1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại vietinbank hà tây giai đoạn 2008 - 2010

83 461 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 679,5 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại vietinbank hà tây giai đoạn 2008 - 2010

Trang 1

Trờng Đại học Kinh tế Quốc dânKhoa học quản lý

Giáo viên hớng dẫn: ts đõ thị hải hà

Sinh viên thực hiện: nguyễn thị thanh tâm

Hà Nội - 2008MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTDANH MỤC BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I Cơ sở lớ luận về vốn và quản lớ nguồn vốn của NHTM 3

1.1 Nguồn vốn của ngõn hàng thương mại 3

1.1.1 Khỏi niệm 3

Trang 2

1.1.4 Vai trò nguồn vốn của NHTM 12

1.1.5 Quản lý nguồn vốn của NHTM 13

1.1.5.1 Khái niệm 13

1.1.5.2 Mục tiêu 13

1.1.5.3 Nội dung quản lý nguồn vốn của NHTM 14

1.1.5.4 Quy trình quản lý nguồn vốn của NHTM 15

CHƯƠNG II Thực trạng quản lý nguồn vốn tại ngân hàng 21

Công thương tỉnh Hà Tây 21

2.1 Khái quát về NHCT Hà Tây 21

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 21

2.1.2 Mô hình cơ cấu 22

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 25

2.1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu 25

2.1.3.2.Tình hình hoạt động kinh doanh tại NHCT Hà Tây 26

2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây trong giai đoạn tới 29

Trang 3

2.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây 32

2.2.1 Quy trình quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây 32

3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn tại NHCT tỉnh Hà Tây 60

3.1.1 Mục tiêu phát triển của NHCT tỉnh Hà Tây trong giai đoạn 2008-2010 60

3.1.2 Chiến lược phát triển công tác quản lý nguồn vốn của NHCT tỉnh Hà Tây giai đoạn 2008-2010 62

3.1.3 Thuận lợi và khó khăn trong quản lý nguồn vốn của giai đoạn tới 63

3.1.3.1 Thuận lợi 63

3.1.3.2.Khó khăn 64

3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây 65

3.2.1 Nâng cao nghiệp vụ quản lý trong quản lý nguồn vốn 65

3.2.1.1 Nâng cao công tác quản lý khe hở lãi suất 65

3.2.1.2 Nâng cao công tác quản lý kỳ hạn 66

3.2.1.3 Nâng cao công tác quản lý tính thanh khoản 67

3.2.1.4 Nâng cao công tác huy động nguồn vốn tại ngân hàng 67

3.2.2 Đảm bảo tốt quy trình quản lý nguồn vốn 68

3.2.3 Nâng cao công tác kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động quản lýnguồn vốn 68

3.2.4 Các hoạt động bổ trợ 69

Trang 4

3.2.4.1 Về nguồn nhân lực 69

3.2.4.2 Về cơ sở hạ tầng và ứng dụng khoa học công nghệ 70

3.2.4.3 Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng 71

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBTS Đảm bảo tài sản

KH Kỳ hạn

TCTC Tổ chức tài chính

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHCTHT 23

Bảng 1: Tổng nguồn vốn huy động năm 2005- 2007 35

Sơ đồ 2: Biểu đồ tổng nguồn vốn 36

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền 38

Sơ đồ 3: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền 38

Bảng 3: Cơ cấu theo nguồn huy động 40

Sơ đồ 4: Sơ đồ vốn theo nguồn tiền huy động 42

Bảng 4: nguồn vốn theo kỳ hạn 43

Sơ đồ 5: sơ đồ nguồn vốn theo kỳ hạn 43

Bảng 5 Biểu lãi suất huy động vốn tính cho tới thời điểm (15/3/2008) 46

Bảng 6: Bảng doanh số cho vay 49

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn phát triển như vũ bão của thị trường tài chính trên toàncầu, hệ thống ngân hàng được coi như là mạch máu truyền dẫn điều hòa tốtnhất nguồn tiền từ nơi thừa vốn sang nơi có nhu cầu về vốn, nhanh nhất và đạthiệu quả cao nhất Thành công của ngân hàng phụ thuộc vào năng lực xácđịnh các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó mộtcách hiệu quả nhất Nền kinh tế thị trường phát triển không ngừng, chính từsự phát triển “nóng” đó, chính nó đã phá vỡ rào cản mang tính không gian vàthời gian giữa các quốc gia trên mọi phương diện, mọi lĩnh vực, đặc biệt thịtrường tài chính, và được đề cập rõ hơn là hệ thống ngân hàng toàn cầu Đã córất nhiều các mối quan hệ mạng lưới được xây dựng giữa các quốc gia vớimục tiêu cộng hưởng cùng nhau phát triển, hoạt động đó đã tạo ra những cơhội lớn, nhưng cũng không thể không kể tới những thách thức mà chúng đemlại như sự cạnh tranh về: năng lực tài chính, cạnh tranh về công nghệ, cạnhtranh không chỉ với hệ thống ngân hàng nước ngoài, mà còn cả những sự cạnhtranh với chính các hệ thống trong nước…Chính vì vậy, để tồn tại và pháttriển bền vững, thách thức đối với các ngân hàng là cần xây dựng đủ mạnh cảvề “ thế và lực” trong hoạt động kinh doanh, không ngừng học hỏi, phát triểncả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ sản phẩm cung ứng ra thị trường, kết hợphài hòa giữa hoạt động huy động vốn và cho vay cân đối Nhưng trên thực tế,để cân đối và quản lý tốt nguồn vốn huy động là điều rất phức tạp, yêu cầu đặtra với nhà lãnh đạo ngân hàng, làm sao quản lý nguồn vốn hiệu quả cao nhất,cho mức sinh lời tối ưu trong điều kiện rủi ro thấp nhất trong cả những điềukiện nền kinh tế là suy yếu Do vậy, nhằm khắc phục giảm thiểu rủi ro và tốiưu hóa lợi nhuận dự kiến trong hoạt động quản lý nguồn vốn của NHCT Hà

Trang 8

Tây, đề tài em nghiên cứu là: “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồnvốn tại NHCT Hà Tây giai đoạn 2008-2010”.

Nhân đây, em xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Khoahọc quản lý đã dạy dỗ chúng em suốt 4 năm học vừa qua, em xin gửi lời cảmơn chân thành tới cô: Đỗ Thị Hải Hà giáo viên hướng dẫn cùng với các côchú, anh chị tại NHCT Hà Tây đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây. Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2005 tới hết quý I/2008.

4 Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào các phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duyvật lịch sử, trong qua trình nghiên cứu kết hợp các phương pháp thống kê,phương pháp nghiên cứu điều tra, phương pháp phân tích…

5 Kết cấu chuyên đề

Chuyên đề được xây dựng trên kết cấu như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về vốn và quản lý nguồn vốn của NHTM.

Chương II: Thực trạng về công tác quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây.Chương III: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tạiNHCT Hà Tây.

Trang 9

CHƯƠNG I

Cơ sở lí luận về vốn và quản lí nguồn vốn của NHTM

1.1 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại1.1.1 Khái niệm

“Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnhvực tiền tệ tín dụng”i Một tổ chức cung ứng vốn chủ yếu và hữu hiệu của nềnkinh tế.Việc tạo lập, tổ chức và quản lí vốn của NHTM là một trong nhữngvấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân cácNHTM mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế.

“ Nguồn vốn của NHTM là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạolập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ ngân hàng.Nguồn vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn đi vay, vốn huy độngvà một số vốn khác”ii

1.1.2 Các nguồn vốn của NHTM1.1.2.1 Vốn chủ sở hữu

 Vốn cấp 1 Vốn cấp 2

Trang 10

+ Tiền gửi thanh toán. Tiền gửi khác

+ Tiền gửi của tổ chức tín dụng khác + Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước.

+ Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội. Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá. Vốn đi vay:

 Vốn vay của các tổ chức tín dụng khác. Vốn vay của NHTW.

Theo các văn bản hiện hành của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốncủa NHTM được xác định cụ thể như sau:

 Vốn cấp 1 bao gồm : + Vốn điều lệ

+ Các quỹ dự trữ

+ Lợi nhuận không chia

iii PGS.TS.Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.

Trang 11

 Vốn điều lệ là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động củaNHTM Tùy theo hình thái sở hữu mà vốn điều lệ của NHTM được hìnhthành từ các nguồn khác nhau:

Đối với NHTM Nhà nước thì vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp khithành lập được bổ sung thêm trong quá trình hoạt động

Đối với NHTM cổ phần thì vốn do cổ đông góp.

Đối với ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vốnđiều lệ do ngân hàng mẹ ở nước ngoài cấp.

Vốn điều lệ ít hay nhiều phụ thuộc vào khả năng tài chính của các chủ sởhữu và ý đồ thành lập ngân hàng với quy mô hoạt động khác nhau Vốn điềulệ của mỗi ngân hàng luôn phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định, là số vốndo Chính phủ qui định trong từng thời kỳ cho từng loại hình ngân hàng.Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng có thể tăng thêm vốn điều lệ nhưngphải được sự đồng ý của NHTW và phải công bố công khai vốn điều lệ mới.

 Các quỹ dự trữ gồm: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dựphòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ Các quỹ này được hìnhthành trong quá trình hoạt động và được tích theo thời gian để sửu dụng chocác mục đích cụ thể của ngân hàng Việc trích lập và sử dụng các quỹ dự trữcủa ngân hàng được thực hiện theo qui định của pháp luật trong từng thời kỳ.

 Lợi nhuận không chia là phần thu nhập của ngân hàng được giữlại trong quá trình kinh doanh thay vì dùng chi trả cổ tức cho các cổ đông Vốn cấp 1 được dùng làm căn cứ để xác định giới hạn mua cổ phiếu, đầutư tài sản cố định của tổ chức tín dụng.

Trang 12

 Giá trị gia tăng thêm của tài sản cố định và giá trị gia tăng thêmcủa các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy định của phápluật Do giá trị thị trường của tài sản có thể thay đổi theo thời gian, nên vốndo đánh giá lại tài sản thường không ổn định, vì vậy các ngân hàng chủ đượctính vào vốn cấp 2 một phần giá trị tăng thêm của tài sản Theo quy định hiệnhành thì vốn cấp 2 gồm : 50% giá trị tăng thêm của tài sản cố định và 40% giátrị tăng thêm của các loại chứng khoán đầu tư được định giá lại theo quy địnhcủa pháp luật.

 Dự phòng chung : đây là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và tríchlập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của ngânhàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm Việc trích lập và sử dụng dựphòng chung được thực hiện theo quy định của pháp luật Theo qui định hiệnhành thì mức dự phòng chung được tình vào vốn cấp 2 tối đa bằng 1.25%tổng tài sản có rủi ro.

 Các trái phiếu chuyển đổi và một số công cụ nợ khác thỏa mãnđiều

kiện do NHNN quy định Đây là khoản nợ vốn dài hạn do các nhà đầu tư bênngoài đóng góp Vì vậy, các nhà quản lí ngân hàng chỉ được tính vào vốn cấp2 khi các công cụ này thỏa mãn, về đảm bảo của ngân hàng khi phát hành, vềđiều chỉnh lãi suất, về thanh toán nợ gốc và lãi.

Do tính chất đặc thù trong kinh doanh ngân hàng, nên vốn chủ sở hữuchỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của NHTM Songvốn chủ sở hữu của ngân hàng lại đóng vai trò quan trọng và thực hiện một sốchức năng không thể thay thế được trong hoạt động của ngân hàng như: cungcấp nguồn lực ban đầu để giúp ngân hàng mới thành lập hoạt động cung cấpnền tảng cho sự tăng trưởng và mở rộng, giúp ngân hàng chống lại rủi ro và

Trang 13

duy trì niềm tin cho công chúng vào khả năng quản lý và phát triển của ngânhàng Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, các ngân hàng phảiduy trì tỷ lệ an toàn tối thiểu là 8% giữa vốn chủ sở hữu với tổng tài sản có rủiro.

1.1.3.2 Vốn huy động

a.Vốn huy động từ tiền gửi

 Tiền gửi của tổ chức kinh tế

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các tổ chức kinh tế thường có mộtbộ phận vốn nhàn rỗi tạm thời như: khấu hao đã trích nhưng chưa đến lúc sửdụng, tiền thu bán hàng chưa phải mua nguyên vật liệu, trả lương, các quỹđầu tư phát triển, phúc lợi, khen thưởng đã trích nhưng chưa sử dụng đến…Để đảm bảo an toàn tài sản và đồng vốn vẫn sinh lời, các tổ chức kinh tế cóthể gửi số vốn đó vào ngân hàng Hoặc để thuận tiện cho quá trình sử dụngvốn, đơn vị có thể thanh toán qua ngân hàng cũng như sử dụng một số cácdịch vụ của ngân hàng Tổ chức kinh tế có thể gửi vốn vào ngân hàng dướihình thức : Tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn với các kỳ hạn khácnhau.

Tiền gửi không kỳ hạn : là loại tiền gửi mà người gửi có thể rút tiền rabất kỳ lúc nào, ngân hàng khó xác định trước, nhưng trên thực tế luôn có sựchênh lệch về thời gian và số lượng giữa việc gửi và rút tiền, cho nên tại mỗingân hàng luôn tồn tại một số dư tiền gửi không kỳ hạn và ngân hàng có thểsử dụng cho vay Lãi suất tiền gửi này rất thấp, thậm chí có những khoản tiềnngân hàng không phải trả lãi.

Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi có sự thỏa mãn về thời gian rút tiền.Về nguyên tắc, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền theo thời hạn thỏa thuận,nhưng trên thực tế để thu hút loại tiền này với kỳ hạn dài, các ngân hàngthường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chi được hưởng lãi

Trang 14

suất không kỳ hạn hoặc hưởng lãi suất tương ứng theo kỳ hạn nhất định dongân hàng quy định

Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hàng chủ động trong quá trình sửdụng Vì vậy, để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàngthường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗicác đơn vị, mỗi kỳ hạn có mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạncàng dài lãi suất càng cao.

 Tiền gửi dân cư

Là một bộ phận thu nhập bằng tiền của các tầng lớp dân cư trong xã hộigửi vào ngân hàng nhằm mục đích tiết kiệm, kiếm lời và để thanh toán Tiềngửi của dân cư bao gồm hai loại.

 Tiền gửi tiết kiệm : đây là hình thức huy động vốn truyền thốngcủa ngân hàng Với loại tiền này, người gửi được ngân hàng giao cho một sổtiết kiệm, trong thời gian gửi tiền sổ tiết kiệm có thể dùng làm vật cầm cốhoặc được chiết khấu để vay vốn ngân hàng Tiền gửi tiết kiệm bao gồm : tiềngửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm với các kỳ hạn khác nhau.

 Tiền gửi thanh toán : các cá nhân trong xã hội cũng có nhu cầuvà được pháp luật cho phép thực hiện thanh toán qua ngân hàng Khi đó họcũng mở tài khoản tiền gửi thanh toán quan ngân hàng và gửi tiền vào đó đểđáp ứng các nhu cầu thanh toán cũng như để sử dụng các tiện ích khác có liênquan của ngân hàng.

