1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010

77 381 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 569,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010

Trang 1

3.2.1.Vốn huy động từ tiền gửi : 11

3.2.2.Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá: 13

3.2.3.Vốn đi vay: 14

3.2.4.Nguồn vốn khác: 15

4.Vai trò nguồn vốn của NHTM: 17

II Quản lý nguồn vốn của NHTM: 17

1.Khái niệm: 17

2 Mục tiêu: 18

3.Nội dung quản lý nguồn vốn của NHTM: 18

4 Quy trình quản lý nguồn vốn của NHTM: 19

Trang 2

2.1.2.Mô hình cơ cấu: 26

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh: 28

2.1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu: 28

2.1.3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHCT Hà Tây: 29

2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây trong giai đoạn tới: 32

2.1.4.1 Thuận lợi: 32

2.1.4.2 Khó khăn: 34

2.1.5 Hoạt động quản lý nguồn vốn của ngân hàng: 35

2.1.5.1.Phương thức quản lý: 35

2.1.5.2 Nội dung quản lý tại NHCT Hà Tây: 35

2.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây: 35

1 Quy trình quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây 35

3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn tại NHCT tỉnh Hà Tây: 63

3.1.1.Mục tiêu phát triển của ngân hàng trong giai đoạn 2008-2010: 63

3.1.2 Chiến lược phát triển công tác quản lý nguồn vốn của NHCT tỉnh Hà Tây giai đoạn 2008-2010: 64

3.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý nguồn vốn của giai đoạn tới: 66

3.1.3.1 Thuận lợi: 66

3.1.3.2.Khó khăn: 67

3.2.Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây: 67

Trang 3

3.2.1 Nâng cao nghiệp vụ quản lý trong quản lý nguồn vốn: 67

3.2.1.1.Nâng cao công tác quản lý khe hở lãi suất: 67

3.2.1.2.Nâng cao công tác quản lý kỳ hạn: 69

3.2.1.3.Nâng cao công tác quản lý tính thanh khoản: 69

3.2.2 Nâng cao công tác huy động nguồn vốn tại ngân hàng: 70

3.2.3 Đảm bảo tốt quy trình quản lý nguồn vốn: 71

3.2.4 Nâng cao hoạt động kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động quản lýnguồn vốn: 71

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBTS Đảm bảo tài sản

KH Kỳ hạn

TCTC Tổ chức tài chính

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHCT HT 24

Bảng 1: Tổng nguồn vốn huy động năm 2005- 2007 36

Sơ đồ 2: Biểu đồ tổng nguồn vốn 36

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền 39

Sơ đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền 39

Bảng 3: Cơ cấu theo nguồn huy động 41

Sơ đồ 4: Sơ đồ vốn theo nguồn tiền huy động 42

Bảng 4: nguồn vốn theo kỳ hạn 42

Sơ đồ 5: sơ đồ nguồn vốn theo kỳ hạn 45

Bảng 5 Biểu lãi suất huy động vốn tính cho tới thời điểm (15/3/2008) 47

Bảng 6: Bảng doanh số cho vay 49

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Trong giai đoạn phát triển như vũ bão của thị trường tài chính trên toàn cầu,thì hệ thống ngân hàng được coi như là mạch máu truyền dẫn điều hòa tốt nhấtnguồn tiền từ nơi thừa vốn sang nơi có nhu cầu về vốn, nhanh nhất và đạt hiệuquả cao nhất Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xác định cácdịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách hiệuquả nhất Nền kinh tế thị trường phát triển không ngừng, chính từ sự phát triển“nóng” đó, chính nó đã phá vỡ rào cản mang tính không gian và thời gian giữacác quốc gia trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực, đặc biệt thị trường tài chính, vàđược đề cập rõ hơn là hệ thống ngân hàng toàn cầu Đã có rất nhiều các mối quanhệ mạng lưới được xây dựng giữa các quốc gia với mục tiêu cộng hưởng cùngnhau phát triển, hoạt động đó đã tạo ra những cơ hội lớn, nhưng cũng không thểkhông kể tới những thách thức mà chúng đem lại như sự cạnh tranh về: năng lựctài chính, cạnh tranh về công nghệ, cạnh tranh không chỉ với hệ thống ngân hàngnước ngoài, mà còn cả những sự cạnh tranh với chính các hệ thống trong nước…Chính vì vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, thách thức đối với các ngân hànglà cần xây dựng đủ mạnh cả về “ thế và lực” trong hoạt động kinh doanh, khôngngừng học hỏi, phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ sản phẩm cungứng ra thị trường, kết hợp hài hòa giữa hoạt động huy động vốn và cho vay cânđối Nhưng trên thực tế, để cân đối và quản lý tốt nguồn vốn huy động là điều rấtphức tạp, yêu cầu đặt ra với nhà lãnh đạo ngân hàng, làm sao quản lý nguồn vốnhiệu quả cao nhất, cho mức sinh lời tối ưu trong điều kiện rủi ro thấp nhất trongcả những điều kiện nền kinh tế là suy yếu Do vậy, nhằm khắc phục giảm thiểurủi ro và tối ưu hóa lợi nhuận dự kiến trong hoạt động quản lý nguồn vốn củaNHCT Hà Tây, đề tài em nghiên cứu là: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lýnguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010”.

Trang 7

Nhân đây, em xin trân thành cảm ơn tới các thầy cô trong khoa khoa họcquản lý đã dạy dỗ chúng em suốt 4 năm học vừa qua, em xin gửi lời cảm ơn tớicô: Đỗ Thị Hải Hà giáo viên hướng dẫn cùng với các cô chú, anh chị tại NHCTHà Tây đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây. Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2005_ tới hết quý I/2008.

4.Phương pháp nghiên cứu:

Căn cứ vào các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, trong qua trình nghiên cứu kết hợp các phương pháp thống kê, phươngpháp nghiên cứu điều tra, phương pháp phân tích.

5.Kết cấu chuyên đề:

Chuyên đề được xây dựng trên kết cấu như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về vốn và quản lý nguồn vốn của NHTM.

Chương II: Thực trạng về công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây.Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCTHà Tây.

Trang 8

“ Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập,huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng Nguồn vốncủa NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, vốn huy động và một số vốnkhác”ii

2.Các nguồn vốn của NHTM:2.1 Vốn chủ sở hữu:

 Vốn cấp 1 Vốn cấp 2

 Tiền gửi của dân cư:

+ Tiền gửi tiết kiệm

i, ii PGS.TS Phan Thị Thu Hà, ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dânii.

Trang 9

+ Tiền gửi thanh toán Tiền gửi khác:

+ Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác + Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước

+ Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá Vốn đi vay:

 Vốn vay của các tổ chức tín dụng khác Vốn vay của NHTW

Theo các văn bản hiện hành của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn củaNHTM được xác định cụ thể như sau:

 Vốn cấp 1 bao gồm : + Vốn điều lệ

+ Các quỹ dự trữ

+ Lợi nhuận không chia

 Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của NHTM.Tùy theo hình thái sở hữu mà vốn điều lệ của NHTM được hình thành từ cácnguồn khác nhau:

iii PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

Trang 10

Đối với NHTM Nhà nước thì vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp khithành lập được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động

Đối với NHTM cổ phần thì vốn do cổ đông góp.

