Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
218 KB
Nội dung
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 2
A. Cơ sở lý luận 3
I, Khái niệm, đặc điểm, vai trò củakinhtếtưnhân 3
1.Quan niệm về kinhtếtưnhân 3
2. Bản chất, đặc điểm của khu vực kinhtếtưnhân 3
2.1.Bản chất củakinhtếtưnhân 4
2.2. Đặc điểm củakinhtếtưnhân 5
2.3. Vai trò củakinhtếtưnhân trong nền kinhtế thị trường củanướcta hiện
nay 5
3.Các hìnhthứcbiểuhiệncủakinhtếtưnhânởnướcta 6
3.1. Hìnhthứckinh doanh cá thể, tiểu chủ 6
3.2. Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN 6
B. Thực trạng và đóng góp của khu vực kinhtếtưnhân 6
1. Thực trạng kinhtếtưnhânở Việt Nam 6
2. Vai trò củakinhtếtưnhân 9
3. Một số hạn chế của khu vực kinhtếtưnhân 11
4. Nguyên nhâncủathực trạng 12
C. Một số giải pháp cụ thể 14
Kết luận 17
Phụ lục 18
1
Lời mở đầu
Chúng ta đang chứng kiến một thời đại các rào cản đầu tư, thương mại
hàng hóa và dịch vụ dần bị dỡ bỏ, nền kinhtế thị trường mở đang tạo điều kiện dễ
dàng cho kinhtếtưnhân lớn mạnh không ngừng. Trong quá trình phát triển, kinh
tế tưnhân đã tồn tại dưới nhiều dạng như kinhtế cá thể, Công ty và ngày nay là
những Công ty đa quốc gia. Sự lớn mạnh củacác Công ty đa quốc gia trong những
năm cuối của thế kỷ XX cho thấy kinhtếtưnhân đã có sự phát triển vượt bậc với
những thay đổi về chất. Các Công ty đa quốc gia chính là biểuhiệncủakinhtế tư
nhân được quốc tế hóa, nó trở thành lực lượng hùng mạnh nhất củakinhtếtư nhân.
Trong nền kinhtế thị trường mở, quốc gia nào có nền kinhtếtư nhân
tham gia nhiều nhất, đầy đủ nhất và sâu sắc nhất vào nền kinhtế toàn cầu thì
quốc gia đó sẽ càng có ưu thế trong cạnh tranh. Dựa trên bối cảnh và xu thế phát
triển này, mỗi quốc gia cần phải có chính sách phát triển kinhtếtưnhân thích
hợp của mình, trong đó, phải đặc biệt chú ý đến sự hợp tác củakinhtếtư nhân
trong nước với các công ty đa quốc gia cũng như trực tiếp tham gia vào.
Thựctế cho thấy kinhtếtưnhân có vai trò đắc lực tạo ra sự phát triển
của xã hội, tạo cho mỗi cá nhân vô số cơ hội có việc làm để khẳng định mình, để
mưu cầu cuộc sống và hạnh phúc, tức là góp phần tạo ra con người với nhiều
phẩm chất tốt đẹp hơn. Phát triển kinh tế, suy cho cùng không phải là mục tiêu
mà chỉ là phương tiện. Mục tiêu tối thượng củanhân loại là xã hội phát triển,
con người phát triển. Có thể nói rằng kinhtếtưnhân là một phương tiện quan
trọng để con người có cơ hội hoàn thiện mình trong quá trình phát triển hướng
thiện củanhân loại. Con người đã sáng tạo ra và quyết định lựa chọn kinhtế tư
nhân để phát triển, nhưng đồng thời kinhtếtưnhân lại là môi trường tốt để con
người tự thân phát triển, con người có cơ hội tự hoàn thiện vì sự phát triển của
chính nó và thông qua đó phát triển toàn xã hội. Đó chính là giá trị nhân văn
chân chính củakinhtếtư nhân.
Việt Nam đã đạt được những bước tiến quan trọng trong việc cải cách
khu vực kinhtếtưnhân và thựchiện những cải thiện về môi trường đầu tư để
thu hút sự đầu tưcủa mọi thành phần kinh tế, trong đó cơ bản là thu hút đầu tư
từ khu vực kinhtếtưnhân để thúc đẩy kinhtế trong nước phát triển từng bước
hội nhập kinhtế khu vực và thế giới.
