Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU _ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách h
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2009
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ DẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thế giới……… ……1 1.2 Khái niệm và phân loại Franchise
1.2.1 Khái niệm Franchise………4 1.2.2.Phân loại Franchise
A Đại lý franchise độc quyền (Master franchise)………9 B Franchise phát triển khu vực ……….……… 9 C Bán cho từng cá nhân riêng lẻ………10 1.3 Quy định pháp luật về Franchise
1.3.1 Quy định pháp luật vế Franchise trên thế giới……… ….11 1.3.2 Quy định pháp luật về Franchise tại Việt Nam ……….17 KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 1 ……… …….… 18
2.1.1 Giới thiệu……… ……… 19 2.1.2 Sơ lược về sự hài lòng của khách hàng……… ………19 2.1.3 Các nhân tố rút ra từ các Item trong khảo sát sự hài lòng của
khách hàng……… 20 2.1.4 Ước lượng mô hình hồi quy……… …….25 2.2 Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phố Hố Chí Minh
2.2.1 Sự thâm nhập Franchise vào Việt Nam……….….……28
Trang 32.2 2 Thực trạng của hệ thống nhượng quyền
2.3.2 Bài phỏng vấn số 2: CAO MINH KIM KHÁNH-
Trưởng phòng nhượng quyền của iSPACE……… ……38 KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 2………41
3.2.1 Đề xuất của nhóm dựa trên các nhân tố rút ra từ
mô hình hồi quy……… …………44 3.2.2 Giải pháp chung
A.Đối với các nhà nhượng quyền……… ……….47 B.Đối với các nhà nhận quyền……… …….48 C.Giải pháp chung……….…… 49 KẾT LUẬN ĐỀ TÀI
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng 1.1: Hệ thống nhượng quyền và số cửa hàng nhượng quyền ở một số
nước trên thế giới đến năm 2006 ……… 1PL
Phụ Lục 2: Luật về Nhượng Quyền Thương Mại tại Việt Nam …….….4PL
Phụ Lục 3: Hồ sơ đăng ký nhượng quyền của doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài ……… ………….10PL
Phụ Lục 4 : Bảng Câu hỏi Khảo sát ………12PL
Phụ Lục 5: Bảng 2.2: Những thương hiệu nước ngoài trong lĩnh vực nhượng quyền tại
Việt Nam ……… …15PL
Phụ Lục 6: Tài liệu do anh Cao Minh Kim Khánh cung cấp – Để trở thành nhà
nhận quyền của iSPACE
Bảng 2.3: Mười thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới
Bảng 2.4: Những thương hiệu Việt Nam áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 WFC: Word Franchise Council 2 EFF: European Franchise Federation 3 IFA :International Franchise Association
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU 1 Cơ sở hình thành đề tài
Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, tuy bước đầu còn gặp phải nhiều khó khăn nhưng Việt Nam _ một vùng đất có lịch sử đấu tranh hào hùng, có truyền thống cần cù, sáng tạo và một sức trẻ năng động, sẽ tận dụng những cơ hội mới, thách thức mới để ngày càng đổi mới _ trở thành một đất nước có nền kinh tế sôi động, thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới Với một nền kinh tế thị trường mở rộng, Việt Nam đang ngày càng có nhiều công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường, điều này đã làm cho thị trường Việt Nam trở nên sôi động và có tính cạnh tranh gay gắt hơn Những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã có mặt tại Việt Nam như KFC, Gloria Jeans Coffees …, ngày càng khẳng định tên tuổi của mình với một hệ thống kinh doanh rộng khắp
Trong bối cảnh như vây, một phương thức kinh doanh mới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam _ Nhượng Quyền Thương Mại ( Franchise ) Với phương thức kinh doanh này, nhà đầu tư có thể sử dụng vốn của mình một cách hiệu quả và ít rủi ro, phát triển nhanh thị trường, mở rộng thị trường và có được chổ đứng trong lòng khách hàng
Nhượng quyền thương mại đã có từ rất lâu trên thế giới, nhưng đây là một lĩnh vực khá mới mẽ tại Viêt Nam Có thể thuật ngữ “ nhượng quyền kinh doanh” hay “ nhượng quyền thương mại” thì nhiều người đã nghe qua nhưng hiểu về hình thức này thì không nhiều Trên thế giới, có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng đã áp dụng thành công hình thức kinh doanh này như Mc’Donald, KFC, Gloria Jeans Coffees …, từ đó đã tạo được thương hiệu mạnh có một vị thế chắc chắn trên thế giới Còn tại Việt Nam, những thương hiệu như: Phở 24, Cà phê Trung Nguyên … _ được coi là những thương hiệu mạnh và có tiềm năng phát triển cao nhưng lại chưa có được một chỗ đứng và uy tín đối với khách hàng trong nước và thế giới Cà phê Trung Nguyên được coi là thương hiệu tiên phong trong việc áp dụng phương thức kinh doanh này tại Việt Nam và đã gặp hái được nhiều thành công trong nước lẫn quốc tế Nhưng rồi sau đó là sự tụt hậu và mất kiểm soát trong hệ thống nhượng quyền, để đến một ngày Trung nguyên không còn là một hệ thống lớn mạnh như trước nữa
Trang 6Từ đó nhiều người sẽ tự hỏi rằng, hình thức kinh doanh này có thật sự phù hợp với nước ta hay là nó có quá nhiều rủi ro? Do đâu mà những thương hiệu lớn trên thế giới lại áp dụng hình thức này thành công đến như vậy, còn những thương hiệu Việt Nam thì lại không?
Đó cũng chính là những câu hỏi mà nhóm chúng em rất muốn tìm hiểu và qua đề tài NCKH này, chúng em mong có thể có thêm được những kiến thức về hình thức kinh doanh Franchise và làm sao để áp dụng nó một cách thành công vào thị trường Việt Nam
2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
- Giới thiệu một cách tổng quan về franchise_nhượng quyền thương mại trên thế giới - Nêu những lý thuyết và những quy định pháp luật về franchise tại thị trường Việt Nam - Đánh giá tình hình phát triển của hệ thống Franchise tại thị trường Việt Nam
- Đưa ra những thành quả đã đạt được của các công ty kinh doanh theo mô hình franchise tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận dụng kinh doanh theo mô hình của các doanh nghiệp franchise tại TP Hồ Chí Minh
- Xác định những hạn chế và thiếu xót của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh khi vân dụng mô hình kinh doanh franchise
- Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục hạn chế và nâng cao hiệu quả hoat động kinh doanh franchise của các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số công ty đã sử dụng phương thức Franchise trong kinh doanh
Thương hiệu Phở 24- Nam An Group Cà phê Trung Nguyên
iSPACE- Trường Cao Đẳng Nghề
- Phạm vi nghiên cứu: Tại thành phố Hồ Chí Minh
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia kinh tế
- Trao đổi trực tiếp với người đại diện của các công ty - Điều tra thông qua Bảng câu hỏi khảo sát
Trang 7- Sử dụng phần mền phân tích dữ liệu SPSS để phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại
- Nghiên cứu các tài liệu về Franchise qua sách báo và Internet - Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu
5 Tính mới
Hình thức Franchise chỉ mới thực sự phổ biện tại Việt Nam cũng như thành phố Hồ Chí Minh trong vài năm gần đây Hiện nay tại nước ta vẫn chưa có một trung tâm đào tạo nào đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực này và cũng ít ai có thể hiểu rõ hình thức kinh doanh này Do đó, nghiên cứu về hình thức Franchise _ Nhượng quyền thương mại là một đề tài nghiên cứu còn khá mới mẻ tại thành phố Hồ Chí Minh
6 Bố cục
Đề tài nghiên cứu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sờ lý luận
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thế giới 1.2 Khái niệm và phân loại Franchise
1.3 Quy định pháp luật về Franchise
Chương 2: Phân tích kết quả nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại thông qua bảng khảo sát – Sử dụng phần
mền phân tích dữ liệu SPSS
2.1 Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi 2.2 Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phố Hố Chí Minh