Đối với ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vốn điềulệ do ngân hàng mẹ ở nước ngoài cấp.

Vốn điều lệ ít hay nhiều phụ thuộc vào khả năng tài chính của các chủ sởhữu và ý đồ thành lập ngân hàng với quy mô hoạt dộng khác nhau Vốn điều lệcủa mỗi ngân hàng luôn phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định, là số vốn doChính phủ qui định trong từng thời kỳ cho từng loại hình ngân hàng Trong quátrinh hoạt động, các ngân hàng có thể tăng thêm vốn điều lệ nhưng phải được sựđồng ý của NHTW và phải công bố công khai vốn điều lệ mới.

 Các quỹ dự trữ gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòngtài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Các quỹ này được hình thành trongquá trình hoạt động và được tích theo thời gian để sửu dụng cho các mục đích cụthể của ngân hàng Việc trích lập và sử dụng các quỹ dự trữ của ngân hàng đượcthực hiện theo qui định của pháp luật trong từng thời kỳ.

 Lợi nhuận không chia là phần thu nhập của ngân hàng được giữ lạitrong quá trình kinh doanh thay vì dùng chi trả cổ tức cho các cổ đông.

Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua cổ phiếu, đầu tưtài sản cố định của tổ chức tín dụng.

+ Giá trị gia tăng thêm của tài sản cố định và chứng khoán + Dự phòng chung.

+ Các trái phiếu chuyển đổi và một số công cụ nợ khác.

 Giá trị gia tăng thêm của tài sản cố định và giá trị gia tăng thêmcủa các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.Do giá trị thị trường của tài sản có thể thay đổi theo thời gian, nên vốn do đánhgiá lại tài sản thường không ổn định, vì vậy các ngân hàng chủ được tính vào vốn

Trang 11

cấp 2 một phần giá trị tăng thêm của tài sản Theo quy định hiện hành thì vốn cấp2 gồm : 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định và 40% giá trị tăng thêm củacác loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của pháp luật.

 Dự phòng chung : đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lậpdự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của ngân hàng khichất lượng các khoản nợ suy giảm Việc trích lập và sử dụng dự phòng chungđược thực hiện theo quy định của pháp luật Theo qui định hiện hành thì mức dựphòng chung được tình vào vốn cấp 2 tối đa bằng 1.25% tổng tài sản có rủi ro.

 Các trái phiếu chuyển đổi và một số công cụ nợ khác thỏa mãn điều kiện do ngân hàng Nhà nước quy định Đây là khoản nợ vốn dài hạn do cácnhà đầu tư bên ngoài đóng góp Vì vậy, các nhà quản lí ngân hàng chỉ được tínhvào vốn cấp 2 khi các công cụ này thỏa mãn, về đảm bảo của ngân hàng khi pháthành, về điều chỉnh lãi suất, về thanh toán nợ gốc và lãi.

Do tính chất đặc thù trong kinh doanh ngân hàng, nên vốn chủ sở hữu chỉchiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM Song vốnchủ sở hữu của ngân hàng lại đóng vai trò quan trọng và thực hiện một số chứcnăng không thể thay thế được trong hoạt đọng của ngân hàng như: cung cấpnguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động cung cấp nền tảngcho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống lại rủi ro và duy trì niềmtin cho công chúng vào khả năng quản lý và phát triển của ngân hàng Để đảmbảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng phải duy trì tỷ lệ an toàntối thiểu là 8% giữa vốn chủ sở hữu với tổng tài sản có rủi ro.

3.2 Vốn huy động

3.2.1.Vốn huy động từ tiền gửi :

 Tiền gửi của tổ chức kinh tế:

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có một bộphận vốn nhàn rỗi tạm thời như: khấu hao đã trích nhưng chưa đến lúc sử dụng,

Trang 12

tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên vật liệu, trả lương, các quỹ đầu tư pháttriển, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến… Để đảm bảo antoàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế có thể gửi số vốn đóvào ngân hàng Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụng vốn, đơn vị có thể thanhtoán qua ngân hàng cũng như sử dụng một số các dịch vụ của ngân hàng Tổchức kinh tế có thể gửi vốn vào ngân hàng dưới hình thức : Tiền gửi không kỳhạn và tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn khác nhau:

Tiền gửi không kỳ hạn : là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút tiền ra bấtkỳ lúc nào, ngân hàng khó xác định trước, nhưng trên thực tế luôn có sự chênhlệch về thời gian và số lượng giữa việc gửi và rút tiền, cho nên tại mỗi ngân hàngluôn tồn tại một số dư tiền gửi không kỳ hạn và ngân hàng có thể sử dụng chovay Lãi suất tiền gửi này rất thấp, thậm trí có những khoản tiền ngân hàng khôngphải trả lãi.

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thỏa mãn về thời gian rút tiền Vềnguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền theo thời hạn thỏa thuận, nhưng trênthực tế để thu hút loại tiền này với kỳ hạn dài, các ngân hàng thường cho phép rúttiền trước thời hạn nhưng khách hàng chi được hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặchưởng lãi suất tương ứng theo kỳ hạn nhất định do ngân hàng quy định

Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hàng chủ động trong quá trình sửdụng Vì vậy, để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàng thườngđưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi các đơnvị, mỗi kỳ hạn có mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài lãi suấtcàng cao.

 Tiền gửi dân cư :

Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hội gửivào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, kiếm lời và để thanh toán Tiền gửi củadân cư bao gồm hai loại:

Trang 13

 Tiền gửi tiết kiệm : đây là hình thức huy động vốn truyền thống củangân hàng Với loại tiền này, người gửi được ngân hàng giao cho một sổ tiếtkiệm, trong thời gian gửi tiền sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cố hoặc đượcchiết khấu để vay vốn ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm bao gồm : tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn khác nhau.

 Tiền gửi thanh toán : các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầu vàđược pháp luật cho phép thực hiện thanh toán qua ngân hàng Khi đó họ cũng mởtài khoản tiền gửi thanh toán quan ngân hàng và gửi tiền vào đó để đáp ứng cácnhu cầu thanh toán cũng như để sử dụng các tiện ích khác có liên quan của ngânhàng.

Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm (kể cả khôngkỳ hạn và có kỳ hạn) và tiền gửi thanh toán của dân cư tạo nên nguồn vốn hoạtđộng của NHTM.

Trên thực tế tiền gửi của dân cư luôn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổngvốn huy động của ngân hàng Để khai thác nguồn vốn này, các ngân hàng luônchú trọng đến việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như: huy động vàng,huy động tiền gửi có đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm xây dựng nhà ở, tiết kiệm gửimột nơi nhưng lĩnh nhiều nơi … với lãi suất hợp lý.

+ Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội…

3.2.2.Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá:

Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành các giấytờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi …

Trang 14

Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi làcác tổ chức, cá nhân Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhập tạmthời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây còn là một kênh đầu tư củangười có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tư trựctiếp.Các kỳ phiếu có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cần thiết bằngcách bán hay chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tại ngân hàng Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng có khảnăng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toàn chủđộng trong sử dụng Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàng đã tiếpnhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh của khách hànghay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn trong toàn hệ thống mà vẫn còn thiếu vàđược sự đồng ý của Thống đốc NHTW.

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%) trongtoàn bộ vốn kinh doanh của NHTM Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng rất lớn tớichi phí và khả nằng mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốnnày có xu hướng ngày càng gia tăng, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinhtế, trong điều kiện tái cơ cấu và nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

3.2.3.Vốn đi vay:

Trong quá trình kinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thời thừavà thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa cho vay hết, hay khi kháchhàng có nhu cầu vay vốn lớn nhưng ngân hàng chưa đáp ứng được, hoặc ngườirút tiền trước thời hạn trong khi chưa tới thời hạn thu hồi Khi đó các NHTM cóthể gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khác để hưởng lãi, hay đi vay vốn để tậndụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán NHTM có thể vayvốn ở các tổ chức tín dụng khác hoặc vay vốn ở NHTW.

Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh vàhạch toán kinh doanh toàn ngành, thực hiện điều chuyển vốn giữa các chi nhánh

Trang 15

qua hội sở chính , khi thừa vốn các chi nhánh điều chuyển về hội sở chính, khithiếu vốn các chi nhánh được nhận vốn điều chuyển từ hội sở chính Vì vậy, việcvay vốn của tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước thường chỉ thực hiện ởNHTW của từng hệ thống.

NHTW là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng cho vay cuối cùngtrong nền kinh tế.Vì vậy, các NHTM có thể được NHTW cho vay vốn khi cầnthiết Ở Việt Nam hiện nay NHNN cho các NHTM vay vốn ngắn hạn dưới cáchình thức sau:

+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạnkhác.

+ Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giángắn hạn khác.

Ngoài ra, NHTW còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trong thanhtoán bù trừ Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủ chấpthuận, NHNN còn cho vay đối với các NHTM tạm thời mất khả năng chi trae cónguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống.

Vốn vay của tổ chức tín dụng khác và vay của NHTW thường chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, cho nên ngoài tác dụnggóp phần gia tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng, nó còn có ýnghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nâng cao hiệusuất sử dụng vốn của NHTM.

Trang 16

 Số vốn trong thời gian đã trích khỏi tài khoản của người trả nhưngchưa chuyển vào tài khoản củ người hưởng do phải luân chuyển, xử lý chứng từthanh toán.

 Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưng chưathanh toán trong một số hình thức thanh toán như: séc bảo chi, thư tín dụng, thẻthanh toán ký quỹ …

Khi công nghệ thanh toán của ngân hàng ngày càng hiện đại, quy trình,thủ tục thanh toán được cải tiến thì thời gian của mỗi khoản thanh toán đượcgiảm đi đáng kể, do đó vốn mà ngân hàng có được trong mỗi khoản thanh toáncũng giảm Nhưng do ngày càng có nhiều khách hàng mở tài khoản và thanh toánđược thực hiên qua ngân hàng ngày cang tăng, làm cho số vốn này co điều kiệgia tăng.

 Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong vànước ngoài cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Đây lànguồn vón mà ngân hàng có được do làm đại lý nhận ủy thác của các tổ chứctrong và nước ngoài để thực hiện đầu tư cho các chương trình dự án Trong thờigian vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa được giải ngân theo kế hoạch,hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển lại cho chủ đầu tư,ngân hàng có được một số vốn để kinh doanh Mặt khác, khi thực hiện nghiệp vụnày ngân hàng sẽ hưởng hoa hồng phí

Ngoài ra, ngân hàng còn làm lại đại lý bán cổ phiếu, trai phiếu cho các doanhnghiệp, cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng…nhữngnghiệp vụ này cũng tạo thêm được nguồn vốn cho ngân hàng.

Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụngđôi khi rất ngắn, nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này ngân hàng khôngphải tốn kém chi phí huy động, nhưng lại có điều kiện phát triển các nghiệp vàdịch cụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Trang 17

4.Vai trò nguồn vốn của NHTM:

“ Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngânhàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấptín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”iv.

Chính vì thế để tồn tại và phát triển bền vững, các ngân hàng cần có lượngvốn tăng lớn vì :

 Vốn của ngân hàng có vai trò thúc đẩy sự phát triển của hoạtđộng kinh tế

khác trong tổng thể nền kinh tế xã hội, giúp cho các doanh nghiệp có thêm vốncho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi cần mở rộng quy mô sản xuất.

 Nguồn vốn tăng cường khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng, xây dựnguy tín đối với khách hàng, khi họ tham gia vào hoạt động của ngân hàng, kháchhàng cảm thấy yên tâm hơn khi họ gửi tiền vào ngân hàng có nguồn vốn lớn vìyếu tố tâm lý của con người, cho rằng với vốn lớn khả năng thanh toán của ngânhàng tốt Chính vì thế, các ngân hàng lớn thì khả năng cạnh tranh cao hơn.

 Bên cạnh, những vai trò trên vốn của ngân hàng thương mại còn quyếtđịnh tới quy mô và cơ cấu cho vay, khả năng thanh toán của ngân hàng ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể đạt được

II Quản lý nguồn vốn của NHTM:1.Khái niệm:

Quản lý nguồn vốn là quản lý tài sản nợ, nó cần thiết đối với bất kỳ đơn vịkinh doanh nào

“Quản lý vốn tại NHTM là một khái niệm rất rộng Nó là toàn bộ tất cảnhững hoạt động xác định quy mô của nguồn vốn đến việc điều chỉnh các hoạtđộng sao cho luồng tiền được sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.”v

iv Luật tín dụng.

v PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB-ĐHKTQD.

Trang 18

Quản lý vốn không chỉ bao gồm hoạt động riêng lẻ nào mà nó là một hệthống các công việc mà ngân hàng làm, bao trùm lên toàn bộ hoạt động của ngânhàng.

2 Mục tiêu:

Các khoản nợ là tài nguyên chính của ngân hàng Chất lượng và số lượng củanó ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng, số lượng các khoản cho vay và đầu tư Mụctiêu quản lý các khoản nợ không nằm ngoài mục tiêu quản lý chung của ngânhàng đó là an toàn và sinh lợi Quản lý các khoản nợ nhằm mục tiêu cụ thể sau:

 Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tế vàmọi tầng lớp dân cư.

 Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn bền vững, làm tiền đề cho việc nângcao thị phần, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng cả về sốlượng, thời gian, lãi suất.

 Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngânhàng.

