Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng,… 1.2 Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu Trong những năm g
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
BÀI TẬP 1
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: DỰ ĐOÁN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở
VIỆT NAM TRONG 5 NĂM SẮP TỚI (2022 – 2027) VÀ TÂM LÝ CỦA
NGƯỜI VIỆT KHI MUA SẮM ONLINE
Giảng viên hướng dẫn : Trần Khánh
Sinh viên thức hiện : Nhóm 7
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 3 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
1 GIỚI THIỆU 3
1.1 Thương mại điện tử là gì? 3
1.2 Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu 3
2 PHÂN TÍCH 3
2.1 Bức tranh thương mại điện tử Việt Nam những năm về trước 3
2.2 TMĐT phát triển ra sao trong thời đại dịch bệnh? Liên hệ Việt Nam 4
2.3 Dự đoán sự phát triển của TMDT ở Việt Nam trong 5 năm tới 5
2.4 Tâm lý người Việt Nam khi mua sắm online 7
3 GIẢI PHÁP 9
4 KẾT LUẬN 10
5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 31 GIỚI THIỆU
1.1 Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử hay E-Commerce (Electronic Commerce) là quá trình tiến hành một phần hay tất cả các hoạt động kinh doanh thông qua các phương tiện điện tử
Nói một cách đơn giản, thương mại điện tử chính là hoạt động mua bán sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua Internet và các phương tiện điện tử khác Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng,…
1.2 Thương mại điện tử trở thành xu hướng tất yếu
Trong những năm gần đây, với sự phát triển của cách mạng 4.0, sự phủ song của internet, mạng 3G 4G rồi đến 5G, các trang thương mại điện tử đang từng bước ngôi lên và trở thành “người bạn thân” của người tiêu dùng, của doanh nghiệp Với sự đa dạng của mô hình hoạt động, hình thức thanh toán và tiếp cận dễ dàng, thương mại điện tử đang trở thành xu thế của thế giới
Từ cuối năm 2019 trở lại dịch covid-19 dần đà bùng nổ, thanh toán
kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi, dễ tiếp cận và gọn gàng, trở thành
“người bạn đồng hành thân thuộc” với thương mại điện tử Cá phương thức mua sắm offline cũng nhận thức được điều đó và cập nhật để chạy theo sự thay đổi của dòng chảy 4.0
Tóm lại thương mại điện tử là bước ngoặc cho ngành thương mại toàn cầu, nó không chỉ giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm dễ dàng
mà còn là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp phát triển thương hiệu, đưa sản phẩm của mình tiếp cận rộng rãi với khách hàng, tiềm kiếm được khách hàng tiềm năng thu hút sự quan tâm của khách hàng mới, thu thập thông tin và sáng tạo các cách tiếp thị mới phù hợp với thi hiếu của khách hàng
2 PHÂN TÍCH
2.1 Bức tranh thương mại điện tử Việt Nam những năm về trước
Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt
là smartphone cùng hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, TMĐT Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và bùng nổ trong những năm tới,
Trang 4khảo sát của Bộ công thương cho thấy hơn 70% người tiêu dùng thích mua sắm online
Theo kết quả khảo sát, thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam năm
2017 đạt tốc độ tăng trưởng 25% so với năm trước, dự báo mức tăng trưởng này tiếp tục được duy trì trong những năm tiếp theo Điển hình như trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm
2017 đạt mức 35% Một số doanh nghiệp chuyển phát có quy mô lớn tăng trưởng doanh thu từ 62-200% Lĩnh vực thanh toán theo đó cũng tăng cao
Năm 2017, Thương mại điện tử Việt Nam đánh dấu sự bùng nổ về thương mại điện tử xuyên biên giới Tốc độ tăng trưởng của thị trường TMĐT trong năm 2017, 2018 ước tính trên 25%
Vào những năm 2020, 2011 khi sức ép của Covid-19 đưa thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ, trở thành kênh mua sắm quen thuộc hơn và "cứu" doanh thu cho nhiều đơn vị
