Điều tra, khảo sát nhện thức bảo vệ môi trường của khách hàng - nhân viên nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường ở một số nhà hàng khách sạn tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môi trường đang trở thành vấn đề chung của nhân loại, được cả thế giới quan tâm Việt Nam cũng là nước có môi trường đang bị hủy hoại nghiêm trọng do các hoạt động của con người như phá rừng, khai thác tài nguyên thiên nhiên vô tội vạ… gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sự phát triển của đất nước Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả trên là do nhận thức và thái độ của con người về môi trường còn nhiều hạn chế Từ đó, yêu cầu đặt ra là phải làm thế nào để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường, truyền thông môi trường
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể do ngành công nhiệp, thủ công nghiệp, nông nghiệp, và ngành dịch vụ - du lịch (kinh doanh Nhà Hàng – Khạch Sạn)… mang lại, kéo theo môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân Bên cạnh đó, ý thức hiểu và bảo vệ môi trường của người dân còn nhiều sự hạn chế Nhất là trong ngành dịch vụ - du lịch (hoạt động Nhà Hàng – Khạch Sạn) việc tuyên truyền - giáo dục môi trường đối với khách hàng tham gia trong hoạt động này càng khó khăn, vì khi đến với dịch vụ này họ cần được thư giãn, tìm đến sự thoải mái nhất
Theo thống kê mới nhất, trong ba tháng đầu năm 2012 (quý I/2012) TP.HCM đón 900.000 lượt khách du lịch quốc tế, hiện TP.HCM đang có 1.700 nhà hàng – khách sạn đủ loại hình lớn nhỏ Gây ra nhiều vấn đề về việc xả thải như: nước thải, khí thải, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và tiêu hao nhiều năng lượng… góp phần gây
ô nhiễm môi trường Việc bảo vệ môi trường tại hệ thống nhà hàng – khách sạn trở thành một trong những vấn đề bức bách
Trang 2Hiện nay, chương trình tuyên truyền - giáo dục môi trường đã được quan tâm đáng kể bằng nhiều cách khác nhau như: thông tin đại chúng, truyền thông, phát động phong trào sạch và xanh… nhưng chỉ mang tính lý thuyết và chưa được hiệu quả trong việc nâng cao nhận thức cũng như ý thực tự giác bảo vệ môi trường của người dân
Với đối tượng là khảo sát nhận thức của khách hàng – nhân viên về ý thức bảo
vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng vật chất trong hoạt động Nhà Hàng – Khách Sạn tại TP.Hồ Chí Minh, để từ đó chúng ta có thể đưa ra những giải pháp về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng vật chất cho hệ thống nhà hàng – khách sạn một cách
có hiệu quả nhất, nhưng cũng không ảnh hưởng đến việc kinh doanh doanh nghiệp đầu
tư trong lãnh vực này Từ hành động nhỏ đưa đến những thói quen và ý thức bảo vệ môi trường, tạo ra văn hóa môi trường, góp phần giúp hành tinh xanh chúng ta tránh khỏi vấn đề ô nhiễm trầm trọng như hiện nay
Chính vì vậy mà đề tài " Điều tra, khảo sát nhận thức bảo vệ môi trường của khách hàng – nhân viên nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường ở một số Nhà hàng – Khách sạn tại TP.HCM " được thực hiện với mục tiêu nâng cao nhận thức bảo
vệ môi trường của khách hàng và nhân viên nhà hàng - khách sạn, đồng thời góp phần cho công tác bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng tại nhà hàng - khách sạn
2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI:
- Điều tra - khảo sát ý kiến khách hàng – nhân viên về ý thức bảo vệ môi trường
va tiết kiệm năng lượng vất chất trong hoạt động Nhà Hàng – Khách Sạn tại TP.Hồ Chí Minh
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho hệ thống Nhà Hàng – Khách Sạn
Trang 33 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về tổng quan Nhà Hàng – Khách Sạn