3 Nội dung quản lý nguồn vốn của NHTM:

Công tác quản lý bao gồm các nội dung quản lý sau:

Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn của NHTM bao gồm: số lượng, cơ cấu,tốc độ tăng trưởng nguồn vốn so với năm trước, đề xuất các phương án huy độngvốn, chính sách lãi suất, công cụ sử dụng …

Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn phải đảm bảo cân đối giữa nguồn vốnvới sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán Do vậy, khi lập kế hoạchnguồn vốn phải xuất phát từ cơ cấu và quy mô tài sản Có để quyết định cơ cấu,quy mô tài sản Nợ, phù hợp với khả năng quản lý và đảm bảo hiệu quả kinhdoanh của ngân hàng Kế hoạch nguồn vốn của toàn hệ thống được xây dựng trêncơ sở tổng hợp kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh và Hội sở chính Sau khiđược duyệt sẽ giao chỉ tiêu đến từng chi nhánh.

Trang 19

Thực hiện công tác điều hành vốn trong toàn hệ thống : giao kế hoạchnguồn vốn cho từng chi nhánh, xác định hạn mức điều chuyển vốn…

Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thờikỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống.

Theo dõi thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huyđộng của từng chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống.

4 Quy trình quản lý nguồn vốn của NHTM:

Mỗi hệ thống ngân hàng đều xây dựng quy trình quản lý nguồn vốn Mặc dùcó những nét đặc thù, nhưng quy trình quản lý nguồn vốn của các NHTM ViệtNam có thể phân chia theo hệ thống :

+ Hội sở chính.

+ Chi nhánh trực thuộc.

4.1.Tại chi nhánh:

 Căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn vốn:

 Chính sách phát triển kinh tế của địa phương kết hợp với mục tiêu tăngtrưởng nguồn vốn của toàn hệ thống.

 Mục tiêu tăng trưởng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

 Kết quả nguồn vốn của kỳ trước, thị phần huy động vốn trong các nămtrước và dự đoán xu hướng tăng trưởng nguồn vốn trong năm kế hoạch.

Tại chi nhánh.

B 1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn

B 2 Thực hiện công tác huy động và điều hành vốn

B.3.Kiểm tra đánh giá công tác

quản lý nguồn vốn, rút ra bài học

kinh nghiệm

Trang 20

 Thực hiện quản lý nguồn vốn trên cơ sở thực hiện nội dung quản lý: + Quản lý quy mô và cơ cấu.

+ Quản lý tính thanh khoản + Quản lý khe hở lãi suất + Quản lý khe hở kỳ hạn + Quản lý danh mục đầu tư.

Phòng nguồn vốn là đơn vị chuyên trách trong việc xây dựng kế hoạch nguồnvốn của chi nhánh Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch huy động vốn, có kèm theo cácgiải pháp thực hiện của các đơn vị trực thuộc, kết hợp với việc phân tích môitrường kinh doanh, và phân tích các mặt mạnh, mặt yếu của chi nhánh, phòngnguồn vốn xây dựng kế hoạch nguồn vốn Trong đó đặc biệt chú trọng kế hoạchhuy động vốn của toàn chi nhánh, tính toán tổng nguồn vốn huy động, cơ cấu kỳhạn, loại tiền phù hợp với tổng số, loại tiền dự kiến của tài sản Có Xây dựngchính sách lãi suất phù hợp với chính sách tín dụng, chính sách khách hàng đồngthời dự kiến các biện pháp và công cụ huy động vốn.

 Chỉnh sửa kế hoạch nguồn vốn cho phù hợp với chỉ tiêu Hội sở chính giao

 Chỉnh sửa kế hoạch nguồn vốn (theo tháng hoặc quý) cho các phòng, cácchi nhánh khu vực căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn Hội sở chính giao cho chinhánh, kế hoạch các đơn vị đã lập và khả năng huy động của từng đơn vị.

Trang 21

 Qui định lãi suất huy động căn cứ vào chính sách lãi suất, phù hợp với mặtbằng và yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

 Triển khai thực hiện huy động vốn theo kế hoạch Các đơn vị lập nhu cầuchi trả hàng tuần, hàng tháng, hàng quý trên cơ sở đó phòng nguồn vốn xây dựngdự báo lưu chuyển dòng tiền mặt làm căn cứ điều hành nguồn vốn toàn chinhánh Chi nhánh điều chuyển vốn về Hội sở chính hoặc nhận vốn điều chuyểntừ Hội sở chính tro hạn mức điều chuyển và lãi suất điều chuyển đã được giao.Hàng ngày phòng nguồn vốn lập bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn gửi bangiám đốc để điều hành, riêng cân đối tháng gửi phòng nguồn vốn Hội sở chính đểtổng hợp cân đối chung toàn hệ thống.

B.3.Kiểm tra đánh giá công tác quản lý nguồn vốn, rút ra bài học kinh nghiệm:

Trong quá trình triển khai, căn cứ vào tình hình thực hiện cụ thể, trên cơ sởphân tích đánh giá nguyên nhân, chi nhánh có thể đề nghị Hội sở chính điềuchỉnh các chỉ tiêu nguồn vốn.

 Định kỳ ( tháng, quý, năm ) chi nhánh thực hiện đánh giá công tác nguồnvốn, so sánh tiến độ thực hiện với các năm trước, chỉ rõ mặt hạn chế, rút ra nhữngkinh nghiệm, đề xuất các biện pháp, kiến nghị các điều kiện để chuẩn bị xâydựng kế hoạch nguồn vốn và thực hiện tốt kế hoạch nguồn vốn cho năm sau.

4.2 Tại Hội sở chính: Tại Hội sở chính.

B 1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn

B.2 Quản lý nguồn vốn gắn với việc điều hành vốn tại Hội sở

B.3 Quản lý công tác nguồn vốn của các chi nhánh

Trang 22

B.1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn:

 Căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn vốn:

 Chiến lược phát triển dài hạn hàng năm của toàn ngành trong từnggiai đoạn cụ thể.

 Mục tiêu tăng trưởng hàng năm về tổng tài sản, tăng trưởng tín dụngvà các chỉ tiêu khác của toàn hệ thống có liên quan tới nguồn vốn.

 Những thuận lợi khó khăn của ngân hàng

 Đầu năm dựa vào căn cứ trên, phòng nguồn vốn xâydựng kế hoạch nguồn vốn cho cả hệ thống theo các nội dung sau: số lượng, cơcấu nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng so với năm trước Đồng thời đề ra các biệnpháp thực hiện, các phương án nguồn vốn dự phòng với số lượng và mức độ chiphí cần thiết Xây dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạch phát hành kỳ phiếu,trái phiếu với tiến độ cụ thể.

 Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kế hoạch nguồn vốn củacác chi nhánh, phòng nguồn vốn xây dựng các chi tiêu nguồn vốn nói chung vàchỉ tiêu huy động vốn nói riêng đến từng chi nhánh và các phòng tại Hội sởchính, lên kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn chung toàn ngành, chi tiếttới từng chi nhánh với một số chỉ tiêu sau:

Như vậy, ngoài phần vốn phục vụ hoạt động cho vay và kinh doanh khác,cần phải xác định phần vốn dành cho dự trữ.