2
A.Cơ sở lý luận :
Thành phần kinhtế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinhtế dựa trên
một hìnhthức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Các thành phần kinhtế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ
với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinhtế thống nhất bao gồm
nhiều thành phần kinh tế.
Căn cứ vào nguyên lý chung và điều kiện cụ thể củanướctahiện nay,
Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: nền kinhtế trong thời kỳ quá độ chủ
nghĩa xã hội Việt Nam có 6 thành phần:
- Kinhtế nhà nước
- Kinhtế tập thể
- Kinhtế cá thể, tiểu thủ
- Kinhtếtư bản tư nhân
- Kinhtếtư bản nhà nước
- Kinhtế có vốn đầu tưnước ngoài.
Ở đây chúng ta sẽ nghiên cứu khu vực kinhtếtư nhân.
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò củakinhtếtưnhân :
1. Quan niệm về kinhtếtưnhân :
Kinhtếtưnhân (KTTN) là khu vực kinhtế được hình thành và phát
triển dựa trên nền tảng chủ yếu là sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất và lợi
ích cá nhân.
Trong nền kinhtế thị trường hiện đại, do đặc điểm của lực lượng
sản xuất và quan hệ sản xuất, kinhtế cá thể vẫn tiếp tục tồn tại và tồn tại bên
cạnh hìnhthức doanh nghiệp. Kinhtế cá thể và doanh nghiệp thuộc khu vực
KTTN là hai hìnhthứcbiểuhiện chủ yếu của KTTN.
Ởnướctahiện nay, KTTN không phải là một thành phần kinh tế,
mà là một khu vực kinhtế gồm hai thành phần kinh tế: thành phần kinhtế cá
thể, tiểu chủ và thành phần kinhtếtư bản tư nhân. Hai thành phần kinhtế cá
thể, tiểu chủ và tư bản tưnhân đều thuộc cùng một chế độ sở hữu tưnhân về
tư liệu sản xuất, vì vậy cũng thuộc khu vực KTTN.
2. Bản chất, đặc điểm của khu vực kinhtếtưnhân :
2.1. Bản chất của khu vực kinhtếtưnhân :
- Về quan hệ sở hữu: sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất là cơ sở tồn tại của
KTTN. Sở hữu KTTN phát triển từ thấp đến cao và bao gồm hai hình thức
cơ bản :
1, Sở hữu tưnhân nhỏ là sở hữu của cá nhân hay hộ gia đình sản xuất ra sản
phẩm bằng sức lao động của chính cá nhân hay hộ gia đình đó.
2, Sở hữu tưnhân lớn gắn liền với sự xác lập nền sản xuất lớn, là đại biểu của
nền kinhtế hàng hoá phát triển đến trình độ cao, của phương thức sản xuất tư
bản công nghiệp.
3
- Về quan hệ phân phối: trong KTTN, cáchìnhthức tổ chức sản xuất kinh
doanh khác nhau có quan hệ phân phối khác nhau. Đối với kinhtế cá thể,
do dựa vào sức lao động của bản thân nên sản phẩm và kết quả lao động
chủ yếu thuộc về gia đình hay cá nhân đó. Đối với kinhtếtư bản tư nhân,
nhìn chung quan hệ phân phối được dựa trên nguyên tắc: chủ sở hữu tư
liệu sản xuất chiếm chiếm phần sản phẩm thặng dư còn người lao động
được hưởng phần sản phẩm tất yếu.
2.2. Đặc điểm củakinhtếtưnhân :
Một là, KTTN gắn liền với lợi ích cá nhân - một trong những động lực
thúc đẩy xã hội phát triển.
Trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinhtế thị trường, với việc tôn trọng
lợi ích cá nhân đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất
phát triển. Quá trình chuyển đổi của nền kinhtếnướcta trong những năm
qua cũng đã chứng minh điều đó. Sự hồi sinh và phát triển của KTTN trong
những năm đổi mới chính là sự kết hợp đúng lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội
trong quá trình sản xuất, do đó đã tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế.
Hai là, KTTN, mà tiêu biểu là doanh nghiệp (DN) củatư nhân, là mô hình
tổ chức kinh doanh của nền sản xuất hàng hoá.
