Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 105 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
105
Dung lượng
2,63 MB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Định
NGHIÊN CỨUSỰSINHTRƯỞNG
CỦA CÂYHOÀNGLAN
(CANANGA ODORATA(LAMK.)HOOK.F. &
THOMSON)
Ở GIAIĐOẠNVƯỜNƯƠMVỚICÁCCHẾ
ĐỘ BÓNPHÂNKHÁCNHAU
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM VĂN NGỌT
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS. Phạm Văn Ngọt, người Thầy đáng kính, đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và
truyền đạt những kiến thức về chuyên môn, những kinh nghiệm quý báu trong nghiêncứu
khoa học. Thầy đã luôn quan tâm, động viên, chia sẽ những khó khăn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn chỉnh luận văn này.
- Các Thầy Cô đã giảng dạy tôi trong suốt 3 năm học, những người đã truyền đạt kiến
thức và l
uôn giúp đỡ tôi về chuyên môn cũng như tài liệu tham khảo.
- Các Thầy Cô phòng Khoa học công nghệ - Sau đại học đã giúp đỡ cho tôi về mọi
mặt trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu và thực hiện đề tài này.
- Các Thầy Cô phòng thực hành Di truyền – thực vật đã tạo điều kiện cho tôi tiến
hành nghiêncứu và học tập.
- Các bạn trong lớp Sinh thái học – K.17 luôn quan tâm, động viên và chia sẽ những
khó khăn trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài.
- Chú Phạm Nguyễn ở ấp Phú Trị - xã Châu Hòa – huyện Giồng Trôm – tỉnh Bến Tre
đã tận tình giúp đỡ tôi thu mẫu để có nguồn hạt hoànglan giống tiến hành thí nghiệm.
- Gia đình và bạn bè đã kịp thời động viên, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu để luận văn được hoàn thành.
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
LỜI CAM ĐOAN
“Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêncứucủa riêng tôi. Các số liệu và kết quả
được tôi trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác”.
NGUYỄN VĂN ĐỊNH
DANH MỤC
CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
CS: Che sáng
ĐC: Đối chứng
NT: Nghiệm thức
S.cây: Số cây
TN: Thí nghiệm
TB: Trung bình
h: Chiều cao củacâyhoànglan
h: Gia tăng chiều cao trung bình/tháng
d: Đường kính thân cây
d: Gia tăng đường kính thân trung bình/tháng
L: Số lá trung bình củacâyhoànglan
L: Gia tăng số lá trung bình/tháng
S: Diện tích lá trung bình/cây
S: Gia tăng diện tích lá trung bình/tháng
C: Số cành cấp I trung bình/cây
C: Gia tăng số cành cấp I trung bình/tháng
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế nước ta đang trên đà khôi phục và phát triển mạnh mẽ với việc đầu tư và
khai thác ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc đưa cây lấy tinh dầu vào trồng và khai thác trên
phạm vi qui mô sản xuất hàng hóa đã mở ra nhiều triển vọng mới: tạo thêm việc làm cho
người dân, nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa, cải tạo đất, phục hồi hệ sinh thái, bảo vệ
môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng sinh thái
, …
Điều kiện khí hậu nước ta thuộc vùng nhiệt đới nên rất thuận lợi cho việc trồng và
khai thác các loài cây trồng cho tinh dầu. Tiềm năng về sản xuất tinh dầu tại Việt Nam là rất
lớn. Hiện nay nước ta có khoảng 657 loài thực vật có tinh dầu, tuy nhiên chúng ta chỉ mới
trồng và khai thác được khoảng 20 loại cây cho tinh dầu, tỉ lệ này còn rất thấp so với tổng số
