Là một đất nước ở vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc của 5
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin chân thành cảm ơn Thầy TS Nguyễn Đức Tuấn
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ và sau Đại học, các Thầy Cô Khoa Địa lý trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám Hiệu trường THPT Lê Hoài Đôn thị trấn Thạnh Phú huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học
Bên cạnh đó, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan của tỉnh Bến Tre: Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre, sở Thương mại và Du lịch tỉnh Bến Tre, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre, Sở Giao thông vận tải Bến Tre, Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, Sở Khoa học và Công nghệ Bến Tre, Cục Thống kê Bến Tre,… đã cung cấp nguồn tư liệu quý báo giúp tác giả hoành thành bài luận văn
Cuối cùng, tác giả xin gởi lời cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp đỡ và là động lực tinh thần giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn
Bến Tre năm 2011
Tác giả
Trần Thị Thạy
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong suốt hơn 40 năm hình thành và phát triển, du lịch Việt Nam đã có những bước tiến đáng khích lệ, trở thành ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân
Đảng và Nhà nước đã khẳng định “Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp
quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế – xã hội (KT – XH) của đất nước” và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển KT – XH nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, phấn đấu “từng bước đưa nước ta thành trung tâm du lịch, thương mại – dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực”
Là một đất nước ở vùng nhiệt đới với nhiều cảnh quan và hệ sinh thái điển hình, với một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, với nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc của 54 dân tộc anh em, Việt Nam có tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn trong đó nhiều tài nguyên đặc biệt có giá trị Đây là tiền đề quan trọng để phát triển du lịch ở nước ta
Và Bến Tre được biết đến là một tỉnh thuộc lưu vực châu thổ sông Cửu Long, được hợp thành bởi ba dãi cù lao, một tỉnh với biết bao khó khăn trong phát triển kinh tế Tuy nhiên, lại có tiềm năng rất lớn, đặc biệt là tiềm năng phát triển ngành Du lịch Ngành Du lịch đã và đang được tỉnh nhà chú trọng đầu tư phát triển vì đây là một ngành không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người mà còn là ngành đạt được hiệu quả kinh tế cao Đồng thời, khi
Trang 10ngành Du lịch phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển như các ngành dịch vụ khác, công nghiệp và kể cả nông nghiệp Do du lịch là một ngành rất có tiềm năng của tỉnh và đồng thời cũng là ngành phù hợp với
xu thế phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay nên tác giả đã chọn đề tài tìm
hiểu về: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” làm đề
tài nghiên cứu
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
- Tìm hiểu tiềm năng phát triển ngành Du lịch trên địa bàn tỉnh bến Tre
- Phân tích tác động của ngành Du lịch đến các ngành kinh tế khác nói riêng, cũng như tình hình phát triển KT – XH, môi trường của tỉnh Bến Tre nói chung
- Đề xuất những định hướng và giải pháp trên cơ sở phát huy lợi thế của ngành Du lịch trong tương lai nhằm hướng đến sự phát triển bền vững
sự phát triển KT – XH của đất nước ra sao và sự ảnh hưởng đến môi trường của địa phương
- Căn cứ vào tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch Từ đó định hướng
và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch tốt hơn trong tương lai
Trang 113 Nội dung và phạm vi nghiên cứu
3.1 Nội dung
Đề tài tập trung vào:
- Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
- Hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
- Tìm hiểu các điểm du lịch và tuyến du lịch tiêu biểu
- Định hướng khai thác tài nguyên phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
- Các giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài này tập trung nghiên cứu về tài nguyên du lịch
của tỉnh Bến Tre: tìm hiểu một số tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, một số cơ sở vật chất – kỹ thuật (CSVCKT), cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch Bến Tre Qua đó, đưa ra những định hướng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch dựa vào điều kiện thực tế của tỉnh
- Về thời gian: Do vốn hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài
tập trung về ngành Du lịch trong năm 2000 trở lại đây, qua đó tác giả cũng cố gắng nắm bắt kịp thời hiện trạng và định hướng phát triển trong tương lai của ngành Du lịch Bến Tre
4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong mấy thập kỷ qua, đặc biệt từ năm 1950 trở lại đây, du lịch đã phát triển nhanh chóng và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới với tốc độ tăng trưởng bình quân về khách 6,93%/năm, về doanh thu 11,8%/năm Và ngành Du lịch của nước ta trong những năm gần đây có bước phát triển vượt bật, đã và đang hoà mình vào vòng xoáy phát triển của khu vực và thế giới Song song đó, Bến Tre là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, chính vì vậy mà trong những năm gần đây ngành Du lịch của Bến Tre có
Trang 12nhiều khởi sắc Tuy nhiên, do đây là ngành kinh tế mới hình thành nên du lịch
Bến Tre còn đang trong quá trình hoàn thiện dần nên đề tài: “Tiềm năng và
định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre” sẽ giúp tác giả tìm hiểu sâu sắc
6 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
6.1 Quan điểm nghiên cứu
6.1.1 Quan điểm lãnh thổ
Trang 13Còn gọi là quan điểm “vùng” là quan điểm đặc thù của địa lý Trong thực
