Một số nhà kinh tế cho rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá trung bình level price của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định, nhưng một số khác lại khẳng định rằng Lạm phát
Trang 1Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1 KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT
Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, tồn tại và gắn
chặt với nền kinh tế thị trường Một số nhà kinh tế cho rằng: Lạm phát là tình trạng mức giá trung bình (level price) của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định, nhưng một số khác lại khẳng định rằng Lạm phát là hiện tượng tiền giấy dư thừa so với nhu cầu cần thiết của lưu thông hàng hóa và xuất hiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôn trọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ.
Trong bộ "Tư bản", C Mác viết: "Việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn
ở số lượng vàng hoặc bạc thực sự lưu thông nhờ các đại diện tiền giấy của mình".Điều này có nghĩa là khi khối lượng tiền giấy phát hành vào lưu thông vượt quá sốlượng vàng mà nó đại diện thì giá trị tiền giấy giảm xuống và lạm phát xuất hiện
2 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN:
- Giảm phát: là tình trạng mức giá trung bình của nền kinh tế giảm xuống
trong một thời gian
- Giá trung bình của túi thị trường (market basket) là số bình quân gia quyền
các mức giá của các sản phẩm, dịch vụ mà người tiêu dùng mua
- Chỉ số giá cả: là chỉ tiêu phản ánh tương quan giá cả trung bình của một
thời kỳ so với thời kỳ gốc
- Tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ (%) giữa số người thất nghiệp với tổng số lực
lượng lao động xã hội (những người thất nghiệp: là những người trong độ tuổi laođộng nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm)
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP): là giá trị của toàn bội lượng hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên lãnh thổ một nước tính trong một thời kỳ (thường
là 1 năm)
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) là giá trị của toàn bộ lượng hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng do công dân một nước tạo ra, được tính trong một thời kỳ (thường
là trong 1 năm)
Trang 23 BIỂU HIỆN CỦA LẠM PHÁT:
Mức giá chung của hàng hóa dịch vụ tăng lên trong một khoảng thời gian nhấtđịnh, giá trị đồng tiền giảm
4 ĐO LƯỜNG LẠM PHÁT:
Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát tính bằng GNP danh nghĩa/GNPthực tế Trong thực tế nó được thay thế bằng chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bánbuôn
Ip = ∑ip d
(ip: chỉ số giá cả từng loại nhóm hàng; d: tỷ trọng mức tiêu dùng của từng loại hàng)
Một cách tính chỉ số lạm phát (tỷ lệ lạm phát) khác dựa vào tỷ lệ thay đổi củachỉ số giá
Tỷ lệ lạm phát: là tỷ lệ tăng hàng năm (%) trong mức giá trung bình của hànghóa dịch vụ Tỷ lệ lạm phát được đo bằng tỷ lệ (%) thay đổi của chỉ số giá cả Chỉ sốgiá cả có các loại như sau: chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI)
Chỉ số giá năm (t) – Chỉ số giá năm (t-1)r(t) =
- Có nhiều cách phân loại lạm phát, khi căn cứ vào những tiêu thức khác nhau,
ta có cách phân loại khác nhau Nhưng nhìn chung có 2 cách phân loại lạm phát
5.1 Căn cứ vào khả năng dự báo:
- Lạm phát dự báo: là lạm phát diễn ra đúng như dự kiến, lạm phát này không
xảy ra những tỗn thất lớn cho nền kinh tế vì dự báo và kiểm soát được Tuy nhiên lạmphát dự báo có hai ảnh hưởng không tốt với nền kinh tế đó là: tạo chi phí cơ hội choviệc giữ tiền và kích thích gia tăng khối tiền giao dịch trong nền kinh tế
Trang 3- Lạm phát ngoài dự báo: là phần tỷ lệ lạm phát vượt ra ngoài dự báo của mọi
người Khi đó:
Tỷ lệ lạm phát thực = TLLP dự đoán + TLLP ngoài dự đoán.