loài cho tinh dầu mà chúng ta có. Những loài cây được trồng và khai thác chủ yếu hiện na
y
là sả (Cymbopogon sp.), bạc hà (Mentha arvensis), hương nhu (Ocimum gratissimum), húng
quế (Osimum basilicum), thông (họ Pinaceae), … Nhận thấy được vai trò và vị trí quan
trọng củacây có dầu trong việc phát triển kinh tế đất nước, chính phủ đã đầu tư và khuyến
khích người dân trồng và khai thác các loại cây có tinh dầu. Việc tìm kiếm và đưa những
cây tinh dầu có giá trị cao vào sản xuất là v
iệc làm hết sức cần thiết, nhằm đa dạng hóa các
loại tinh dầu xuất khẩu. Tuy nhiên, chúng ta chỉ mới dừng lại ở mức xuất khẩu tinh dầu thô,
chất lượng còn thấp, số lượng và chủng loại còn ít, chưa tập trung. Chính vì vậy, việc xây
dựng một vùng nguyên liệu và chế biến tinh dầu – hương liệu có chiến lược lâu dài để đạt
hiệu quả kinh tế cao, có ý nghĩa về kinh tế và xã hội là rất quan trọng. Liên kết ứng dụng
khoa học kĩ thuật, chuyển giao c
ông nghệ và đầu tư tạo vùng nguyên liệu trọng điểm để sản
xuất tinh dầu với số lượng lớn và chất lượng, đa dạng về chủng loại sẽ góp phần vào việc
xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước, hạn chế nhập khẩu tinh dầu hương liệu. Bên cạnh,
cần đầu tư nghiêncứu sâu về các điều kiện sinh t
hái, môi trường sống, giống, kỹ thuật
trồng, chăm sóc, … các loại cây có dầu để nâng cao về chất lượng và sản lượng tinh dầu sản
xuất.
Tinh dầu hoànglan (ylang – ylang oil) có giá trị trên thị trường khá cao, tùy thuộc
vào chất lượng mà 1kg tinh dầu thay đổi trong khoảng 81 – 97 USD [28], được trồng và
khai thác nhiều ởcác nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Madagasca,
Guam, … tinh dầu này được dùng để xoa bóp thư giãn, giúp hạ huyết áp, điều tiết các chất
bã nhờn trên da, sát khuẩn, …mùi tinh dầu hoànglan pha trộn khá tốt vớiphần lớn các loại
mùi cây cỏ, hoa quả và gỗ.
Ở Việt Nam, câyhoànglan chưa được quan tâm nghiêncứu và trồng với qui mô sản
xuất hàng hóa, mà chỉ được trồng rộng rãi ởcác công viên, trường học, nhà dân để lấy bóng
mát và làm cảnh. Tinh dầu hoàng l
an có giá trị cao và rất có triển vọng để trồng và khai thác
ở nước ta. Vì thế, việc nghiêncứusựsinhtrưởngcủacây con ởgiaiđoạnvườnươmvớicác
chế độbónphânkhác nhau, nhằm tìm ra một chếđộbónphân thích hợp nhất, nghiêncứu
các điều kiện sinh thái, đặc điểm sinh học củacâyhoàng lan, chuyển giao và cung cấp giống
cây trồng cho các địa phương, tiến tới trồng đại trà ởcác vùng miền khác nha
u của nước ta
để tạo nguồn nguyên liệu lấy tinh dầu đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu là
rất cần thiết.
Từ những lý do trên nên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứusựsinhtrưởngcủa
cây hoànglan(Canangaodorata(Lamk.) Hook. f. & Thomson) thuộc họ Na
(Annonaceae) ởgiaiđoạnvườnươmvớicácchếđộbónphânkhác nhau”.
2. Mục tiêu đề tài
Nghiêncứusựsinhtrưởngcủacâyhoànglan trồng trong túi bầu vớicác nghiệm thức
bón phâ
n khác nhau, từ đó tìm ra nghiệm thức bónphân thích hợp nhất đối vớisựsinh
trưởng, phát triển củacâyhoànglan trong giaiđoạnvườn ươm, cung cấp nguồn cây giống
khỏe mạnh.
3. Nội dung nghiêncứu
- Nghiêncứusựsinhtrưởngcủacây con hoànglan trong 6 tháng vớicác nghiệm
thức khácnhau về bónphân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố về các chỉ số chiều cao cây, đường
kính thân cây, số cành cấp I, số lá, diện tích lá, chiều dài rễ và sinh khối cây.