2.3 Phỏng vấn đại diện của một số công ty tiêu biểu đang áp dụng hình thức nhượng quyền thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh ( Nhóm đã phỏng vấn TS Lý Quý Trung- Tổng giám đốc thương hiệu PHỞ 24 & Giám đốc điều hành Nam An Group và anh Cao Minh Kim Khánh - Trưởng phòng nhượng quyền của iSPACE )
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm và giải pháp rút ra từ đề tàinghiên cứu khoa học
Trang 83.1 Bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình nghiên cứu việc áp dụng hình thức Franchise của các doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
3.2 Giải pháp trong quá trình nghiên cứu và phân tích số liệu
Trang 9Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển Franchise trên thế giới
Từ cách đây hàng trăm năm, Franchise đã xuất hiện tại Châu Âu, rồi sau đó lan rộng và phát triển mạnh tại Mỹ Vào thập niên 90, khi tình hình khủng hoảng kinh tế bùng nổ, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, việc cắt giảm biên chế xảy ra ở hầu hết các nước Khi đó, tại những nước bị ảnh hưởng, đặc biệt là Mỹ, các nhân viên quản trị cao cấp đã tìm đến hình thức kinh doanh Franchise như một giải pháp cứu cánh lúc bấy giờ Họ tự bỏ vốn và làm chủ mô hình kinh doanh của mình, đồng thời họ cũng đã góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của hình thức này tại Mỹ
Năm 1851, nhà sản xuất máy may Singer của Mỹ đã ký và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thưong mại đầu tiên và trở thành người tiên phong trong việc phát triển của hình thức kinh doanh này Đây cũng là hợp đồng nhượng quyền đầu tiên được ký giữa người nhượng quyền và người nhận quyền
Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu ghi nhận thì sự phát triển ồ ạt của các trạm xăng và các gara buôn bán xe hơi sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất, được coi là một trong những loại hình kinh doanh đầu tiên được nhân rộng thông qua hình thức nhượng quyền _ nhưng ở đây chỉ là hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm
Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, mô hình kinh doanh Franchise mới thực sự bùng nổ và trở nên phổ biến nhất là trong các ngành dịch vụ, bán lẻ, phân phối, nhà hàng và khách sạn Khi nhắc tới hình thức kinh doanh Franchise, người ta sẽ liên tưởng ngay đến ngành ăn uống mà cụ thể là các chuỗi nhà hàng “fast food” như Mc’Donald, KFC, Lotteria … và hiện nay ngành này cũng đang là ngành sử dụg phương thức Franchise nhiều nhất
Hiện nay, Franchise đã có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới với mức tăng trưởng cao Tùy theo tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và đặc thù của mỗi nước mà hoạt động nhượng quyền thương mại có tốc độ và qui mô phát triển khác nhau Theo thống kê từ World Franchise Council (WFC, 2006), nhóm nước phát triển có hoạt động nhượng quyền thương mại diễn ra mạnh mẽ hơn so với các nước đang phát triển hay kém phát triển
Trang 10Cũng theo thống kê này, trên thế giới hiện nay có trên 19.000 hệ thống nhượng quyền và hoạt động trong 100 lĩch vực khác nhau Bên cạnh đó, doanh thu hàng năm từ hoạt động nhượng quyền trên thế giới là trên 2.000 tỷ USD ( năm 2006) và tạo hơn 20 triệu việc làm cho xã hội
Bảng 1.1: Hệ thống nhượng quyền và số cửa hàng nhượng quyền ở một số nước trên thế giới đến năm 2006 ( PHỤ LỤC 1)
Theo điều tra của WFC (10/2006) thì Trung Quốc đang là quốc gia có số lượng hệ thống nhượng quyền nhiều nhất thế giới với 2.100 hệ thống Tiếp sau là Mỹ với 1.500 hệ thống và Nhật là 1.088 hệ thống Tuy nhiên, xét số lượng cửa hàng nhượng quyền thì Mỹ là quốc gia chiếm số lượng nhiều nhất với hơn 750.000 cửa hàng Mexico có số lượng cửa hàng đứng thứ 2 với hơn 450.000 Nhật Bản là hơn 220.000 và Trung Quốc trên 120.000 cửa hàng Trung bình mỗi hệ thống nhượng quyền tại Mỹ có khoảng 511 cửa hàng trong khi Trung Quốc chỉ có 57 cửa hàng Như vậy, với những quốc gia có nền nhượng quyền lâu đời, phát triển mạnh thì hệ thống của quốc gia đó có sự ảnh hưởng, phạm vi hoạt động rộng, còn các quốc gia mới phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại, chẳng hạn như Trung Quốc, thì số cửa hàng cho một hệ thống nhượng quyền là ít hơn rất nhiều và phạm vi hoạt động còn nhỏ hẹp Đây được xem là một trong những điều hiện cốt lõi để xem xét, đánh giá “sức mạnh” của các hệ thống nhượng quyền thương mại
10 quốc gia có số lượng hệ thống nhượng quyền lớn nhất thế giới
Nguồn: Theo cuộc điều tra nhượng quyền của WFC được thực hiện bởi EFF –10/2006
Tr ung Quốc Mỹ Nhật Bản Bar zil ( 2005)Pháp Đức Canada Philippines( 2003)
Ấn Độ Ý ( 2005)
Trang 11Hiện nay, mô hình nhượng quyền thương mại đã mở rộng lĩnh vực hoạt động trên rất nhiều ngành nghề khác nhau Ban đầu, những ngành kinh doanh phát triển nhất với mô hình kinh doanh này là thức ăn nhanh, cửa hàng bản lẻ, dịch vụ, xe hơi, nhà hàng, bảo trì, xây dựng, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh … Và cho đến nay thì mô hình nhượng quyền thương mại lại tập trungvào một số lĩnh vực mới_ là thế mạnh đặc thù của các nước đang phát triển như hệ thống siêu thị, bản lẻ, giáo dục của Singapore và Thái Lan, phân phối của Trung Quốc hay hệ thống kinh doanh các sản phẩm từ trái cây như Việt Nam…
Bảng 1.2: Mười ngành kinh doanh sử dụng hình thức nhượng quyền nhiều nhất
Nguồn: Thống kê của Hiệp hội Nhượng quyền kinh doanh quốc tế (IFA)
Cho đến những năm đầu thế kỷ 21 này, ngành kinh doanh có doanh thu lớn nhất, số lượng cửa hàng nhiều nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất vẫn là thức ăn nhanh (fast food) với những thương hiệu rất nổi tiếng như McDonalad’s, KFC, Burger King… Nhưng qua phân tích tình hình phát triển nhượng quyền trên thế giới, hiện đang có hai xu hướng tăng trưởng khác nhau trong cơ cấu các ngành nhượng quyền tại các nước trên thế giới Tại các nước có nền nhượng quyền thương mại phát triển tương đối sớm như Mỹ, Anh, Nhật…, mặc dù ngành thực phẩm, bán lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các ngành nhượng quyền, nhưng tốc độ tăng trưởng của chúng chậm lại so với những năm trước đây Trong khi đó, ngành dịch vụ lại có tốc độ tăng trưởng cao, có khi gấp nhiều lần tốc độ tăng trưởng của ngành thực phẩm, bán lẻ Trong khi đó, các quốc gia có hệ thống nhượng quyền non trẻ như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam… thì tốc độ tăng trưởng và cả thị phần của ngành thực phẩm, bản lẻ luôn chiếm tỷ trọng cao
Trang 12-20%0%20%40%60%80%100%120%Dịch vụ trẻ em
Dịch vụ thông thườngXây dựngBất động sảnNhà hàngDịch vụ kinh doanhBảo trìGiáo dụcDu lịchThức ăn bán lẻThể thaoThức ăn nhanhHàng gốm sứCửa hàng bán lẻPhòng cho thuêÔ tôDịch vụ cá nhânIn ấn
Tỉ lệ tăng trưởng số cửa hàng nhượng quyền trong các ngành ở Mỹ 2000 – 2006
Nguồn: Darrell Johnson - Franchise Leadership and Development Conference 2007
1.2 Khái niệm và phân loại Franchise
1.2.1 Khái niệm Franchise
Trên thế giới, tùy vào nền văn hóa, kinh tế hay chính trị mà quan niệm về nhượng quyền cũng khác nhau.Từ franchise có nguồn gốc từ tiếng pháp là “franc” có nghĩa là “free” (tự do) _ Franchise là một phương thức nhân rộng thương hiệu , nhân rộng mô hình kinh doanh Theo định nghĩa của từ điển Anh Việt của Viện Ngôn ngữ học thì franchise có nghĩa là nhượng quền kinh doanh hay cho phép ai đó chính thức được bán hang hóa hay dịch vụ của một công ty ở một khu vực cụ thể nào đó Còn theo định nghĩa của từ điển Webster thì Franchise là một đặc quyền được trao cho một người hay một nhóm người để phân phối một sản phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác; một bên là franchisee ( bên được nhượng quyền hay mua franchise ) Hai bên đối tác này sẽ ký một hợp đồng , gọi là hợp đồng franchise