Dự trữ của ngân hàng thương mại gồm: + Tồn quỹ

+ Tiền gửi NHTW trong đó: dự trữ bắt buộc.+ Tiền gửi TCTD khác.

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiển gửitại NHTW Dự trữ bắt buộc nhiều hay ít là phụ thuộc vào số dư tiền gửi phải dự

Trang 23

trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng do NHTW quy định cho từng thờikỳ.

Dự trữ bắt buộc là tiền dự trữ theo luật, vì vậy các NHTM phải duy trì đầyđủ khoản tiền này, nếu thiếu sẽ bị phạt theo quy định.

Bên cạnh dự trữ bắt buộc, NHTM còn phải có các khoản dự trữ để đápứng nhu cầu thanh toán hàng ngày Phần dự trữ này nhiều hay ít là phụ thuộc vàothời hạn thời hạn của các khoản nợ, các cam kết giải ngân và nhu cầu thanh toánthông thường hàng ngày của khách hàng…

B.2 Thực hiện công tác quản lý nguồn vốn gắn với việc điều hành vốn tại Hộisở chính:

 Trực tiếp thực hiện công tác nguồn vốn: Nguồn vốn tại Hội sở chính được thực hiện qua các kênh sau:

 Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu, traiphiếu chủ yếu với các khách hàng lớn có tiềm năng ( các tổ chức tín dụng khác,các tổng công ty…).

 Vay NHTW ( tái chiết khấu, tái cấp vốn ) các tổ chức tài chính tiềntệ trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng khác…

 Qua thị trường mở, thị trường chứng khoán.

 Thực hiện chức năng đảm bảo khả năng thanh toán, điều hành vốntrong toàn hệ thống.

 Phòng nguồn vốn chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện côngtác điều hành vốn trong toàn hệ thống, đồng thời chịu trách nhiệm đảm bảo khảnăng thanh toán nhanh toàn ngành.

 Triển khai thực hiện công tác điều hành vốn đối với các chi nhánhqua việc giao kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động, xác định mức điềuchuyển vốn, lãi suất điều chuyển vốn… đối với từng chi nhánh cụ thể.

Trang 24

 Hạn mức điều chuyển vốn là giới hạn tối thiểu của số vốn chi nhánhnhận điều chuyển từ Hội sở chính Hạn mức điều chuyển vốn được xác định nhưsau:

B.3. Quản lý công tác nguồn vốn của các chi nhánh:

 Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ thực hiện côngtác nguồn vốn từng thời kỳ qua cân đối vốn, so sánh với tiềm năng và tốcđộ trung bình toàn hệ thống.

 Theo dõi thực hiện chính sách lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân.

 Đánh giá tiềm năng nguồn vốn, chỉ đạo công tác nguồn vốn tại các chinhánh

 Xử lý các vấn kiến nghị của chi nhánh

Đối với các chi nhánh hoạt động độc lập thì việc xây dựng kế hoạch nguồnvốn cũng như công tác huy động vốn do chi nhánh đó quyết định Khi thiếu vốncó thể điều chuyển từ ngâng hàng trung tâm hoặc cho vay trực tiếp trên thị trườngliên ngân hàng.

Trang 25

Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây là một chi nhánh của Ngân hàngCông thương Việt Nam, có trụ sở chính tại 269 Quang Trung thành phố Hà Đôngtỉnh Hà Tây, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Công thương ViệtNam.

Được thành lập vào tháng 6/1998 và chính thức đi vào hoạt động 8/1998,khi đó Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây có tên là Ngân hàng Công thươngtỉnh Hà Sơn Bình, gồm một trụ sở chính ở thị xã Hà Đông và một chi nhánh tạithị xã Hòa Bình.

Tháng 9/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh Hà Tây và HòaBình Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây thành lập lại, và bàn giao chi nhánhHòa Bình cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình.

Trang 26

Đến tháng 11/2001, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Namquyết định sát nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 thành chi nhánh cấp 2 – chinhánh NHCT Sông Nhuệ.

Đến trước tháng 12/2001, Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây gồm có 6phòng giao dịch và 8 phòng nghiệp vụ.

Tháng 12/2004 sát nhập phòng giao dịch số 1 và số 4 thành ngân hàng cấp2- Ngân hàng Công thương Quang Trung và cũng nâng cấp phòng giao dịch số 5thành chi nhánh cấp 2- Ngân hàng công thương Nguyễn Trãi.

Ngày 1/7/2006, ba chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Công thương tỉnh HàTây ( Sông Nhuệ, Quang Trung, Nguyễn Trãi ) được nâng cấp thành Ngân hàngCông thương Việt Nam.

Tháng 11/2006 thành lập điểm giao dịch La Phù.

Tháng 1/2007 thành lập phòng giao dịch số 6 tại Xuân Mai và được Hộiđồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam nâng cấp thành Ngân hàng côngthương cấp 1.

2.1.2.Mô hình cơ cấu:

Tính cho tới thời điểm hiện nay, thì Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây gồm: -1 Giám đốc, 1 phó giám đốc.

- 8 phòng nghiệp vụ - 1 điểm giao dịch.

Trang 27

Sơ đồ 1–Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHCT HT

Chức năng của các phòng ban:

 Phòng kế toán giao dịch: là bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp với kháchhàng, cung cấp các nghiệp vụ liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán, xử lýhoạch toán và các quy định giao dịch của Nhà nước và Ngân hàng Công thương.Quản lý giao dịch và chịu trách nhiệm các hoạt động trên máy, quản lý giao dịchtiền mặt đến từng giao dịch viên thực hiện tư vấn tới khách hàng về các sản phẩmcủa ngân hàng.

 Phòng tài trợ thương mại: là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện các nghiệpvụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công thươngViệt Nam.

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng khách hàng cá nhânPhòng

khách hàng doanh nghiệpPhòng

tài trợ thương mại

Phòng kế toán giao dịchPhòng

thông tin điện toán

Điểm giao dịch số 1

Phòng hành chính tổ chức

Phòng tổng hợp tiếp thị

Trang 28

 Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịchvới khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng ngoại tệ vàVNĐ, xử lý các nghiệp vụ liên quan tới cho vay, quản lý các sản phẩm cho vayphù hợp với chế độ thể lệ hiện hành, theo hướng dẫn của NHNN và NHCT VN.

 Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ thực hiện trực tiếp giao dịchvới khách hàng là cá nhân để huy động vốn bằng ngoại tệ và VNĐ.

 Phòng thông tin điện toán là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quản lýthông tin tại chi nhánh Đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống máy tínhcủa chi nhánh trong hoạt động.

 Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc các kếhoạch dự kiến kinh doanh, tổng hợp kết quả kinh doanh và thực hiện các báo cáohoạt động của chi nhánh.

 Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng quản lý an toàn kho quỹ quản lý tiền mặttheo quy định của hệ thống NHNN và NHCT VN Ứng và thu tiền cho các điểmgiao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chitiền mặt lớn.