- Nghiêncứu ảnh hưởng củacác mức độche sáng khácnhau đến sựsinhtrưởngcủa
cây con hoàng lan.
4. Phạm vi
nghiêncứuDo thời gian có hạn nên phạm vi đề tài chỉ khảo sát sựsinhtrưởngcủacây con hoàng
lan (Canangaodorata(Lamk.) Hook. f. & Thomson) thuộc họ Na (Annonaceae).trong 6
tháng vớicác nghiệm thức khácnhau về bónphân N, P, K hỗn hợp 3 yếu tố và các mức độ
che sáng khác nhau.
5. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Tìm ra nghiệm thức bónphân và che sáng thích hợp nhất đối vớisựsinhtrưởngcủa
cây con hoànglanởgiaiđoạnvườn ươm, từ đó tạo cơ sở cho việc phát triển nguồn cây
giống nhằm cung cấp cho các địa phương có nhu cầu trồng câyhoàng lan.
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiêncứu về sự nảy mầm của hạt
Có rất nhiều công trình nghiêncứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm
của hạt giống, được thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau. Phần lớn các nhà nghiêncứu
đều xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến tỉ lệ nảy mầm là phẩm chất hạt, điều kiện môi
trường và hoạt động sinh lý trong hạt.
Về phẩm chất hạt, đây là một trong những nhâ
n tố quan trọng quyết định đến tỉ lệ
nảy mầm của hạt. Hạt giống có phẩm chất tốt là hạt có phẩm chất di truyền và phẩm chất
gieo ươm tốt. Phẩm chất di truyền là cơ bản, quyết định chiều hướng phát triển của cá thể
thực vật sau này, nhưng lúc đầu phải thông qua phẩm chất gieo ươm thì mới thể hiện được.
Phẩm chất gieo ươm tốt thì mới cho sản lượng và chất lượng cây con cao.
* Sự biến đổi các chất dự trữ tron
g hạt:
Trong quá trình phát triển, các hợp chất cacbon do quá trình quang hợp tạo ra được
vận chuyển tới hạt dưới dạng đường saccarose. Trong hạt, đường biến đổi sang nhiều hợp
chất, nhưng phần lớn chuyển sang chất dự trữ carbohydr
ate, lipid, protein (Bewley & Black,
1994). Nhiều loài hạt có nhiều dạng chất dự trữ hơn, song thường chỉ có một dạng ưu thế.
Theo Korstian (1927), hiện tượng miên trạng của nhóm sồi đen liên quan đến hàm
lượng lipid cao trong hạt, quá trình ủ hạt cần thiết để làm biến đổi lipid thành dạng
carbohydrate thuận lợi hơn cho việc nảy mầm. Theo Vozzo và Young (1975) thì sự biến đổi
đó được thực hiện trong thời gian ủ hạt, nhưng lại không có sự kết nối tới trạng thái ngủ đã
hình thành.
