinh tế quốc dân.
- Rút ra bài học (những qui luật phát triển) của ngành trong thời gian
qua. Xác định những điểm cần phải phát huy hoặc cần phải khắc phục
trong giaiđoạn tới.
- Đánh giá được sự phân bố ngành, cơ cấu ngành theo vùng lãnh thổ
đưa ra nhận xét về sự hợp lý hay chưa.
- Những kết luận rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng qui hoạch
phát triển phải là một trong những cơ sở để đề ra mục tiêu và phương
hướng cần khắc phục và phát huy trong giaiđoạn tới.
a) Đánh giá kết quả công tác quihoạchpháttriểnngành trong 5-10 năm
- Đánh giá qui mô, tốc độ tăng trưởng ngành: Thông qua các chỉ tiêu
tính toán về: Giá trị sản xuất, số lượng các loại nguyên liệu cung cấp cho
ngành, nhịp độ tăng trưởng GTSX, GDP, nhịp độ tăng trưởng GDP, diện
tích, năng xuất, sản lượng các sản phẩm chủ yếu của ngành, nhịp độ tăng
trưởng của các sản phẩm chủ yếu, qua các năm. Từ đó đưa ra các kết luận
6
cơ bản về qui mô pháttriển của ngành trong thời gian qua; mức độ phát
triển của ngành trong giaiđoạn vừa qua; khả năng cạnh tranh.
- Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Mục đích chính là
tính toán đóng góp của ngành trong toàn bộ nền kinh tế, đồng thời xác định
sự chuyển dịch sự đóng góp đó qua các năm của ngành. Thông qua các chỉ
tiêu tính toán: tỷ trọng GTSX, GDP của ngành trong tổng GTSX, GDP cả
nền kinh tế; cơ cấu GTSX, GDP, vốn đầu tư, lao động theo các sản phẩm
hoặc theo các phân ngành, theo các mốc thời gian; đánh giá và phân tích
kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ đó đưa ra các nhận định
chính về qui mô sản xuất ngành trong nền kinh tế, cơ cấu các phân ngành,
so sánh cơ cấu qua các mốc để đưa ra kết luận về hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành.
b) Đánh giá hiện trạng ngành
- Đánh giá trình độ và khả năng pháttriển khoa học - công nghệ của
ngành: Đối với các ngành sản xuất công nghệ đóng vai trò quyết định trong
quá trình phát triển. Trong điều kiện hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ
mang lại khả năng cạnh tranh cao. Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ
cho ngành sẽ được tính toán từ các chỉ tiêu: thống kê trang thiết bị theo các
thế hệ công nghệ ( cũ/mới); tỷ lệ trang bị hiện đại/đơn vị sản phẩm; tỷ lệ
trang bị hiện đại/GTSX ngành; tình hình nghiên cứu và triển khai (R&D)
của ngành. Từ đó đưa ra những kết luận cơ bản đánh giá mức độ hiện đại
hoá của ngành, trình độ trang bị công nghệ mới, khả năng đổi mới công
nghệ cho ngành.
- Đánh giá về hoạt động đầu tư cho pháttriển ngành: Sử dụng các chỉ
tiêu: Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành qua các năm theo các
phân ngành; tốc độ tăng vốn đầu tư cho ngành qua các năm; cơ cấu vốn đầu
tư theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành ( vốn đầu tư theo nguồn
cung cấp, trong nước- nước ngoài, nhà nước và ngoài quốc doanh ); suất
đầu tư ( vốn đầu tư/ GTSX); khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong
7
ngành; hệ số ICOR theo các năm và theo sản phẩm hoặc phân ngành. Để
đưa ra được các kết luận về qui mô đầu tư, cơ cấu đầu tư theo ngành, theo
nguồn, hiệu quả đầu tư.
- Nguồn nhân lực cho ngành: Thống kê số lao động, phân loại trình độ
và khả năng cung ứng lao động cụ thể cần tính toán: số lượng lao động
trong ngành qua các năm, theo các sản phẩm hoặc các phân ngành ( số lao
động trong ngành theo mức độ đào tạo: lao động phổ thông/ lao động qua
đào tạo; công nhân/kĩ sư/thợ lành nghề ); năng suất lao động qua các năm;
thu nhập của lao động trong ngành qua các năm; đánh giá khả năng đào tạo
nguồn nhân lực cho pháttriển ngành. Rút ra các kết luận về tình hình lao
động cho pháttriểnngànhgiaiđoạn qua ( thiếu hay dư thừa), cơ cấu lao
động theo trình độ đào tạo đã hợp lý hay chưa, năng suất lao động là cao
hay thấp.
c) Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ
Khảo sát và đánh giá sự pháttriển của ngành trên các vùng lãnh thổ
thông qua các số liệu thống kê về:
- Số lượng cơ sở sản xuất của ngành theo các vùng;
- GTSX ( GDP) ngành theo các vùng, tốc độ tăng trưởng của GTSX
(GDP) ngành theo các vùng;
- Cơ cấu ngành và các phân ngành theo các vùng lãnh thổ;
- Các khu công nghiệp tập trung trên các vùng.