Kinhtế thị trường là giai đoạn phát triển cao củakinhtế hàng hoá. Trong
đó cơ cấu củakinhtế thị trường chủ yếu dựa trên cơ sở của mô hình tổ chức
DN có mục tiêu cao nhất và cuối cùng là tạo ra giá trị thặng dư. Lịch sử phát
triển kinhtế cho thấy, mô hình tổ chức DN đã đang và còn tiếp tục là một mô
hình tổ chức kinhtế có hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại.
Ba là, KTTN là bộ phận quan trọng củakinhtế thị trường.
Mọi người đều thừa nhận rằng cơ chế thị trường là cách thức tốt nhất và
duy nhất (cho đến nay) để một nền kinhtế vận hành có hiệu quả cao. Kinh tế
thị trường là phương tiện để đạt đến một nền sản xuất lớn, hiện đại. Nền kinh
tế thị trường khó có thể tồn tại và phát triển nếu không có sở hữu tưnhân và
KTTN. Nói cách khác cơ chế thị trường hiện đại chính là dạng thức sinh tồn
của KTTN mà điển hình là mô hình tổ chức DN. Hìnhthức tổ chức sản xuất
này là sản phẩm tự nhiên của cơ chế thị trường và tự nó lớn lên trong cơ chế
thị trường. Ở Việt Nam muốn phát triển kinhtế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa thì phải phát triển KTTN nói chung và mô hình tổ chức DN nói
riêng.
Chúng ta cũng có thể xem xét một số đặc điểm của KTTN ởnướcta hiện
nay:
Một là, KTTN mới được phục hồi và phát triển nhờ công cuộc đổi mới
do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Hai là, KTTN hình thành và phát triển trong điều kiện có Nhà nước Xã
hội Chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng Sản.
4
Ba là, KTTN ởnướcta ra đời và phát triển trong điều kiện quan hệ sản
xuất thống trị trong xã hội không phải là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự tồn tại và phát triển của KTTN ởnướctahiện nay được coi như một công
cụ là những hìnhthức tổ chức sản xuất – kinh doanh theo mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội, là bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất định hướng xã hội
chủ nghĩa.
Bốn là, KTTN nướcta ra đời và phát triển ở một nước quá độ lên chủ
nghĩa xã hội từ một nền kinhtế phát triển chậm, trong bối cảnh thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giải phóng lực lượng sản xuất, chủ động hội
nhập kinhtế quốc tế đã trở thành vấn đề trung tâm.
KTTN ởnướcta có đặc điểm khác về bản chất so với KTTN ởcácnước tư
bản chủ nghĩa hiện nay, điều đó thể hiệnở chỗ :
Một là, KTTN ởnướctahiện nay là kết quả của chính sách phát triển
kinh tế nhiều thành phần, là bộ phần hữu cơ của nền kinhtế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy nó mang bản chất khác với kinhtếtư bản tư
nhân ởcácnướctư bản chủ nghĩa trước đây và hiện nay.
Hai là, KTTN ởnướcta bị chi phối và phát triển theo định hướng mà
Đảng Cộng Sản Việt nam đề ra thông qua hệ thống các chính sách và pháp
luật của nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Và thông qua các
chính sách kinhtế vĩ mô, Nhà nước có thể điều tiết việc sử dụng lao động
phân phối thu nhập củakinhtếtư bản tưnhân nhằm đảm bảo các mục tiêu
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là, KTTN ởnướcta ngay từ khi mới ra đời đã mang những yếu tố tích
cực :
KTTN, đặc biệt là các DN đại diện cho một lực lượng sản xuất mới, góp
phần quan trọng giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
và trực tiếp giải quyết nhiều vấn đề xã hội gay gắt (lao động, việc làm xoá
đói giảm nghèo )
Các DN thuộc khu vực KTTN thông qua các hoạt động của mình cũng góp
phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, gắn kết các giai tầng xã hội vì
mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
2.3.Vai trò của khu vực KTTN trong nền kinhtế thị trường ởnướcta hiện
nay :
Sự phát triển của khu vực KTTN thời gian qua đã khơi dậy một bộ
phận tiềm năng của đất nước cho phát triển kinhtế xã hội. Nguồn tiềm năng
này là trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, tiền vốn,
sức lao động của con người, tài nguyên, thông tin và các nguồn lực khác.
Những nguồn lực này chủ yếu là trong nước, nhưng cũng có một số không ít
cá nhân sử dụng vốn của gia đình ở ngoài nước gửi về. KTTN có một vai trò
quan trọng trong sự phát triển kinhtế thị trường ởnướctahiện nay :
- Đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước (GDP).