Cũng có một số loài có hàm lượng giàu lipid (Catalpa bignonindes Walt) không
thể hiện trạng thái ngủ, trong khi đó một số loài có hàm lượng hydratecarbon cao như Celtis
laevigata Will và Juniperus virginiana L. lại luôn ở trạng thái ngủ. [13] [16]
Riêng về lĩnh vực cây tinh dầu thì đã có các công trình nghiêncứu về chất lượng hạt
giống và nhân tố chi phối nảy mầm trên bạc hà (Mentha arvensis), húng quế (Osi
mum
basilicum), hương lau (Vertiveria zizinoides), tràm trà (Melaleuca alternifolia), …và đề tài
nghiên cứu về khả năng nảy mầm của hạt hoànglan(Cananga odorata) vớicác nghiệm
thức khác nhau. [2]
1.2. Nghiêncứu về ảnh hưởng củacác nhân tố khoáng lên sinhtrưởngcây con giai
đoạn vườnươmSinhtrưởng và phát triển là những đặc điểm quan trọng trong vòng đời củacây
chịu ảnh hưởng môi trường sống rất rõ rệt. Trong tự nhiên có rất nhiều nhân tố dinh dưỡng
khoáng thiết yếu cần cho sựsinhtrưởngcủa cây, trong đó quan trọng nhất là N, P, K. Sinh
trưởng củacây phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hậu,
đất đai, giống, công tác bảo vệ thực
vật, kỹ thuật canh tác, …khi các điều kiện trên được đảm bảo thì sinhtrưởngcủacây phụ
thuộc đặc biệt vào phân bón. Phânbón có vai trò quan trọng trong sựsinh trưởng, phát triển
của cây con, và sựsinhtrưởngđó có sựkhác biệt rất lớn khi bón đơn độc, bón phối hợp các
yếu tố dinh dưỡng. Cácnghiêncứu về ảnh hưởng củaphânbón đến sinhtrưởngcủacây con
đư
ợc nghiêncứu trên rất nhiều đối tượng khác nhau. Vớicáccây tinh dầu thì phần lớn các
công trình tập trung nghiêncứubón phối hợp N, P, K trên sả (Cympobogon sp.), bạc hà
(Mentha spicata), …hay bón N, P, K đơn độc trên câyhoànglan(Cananga odorata). [2]
Nitơ là thành phần quan trọng trong cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ trong tế bào như
acid nucleic, protein. Ngoài ra còn tham gia vào thành phầncủacác hợp chất indol (chất
sinh trưởng), gốc nitrit – alkaloid, nhiều vitamin, enzyme và diệp lục tố. Thực vật đồng hóa
nitơ dưới dạng a
nion NO
2
-
và NO
3
-
, cation NH
4
+
, cũng như dưới dạng các acid amin và của
các hợp chất hữu cơ khác. Thiếu nitơ cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển sang
vàng theo quy luật lá già trước, lá non sau, rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cỗi, cây khó ra hoa.
Thừa nitơ thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đỗ ngã và sâu bệnh, đầu rễ chuyển xám
đen, cây khó ra hoa.
Phospho cũng là một thành phần rất quan trọng trong việc cấu thành cácphân tử acid
nucleic, adenozinphosphat. Phospho cũng hình thành những este phosphoric của đư
ờng và
những hợp chất khác, giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp và quang phosphoryl
hóa. Trong cây phospho thường gặp ở dạng ion của acid octophosphoric, được cây hút từ
đất không chỉ ở dạng vô cơ mà cả ở dạng hữu cơ (dạng este phosphoric của đường, rượu,
acid). Thiếu lâncây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, màu xanh đậm; rễ không trắng sáng mà chuyển
màu xám đen, không ra hoa. Thừa lâncây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và
xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường dẫn đến thiếu
kẽm, sắt, manga
n.
Kali trong cây tồn tại dạng ion, liên kết không bền vững với chất nguyên sinh, một
phần dưới dạng acid hữu cơ. Nhờ có tính linh động cao nên kali hầu như được rút hoàn toàn
ra khỏi mô sống củacây bằng nước lạnh. Sự rửa trôi kali khỏi lá do mưa trong thời gian
mưa rào kéo dài đôi khi làm cây thiếu kali. Kali làm tăng độ chứa nước của chất nguyên
sinh, tăng khả năng giữ nước và tính thấm của chất nguyên sinh, ảnh hưởng tốt đến sự tổng
hợp các chất trùng hợp (tinh bột, protein, c
hất béo). Trong cây kali là chất đối kháng của
magie, nhưng lại giúp làm tăng quá trình hút và sử dụng phospho, đạm, sắt. Tác dụng sinh
lý của kali thường liên quan đến tính phóng xạ của nó, hoạt tính phóng xạ của kali thường
chiếm hơn một nửa tổng số phóng xạ tự nhiên trong cây. Kali trong cây được đồng hóa dễ
dàng từ các muối di động như clorua, sulfate, cacbonat, nitrat, …kali có vai trò cấu trúc nên
các coenzyme, thực hiện cácphản ứng trao đổi chất và có vai trò trong điều hòa hoạt động
cơ thể thực vật. Thiếu kali cây ké
m phát triển, lá già vàng dần từ hai mép và chóp lá, sau lan
dần vào trong, lá đôi khi bị xoắn lại, cây mềm yếu dễ bị sâu bệnh tấn công, cây chậm ra hoa,
hoa nhỏ, màu sắc không tươi và dễ bị dập nát. Thừa kali thân, lá không mỡ màng, lá nhỏ,
đồng thời dẫn đến thiếu magie và canxi. [31] [32]
1.3. Nghiêncứu về sự ảnh hưởng của ánh sáng lê
n sinhtrưởngcây con ởgiaiđoạn
vườn ươm
Ánh sáng đóng một vai trò quan trọng trong sựsinhtrưởng và phát triển của thực vật,
nhất là quá trình quang hợp và hút khoáng ở thực vật. Những cây ưa sáng thì ánh sáng là
nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sựsinhtrưởng và phát triển của cây. Tuy nhiên, trong
suốt vòng đời thì ở những giaiđoạnkhácnhaucủacây nhu cầu ánh sáng cũng khác nhau.