tế, các sự vật – hiện tượng luôn có sự phân hóa trong không gian làm cho chúng có sự khác biệt giữa nơi này với nơi khác Trong nghiên cứu địa lý du lịch thì quan điểm lãnh thổ là: người nghiên cứu phải tìm ra nét độc đáo của lãnh thổ du lịch, sự hấp dẫn, nét riêng biệt của vùng, điểm du lịch này với vùng, điểm du lịch khác Ví dụ, với hệ thống sông ngòi, cù lao,…là nét riêng
có ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Bến Tre nói riêng
6.1.2 Quan điểm tổng hợp
Các sự vật, hiện tượng nghiên cứu có tính lịch sử, tức là chúng có sự vận động và phát triển theo thời gian Khi nghiên cứu chúng, cần đặt chúng trong một cấu trúc logic, tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của các sự vật, hiện tượng đang tồn tại, lý giải nguyên nhân hình thành và phát triển của chúng Quan điểm lịch sử giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn động về sự vật, hiện tượng, nghĩa là luôn nhìn sự vật hiện tượng nào cũng có một quá trình phát
triển Chính quá trình phát triển hay cái “động” này lại là yếu tố hấp dẫn đối
với du khách: sự phát triển của khu di tích đường mòn Hồ Chí Minh trên biển
và ngày nay thành khu di tích du lịch Khâu Băng, khu bảo tồn chim Vàm Hồ,…
6.1.3 Quan điểm viễn cảnh
Là đảm bảo tính dự báo cho tương lai Trong nghiên cứu địa lý du lịch, quan điểm này kế thừa quan điểm lịch sử, nghĩa là áp dụng quan điểm viễn cảnh, người nghiên cứu phải căn cứ vào xu hướng vận động của sự vật, hiện tượng (nguồn gốc, hiện tại,…) để lập dự báo có căn cứ khoa học cho tương
lai, tức là “thấy trước được sự vật, hiện tượng trong ngày mai của chúng”
Quan điểm này đảm bảo tính sáng tạo, tích cực của địa lý kinh tế, đảm bảo tính kế thừa trong nghiên cứu khoa học tức là dựa vào những điều kiện thực tế của tỉnh Bến Tre trên cơ sở đánh giá được khả năng phát triển du lịch của
Trang 14tỉnh: xu hướng của khách, sự tồn tại, sức hấp dẫn của các di tích lịch sử, thắng cảnh như khu di tích Nguyễn Thị Định, Võ Trường Toản, Nguyễn Đình Chiểu, Vườn Cò,… những điểm, tuyến du lịch đến tham quan nhiều nhất
6.2 Phương pháp nghiên cứu
6.2.1 Phương pháp thực tế
Đây là phương pháp cần thiết và quan trọng trong nghiên cứu Phương pháp này giúp ta đánh giá chính xác, thực tế các sự vật, hiện tượng, đảm bảo tính trực quan trong nghiên cứu, nghĩa là người nghiên cứu phải đi tìm hiểu thực tế, thực địa từng địa danh, danh lam thắng cảnh, đền đài cũng như các điều kiện xung quanh tác động, vị thế, dân cư,… Trên cơ sở đó từ cái nhìn cụ thể đến tổng quát các sự vật, hiện tượng tác động đến ngành Du lịch: thuận lợi
và khó khăn như thế nào cho phát triển du lịch, tình trạng của tài nguyên du lịch, CSVCKT hiện tại đã đáp ứng nhu cầu cho phát triển của ngành chưa? Người nghiên cứu có thể đến trực tiếp tìm hiểu tại các điểm du lịch, những khu vui chơi, giải trí, đến tham quan CSVCKT: hạ tầng, bưu điện, cung cấp nước,… hoặc cũng có thể đi đến cơ quan chức năng của tỉnh để nắm bắt được thực trạng của ngành Du lịch, trên cơ sở đó có những hoạch định, dự báo xác thực trong tương lai
6.2.2 Phương pháp thu thập – xử lý thông tin – phân tích tổng hợp tài liệu
Đó là quá trình người nghiên cứu thu thập những tài liệu, tư liệu có liên quan đến sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu: về khu lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thị Định, khu di tích Khâu Băng,… khi đã thu thập được tài liệu (thông qua thực tế, sách báo, các cấp quản lý,…) bắt đầu sắp xếp, phân loại tài liệu theo tính chất hoặc mức độ,… Sau đó phân tích, tổng hợp những tài liệu đó và trình bày ý của tác giả cần trình bày, phù
Trang 15hợp với mục đích nghiên cứu Phương pháp này giúp cho các sản phẩm nghiên cứu bao giờ cũng mang tính khoa học, logic và sáng tạo
6.2.3 Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Không kém phần quan trọng trong các bài nghiên cứu để trình bày các
sự vật, hiện tượng mang tính trực quan hơn Trong nghiên cứu địa lý du lịch phương pháp bản đồ, biểu đồ dùng để minh họa cho phần nội dung thêm sắc
xảo, thực tế, có sức lôi cuốn hơn, nhất là bản đồ là “ngôn ngữ thứ 2” của địa
lý nói chung và địa lý du lịch nói riêng: như bản đồ đồng bằng sông Cửu Long để thấy được vị trí tỉnh Bến Tre so với các tỉnh khác, bản đồ hành chính Bến Tre sẽ giúp cho việc minh họa các huyện, thị nằm ở vị trí nào? Tiếp giáp với các vùng đất lân cận hay giáp biển? Bản đồ du lịch tự nhiên và nhân văn
để thấy được sự phân bố các điểm du lịch ở vị trí nào? Các biểu đồ du khách đến với tỉnh để thấy được sự gia tăng lượng khách qua các năm
7 Cấu trúc luận văn
Tên đề tài: “Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”
Đề tài gồm có ba phần: mở đầu, nội dung và kết luận – Phần nội dung gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre
Chương 3: Định hướng và giải pháp khai thác tài nguyên phát triển du
lịch Bến Tre
Ngoài ra, đề tài còn có phần phụ lục và danh mục các tài liệu tham khảo
Trang 16Kiểu 1: Kiểu định nghĩa ngắn gọn, bao quát, ví dụ trong từ điển tiếng
Việt, du lịch được định nghĩa: “Du lịch là đi chơi cho biết xứ người”
Trong các cách định nghĩa ngắn gọn thì hay nhất, theo tôi là cách định nghĩa của Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện của Việt Nam: “Du lịch là sự mở rộng không gian văn hóa của con người” Ở đây cần nhấn mạnh yếu tố đặc trưng nhất tạo ra không gian văn hóa, đó chính là tiếng nói và chữ viết, sau đó mới đến các nét văn hóa khác: kiến trúc, nghệ thuật, tôn giáo, cách ăn, cách mặc, cưới hỏi, ma chay Như vậy: đi chơi một nơi mà tiếng nói chưa khác, chữ viết chưa khác thì chưa gọi là đi du lịch
Kiểu 2: Các cách định nghĩa của các nhà du lịch học nổi tiếng của các
quốc gia Trong đó phải kể đến cách định nghĩa của nhà du lịch học người Nga (I.I Pirôgiơnic, 1985) “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”