5
- Đóng góp và huy động các nguồn vốn trong xã hội, nộp ngân sách cho Nhà
nước.
- Khu vực KTTN tạo việc làm và góp phần xoá đói giảm nghèo.
- Khu vực KTTN góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý
kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
3. Cáchìnhthức bi ểu hiệncủakinhtếtưnhânởnướcta :
3.1. Hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ
Theo tinh thần Nghị định số 66- HĐBT ngày 02-03-1992 của Hội đồng
Bộ trưởng và Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03-02-2000 của Chính phủ
về đăng ký kinh doanh,thì hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc hộ gia
đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê
lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình đối với hoạt động kinh doanh.
3.2. Các loại hình DN thuộc khu vực KTTN:
Quan niệm về DN: theo Luật Doanh nghiệp, DN là tổ chức kinhtế có tên
riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký hoạt động kinh
doanh.
Các loại hình doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ởnướctahiện nay là :
- DN tư nhân: là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (hai thành viên trở nên).Công ty trách nhiệm
hữu hạn là loại công ty đối vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn,
trong dó các thành viên (cổ đông) có cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về
các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số
vốn góp vào doanh nghiệp. Đây là một trong những loại hình doanh
nghiệp đang chiếm ưu thế, hoạt động có hiệu quả và mang tính xã hội hoá
cao.
- Công ty hợp danh: đây là một loại hình tổ chức ít được các chủ sở hữu lựa
chọn. Công ty hợp danh là DN trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp
danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
B. Thực trạng và đóng góp của khu vực KTTN:
1. Thực trạng của khu vực KTTN ở Việt Nam
Trước đổi mới, các DN tưnhân chủ yếu giới hạn trong khu vực hộ kinh
doanh, thường không có tư cách pháp nhân chắc chắn và hoạt động chủ yếu ở
thị trường ngầm. Tuy nhiên đến cuối thập kỷ 80, có rất nhiều thương nhân
hoạt động khắp đất nước và nhiều hoạt động tưnhân quy mô nhỏ ở cả khu
vực nông thôn và khu vực thành thị, mặc dù hầu hết họ không được chấp
nhận chính thức. Số hộ kinh doanh tăng từ khoảng 0.84 triệu năm 1990 lên
2,2 triệu hộ năm 1996 và 3 triệu hộ tính đến cuối năm 2004. Ngoài ra, cả
6
nước còn có khoảng 130 000 trang trại và trên 10 triệu hộ nông dân sản xuất
hàng hoá.
• Về doanh nghiệp của khu vực KTTN:
Sau khi Luật công ty được phê chuẩn năm 1990, số lượng các công ty
tư nhân tăng lên nhanh chóng. Năm 1991 chỉ có 414 DN thì đến năm 1992 là
5189 DN, năm 1995 là 15 276 DN, năm 1999 là 28 700. Trong giai đoạn
1991- 1999 bình quân mỗi năm tăng thêm 5000 DN.
Luật Doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/1/2000 là một khâu đột phá thúc
đẩy sự phát triển vượt bậc của DN thuộc khu vực KTTN. Sau gần 5 năm thi
hành Luật doanh nghiệp, đến cuối năm 2004, cả nước đã có gần 108 300 DN
mới đăng ký, đưa tổng số DN đăng ký lên tới khoảng 150 000 DN. Trong 10
tháng đầu năm 2004, nướcta đã có 27 013 DN mới đăng ký mới, với số vốn
tương ứng khoảng trên 53000 tỷ đồng, tăng 36% về số lượng DN và 29 % về
vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2003, chưa kể đến năm 2004 nướcta có trên
4000 DN tăng vốn với 144 000 tỷ đồng. Ước cả năm 2004 có trên 33 000 DN
đăng ký kinh doanh với mức vốn khoảng 65 000 tỷ đồng. Số DN đăng ký
mới trung bình hàng năm thời kỳ 2000 – 2004 bằng 3,75 lần so với trung
bình hàng năm của thời kỳ 1991- 1999. Số DN mới đăng ký trong 5 năm
(2000 – 2004) ước cao gấp gần 2 lần so với 9 năm trước đây (1991- 1999)
tăng bình quân 25,6% năm.