- Thu thập tài liệu về những hoạt động tích cực trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng - vật chất của NH – KS tại TP.Hồ Chí Minh
- Lập phiếu thăm dò ý kiến của KH – NV tham gia hoạt động NH – KS
- Phát phiếu điều tra, tổng hợp ý kiến
o Tài liệu tổng quan về hệ thống Nhà Hàng – Khách Sạn
o Tiêu chuẩn quốc tế về Quản lý môi trường gọi là ISO
14000; 14001
o Hoạt động tích cực trong việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm
năng lượng - vật chất của NH – KS tại TP.Hồ Chí Minh
- Tài liệu được lấy từ internet, báo chí, giáo án, bài giảng…
Phương pháp thực nghiệm:
- Lập phiếu điều tra:
o Phiếu điều tra được xây dựng dưới hình thức đặt câu hỏi,
Trang 4bao gồm các phần kiểm tra về: kiến thức, kỹ năng, thái độ
o Tiến hành điều tra thực tế: với tổng số phiếu điều tra là
150 phiếu; 100 phiếu dành cho khách hàng, 50 phiếu dành cho nhân viên hoạt động tại Nhà Hàng – Khách Sạn
- Đối tượng khảo sát:
Khách hàng tham gia vào hoạt động Nhà Hàng – Khách Sạn:
Quốc tịch: VIỆT NAM
Độ tuổi: trên 18 tuổi
Nhân viên làm việc tại Nhà Hàng – Khách Sạn:
Quốc tịch: VIỆT NAM
Độ tuổi: trên 18 tuổi
Không giới hạn ở:
o giới tính
o trình độ văn hóa
o vị trí đang đảm nhiệm tại NH-KS: quản lý, nhân viên,…
Phương pháp phân tích số liệu:
Thống kê, xử lý, tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh các số liệu thu thập
5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trang 5Quận 1: Nhà Hàng Ciao Bella, Khách sạn Anh & M
Quận 2: Villa Thảo Điền
6 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Do giới hạn thời gian nên đề tài chỉ được thực hiện trong vòng
03 tháng Từ tháng 06/2012 đến tháng 08/2012
7 Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề xuất ra các giải pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng
- Vật chất trong hoạt động NH – KS
- Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường của cộng đồng
- Góp phần vào công tác tuyên truyền - giáo dục môi trường
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Gồm 4 chương với nội dung như sau:
Chương 1 - Tổng quan Nhà hàng – Khách sạn tại TP.HCM
Chương 2 - Các giải pháp bảo vệ môi trường trong Nhà hàng – Khách sạn hiện nay
Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 - Kết quả nghiên cứu
Chương 5 - Kết luận – kiến nghị
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHÀ HÀNG KHÁCH SẠN TẠI
TP.HỒ CHÍ MINH 1.1 Tình hình hoạt động của Nhà Hàng - Khách Sạn
Trong những năm gần đây, số lượt khách quốc tế đến Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng gia tăng đáng kể khiến nhu cầu về du lịch và lưu trú tăng cao Điều này đã giúp thị trường nhà hàng - khách sạn cao cấp tại TP.HCM mở ra nhiều cơ hội phát triển
Năm 2010, có đến hơn 5 triệu lượt khách quốc tế đến VN, tăng 34.8% so với năm 2009 với 3,747 triệu lượt khách Trong đó, khách quốc tế đến TP.HCM năm 2010
là 3,1 triệu lượt khách, năm 2009 là 2 triệu lượt khách, luôn chiếm hơn 60% tổng lượt khách đến VN
Hình 1.1 Biểu đồ số lượt khách quốc tế đến Việt Nam và TP.HCM 2000-2010
(Nguồn: R&D Sacomreal-S tổng hợp, năm 2012)
Riêng trong quý I năm 2012, TP.HCM đón 900.000 lượt khách quốc tế, tăng 6%
so với cùng kì và đạt 26% kế hoạch cả năm, chiếm 60% tổng số khách du lịch quốc tế
Trang 7đến VN Lượng khách nội địa cũng tăng khoảng 30% so với cùng kì Doanh thu ước đạt 11.800 tỷ đồng, tăng 25%
Trong 6 tháng đầu năm 2011, lượng khách quốc tế đến TP.HCM đạt khoảng 1,7 triệu lượt người, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước Tuy nhiên, lượng khách quốc tế trong quý 2/2011 giảm 11% so với quý 1/2011 do đây là mùa thấp điểm