Giống như tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm (kể cảkhông kỳ hạn và có kỳ hạn) và tiền gửi thanh toán của dân cư tạo nên nguồnvốn hoạt động của NHTM.

Trên thực tế tiền gửi của dân cư luôn chiếm một tỉ trọng khá lớn trongtổng vốn huy động của ngân hàng Để khai thác nguồn vốn này, các ngânhàng luôn chú trọng đến việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như:

Trang 15

huy động vàng, huy động tiền gửi có đảm bảo bằng vàng, tiết kiệm xây dựngnhà ở, tiết kiệm gửi một nơi nhưng lĩnh nhiều nơi … với lãi suất hợp lý.

+ Tiền gửi của các tổ chức đoàn thể xã hội…

b.Vốn huy động thông qua phát hành các giấy tờ có giá

Đây là nguồn vốn mà NHTM có được thông qua việc phát hành cácgiấy tờ có giá như kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiềngửi …

Đối tượng mua kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và chứng chỉ tiền gửi làcác tổ chức, cá nhân Ngoài việc dùng số vốn nhàn rỗi hay phần thu nhậptạm thời chưa sử dụng đến để mua, trên thực tế đây còn là một kênh đầu tưcủa người có vốn trong xã hội khi họ không có khả năng và cơ hội đầu tưtrực tiếp Các kỳ phiếu có khả năng chuyển đổi dễ dàng ra tiền khi cần thiếtbằng cách bán hay chuyển nhượng trên thị trường vốn hoặc chiết khấu tạingân hàng.

Với việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn, ngân hàng cókhả năng tập trung một khối lượng vốn lớn trong thời gian ngắn và hoàn toànchủ động trong sử dụng Hình thức này thường được thực hiện khi ngân hàngđã tiếp nhận được những dự án vay vốn lớn với thời hạn giải ngân nhanh củakhách hàng hay sau khi đã cân đối giữa nguồn vốn trong toàn hệ thống màvẫn còn thiếu và được sự đồng ý của Thống đốc NHTW.

Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn (trên 80%)trong toàn bộ vốn kinh doanh của NHTM Đây là nguồn vốn có ảnh hưởng

Trang 16

rất lớn tới chi phí và khả nằng mở rộng hoạt động kinh doanh của ngânhàng Nguồn vốn này có xu hướng ngày càng gia tăng, phù hợp với xu thếphát triển của nền kinh tế, trong điều kiện tái cơ cấu và nâng cao chất lượngdịch vụ của ngân hàng.

c Vốn đi vay

Trong quá trình kinh doanh của các NHTM luôn có tình trạng tạm thờithừa và thiếu vốn, đó là khi huy động vốn nhưng chưa cho vay hết, hay khikhách hàng có nhu cầu vay vốn lớn nhưng ngân hàng chưa đáp ứng được,hoặc người rút tiền trước thời hạn trong khi chưa tới thời hạn thu hồi Khi đócác NHTM có thể gửi tiền vào các tổ chức tín dụng khác để hưởng lãi, hay đivay vốn để tận dụng cơ hội kinh doanh hoặc đảm bảo khả năng thanh toán.NHTM có thể vay vốn ở các tổ chức tín dụng khác hoặc vay vốn ở NHTW.

Hầu hết các NHTM được tổ chức thành hệ thống gồm nhiều chi nhánh vàhạch toán kinh doanh toàn ngành, thực hiện điều chuyển vốn giữa các chinhánh qua hội sở chính , khi thừa vốn các chi nhánh điều chuyển về hội sởchính, khi thiếu vốn các chi nhánh được nhận vốn điều chuyển từ hội sởchính Vì vậy, việc vay vốn của tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nướcthường chỉ thực hiện ở NHTW của từng hệ thống.

NHTW là ngân hàng của các ngân hàng và là ngân hàng cho vay cuốicùng trong nền kinh tế.Vì vậy, các NHTM có thể được NHTW cho vay vốnkhi cần thiết Ở Việt Nam hiện nay NHNN cho các NHTM vay vốn ngắnhạn dưới các hình thức sau:

+ Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác.

Trang 17

+ Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ cógiá ngắn hạn khác.

Ngoài ra, NHTW còn cho NHTM vay bổ sung vốn thiếu hụt trongthanh toán bù trừ Trong trường hợp đặc biệt, khi được Thủ tướng Chính phủchấp thuận, NHNN còn cho vay đối với các NHTM tạm thời mất khả năngchi trae có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống.

Vốn vay của tổ chức tín dụng khác và vay của NHTW thường chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, cho nên ngoài tácdụng góp phần gia tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh của ngân hàng, nócòn có ý nghĩa trong việc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên và nângcao hiệu suất sử dụng vốn của NHTM.

 Số vốn trong thời gian khách hàng lưu ký tại ngân hàng nhưngchưa thanh toán trong một số hình thức thanh toán như: séc bảo chi, thư tíndụng, thẻ thanh toán ký quỹ …

Khi công nghệ thanh toán của ngân hàng ngày càng hiện đại, quy trình,thủ tục thanh toán được cải tiến thì thời gian của mỗi khoản thanh toán đượcgiảm đi đáng kể, do đó vốn mà ngân hàng có được trong mỗi khoản thanhtoán cũng giảm Nhưng do ngày càng có nhiều khách hàng mở tài khoản và

Trang 18

thanh toán được thực hiện qua ngân hàng ngày càng tăng, làm cho số vốn nàycó điều kiện gia tăng.

 Vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của các tổ chức trong vànước ngoài cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.Đây là nguồn vốn mà ngân hàng có được do làm đại lý nhận ủy thác của cáctổ chức trong và nước ngoài để thực hiện đầu tư cho các chương trình dự án.Trong thời gian vốn đã được ngân hàng tiếp nhận nhưng chưa được giải ngântheo kế hoạch, hoặc vốn cho vay đã thu hồi về nhưng chưa đến hạn chuyển lạicho chủ đầu tư, ngân hàng có được một số vốn để kinh doanh Mặt khác, khithực hiện nghiệp vụ này ngân hàng sẽ hưởng hoa hồng phí

Ngoài ra, ngân hàng còn làm lại đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho cácdoanh nghiệp, cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho kháchhàng…những nghiệp vụ này cũng tạo thêm được nguồn vốn cho ngân hàng Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụngđôi khi rất ngắn, nhưng điều đáng quan tâm là nguồn vốn này ngân hàngkhông phải tốn kém chi phí huy động, nhưng lại có điều kiện phát triển cácnghiệp và dịch cụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

1.1.4 Vai trò nguồn vốn của NHTM

“ Hoạt động của ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền nàyđể cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”iv.

Chính vì thế để tồn tại và phát triển bền vững, các ngân hàng cần cólượng vốn tăng lớn vì :

 Vốn của ngân hàng có vai trò thúc đẩy sự phát triển củahoạt động kinh tế khác trong tổng thể nền kinh tế xã hội, giúp cho các

iv Luật tín dụng.

Trang 19

doanh nghiệp có thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khi cầnmở rộng quy mô sản xuất.

 Nguồn vốn tăng cường khả năng cạnh tranh cho các ngân hàng, xây dựnguy tín đối với khách hàng, khi họ tham gia vào hoạt động của ngân hàng,khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi họ gửi tiền vào ngân hàng có nguồnvốn lớn vì yếu tố tâm lý của con người, cho rằng với vốn lớn khả năng thanhtoán của ngân hàng tốt Chính vì thế, các ngân hàng lớn thì khả năng cạnhtranh cao hơn.