Trang 13Do đó cũng có định nghĩa cho rằng franchise là một lọai hợp đồng thỏa thuận giữa 2 bên, có thể bằng văn viết hay văn nói Sau đây là một số định nghĩa về Franchise tại các quốc gia:
Liên minh châu Âu _ định nghĩa quyền thương mại là một “tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm, hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng” Hội đồng thương mại liên bang hoa kỳ (Federal Trade Commission ) định nghĩa franchise như sau : “Franchise là một hợp đồng hay một thỏa thuận giữa ít nhất 2 người , trong đó : Người mua franchise được cấp quyền bán hay phân phối sản phẩm , dịch vụ theo củng một kế họach hay hệ thống tiếp thị của người chủ thương hiệu Họat động kinh doanh của người mua franchise phải triệt để tuân theo kế hoạch hay hệ thống tiếp thị này gắn liền với nhãn hiệu , thương hiệu , biểu tượng , khẩu hiệu , tiêu chí, quảng cáo vá những biểu tượng thương mại khác của chủ thương hiệu Người mua franchise pjải trả một khỏan phí , trực tiếp hay gián tiếp , gọi là phí franchise ”
Hiệp hội Nhượng quyền thương mại quốc tế - hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới – đã định nghĩa nhượng quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên giao và bên nhận quyền Theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm lien tục tới doanh nghiệp (cơ sở, cửa hàng…) của bên nhận trên các khía canhk như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên và các chương trình xúc tiến bán hàng Bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát và bên nhận đang hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”
Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ _ định nghĩa một hợp đồng nhượng quyền
thương mại là hợp đồng theo đó bên giao hỗ trợ đáng kể cho bên nhận trong việc điều
hành doanh nghiệp hoặc kiểm soát chặt chẽ cách thức vận hành của bên nhận, chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu cho bên nhận để phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ theo nhãn hiệu hàng hóa của bên giao và yêu cầu bên nhận thanh toán cho bên giao một khoản phí tối thiểu
Trang 14 Luật sở hữu công nghiệp của Mêhico có hiệu lực từ tháng 6 năm 1991 quy định: “Nhượng quyền thương mại tồn tại khi một “li-xăng” cấp quyền sử dụng một thương hiệu nhất định, có sự chuyển giao kiến thức công nghệ hoặc hỗ trợ kỹ thuật để một người sản xuất, chế tạo hoặc bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đồng bộ với các phương pháp vận hành, các hoạt động thương mại hoặc hành chính đã được chủ thương hiệu thiết lập với chất lượng, danh tiếng, hình ảnh của sản phẩm hoặc dịch vụ đã tạo dựng được dưới thương hiệu đó”
Chương 54, Bộ luật dân sự Nga _ định nghĩa bản chất pháp lý của “sự nhượng quyền thương mại” như sau: “Theo Hợp đồng nhượng quyền thương mại, một bên (bên có quyền) phải cấp cho bên kia (bên sử dụng) với một khoản thù lao, theo một thời hạn, hay không thời hạn, quyền được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh cảu bên sử dụng một tập hợp các quyền độc quyền của bên có quyền bao gồm, quyền đối với dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, quyền đối với bí mật kinh doanh, và các quyền độc lập theo hợp đồng đối với các đối tượng khác như nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ”
Theo Hiệp hội nhượng quyền Pháp, nhượng quyền thương mại là một phương thức hợp tác giữa một bên là nhà nhượng quyền và bên còn lại là một hay nhiều nhà nhận nhượng quyền để khai thác hàng hóa, dịch vụ hay công nghệ mà người nhượng quyền sở hữu Trong đó, bao gồm quyền sở hữu của hàng hóa hay dịch vụ, bí mật hay bí quyết kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ Trên cơ sở đối tượng nhượng quyền này, nhà nhượng quyền xây dựng thành một hệ thống nhượng quyền mà những người tham gia có trách nhiệm bảo tồn và phát triển hệ thống đó
Theo quy định về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam được quy định lần đầu tiên tại Luật Thương mại 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại tiếp tục được hoàn chỉnh với việc ban hành Nghị định 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và Thông tư số 9/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 05 năm 2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại Luật Thương mại Việt Nam định nghĩa: “Nhượng
quyền thương mại là một hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận nhượng quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng
Trang 15dịch vụ theo hai điều kiện chính, được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền Bên nhượng quyền có kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận nhượng quyền trong việc điều hành nhượng quyền kinh doanh”
Điểm qua một số định nghĩa của các quốc gia và các tổ chức nhượng quyền trên thế giới, ta có thể thấy tính đa dạng và tầm quan trọng của hình thức kinh doanh này đối với mỗi quốc gia Bản thân nhượng quyền thương mại không phải là một cơ sở kinh doanh mà là một cách thức kinh doanh Đặc điểm của nhượng quyền thương mại là một quan hệ kinh doanh toàn diện và liên tục bao gồm không chỉ sản phẩm và/hoặc dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa, khu vực địa lý… mà là toàn bộ hệ thống và mô hình kinh doanh, trong đó bao gồm quy trình hoạt động, tài liệu hướng dẫn, quản lý kinh doanh, hình ảnh và các tiêu chuẩn, đào tạo – kỹ thuật, vận hành quản lý, giám sát và tổ chức, quản lý chất lượng, trợ giúp và hỗ trợ ban đầu và liên tục, tiếp thị, các thỏa thuận mua sản phẩm, cơ sở hạ tầng, quản lý và công nghệ… Ở một góc độ nào đó, khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền thương mại, cả nhà nhận quyền và nhượng quyền đều hiểu rõ vai trò, yêu cầu và trách nhiệm của mình trong việc phát triển hệ thống Bất cứ giai đoạn nào của quá trình phát triển và bất cứ hoạt động nào của các bên tham gia nếu không tương thích với những yêu cầu của hệ thống nhượng quyền thương mại cũng sẽ làm cho hệ thống ấy có nguy cơ sụp đổ hay biến đổi sang một hình thức kinh doanh khác thậm chí là biến mất khỏi thị trường Điều này thực sự là một thử thách mà cả nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền thường xuyên phải đối mặt
Để kinh doanh thành công bằng hình thức này, trước hết chúng ta cần làm quen với các thành phần cơ bản hình thành nên hệ thống nhượng quyền thương mại đã được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới áp dụng
Nhà nhượng quyền (Franchisor): là một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu thương hiệu, sản
phẩm hay dịch vụ hoặc bí quyết, có mô hình kinh doanh tối ưu… và tiến hành hình thức kinh doanh bằng cách nhượng quyền cho một hoặc nhiều đối tác qua việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại
Trang 16Nhà nhận quyền (Franchisee): là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh được bên nhượng
quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu, mô hình, hệ thống các quy trình… để kinh doanh sản phẩm dịch vụ theo một chuẩn thống nhất được nhà nhượng quyền quy định trong cẩm nang nhượng quyền trong một khoảng thời gian, địa điểm và phạm vi nhất định
Phí nhượng quyền (Initial fee or Franchise fee): là khoản phí không hoàn lại mà nhà
nhận nhượng quyền phải trả cho nhà nhượng quyền để gia nhập hệ thống nhượng quyền cho việc kinh doanh ở một địa điểm hoặc khu vực xác định trong một khoảng thời gian nhất định được hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền Tùy vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và uy tín trên thương trường của nhà nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau Đôi khi mức phí này cũng thay đổi tùy theo vùng miền địa lý của từng hệ thống nhượng quyền thương mại