Mỹ, Nhật và Úc là những thị trường có lượng khách du lịch đến TP.HCM cao nhất trong 6 tháng đầu năm 2011 Lượng khách du lịch từ Nga được biết đến như nhóm khách có mức chi tiêu cao nhất, tăng mạnh 40% so với quý 2/2010
Khách MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các Cty cho nhân viên, đối tác) là phân khúc tiềm năng cho thị trường khách sạn TP.HCM, tăng từ 15% lên đến 30% so với cùng kỳ năm ngoái Ngoài ra, trong năm 2011 TP.HCM tập trung thu hút dòng khách MICE Đây là loại hình du lịch thu hút dòng khách thương nhân, có mức chi tiêu cao góp phần tăng doanh thu du lịch cho điểm đến
Nguồn cầu mà các cở sở lưu trú tại TP.HCM phục vụ trong năm 2010 là khoảng hơn 12,4 triệu lượt khách nội địa và 3,1 triệu lượt khách quốc tế Vì vậy đối tượng khách hàng mà các cơ sở lưu trú phục vụ chủ yếu vẫn là khách nội địa, chiếm khoảng trên dưới 80%, còn khách quốc tế chỉ khoảng trên dưới 20%
Tổng doanh thu toàn ngành du lịch TP.HCM luôn tăng trong những năm gần đây Năm 2010 đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 18% so với 2009 Trong đó cơ cấu doanh thu dịch vụ lưu trú luôn ở mức cao (khoảng 68 - 70%) nên đây sẽ là cơ hội phát triển cho loại hình khách sạn tại TP.HCM, nhất là những khách sạn khu vực trung tâm Quận 1
Trang 8Theo thống kê từ phòng R&D Sacomreal-S, TP.HCM hiện có hơn 9.300 phòng khách sạn 3 - 5 sao, với hơn 4.100 phòng tiêu chuẩn 5 sao, 1.500 phòng 4 sao và gần 3.700 phòng 3 sao
Hình 1.2 Biểu đồ nguồn cung khách sạn 3-5 sao tại TP.HCM
(Nguồn: R&D Sacomreal-S, năm 2012)
Riêng Quận 1 có số phòng khách sạn lớn nhất, khoảng 6.799 phòng, chiếm khoảng 73% nguồn cung; Quận 5 với khoảng 1.089 phòng, chiếm khoảng 11,7% nguồn cung; Quận 3 với khoảng 671 phòng, chiếm khoảng 7,2% nguồn cung; Quận Tân Bình với khoảng 299 phòng, chiếm khoảng 3,2% nguồn cung; Quận Phú Nhuận với khoảng 194 phòng, chiếm khoảng 2,1% nguồn cung; các Quận khác còn lại chiếm 2,9% nguồn cung
Trong năm 2012, dự kiến có khoảng 1.550 phòng sẽ gia nhập vào thị trường Trong đó có 750 phòng đạt chuẩn 5 sao, 630 phòng 4 sao và 170 phòng 3 sao Tuy nhiên, do chính sách kinh tế vĩ mô không thuận lợi với thị trường bất động sản có thể
sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành của một số dự án tương lai Ngoài ra, từ năm 2012 – 2014 còn có sự ra đời của những khách sạn 5 sao, bao gồm khách sạn mới
và khách sạn nâng cấp, mở rộng (Nikko, Pullman, Majestic mở rộng, Novotel Saigon
Trang 9Nhìn chung dự kiến có khoảng 6.200 phòng từ 25 dự án khách sạn tương lai từ 3 sao đến 5 sao sẽ gia nhập vào thị trường trong tuơng lai Những dự án này tập trung chủ yếu tại Quận 1, Quận 3, Quận 7 và Quận Tân Bình Dù nguồn cung tương lai khá dồi dào nhưng không có sự cân bằng giữa các phân khúc sản phẩm, nhưng các chủ đầu
tư lại tập trung nhiều vào loại khách sạn tiêu chuẩn 4 và 5 sao
Giá thuê trung bình và công suất sử dụng phòng của những khách sạn cao cấp ở
VN đều tăng trong năm 2010 Cụ thể như nhóm khách sạn 4 sao và 5 sao có sự gia tăng
về công suất sử dụng phòng lần lượt là 5,3% và 5,0%, tuy nhiên công suất khách sạn 3 sao lại giảm 1,6% Điều này cho thấy sự dịch chuyển về nhu cầu sang hướng các khách sạn có chất lượng cao hơn, du khách ngày nay chọn loại hình khách sạn theo tiện nghi
và dịch vụ hơn
Bảng 1.1 Giá thuê phòng tại khách sạn
Hạng khách sạn Khoảng giá thuê Giá thuê trung bình
Khách sạn 3 sao 34.6 – 78 USD/ đêm 52.3 USD/đêm
Khách sạn 4 sao 70 – 140 USD/ đêm 106.7 USD/đêm
Khách sạn 5 sao 113 – 290 USD/ đêm 178.9 USD/đêm
(Nguồn: Grant Thornton Việt Nam, năm 2012)
1.2 Giới thiệu sơ lược một số Nhà Hàng – Khách Sạn tại TP.HCM
Thống kê chung hiện nay gồm có khoảng 1.700 nhà hàng - khách sạn với đủ loại hình quy mô hoạt động tại TP.HCM
Khách sạn 5 sao gồm những khách sạn tên tuổi