 Bên cạnh, những vai trò trên vốn của ngân hàng thương mại còn quyếtđịnh tới quy mô và cơ cấu cho vay, khả năng thanh toán của ngân hàng ảnhhưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể đạt được

1.1.5 Quản lý nguồn vốn của NHTM1.1.5.1 Khái niệm

Quản lý nguồn vốn là quản lý tài sản nợ, nó cần thiết đối với bất kỳ đơnvị kinh doanh nào

“Quản lý vốn tại NHTM là một khái niệm rất rộng Nó là toàn bộ tất cảnhững hoạt động xác định quy mô của nguồn vốn đến việc điều chỉnh cáchoạt động sao cho luồng tiền được sử dụng hiệu quả và an toàn nhất.”v

Quản lý vốn không chỉ bao gồm hoạt động riêng lẻ nào mà nó là một hệthống các công việc mà ngân hàng làm, bao trùm lên toàn bộ hoạt động củangân hàng.

1.1.5.2 Mục tiêu

Các khoản nợ là tài nguyên chính của ngân hàng Chất lượng và số lượngcủa nó ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng, số lượng các khoản cho vay và đầutư Mục tiêu quản lý các khoản nợ không nằm ngoài mục tiêu quản lý chung

v PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB-ĐHKTQD.

Trang 20

của ngân hàng đó là an toàn và sinh lợi Quản lý các khoản nợ nhằm mục tiêucụ thể sau:

 Khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội từ các tổ chức kinh tếvà mọi tầng lớp dân cư.

 Đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn bền vững, làm tiền đề cho việcnâng cao thị phần, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vốn cho khách hàng cả vềsố lượng, thời gian, lãi suất.

 Đảm bảo khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả kinh doanh củangân hàng.

1.1.5.3 Nội dung quản lý nguồn vốn của NHTM

Công tác quản lý bao gồm các nội dung quản lý sau:

- Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn của NHTM bao gồm: số lượng,cơ cấu, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn so với năm trước, đề xuất các phươngán huy động vốn, chính sách lãi suất, công cụ sử dụng …

- Việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn phải đảm bảo cân đối giữa nguồnvốn với sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán Do vậy, khi lập kếhoạch nguồn vốn phải xuất phát từ cơ cấu và quy mô tài sản Có để quyết địnhcơ cấu, quy mô tài sản Nợ, phù hợp với khả năng quản lý và đảm bảo hiệuquả kinh doanh của ngân hàng Kế hoạch nguồn vốn của toàn hệ thống đượcxây dựng trên cơ sở tổng hợp kế hoạch nguồn vốn của các chi nhánh và Hộisở chính Sau khi được duyệt sẽ giao chỉ tiêu đến từng chi nhánh.

- Thực hiện công tác điều hành vốn trong toàn hệ thống : giao kế hoạchnguồn vốn cho từng chi nhánh, xác định hạn mức điều chuyển vốn…

- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trongtừng thời kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống.

- Theo dõi thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay vàhuy động của từng chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống.

Trang 21

1.1.5.4 “Quy trình quản lý nguồn vốn của NHTM”vi

Mỗi hệ thống ngân hàng đều xây dựng quy trình quản lý nguồn vốn Mặcdù có những nét đặc thù, nhưng quy trình quản lý nguồn vốn của các NHTMViệt Nam có thể phân chia theo hệ thống :

+ Hội sở chính.

+ Chi nhánh trực thuộc.

a Tại chi nhánh

B 1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn

 Căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn vốn:

 Chính sách phát triển kinh tế của địa phương kết hợp với mục tiêu tăngtrưởng nguồn vốn của toàn hệ thống.

 Mục tiêu tăng trưởng hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

 Kết quả nguồn vốn của kỳ trước, thị phần huy động vốn trong các nămtrước và dự đoán xu hướng tăng trưởng nguồn vốn trong năm kế hoạch.

B.3.Kiểm tra đánh giá công tác

quản lý nguồn vốn, rút ra bài học

kinh nghiệm

Trang 22

 Kế hoạc nguồn vốn của chi nhánh được xây dựng trên cơ sở kế hoạchhuy động vốn của các đơn vị kinh doanh trực tiếp như chi nhánh khu vực vàcác phòng giao dịch, phòng tín dụng, phòng nguồn vốn, phòng thanh toánquốc tế và các phòng chức năng có liên quan khác.

 Thực hiện quản lý nguồn vốn trên cơ sở thực hiện nội dung quản lý: + Quản lý quy mô và cơ cấu.

+ Quản lý tính thanh khoản + Quản lý khe hở lãi suất + Quản lý khe hở kỳ hạn + Quản lý danh mục đầu tư.

Phòng nguồn vốn là đơn vị chuyên trách trong việc xây dựng kế hoạchnguồn vốn của chi nhánh Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch huy động vốn, cókèm theo các giải pháp thực hiện của các đơn vị trực thuộc, kết hợp với việcphân tích môi trường kinh doanh, và phân tích các mặt mạnh, mặt yếu của chinhánh, phòng nguồn vốn xây dựng kế hoạch nguồn vốn Trong đó đặc biệtchú trọng kế hoạch huy động vốn của toàn chi nhánh, tính toán tổng nguồnvốn huy động, cơ cấu kỳ hạn, loại tiền phù hợp với tổng số, loại tiền dự kiếncủa tài sản Có Xây dựng chính sách lãi suất phù hợp với chính sách tín dụng,chính sách khách hàng đồng thời dự kiến các biện pháp và công cụ huy độngvốn.

B 2 Thực hiện công tác huy động và điều hành vốn

 Chỉnh sửa kế hoạch nguồn vốn cho phù hợp với chỉ tiêu Hội sở chính giao.

 Chỉnh sửa kế hoạch nguồn vốn (theo tháng hoặc quý) cho các phòng,các chi nhánh khu vực căn cứ vào chỉ tiêu huy động vốn Hội sở chính giaocho chi nhánh, kế hoạch các đơn vị đã lập và khả năng huy động của từng đơnvị.

Trang 23

 Qui định lãi suất huy động căn cứ vào chính sách lãi suất, phù hợp vớimặt bằng và yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

 Triển khai thực hiện huy động vốn theo kế hoạch Các đơn vị lập nhucầu chi trả hàng tuần, hàng tháng, hàng quý trên cơ sở đó phòng nguồn vốnxây dựng dự báo lưu chuyển dòng tiền mặt làm căn cứ điều hành nguồn vốntoàn chi nhánh Chi nhánh điều chuyển vốn về Hội sở chính hoặc nhận vốnđiều chuyển từ Hội sở chính theo hạn mức điều chuyển và lãi suất điềuchuyển đã được giao Hàng ngày phòng nguồn vốn lập bảng cân đối nguồnvốn và sử dụng vốn gửi ban giám đốc để điều hành, riêng cân đối tháng gửiphòng nguồn vốn Hội sở chính để tổng hợp cân đối chung toàn hệ thống.

B.3 Kiểm tra đánh giá công tác quản lý nguồn vốn, rút ra bài học kinh

Trong quá trình triển khai, căn cứ vào tình hình thực hiện cụ thể, trêncơ sở phân tích đánh giá nguyên nhân, chi nhánh có thể đề nghị Hội sở chínhđiều chỉnh các chỉ tiêu nguồn vốn.

 Định kỳ ( tháng, quý, năm ) chi nhánh thực hiện đánh giá công tácnguồn vốn, so sánh tiến độ thực hiện với các năm trước, chỉ rõ mặt hạn chế,rút ra những kinh nghiệm, đề xuất các biện pháp, kiến nghị các điều kiện đểchuẩn bị xây dựng kế hoạch nguồn vốn và thực hiện tốt kế hoạch nguồn vốncho năm sau.