Trang 17Kiểu 3: Cách định nghĩa của nhà kinh tế du lịch người Mỹ Coltman
(Michevel.M.Coltman) Coltman cho rằng du lịch là quan hệ tương hỗ do sự tương tác của 4 nhóm cộng đồng bao gồm:
- Du khách: người bỏ tiền ra để đi du lịch
- Cơ quan cung ứng dịch vụ du lịch (khách sạn, nhà hàng)
- Chính quyền địa phương nơi du lịch
- Dân địa phương nơi du lịch
“Du lịch là tổng thể các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ tác động qua lại giữa du lịch, nhà hàng – khách sạn, chính quyền và dân địa phương nơi diễn ra hoạt động du lịch”
Từ 3 kiểu định nghĩa cơ bản đã nghiên cứu, phân tích, tác giả xin đưa ra cách định nghĩa du lịch của mình:
“Du lịch là sự ra đi của các cư dân và tạm trú xa (khoảng 700km) nơi
ở thường xuyên của mình, đã tạo ra các mối quan hệ với nhà cung ứng dịch
vụ du lịch, chính quyền và dân địa phương nơi đến nhằm mục đích phục vụ sự nghỉ ngơi, dưỡng bệnh, tham quan, đoàn tụ gia đình cùng các hoạt động: kinh
tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo, thể thao, có tác dụng nâng cao chất lượng sống của con người” (Trần Thị Thạy)
1.2 Khái niệm tài nguyên du lịch
Pirojnik, Nguyễn Minh Tuệ và một số học giả cho rằng TNDL (Tài nguyên du lịch) là tổng thể tự nhiên, KT – XH văn hóa được sử dụng để phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần con người Trên cơ sở này các học giả cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động – thực vật, DTLSVH, văn hóa nghệ thuật lễ hội,… là những TNDL Song thực tế không phải bất cứ mọi dạng, mọi kiểu địa hình, tất cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá trị văn hóa,… đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh
Trang 18doanh du lịch Trong nhiều trường hợp địa hình hiểm trở, các bãi biển bị xâm thực mạnh, một số kiểu khí hậu, nguồn nước bị ô nhiễm là những điều kiện không hấp dẫn khách, trở ngại cho phát triển du lịch Các tác giả trên quan niệm TNDL được sử dụng để góp phần phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực
và trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ Quan niệm này chỉ phù hợp với đặc điểm phát triển du lịch của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây mang tính bao cấp Nhà nước xây dựng CSVCKT phục vụ du lịch, trả lương cho cán bộ, nhân viên lao động làm việc trong ngành Du lịch, bỏ tiền để tiếp đón các cán bộ nhân viên nhà nước đi nghỉ dưỡng theo chế độ hoặc đón tiếp các chuyên gia Thực tế hiện nay việc bảo tồn và khai thác TNDL hấp dẫn du khách, ngoài các chức năng xã hội phục vụ cho du khách, TNDL còn được khai thác nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, hiệu quả môi trường và chính trị,… Phần nhiều các nhà khoa học trong nước và quốc tế như: Pirojnik, Ngô Tất Hổ, Trần Đức Thanh, Phạm Trung Lương và các tác giả cũng như Luật Du lịch Việt Nam đều cho rằng: TNDL là những cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người tạo ra có sức hấp dẫn với du khách, có thể sử dụng phục vụ cho phát triển du lịch
Như vậy, TNDL được xem như là tiền đề phát triển du lịch TNDL càng phong phú đặc sắc có mức độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch cao
TNDL là một phạm trù lịch sử, việc khai thác phụ thuộc vào nhiều điều kiện KT – XH, khoa học kỹ thuật, chính trị nên ngày càng được mở rộng Do vậy, TNDL bao gồm cả TNDL đã, đang khai thác và TNDL chưa được khai thác
Từ những nhận xét trên tác giả đưa ra khái niệm TNDL: “là tất cả những
gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức
Trang 19hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch, mang lại hiệu quả về KT – XH và môi trường”
1.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch
1 3.1 Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch
- Một số loại TNDL là đối tượng khai thác của nhiều ngành KT – XH
- TNDL có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại TNDL được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng
- TNDL mang tính biến đổi
- TNDL nếu không được khai thác, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo hợp lý, tiết kiệm theo hướng bền vững sẽ bị suy thoái, cạn kiệt giảm cả số lượng và chất lượng
- Hiệu quả và mức độ khai thác TNDL phụ thuộc vào các yếu tố
+ Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá giá trị của tài nguyên vốn còn tìm ẩn
+ Trình độ phát triển khoa học công nghệ
+ Nguồn tài sản quốc gia, tình hình phát triển KT – XH của các địa phương, các quốc gia cũng tác động tới hiệu quả và mức độ khai thác TNDL
Vì vậy, các nước có thu nhập từ du lịch và khách quốc tế đến đứng hàng đầu thế giới phần lớn là các nước phát triển
+ Trên thế giới, các quốc gia có hệ thống luật pháp hoàn thiện phát triển và có đường lối chính sách phát triển KT – XH nói chung và phát triển
du lịch nói riêng phù hợp, năng động, thích ứng, đúng đắn, đặc biệt có các chiến lược chính sách quan tâm coi trọng sự phát triển của du lịch đều là các quốc gia khai thác, bảo vệ nguồn TNDL hợp lý, đạt hiệu quả cao về mặt KT –
XH, môi trường
Trang 20+ Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu cầu
du lịch của con người cũng là yếu tố tác động tới TNDL Các loại TNDL nói chung được khai thác với mức độ nhiều hơn để phát triển đa dạng, phong phú các sản phẩm du lịch Bên cạnh những đặc điểm giống với các loại tài nguyên chung, TNDL có những đặc điểm riêng gắn với đặc điểm tính chất của ngành
Du lịch
- TNDL phong phú, đa dạng; có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách
- TNDL bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể
- TNDL là những loại tài nguyên có thể tái tạo được
- TNDL có tính sở hữu chung
- Việc khai thác TNDL gắn chặt với vị trí địa lý
- TNDL thường có tính mùa vụ và việc khai thác TNDL mang tính mùa
vụ
- TNDL mang tính diễn giải và cảm nhận
1.3.2 Đặc điểm của tài nguyên du lịch tự nhiên