Loại lạm phát này rất nguy hiểm nó gây ra sự phân phối lại của cải trong dân chúng(giữa người đi vay và người cho vay, người trả lương và người hưởng lương,…)
5.2 Căn cứ vào tỷ lệ lạm phát:
- Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát dưới
10%/năm Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối Trong thời kỳ nàynền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người lao động ổn định Sự ổn định
đó được biểu hiện: giá cả tăng lên chậm, lãi suất tiền gửi không cao, không xảy ra vớitình trạng mua bán và tích trữ hàng hoá với số lượng lớn…Có thể nói lạm phát vừaphải tạo tâm lý cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập Trong thời gian nàycác hãng kinh doanh có khoảng thu nhập ổn định, ít rủi ro nên sẵn sàng đầu tư chosản xuất, kinh doanh
- Lạm phát phi mã : Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2
con số 1 năm Ở mức 2 con số, lạm phát làm cho giá cả chung tăng lên nhanh chóng,gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ số hoá Lúc này người dân tíchtrữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và không bao giờ cho vay tiền ở mức lãi suấtbình thường Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tếnghiêm trọng
- Siêu lạm phát: Xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa
lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinhkhủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực tế của người lao động bịgiảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin không còn chính xác, các yếu tốthị trường biến dạng và hoạt động sản xuất kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn.Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít khi xảy ra
Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thườngdiễn ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn Vì vậy
các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại: Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50% một năm; lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3
Trang 4năm với tỷ lệ lạm phát trên 50%; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm
phát trên 200% một năm
6 NGUYÊN NHÂN LẠM PHÁT
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm phát Chẳng hạn thời tiết không thuận,mất mùa, nông dân thu hoạch thấp, giá lương thực tăng lên Giá nguyên vật liệutăng làm cho giá hàng tiêu dùng tăng lên Khi tiền lương tăng, chi phí sản xuất cũngtăng theo, dẫn đến giá các mặt hàng cũng tăng Tăng lương đẩy giá lên cao Tóm lại,lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và có thể giải thích theo 3cách
- Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mứccung tiền
- Theo học thuyết Keynes, lạm phát xảy ra do thừa cầu về hàng hoá và dịch
vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo)
- Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sản xuất (chiphí đẩy)
Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗi nguyênnhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau
7 NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ:
7.1 Đối với lĩnh vực sản xuất:
Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biếnđộng không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất Sự mất giá củađồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh Hiệu quả kinh doanh - sảnxuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ra những xáo động về kinh tế Nếumột doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phásản rất lớn
7.2 Đối với lĩnh vực lưu thông:
Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hoá.Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vào lĩnh vực sảnxuất sẽ gặp phải rủi ro cao Do đó nhiều người tham gia vào lĩnh vực lưu thông nên
Trang 5lĩnh vực này trở nên hỗn loạn Tiền ở trong tay những người vừa mới bán hàng xonglại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưu thông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điềunày làm thúc đẩy lạm phát gia tăng.