Trang 24

b. Tại Hội sở chính

B.1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn

 Căn cứ xây dựng kế hoạch nguồn vốn

 Chiến lược phát triển dài hạn hàng năm của toàn ngành trongtừng giai đoạn cụ thể.

 Mục tiêu tăng trưởng hàng năm về tổng tài sản, tăng trưởng tíndụng và các chỉ tiêu khác của toàn hệ thống có liên quan tới nguồn vốn.

 Những thuận lợi khó khăn của ngân hàng

 Đầu năm dựa vào căn cứ trên, phòng nguồn vốn xâydựng kế hoạch nguồn vốn cho cả hệ thống theo các nội dung sau: số lượng, cơcấu nguồn vốn, tốc độ tăng trưởng so với năm trước Đồng thời đề ra các biệnpháp thực hiện, các phương án nguồn vốn dự phòng với số lượng và mức độchi phí cần thiết Xây dựng kế hoạch huy động vốn, kế hoạch phát hành kỳphiếu, trái phiếu với tiến độ cụ thể.

 Trên cơ sở tổng hợp, phân tích kế hoạch nguồn vốncủa các chi nhánh, phòng nguồn vốn xây dựng các chi tiêu nguồn vốn nóichung và chỉ tiêu huy động vốn nói riêng đến từng chi nhánh và các phòng tại

Tại Hội sở chính.

B 1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn

B.2 Quản lý nguồn vốn gắn với

việc điều hành vốn tại Hội sở

B.3 Quản lý công tác nguồn vốn của các chi nhánh

Trang 25

Hội sở chính, lên kế hoạch cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn chung toànngành, chi tiết tới từng chi nhánh với một số chỉ tiêu sau:

Như vậy, ngoài phần vốn phục vụ hoạt động cho vay và kinh doanhkhác, cần phải xác định phần vốn dành cho dự trữ.

Dự trữ của ngân hàng thương mại gồm: + Tồn quỹ

+ Tiền gửi NHTW trong đó: dự trữ bắt buộc.+ Tiền gửi TCTD khác.

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các NHTM phải duy trì trên tài khoản tiểngửi tại NHTW Dự trữ bắt buộc nhiều hay ít là phụ thuộc vào số dư tiền gửiphải dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng do NHTW quy địnhcho từng thời kỳ.

Dự trữ bắt buộc là tiền dự trữ theo luật, vì vậy các NHTM phải duy trìđầy đủ khoản tiền này, nếu thiếu sẽ bị phạt theo quy định.

Bên cạnh dự trữ bắt buộc, NHTM còn phải có các khoản dự trữ để đápứng nhu cầu thanh toán hàng ngày Phần dự trữ này nhiều hay ít là phụ thuộcvào thời hạn thời hạn của các khoản nợ, các cam kết giải ngân và nhu cầuthanh toán thông thường hàng ngày của khách hàng…

B.2 Thực hiện công tác quản lý nguồn vốn gắn với việc điều hành vốn tại

Hội sở chính:

 Trực tiếp thực hiện công tác nguồn vốn: Nguồn vốn tại Hội sở chínhđược

thực hiện qua các kênh sau:

 Nhận tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu,trái phiếu chủ yếu với các khách hàng lớn có tiềm năng ( các tổ chức tín dụngkhác, các tổng công ty…).

Trang 26

 Vay NHTW ( tái chiết khấu, tái cấp vốn ) các tổ chức tài chínhtiền tệ trong và ngoài nước, các tổ chức tín dụng khác…

 Qua thị trường mở, thị trường chứng khoán.

 Thực hiện chức năng đảm bảo khả năng thanh toán, điều hànhvốn trong toàn hệ thống.

 Phòng nguồn vốn chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiệncông tác điều hành vốn trong toàn hệ thống, đồng thời chịu trách nhiệm đảmbảo khả năng thanh toán nhanh toàn ngành.

 Triển khai thực hiện công tác điều hành vốn đối với các chinhánh qua việc giao kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động, xác định mứcđiều chuyển vốn, lãi suất điều chuyển vốn… đối với từng chi nhánh cụ thể.

 Hạn mức điều chuyển vốn là giới hạn tối thiểu của số vốn chinhánh nhận điều chuyển từ Hội sở chính.

B.3. Quản lý công tác nguồn vốn của các chi nhánh:

 Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch và tiến độ thực hiệncông tác nguồn vốn từng thời kỳ qua cân đối vốn, so sánh với tiềmnăng và tốc độ trung bình toàn hệ thống.

 Theo dõi thực hiện chính sách lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân. Đánh giá tiềm năng nguồn vốn, chỉ đạo công tác nguồn vốn tại các chi

nhánh

 Xử lý các vấn đề kiến nghị của chi nhánh

Đối với các chi nhánh hoạt động độc lập thì việc xây dựng kế hoạchnguồn vốn cũng như công tác huy động vốn do chi nhánh đó quyết định Khithiếu vốn có thể điều chuyển từ ngâng hàng trung tâm hoặc cho vay trực tiếptrên thị trường liên ngân hàng.

Trang 27

Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây là một chi nhánh của Ngân hàngCông thương Việt Nam, có trụ sở chính tại 269 Quang Trung thành phố HàĐông tỉnh Hà Tây, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Côngthương Việt Nam.

Được thành lập vào tháng 6/1998 và chính thức đi vào hoạt động8/1998, khi đó Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây có tên là Ngân hàngCông thương tỉnh Hà Sơn Bình, gồm một trụ sở chính ở thị xã Hà Đông vàmột chi nhánh tại thị xã Hòa Bình.

Trang 28

Tháng 9/1991, tỉnh Hà Sơn Bình được tách thành hai tỉnh Hà Tây vàHòa Bình Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây thành lập lại, và bàn giao chinhánh Hòa Bình cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnhHòa Bình.

Đến tháng 11/2001, Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương ViệtNam quyết định sát nhập 2 phòng giao dịch số 2 và số 3 thành chi nhánh cấp2 – chi nhánh NHCT Sông Nhuệ.

Đến trước tháng 12/2001, Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tây gồmcó 6 phòng giao dịch và 8 phòng nghiệp vụ.

Tháng 12/2004 sát nhập phòng giao dịch số 1 và số 4 thành ngân hàngcấp 2- Ngân hàng Công thương Quang Trung và cũng nâng cấp phòng giaodịch số 5 thành chi nhánh cấp 2- Ngân hàng công thương Nguyễn Trãi.

Ngày 1/7/2006, ba chi nhánh cấp 2 của Ngân hàng Công thương tỉnh HàTây ( Sông Nhuệ, Quang Trung, Nguyễn Trãi ) được nâng cấp thành Ngânhàng Công thương Việt Nam.

Tháng 11/2006 thành lập điểm giao dịch La Phù.

Tháng 1/2007 thành lập phòng giao dịch số 6 tại Xuân Mai và được Hộiđồng quản trị Ngân hàng công thương Việt Nam nâng cấp thành Ngân hàngcông thương cấp 1.

2.1.2 Mô hình cơ cấu

Tính cho tới thời điểm hiện nay, thì Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Tâygồm:

-1 Giám đốc, 1 phó giám đốc - 8 phòng nghiệp vụ.

- 1 điểm giao dịch.