Quá trình này hiện diện ở cả người mua hàng, nhà kinh doanh lẫn các nền tảng bán lẻ trực tuyến Báo cáo "e-Conomy SEA 2021" chỉ ra rằng Việt Nam có đến 8 triệu người tiêu dùng kỹ thuật số mới từ khi đại dịch bắt đầu (tính đến nửa đầu năm 2021), trong đó 55% đến từ các khu vực không thuộc cấp thành thị
Không chỉ phát triển về quy mô, năm 2021 cũng chứng kiến những điểm nhấn thay đổi bên trong ngành thương mại điện tử Việt Nam Đầu tiên, từ một kênh bán đồ điện tử, thời trang và sản phẩm không thiết yếu
là chính, các nền tảng thương mại điện tử chuyển mình thành kênh tiếp cận hàng tiêu dùng, thực phẩm để "chia lửa" cùng các hệ thống bán lẻ offline những ngày giãn cách
Theo số liệu của Euromonitor, với tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng 33%/năm, dự kiến giá trị thương mại điện tử Việt Nam sẽ đạt mốc 106 nghìn tỷ đồng trong năm 2022, tương ứng với khoảng 4,6 tỷ đô
la Mỹ
Từ những dẫn chứng trên, bức tranh TMDT Việt Nam trong những năm sắp tới hứa hẹn còn nhiều nét chấm phá hấp dẫn
2.2 TMĐT phát triển ra sao trong thời đại dịch bệnh? Liên hệ Việt Nam
Đại dịch COVID-19 thực sự đã là cơn “ác mộng” đối với nhiều ngành thuộc lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới, nhưng dường như lại là
“cơ may” đối với ngành thương mại điện tử, khi mà mua sắm trên mạng
Trang 5gần như là cách duy nhất để tiếp cận và có được những thứ người tiêu dùng cần trong thời kỳ giãn cách xã hội kéo dài
TMĐT vốn là ngành đang phát triển trong thời đại công nghiệp hoá
- hiện đại hoá cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, như đã được “tăng tốc” bởi trong khoảng thời gian dịch bệnh kéo dài, khi mà những nhu cầu mua sắm giải trí của người tiêu dùng luôn gia tăng bởi việc phải ở nhà, làm việc học tập tại nhà
Thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam tại thị trường nội địa cũng dần dịch chuyển từ mua hàng truyền thống sang hình thức mua hàng online thông qua phương tiện điện tử Với nhu cầu mua hàng, đặc biệt là hàng hóa nhu yếu phẩm trong thời kỳ giãn cách là cực kì lớn, các trang giao dịch điện tử như Lazada, Shopee hay Tiki cũng đã có những cập nhật sao cho tạo ra các giao diện thân thiện với người dùng, có thể kể đến như: TikiNgon, Việt Food, Siêu thị Lazada, … nhằm giúp người tiêu dùng có thể có trải nghiệm mua sắm tốt nhất
Bên cạnh việc thay đổi dần thói quen mua sắm, thực tế cho thấy, các nền tảng thương mại điện tử còn góp phần mở ra cơ hội mua sắm phong phú, đa dạng cho những người sống ở các thành phố nhỏ, phụ cận
và cả khu vực nông thôn; kết nối người tiêu dùng trẻ và sống tại những vùng ven đô đến với nhiều thương hiệu quốc tế
Không những thế, nhóm ngành hàng bách hoá trực tuyến còn tăng trưởng mạnh mẽ iPrice cho biết, Covid-19 là chất xúc tác mạnh mẽ, một trong những cú hích làm bùng nổ nhu cầu mua sắm sản phẩm thiết yếu trên bách hóa online
2.3 Dự đoán sự phát triển của TMDT ở Việt Nam trong 5 năm tới
Trong những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử Việt Nam (TMĐT) ngày càng được mở rộng và hiện đã trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được doanh nghiệp, người dân biết đến Sự đa dạng
về mô hình hoạt động, về đối tượng tham gia, về quy trình hoạt động và chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ với sự hỗ trợ của hạ tầng Internet và ứng dụng công nghệ hiện đại đã đưa TMĐT trở thành trụ cột quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế số của quốc gia
Mặc dù gặp những ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2020 do đại dịch COVID-19, thương mại điện tử Việt Nam vẫn có những bước tăng tốc mạnh mẽ, trở thành một trong những thị trường TMĐT tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á Theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2020, tốc độ tăng trưởng của TMĐT đạt mức
Trang 618%, quy mô đạt 11,8 tỷ USD và là nước duy nhất ở Đông Nam Á có tăng trưởng TMĐT 2 con số