7.3 Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng:
Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thu hẹp Sốngười gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều Về phía hệ thống ngân hàng, dolượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhu cầu của người đi vay,cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi khônglàm an tâm những người hiện có lượng tiền mặt nhàn rỗi trong tay Về phía người đivay, họ là những người có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng
Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thường nữa Chức năngkinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởikhi có lạm phát thì chẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt
7.4 Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước:
Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá Khi lạmphát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm chothị trường bị rối loạn Người ta khó phân biệt được những doanh nghiệp làm ăn tốt vàkém Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếu vốn, do đó nhà nước không còn đủsức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm… các ngành,các lĩnh vực dự định được Chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không
có gì Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nângcao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được
Trang 6Chương 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2006-2009
Trong điều hành vĩ mô phát triển kinh tế, mọi quốc gia trên thế giới đều phảiquan tâm tới chính sách tài chính, tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế, chống lạm phát.Theo dõi tình hình lạm phát là công việc thường xuyên của mọi nhà nước Ở Việt namtrong giai đoạn 2006-2009, từ công bố qua các năm của tổng cục thống kê Việt Nam ta
có biểu đồ so sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam và tốc độ tăng chỉ số giá tiêudùng nhằm phán ánh tình hình lạm phát như sau:
SO SÁNH CPI VÀ GDP CỦA VIỆT NAM
(Nguồn: Tổng CụcThống Kê)
1 CÁC LOẠI LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM:
Theo các chuyên gia, lạm phát hiện tại ở Việt Nam là sự tích hợp của lạm pháttiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy, ba loại này tác động lẫn nhau làmcho tình trạng nay càng trở nên xấu hơn
1.1 Lạm phát tiền tệ:
Do việc thực thi chính sách chính sách tiền tệ không nghiêm, quản lý yếukém… dẫn tới lượng cung tiền trong lưu thông đã vượt quá lượng tiền cần có trên thịtrường nhiều lần do đó dẫn tới lạm phát
Sự mất cân đối cơ cấu đầu tư và kém hiệu quả - đặc biệt là khu vực đầu tư côngvới những khoản chi tiêu ngân sách (cụ thể là: chi tiêu ngân sách năm sau cao hơn nămtrước, các vụ việc tiêu cực, hiệu quả chi tiêu ngân sách thấp, nhiều công trình kéo dài,tốn kém, hiệu quả thấp ) đã đưa một lượng tiền mặt lớn ra thị trường
Trang 7Đó là cơ chế nới lỏng tiền tệ ưu tiên tăng trưởng từ các năm trước Khi nhìn vào
2 con số: tốc độ tăng M2 tính dồn từ 2005 đến 2007 tăng 92% Như vậy, tốc độ tăngM2 trong 3 năm trước đã gấp 3,7 lần tốc độ tăng GDP là quá cao so với cũng con sốnày bình quân tại các nước trong khu vực thường không lớn hơn 1,5 lần
Đó là việc lượng ngoại tệ tăng mạnh Năm 2007 đầu tư nước ngoài vào Việtnam tăng cao, kiều hối cũng tăng đáng kể, riêng hai khoản này cũng đã gần 30 tỷUSD Với lượng tiền đó đòi hỏi phải có lượng tiền VNĐ lớn tung ra thị trường, làmcho lượng tiền mặt trên thị trường tăng lên Tình trạng Đôla hoá ở Việt Nam còn khánặng nề, đã trở thành một nhóm trong những nhóm nhân tố tác động trực tiếp đếnchính sách tiền tệ (CSTT) nên việc kiểm soát lạm phát càng trở nên khó lường hơn.Khi USD lên giá rất mạnh so với VND ngay cả khi chính đồng USD lúc đó đang bịmất giá mạnh so với các đồng tiền thông dụng quốc tế khác Trong khi tại Việt Nam,đồng USD sau khi mất giá mạnh so với VND vào quí I/2008, có lúc tỷ giá tụt xuống15.300đ/USD, lại lên giá tới 9,38%: 16000đ/USD tháng 10/2007 so với hơn 17.500đ/USD cuối tháng 6/2008