Có rất nhiều công trình nghiêncứu về mối liên quan giữa quang hợp với cường độ,
thành phần quang phổ của ánh ánh sáng. Các nhà khoa học đã xác định đư
ợc cường độ ánh
sáng tối thiểu, tức là cường độ ánh sáng ởđócây bắt đầu quang hợp. Cường độ ánh sáng
này rất thấp, ngang với ánh sáng của đèn dầu hay ánh sáng trăng, ánh sáng của buổi hoàng
hôn. Khi tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo nhưng chỉ tăng
đến mức giới hạn, đâ
y chính là điểm bão hòa ánh sáng, nếu tiếp tục tăng cường độ ánh sáng
thì cường độ quang hợp sẽ giảm. Điểm bão hòa ánh sáng này thay đổi tùy theo cây ưa sáng
hay cây ưa bóng. [33]
[...]... thấu của chất nguyên sinhởcây Đối với thực vật trong giaiđoạnvườn ươm, sức đề kháng còn yếu nên sự tác động củacác nhân tố môi trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinhtrưởngcủacây 1.4 Tình hình nghiêncứucâyhoànglan trên thế giới và ở Việt Nam Về tên gọi câyhoànglan thì ở mỗi địa phương cũng có nhiều tên gọi khácnhau như: - Canang odorant (French) - Ilang ilang-ilang, alang alang-ilang... để lâu hơn và trong những điều kiện bảo quản khácnhau Về tác động củaphânbón N, P, K đến câyhoànglan trong giaiđoạnvườnươm thì N và P có ảnh hưởng tốt đến quá trình sinhtrưởng và phát triển củacâyhoànglan trong giaiđoạnvườn ươm; đối với K thì không mang lại hiệu quả cho quá trình sinh trưởng, phát triển củacâyhoànglan trong giaiđoạnvườnươm Về công dụng tinh dầu chúng tôi nhận thấy... Nhìn chung, ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiêncứu hay đề cập đến sự ảnh hưởng của hỗn hợp phânbón N, P, K 3 yếu tố lên câyhoànglan trong giaiđoạnvườnươm Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 2.1 Đối tượng nghiêncứu - Đối tượng nghiêncứucủa đề tài là câyhoànglan (còn gọi là ngọc lan tây, cây công chúa, ylang-ylang, …) (Canangaodorata(Lamk.) Hook f &Thomson) thuộc... 2.3: Cáccâyhoànglan trồng ở huyện Giồng Trôm được thu hái quả 2.3.2 Phương pháp nghiêncứu sự sinhtrưởngcủacây với cácchếđộbónphânkhácnhau 2.3.2.1 Bố trí thí nghiệm Hình 2.4: Túi bầu chuẩn bị gieo ươm hạt hoànglan Gieo các hạt hoànglan vào các túi bầu nilông có đục lỗ để tránh úng nước gây hư hạt, kích thước túi bầu nilông là 10x18 cm với thể nền là đất tribat (Công ty TNHH Công nghệ sinh. .. rồi tiến hành tính sinh khối các bộ phận trung bình của 1 cây ứng vớicác nghiệm thức bónphân 2.3.3 Sự tác động của ánh sáng đến câyhoànglangiaiđoạnvườnươm Bố trí thí nghiệm vớicác mức độche sáng khác nhau: che sáng 100%, 75%, 50%, 25% và không che sáng Mỗi nghiệm thức có 