 Phòng tổ chức hành chính là phòng thực hiện công tác quản lý đào tạo cáccán bộ của chi nhánh theo đúng chủ trương của Nhà nước và của hệ thống NHCTVN nói riêng Thực hiện công tác an toàn an ninh cho toàn chi nhánh.

 Điểm giao dịch số 1: thực hiện cho vay theo quy định của NHCT VN trongphạm vi ủy quyền của NHCT Tỉnh Hà Tây Thực hiện huy động vốn từ các tổchức cá nhân dưới mọi hình thức Thực hiện thanh toán ngân quỹ, làm các dịchvụ ngân hàng, bán lẻ.

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh:

2.1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu:

Là một chi nhánh của hệ thống NHCT VN, NHCT Hà Tây cũng thực hiệncác hoạt động kinh doanh giống các hệ thống NHTM và chi nhánh khác trongcùng hệ thống trên toàn quốc.

Trang 29

Hoạt động huy động vốn :

- Hệ thống chi nhánh ngân hàng huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư

trong và ngoài khu vực, từ các tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức phong phú,nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi tốt nhất, từ các đối tượng trên.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.

Hoạt động cho vay:

- Thực hiện các khoản cho vay trung và dài hạn, đối với các tổ chức dân cư,bằng ngoại tệ và VNĐ.

- Đầu tư trên thị trường vốn, kinh doanh bất động sản, và kinh doanh trên thịtrường tiền tệ.

- Liên doanh với các tổ chức khác trong cùng khu vực và quốc tế.

- Tài trợ cho vay các dự án lớn của các tổ chức khác trong và ngoài nước.Hoạt động bảo lãnh:

- Phát hành thư bảo lãnh, ký nhận bảo lãnh đối với cá hối phiếu, lệnh phiếutheo quy định của hệ thống NHNN.

Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại:

- Thanh toán ủy nhiệm chi, chi trả kiều hối

- Phát hành thẻ tín dụng, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

Hoạt động ngân quỹ:

- Thu chi hộ cho các tổ chức cá nhân bằng ngoại tệ và VNĐ.

- Mua bán ngoại tệ, cho thuê két sắt cất giữ các giấy tờ có giá vàng bạc…Hoạt động thẻ và các dịch vụ khác:

- Phát hành thẻ thanh toán cho các khách hàng sử dụng thanh toán thuậntiện, thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế…

- Phát triển hệ thống dịch vụ thẻ như phone_banking, sms, qua hệ thốnginternet…

2.1.3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHCT Hà Tây:a Hoạt động huy động vốn :

Trang 30

Kết quả thu được: tổng nguồn vốn huy động đạt 777,923 tỷ đồng tăng13,9% so với năm 2006, tăng 66,22% so với sau khi tách chi nhánh Láng HòaLạc (sau khi tách chi nhánh Láng Hòa Lạc, nguồn vốn huy động và vốn kháccủa chi nhánh còn: 467 tỷ đồng) trong đó:

+ Nguồn vốn VND tăng 85,1% + Nguồn vốn ngoại tệ tăng 9,7%.

+ Tiền gửi pháp nhân tăng 96,12%.

+ Tiền gửi dân cư tăng 43,29% đạt 91% kế hoạch được NHCT VNgiao cho.

Đạt được kết quả trên do có sự phối hợp và đổi mới phong cách làm việccó hiệu quả của tập thể và các cán bộ trong ngân hàng với khách hàng, trongcông việc, áp dụng các biện pháp tiếp thị đa dạng, hình thức chăm sóc kháchhàng truyền thống như:

+Áp dụng lãi suất huy động linh hoạt và hợp lý + Chương trình tặng quà khuyến mại.

+ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

+ Thực hiện thu-chi tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng, chilương tại đơn vị cho người lao động…

Trang 31

Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và các biện pháp tăng cường quản trị rủiro đặc biệt chú trọng và củng cố nâng cao chất lượng danh mục cho vay của ngânhàng.

Kết quả thu được:

+ Dư nợ cho vay năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005 khoảng 56%tương ứng giảm từ 1086.450 triệu đồng xuống mức 477.833 triệu đồng.

Nguyên nhân: Ngân hàng đã tách 3 chi nhánh cấp 2 : Quang Trung, Nguyễn

Trãi, Sông Nhuệ thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN

Tính cho tới cuối năm 2007 thì tổng dư nợ cho vay tăng khoảng 32% so vớinăm 2006, tương ứng mức tăng 477,833 tỷ đồng năm 2006 đến 630 tỷ đồng năm2007.

Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng khoảng 60% , dư nợ trung và dài hạn giảmkhoảng 11% từ năm 2006 cho tới 31/12/2007.

Mặc dù dư nợ cho vay tăng khoảng 32% năm 2007 so với 2006, nhưng tỷlệ nợ xấu giảm 10%.

Để có được tỷ lệ cho vay gia tăng, mà tỷ lệ nợ xấu giảm: do trong giai đoạnnày ngân hàng tăng cường xây dựng chiến lược tăng trưởng thận trọng, kết hợpcác biện pháp hành chính mạnh để giải quyết các khoản nợ xấu của giai đoạnhoạt động của ngân hàng trước đó, còn tồn đọng.

c Hoạt động thanh toán và dịch vụ thẻ :

Dịch vụ thẻ Incombank (ATM và VISA Card và Master Card): Năm 2007phát hành đẩy mạnh việc tiếp thị phát hành thẻ được 5.731 thẻ, nâng tổng pháthành đến 31/12/2007 là 11.249 thẻ ATM bằng 103,86% số lượng phát hànhthẻ của 4 năm 2002-2006 Thẻ VISA Card và Master Card trong năm 2007phát hành được 20 thẻ.

Năm 2007 ngân hàng đã thực hiện tốt chương trình thanh toán bù trừ điệntử Kế thừ các tiện ích, các sản phẩm hiện có kết hợp với công tác tiếp thị vàmở điểm giao dịch tại các khu kinh tế tập trung Nên công tác thanh toán phát

Trang 32

triển tương đối tốt, có uy tín với khách hàng Tổng thanh toán không dùng tiềnmặt là 24.418 giao dịch trị giá 4,451 tỷ đồng, trong đó:

+ Thanh toán nội bộ 23.638 giao dịch trị giá 3,615 tỷ đồng + Thanh toán bù trừ 771 giao dịch trị giá 216 tỷ đồng.

+Thanh toán qua tiền gửi NHTW: 9 giao dịch trị giá 620 tỷđồng.Với điểm nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chuyểntiền thanh toán đảm bảo luân chuyển vốn cho khách hàng nhanh chóng thuậntiện và hiệu quả, góp phần giảm tối đa thời gian luân chuyển vốn của doanhnghiệp.

d.Hoạt động tài trợ thương mại:

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong năm 2007 có nhiều thuận lợi, sựkhan hiếm ngoại tệ giảm, nguồn thu ngoiaj tệ từ xuất khẩu tăng khá, ên cạnhđó được sự giúp đỡ của hệ thống NHCT VN nên NHCT tỉnh Hà Tây đã đápứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ Trong đó:

+ Doanh số mua bán USD, EUR, JPY,GBP đạt 52,277 triệu quy raUSD, tăng 19,68% so năm 2006.