- Nếu được quy hoạch, bảo vệ, khai thác hợp lý theo hướng bền vững thì phần lớn các loại TNDL tự nhiên được xếp vào loại tài nguyên vô tận, tài
nguyên có khả năng tái tạo hoặc có quá trình suy thoái chậm
- Hầu hết việc khai thác TNDL tự nhiên chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện thời tiết, việc tổ chức các tour leo núi, tham quan các vùng núi hay đi nghỉ biển, tham quan sông nước phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết
- Một số điểm phong cảnh và du lịch dựa vào tài nguyên tự nhiên thường
nằm xa các khu đông dân cư Đặc điểm này một mặt gây tốn kém, khó khăn cho việc tổ chức các hoạt động du lịch, mặt khác nó lại là nhân tố góp phần
Trang 21làm cho TNDL tự nhiên hấp dẫn, được bảo tồn tốt hơn do ít chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động KT – XH
1.3.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch nhân văn
- TNDL nhân văn do con người tạo ra nên chịu tác động của thời gian, thiên nhiên và do chính con người Do vậy, khi khai thác TNDL nhân văn cho mục đích phát triển du lịch cần quan tâm đầu tư cho bảo tồn, tôn tạo thường xuyên, khoa học và có hiệu quả
- TNDL nhân văn là do con người sáng tạo ra nên có tính phổ biến Ở đâu
có con người, ở đó có tài nguyên nhân văn Vì vậy, các địa phương, các quốc gia đều có tài nguyên nhân văn, trong đó có nhiều loại có sức hấp dẫn với du khách, đã hoặc sẽ có thể sử dụng cho phát triển du lịch
- TNDL nhân văn ở mỗi vùng, mỗi quốc gia thường mang những giá trị đặc sắc riêng Do điều kiện tự nhiên và điều kiện KT – XH là những yếu tố nuôi dưỡng tạo thành TNDL nhân văn ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia không
giống nhau nên TNDL nhân văn ở mỗi khu vực, mỗi quốc gia có những giá trị đặc sắc riêng, góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh và hấp dẫn du khách riêng Do vậy, trong quá trình khai thác, bảo tồn TNDL nhân văn cần coi trọng việc bảo vệ, phát huy giá trị độc đáo của tài nguyên
- TNDL nhân văn thường được phân bố gần các khu dân cư, đặc biệt tập trung nhiều ở những khu vực đông dân cư Bởi nó được sinh ra trong quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm do con người sáng tạo ra Khác với TNDL tự nhiên, việc khai thác phần lớn các loại TNDL nhân văn thường ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết gây nên như mưa hay rét nên tính mùa vụ cũng ít hơn so với TNDL tự nhiên
Trang 221.4 Ý nghĩa và vai trò của tài nguyên du lịch
1.4.1 Ý nghĩa
TNDL là một nguồn lực quan trọng hàng đầu để tạo ra sản phẩm du lịch Quy mô và khả năng phát triển du lịch của một địa phương hay một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào số lượng, chất lượng và sự kết hợp của các loại TNDL
Tuy nhiên TNDL cần được hiểu là TNDL đã sẵn có trong tự nhiên hoặc
do thế hệ trước trong quá trình phát triển lịch sử ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia để lại và cả TNDL mới được phát triển tạo dựng trong quá trình phát triển kinh tế và du lịch để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của du khách (còn được gọi là tài nguyên KT – XH và kỹ thuật)
TNDL tiềm tàng hay sẵn có chỉ là nguồn lực quan trọng hàng đầu để phát triển du lịch, còn việc khai thác và bảo tồn TNDL có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào đường lối, chính sách, việc quy hoạch, tổ chức quản lý các
hoạt động bảo tồn, tôn tạo tài nguyên, phát triển du lịch và phát triển KT –
XH
1.4.2 Vai trò
TNDL có các vai trò đối với hoạt động du lịch như sau:
- TNDL là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch Trong các hệ
thống lãnh thổ du lịch, TNDL là những phân hệ giữ vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển du lịch của hệ thống lãnh thổ du lịch Đặc biệt, TNDL
có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với các phân hệ khác và với môi trường KT –
XH Do vậy TNDL là một nhân tố quan trọng hàng đầu để tạo nên sản phẩm
du lịch
Trang 23- TNDL là mục đích chuyến đi của du khách và tạo những điều kiện thuận lợi để đáp ứng các nhu cầu của họ trong chuyến đi Hoạt động du lịch
có phát triển hay không, hiệu quả kinh doanh cao hay thấp phụ thuộc vào yếu
tố cầu du lịch, đặc biệt là khách du lịch Khách du lịch nói chung, đặc biệt là khách du lịch thuần tuý, mục đích chuyến đi của du khách không chỉ hưởng thụ các loại dịch vụ lưu trú ăn uống, đi lại, mua sắm Phần lớn khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch để thưởng thức, tìm hiểu, cảm nhận các giá trị của TNDL, con người và KT – XH tại các điểm đến
- TNDL là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình du lịch
Để đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú, ngày càng cao của khách du lịch, các doanh nghiệp, các địa phương, các quốc gia cần phát triển nhiều loại hình du lịch Các loại hình du lịch ra đời đều phải dựa trên cơ sở của TNDL
- TNDL là một bộ phận cấu thành quan trọng của tổ chức lãnh thổ du
lịch
1.5 Phân loại tài nguyên du lịch
1.5.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên tự nhiên gồm các yếu tố, các thành phần tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên, các quá trình biến đổi chung hoặc có thể được khai thác và sử dụng vào đời sống và sản xuất của con người
Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005
quy định: “TNDL tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái (HST), cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”
1.5.1.1Các thành phần của tự nhiên
a Địa chất – địa hình – địa mạo
Trang 24- Các đơn vị hình thái chính của địa hình là đồi núi, cao nguyên, đồng bằng, ven biển và đảo
+ Địa hình đồng bằng khá đơn điệu về ngoại hình
+ Địa hình đồi núi, cao nguyên thường tạo ra những không gian kỳ
vĩ, sinh động và thơ mộng
- Các dạng địa hình thuận lợi cho phát triển du lịch
+ Kiểu địa hình Karst gồm các kiểu chủ yếu như: hang động Karst, cánh đồng Karst, phễu Karst, sông hồ Karst, Karst ngập nước