1.2 Lạm phát cầu kéo:
Bắt nguồn từ nội bộ nền kinh tế, thường chỉ diễn ra đối với từng nền kinh tế cábiệt Nguyên nhân là tốc độ phát triển kinh tế cao, quy mô đầu tư lớn và dàn trải, hiệuquả đầu tư thấp, vượt quá khả năng đáp ứng về tài nguyên tiềm năng của nền kinh tế.Năm 2006, 2007 , nền kinh tế phát triển nóng khiến cho nhu cầu quá lớn trong khi khảnăng cung ứng có hạn, mất cân đối này làm giá cả tăng liên tục với tỷ lệ cao Điều nàythể hiện rõ nhất ở mất cân đối cao giữa cung cầu, cung luôn thấp hơn cầu (năng lượng,nhân lực chất lượng cao, tắc nghẽn mạch thông tin liên lạc, hạ tầng quá tải, công trình– dự án chậm tiến độ ) Nỗ lực nhằm đạt tỷ lệ tăng trưởng GDP 8,5 – 9% trong năm
2008 dẫn tới mất cân đối cung cầu làm lạm phát tăng cao
1.3 Lạm phát chi phí đẩy:
Nguyên nhân là giá vật tư đầu vào tăng Trong năm qua, nhiều loại nguyên vậtliệu giá tăng rất cao như dầu mỏ, than đá, sắt thép, nhựa, … Những loại chi phí tăng
Trang 8lên đó đã tác động tới hầu hết các nền kinh tế, tạo nên chi phí đầu vào rất cao đối vớinhiều loại hàng hoá, dẫn tới chi phí sản xuất cao, buộc các doanh nghiệp tăng giá bánhàng hoá của mình Làn sóng tăng giá này làm giá cả chung trên thị trường tăng mạnh
mẽ, đẩy nền kinh tế tới lạm phát
Năm 2007 và năm 2008, giá dầu tăng cao tác động tới hầu hết các ngành sảnxuất trong nước, dẫn tới tăng giá bán ở đầu ra Giá dầu tăng đã thực sự đẩy lạm phátcao Do vậy, việc nhập khẩu các yếu tố đầu vào từ những nền kinh tế tăng trưởng nóngcũng bao hàm việc nhập cả những yếu tố lạm phát của các nền kinh tế đó
2 CÁC NHÓM NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM:
Theo TS Nguyễn Đình Thọ, Đại học ngoại thương Hà Nội thì cho rằng tại thờiđiểm năm năm 2007 lạm phát ở Việt Nam hội tụ đủ các nguyên nhân như sau:
2.1 Nhóm thứ nhất có nguồn gốc từ các yếu tố bên trong của nền kinh tế.:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định trong nhiều năm qua và việc gia nhập WTOđầu năm 2007 đã tạo thêm động lực phát triển cho nền kinh tế Việt Nam Sự mở rộngmạnh mẽ của nhu cầu chi tiêu, đầu tư tư nhân và công cộng là nhân tố làm cho tổngcầu tăng nóng Tổng đầu tư của toàn xã hội năm 2007 khoảng 493,6 nghìn tỉ đồng,chiếm 43% GDP với số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phê duyệt đạt 21,3 tỉUSD và vốn thực hiện đạt 6,4 tỉ USD, cao hơn 77% so với năm 2006 Tổng chi ngânsách nhà nước đạt 399,3 nghìn tỉ đồng, vượt khoảng 11,7% so với dự toán năm Bộichi ngân sách nhà nước 56,5 nghìn tỉ đồng, bằng 4,95% GDP Thâm hụt cán cânthương mại là 14,12 tỉ USD, bằng 29% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng gấp hơn 2,5lần so với năm 2006 Tổng cầu tăng nóng vượt quá khả năng của một nền kinh tế còntồn tại nhiều vấn đề "thắt cổ chai" liên quan tới hạ tầng kinh tế, xã hội và pháp luật đãlàm gia tăng áp lực lạm phát Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận việc gia tăng đầu tư nướcngoài và đầu tư công vào kết cấu hạ tầng tạo cơ hội nhiều hơn thách thức, góp phầnchuyển đổi cơ cấu kinh tế và giải quyết các vấn đề "thắt cổ chai", tạo đà phát triển bềnvững trong dài hạn
Trang 92.2 Nhóm thứ hai có nguồn gốc từ các yếu tố bên ngoài:
Đó là giá cả các loại hàng hóa trên thế giới đã tăng nhanh, tỷ lệ nghịch với sựmất giá danh nghĩa của đồng USD đẩy mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào,đặc biệt là dầu thô, lên cao gấp 2 đến 3 lần so với năm 2003 Giá dầu lửa đã tăng từ53,4 USD/thùng tháng 1-2007 lên 89,4 USD/thùng tháng 12-2007, và đạt đỉnh mới125,96 USD/thùng vào ngày 9-5-2008 Tốc độ tăng giá năng lượng, đặc biệt là giálương thực trong nửa cuối năm 2007 và đầu năm 2008 là nguyên nhân dẫn tới tìnhtrạng lạm phát trên diện rộng ở tất cả các nước trên thế giới Đến cuối năm 2007, lạmphát so với cùng kỳ năm trước của Việt Nam là 12,63% và đến tháng 4-2008, tỷ lệ này