• Mức vốn đăng ký trung bình một DN tăng nhanh, từ 570 triệu đồng/DN thời
kỳ 1991- 1999 lên 2015 tỷ đồng năm 2004. DN có mức vốn đăng ký thấp
nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là khoảng 200 tỷ đồng.
Quy mô vốn bình quân mỗi DN cũng rất khác nhau ở từng địa phương.
Một số tỉnh, thành phố có mức vốn bình quân khá cao như Hưng Yên (3 tỷ
đồng/DN), Quảng Ninh, Bình Dương (2,5 tỷ đồng/DN), Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh (1,25tỷ đồng/DN). Năm 2004, 10 tỉnh, thành phố có số lượng
đăng ký nhiều nhất là: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Nghệ An, Cà Mau, Bình Dương, Đồng Nai, Kiên Giang và Khánh
Hoà. Một số DN không nằm trong vùng kinhtế trọng điểm nhưng có số
lượng DN đăng ký tương đối nhiều như Nghệ An, Cà Mau, Kiên Giang.
Không chỉ số lượng các DN tăng nhanh mà quy mô và phạm vi hoạt động
của các DN cũng được mở rộng. Từ năm 2000, tốc độ tăng sản lượng của
khu vực KTTN trong nước đã vượt cả khu vực DNNN và các doanh nghiệp
có vốn đầu tưnước ngoài.
• Về cơ cấu loại hình DN:
Trước năm 2000, loại hình DN tưnhân chiếm tỷ trọng rất cao. Sự ra
đời của Luật Doanh nghiệp tưnhân chiếm tỷ trọng rất cao. Sự ra đời của Luật
Doanh nghiệp tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu loại hình DN. Tỷ
trọng loại hình DN tưnhân trong tổng số DN đăng ký giảm từ 64% trong giai
đoạn 1991- 1999 xuống còn 34% năm 2003 và khoảng 30% năm 2004; trong
7
1998191
khi đó tỷ trọng công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tăng từ 36%
lên 66% năm 2003 và khoảng 67,3% năm 2004. Loại hình công ty cổ phần
tăng từ 1,1% lên 10% năm 2003 và khoảng 13,6% năm 2004. Sự thay đổi
này cho thấy các nhà đầu tư trong nước có xu hướng lựa chọn loại hình DN
hiện đại, tạo cơ sở để DN có thể phát triển không hạn chế về quy mô và thời
hạn hoạt động.
• Sự phân bổ của DN theo lĩnh vực kinh doanh :
Trước năm 2000, hầu hết các DN đăng ký hoạt động chủ yếu trong lĩnh
vực thương mại (khoảng 61%), có khoảng 26% số DN hoạt động trong lĩnh
vực công nghiệp và 3% trong lĩnh vực xây dựng, còn lại là các ngành dịch vụ
và kinh doanh tổng hợp. Luật Doanh nghiệp ra đời đã tác động tích cực đến
việc lựa chọn lĩnh vực kinh doanh củacác DN thuộc khu vực KTTN. Đến
năm 2004, mặc dù tỷ lệ DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại vẫn chiếm
tỷ trọng cao, nhưng tỷ lệ DN trong lĩnh vực chế tạo và các dịch vụ khác đã
tăng lên. Năm 2004 có khoảng 42,7% các DN hoạt động trong lĩnh vực
thương mại, 31,4% trong công nghiệp và xây dựng ; 3,9% trong nông nghiệp
và 21,9% trong các dịch vụ khác và kinh doanh tổng hợp.
Nhìn chung, khu vực KTTN mà chủ yếu là các DN đã mở rộng các hoạt
động kinh doanh hầu hết các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm như:
hoạt động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cao cấp như công nghiệp sản
xuất tư liệu sản xuất, chế biến, công nghệ thông tin, ngân hàng tài chính,bảo
hiểm, tư vấn
• Sự phân bố của DNTN theo vùng và theo lãnh thổ :
Sự phân bổ các DN của khu vực KTTN ởcác địa phương khác nhau
không đồng đều. DN tập trung chủ yếu ởcác vùng trọng điểm như vùng
Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng Sông hồng. Điều này chứng tỏ môi trường
kinh doanh, chính sách và mức độ phát triển kinhtếởcác địa phương có tác
động rất lớn đến sự phát triển của khu vực kinhtế này. Theo số liệu thống kê,
đến hết tháng 12/2004 vùng đồng bằng Nam Bộ vẫn là vùng có số lượng DN
lớn nhất, 16 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam Trung bộ có số DN
đăng ký trong thời kỳ 2000 đến tháng 12/2004 thấp hơn số DN đăng ký thời
kỳ 1991-1999, ví dụ Trà Vinh bằng 21% so với thời kỳ 1991-1999, Bến Tre
và Đồng Tháp 36%, Tiền Giang và Vĩnh Long 39%, Kiên Giang 41%, Bình
Thuận 44%, Long An 48% Còn các tỉnh ở miền Bắc, Luật DN đã phát huy
mạnh hiệu quả của nó, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như : Vĩnh Phúc,
Hoà Bình, Bắc Cạn, Lai Châu, Bắc Giang số tỉnh khác như Quảng Ninh,
Hưng Yên, Thanh Hóa ởcác tỉnh này , số DN đăng ký mới trong 4 năm
qua tăng từ 4-8 lần so với thời kỳ 1991-1999.