+ Kiểu địa hình ven bờ và đảo: kiểu địa hình ven bờ hấp dẫn du khách đó là các bãi cát ven biển, hồ, sông Trong đó đặc biệt là các bãi cát ven biển, đảo, thường được gọi là các bãi biển
Nhu cầu du lịch biển trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày càng tăng, theo UNWTO (Tổ chức Du lịch thế giới), có hơn 70% số du khách được thích đi du lịch biển
- Các di tích tự nhiên: Các quá trình nội lực và ngoại lực đã tạo thành
trên bề mặt địa hình nhiều di tích tự nhiên có giá trị về thẩm mỹ
b Khí hậu
- Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người: Tài nguyên
khí hậu là sự tổng hợp các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, tốc độ gió, hướng gió, bức xạ nhiệt
Các yếu tố của khí hậu thay đổi theo không gian từ xích đạo đến hai cực, theo độ cao, theo thời gian (tính theo mùa), có mối quan hệ chặt chẽ với địa hình, vị trí địa lý, thuỷ văn và sinh vật, hoạt động sản xuất và đời sống của con người
Nhiều nhà khí hậu trên thế giới đã xây dựng các chỉ tiêu khí hậu sinh học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con người
Bảng 1.1: Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người
Trang 25Hạng Ý nghĩa
Nhiệt độ
TB năm (P
o
P
C)
Biên độ nhiệt của tP
o
P
TB năm
Lượng mưa năm (mm)
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
Khí hậu là một trong những loại tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình du lịch chữa bệnh, an dưỡng
Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể thao, vui chơi giải trí
- Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch
Những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động
du lịch và hấp dẫn du khách được coi là TNDL như: có nhiều ngày thời tiết tốt, số ngày mưa ít, nhiều ánh nắng, tốc độ gió không quá lớn, độ ẩm không khí không quá cao, cũng không quá thấp, không có hoặc ít thiên tai và những diễn biến thời tiết đặc biệt
c Tài nguyên nước
Trang 26Nước được coi là tài nguyên quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nói chung và để phát triển nhiều loại hình du lịch Các loại tài nguyên nước sau đây đã được khai thác là TNDL:
- Nước mặt: sông, hồ, suối, thác nước, các vùng ngập nước ngọt, các
vùng nước ven biển đã kết hợp với các tài nguyên khác như núi non, rừng cây
tự nhiên, HST nhân văn tạo ra những phong cảnh nên thơ, hữu tình hấp dẫn
du khách
+ Các vùng nước ven biển có bãi cát đẹp hoặc ven các hồ, có môi trường trong sạch, độ mặn phù hợp từ 3 – 4%, độ trong suốt cao, thường được khai thác để phát triển các loại hình thể thao, bơi lội, lặn biển, tắm biển, đua thuyền, lướt ván như các bãi biển ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới
+ Các thác nước cũng tạo nơi có phong cảnh đẹp và hấp dẫn du khách có thể triển khai các hoạt động du lịch tham quan và thể thao mạo hiểm
- Các điểm nước khoáng, suối nước nóng
Các điểm nước khoáng, suối nước nóng là tài nguyên thiên nhiên quý
để triển khai các loại hình du lịch, nghỉ dưỡng, tắm khoáng, chữa bệnh
Cho đến nay, trên thế giới chưa có quy định thống nhất giới hạn dưới của các nguyên tố độ khoáng hoá, thành phần,… để phân biệt nước khoáng với nước bình thường, nhưng ở nhiều nước, các nhà nghiên cứu, các cơ quan môi trường đã xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu để xếp nước khoáng thiên nhiên vào nước khoáng
Bảng 1.2: Giới hạn để xếp các loại nước thiên nhiên vào nước khoáng
1
2
3
Độ khoáng hoá Khí cacbonic
H2S+, HS
1,0 g/lít
500 g/lít
1 mg/ lít
Trang 275 mg/lít
1 mg/ lít 0,7 mg/lít
d Tài nguyên sinh vật
Tài nguyên sinh vật bao gồm toàn bộ các loài thực vật, động vật sống trên lục địa và dưới nước vốn có sẵn trong tự nhiên và do con người thuần dưỡng, chăm sóc, lai tạo
Tài nguyên sinh vật vừa góp phần cùng với các loại tài nguyên khác tạo nên phong cảnh đẹp, hấp dẫn, vừa có ý nghĩa bảo vệ môi trường
Tài nguyên sinh vật là nguồn cung cấp nhiều loại dược liệu cho việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh và an dưỡng như (tắm thuốc của người Dao Đỏ ở Sapa – Lào Cai); cung cấp nguồn thực phẩm cho du khách Vì vậy, tài nguyên sinh vật có ý nghĩa cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch như:
du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, đi bộ, leo núi, lặn biển, tham quan, nghiên cứu, cùng với tài nguyên nước và địa hình góp phần phát triển
du lịch sông nước, miệt vườn
Trang 28Tài nguyên sinh vật luôn tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại tương hỗ giữa các loài và với các thành phần tự nhiên khác trên cùng một không gian địa lý
Do vậy, việc khai thác tài nguyên sinh vật cho mục đích phát triển du lịch phải đi đôi với việc nghiên cứu, bảo tồn theo quan điểm phát triển du lịch sinh thái bền vững
Tài nguyên sinh vật thường được khai thác tập trung ở các vườn quốc gia (VQG), các khu rừng di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH), các khu bảo tồn (KBT), một số HST đặc biệt và các điểm tham quan sinh vật
Hiện nay, hệ thống phân hạng KBT mới ở Việt Nam được thực hiện dựa vào các hệ thống, nguyên tắc và các tiêu chí phân hạng
- Vườn quốc gia
“Là một khu vực đất hay biển, có diện tích đủ lớn để thực hiện mục đích bảo tồn một hay nhiều HST đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít, bảo tồn các loại động vật, thực vật đặc hữu hoặc bị
đe dọa cho các thế hệ hôm nay và mai sau VQG là nền tảng cho các hoạt động tinh thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái
được kiểm soát và ít có tác động tiêu cực.”
- Khu bảo tồn thiên nhiên
Trang 29“Là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc trên biển, được thành lập
để bảo tồn bền vững các HST chưa hoặc bị biến đổi rất ít và có các loài động – thực vật đặc hữu hoặc đang bị đe dọa KBT thiên nhiên cũng có thể gồm các
đặc trưng độc đáo về tự nhiên hoặc văn hóa.”