đã là 21,42% Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn cao hơn gấp đôi mức lạm phát củamột số nước trong khu vực
Tác động của lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam thường cao hơn gấp đôi cácnước khác trong khu vực là do Việt Nam thực thi chính sách neo giá đồng nội tệ vớiUSD Kết quả là, trong khoảng thời gian từ tháng 1-2004 đến nay, đồng Việt Nam có
xu hướng mất giá danh nghĩa, trong khi đồng tiền của các nước khác trong khu vực có
xu hướng lên giá danh nghĩa so với đồng USD
Giá hàng hóa, nguyên liệu trên thế giới tăng mạnh trong thời gian gần đây là dotăng trưởng cầu thế giới tăng nhanh hơn tốc độ tăng cung với bằng chứng là lượnghàng tồn kho hàng hóa nguyên liệu giảm mạnh Đồng USD mất giá danh nghĩa làmcho giá hàng hóa tính theo đồng tiền khác như EUR, GBP giảm tương đối và càngkhuyến khích cầu Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư trên thế giới gia tăng mua hàng hóa đềphòng vệ rủi ro mất giá USD Kết quả là giá hàng hóa nguyên liệu tăng lên cao hơnmức bình thường, tăng do tăng cầu và tăng do USD mất giá
Các nước trong khu vực có điều chỉnh nâng giá nội tệ tương ứng với mức mấtgiá danh nghĩa của Mỹ (đo bằng chỉ số tỷ giá hiệu lực danh nghĩa NEER) sẽ điềuchỉnh giảm được tác động tăng giá do mất giá đồng USD Hình 3 minh họa mức biếnđộng giá lương thực theo nội tệ của các nước so với giá danh nghĩa của đồng USD và
tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) Có thể nhận thấy, giá lương thực thế giới tính theoVNĐ cao hơn mức giá tính theo USD do đồng Việt Nam mất giá so với USD Giá
Trang 10lương thực theo bạt (Thái Lan) và nhân dân tệ (Trung Quốc) còn có phần rẻ hơn mức
tỷ giá hiệu lực danh nghĩa (NEER) của Mỹ Chính nhờ chính sách tỷ giá linh hoạt,Thái Lan và Trung Quốc giảm được tác động sốc giá lương thực từ nước ngoài ViệtNam thi hành chính sách neo tỷ giá và vì vậy đã nhập khẩu lạm phát giá lương thựctheo USD Đây có thể là nguyên nhân chính làm cho lạm phát ở Việt Nam cao hơn cácnước trong khu vực
2.3 Nhóm nguyên nhân tiếp theo
Đó là yếu tố tiền tệ với tốc độ tăng trưởng tín dụng của Việt Nam tăng quánhanh trong những năm vừa qua Trong ba năm từ 2005 đến 2007, cung tiền tăng135% nhưng GDP chỉ tăng 27% Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tíndụng năm 2007 tăng gấp đôi so với tốc độ tăng của năm 2006 Tính đến 31-12-2007,tổng phương tiện thanh toán tăng 46,7% so với 31-12-2006 Tổng dư nợ cho vay củanền kinh tế năm 2007 tăng 57,53% so với năm 2006 Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăngtrưởng tín dụng đột biến là do tổng lượng ngoại tệ ròng chảy vào nền kinh tế trongnăm 2007 ước chừng lên tới 22 tỉ USD, tương đương 30% GDP Để duy trì tỷ giáUSD, Ngân hàng nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối từ 11,5 tỉ USD (năm 2006) lên21,6 tỉ USD (năm 2007) và đẩy một lượng lớn nội tệ ra thị trường
Mặc dù không thể phủ nhận yếu tố tiền tệ là một trong những nguyên nhân gây
ra tình trạng lạm phát hiện tại, nhưng cũng cần khẳng định rằng, nguyên nhân chủ yếu
là do thiên tai, dịch bệnh lây lan và giá nguyên liệu đầu vào tăng đột biến dẫn đến giálương thực tăng cao Trong những năm 1999, 2000, mức cung ứng tiền tệ M2 đã cólúc lên tới 56,2% nhưng Việt Nam vẫn nằm trong tình trạng thiểu phát Hơn nữa, độtrễ của chính sách tiền tệ là từ 6-36 tháng, nên không phải cung tiền tăng lập tức dẫntới lạm phát Trong tình hình hiện nay, tốc độ tăng trưởng cung ứng tiền tệ M2 chỉđóng vai trò xúc tác cho quá trình nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài Trên thực tế, ởbảng 1 chúng ta có thể thấy do lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng tới 42,7% trongchỉ số CPI, nên phần đóng góp của giá lương thực thường chiếm tới 70% động thái củachỉ số giá tiêu dùng CPI (được coi là tỷ lệ lạm phát) Trong quý III năm 2007, phầnđóng góp của các yếu tố phi lương thực vào lạm phát chỉ là 3,5% Con số này là 4%