Phí hoạt động hay phí vận hành (Royalty fee): là khoản phí mà nhà nhận nhượng
quyền phải trả hàng tháng hoặc quí hoặc năm cho nhà nhượng quyền, được căn cứ trên doanh thu thu được tại địa điểm hoạt động của mình Mức phí này có thể là tỷ lệ phần trăm doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa hàng hoặc là một mức phí cố định mà nhà nhận nhượng quyền phải trả cho nhà nhượng quyền khi tham gia vào hệ thống Cũng như trường hợp phí nhượng quyền, tùy vào chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vùng miền kinh doanh hay uy tín của nhà nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau Thông thường phí hoạt động này được nhà nhượng quyền tái đầu tư lại hệ thống thông qua chương trình xúc tiến bán hàng hoặc các chương trình đào tạo, khen thưởng… cho hệ thống nhượng quyền của mình
Cẩm nang nhượng quyền (Franchise operation manuals) là tài liệu do nhà nhượng
quyền biên soạn, trong đó bao gồm toàn bộ các yếu tố chuyển giao của hệ thống, các định hướng, tôn chỉ hoạt động cũng như những chuẩn mực tạo tiền đề để các yếu tố quan hệ được hình thành và phát triển Nhà nhận quyền sẽ hoạt động tuân theo cẩm nang nhượng quyền này
Trang 171.2.2.Phân loại Franchise
A Đại lý franchise độc quyền (Master franchise)
Đây là cách phổ biến nhất và nhanh nhất trong việc bành trướng thương hiệu ra nước ngoài Đối với hình thức này, chủ thương hiệu sẽ chọn và chỉ định một đối tác địa phương tại quốc gia mà mình muốn xâm nhập làm đối tác mua franchise độc quyền kinh doanh và phân phối thương hiệu Đối tác này có thể là một cá nhân hay một công ty, và phạm vi khu vực được độc quyền kinh doanh có thể là một thành phố hay cả một quốc
gia Để được độc quyền như vậy, doanh nghiệp mua Master Franchise phải trả một
khoản phí franchise ban đầu riêng biệt, thường là cao hơn nhiều so với hợp đồng mua franchise riêng lẻ Bên cạnh đó, họ có quyền chủ động tự mở thêm nhiều cửa hàng hay bán franchise cho bất kỳ ai nằm trong phạm vi khu vực mà mình kiểm soát
Khi đó, đại lý franchise độc quyền là người đại diện chủ thương hiệu đứng ra ký hợp đồng franchise trong khu vực của mình và có nghĩa vụ cung cấp cho tất cả các dịch vụ thay thế chủ thương hiệu Như vậy, chủ thương hiệu đã chuyển hầu như toàn bộ gánh nặng của mình trong việc phát triển thương hiệu cho đối tác đại lý độc quyền Do đó, phần phí franchise (gồm phí ban đầu và phí hàng tháng) thu được từ phía người mua franchise sẽ được chủ thương hiệu chia cho đại lý franchise độc quyền này theo tỉ lệ thỏa thuận như 50/50, 60/40, hay 70/30
Thường thì bên đại lý franchise độc quyền sẽ được chia phần nhiều hơn chủ thương hiệu vì phần lớn công sức và chi phí tìm kiếm và phát triển số người mua franchise trong khu vực đều do phía đại lý franchise độc quyền gánh chịu
Song đại lý franchise độc quyền thường phải cam kết với chủ thương hiệu rẳng trong một thời gian nhất định phải có bao nhiêu cửa hàng nhượng quyền mở ra, và nếu không thực hiện được đúng cam kết này thì coi sẽ mất độc quyền Do đó nhiều đại lý franchise độc quyền đã tự đứng ra mở thêm cửa hàng để đáp ứng số lượng chỉ tiêu đề ra bởi hợp đồng thỏa thuận giữa họ và chủ thương hiệu trung bình kéo dài khoảng 10-20 năm
B Franchise phát triển khu vực
Người mua franchise phát triển khu vực cũng sẽ độc quyền trong một phạm vi và thời
hạn nhất định Tuy nhiên, khác với Master Franchise, đối tác mua franchise phát triển
khu vực không được bán lại cho bất cứ ai nhưng cũng không phải cung cấp các dịch vụ
Trang 18cho ai như đối với trường hợp Master franchise Để được độc quyền trong một khu vực
nhất định, người mua franchise phát triển khu vực phải trả một khoản chi phí franchise ban đầu tương đối cao và phải cam kết phát triển được bao nhiêu cửa hàng theo một tiến độ thời gian đã được ghi rõ trong hợp đồng đã được thống nhất với chủ thương hiệu Nếu không đáp ứng đúng những thỏa thuận trong hợp đồng, doanh nghiệp này sẽ bị mất ưu
tiên độc quyền tương tự như đối với trường hợp của Master franchise
C Bán cho từng cá nhân riêng lẻ
Đây là hình thức bán franchise lẻ trực tiếp cho từng đối tác tại nước ngoài và hình thức này chỉ thích hợp đối với các quốc gia nằm cung khu vực và chủ thương hiệu không có nhu cầu phải bán nhiều franchise Điểm lợi thế lớn của hình thức bán lẻ này là chủ thương hiệu có thể làm việc và kiểm tra sâu sát với từng doanh nghiệp nhượng quyền Ngoài ra, phí franchise thu được không phải chia cho một đối tác trung gian nào Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi một guồng máy điều hành quy mô với các khu hậu cần, nhân sự, quản trị rất vững mạnh từ phía chủ thương hiệu
Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh McDonald's với hơn 20.000 cửa hàng trên thế giới đã chú trọng vào hình thức bán franchise này để nhân rộng mô hình kinh doanh thay vì dựa hoàn toàn vào hệ thống đại lý franchise độc quyền như hầu hết các đối thủ cạnh tranh đã làm Theo chủ tịch tập đoàn McDonald's- Ray Kroc- thì chiến thuật nhân rộng mô hình kinh doanh thông qua hệ thống địa lý franchise độc quyền tuy giúp chủ thương hiệu nổi tiếng và làm giàu rất nhanh nhưng hoàn toàn không bền vững Lý do là các đại lý
franchise độc quyền đã bỏ tiền ra quá nhiều để mua Master franchise nên họ có khuynh
hướng tìm cách thu lại lơi nhuận càng nhiều, càng nhanh, càng tốt; do đó, các đại lý franchise độc quyền có thể sẽ nới lỏng các tiêu chuẩn đồng bộ của hệ thống franchise vốn là nền tảng và sự sống còn của việc kinh doanh nhượng quyền
Do cả hai phương án bán franchise là thông qua đại lý độc quyền hay bán lẻ trực tiếp đều có khiếm khuyết của nó nên nhiều chủ thương hiệu đã chọn chiến thuật khả quan hơn : Bán franchise lẻ trực tiếp trước để thăm dò, nếu thấy khả năng hợp tác và điều hành của đối tác mua franchise đạt các tiêu chuẩn cần thiết thì mới phát triển họ thành đại lý franchise độc quyền Chiến lược này tuy chậm nhưng chắc chắn và an toàn hơn cho chủ thương hiệu
Trang 19Tuy nhiên, cũng có nhiều đối tác sau khi đã kinh doanh thành công cửa hàng franchise đầu tiên nhưng lại không muốn phát triển thành đại lý franchise độc quyền mà họ chỉ muốn mở thêm hay nhiều cửa hàng franchise riêng lẻ tương tự, Trong trường hợp này họ sẽ trở thành đối tác sở hữu cùng lúc nhiều cửa hàng franchise mà thuật ngữ chuyên môn gọi là multiple single-unit operators
1.3 Quy định pháp luật về Franchise
1.3.1 Quy định pháp luật vế Franchise trên thế giới
Luật về Franchise nói chung được các nước trên thế giới thiết kế chủ yếu nghiêng về phía người mua Franchise hay nói cách khác là bảo vệ quyền lợi của người mua Franchise Trong các luật liên quan tới Franchise, luật quy định về tài liệu mà người bán franchise công bố cho người mua franchise là quan trọng nhất Thuật ngữ chuyên môn về tài liệu công bố này được gọi là Uniform Franchise Offering Circular, viết tắt là UFOC Tài liệu này thường chỉ ra từng hạng mục chi tiết mà người bán franchise phải công bố cho các đối tác mua franchise tiềm năng và phải được trao cho đối tác trước khi ký hợp đồng franchise Nói cách khác, chủ thương hiệu phải cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, sản phẩm, mô hình kinh doanh, tình hình hoạt động của doanh nghiệp, các quy định về việc nhượng quyền … để người mua franchise biết và quyết định có mua franchise hay không
Nhiều quốc gia còn quy định cụ thể thời gian nào bên bán franchise phải trao cho