Trang 10Bảng 1.2 Tên và địa chỉ một số khách sạn 5 sao tại TP.HCM
STT Tên Khách sạn (*****) Địa chỉ
2 OMNI SAIGON 253 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận,
TP.HCM
3 SHERATON SAIGON 88 Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM
4 PARK HYATT SAIGON 2 Quãng Trường Lam Sơn, Quận 1, TP.HCM
5 SOFITEL PLAZA SAIGON 17 Đại lộ Lê Duẫn, Quận 1, TP.HCM
7 EQUATORIAL SAIGON 242 Trần Bình Trọng, Quận 3, TP.HCM
(Nguồn: vietravel.com.vn; năm 2012)
Khách sạn 4 sao gồm
Bảng 1.3 Tên và địa chỉ một số khách sạn 4 sao tại TP.HCM
STT Tên Khách sạn (****) Địa chỉ
2 NOVOTEL GARDEN PLAZA
Trang 114 GRAND SAIGON 08 Đồng Khởi, Quận 1, TP.HCM
6 SEDONA SUITES SAIGON 65 Lê Lợi, Quận 1, TP.HCM
(Nguồn: vietravel.com.vn; năm 2012)
Khách sạn 3 sao gồm
Bảng 1.4 Tên và địa chỉ một số khách sạn 3 sao tại TP.HCM
STT Tên Khách sạn (***) Địa chỉ
1 LIBERTY 6 177-179 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.HCM
5 TÂN SƠN NHẤT 200 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận,
TP.HCM
(Nguồn: vietravel.com.vn; năm 2012 )
Theo sau những Khách Sạn trên là những Khách Sạn 2 sao **, 1 sao *, hay những Khách Sạn mini, Motel… hoạt động kinh doanh cũng khá tốt và ổn định, nằm rải rác
Trang 12khắp nơi trong TP.HCM, nhưng phần lớn tập trung nhiều nhất ở khu vực Quận 1, Quận 5, Quận 3, Quận Phú Nhuận…
Bên cạnh đó là những nhà hàng nằm trong khuôn viên khách sạn, cũng như nhữnng nhà hàng kinh doanh đơn lẻ một mình, mang nhiều bản sắc riêng của từng quốc gia, dân tộc
Với những hình thức kinh doanh khác nhau, như buffet, chuyên kinh doanh quán nướng, lẩu… của nhiều vùng miền, quốc gia khác nhau như:
o Việt Nam: Bún Ta, Quán Ngon, Nhà hàng hải sản Ngọc Sương…;
o Nhật Bản: Buffet Sumo BBQ, Tokyo word,… ;
o Hàn Quốc: Seuol Garden, Mì Hàn Quốc…;
o Trung Quốc: Tân Hải Vân, Hoàng Thành với món vịt quay Bắc Kinh nổi tiếng, Yeboo…
o Hoặc những món ăn của Thái Lan, Ấn Độ, Pháp, Ý… Đa dạng về ẩm thực cho thực khách nhiều chọn lựa phong phú và đa dạng
1.3 Những tác động đến môi trường trong hoạt động kinh doanh NH-KS gây ra
1.3.1 Sử dụng năng lượng – nguyên liệu
1.3.4.1 Sử dụng điện năng
Theo thống kê hằng năm của Công Ty Điện Lực Miền Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, việc sử dụng năng lượng từ ngành kinh doanh NH-KS tại khu vực TP.HCM chiếm phần trăm đáng kể trong tổng số lượng điện cung cấp Cũng như số tiền họ phải chi trả hàng tháng cho việc sử dụng năng lượng chiếm ≈ 7-8 % lợi nhuận
Điện năng tiêu hao nhiều do hoạt động các máy móc, thiết bị chiếu sáng, bảng
Trang 13 47% : Thiết bị làm lạnh: máy điều hòa, tủ đông, tủ mát…
15%: Thiết bị chiếu sáng: bảng điện, đèn…
20%: Thiết bị giặt ủi: máy giặt, máy hấp, bàn là…
18%: Thiết bị khác: lò nướng, lò vi sóng, quạt, thang máy…
1.3.4.2 Sử dụng nguyên liệu
Việc đốt cháy, nấu nướng cần một nguồn nguyên liệu lớn từ gaz, dầu, than…( nguyên liệu đốt) Hầu hết các NH-KS sử dụng nguồn nguyên liệu chính là gaz Hệ thống gaz ở Nhà hàng thường là hệ thống gaz trung tâm
→ khó tránh việc rò rỉ nếu không được bảo trì thường xuyên, chưa kể đến việc luôn mở lửa mồi khi bắt đầu giờ làm việc, quên khóa gaz khi ra về… đem đến việc lãng phí nguyên liệu lớn…
1.3.4.3 Sử dụng nguồn nước sạch
Nguồn nước sạch cũng chiếm phần đáng kể trong việc chi trả hàng tháng của các doanh nghiệp kinh doanh NH-KS
Nguồn nước được sử dụng cho việc
Tẩy rửa, chế biến thức ăn, nước uống: được sử dụng nhiều trong khu vực nhà bếp, quầy bar,
Tắm gội, vệ sinh: ở khu vực toilet, phòng tắm,
Giặt ủi: khu giặt ủi của khách sạn,
Tưới cây, vệ sinh phòng ốc, sàn,…
Trang 141.3.2 Gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động Nhà Hàng – Khách Sạn