- Khu bảo tồn loài và nơi cư trú
“Là khu vực trên đất liền hay trên biển, được quản lý bằng các biện pháp tích cực nhằm duy trì các nơi cư trú và đảm bảo sự sống lâu dài của các loài động vật, kể cả các loài sinh vật biển đang có nguy cơ bị tiêu diệt”
- Khu bảo tồn cảnh quan
“Là khu vực đất liền, đất ngập nước (ĐNN) ven biển hoặc trên biển,
có tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên lâu đời nên đã tạo ra một khu vực có giá trị cao về thẩm mỹ, sinh thái, văn hóa và lịch sử, đôi khi cũng
có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao Việc duy trì tính toàn vẹn của các mối tác động qua lại truyền thống này là điểm cốt lõi của công tác bảo vệ, duy
trì và phát triển KBT thuộc hạng này.”
- Một số HST đặc biệt
Các HST đã được khai thác phục vụ mục đích du lịch như: HST rừng ngập mặn, HST ĐNN, HST san hô, HST núi cao,… Những HST này, do vị trí địa lý, địa hình nên các quá trình địa mạo như xói mòn rửa trôi, xâm thực, triều dâng diễn ra rất mạnh mẽ Vì vậy tính nhạy cảm của các thành phần tự nhiên rất cao, nếu việc bảo vệ, khai thác không tuân theo những quy định nghiêm ngặt thì khi một thành phần tự nhiên bị thay đổi theo hướng tiêu cực
sẽ kéo theo sự phá hủy các thành phần tự nhiên khác mà khó có thể khắc phục được
Từ năm 2000 đến nay, nước ta đã lập hồ sơ và được Ủy ban Quốc gia Chương trình con người và môi trường của UNESCO công nhận 5 khu bảo tồn sinh quyển thế giới
Trang 30- Các điểm tham quan sinh vật
Là những khu vực trên đất liền hoặc trên các đảo được đầu tư quy hoạch xây dựng để bảo tồn, nuôi dưỡng các loài động – thực vật quý hiếm, các HST nhằm mục đích bảo tồn sự ĐDSH, nghiên cứu phổ biến khoa học, giáo dục cộng đồng, tìm hiểu cảm nhận môi trường sống Việc quản lý, bảo tồn động vật hoang dã và phục vụ giải trí, phát triển du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa của cư dân bản địa ở các điểm tham quan sinh vật chủ yếu tại các công viên quốc gia, các trang trại, miệt vườn
1.5.1.2 Các cảnh quan du lịch tự nhiên
Chỉ có một số cảnh quan có sự đa dạng, đặc sắc về các dạng tài nguyên, có cảnh quan đẹp, có sức hấp dẫn du khách mới tạo nên các cảnh quan du lịch tự nhiên Tuỳ theo đặc điểm quy mô mà có thể chia chúng thành các điểm du lịch tự nhiên hoặc các khu du lịch tự nhiên
Điểm du lịch tự nhiên là nơi có dạng TNDL hấp dẫn du khách Có những điểm du lịch tự nhiên đã được đầu tư khai thác vào mục đích phát triển
du lịch gọi là các điểm du lịch tự nhiên đã hình thành Có những điểm du lịch
tự nhiên có dạng tài nguyên hoặc các bộ phận của nó có sức hấp dẫn du khách, nhưng chưa được đầu tư khai thác phát triển du lịch gọi là các điểm du lịch tiềm năng
Dựa theo khái niệm về khu du lịch, theo Khoản 7 (Điều 4, Chương I) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, có thể định nghĩa khu du lịch tự nhiên như sau:
“Khu du lịch tự nhiên là nơi có TNDL tự nhiên có ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, hấp dẫn du khách, được quy hoạch, đầu tư phát triển
Trang 31nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch”, phải có đủ các điều kiện sau mới được công nhận là khu du lịch quốc gia
- Có TNDL đặc biệt hấp dẫn với ưu thế cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách cao
- Có diện tích tối thiểu 1000 ha trong đó diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch Trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản
lý nhà nước về du lịch ở Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định
- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng đảm bảo phục vụ ít nhất một triệu khách du lịch một năm, trong đó có
cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch
- Thu nhập từ hoạt động du lịch phải chiếm tỷ trọng tương đối lớn và được xếp vị trí ưu tiên số một so với các ngành khác
Khu du lịch tự nhiên có thể được phân loại theo một số cách:
- Theo thực trạng phát triển du lịch có khu du lịch đã hình thành và khu du lịch tiềm năng (có tài nguyên nhưng chưa được khai thác hoặc quy mô khai thác còn thấp so với tiềm năng)
- Theo yếu tố địa lý có khu du lịch ven biển, đảo, khu du lịch vùng núi, khu du lịch ven hồ, khu du lịch suối khoáng, khu du lịch đồng bằng Hiện nay ở Việt Nam có các dự án quy hoạch các khu du lịch tổng hợp: khu du lịch
Hạ Long – Cát Bà, khu du lịch Nha Trang, khu du lịch Cảnh Dương – Hải Vân – Non Nước (Thừa Thiên – Huế) và 30 khu du lịch đã và đang được đầu
tư đưa vào hoạt động trong giai đoạn 2005 – 2010
Trang 321.5.1.3 Di sản thế giới - Di sản thiên nhiên thế giới
a Di sản thế giới
Theo UNESCO, Di sản thế giới là: “Di chỉ hay di tích của một quốc gia như rừng núi, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố,… do các nước có tham gia Công ước Di sản thế giới đề nghị cho Chương trình Quốc tế Di sản thế giới, được nhận và quản lý bởi UNESCO Sau đó Chương trình Quốc tế Di sản thế giới sẽ lập danh sách, đặt tên, bảo tồn những vị trí nổi bật về văn hóa hay đặc điểm tự nhiên cho di sản nhân loại chung”
Việt Nam tham gia vào Công ước Di sản thế giới năm 1978 Di sản thế giới gồm có: di sản tự nhiên (DSTN) thế giới, di sản văn hóa (DSVH) thế giới, di sản văn hóa và tự nhiên (DSVH&TN) thế giới
Năm 1989, tại phiên họp Đại hội đồng UNESCO đã đưa ra hai chính sách để công nhận một danh hiệu cho một sản phẩm văn hóa phi vật thể là kiệt tác DSVH truyền miệng và phi vật thể của nhân loại