Trang 29

Sơ đồ 1–Sơ đồ cơ cấu tổ chức NHCT HT

Chức năng của các phòng ban

 Phòng kế toán giao dịch: là bộ phận thực hiện giao dịch trực tiếp vớikhách hàng, cung cấp các nghiệp vụ liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán,xử lý hoạch toán và các quy định giao dịch của Nhà nước và Ngân hàng Côngthương Quản lý giao dịch và chịu trách nhiệm các hoạt động trên máy, quảnlý giao dịch tiền mặt đến từng giao dịch viên thực hiện tư vấn tới khách hàngvề các sản phẩm của ngân hàng.

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng khách hàng cá nhânPhòng

khách hàng doanh nghiệpPhòng

tài trợ thương mại

Phòng kế toán giao dịchPhòng

thông tin điện toán

Điểm giao dịch số 1

Phòng hành chính tổ chức

Phòng tổng hợp tiếp thị

Trang 30

 Phòng tài trợ thương mại: là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện cácnghiệp vụ về tài trợ thương mại tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàngCông thương Việt Nam.

 Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giaodịch với khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằngngoại tệ và VNĐ, xử lý các nghiệp vụ liên quan tới cho vay, quản lý các sảnphẩm cho vay phù hợp với chế độ thể lệ hiện hành, theo hướng dẫn củaNHNN và NHCT VN.

 Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ thực hiện trực tiếp giaodịch với khách hàng là cá nhân để huy động vốn bằng ngoại tệ và VNĐ.

 Phòng thông tin điện toán là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác quảnlý thông tin tại chi nhánh Đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống máytính của chi nhánh trong hoạt động.

 Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốccác kế hoạch dự kiến kinh doanh, tổng hợp kết quả kinh doanh và thực hiệncác báo cáo hoạt động của chi nhánh.

 Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng quản lý an toàn kho quỹ quản lý tiềnmặt theo quy định của hệ thống NHNN và NHCT VN Ứng và thu tiền chocác điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanhnghiệp có thu chi tiền mặt lớn.

 Phòng tổ chức hành chính là phòng thực hiện công tác quản lý đào tạocác cán bộ của chi nhánh theo đúng chủ trương của Nhà nước và của hệ thốngNHCT VN nói riêng Thực hiện công tác an toàn an ninh cho toàn chi nhánh.

 Điểm giao dịch số 1: thực hiện cho vay theo quy định của NHCT VNtrong phạm vi ủy quyền của NHCT Tỉnh Hà Tây Thực hiện huy động vốn từcác tổ chức cá nhân dưới mọi hình thức Thực hiện thanh toán ngân quỹ, làmcác dịch vụ ngân hàng, bán lẻ.

Trang 31

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh

2.1.3.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu

Là một chi nhánh của hệ thống NHCT VN, NHCT Hà Tây cũng thựchiện các hoạt động kinh doanh giống các hệ thống NHTM và chi nhánh kháctrong cùng hệ thống trên toàn quốc.

Hoạt động huy động vốn

- Hệ thống chi nhánh ngân hàng huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ dân cư

trong và ngoài khu vực, từ các tổ chức kinh tế dưới nhiều hình thức phongphú, nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi tốt nhất, từ các đối tượng trên.

- Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu.

Hoạt động cho vay

- Thực hiện các khoản cho vay trung và dài hạn, đối với các tổ chức dâncư, bằng ngoại tệ và VNĐ.

- Đầu tư trên thị trường vốn, kinh doanh bất động sản, và kinh doanh trênthị trường tiền tệ.

- Liên doanh với các tổ chức khác trong cùng khu vực và quốc tế.

- Tài trợ cho vay các dự án lớn của các tổ chức khác trong và ngoài nước.Hoạt động bảo lãnh:

- Phát hành thư bảo lãnh, ký nhận bảo lãnh đối với cá hối phiếu, lệnh phiếutheo quy định của hệ thống NHNN.

Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại

- Thanh toán ủy nhiệm chi, chi trả kiều hối

- Phát hành thẻ tín dụng, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

Hoạt động ngân quỹ

- Thu chi hộ cho các tổ chức cá nhân bằng ngoại tệ và VNĐ.

- Mua bán ngoại tệ, cho thuê két sắt cất giữ các giấy tờ có giá vàngbạc…

Trang 32

+ Nguồn vốn VND tăng 85,1% + Nguồn vốn ngoại tệ tăng 9,7%.

+ Tiền gửi pháp nhân tăng 96,12%.

+ Tiền gửi dân cư tăng 43,29% đạt 91% kế hoạch được NHCTVN giao cho.

Đạt được kết quả trên do có sự phối hợp và đổi mới phong cách làmviệc có hiệu quả của tập thể và các cán bộ trong ngân hàng với kháchhàng, trong công việc, áp dụng các biện pháp tiếp thị đa dạng, hình thứcchăm sóc khách hàng truyền thống như:

+Áp dụng lãi suất huy động linh hoạt và hợp lý + Chương trình tặng quà khuyến mại.

+ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn.

+ Thực hiện thu chi tiền lưu động theo yêu cầu của khách hàng,chi lương tại đơn vị cho người lao động…

b Hoạt động tín dụng

Trang 33

Hướng tới mục tiêu “tăng cường công tác khách hàng, nâng cao chấtlượng tín dụng và hướng tới chuẩn mực quốc tế” Chất lượng quản lý rủi ro

đã được cải thiện Đồng thời, công tác khách hàng và dịch vụ chăm sóc kháchhàng ngày càng được chi nhánh chú trọng Sự thay đổi về tư duy quản lý,phương thức quản trị rủi ro và chiến lược cạnh tranh, phát triển khách hàng làbước chuẩn bị cần thiết và tiền đề vững chắc cho sự phát triển bền vững trongtiến trình hội nhập của NHCT Hà Tây.

Tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và các biện pháp tăng cường quản trị rủi rođặc biệt chú trọng và củng cố nâng cao chất lượng danh mục cho vay củangân hàng.

Kết quả thu được:

+ Dư nợ cho vay năm 2006 giảm mạnh so với năm 2005 khoảng 56%tương ứng giảm từ 1086.450 triệu đồng xuống mức 477.833 triệu đồng.

Nguyên nhân: Ngân hàng đã tách 3 chi nhánh cấp 2 : Quang Trung,

Nguyễn Trãi, Sông Nhuệ thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT VN

Tính cho tới cuối năm 2007 thì tổng dư nợ cho vay tăng khoảng 32% sovới năm 2006, tương ứng mức tăng 477,833 tỷ đồng năm 2006 đến 630 tỷđồng năm 2007.

Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng khoảng 60% , dư nợ trung và dài hạngiảm khoảng 11% từ năm 2006 cho tới 31/12/2007.

Mặc dù dư nợ cho vay tăng khoảng 32% năm 2007 so với 2006, nhưngtỷ lệ nợ xấu giảm 10%.

Để có được tỷ lệ cho vay gia tăng, mà tỷ lệ nợ xấu giảm: do trong giai đoạnnày ngân hàng tăng cường xây dựng chiến lược tăng trưởng thận trọng, kếthợp các biện pháp hành chính mạnh để giải quyết các khoản nợ xấu của giaiđoạn hoạt động của ngân hàng trước đó, còn tồn đọng.

c Hoạt động thanh toán và dịch vụ thẻ

Trang 34

Dịch vụ thẻ Incombank (ATM và VISA Card và Master Card): Năm2007 phát hành đẩy mạnh việc tiếp thị phát hành thẻ được 5.731 thẻ, nângtổng phát hành đến 31/12/2007 là 11.249 thẻ ATM bằng 103,86% sốlượng phát hành thẻ của 4 năm 2002-2006 Thẻ VISA Card và MasterCard trong năm 2007 phát hành được 20 thẻ.