Riêng ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nghệ An, Cà
Mau,Bình Dương, Đồng Nai,Kiên Giang là các tỉnh có số đăng ký nhiều
8
nhất. Hầu hết các tỉnh , thành phố này đều thuộc các vùng kinhtế trọng
điểm(trừ Nghệ An, Cà Mau, Kiên Giang).
2. Vai trò củakinhtếtưnhân :
Khu vực KTTN đang thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự
phát triển kinhtế - xã hội ởnước ta.
• Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của khu vực KTTN là tạo việc làm và
góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.
Trong điều kiện nước ta, vấn đề lao động và tạo ra việc làm đang là vấn đề
cấp bách. Trong khi hệ thống các DNNN ởnướctahiện đang trong quá trình cải
cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; khu vực hành chính nhà nước
đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó khu vực KTTN
chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới cho xã hội. Ở Việt Nam cũng như ở bất cứ
nước nào trong khu vực, số việc làm tạo ra trên mỗi một đơn vị đầu tưở khu vực
tư nhân lớn hơn nhiều so với khu vực nhà nước. Do vậy, DNTN đã đóng góp
một phần lớn giải quyết việc làm cho người lao động. Các doanh nghiệp và hộ
kinh doanh cá thể (phi nông nghiệp) đã sử dụng khoảng 16% lực lượng lao động
xã hội với khoảng hơn 6 triệu người. Trong 4 năm qua, các DN dân doanh và hộ
cá thể mới thành lập đã tạo ra khoảng 1,5-2 triệu chỗ làm việc mới. Hiện nay
khu vực KTTN vẫn là khu vực sử dụng nhiều lao động với khoảng 91% tổng lực
lao động toàn xã hội. Năm 2004, số lao động làm việc trực tiếp trong các DN
thuộc khu vực KTTN đã gần bằng tổng số lao động trong các DN nhà nước. DN
ngoài quốc doanh góp phần giải quýêt khoảng 1,6-2 triệu việc làm, trong đó DN
vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số DN ngoài quốc doanh) đã thu hút 49% việc làm
phi nông nghiệp ở nông thôn, khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước.
• Khu vực KTTN đã đóng góp quan trọng vào GDP thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế :
Tăng trưởng của khu vực tưnhân đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng
kinh tế và việc xoá đói giảm nghèo. Hiện nay KTTN đóng góp khoảng 49%
GDP cả nước, chiếm khoảng 28,8% trong các ngành công nghiệp (xấp xỉ
bằng tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tưnước ngoài , không kể dầu khí),
tăng 4,4% so với năm 2000. Trong lĩnh vực thương nghiệp, vị thế của KTTN
còn lớn hơn nhiều, KTTN chiếm đến 84% tổng mức bán lẻ hang hoá và dịch
vụ.
Những năm gần đây, khu vực KTTN có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, góp
phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinhtếcủa Việt Nam. Trong 4 năm(2000-
2004), tốc độ tăng trưởng của KTTN trong công nghiệp đạt mức 20%/ năm.
Trong nông nghiệp, KTTN đã có đóng góp đáng kể trong trồng trọt, chăn
nuôi và đặc biệt là trong các ngành chế biến và xuất khẩu. Nhờ sự phát triển
của KTTN, cơ cấu kinhtế nông nghiệp đã có sự chuyển dịch quan trọng theo
hướng sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
khu vực nông nghiệp, nông thôn.