Từ năm 1978 đến ngày 29 tháng 6 năm 2007, Hội đồng Di sản thế giới UNESCO đã công nhận 851 di sản thế giới gồm 660 DSVH, 166 DSTN, 25 DSVH&TN
Bảng 1.3: Số lượng di sản thế giới được UNESCO công nhận hằng năm
Trang 33Nguồn: 0TUwww.whc.unesco.orgU – World Heritage List
Bảng 1.4: Các di sản thế giới phân theo các khu vực và châu lục tính đến
29/6/2007 Các loại
b Di sản tự nhiên thế giới
Trang 34Theo Công ước Di sản thế giới, “DSTN là các công trình thiên nhiên hợp thành bởi những thành tựu vật lý và sinh học hoặc những nhóm thành hệ
có một giá trị toàn cầu, đặc biệt về mặt thẩm mỹ hoặc khoa học, các thành hệ địa chất và địa văn, các miền được phân định ranh giới rõ ràng, làm nơi sinh sống của các loài động vật và thực vật bị đe dọa, có một giá trị toàn cầu đặc biệt về mặt khoa học hoặc bảo tồn; các địa điểm tự nhiên hoặc các vùng tự nhiên được phân định ranh giới rõ ràng, có giá trị toàn cầu, đặc biệt về các mặt khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên”
Mỗi địa điểm tự nhiên phải được đánh giá một cách tương đối Nghĩa
là có sự so sánh với những địa điểm khác cùng loại, cả trong và ngoài nước, thuộc cùng một vùng địa lý sinh vật hay trên cùng một đường di trú
1.5.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
TNDL nhân văn là tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người sáng tạo ra Tuy nhiên chỉ có những tài nguyên nhân văn có sức hấp dẫn với du khách và có thể khai thác phát triển du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường mới được gọi là TNDL nhân văn
Vì vậy TNDL nhân văn thường là những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của mỗi địa phương, mỗi quốc gia
- Các dạng TNDL nhân văn
Trong mỗi loại tài nguyên, căn cứ vào nguồn gốc hình thành, nuôi dưỡng, đặc tính của tài nguyên, cấp bậc xếp hạng của các loại tài nguyên, các nhà nghiên cứu phân ra thành nhiều dạng
- TNDL nhân văn vật thể gồm:
+ DSVH thế giới vật thể
+ Các DSLSVH, danh thắng cấp Quốc gia và địa phương
+ Các cổ vật và bảo vật quốc gia
Trang 35+ Các công trình đương đại
TNDL nhân văn vật thể thực chất là những DSVH, hấp dẫn du khách có thể bảo tồn, khai thác vào mục đích phát triển du lịch, mang lại hiệu quả về
KT – XH và môi trường
Theo Luật DSVH Việt Nam năm 2003: “DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử – văn hóa, khoa học bao gồm các DTLSVH, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.”
- TNDL nhân văn phi vật thể
Theo Luật DSVH của Việt Nam năm 2003 “DSVH phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử – văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu truyền khác bao gồm: tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết nghề nghiệp thủ công truyền thống, tri thức về y dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian”
Như vậy, TNDL nhân văn phi vật thể gồm các dạng tài nguyên dưới đây: + DSVH thế giới truyền miệng và phi vật thể
+ Văn hóa các tộc người
+ Các phát minh, sáng kiến khoa học
+ Các hoạt động văn hóa thể thao, KT – XH có tính sự kiện
Trang 361.5.2.1 Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể
a Di sản văn hóa thế giới
- Các di chỉ: Các tác phẩm do con người tạo nên, hoặc các tác phẩm có
sự kết hợp giữa thiên nhiên – nhân tạo và các khu vực, trong đó có các di chỉ khảo cổ có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học”
- Các tiêu chuẩn để công nhận là DSVH thế giới gồm:
+ Là tác phẩm nghệ thuật độc nhất – vô nhị, tác phẩm hàng đầu của tài năng con người
+ Có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc, nghệ thuật cấu tạo không gian trong một thời kỳ nhất định, trong một khung cảnh văn hóa nhất định
+ Chứng cớ xác thực cho một nền văn minh đã biến mất
+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn cho một thể loại xây dựng, hoặc kiến trúc phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định
+ Cung cấp một ví dụ hùng hồn về một dạng nhà ở truyền thống, nói lên được một nền văn hóa đang có nguy cơ bị hủy hoại trước những biến động không cưỡng lại được
Trang 37+ Có mối quan hệ trực tiếp với những sự kiện, tín ngưỡng, đáp ứng được những tiêu chuẩn xác thực về ý tưởng sáng tạo, về vật liệu và cách tạo lập cũng như về vị trí
Thực hiện Công ước Di sản thế giới từ năm 1978 đến ngày 29/6/2007, Hội đồng Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận 660 DSVH thế giới Trong đó Châu Âu, Bắc Mỹ là khu vực tập trung các quốc gia có nhiều DSVH thế giới (364 di sản); còn châu Á – Thái Bình Dương có 119 di sản Những quốc gia có nhiều DSVH thế giới như Trung Quốc (39 di sản), Tây Ban Nha (37 di sản), Italia (40 di sản), Pháp (30 di sản), Đức (31 di sản), Mêhicô (24 di sản), Ấn Độ (23 di sản), Nga (15 di sản) Đến nay Việt Nam đã
có 3 DSVH thế giới được UNESCO công nhận
b Các Di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh đẹp cấp Quốc gia và địa phương
Theo Đạo luật 16 về Di sản lịch sử ban hành về 25/6/1985 của Tây Ban Nha, DTLSVH được gọi là di tích lịch sử: “Di tích lịch sử bao gồm các bất động sản và các động sản có lợi ích nghệ thuật, có lợi ích sinh vật học, khảo cổ học, dân tộc học, khoa học hoặc kỹ thuật, cũng kể cả DSTN và thư mục, các lớp mỏ, các khu vực khảo cổ, các thắng cảnh thiên nhiên, các công viên, các vườn có giá trị nghệ thuật lịch sử hay nhân chủng học”