Năm 2007 ngân hàng đã thực hiện tốt chương trình thanh toán bù trừđiện tử Kế thừ các tiện ích, các sản phẩm hiện có kết hợp với công tác tiếpthị và mở điểm giao dịch tại các khu kinh tế tập trung Nên công tác thanhtoán phát triển tương đối tốt, có uy tín với khách hàng Tổng thanh toánkhông dùng tiền mặt là 24.418 giao dịch trị giá 4,451 tỷ đồng, trong đó: + Thanh toán nội bộ 23.638 giao dịch trị giá 3,615 tỷ đồng + Thanh toán bù trừ 771 giao dịch trị giá 216 tỷ đồng.

+Thanh toán qua tiền gửi NHTW: 9 giao dịch trị giá 620 tỷđồng.Với điểm nổi bật trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vàochuyển tiền thanh toán đảm bảo luân chuyển vốn cho khách hàng nhanhchóng thuận tiện và hiệu quả, góp phần giảm tối đa thời gian luân chuyểnvốn của doanh nghiệp.

d.Hoạt động tài trợ thương mại

Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ trong năm 2007 có nhiều thuận lợi, sựkhan hiếm ngoại tệ giảm, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu tăng khá, bêncạnh đó được sự giúp đỡ của hệ thống NHCT VN nên NHCT tỉnh Hà Tâyđã đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng về ngoại tệ Trong đó: + Doanh số mua bán USD, EUR, JPY,GBP đạt 52,277 triệu quy raUSD, tăng 19,68% so năm 2006.

+ Doanh thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại tệ tăng 9.8% so với năm2006.

Trang 35

Kết quả đạt được do ngân hàng: Thực hiện chính sách tiếp thị marketing tốttrong quan hệ khách hàng, ngân hàng thu hút nhiều khách hàng tiềm năng vàsử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng, tác động tới hoạt độngthanh toán quốc tế

2.1.4 Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NHCT HàTây trong giai đoạn tới

2.1.4.1 Thuận lợi

 Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tự do hóa tài chính hội nhập kinh tếkhu vực và thế giới không còn là sự lựa chọn của bất kỳ quốc gia nào Để đưanền kinh tế Việt Nam phát triển kịp với các quốc gia trong khu vực thì mộttrong những vấn đề quan trọng là từng bước cải cách hệ thống tài chính, hoànthiện hệ thống ngân hàng theo hướng hội nhập Xây dựng sân chơi bình đẳngmôi trường thuận lợi Nhưng trên thực tế, sự can thiệp quá sâu vào thị trườngtài chính của cơ quan quản lý Nhà nước, làm giảm đi tính thị trường của thịtrường tài chính, sự mất công bằng trong quản lý đối với các ngân hàng quốcdoanh và ngân hàng thương mại cổ phần như: việc áp dụng mức lãi suất trần,khi lạm phát tăng cao, đã phạm quy luật thị trường cạnh tranh, cùng mức lãisuất trần áp dụng 11%/ năm, thì người dân sẽ lựa chọn ngân hàng quốc doanh,những ngân hàng lớn Điều đó tạo ra thế cạnh tranh hơn cho NHCT Hà Tâyđối với các ngân hàng thương mại cổ phần cùng hoạt động trên địa bàn, trongcông tác huy động vốn ở giai đoạn hiện nay.

 Hệ thống văn bản pháp, luật tín dụng, ngân hàng đang dần hoànthiện trong thời gian tới.

 NHCT Hà Tây là chi nhánh trực thuộc của NHCT VN một trong 4ngân hàng quốc doanh lớn, có uy tín và thương hiệu mạnh trong toàn hệ thốngngân hàng tài chính.

Trang 36

 Ngân hàng đặt tại trung tâm thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây, và hiện naytheo kế hoạch quy hoạch về việc thành phố Hà Đông sẽ được sáp nhập vàothành phố Hà Nội, là cơ hội lớn cho sự phát triển mở rộng quy mô của ngânhàng trong giai đoạn sắp tới, nhu cầu vốn lớn cho các dự án cần được thựchiện sau khi quy hoạch thành phố được triển khai.

 Hiện nay, nguồn nhân lực rất được coi trọng trong hoạt động kinhdoanh của hệ thống ngân hàng Đối với NHTC Hà Tây, với 10 năm tham giahoạt động tài chính, đã xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ lành nghề, dàydặn kinh nghiệm.

 Cùng với sự phát triển của ngành khoa học công nghệ hiện đai, thìviệc mở rộng áp dụng của công nghệ trong hệ thống ngân hàng đang là mộtxu hướng tốt giúp cho hệ thống ngân hàng, phát triển hơn Áp dụng các hệthống Phone- banking, SMS – banking, hệ thống mạng cục bộ trong chinhánh, và kết nối giữa chi nhánh với toàn hệ thống NHCT VN, tăng tínhthông suốt trong quá trình hoạt động.

2.1.4.2 Khó khăn

 Trong thời gian gần đây, khi nền kinh tế có mức lạm phát cao, NHNNthực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hạn chế cungtiền, nhằm kiềm chế lạm phát, làm cho việc tăng trưởng nguồn vốn và tăngtrưởng tín dụng bị hạn chế Tỷ giá đồng USD và một số ngoại tệ khác thayđổi liên tục dẫn tới việc kém hấp dẫn tác động tới cơ cấu nguồn vốn của ngânhàng trong hoạt động huy động vốn cũng giảm tốc độ tăng trưởng.

 Hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán có mối liên hệ khá mậtthiết với nhau Trong thời gian năm 2006 đến cuối năm 2007 thị trường chứngkhoán phát triển mạnh mẽ, kéo theo sự phát triển của hệ thống ngân hàng.Cũng chỉ có gần hai năm bùng nổ thị trường vốn đã tác động mạnh tới hoạtđộng của ngân hàng, lợi nhuận thu được gia tăng từ hoạt động cho vay đối với

Trang 37

khách hàng tham gia thị trường chứng khoán, đồng thời tăng thêm mức rủi rocho ngân hàng khi mở rộng nghiệp vụ cho vay này.

 Áp dụng công nghệ trong hoạt động của hệ thống ngân hàng còn nhiềutiện ích chưa được bổ xung trong quy trình hoạt động, dẫn tới việc chưa đápứng nhu cầu phân tích và điều hành, tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh.

 Công tác hoạt động truyền thông chưa phát triển, các hoạt động nghiệpvụ, dịch vụ có lúc có nơi chưa gắn kết Sản phẩm của ngân hàng chủ yếu lànhận tiền gửi tiết kiệm kiệm và cho vay đối với khách hàng, chưa có sự quantâm tới các sản phẩm tiện ích khác.

 Quá trình xử lý thu hồi nợ tồn đọng chưa đạt hiệu quả cao, công tác thunợ ngoài bảng còn chậm Tính chủ động khai thác khách hàng tiềm năng củađội ngũ cán bộ trong ngân hàng còn yếu.

 Ngân hàng cũng đã triển khai một số các dự án đào tạo nguồn nhân lựccủa ngành, nhưng trình độ cán bộ còn nhiều bất cập Một số cán bộ còn mangtác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp, làm việc không đạt năng suất và đápứng đầy đủ nhu cầu chất lượng, tinh thần học tập và tự đào tạo bản thân cònyếu.