+ Doanh thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ tăng 9.8% so với năm 2006 Kết quả đạt được do ngân hàng: Thực hiện chính sách tiếp thị marketing tốttrong quan hệ khách hàng, ngân hàng thu hút nhiều khách hàng tiềm năng và sửdụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng, tác động tới hoạt động thanhtoán quốc tế

2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tâytrong giai đoạn tới:

2.1.4.1 Thuận lợi:

 Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính hội nhập kinh tếkhu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ quốc gia nào Để đưanền kinh tế Việt Nam phát triển kịp với các quốc gia trong khu vực thì một trongnhững vấn đề quan trọng là từng bước cải cách hệ thống tài chính, hoàn thiện hệ

Trang 33

thống ngân hàng theo hướng hội nhập Xây dựng sân chơi bình đẳng môi trườngthuận lợi Nhưng trên thực tế, sự can thiệp quá sâu vào thị trường tài chính của cơquan quản lý Nhà nước, làm giảm đi tính thị trường của thị trường tài chính, sựmất công bằng trong quản lý đối với các ngân hàng quốc doanh và ngân hàngthương mại cổ phần như: việc áp dụng mức lãi suất trần, khi lạm phát tăng cao,đã phạm quy luật thị trường cạnh tranh, cùng mức lãi suất trần áp dụng 11%/năm, thì người dân sẽ lựa chọn ngân hàng quốc doanh, những ngân hàng lớn.Điều đó tạo ra thế cạnh tranh hơn cho NHCT Hà Tây đối với các ngân hàngthương mại cổ phần cùng hoạt động trên địa bàn, trong công tác huy động vốn ởgiai đoạn hiện nay.

 Hệ thống văn bản pháp, luật tín dụng, ngân hàng đang dần hoàn thiệntrong thời gian tới.

 NHCT Hà Tây là chi nhánh trực thuộc của NHCT VN một trong 4 ngânhàng quốc doanh lớn, có uy tín và thương hiệu mạnh trong toàn hệ thống ngânhàng tài chính.

 Ngân hàng đặt tại trung tâm thị xã Hà Đông tỉnh HàTây, và hiện naytheo kế hoạch quy hoạch về việc thành phố Hà Đông sẽ được sáp nhập vào thànhphố Hà Nội, là cơ hội lớn cho sự phát triển mở rộng quy mô của ngân hàng tronggiai đoạn sắp tới, nhu cầu vốn lớn cho các dự án cần được thực hiện sau khi quyhoạch thành phố được triển khai.

 Hiện nay, nguồn nhân lực rất được coi trọng trong hoạt động kinh doanhcủa hệ thống ngân hàng Đối với NHTC Hà Tây, với 10 năm tham gia hoạt độngtài chính, đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ lành nghề, dày dặn kinhnghiệm.

 Cùng với sự phát triển của ngành khoa học công nghệ hiện đai, thì việcmở rộng áp dụng của công nghệ trong hệ thống ngân hàng đang là một xu hướngtốt giúp cho hệ thống ngân hàng, phát triển hơn Áp dụng các hệ thống phone-banking, SMS – banking, hệ thống mạng cục bộ trong chi nhánh, và kết nối giữa

Trang 34

chi nhánh với toàn hệ thống NHCT VN, tăng tính thông suốt trong quá trình hoạtđộng.

2.1.4.2 Khó khăn:

 Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế có mức lạm phát cao, NHNN thựchiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hạn chế cung tiền,nhằm kiềm chế lạm phát, làm cho việc tăng trưởng nguồn vốn và tăng trưởng tíndụng bị hạn chế Tỷ giá đồng USD và một số ngoại tệ khác thay đổi liên tục dẫntới việc kém hấp dẫn tác động tới cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong hoạtđộng huy động vốn cũng giảm tốc độ tăng trưởng.

 Hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có mối liên hệ khá mậtthiết với nhau Trong thời gian năm 2006 đến cuối năm 2007 thị trường chứngkhoán phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng Cũngchỉ có gần hai năm bùng nổ thị trường vốn đã tác động mạnh tới hoạt động củangân hàng, lợi nhuận thu được gia tăng từ hoạt động cho vay đối với khách hàngtham gia thị trường chứng khoán, đồng thời tăng thêm mức rủi ro cho ngân hàngkhi mở rộng nghiệp vụ cho vay này.

 Áp dụng công nghệ trong hoạt động của hệ thống ngân hàng còn nhiều tiệních chưa được bổ xung trong quy trình hoạt động, dẫn tới việc chưa đáp ứng nhucầu phân tích và điều hành, tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh.

 Công tác hoạt động truyền thông chưa phát triển, các hoạt động nghiệp vụ,dịch vụ có lúc có nơi chưa gắn kết Sản phẩm của ngân hàng chủ yếu là nhận tiềngửi tiết kiệm kiệm và cho vay đối với khách hàng, chưa có sự quan tâm tới cácsản phẩm tiện ích khác.

 Quá trình xử lý thu hồi nợ tồn đọng chưa đạt hiệu quả cao, công tác thu nợngoài bảng còn chậm Tính chủ động khai thác khách hàng tiềm năng của đội ngũcán bộ trong ngân hàng còn yếu.

 Ngân hàng cũng đã triển khai một số các dự án đào tạo nguồn nhân lựccủa ngành, nhưng trình độ cán bộ còn nhiều bất cập Một số cán bộ còn mang tác

Trang 35

phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, làm việc không đạt năng suất và đáp ứngđầy đủ nhu cầu chất lượng, tinh thần học tập và tự đào tạo bản thân còn yếu.

2.1.5 Hoạt động quản lý nguồn vốn của ngân hàng:

2.1.5.1.Phương thức quản lý:

Tại NHCT tỉnh Hà Tây, giám đốc điều hành chung mọi công việc, sau khinhận được các chi tiêu giao cho của Hội sở chính là NHCT VN kết hợp với cáckế hoạch mục tiêu tới của ngân hàng, lãnh đạo triển khai xây dựng kế hoạch mớinăm tới và kế hoạch dài hạn hơn cho ngân hàng Mọi nhiệm vụ được giao chocác phong ban,và mỗi người trong các phòng ban chịu trách nhiệm công việc củamình Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chính về hoạt động của phòng mìnhquản lý Hiện nay, ngân hàng triển khai thực hiện “tập trung dân chủ” quyền hạnđược phân xuống cho cấp dưới, nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc lãnh đạo một thủtrưởng.

2.1.5.2 Nội dung quản lý tại NHCT Hà Tây:

Trong hoạt động quản lý nguồn vốn NHCT Hà Tây thực hiện các nội dungquản lý nguồn vốn gồm có:

+ Quản lý quy mô và cơ cấu + Quản lý tính thanh khoản + Quản lý khe hở lãi suất + Quản lý khe hở kỳ hạn + Quản lý danh mục đầu tư.