Từ đó đưa ra những nhận xét về tính hợp lý của tình hình phân bố
ngành, khai thác nguồn lực của các vùng, hiệu quả hoạt động của các khu
công nghiệp khu tập trung khai thác.
d) Tổng hợp đánh giá chung
Sau những phân tích và nhận xét cụ thể về các mặt trên của ngành ta
đưa ra các kết luận chung về tính hợp lý trong công tác quihoạch hiện tại
của ngành, những điểm mạnh và những tồn tại chủ yếu cần khắc phục.
Đồng thời nêu được nguyên nhân của các thành công và hạn chế đó.
8
2.3. Luận chứng phương hướng phát triển
Trước tiên cần dự báo được các yếu tố tác động đến pháttriển ngành,
trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng
lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Các nội dung dự báo bao gồm: dự
báo khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho pháttriểnngành như
nguyên, nhiên, vật liệu, điện nước, ; Dự báo về khả năng đổi mới công
nghệ của ngành; Dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp vốn đầu tư; Dự báo
về nhu cầu và khả năng cung cấp lao động theo các trình độ đào tạo. Dựa
vào các dự báo này làm căn cứ để đưa ra định hướng quihoạchphát triển
đảm bảo tính cân đối trong quihoạchpháttriển ngành
Trong phần này phải đưa ra được quan điểm và mục tiêu phát triển
ngành trong thời kì qui hoạch. Ngoài những quan điểm, mục tiêu có tính
chất định hướng của pháttriển kinh tế nói chung cần nêu ra những quan
điểm, mục tiêu thật cụ thể đối với ngành tuỳ thuộc vào vị trí, đặc thù và bối
cảnh lịch sử của ngành. Nội dung quan điểm pháttriển của ngành phải phù
hợp với quan điểm pháttriển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thể hiện sự
lựa chọn những vấn đề ưu tiên cho ngành, quan điểm hội nhập trong cơ chế
thị trường. Đối với mục tiêu còn tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể, song cần
thể hiện được sự pháttriển bền vững, trước tiên là mục tiêu hiệu quả, mục
tiêu đáp ứng những nhu cầu xã hội và đảm bảo ổn định môi trường. Những
mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu về số lượng về tốc độ tăng trưởng,
doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư, của ngành
Phải đưa ra phương hướng pháttriểnngành theo các tiêu chí chung và
các sản phẩm đặc biệt chú ý đến các sản phẩm chủ lực. Nêu được hướng đi
và các chỉ tiêu định lượng theo hướng đi ra của ngành, tìm kiếm thị trường
cho các sản phẩm.
Cuối cùng là đưa ra luận chứng về các phương án quihoạchphát triển
cho ngành. Các phương án pháttriển cần phải thể hiện được khả năng phát
triển theo hướng hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập, xác định rõ vai trò
9
của nhà nước trong quản lý ngành, nêu bật được khả năng cạnh tranh của
ngành trong cơ chế thị trường, hiệu quả kinh tế ngành. Cần đưa ra được 2-3
phương án để lựa chọn, các phương án đi liền với các điều kiện ở mức độ
thấp/ trung bình/ cao. Các phương án cần thể hiện được các chỉ tiêu về nhịp
độ tăng trưởng của GTSX, GDP, doanh thu, xuất khẩu, phải thể hiện
được cơ cấu hợp lý của các phân ngành và các sản phẩm. Đặc biệt phải thể
hiện được ý đồ sắp xếp phân bổ các cơ sở sản xuất của ngành theo vùng
lãnh thổ. Đồng thời thể hiện được nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn,
nhu cầu về lao động theo trình độ đào tạo. Từ việc tính toán các chỉ tiêu và
phân tích kĩ lưỡng các phương án phải cuối cùng phải lựa chọn được
phương án hợp lý cho qui hoạch. Rút ra các kết luận về:
- Tăng trưởng kinh tế ngành trong giaiđoạnqui hoạch;
- Cơ cấu ngành, phân ngành, cơ cầu vùng;
- Phân bố các cơ sở sản xuất của ngành theo vùng;
- Phân bố các cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp;
- Chọn các sản phẩm mũi nhọn và hướng pháttriển các sản phẩm mũi
nhọn ấy ở đâu (vùng nào). Mạng lưới sản xuất, phân phối, tiêu thụ.
Đối với luận chứng phương án phân bổ ngành trên các vùng lãnh thổ,
nhất là đối với các công trình then chốt cần đưa ra các kết luận về: Các cơ
sở sản xuất của ngành và qui mô của chúng theo các vùng (đặc biệt là các
công trình then chốt); Phân bố nguồn vốn đầu tư theo vùng; Phân bố lao
động theo trình độ đào tạo theo vùng; Cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực và
các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quihoạch được thực hiện (đầu tư,
công nghệ, lao động).