Trang 11cho quí IV năm 2007, và ngay cả khi lạm phát lên tới 15,7% vào tháng 2-2008, thìlương thực thực phẩm góp tới 10,8% Tháng 3 và tháng 4, tỷ lệ lạm phát so với cùng
kỳ năm trước là 19,4% và 21,4%, phần đóng góp của lạm phát giá lương thực, thựcphẩm là 13,1% và 14,6%
3 DIỄN BIẾN NĂM NĂM 2009 VÀ DỰ BÁO 2010:
Theo nhận định thì năm 2009, lạm phát chưa bùng phát là bởi kinh tế suy giảm
- người tiêu dùng đang lo tiết kiệm để phòng ngừa rủi ro nên cầu về tiêu dùng còn yếu.Trong năm 2010, kinh tế vượt khỏi suy thoái thì cầu về tiêu dùng sẽ tăng mạnh và gây
áp lực lạm phát
Năm 2009, giá cả các mặt hàng tiêu dùng không tạo thành cú sốc như năm
2008, kể cả gạo Diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng trong năm 2009 đã được phục hồilại sau những những bất thường của hai năm 2007 và 2008 Năm nay, giá cả được dựbáo là sẽ có tăng nhưng không tạo yếu tố gây sốc lớn, nếu không có gì quá bất thường
(Nguồn: Tổng CụcThống Kê)
Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi và nhập khẩu đầu vào sẽ tăng giá nhưngkinh tế thế giới cũng không thể phục hồi nhanh được Với mục tiêu kiềm chế nhập
Trang 12siêu, kiềm chế nhập khẩu thì tác động từ giá cả thế giới đến mặt bằng giá trong nước
sẽ đỡ hơn Đồng thời, sự quan ngại lạm phát cao trong năm 2009 khiến cho chính phủ
có những yêu cầu về lộ trình tăng giá, thế nhưng trong năm 2010, việc tiếp tục thựchiện lộ trình giá thị trường đối với một số hàng hóa, dịch vụ, trong đó có giá điện, giáthan, nước sạch… cũng sẽ làm cho mặt bằng giá tiêu dùng tăng lên
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa (Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính),
năm 2010 lạm phát có nguy cơ tăng cao trở lại vì lượng tiền trong lưu thông tăng lên
từ sự nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa từ 2009 chuyển qua, sức mua tăng lên nhờđược tăng lương, đẩy nhanh chính sách an sinh xã hội, chương trình hỗ trợ giảmnghèo…, giá nhiều mặt hàng quan trọng tăng lên ảnh hưởng đến mặt bằng giá chung
Theo các chuyên gia, tình hình hiện nay ở cả trong nước và thế giới đều tiềm ẩnnhững nguy cơ cao gây tăng giá Năm 2010, các tổ chức tài chính, tiền tệ uy tín trênthế giới nhận định, nền kinh tế quốc tế sẽ bước vào giai đoạn hồi phục, kéo theo mặtbằng giá cả có thể sẽ tăng lên Cùng với đó, nhiều nước đã quyết định tiếp tục duy trìgói kích thích kinh tế, lượng tiền tiếp tục được bơm thêm ra lưu thông sẽ tạo sức épkhá mạnh đến lạm phát
Tuy nhiên, vào năm 2009 Việt Nam đã có điều chỉnh mạnh tỷ giá hối đoái nênnăm nay được dự báo là sẽ không có điều chỉnh tỷ giá như thế nữa Mà tác động củagiá cả thế giới vào Việt Nam liên quan rất nhiều đến tỷ giá hối đoái Vì thế, TS VũĐình Ánh nhận định: “Theo tôi, lạm phát năm 2010 nhiều khả năng sẽ cao hơn năm
2009 Thế còn nó cao đến mức nào thì phụ thuộc vào việc điều hành chính sách củaChính phủ, chứ không phải phụ thuộc vào tác động bên ngoài…”
Đồng thời, bội chi ngân sách được công bố là 6,9% GDP, trong khi năm 2008bội chi ngân sách chỉ ở mức trên 5% thì lạm phát đã lên tới 19,89% Vì thế, nguy cơlạm phát cao vào năm 2010 còn có thể xảy ra bởi một số nhân tố do bội chi ngân sáchquá lớn Ngoài ra, các nguyên nhân mang tính quy luật khách quan như thiên tai, dịchbệnh… có thể xảy ra làm ảnh hưởng cung - cầu, tác động đến giá cả thị trường
Theo ông Vũ Đình Ánh: “Các mục tiêu của năm 2010 như tốc độ tăngtrưởng 6,5%, lạm phát khoảng 7% có thể đạt được thông qua các biện pháp không