9
Trong những năm gần đây, nhất là từ khi có Luật Doanh nghiệp, khu vực
KTTN đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinhtếnước ta.
Năm 2004, công nghiệp ngoài quốc doanh tăng 22,8% là mức răng cao nhất
so với các khu vực khác (kinh tế quốc doanh tăng 11,4%, khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 18,7%), chiếm tỷ trọng 27% giá trị sản xuất công nghiệp.
Trong thương mại, kinhtế ngoài quốc doanh đạt mức tăng 26%, cũng là mức
cao nhất và chiếm 82% tổng mức bán lẻ hàng hoá, dịch vụ. Đóng góp của
khu vưc KTTN vào tăng trưởng GDP tăng từ 36,6% năm 2000 lên 41,7%
năm 2003 và khoảng 42% năm 2004. Năm 2004, KTTN đóng góp khoảng
49% GDP cả nước ,chiếm khoảng 27% trong các ngành công nghiệp chế
biến.
• Đóng góp về xuất khẩu và tăng nguồn thu ngân sách :
Theo số liệu thống kê của Bộ Thương mại, đến năm 2002, khu vực
KTTN trong nước đóng góp khoảng 48% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam. KTTN là nguồn lực chủ yếu phát triển các mặt hàng mới, mở rộng thị
trường xuất khẩu. Một số DN vượt lên chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu về
một số mặt hang quan trọng. Ở một số địa phương, KTTN là khu vực đóng
góp chủ yếu về xuất khẩu (Hà Giang 60%, Bình Thuận 45%, Quảng Ngãi
34%).
• Đóng góp củacác DN dân doanh vào ngân sách nhà nước đang có xu hướng
tăng nhanh
Từ khoảng 6,4% năm 2001 lên hơn 7% năm 2002. Thu từ thuế công
thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh năm 2002 đạt 103,6% kế hoạch
và tăng 13% so với năm 2001. Ngoài ra, KTTN còn góp phần tăng nguồn thu
ngân sách như thuế môn bài, VAT trong nhập khẩu và các loại phí khác.
Ở một số địa phương đóng góp của DN dân doanh chiếm tỷ trọng lớn trong
ngân sách. Chẳng hạn ở thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 15%, Tiền Giang
24%, Đồng Tháp 16%, Gia Lai 22%, Quảng Nam 22%, Bình Định 33%,…
Nhìn chung, đóng góp trực tiếp vào nguồn thu ngân sách nhà nước của
các DN, hộ kinh doanh cá thể theo Luật Doanh nghiệp trong mấy năm qua là
chưa tương xứng với tốc độ phát triển của khu vực kinhtế này. Ngoài đóng
góp trực tiếp vào ngân sách, DN, hiệp hội DN còn tích cực tham gia đóng
góp xây dựng các công trình văn hoá, trường học, đường giao thông nông
thôn, nhà tình nghĩa và những đóng góp xã hội khác ởcác địa phương trong
cả nước.
• Khu vực KTTN tiếp tục có đóng góp rất lớn trong việc thu hút các nguồn vốn
đầu tư xã hội :
• Đầu tư toàn xã hội năm 2005 đạt 39% GDP, trước đó mục tiêu đề ra là 30-
32% GDP. Tổng mức đầu tư toàn xã hội đạt 326.000 tỷ đồng, trong đó đầu tư
nước ngoài chiếm 17%, đầu tưtưnhân trong nước chiếm 32%. 49% thuộc về
khu vực ngoài quốc doanh là một tỷ lệ ấn tượng. Vốn đầu tưcác DN dân
10
[...]... rỗi một cách linh hoạt Ví dụ, nhà ởcủacác gia đình ở mặt phố thường được sử dụng vừa ở, 12 • • • • vừa bán hàng, nhà ởcủa những gia đình khác có thể vừa ở, vừa làm xưởng sản xuất… - Lợi thế của KVTN về động lực kinh tếCác DN tưnhân có động lực mạnh mẽ trong quản lý, phát triển DN Các hộ kinh doanh cá thể, các chủ DN làm việc cho chính họ, ‘‘lời ăn, lỗ chịu’’ , cho nên có động lực kinhtế lớn;... đẳng giữa các DN thuộc mọi thành phần kinh tế; đảm bảo để KTTN dễ dàng tiếp cận và được hưởng các ưu đãi của nhà nước dành cho khu vực kinhtế này; hướng ưu tiên của Nhà nước thay vì chỉ tập trung vào thành phần kinh tế, thì sắp tới nên tập trung vào hiệu quả sử dụng vốn và vào các mục tiêu để thựchiệncác chính sách khuyến khích các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, làm cho hệ thống kinhtế minh bạch,... nhất quán của Đảng là phát triển kinhtế hàng hoá nhiều thành phần và các thành phần kinh tếkinh doanh theo