2.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây:1 Quy trình quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây

B1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn:

Căn cứ xây dựng kế hoạch kế hoạch nguồn vốn:

 “Chính sách phát triển địa phương:

Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP vào khoảng 13,3%, GDP bình quânđầu người đạt 8,4 tr.đồng/người, tăng 20% so với năm 2006.

Trang 36

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực: + Công nghiệp chiếm 41,91%.

+ Nông lâm thủy sản chiếm 27,33%.+ Du lịch dịch vụ chiếm 30,76%.

Môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút nhiều dự án; các hoạt động vănhóa xã hội được quan tâm; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổnđịnh

Phát huy kết quả đã đạt được năm 2008, toàn tỉnh phấn đấu: + Tốc độ GDP đạt 14-14,5%.

+ GDP bình quân đầu người đạt 9,89 triệu đồng/năm.

+ Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 43%; dịch vụ dulịch chiếm 33%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24%.

+ Tổng sản lượng lương thực (cây có hạt) đạt 922.000 tấn Giá trịxuất khẩu đạt 200 triệu USD, tăng 25% Tổng lượt khách du lịch đạt 4,5 triệulượt khách, tăng 15% Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 3.505,5 tỷ đồng, tăng12,3%, trong đó thu nội địa đạt 3.332,5 tỷ đồng, tăng 13%; thu hải quan đạt 173tỷ đồng, tăng 2%.”vi

Dựa trên kế hoạch đặt ra của tỉnh trong giai đoạn tới, ngân hàng xác địnhnhu cầu và cơ cấu vay cho các đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó xây dựngchiến lược thu hút nguồn vốn, để thực hiện các hoạt động tín dụng cho năm tới.

 Mục tiêu tăng trưởng của toàn hệ thống.

Thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường trong hoạt độngkinh doanh, gắn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với phát huy vai trò chủ đạo và chủlực của một ngân hàng thương mại nhà nước, bảo đảm nâng cao hiệu quả kinhdoanh và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, thực hiệnCNH-HĐH đất nước đa dạng hóa sở hữu nguồn vốn điều lệ của NHCT theonguyên tắc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ và nắm giữ quyền chi phối.

vi http://BaoHaTay.com.vn

Trang 37

Mục đích của việc đa dạng hóa sở hữu là nhằm đổi mới cơ chế quản trịđiều hành thu hút thêm nguồn lực, trước hết là các nguồn lực về vốn, trình độquản lý và công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới; tăng cường sự kiểm soátcủa các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với ngân hàng.

Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanh theohướng thị trường và trên cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánh củaNHCT Kết hợp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, trong đó phát triểnmạnh các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh cao, có hướngđột phá, có những sản phẩm mũi nhọn Phát triển thị phần phi tín dụng và cácdịch vụ tài chính, chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư; tiếp tụcgiữ vững thị phần huy động vốn, cho vay của NHCT trên thị trường Việt Nam.

Trong năm 2008, hạn mức tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhànước ấn định ở tỷ lệ 30%.

Từ chỉ đạo của toàn ngành trong lĩnh vực ngân hàng, và chỉ đạo trực tiếp củahệ thống NHCT VN mục tiêu phát triển, giám đốc cùng các phòng ban cóphương hướng giúp cân đối giữa những chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy độngvà nguồn vốn khác tăng so với năm 2007 vào khoảng 11,43%.

 Mục tiêu tăng trưởng hoạt động kinh doanh của chi nhánh:

 Nguồn vốn huy động và nguồn vốn khác đến 31/12/2008 đạt800 tỷ đồng Trong đó:

+ Vốn huy động VNĐ đạt 665 tỷ đồng tăng so với cùng thời kỳ nămtrước đó vào khoảng 22,27%, và 8,7 % đối với đồng ngoại tệ.

Từ chỉ tiêu tăng trưởng đối với loại tiền gửi, thì thấy rằng ngân hàng chútrọng tới việc thu hút đồng nội tệ trong giai đoạn tới

Nguyên nhân: Hoạt động trên địa bàn nhu cầu vốn nội tệ cao hơn nhiều đối

với đồng ngoại tệ, mặt khác giai đoạn hiện nay thì đồng USD không ổn định vềtỷ giá vì nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng suy yếu

Trang 38

Đạt mức cao nhất trong giai đoạn hiện nay đối với tiền gửi nội tệ 12%/năm,điều đó có lợi cho những khách hàng có nhu cầu gửi tiền nhưng làm tăng chi phívốn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhu cầu vay vốn ngânhàng, để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Với vai trò trung gian, dẫn dắt dòng chảy của vốn trong hoạt động lưu thôngngân hàng đang trong giai đoạn xem xét cân đối lãi suất huy động vốn với lãisuất cho vay, sao cho đạt mức phù hợp nhất.

Một số chỉ tiêu cụ thể của ngân hàng trong năm 2008:

Dư nợ cho vay đến 21/12/2008 đạt 700 tỷ đồng tăng 34% ó với 31/12/2007.Trong đó:

+ Đầu tư cho DNNN: tối đa 32%/tổng dư nợ cho vay.

+ Đầu tư không có đảm bảo tối đa là 26,1% / tổng dư nợ cho vay.

+ Nợ nhóm 2: Phấn đấu thấp hơn kế hoạch NHCT VN giao cho (1,57 tỷđồng).

+ Nợ xấu phấn đấu thấp hơn kế hoạch NHCT VN giao (4 tỷ đồng).+ Thu hồi nợ xử lý rủi ro ngaoij bảng kế hoạch NHCT VN giao.

+ Đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác phấn đấu thu dịchvụ tăng 20% so với 2007.

+ Thực hiện lợi nhuận hạch toán vượt kế hoạch được giao + Thu nhập cán bộ công nhân viên tăng 15% so với năm 2007.

 Kết quả nguồn vốn của kỳ trước, thị phần huy động vốn trên địa bàn vàdự đoán tăng trưởng nguồn vốn trong năm kế tiếp:

Ngày đăng: 26/11/2012, 10:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống. - Giải  pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010
h ân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống (Trang 17)
Bảng 1. tổng nguồn vốn huy động (2005-2007) - Giải  pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010
Bảng 1. tổng nguồn vốn huy động (2005-2007) (Trang 38)
Bảng 4. Cơ cấu theo kỳ hạn - Giải  pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010
Bảng 4. Cơ cấu theo kỳ hạn (Trang 47)
Qua bảng tổng kết số liệu vào 31/12/2007 có một số nhận xét: Những chỉ số không đạt so với kế hoạch được giao gồm:             + Tổng nguồn vốn huy động theo VNĐ, USD. - Giải  pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010
ua bảng tổng kết số liệu vào 31/12/2007 có một số nhận xét: Những chỉ số không đạt so với kế hoạch được giao gồm: + Tổng nguồn vốn huy động theo VNĐ, USD (Trang 58)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w