2.4. Các giải pháp và tổ chức thực hiện qui hoạch
Nội dung này đưa ra các giải pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu
của quihoạch và xác định khả năng thực hiện các giải pháp đó. Các giải
pháp đưa ra phải thoả mãn được các tiêu chí: tiết kiệm năng lượng, tiết
10
[...]... các quihoạchpháttriển ngành, các lĩnh vực then chốt cho thời kì 2006-2015 có xét đến triển vọng năm 2025 Với những thay đổi trên, việc lập dự án "Qui hoạchpháttriểnngànhthanViệtNamgiaiđoạn2006-2015 có xét đến triển vọng đến năm 2025" là hết sức cần thiết và cấp bách Dự án "Qui hoạch pháttriểnngànhthanViệtNam giai đoạn 20062015 có xét đến triển vọng đến năm 2025" nhằm mục đích: Qui hoạch. .. ngànhthangiaiđoạn 2006- 2015 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2003/QĐ- TTg ngày 29/01/2003 về việc phê duyệt quihoạchpháttriềnngànhthanViệtNamgiaiđoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 Những định hướng cơ bản trong giaiđoạn đầu chiến lược pháttriểnngành trong quyết định nói trên đã được triển khai, ngànhthan đã có những bước đột phá cả về qui mô đầu tư cũng như tốc độ phát. .. ứng nhu cầu điện giaiđoạn 2006-2010 - Hiện trạng ngànhthanViệtNam đến quí I/2006 - Các tài liệu thăm dò địa chất, dự án đầu tư và thiết kế các công trình của ngànhThan hiện có đến quí I/2006 20 Chương II: HIỆN TRẠNG NGÀNHTHAN I Kết quả thực hiện quihoạchpháttriểnngànhthan đến năm 2006 1 Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2003-2005 Theo " Qui hoạch pháttriểnngànhthanViệtNam đến năm 2010... - Qui hoạch pháttriểnngànhthanViệtNam giai đoạn 2003-2010 có xét triển vọng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số: 20/2003/QĐ- TTg ngày 29/01/2003 - Quihoạchpháttriển điện lực ViệtNamgiaiđoạn 2001-2010 có xét đến năm 2020 ( Quihoạch Điện V hiệu chỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số: 40/2003/QĐ- TTg ngày 21/03/2003 - Điều chỉnh Qui hoạch. .. lập quihoạch để đáp ứng kịp nhu cầu pháttriển của ngành Trong thời gian gần đây công tác lập quihoạchngànhthan do Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp (là Công ty tư vấn đầu ngành của Tổng công ty thanViệt Nam) đảm nhiệm chính, dựa trên những qui định của nhà nước về pháttriểnngànhthan và sự đóng góp ý kiến của các ban ngành liên quan 4 Sự cần thiết và cơ sở lập quihoạchphát triển. .. với năm 2004 Kết quả sản xuất kinh doanh của ngànhthan trong giaiđoạn này vượt rất xa so với mục tiêu quihoạch đã đề ra 22 2 Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 Trong giaiđoạn trước (các năm 2003-2005) kết quả sản xuất kinh doanh của ngànhthan đều vượt rất xa so với chỉ tiêu quihoạchpháttriểnngànhthangiaiđoạn 2003-2010 có xét tới triển vọng pháttriển đến năm 2020, nguyên nhân là do có nhiều... 2025" nhằm mục đích: Quihoạchpháttriểnthan bền vững và hợp lý để đáp ứng nhu cầu than ngày càng cao của nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là giaiđoạn sau năm 2010 Dự án " Qui hoạch pháttriểnngànhthanViệtNam giai đoạn 20062015 có xét đến triển vọng đến năm 2025" được lập trên các căn cứ và cơ sở sau: - Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng về định hướng chiến lược pháttriển kinh tế xã hội cả nước... nguyên than dài lâu ít nhất là trong giaiđoạn tới, cho tới khi chúng ta tìm ra một nguồn năng lượng khác thay thế 16 b) Cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh than trung hạn và ngắn hạn Quihoạchpháttriểnngànhthan được xây dựng dựa trên chiến lược pháttriểnngànhthan Nó là sự cụ thể hoá các quan điểm chiến lược theo không gian trong một giaiđoạn nhất định ( thường là 10-15 năm) Qui hoạch. .. bao gồm hệ thống các bảng biểu số liệu và biều đồ miêu tả hiện trạng pháttriểnngành và dự báo khả năng pháttriểnngành trong thời kì quihoạch Ngoài ra có thể có các phụ biểu về hiệu quả đầu tư, tính cạnh tranh của ngành II Sự cần thiết phải lập quihoạchpháttriểnngànhthan 1 Sơ lược về lịch sử ngànhthan Công tác khai thác mỏ than nước ta đã được bắt đầu cách đây 168 năm Dưới triều Minh Mệnh,... khẩu 14,7 triệu tấn Và trong giaiđoạn tới còn có xu hướng tăng cả về sản lượng và giá cả Ngoài ra ngànhthan còn thu hút khá nhiều lao động Năm 2005, ngành đã giải quyết công ăn việc làm cho gần 100 nghìn người Ngànhthanpháttriển sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn và ổn định đời sống của công nhân viên ngànhthan 3 Sự cần thiết khách quan phải lập qui hoạch pháttriểnngànhthanThan là nguồn tài nguyên