1.3.2.1 Môi trường nước
Ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn TP.HCM hiện nay được đánh giá là nghiêm trọng nhất Ngoài việc các dòng kênh trong nội thành bị ô nhiễm, các dòng sông lớn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu con người cũng không thoát khỏi số phận tương tự
Theo quy hoạch tổng thể thoát nước của TP.HCM, chỉ tiêu thoát nước thải sinh hoạt của người dân lên tới 315lít/người/ngày ở nội thành và ngoại thành là 300lít/người/ngày Với dân số gần 8,5 triệu người hiện nay, chưa tính lượt khách du
lịch, hàng ngày lượng nước thải ra đã vượt qua con số 2 triệu m 3
Nhằm hạn chế bớt lượng nước bẩn chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường, thành phố cũng quy định tất cả các khu chung cư, khách sạn, tòa nhà văn phòng… mới xây dựng phải có hệ thống xử lý nước thải tại chỗ Tuy nhiên, cho đến nay cũng mới chỉ có khoảng 200 dự án như vậy có hệ thống xử lý nước thải đạt mức độ xử lý cấp 2 Trong khi đó, theo Trung tâm điều hành chống ngập nước của thành phố, đến thời
điểm này cả thành phố mới chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải là: Tân Quy Đông có công suất 500m 3 /ngày; Nhà máy Bình Hưng Hòa có công suất xử lý bình quân 26.500m 3 /ngày và Nhà máy Bình Hưng có công suất xử lý đạt 144.000 m 3
/ ngày Như vậy, tổng cộng 3 nhà máy chỉ mới xử lý được khoảng 180 ngàn m 3
/ngày.đêm, chưa bằng 1/10 lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày
Để xử lý lượng nước thải khổng lồ thải ra mỗi ngày này, TP.HCM cũng quy hoạch xây dựng 9 lưu vực thu gom trên diện tích 18.978ha để xử lý nước bẩn với công suất 1,78 triệu m3
/ngày Ông Nguyễn Văn Hồng – Phó Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho
Trang 15sinh hoạt sẽ được thu gom và xử lý theo phương án phân tán, toàn bộ thành phố được chia làm 9 lưu vực, gồm: Tham Lương – Bến Cát, Nhiêu Lộc – Thị Nghè; Tân Hóa –
Lò Gốm; Tàu Hũ – Bến Nghé – Kênh Đôi - Kênh Tẻ; Tây Sài Gòn; Bắc Sài Gòn 1; Bắc Sài Gòn 2; Đông Sài Gòn Tại từng lưu vực sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung với công nghệ xử lý nước thải hiện đại, phù hợp với khả năng giải phóng mặt bằng, tài chính
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các sông hồ ở TP.HCM đã ở trong tình trạng bị ô nhiễm nghiêm trọng Theo những số liệu mới nhất, hệ thống kênh rạch của thành phố mỗi ngày bị đầu độc bởi sơ sơ có trên 1,8 triệu m3
nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý (bao gồm nước thải khu dân cư và cụm nhà hàng khách sạn), vài năm trước số liệu này chỉ là 250.000m3
Loại hình kinh doanh Nhà Hàng - Khách Sạn hiện nay có xu thế chọn địa điểm ven sông (river view), như vậy, việc xả thải thẳng xuống lòng sông là điều tất yếu Không loại trừ những nhà hàng, khách sạn phía bên trong (không gần bờ sông) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải, hoặc nếu có cũng rất sơ xài đã xả thải trực tiếp
ra nguồn thải chung Gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng
Không có hệ thống xử lý nước thải, không cam kết bảo vệ môi trường, không giấy phép xả thải… những vi phạm của hàng loạt khách sạn, nhà hàng bị cơ quan chức năng phát hiện trong thời gian qua đã cho thấy việc hủy hoại môi trường đang ở mức đáng báo động…
Thông số ô nhiễm chất thải : Qua nghiên cứu thành phần và tính chất nước thải
sinh hoạt, hai tác nhân chính gây ô nhiễm nước thải sinh hoạt, cụ thể là:
Trang 16 Tổng Coliforms ~ 104 – 109 MPN/100ml do sự hiện diện của các nhóm vi sinh gây bệnh (Escherichia Coli, Aerobacter, Cryptosporidium, Yesinia enterolitica…)