2.1.5 Hoạt động quản lý nguồn vốn của ngân hàng

2.1.5.1.Phương thức quản lý

Tại NHCT tỉnh Hà Tây, giám đốc điều hành chung mọi công việc, saukhi nhận được các chi tiêu giao cho của Hội sở chính là NHCT VN kết hợpvới các kế hoạch mục tiêu tới của ngân hàng, lãnh đạo triển khai xây dựng kếhoạch mới năm tới và kế hoạch dài hạn hơn cho ngân hàng Mọi nhiệm vụđược giao cho các phong ban,và mỗi người trong các phòng ban chịu tráchnhiệm công việc của mình Các trưởng phòng chịu trách nhiệm chính về hoạtđộng của phòng mình quản lý Hiện nay, ngân hàng triển khai thực hiện “tập

Trang 38

trung dân chủ” quyền hạn được phân xuống cho cấp dưới, nhưng vẫn đảm bảonguyên tắc lãnh đạo một thủ trưởng.

2.1.5.2 Nội dung quản lý tại NHCT Hà Tây

Trong hoạt động quản lý nguồn vốn NHCT Hà Tây thực hiện các nộidung quản lý nguồn vốn gồm có:

+ Quản lý quy mô và cơ cấu + Quản lý tính thanh khoản + Quản lý khe hở lãi suất + Quản lý khe hở kỳ hạn + Quản lý danh mục đầu tư.

2.2 Thực trạng quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây2.2.1 Quy trình quản lý nguồn vốn tại NHCT Hà Tây

B1 Xây dựng kế hoạch nguồn vốn

Căn cứ xây dựng kế hoạch kế hoạch nguồn vốn

 “Chính sách phát triển địa phương

Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP vào khoảng 13,3%, GDP bình quânđầu người đạt 8,4 tr.đồng/người, tăng 20% so với năm 2006.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực: + Công nghiệp chiếm 41,91%.

+ Nông lâm thủy sản chiếm 27,33%.+ Du lịch dịch vụ chiếm 30,76%.

Môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút nhiều dự án; các hoạt độngvăn hóa xã hội được quan tâm; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội ổn định

Phát huy kết quả đã đạt được năm 2008, toàn tỉnh phấn đấu + Tốc độ GDP đạt 14-14,5%.

+ GDP bình quân đầu người đạt 9,89 triệu đồng/năm.

+ Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp, xây dựng chiếm 43%; dịch vụdu lịch chiếm 33%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 24%.

Trang 39

+ Tổng sản lượng lương thực (cây có hạt) đạt 922.000 tấn Giátrị xuất khẩu đạt 200 triệu USD, tăng 25% Tổng lượt khách du lịch đạt 4,5triệu lượt khách, tăng 15% Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 3.505,5 tỷđồng, tăng 12,3%, trong đó thu nội địa đạt 3.332,5 tỷ đồng, tăng 13%; thu hảiquan đạt 173 tỷ đồng, tăng 2%.”vii

Dựa trên kế hoạch đặt ra của tỉnh trong giai đoạn tới, ngân hàng xác địnhnhu cầu và cơ cấu vay cho các đối tượng khách hàng tiềm năng, từ đó xâydựng chiến lược thu hút nguồn vốn, để thực hiện các hoạt động tín dụng chonăm tới.

 Mục tiêu tăng trưởng của toàn hệ thống

Thực hiện triệt để nguyên tắc thương mại và thị trường trong hoạt độngkinh doanh, gắn mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với phát huy vai trò chủ đạo vàchủ lực của một ngân hàng thương mại nhà nước, bảo đảm nâng cao hiệu quảkinh doanh và phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội, thực hiệnCNH-HĐH đất nước đa dạng hóa sở hữu nguồn vốn điều lệ của NHCT theonguyên tắc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ và nắm giữ quyền chi phối.

Mục đích của việc đa dạng hóa sở hữu là nhằm đổi mới cơ chế quản trịđiều hành thu hút thêm nguồn lực, trước hết là các nguồn lực về vốn, trình độquản lý và công nghệ ngân hàng tiên tiến trên thế giới; tăng cường sự kiểmsoát của các cổ đông, khách hàng và công chúng đối với ngân hàng.

Phát triển kinh doanh đa năng, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh doanhtheo hướng thị trường và trên cơ sở khai thác tốt nhất những lợi thế so sánhcủa NHCT Kết hợp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ, trong đó pháttriển mạnh các nghiệp vụ, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tính cạnh tranh cao, cóhướng đột phá, có những sản phẩm mũi nhọn Phát triển thị phần phi tín dụngvà các dịch vụ tài chính, chú trọng phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư;tiếp tục giữ vững thị phần huy động vốn, cho vay của NHCT trên thị trườngViệt Nam.

vii http://BaoHaTay.com.vn

Trang 40

Trong năm 2008, hạn mức tăng trưởng tín dụng đã được Ngân hàng Nhànước ấn định ở tỷ lệ 30%.

Từ chỉ đạo của toàn ngành trong lĩnh vực ngân hàng, và chỉ đạo trực tiếpcủa hệ thống NHCT VN mục tiêu phát triển, giám đốc cùng các phòng ban cóphương hướng giúp cân đối giữa những chỉ tiêu tăng trưởng nguồn vốn huyđộng và nguồn vốn khác tăng so với năm 2007 vào khoảng 11,43%.

 Mục tiêu tăng trưởng hoạt động kinh doanh của chi nhánh:

 Nguồn vốn huy động và nguồn vốn khác đến 31/12/2008 đạt 800 tỷđồng Trong đó:

+ Vốn huy động VNĐ đạt 665 tỷ đồng tăng so với cùng thời kỳnăm trước đó vào khoảng 22,27%, và 8,7 % đối với đồng ngoại tệ.

Từ chỉ tiêu tăng trưởng đối với loại tiền gửi, thì thấy rằng ngân hàng chútrọng tới việc thu hút đồng nội tệ trong giai đoạn tới

Nguyên nhân: Hoạt động trên địa bàn nhu cầu vốn nội tệ cao hơn nhiều

đối với đồng ngoại tệ, mặt khác giai đoạn hiện nay thì đồng USD không ổnđịnh về tỷ giá vì nền kinh tế Mỹ đang trong tình trạng suy yếu

Đạt mức cao nhất trong giai đoạn hiện nay đối với tiền gửi nội tệ12%/năm, điều đó có lợi cho những khách hàng có nhu cầu gửi tiền nhưnglàm tăng chi phí vốn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhucầu vay vốn ngân hàng, để mở rộng sản xuất kinh doanh.

Với vai trò trung gian, dẫn dắt dòng chảy của vốn trong hoạt động lưuthông ngân hàng đang trong giai đoạn xem xét cân đối lãi suất huy động vốnvới lãi suất cho vay, sao cho đạt mức phù hợp nhất.

Một số chỉ tiêu cụ thể của ngân hàng trong năm 2008

Dư nợ cho vay đến 21/12/2008 đạt 700 tỷ đồng tăng 34% ó với 31/12/2007.Trong đó:

+ Đầu tư cho DNNN: tối đa 32%/tổng dư nợ cho vay.

+ Đầu tư không có đảm bảo tối đa là 26,1% / tổng dư nợ cho vay.

Ngày đăng: 26/11/2012, 13:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. tổng nguồn vốn huy động (2005-2007) - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại vietinbank hà tây giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 1. tổng nguồn vốn huy động (2005-2007) (Trang 41)
Bảng 3. Cơ cấu theo nguồn huy động - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại vietinbank hà tây giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 3. Cơ cấu theo nguồn huy động (Trang 47)
Bảng 6. Bảng doanh số cho vay: - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại vietinbank hà tây giai đoạn 2008 - 2010
Bảng 6. Bảng doanh số cho vay: (Trang 56)
Qua bảng tổng kết số liệu vào 31/12/2007 cú một số nhận xột: - Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn vốn tại vietinbank hà tây giai đoạn 2008 - 2010
ua bảng tổng kết số liệu vào 31/12/2007 cú một số nhận xột: (Trang 60)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w