pháp luật đều bình đẳng, thành phần kinhtế cá thể, tiểu chủ kể cả ở nông thôn lẫn thành thị đều có vị trí quan trọng và tồn tại lâu dài; nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ để khuyến khích phát triển rộng rãi kinhtếtư bản tưnhân trên những định hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài,... trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển thể chế kinhtế thị trường định hướng XHCN, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinhtế quốc tế Sự phát triển KTTN là nhân tố chủ yếu tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ dần tính độc quyền của một số DNNN Thể chế kinhtế thị trường ngày càng thích ứng hơn với cơ chế kinhtế mới Sự phát triển của khu vực KTTN chính là nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự hình. .. địa phương, vốn đầu tư củacác DN dân doanh đã đóng vai trò quan trọng, thậm chí là nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với phát triển kinhtế - xã hội Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vốn đầu tưcủa dân cư và tưnhân năm 2004 ước đạt 67.000 tỷ đồng, chiếm 26,7% tổng nguồn vốn đầu tư xã hội và tăng 10,4% năm 2003, cao hơn vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài • KTTN góp... này Qua nghiên cứu ở trên phần nào chúng ta đã thấy được đặc điểm, vai trò và những đóng góp của khu vực kinhtếtưnhân trong nền kinhtế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnướctahiện nay.Bên cạnh đó là những tồn tại mà khu vực này cần có biện pháp để hoàn thiện, nhằm đóng góp nhiều hơn nữa vào tăng trưởng kinhtế và thúc đẩy quá trình gia nhập WTO của Việt Nam Tuy đã có nhiều cố gắng nhưng... vừa qua mà nướcta đạt được đều có sự đóng góp của khu vực kinhtếtưnhân Tôi tin chắc, nếu không có sự đóng góp của khu vực này, nhất là sau khi thựchiện Luật Doanh nghiệp năm 1999, thì kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội 5 năm 2001-2005 không có được những mức tăng trưởng cao như đã thấy.” Những lời đóng góp của bà Nguyễn Chi Lan ở trên đã thay cho lời kết của bài tập này Qua nghiên cứu ở trên phần...doanh và hộ kinh doanh cá thể đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinhtếở nhiều địa phương Số vốn huy động được qua đăng ký thành lập mới và mở rộng quy mô tiếp tục tăng Tỷ trọng đầu tư củacác hộ kinh doanh cá thể và các DN dân doanh trong tổng số vốn đầu tưcủa xã hội đã tăng từ 20% năm 2000 lên 23% năm 2001, 25,3% năm 2002, 27% năm 2003 và khoảng 29% năm 2004 Ở một số địa... cụ thể hơn Những yếu tố dẫn đến hạn chế của khu vực KTTN : - Vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử đối với khu vực tưnhân + Một yếu tố không thể không nói đến là các nhà kinh doanh tưnhân vẫn có tâm lý dè dặt trong đầu tư và sản xuất kinh doanh Sự lo ngại này có nguồn gốc sâu xa từ những biến cố trong lịch sử chính sách phát triển kinh tếcủa đất nướcTư duy cũ của thể chế kế hoạch hoá tập trung không... lực của nền kinhtế do các yếu tố lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, tài sản xã hội quy định Do cơ chế kinhtế có nhiều bất cập, tiềm lực nền kinhtế như đất đai, lao động còn lãng phí nhiều KTTN là loại hình phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện nay và có khả năng khai thác tốt các tiềm năng này KTTN có thể tận dụng tài sản của hộ gia đình như đất, nhà ở vào sản xuất, kinh . tế tư nhân 3
2.1.Bản chất của kinh tế tư nhân 4
2.2. Đặc điểm của kinh tế tư nhân 5
2.3. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường của nước. trường của nước ta hiện
nay 5
3 .Các hình thức biểu hiện của kinh tế tư nhân ở nước ta 6
3.1. Hình thức kinh doanh cá thể, tiểu chủ 6
3.2. Các loại hình doanh