Các chất ô nhiễm có nguồn gốc hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (carbohydrat, protein, dầu mỡ: động vật, thực vật) và các chất dinh dưỡng (phosphat, nito) biểu hiện qua các thông số: BOD5 = 250 – 300mg/l, COD=350 – 500 mg/l, SS=120-160mg/l…
Chất tẩy rửa: xà phòng, thuốc tẩy…
→ Các chất này thường có nguồn gốc từ nhà vệ sinh, nhà tắm, khu vực giặt quần áo
và nhà bếp
Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển, TP.HCM là một trong những địa điểm thu hút du khách đến tham quan, đời sống người dân ngày càng nâng cao – dẫn đến nhu cầu về dịch vụ nhà hàng – khách sạn tăng cao hơn, nhiều NH-KS mọc lên phục vụ cho những nhu cầu trên, thì thực trạng ô nhiễm môi trường do xả thải càng trở nên nghiêm trọng và trên mức báo động đỏ
Dân số năm 2010 (chưa tính đến khách vãng lai) 7.396.446 người
Dân số năm 2010 (kể cả khách vãng lai) 9.000.000 người
Trang 17Số hộ nhà biệt lập (tính trung bình 5 người/hộ) 1.479.289 hộ
Khu vực nhà hàng - khách sạn, du lịch 354.661 cơ sở
Bảng 1.5 Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt của TP.HCM
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Hồ Chí Minh 2010)
Ngày 18/2/2012, Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM cho hay, hiện mỗi ngày thành phố thải ra trên 6.700 tấn chất thải rắn đô thị, trong đó trung bình có 1.500 -2.000 tấn chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại cần xử lý, tái chế Như vậy, có 5.200-4.700 tấn chất thải sinh hoạt được xả thải hàng ngày Trong đó, lượng khách du lịch chiếm khoảng 20% tổng số dân tại TP.HCM, vậy lượng xả chất thải rắn do hoạt động
từ nhà hàng – khách sạn sinh ra cũng chiếm 20% lượng xả thải tại TP.HCM, góp phần không nhỏ vào việc xả thải chất thải rắn tại TP.HCM
Thành phần:
Nhà hàng, khách sạn: tùy theo quy mô của khách sạn và cách quản lý, thành phần chất thải rắn tại nhà hàng, khách sạn khác nhau rất lớn Đối với nhà hàng - khách sạn có quy mô lớn thì hầu như chất thải rắn đã được phân loại trước khi thải ra ngoài cho dù thành phần đó bán được giá hay không Trong khi đó, các khách sạn có quy mô nhỏ thì chất thải rắn có hầu hết các thành phần như hộ gia đình
Trang 19KĐK – không đáng kể khi % theo khối lượng ướt < 0,5%;
ww – trọng lượng ướt (wet weight)
Hơi nước, hơi dầu từ việc nấu nướng, hấp ủi…
Xả thải nhiệt cao tại khu vực nhà bếp từ việc đốt cháy nguyên liệu (dầu DO, gaz, than củi…) và khu giặt ủi,
Trang 20 Khí CFC gây hiệu ứng nhà kính từ máy lạnh, tủ lạnh,…
Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường
Trang 21 Cho đến nay, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các tiêu chuẩn trong bộ ISO 14000
14000 của Saigontourist - một chương trình được xem có tầm quan trọng trong việc thu hút khách, tạo hiệu quả kinh doanh, hướng đến môi trường du lịch bền vững
Doanh nghiệp phải làm gì khi áp dụng ISO 14001
Phân tích hoạt động sản xuất và cung cấp dịch vụ của mình để xác định ra các yếu tố làm ảnh hưởng đến: đất, nước mặt, nước ngầm, không khí, đa dạng sinh học, tiêu tốn tài nguyên
Nghiên cứu các quy định của pháp luật về môi trường để xác định ra những nội dung phải tuân thủ
Đo lường các thông số: khí thải, nước thải, độ ồn, độ rung của hoạt động trong Doanh nghiệp Nếu không đạt các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp cần đưa ra biện pháp khắc phục
Trang 22 Đưa ra các quy trình làm việc hợp lý để hạn chế các ảnh hưởng tới môi trường
Có thể cần phải đầu tư thiết bị để xử lý nước thải, khí thải nếu chưa đạt chuẩn quy định
Các yêu cầu cơ bản của ISO 14001
Chính sách môi trường
Xác định các khía cạnh môi trường
Xác định các yêu cầu pháp luật
Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường
Xác định trách nhiệm, quyền hạn
Đào tạo
Thông tin nội bộ
Kiểm soát tài liệu
Kiểm soát hồ sơ
Kiểm soát hoạt động