bên mua franchise này chứ không phải để tới cận kề ngày ký hợp đồng franchise Sau đây là những quy định về Franchise được công bố trong tài liệu UFOC của Mỹ
Gồm 23 hạng mục thông tin cập nhật nhất về chủ thương hiệu và gần như toàn bộ các điều khoản chính của một hợp đồng franchise Đa số các cá nhân từng mua franchise ở các nuớc trên thế giới đều nhờ luật sư chuyên về franchise rà soát từng hạng mục và sau đó góp ý xem hạng mục nào nên hay có thể chỉnh sửa Thương hiệu lớn, đã có tiếng thì lúc nào cũng khó khăn hơn trong việc đàm phán chỉnh sửa các hạng mục theo hướng có lợi hơn cho người mua franchise Và có những hạng mục gần như không thể đàm phán được, do đó người mua franchise phải ý thức được điều này khi đàm phán, ví dụ như các phí franchise ban đầu, phí franchise hàng tháng… Sau đây là một số chi tiết của 23 hạng mục trong một UFOC này:
Trang 201 Chủ thương hiệu và hệ thống franchise hạng mục này bao gồm lịch sử của hệ thống
franchise như tên thương hiệu, địa chỉ và những vị trí mặt bằng đang kinh doanh Mô tả khái quát về hệ thống franchise như mô hình kinh doanh, thâm niên, kinh nghiệm… Tất cả nhằm mục địch cung cấp thông tin, giúp cho đối tác mua franchise hiểu hơn về hệ thống franchise truớc khi quyết định mua franchise
2 Kinh nghiệm của chủ thuơng hiệu Đây là phần giới thiệu kinh nghiệm, khả năng và
tiểu sử làm việc trong hội đồng quản trị (nếu có), ban giám đốc và một số ví trí quản lý chủ chốt khác ít nhất trong thời gian là 5 năm Một công ty mạnh lúc nào cũng bắt đầu bằng một đội ngũ lãnh đạo mạnh
3 Tiểu sử tranh chấp, kiện tụng Chủ thương hiệu phải liệt kê ra tất cả những truờng hợp
thưa kiện, tranh chấp về dân sự hay hình sự đã từng hay đang xảy ra đối với công ty hoặc bất kỳ thanh viên điều hành chủ chốt nào của thương hiệu trong thời gian 10 năm qua
4 Tiểu sử phá sản Chủ thương hiệu phải công bố cho các đối tác mua franchise nếu công
ty đã từng tuyên bố phá sản trong thời gian 15 năm qua
5 Phí franchise ban đầu Phần này cho biết khoản phí ban đầu (initial fee) mà người mua
franchise phải trả cho chủ thương hiệu Chi phí này được thanh toán một lần và thường trả ngay sau khi ký hợp đồng franchise Có nhiều hệ thống franchise cho các đối tác thanh toán trước một nữa và phần còn lại sẽ được thanh toán ngay trước ngày khai trương cửa hàng franchise Các điều khoản lien quan đến hạng mục này cũng sẽ được ghi rõ, ví dụ như chi phí này dùng để làm gì; có được hoàn trả khi hợp đồng không thực hiện; trường hợp nào thì được gia giảm…
6 Những khoản phí khác Phổ biến nhất là phí định kỳ hàng tháng, hàng quý hay hàng
năm (thường gọi là royalty fee) được tính trên phần trăm doanh số hoặc một khoản phí khoán cố định tùy chủ trương công ty hoặc thỏa thuận giữa hai bên Ngoài ra còn các khoản phí khác mà không phải hệ thống franchise nào cũng áp dụng, như phí quảng cáo, phí marketing, phí bảo hiểm, phí đăng ký nộp hồ sơ, phí đào tạo, phí tư vấn, phí kiểm toán, phí hỗ trợ khai trương, phí gia hạn hợp đồng… Do đó, người mua franchise phải tìm hiểu cẩn thận để đảm bảo rằng mình đã hiểu rõ tất cả những nghĩa vụ về mặt tài chính này
Trang 217 Dự toán vốn đầu tư ban đầu Bao gồm tất cả các chi phí đầu tư ban đầu để mở một cửa
hàng franchise điển hình Các khoản phí đầu tư ở đây có thể gồm phí franchise, thiết kế, xây dựng, nâng cấp, sửa chữa, trang trí nội thất, đặt cọc, giấy phép, dụng cụ, trang thiết bị, bảng hiệu, đồng phục, vốn hoạt động cho 3 tháng… Nếu có thể, ngừời mua franchise cũng có thể yêu cầu chủ thương hiệu cung cấp một số chi tiết cụ thể hơn về tổng vốn đầu tư từ các cửa hàng mua franchise gần đây nhất để tiện tham khảo
8 Nghĩa vụ mua hoặc thuê từ một số nguồn cung cấp chỉ định Chủ thương hiệu phải
công bố trước tất cả các thiết bị, các nguồn hàng, nguồn cung cấp mà đối tác mua franchise bắt buộc phải mua hay thuê Bên cạnh đó, chủ thương hiệu chủ thương hiệu cũng phải công bố nguồn hàng nào mình có nhận huê hồng hay có lãi từ việc mua hàng của đối tác mua franchise
9 Nghĩa vụ của người mua franchise Phần này sẽ liệt kê từng nghĩa vụ chính yếu của
người mua franchise trong hợp đồng nhượng quyền
10 Nghĩa vụ của người bán franchise Tương tự nghĩa vụ của người mua franchise, nghĩa
vụ của người bán franchise cũng phải được quy định rõ rang và cụ thể, trong đó không thể thiếu nghĩa vụ đào tạo và dịch vụ hỗ trợ cho cửa hàng franchise trước và sau khai trương Ví dụ, chương trình về huấn luyện, đào tạo phải được ghi rõ rang là trong thời gian bao lâu, tại đâu và tiến hành như thế nào
11 Hỗ trợ tài chính Bao gồm các thông tin liên quan đến khả năng hỗ trợ tài chính của
chủ thương hiệu đối với các đối tác mua franchise Nhiều hệ thống franchise trên thế giới có chương trình hỗ trợ hoặc cho đối tác mua franchise vay tiền với lãi suất ưu đãi để mở cửa hàng franchise, tuy nhiên trường hợp này không còn phổ biến Tại Việt Nam, việc hỗ trợ tài chính trực tiếp từ phía chủ thương hiệu còn khó khả thi hơn do mô hình kinh doanh franchise còn khá mới mẻ Giới thiệu đối tác mua franchise vay tiền từ ngân hàng hay tổ chức tín dụng có quan hệ tốt với chủ thương hiệu thì khá phổ biến tại Mỹ, Úc, châu Âu và nhiều quốc gia khác Nhưng người mua franchise không nên kỳ vọng gì nhiều từ nguồn tài chính trực tiếp hay gián tiếp của chủ thương hiệu
12 Độc quyền lãnh thổ Nếu chủ thương hiệu cấp phép độc quyền cho người mua
franchise trong một khu vực hay lãnh thổ nhất định nào đó thì các quy định, nghĩa vụ, quyền hạn, điều kiện liên quan phải được ghi rõ trong hạn mục này
Trang 2213 Thông tin về nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng và khẩu hiệu Chủ thương hiệu phải
cho biết rõ tất cả những thông tin lien quan đến việc đăng ký của nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, và khẩu hiệu nếu có Đã có một số trường hợp xảy ra ở nước ngoài chủ thương hiệu chưa đăng ký bảo hộ mà bán franchise, do đó dẫn đến trường hợp khiếu nại sau này Người mua franchise cũng có thể yêu cầu chủ thương hiệu cung cấp bản sao của các giấy chứng nhận đã đăng ký bảo hộ
14 Thông tin về quyền sáng chế và quyền tác giả Hạng mục này bao gồm tất cả những
quyền sáng chế, quyền tác giả lien quan đến hoạt động của mô hình kinh doanh mà doanh nhân muốn mua franchise Các ví dụ của quyền tác giả bao gồm: các quyển cẩm nang hoạt động, tài liệu quảng cáo, khuyến mãi, marketing…
15 Nghĩa vụ của người mua franchise trong việc tham gia vào hoạt động của cửa hàng
franchise Có một số trường hợp chủ thương hiệu yêu cầu các đối tác mua franchise bắt
buộc phải bỏ ra một thời gian nhất định vào việc đứng ra điều hành hoạt động của cửa hàng, thậm chí phải làm việc trọn thời gian (full-time) Do đó, người mua franchise nên hỏi rõ liệu có quy định nào về quỹ thời gian tối thiểu mà người chủ cửa hàng franchise phải bỏ ra cho cửa hàng franchise của mình Theo thống kê của Mỹ thì để điều hành tốt công việc của một cửa hàng franchise như “một người chủ”, trung bình doanh nhân phải bỏ ra ít nhất 2 giờ/ ngày
16 Giới hạn của những mặt hàng, sản phẩm mà cửa hàng franchise có thể kinh doanh
Phần này ghi rõ tất cả những gì cửa hàng franchise được hoặc không được bán Hầu hết các hệ thống franchise trên thế giới đều yêu cầu các đối tác mua franchise phải tuyệt đối tuân thủ hạng mục này vì nếu không sẽ ảnh hưởng đến uy tín và yếu tố đồng bộ của hệ thống franchise Tuy nhiên, người mua franchise vẫn có thể thuyết phục chủ thương hiệu cho phép thay đổi nguồn cung cấp nếu chất lượng và giá cả tốt hơn hoặc thêm bớt đi một số mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu của thị trường địa phương