15 cây, lặp lại 3 lần, được tiến hành trong cùng một thời gian Theo dõi sự sinhtrưởng trong 6 tháng vớicác chỉ số cũng giống... nghiệm vớicácchếđộbónphânkhácnhau Khi câyhoànglan con được 2 lá mầm hoàn chỉnh và bắt đầu hình thành lá đầu tiên (khoảng 45 ngày sau khi gieo hạt) thì chúng tôi bắt đầu chuyển cây sang túi bầu lớn có kích thước 15cm x 30cm vớicác tỉ lệ phânbónkhác nhau, mỗi nghiệm thức 15 cây, lặp lại 3 lần Tỉ lệ sống củacâyhoànglan qua các tháng thí nghiệm ởcác nghiệm thức khácnhau được trình bày ở bảng... tinh dầu hoànglan bằng phương pháp chưng cất nhờ hơi nước và tách ra thành các cấp khácnhau (extra; 1; 2; 3) tương ứng với khoảng thời gian chưng cất [23] Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002) cho biết ở nước ta chi Hoànglan (Cananga) có 2 loài là Hoànglan (C odorata Hook.f &Thomson) và Ngọc lan lá rộng (C latifolia (Hook.f &Thomson) Fin & Gagnep.) cùng 1 thứ là Hoànglan lùn (C odorata Hook.f & Thomson... Qua các số liệu ở bảng 2.3 cho thấy đất vùng bờ kênh - ruộng hơi chua, thành phần dinh dưỡng trung bình - Ngày gieo hạt vào túi bầu có đất tribat: 15/7/2008 - Ngày chuyển câyhoànglan sang túi bầu lớn có các tỉ lệ phânbónkhác nhau: 01/9/2008 Sử dụng phân ure, phân super phosphat và phân KCl phối trộn lại theo các nghiệm thức theo bảng 2.3 để theo dõi sự sinhtrưởngcủacây hoàng lan trong giai đoạn. .. tiết các chất bã nhờn đối vớicác vấn đề về da, làm giảm huyết áp cao, làm giảm sự căng cơ và tác dụng kích thích hưng phấn tình dục, được dùng chữa chứng nhịp tim nhanh, bệnh sốt rét, bệnh đường ruột, viêm gan, [6] [17] Hình 2.1: Cây, hoa và quả hoànglan(Canangaodorata(Lamk.) Hook F &Thomson) 2.2 Địa điểm và thời gian nghiêncứu 2.2.1 Địa điểm nghiêncứuCác thí nghiệm nghiêncứu về sự sinh trưởng. .. Heyne), hoànglan(Canangaodorata (Lam) Hook F et Thoms) và viết (Mimusops elengi L)” [16] Theo Phạm Phương Bình (2007) [2] nghiêncứu về sự nảy mầm của hạt vớicác tác động khácnhau và ởcác điều kiện bảo quản khácnhau thì: tác động với H2SO4 và dung dịch GA thì hạt có tỉ lệ nảy mầm cao nhất (trên 80%) Hạt hoànglan sau khi thu hoạch phơi 3 nắng rồi đem gieo liền thì có tỉ lệ nảy mầm cao hơn so với .
NGHIÊN CỨU SỰ SINH TRƯỞNG
CỦA CÂY HOÀNG LAN
(CANANGA ODORATA (LAMK. ) HOOK. F. &
THOMSON)
Ở GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM VỚI CÁC CHẾ
ĐỘ BÓN PHÂN KHÁC NHAU. Nghiên cứu sự sinh trưởng của
cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk. ) Hook. f. & Thomson) thuộc họ Na
(Annonaceae) ở giai đoạn vườn ươm với các chế