Sẵn sàng ứng phó các tình huống khẩn cấp
Giám sát và đo lường
Hành động khắc phục và phòng ngừa
Đánh giá nội bộ
Trang 23 Xem xét của lãnh đạo
1.4.3 Sự phát triển của ISO 14001
1.4.3.1 Phạm vi toàn cầu
Chúng ta đều biết mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động đều gây nên những tác động môi trường với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, vấn đề là các doanh nghiệp với các quy mô khác nhau đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác động lên môi trường của mình Đó là lý do của sự ra đời của tiêu chuẩn ISO
14001 về Hệ thống quản lý môi trường Được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận
Hình 1.3 Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp trên thế giới qua các giai đoạn
(Nguồn: vpc.org.vn; năm 2012)
Trang 24Lý do của sự thành công trong việc phổ biến áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại nhiều quốc gia với các nền kinh tế khác nhau, với các mức độ phát triển và các đặc trưng văn hóa khác nhau chính bởi vì tiêu chuẩn ISO 14001 đã chỉ ra các yêu cầu trong việc thiết lập một hệ thống để quản lý các vấn đề về môi trường cho tổ chức/doanh nghiệp nhưng không nêu ra cụ thể bằng cách nào để có thể đạt được những điều đó Chính bởi vì sự linh động đó mà các loại hình doanh nghiệp khác nhau, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia có thể tìm cách riêng cho mình trong việc xác định mục tiêu môi trường cần cải tiến và cách thức để đạt được các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường
Hình 1.4 Top 10 quốc gia áp dụng ISO 14001 cao nhất
(Nguồn: ISO survey;2006)
1.4.3.2 Tại Việt Nam
Trang 25Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm
1998 (2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên
Thời gian đầu, các công ty tại Việt Nam áp dụng ISO 14001 hầu hết là các công
ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài, đặc biệt là với Nhật Bản Hầu hết công
ty mẹ của các tổ chức này đều đã áp dụng ISO 14001 và họ yêu cầu các công ty con tại các quốc gia đều phải xây dựng và áp dụng ISO 14001 Bởi vậy, các doanh nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO 14001 tại Việt
Nam
Hình 1.5 Số lượng chứng chỉ ISO 14001 được cấp tại Việt Nam từ 1998-2007
(Nguồn: vpc.org.vn; năm 2012)
Tại Việt Nam hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 cũng đã được cấp cho khá nhiều
tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng, trong đó các ngành nghề như: Chế biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…),
Trang 26Điện tử, Hóa chất (dầu khí, sơn, bảo vệ thực vật), Vật liệu xây dựng, Du lịch-Khách sạn đang chiếm tỷ lệ lớn như một loạt khách sạn thành viên thuộc Tập đoàn Saigon Tourist, các khách sạn lớn tầm cỡ 5 sao, 4 sao, và một số khách sạn khác…cũng đã được chứng nhận ISO 14001
Trang 2717 Khách sạn Caravelle Saigon
18 Khách sạn Grand Hotel Saigon
19 Khách sạn Sheraton Saigon
20 Khách sạn InterContinental Asiana Saigon
21 Khách sạn Park Hyatt Sài Gòn
22 Khách sạn New World
( )
Trang 28CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG
NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN HIỆN NAY 2.1 Công tác bảo vệ môi trường tại NH-KS hiện nay
Được tạo hóa ưu ái cho rất nhiều thắng cảnh đẹp, Việt Nam đang bùng nổ trong lĩnh vực du lịch và việc gia tăng xây dựng các khách sạn đã làm tăng các nguy cơ đe dọa hệ sinh thái May mắn là các khách du lịch ngày càng nhận thức rõ ràng hơn về cuộc sống xanh và những nơi họ đến phải thể hiện được sự quan tâm tới môi trường
“Hiện nay, các khách du lịch đã hiểu biết hơn về những ảnh hưởng mà du lịch gây