17 Gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, chuyển nhượng, sang tên và tranh chấp Đây
là điều khoản dài nhất và phức tạp nhất lien quan đến các vấn đề, điều kiện gia hạn hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, chuyển nhượng hợp đồng cho người thứ ba và giải quyết tranh chấp nếu xảy ra Người mua franchise nào cũng phải nghĩ đến xác suất phải sang lại cửa hàng franchise của mình cho người khác trong tương lai vì nhiều lý do Thông thường
Trang 23người bán franchise –chủ thương hiệu– sẽ có quyền ưu tiên mua lại cửa hàng đó với giá cả và các điều kiện tương ứng mà đối tác mua franchise muốn nhượng lại cho người thứ ba
18 Công bố các nhân vật nổi tiếng liên quan Chủ thương hiệu bắt buộc phải liệt kê ra tất
cả các nhân vật nổi tiếng hay người của công chúng có lien quan đến việc sở hữu, quản trị điều hành hay quảng bá cho hệ thống franchise Tuy nhiên, người mua franchise khôn ngoan sẽ không bao giờ bị lòa mắt bởi những gương mặt nổi tiếng mà sẽ cẩn thận phân tích, đánh giá tính hiệu quả thật sự của một hệ thống franchise
19 Công bố doanh số và lợi nhuận Chủ thương hiệu có quyền lựa chọn công bố hoặc
không công bố con số doanh thu, lợi nhuận thật sự của một cửa hàng franchise điển hình nào đó trong hệ thống để các đối tác mua franchise tiềm năng có thể dựa vào đó tham khảo Tuy nhiên, khá nhiều hệ thống franchise không muốn tiết lộ thông tin này do muốn bảo mật cho các cửa hàng franchise Đa số các chủ thương hiệu trên thực tế sẽ giải thích rằng lý do họ không thể cung cấp thông tin này vì kết quả kinh doanh của mỗi cửa hàng đều khác nhau nên rất khó dự đoán
20 Doanh số các cửa hàng trong hệ thống franchise Tất cả cửa hàng đã và đang kinh
doanh trong hệ thống franchise của chủ thương hiệu trong thời gian 3 năm qua phải được liệt kê đủ trong hạng mục này, trong đó ghi rõ bao nhiêu cửa hàng là của công ty, bao nhiêu cửa hàng là của đối tác mua franchise Đối với cửa hàng franchise đã đóng cửa hoặc đã ký hợp đồng nhưng không triển khai được trong thời gian 3 năm gần đây, chủ thương hiệu phải trình bày lý do Đây là phần quan trọng của tài liệu UFOC Các con số cửa hàng đóng cửa và mở cửa mới sẽ nói lên phần nào tính hiệu quả và đà phát triển của hệ thống franchise Một hệ thống franchise được xem là rủi ro nếu quá nhiều đối tác phải đóng cửa hay sang nhượng lại cho người khác do bất kỳ lý do nào trong thời gian 3 năm Ngoài ra, người mua franchise cũng có thể yêu cầu chủ thương hiệu cho biết kế hoạch phát triển hệ thống ít nhất là trong thời gian 12 tháng sắp tới ( bao nhiêu cửa hàng mới, tại những khu vực, địa điểm nào…)
21 Báo cáo tài chính của chủ thương hiệu Báo cáo tài chính của chủ thương hiệu sẽ cho
thấy hệ thống franchise có đang hoạt động hiệu quả hay không Thông thường, một bộ báo cáo tài chính chuẩn sẽ bao gồm bảng cân đối tài sản (balance sheet), báo cáo lãi lỗ
Trang 24(income statement) và báo cáo luân chuyển tiền mặt ( cash flow) cho năm vừa qua Nhiều tiểu bang Mỹ còn đòi hỏi các bảng báo cáo này phải được kiểm toán xác nhận trước khi công bố cho đối tác mua franchise Đối với một hệ thống franchise non trẻ, thông tin về tài chính và tiểu sử công ty sẽ ít hơn Ngược lại đối với các tập đoàn lớn mạnh, và có tiểu sử hoạt động lâu dài hơn, người mua franchise không chỉ tham khảo được thông tin tài chính trong hạng mục này trong tài liệu UFOC mà còn nhiều báo cáo tài chính khác mà tập đoàn này đã từng công bố trước đây cho công chúng ( ví dụ như báo cáo tài chính công bố tại thị trường chứng khoán…) Tất cả các báo cáo tài chính phải cập nhật và không quá 120 ngày tuổi
22 Hợp đồng franchise và các tài liệu liên quan Hạng mục này nói về hợp đồng
franchise hoặc bất kỳ tài liệu liên quan mà chủ thương hiệu và người mua franchise sẽ phải ký Một hợp đồng mẫu thường được đính kèm trong phần phụ lục của tài liệu UFOC
23 Xác nhận của người mua franchise đã nhận được tài liệu công bố UFOC Để có bằng
chứng rằng tài liệu công bố UFOC đã được cung cấp cho đối tác theo đúng luật pháp, đối tác mua franchise sẽ được yêu cầu ký xác nhận vào tài liệu này Đa số chủ thương hiệu chỉ cung cấp tài liệu UFOC khi đối tác mua franchise đến thăm chính thức văn phòng trung tâm Tuy nhiên, người mua franchise vẫn có thể yêu cầu được cung cấp tài liệu này trước đó để có thể có thời gian nghiên cứu cẩn thận trước khi thăm và làm việc với chủ thương hiệu tại văn phòng trung tâm được hiệu quả hơn
1.3.2 Quy định pháp luật về Franchise tại Việt Nam ( PHỤ LỤC 2)
Trang 25Những quy định về Franchise tại Việt Nam được ghi trong :
NGHỊ ĐỊNH :Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại
(CHÍNH PHỦ: Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 06 năm 2005; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,) Gồm các chương sau:
- Chương I : QUY ĐỊNH CHUNG
- Chương II: HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Mục 1: ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Mục 2: CUNG CẤP THÔNG TIN VÀ HỢP ĐỒNG TRONG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠi
Mục 3: ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Mục 4: HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM
- Chương III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Để hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều phải Đăng ký theo mẫu đã được chính phủ quy định Sau đây là : Hồ sơ đăng ký
nhượng quyền của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài ( PHỤ LỤC 3), trong đó
có:
- Mẫu 1: Mẫu đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền nộp tại Sở Thương Mại, áp dụng
cho doanh nghiệp tại Việt Nam dự kiến nhượng quyền trong nước
- Mẫu 2: Mẫu đơn đăng ký hoạt động nhượng quyền nộp tại Bộ Công Thương, áp dụng
cho doanh nghiệp tại Việt Nam dự kiến nhượng quyền ra nước ngoài hoặc doanh nghiệp nước ngoài dự kiến nhượng quyền tại Việt Nam
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 1
Trang 26Nền tảng của hệ thống nhượng quyền là duy trì và phát triển thương hiệu, mô hình hoạt động, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ và bí quyết kinh doanh Một hệ thống được cho là thành công khi sự cam kết giữa hai bên được duy trì ở mức cao và đảm bảo có được sự thành công trong một giai đoạn nhất định Khi một trong hai vi phạm các cam kết đã thỏa thuận này thì sự đồng nhất của hệ thống sẽ mất đi và kết quả là sự sụp đổ của cả một hệ thống
Bên cạnh đó, hình thức nhượng quyền thương mại có những ưu và khuyết điểm của nó, song nó chỉ thực sự phù hợp cho các nhà nhận quyền mong có được hiệu quả trong ngắn hạn, ít rủi ro, còn đối với những nàh nhận quyền ưa thích sáng tạo có lẽ là không phù hợp Nhưng hình thức này sẽ phát huy được tính tích cực của nó nếu cả nhà nhận quyền và nhượng quyền cam kết thực hiện đến cùng vì sự đồng nhất của toàn hệ thống bằng niềm tin, sự trung thực và giàu khát vọng
Chương 2:
Trang 27PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU _ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng đối với các thương hiệu đang nhượng quyền thương mại tại tp Hồ Chí Minh thông qua việc khảo sát bằng bảng câu hỏi ( PHỤ LỤC 4)
2.1.1 Giới thiệu
Sự thoả mãn của khách hàng là nhân tố chính mang lại thành công Vì vậy tất cả các doanh nghiệp đã cố gắng tìm mọi cách làm khách hàng của mình hài lòng với những sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp Nếu khách hàng cảm thấy là sản phẩm và dịch vụ họ nhận được xứng đáng với đồng tiền họ bỏ ra thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đã thành công Dưới đây chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng về các công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại
2.1.2 Sơ lược về sự hài lòng của khách hàng
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng
Phân tích theo mô hình trên ta thấy:
Cảm nhận Của khách
hàng
Sự hài lòng của khách
Trang 28Hình ảnh thương hiệu, giá cả, chất lượng của sản phẩm-dịch vụ, địa điểm, không kiến trúc là những nhân tố quan trọng nhất có tác động trực tiếp đến cảm nhận cũng như mong đợi của khách hàng đối với các sản phẩm của các công ty nhượng quyền thương mại Khi đó, từ cảm nhận sẽ dẫn đến sự hài lòng của khách hàng, và một khi sự hài lòng đạt tới giá trị thỏa mãn thì nó sẽ tạo lên sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, đây là mục đích cuối cùng mà tất các doanh nghiệp muốn hướng tới
gian-Vậy làm cách nào chúng ta có thế đánh giá và đo lường được mức độ tác động của các nhân tố trên đối với sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm? Trong đề tài này nhóm chúng tôi sử dụng phương pháp hồi quy được phân tích trên phần mềm SPSS,dựa trên bảng câu hỏi khảo sát mà nhóm đã tiếp cận trực tiếp với những khách hàng thương xuyên sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp đang kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mai
2.1.3 Các nhân tố rút ra từ các Item trong khảo sát sự hài lòng của khách hàng
Khách hàng đánh giá sự hài lòng của họ về rất nhiều khía cạnh cụ thể (gọi là các item) của các của hàng franchise qua thang đo Likert 5 điểm, với 1 là hoàn toàn đống ý, 5 là hoàn toàn không đồng ý Các khía cạnh cụ thể có cùng tính chất nào đó được phân nhóm thành những thành phần khác nhau Các thành phần này có sự khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm của từng công ty, từng lĩnh vực kinh doanh Bảng câu hỏi cảu nhóm gồm 40 Item liên quan đến sự hài lòng, được xây dựng trên cơ sở kham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế đang làm việc trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại, kết hợp với sự phỏng vấn khách hàng Các thành phần nay là: (1) Hình ảnh thương hiệu, (2) Giá cả của sản phẩm-dịch vụ, (3) phong cách phục vụ, (4) Địa điểm-cơ sở vật chất, (5) Chất lượng của sản phẩm-dịch vụ, (6) Không gian-kiến trúc, (7) Chiến dịch marketing
Biến phụ thuộc (biến Y) trong mô hình hồi quy là sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm-dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại, được nhóm vào 3 khía cạnh cụ thể (Item) là: (1) Sự hài lòng của khách hàng với những thương hiệu franchise, (2) Sự trung thành của khách hàng đối với các thương hiệu francise, (3) sản phẩm của những thương hiệu franchise về mọi phương diên, thì đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Bảng 1: Kết quả kiểm định Cronbach’ Alpha đối với biến Y
Trang 29Bảng 2: Phân tích nhân tố
Nguồn : Tính toán của nhóm trên phần mềm SPSS for windows 14.0
Trang 30Từ bảng kiểm định trên ta thấy hệ số Cronbach’s Apha của biến này là 0.6896, nếu loại bất kỳ Item nào thì Crobach’a Anpha đều giảm, vì vậy độ tin cậy có thể chấp nhận được Hơn nữa kết quả phân tích nhân tố đối với các Item nay chỉ rút ra được một component với KMO = 0.662 (>0.5), Bartlett’s test có mức ý nghĩa = 0.000 và các factor loading đều lớn hơn 0.4 Xét về mặt lý thuyết 3 item thể hiện được các yếu tố của quá trình làm hai lòng khách hàng của các doanh nghiệp như: chất lượng, phong cách phục vụ, không gian kiến trúc, địa điểm…vì vậy biến sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm-dịch vụ ở các cửa hàng franchise có thể chấp nhận được về độ giá trị
Bảng 2.1:
Kết quả phân tích nhân tố và kiểm định cho từng nhân tố được rút ra
Nhân tố Tên nhân tố rút ra từ mỗi thành phần
Crobach’s Anpha
KMO và Bartlett’s test
Phương sai trích (%)
81,70%
X3 Giá của những thương hiệu nổi tiếng thương cao hơn những thương hiệu bình thường
0.54
X4 Giá sản phẩm của các cửa hàng franchise trong cùng một hệ thống thì hoàn toàn giống nhau
0.53
0.500 0.000
68.46%
Trang 31F3 Phong cách phục vụ
X5 Hài lòng với phong cách phục vụ của nhân viên tại các cửa hàng franchise
0.60
X6 Cách phục vụ của nhân viên tại các cửa hàng franchise là chuyên nghiệp
0.61
0.500 0.000
0.67
0.668 0.000
54.353%
Trang 32X14 Không gian kiến trúc của các cửa hàng franchise rất đẹp và ấn tượng
0.84
X15 Hài lòng về không gian-kiến trúc của cửa hàng franchise mà anh chị đang tới
52.3%
Nguồn : Tính toán của nhóm trên phần mềm SPSS for windows 14.0
Vì số lượng item lớn (>40), nên khi đưa toàn bộ các item vào phân tích nhân tố một cách cùng lúc để rút ra các biến độc lập đã đẫn đến xoay nhân tố không thực hiện được Do đó nhóm chúng tôi đã thực hiện theo cách sau: đầu tiên là các thành phần đều được kiểm định thang đo, và kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy các thành phần này đều có độ tin cậy cao, bước thứ hai là phân tích nhân tố đối với từng thành phần để rút ra các nhân tố mà sẽ được sử dụng như biến độc lập trong mô hình hồi quy, bước tiếp theo là kiểm đinh Cronbach’s Anpha từng nhân tố Trong phân tích nhân tố sử dụng phương pháp principal component với phép xoay varimax, và tiêu chuẩn factor loading 0.4, KMO 0.5, sig của Bartlett’s test 0.05 kết quả là 19 nhân tố được rút ra như bảng 3 Ngoại trừ X3,
Trang 33X4,X5, X8 có độ tin cậy không cao, còn 15 nhân tố còn lại đều có hệ số Cronbach’s Anpha 0.6 15 nhân tố này tiếp tục đưa vào chạy hồi quy để xem xet ảnh hưởng của chúng đến biến sự hài lòng về sản phẩm-dịch vụ của các công ty nhượng quyền
2.1.4 Ước lượng mô hình hồi quy
Các biến có ý nghĩa trên được đưa vào chạy theo phương phát hồi quy Enter và kết quả hồi quy như sau:
R Thống kê F trong kiểm định giả thiết đồng thời là 100.20 với Sig =0.000 (.05) nên 2
R thật sự có ý nghĩa trong tổng thể và cho thấy hàm hồi quy tương
đối phù hợp với dữ liệu mẫu
Mô hình này giải thích được 56% sự thay đổi của biến phụ thuộc, 44% con lại do các yếu
tố ngoài mô hình giải thích
Bảng 4: Kết quả hồi quy Model summary(b)
Trang 34Coefficients (a)
Nguồn: tính toán trên SPSS for window 14.0
Hệ số phóng đại VIF tương ứng với biến độc lập rất gẩn 1 (<10) nên không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến phần dư có phân phối chuẩn đồ thị Scatter phân tán không theo quy luật cho thấy phương sai đồng nhất và dạng hàm tuyến là phù hợp
Như vậy hàm số có dạng sau:
Y = 2.864 + 0.027F1 + 0.012F2 + 0.092F3 – 0.232F4 + 0.455F5 + 0.124F6 + 0.192F7 Các hệ số hồi quy (chưa chuẩn hóa) đều mang dấu dương (ngoại trừ hệ số của F4)
chứng tỏ hầu hết các yếu tố trong mô hình ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến sự hài lòng về sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp nhượng quyền tại thành phố Hồ Chí Minh
Các nhân tố trong mô hình là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến Y Thứ tự quan trọng từng yếu tố phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của hệ số Beta (Standardized Coefficients: hệ số hồi quy đã chuẩn hóa) Yếu tố nào có trị tuyệt đối của hệ số Beta càng lớn thì ảnh hưởng quan trọng đến biến Y Do đó trong mô hình này sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của các công ty nhượng quyền tại thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng quan trọng nhất là nhân tố chất lượng, quan trọng thứ nhì là địa điểm vật chất nhưng ảnh hưởng tỷ lệ nghịch, thứ ba là chiến lược Marketing của công ty, thứ tư là không gian-kiến trúc của các cửa hàng Franchise, thứ năm là phong cách phục vụ của nhân viên, thứ sáu là thương hiệu và cuối cùng là nhân tố giá cả
Trang 35Từ đó các doanh nghiệp nhượng quyền đều có thể tác động đến mô hình biến hồi quy, nếu tác động theo hướng cải thiện các yếu tố này thì sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của các công ty trên ngày càng tăng