Đặc biệt, theo khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường (Nielsen Việt Nam), có hơn 55% người tiêu dùng Việt thừa nhận sẵn sàng dùng kết nối mạng để mua sắm nhanh hơn và thuận tiện hơn; 35,8 triệu người
đã kết nối vào mạng xã hội với thời gian vào mạng trung bình 24,7 giờ/tuần để xem và mua bán hàng hóa
Không chỉ có thế, đến năm 2025 sẽ có 49% dân số sống ở các đô thị; tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập cao cũng tăng từ 17% năm 2015 lên gần 25% Số người tiêu dùng sành kỹ thuật số sẽ đóng góp phân nửa chi tiêu của tất cả người tiêu dùng trong nước
Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek
và Bain&Company nhiều khả năng quy mô của nền kinh tế số Việt Nam
sẽ vượt ngưỡng 52 tỷ USD và giữ vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025 Tại Báo cáo thường niên "SYNC Southeast Asia" (SYNC Đông Nam Á) của Facebook và Công ty tư vấn Bain & Company (Mỹ) công bố ngày 25/11/2021, Việt Nam được dự báo sẽ là thị trường TMĐT phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á vào năm 2026, với tổng giá trị hàng hóa TMĐT (GMV) đạt 56 tỉ USD, gấp 4,5 lần giá trị ước tính vào năm
2021 Hiện tại Việt Nam đang đi đầu trong việc thúc đẩy các thay đổi và nắm bắt cơ hội phát triển dựa trên sự chuyển đổi kỹ thuật số trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19
Nhận định về xu hướng của thương mại điện tử, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh, giao dịch online sẽ phát triển rất nhanh, có thể đến 30% mỗi năm trong thời gian tới Với hàng loạt các ưu điểm nhanh, thuận lợi, không có khoảng cách… giao dịch, bán hàng điện tử đang ngày càng được ưa chuộng và trở thành sự lựa chọn của phần lớn người tiêu dùng Việt Nam
Ông Pierre Cahuzac, Giám đốc điều hành Lazada - một kênh mua sắm bán hàng có thương hiệu trên thế giới bước chân vào thị trường Việt Nam cho biết, trong số 6 quốc gia mà Lazada hiện diện, Việt Nam là thị trường phát triển nhanh nhất, với mức tăng trưởng mỗi năm lên đến 100%
Với mục tiêu phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày
Trang 7càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới
Theo đó trong vòng 5 năm tới, có thể thương mại điện tử của nước
ta sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, tạo nên những bứt phá cho nền kinh
tế Việt Nam Lúc này, thương mại điện tử của Việt Nam bước đầu trở hành một trong những nền thương mại điện tử với mức tăng trưởng cao trong khu vực châu Á Thời điểm này thương mại điện tử đã đóng vai trò chủ đạo trong giao dịch thương mại trong nước cũng như ngoài nước Những bứt phá mà Thương mại điện tử đem lại như một đòn bẩy đưa nền kinh tế số của nước ta phát triển một cách nhanh chóng và vượt bậc, tạo môi trường thuận lợi cho các mô hình kinh doanh khác Đồng thời nhờ vào sự phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa và ngoài nước thông qua ứng dụng thương mại điện tử cũng được mở rộng, kết nối với hầu hết các quốc gia khác trên thế giới Doanh thu Việt Nam nhờ vào Thương mại điện tử vẫn tiếp tục được nâng cao theo từng năm
Tuy nhiên, sự phát triển vượt bậc của Thương mại điện tử lúc này
có lẽ cũng sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho việc xây dựng một thị trường cạnh tranh trực tuyến lành mạnh tại Việt Nam Đồng thời cũng
có thể sẽ làm mất đi sự cân bằng giữa sự phát triển của thương mại truyền thống và thương mại điện tử
2.4 Tâm lý người Việt Nam khi mua sắm online
Mua sắm online đang dần trở thành một xu hướng rất được yêu thích ở nước ta, đặc biệt là sau những ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 Bên cạnh đó, mức sống ngày một cao, công nghệ thì ngày càng hiện đại giúp cuộc sống con người ngày càng thoải mái, tiện lợi hơn trong các công việc Tuy nhiên, phần lớn các mặt hàng đều giá rẻ vì vẫn lo ngại về các yếu tố chất lượng sản phẩm, thanh toán an toàn, Nếu như bán trực tiếp tại cửa hàng, điểm bán hàng ở các trung tâm thương mại sẽ dễ dàng đoán được khách hàng thực sự cần gì, quan tâm dòng sản phẩm nào, thông qua việc giao tiếp, trao đổi, Nhưng khi bán hàng online, mọi thứ đều tiến hành thông qua trao đổi, tương tác trực tuyến, không thể thấy được biểu cảm, sự thay đổi trong diễn biến tâm lý của khách hàng Không khó để hiểu được những tâm lý sau đây mà khách hàng ở Việt Nam gặp phải khi mua sắm trực tuyến:
- Ích kỷ là tâm lý hết sức bình thường của mọi khách hàng khi mua bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào để đáp ứng nhu cầu của mình Vì họ là
“thượng đế” của sản phẩm, thông tin, kênh bán hàng, phương thức thanh toán,… nên các trang trực tuyến được tạo ra để dành cho họ Trên thực tế,
Trang 8họ có rất nhiều lựa chọn khác nhau khi mua hàng trực tuyến, họ chỉ quan tâm đến những gì họ muốn và thích Nếu người bán không thể cung cấp
và thỏa mãn nhu cầu "ích kỷ" của khách hàng, họ sẽ đặt trang web của bạn sang một bên và tìm kiếm một cái tên khác
- Luôn thiếu sự kiên nhẫn khi mua sắm trực tuyến Nếu không tìm được sản phẩm nào phù hợp, chờ nhân viên chat tư vấn thì quá lâu hoặc đôi khi chỉ đơn giản website của bạn load quá chậm, họ sẽ rời đi ngay lập tức để tìm kiếm địa chỉ khác
- Tính cách bốc đồng là tâm lý dễ dàng gặp rất nhiều ở người mua sắm online Đơn giản họ mua sản phẩm của bạn vì bạn tư vấn nhiệt tình, vì nó đang HOT, đang giảm giá, hay mang lại cho khách hàng sự hài lòng
- Có kiến thức tốt – Số đông người mua sắm online lại là những người có kiến thức tốt và thu nhập của họ cũng thường ở tầm trung trở lên Chính vì vậy, nếu bạn đưa ra những thông tin mang tính chất sáo rỗng, sai sự thật đừng nghĩ có thể “qua mặt” được khách hàng Chưa kể
họ sẽ đánh giá mức độ uy tín của sản phẩm, thương hiệu từ chính những điều bạn đưa ra
- Thường đắn đo rất nhiều với hàng loạt những câu hỏi mà mình tự đặt ra như sản phẩm có tốt không? Liệu mua về có đúng như hình không? Giá có đắt quá không? Mọi thứ sẽ được cân nhắc rất kỹ lưỡng và thậm chí khách hàng có thể tìm kiếm và so sánh với các bên đối thủ khác của bạn, rồi mới đưa đến quyết định cuối cùng
- Quan tâm kỹ đến các thông tin sản phẩm như xuất xứ, nguồn gốc, chất liệu, độ an toàn, tính năng, các phiên bản khác nhau, giá thành, trước khi quyết định có đặt chúng vào giỏ hàng hay không
- Xu hướng thận trọng khi mua sắm trực tuyến để tránh những
vụ lừa đảo, “treo đầu dê bán thịt chó” trên các shop bán đồ online Đó là
lý do người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu lớn, uy tính Nhất là đối với những sản phẩm đã được nhiều lượt đặt mua, review, đánh giá cao Nếu món đồ người mua rất thích nhưng shop online nhận được những lời nhận xét không tốt thì khách hàng cũng nhanh chóng bỏ
đi mà chẳng tiết nuối gì
- Tâm lý tiết kiệm Cụ thể, họ tỏ ra dễ bị hấp dẫn bởi các chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn và có xu hướng mua hàng nhiều hơn vào các dịp flashsale nhằm tối ưu chi phí
- Thích tính chất riêng tư - Đây là tâm lý rất phổ biến của khách hàng online, họ không thích bị làm phiền từ những nhân viên bán hàng, tư vấn Họ muốn tự mình tìm hiểu về sản phẩm và cũng không
Trang 9dưới bài viết, nhiều người vẫn chọn chat riêng với chủ Shop nếu cần tư vấn hoặc đặt hàng
- Muốn miễn phí vận chuyển là yếu tố cạnh ranh hàng đầu, tác động đến quyết định mua hàng Thông thường, chỉ các đơn hàng đạt tiêu chuẩn, có giá trị cao mới được miễn phí vận chuyển Nhiều người mua cho biết, họ sẽ huỷ đơn hàng nếu không được giao hàng miễn phí
- Muốn mọi thứ nhanh chóng – Với lối sống nhanh chóng và bận rộn ngày nay, hành vi mua sắm của khách hàng ngày càng thay đổi
và ít người dành nhiều thời gian cho việc mua sắm Họ dành phần lớn thời gian cho gia đình và những việc khác quan trọng hơn Bằng cách mua sắm trực tuyến, khách hàng có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức
3 GIẢI PHÁP
Mua hàng trực tuyến có thể là sự lựa chọn hàng đầu của một số người, nhưng chắc chắn không phải của tất cả mọi người ở Việt Nam, bởi những lợi ích và rủi ro mà việc mua hàng trực tuyến mang lại
Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp nhằm thay đổi tâm lý mua sắm của người Việt Nam là một việc rất cần thiết Hành động của một người diễn ra không chỉ có mục đích, mà còn bao gồm cả nguyên nhân dẫn đến hành động ấy Việc mua hàng của người Việt cũng vậy, người Việt thường không chọn mua hàng trực tuyến là vì một số nguyên nhân khách quan và chủ quan
Các doanh nghiệp nên tạo dựng hệ thống tiếp nhận thông tin, xử lý đơn hàng và trả lời khách hàng một cách đơn giản, nhanh chóng Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng Giúp khách hàng có trải nghiệm tốt nhất khi mua hàng trực tuyến
Theo nghiên cứu và báo cáo, niềm tin của người Việt Nam đối với các trang TMĐT còn khá thấp Khách hàng khi mua sắm trực tuyến đa số lựa chọn phương thức thanh toán COD (giao hàng thu tiền hộ) với tỷ lệ chiếm 88%, vì có thể họ sẽ không nhận được hàng, hay nhận được hàng không đúng với những gì mình đã mua, hoặc đơn giản là hàng hoá kém chất lượng, không giống với mô tả của nhà bán hàng Có rất nhiều cách tạo dựng niềm tin, chẳng hạn: Tăng chất lượng sản phẩm và dịch vụ, chính sách đổi trả rõ ràng, hợp lý, giao đúng hàng, đúng chất lượng mô tả,
Trang 10Tiếp theo, như đã nói ở trên đó là bảo mật thông tin khách hàng Đây đã, đang và sẽ là vấn đề nên được các doanh nghiệp và nhà nước quan tâm giữa thời đại công nghệ phát triển như ngày nay Điều này có nghĩa, các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường TMĐT phải đảm bảo được quyền lợi của khách hàng và an ninh trong môi trường số
Bởi số lượng và khối lượng hàng hoá nhiều, khách hàng đông đúc nhưng đội ngũ giao nhận mỏng và chưa thật sự chuyên nghiệp, còn nhiều thiếu sót, dẫn đến hàng hhoá đến tay khách hàng khá lâu, giá thành cho mỗi lần giao nhận đôi khi lại bất hợp lý
Hơn nữa, phương thức thanh toán cũng cần được đa dạng hoá Mặc
dù việc khách hàng lựa chọn phương thức thành toán COD bởi một phần
lo ngại về sự trung thực của các nhà bán hàng, doanh nghiệp, Nhưng một phần cũng bởi họ không tìm được sự lựa chọn thanh toán trực tuyến nào phù hợp Tuy rằng đã có rất nhiều ví điện tử và cổng thanh tóan được
mở ra và nổi tiếng ở Việt Nam như: Momo, Zalo Pay, Payoo, Nhưng thực chất, số người sử dụng lại chưa nhiều Vì các ví điện tử và các ngân hàng tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc đồng bộ hóa các loại hình thanh toán Hơn nữa, việc thanh toán trực tuyến của các ngân hàng vẫn còn rất chậm, gây mất nhiều thời gian
Và cuối cùng là phát triển dịch vụ giao nhận hàng Trong các chương trình lớn thường thấy như: 1/1, 2/2, 3/3, của Lazada, Shopee, việc giao nhận trở nên rất khó khăn Bởi số lượng và khối lượng hàng hoá nhiều, khách hàng đông đúc, nhưng đội ngũ giao nhận mỏng và chưa thật
sự chuyên nghiệp, còn nhiều thiếu sót, dẫn đến hàng hoá đến tay khách hàng khá lâu, giá thành cho mỗi lần giao nhận đôi khi lại bất hợp lý
4 KẾT LUẬN
Với sự phát triển của nhân loại, của thời kỳ khoa học kỹ thuật, internet bao phủ hầu như mọi mặt trận của xã hội hiện đại, nhu cầu con người ngày càng phát triển cao theo những hình thức tiện lợi, dễ tiếp cận, chính vì thời mà thương mại điện tử trong những năm tới sẽ không ngừng được phát triển, được cải thiện và ngày càn chiếm ưu thế trong thị trường kinh doanh khóc liệt Trong 5 năm tới, thương mại điện tử sẽ không còn
là “những con ngựa có tiềm năng” mà sẽ trở thành “một con ngựa chiến” thực thụ trong nền kinh doanh dịch vụ nói chung và trong ngành kinh tế thị trường nói riêng Thương mại điện tử sẽ ngày càng phương thức hóa các hoạt động tiếp cận khách hàng, đa dạng hóa phương pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách triệt để nhất Khắc phục các nhược điểm