Theo Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng DTLSVH và danh lam thắng cảnh công bố ngày 4/4/1984, DTLSVH được quan niệm như sau: “DTLSVH là những công trình xây dựng địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm nghệ thuật, cũng như có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch
sử, quá trình phát triển văn hóa – xã hội”
Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: “DTLSVH là những công trình xây dựng và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử – văn hoá và khoa học”
Trang 38- Các di tích lịch sử
Báo cáo tóm tắc Quy hoạch tổng thể Phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ
1995 – 2010 (tr 151) của Tổng cục Du lịch Việt Nam ghi rõ: “Những di tích lịch sử là một bộ phận không thể tách rời của di sản quốc gia, chúng bao gồm tất cả những thắng cảnh, công trình kỷ niệm hoặc kỷ vật thuộc về một thời kỳ nào đó của lịch sử đất nước và đem lại lợi ít quốc gia về phương diện lịch sử, nghệ thuật và khảo cổ”
- Các di tích kiến trúc nghệ thuật
Các di tích kiến trúc nghệ thuật bao gồm các công trình kiến trúc có giá trị cao về kỹ thuật xây dựng cũng như về mỹ thuật trang trí, hoặc các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, các bức bích họa, các công trình kiến trúc, ngoài
ra trong các di tích này còn chứa đựng nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia, vật kỷ niệm và những giá trị văn hóa phi vật thể như truyền thống văn hóa, truyền thuyết, các giá trị lịch sử, tâm linh, tôn giáo,…
- Các danh lam thắng cảnh
Theo luật DSVH của Việt Nam năm 2003: “Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ và khoa học”
- Các công trình đương đại
Là những công trình kiến trúc được xây dựng trong thời kỳ hiện đại, có giá trị về kiến trúc, mỹ thuật, khoa học, kỹ thuật xây dựng, kinh tế văn hóa thể thao hấp dẫn du khách có thể là đối tượng tham quan nghiên cứu, vui chơi giải trí, chụp ảnh kỷ niệm,… đối với khách du lịch
Các công trình đương đại bao gồm: hệ thống các bảo tàng, các sân vận động quốc gia, các trung tâm hội nghị, hội thảo, các tòa nhà, các công trình giao thông, thông tin liên lạc,… có giá trị về nhiều mặt hấp dẫn khách
Trang 391.5.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể
a Di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại
Năm 1989 tại phiên hợp Đại hội đồng UNESCO đã đưa ra hai chính sách:
- Công nhận một danh hiệu cho một sản phẩm văn hóa phi vật thể,
danh hiệu ấy gọi là “Kiệt tác DSVH truyền miệng và phi vật thể của nhân
loại
- DSVH phi vật thể và truyền miệng luôn luôn được giữ gìn trình diễn, bổ sung truyền lại cho lớp trẻ thông qua trí nhớ và tài năng của nghệ nhân Trên thế giới, văn hóa của mỗi nước đang được giữ gìn bằng chính những con người này và UNESCO tặng cho họ danh hiệu “Báu vật nhân văn
sống”
b Các lễ hội
Các lễ hội thường bao gồm hai phần: phần lễ và phần hội
- Phần lễ: Tùy vào tính chất của lễ hội mà phần lễ có ý nghĩa riêng,
có những lễ hội phần lễ được tổ chức để tưởng niệm về một sự kiện lịch sử trọng đại, tưởng niệm, tôn vinh những danh nhân, các vị anh hùng dân tộc Cũng có những lễ hội phần lễ thực hiện những nghi lễ tôn kính, dâng hiến lễ vật cho các vị thiên thần, thánh nhân, cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Phần hội: Thường tổ chức vui chơi giải trí, biểu diễn văn hóa nghệ
thuật, yếu tố nuôi dưỡng lễ hội là KT – XH và tự nhiên nên nội dung của phần hội không chỉ giữ nguyên những giá trị văn hóa truyền thống mà luôn có xu hướng bổ sung thêm những thành tố văn hóa mới Đặc điểm này vừa làm cho
lễ hội thêm sống động, vui nhộn, phong phú, hấp dẫn Song nếu không được chọn lọc và giám sát chặt chẽ cũng như tuyên truyền, giáo dục, đầu tư để bảo
Trang 40vệ, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống thì dễ làm cho những giá trị văn hóa truyền thống bị lai tạp, mai một và suy thoái
c Nghề và làng nghề thủ công truyền thống
- Nghề thủ công truyền thống: là những nghề mà bí quyết về công
nghệ sản xuất ra các sản phẩm mang những giá trị thẩm mỹ, tư tưởng triết học, tâm tư tình cảm, ước vọng của con người
- Làng nghề được quan niệm: “Làng nghề nông thôn Việt Nam là làng
nghề có trên 30% tổng số dân tham gia sản xuất các sản phẩm phi nông nghiệp, tổng doanh thu do hoạt động sản xuất này chiếm trên 50% tổng doanh thu của cả làng
Tuy nhiên làng nghề thủ công truyền thống có thể được quan niệm:
“Là những làng có các nghề sản xuất hàng hóa bằng các công cụ thô sơ và sức lao động của con người đã được hình thành một thời gian dài trong lịch sử, nghệ thuật sản xuất hàng hóa được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở trong làng Sản phẩm hàng hóa được sản xuất không chỉ đáp ứng nhu cầu ở trong làng mà còn được bán ở thị trường trong nước và quốc tế”
d Văn hóa nghệ thuật
Nếu phân loại đối tượng phục vụ là công chúng, hay giai cấp vua, quan và theo những quy định về màu âm, ca từ, diễn viên, nhạc cụ, các loại hình biểu diễn, các bản nhạc, không gian diễn xướng, thì các nhà nghiên cứu phân văn hóa nghệ thuật truyền thống thành hai loại hình: nhã nhạc và dân ca (hay còn gọi là tục nhạc)
Nếu phân loại theo thời gian ra đời và sự phát triển, các nhà nghiên cứu phân thành hai loại là văn hóa nghệ thuật truyền thống và văn hóa nghệ thuật hiện đại Trong đó, văn hóa nghệ thuật truyền thống gồm những làn điệu dân ca, bài ca, bản nhạc, các loại nhạc cụ, vũ khúc
e Văn hóa ẩm thực