Rất hài lòng với thương hiệu
Rất hài lòng với thương hiệu
Trang 362.2 Thực trạng nhượng quyền thương mại tại thành phố Hố Chí Minh 2.2.1 Sự thâm nhập Franchise vào Việt Nam
Khái niệm về nhượng quyền thương mại có lịch sử từ rất lâu đời và không ngừng khẳng định vai trò của mình tại rất nhiều quốc gia trên thế giới Nhưng ở Việt Nam, đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ Tuy nhiên, cùng lúc với sự hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới và đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, hình thức Franchise đã dần gây được sự chú ý của nhiều người, nhiều giới bởi ngày càng có nhiều thương hiệu lớn của nước ngoài “đổ bộ’ vào Việt Nam thông qua hình thức kinh doanh này, cũng như có một số ít thương hiệu trong nước đã nhượng quyền thành công ở nước ngoài
Theo tài liệu nghiên cứu thì hình thức nhượng quyền đã có mặt tại Việt Nam từ trước năm 1975 thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm của các trạm xăng dầu của Mỹ như Mobil, Exxon (Esso), Shell và các đại lý bảo dưỡng ô tô, xe máy Sau đó là sự xuất hiện của các chuỗi cửa hàng rửa tráng phim ảnh Kodak, Fuji, Konica… Tuy nhiên, đến trước thập kỷ 90 của thế kỷ trước, hầu như có rất ít thương hiệu lớn của nước ngoài có mặt ở Việt Nam theo hình thức nhượng quyền thương mại do những đặc điểm của nền kinh tế bao cấp lúc bấy giờ Chỉ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các thương hiệu nước ngoài mới bắt đầu đặt chân đến Việt Nam một cách chính thức với quy mô ngày một lớn hơn Năm 1998, Việt Nam xuất hiện một vài tên tuổi lớn như KFC, Lotteria… Đến nay, hoạt động Franchise tại Việt Nam ngày càng diễn ra mạnh mẽ với nhiều lĩch vực khác nhau Trong đó phải kể đến các cơ sở bảo dưỡng ô tô, xe gắn máy do Honda, Suzuki, Yamaha( được ủy quyền) và những cơ sở đào tạo tin học, công nghệ thông tin được cấp bằng quốc tế như Oracle, Aptech Theo thống kê của Hội đồng nhượng quyền thương mại thế giới năm 2004, Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền hoạt động, trong đó phần lớn các thương hiệu nước ngoài Đến năm 2006, có khoảng 530 hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực khác nhau
Lần đầu tiên hình thức nhượng quyền thương mại được chú ý là thông qua các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh nước ngoài như KFC (Mỹ), Lotteria (Nhật)… Mặc dù đã có mặt ở Việt Nam khá lâu nhưng đến gần đây lĩnh vực thức ăn nhanh mới được xem là thành công Do khẩu vị của người Việt Nam chưa quen với thức ăn nhanh - một dạng thức ăn
Trang 37thời công nghiệp điển hình ở nước phát triển, vì thế những thương hiệu này đã phải trải qua một thời gian đầy khó khăn thử thách đẻ tìm hiểu được nhu cầu về ăn uống ở nước ta, đồng thời tập quán tiêu dùng của người Việt Nam cũng khác xa so với những nơi khác, nhưng đây có thể được xem là khoảng thời gian xây dựng hình ảnh thương hiệu và trải nghiệm mô hình kinh doanh thành công trong lòng của khách hàng Hiện nay, các cửa hàng thức ăn nhanh thường luôn đông khách, chủ yếu là giới trẻ và gia đình trẻ, những đối tượng tìm kiếm sự tiện nghi, năng động và thoải mái
Một điều lưu ý hiện nay đó là dường như chưa đối tác nào tại Việt Nam trở thành nhà nhận nhượng quyền của thương hiệu này, mà chủ yếu là do các công ty mẹ tự bỏ vốn đầu tư Nếu có nhượng quyền thì nhà nhận nhượng quyền cũng phải là từ Việt Nam, điển hình như KFC và Pizza Hut nhượng quyền cho các công ty Singapore, Malayxia mở cửa hàng tại Việt Nam Một trong những nguyên nhân chính là sự cam kết giữa nhà nhượng quyền và nhà nhận quyền, làm thế nào để có thể thành công mà vẫn giữa một hệ thống đồng nhất, sự tôn trọng giữa 2 bên Điều này còn quá mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong một thời gian Do vậy, để đảm bảo thành công của hệ thống các nhà nhượng quyền này không còn cách nào khác hơn là chọn những nhà nhận nhận quyền “biết cách làm” hơn để phát triển hệ thống của mình
Nếu như lĩnh vực thức ăn nhanh dường như là sân chơi độc quyền của các thương hiệu nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam phát triển hệ thống nhượng quyền thông qua các lĩnh vực khác như thực phẩm chế biến, thực phẩm truyền thống, quán cà phê… Đây có thể được xem là những sản phẩm đặc thù và có cơ hôi phát triển tốt thông qua hình thức nhượng quyền thương mại tại quốc gia đang phát triển này Chuỗi cửa hàng nhượng quyền của bánh kinh đô, Phở 24, cà phê Trung Nguyên… là đại diện cho các thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực này Phở 24 và cà phê Trung Nguyên đã tiến hành nhượng quyền ở một số nước trong khu vực
Nhắc đến Franchse tại Việt Nam, không ai không nghĩ tới hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên, đây là hệ thống cà phê tiên phong trong hình thức đối chứng và nhượng quyền Cà phê Trung Nguyên được thành lập vào ngày 19 tháng 6 năm 1996 tại Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắc Lắc Và đến năm 1998, nó có mặt tại thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, năm 2000, hệ thống nhựong quyền của Trung Nguyên phát triển khắp cả thành
Trang 38phố Tháng 8 năm 2001, Trung Nguyên chính thức có mặt tại Hà Nội _ đánh dấu sự phát triển và lớn mạnh trên cả lãnh thổ Việt Nam Tiếp theo đó, là sự vươn mình ra thế giới với hệ thống nhượng quyền tại Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Thái Lan …
Từ đó, Trung Nguyên trở thành hệ thống nhượng quyền đầu tiên áp dụng thành công mô hình nhượng quyền tại Việt Nam, với hơn 500 cửa hàng nhượng quyền có mặt ở cả nước và các nước trên thế giới Đây có thể nói là niềm tự hào của ngành cà phê nói riêng và nền kinh tế Việt nam nói chung Hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên lớn mạnh và gặt hái được những thành công ở đỉnh cao là năm 2001-2002 với tốc độ phát triển rất nhanh Tuy nhiên, trong những năm liên tiếp sau đó, mặc dù vẫn đạt được doanh thu cao nhưng hệ thống đã dần mất đi hình ảnh của mình trong lòng người tiêu dùng và bị thu hẹp Nguyên nhân sâu xa của “trục trặc” này là do sự mất kiểm soát trong hệ thống nhượng quyền, chất lượng phục vụ sản phẩm Đó cũng được coi là một yếu điểm của các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện mô hình kinh doanh này
Còn Phở 24 được coi là thương hiệu thực hiện việc nhượng quyền bài bản nhất Thương hiệu Phở 24 được nhiều người biết đến và đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể Tuy nhiên, Phở 24 có duy trì được hệ thống này phát triển bên vững hay không còn là vấn đề thời gian Đến nay Phở 24 đã có vài chục cửa hàng trong nước và nhượng quyền sang một số nước như Phillipines, Singapore, Nhật Bản…
2.2.2 Thực trạng của hệ thống nhượng quyền tại thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, tại Việt Nam, xu hướng các doanh nghiệp Việt Nam trở thành nhà nhận quyền của các thương hiệu nước ngoài ngày càng nhiều Những thương hiệu này có lợi thế về kinh nghiệm chuyển giao công nghệ, hệ thống vững mạnh … và con đường nhanh nhất để phát triển thương hiệu và hiệu quả đầu tư là nhựong quyền thương mại Và tại thành phố Hồ Chí Minh, xu hướng này được nhận thấy từng giờ, từng ngày ở khắp nơi Một số thương hiệu nước ngoài đã nhượng quyền cho đối tác Việt Nam trong thời gian qua như cà phê Gloria Jean’s Coffee (Úc) – thương hiệu cà phê nổi tiếng thứ hai thế giới sau Starbucks – nhượng quyền cho công ty Phong cách sống Việt Nam; chuỗi nhà hàng Lẩu Thái Coca Suki Group (Thái Lan) nhượng quyền cho công ty Nhật Thái…đã cho thấy rõ xu hướng này