ra đối với môi trường Họ thường tìm kiếm những khách sạn có những cam kết hoặc có những hành động bảo vệ môi trường tích cực” - Ông Evan Lewis, Phó chủ
tịch truyền thông của tập đoàn ACCOR nói
Cạnh tranh khốc liệt giữa các khách sạn hay giữa các doanh nghiệp trong nước
và nước ngoài, các nước lân cận như Thái Land, Campuchia, Lào, Malaisia, hay Philippine… Khách sạn và khu nghỉ dưỡng đã tìm ra ưu thế cạnh tranh bằng việc phát triển theo hướng thân thiện với môi trường
Nhằm thu hút các nhà đầu tư, cách tốt nhất để các khách sạn tạo ra được lợi nhuận là theo xu hướng xanh Một vài khách sạn đã cam kết chống lại sự nóng lên toàn cầu, hủy hoại môi trường và đã làm nhiều việc để hiện thực hóa cam kết đó
Bằng nhiều biện pháp khác nhau, nhưng mục tiêu chung của các NH-KS là bảo
vệ môi trường - tiết kiệm năng lượng, vật chất Với nhiều hành động cụ thể như: trồng cây xanh quanh khuôn viên khách sạn; tiết kiệm năng lượng; tiết kiệm vật chất; sử dụng hóa chất thân thiện với môi trường; tham gia hưởng ứng vào giờ trái đất; tái sử dụng nguồn nước thải sạch cho việc tưới cây xanh
Trang 29Những khách sạn xanh nhất lại là những khách sạn Sài Gòn lâu đời và khách
sạn sài gòn phổ biến nhất Tại TP.HCM: khách sạn Majestic Hotel Saigon; khách sạn Grand Hotel Saigon; khách sạn Caravelle hotel saigon; khách sạn Sheraton Saigon; khách sạn New World; khách sạn InterContinental Asiana Saigon; khách sạn Park Hyatt Sài Gòn; …
2.2 Khách sạn MAJESTIC Sài Gòn
Khách sạn Majestic Saigon nằm ở vị trí trung tâm của TP Hồ Chí Minh, đối diện với sông Sài Gòn có lối kiến trúc Pháp được xây dựng từ năm 1925 và là một trong những khách sạn cổ điển nhất của thành phố
Khách sạn này đã đứng thứ 3 trong số những tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả ASEAN năm 2008
Trang 30Nhiều năm qua, khách sạn Majestic là một trong những khách sạn đi đầu trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại TP Hồ Chí Minh; từng vinh dự đạt
giải thưởng Năng lượng châu Á năm 2002; giải thưởng cúp vàng ISO năm 2006, 2007; giải nhất dành cho loại hình Tòa nhà cải tạo lại trong cuộc thi: “Tòa nhà hiệu quả năng lượng năm 2008”, giải thưởng “Khách sạn xanh ASEAN 2012”
Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, khách sạn Majestic chủ trương phát triển với slogan “truyền thống, hiếu khách, thanh lịch” theo mô hình một khách sạn Xanh
2.2.1 Tổng quan các giải pháp tiết kiệm năng lượng – vật chất đã thực hiện
2.2.1.1 Các giải pháp kỹ thuật
o Thay các bóng đèn đốt tim bằng đèn compact
o Thay thế các máy điều hòa không khí cục bộ hiệu suất thấp bằng máy hiệu suất cao
o Tận dụng công suất dư hệ thống nước nóng trung tâm lò hơi sử dụng thêm cho
36 phòng khách thay cho bình nước nóng điện
o Lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời công suất 13,000lít/ngày sử dụng cho 85 phòng khách
o Lắp đặt thêm bộ inverter điều khiển hoạt động bơm nước thủy cục 5 Hp
o Lắp thêm các cửa Euro Window và Us Window cho các cửa sổ và cửa ra ban công
o Lắp đặt thêm thiết bị điều khiển từ xa tắt mở AHU khu vực đại sảnh
2.1.1.2 Các giải pháp quản lý
Trang 31o Điều khiển tắt mở các thiết bị, đèn chiếu sáng từng khu vực theo các quy định
cụ thể ứng với nhu cầu sử dụng
o Kiểm soát nhiệt độ cài đặt máy ĐHKK trung tâm và máy ĐHKK cục bộ các khu vực công cộng
Thiết lập và áp dụng qui trình vận hành các thiết bị nhà giặt vào giờ thấp điểm Khách sạn đã tạo dựng một hệ thống thân thiện với môi trường dựa trên những yếu tố tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm sử dụng túi nilong và tổ chức mỗi tháng một ngày thứ 7 dùng nến thay điện
Khách sạn tập trung chủ yếu vào các biện pháp tiết kiệm năng lượng nhằm giảm chi phí kinh doanh Với sự giúp đỡ của cơ quan quản lý môi trường và năng lượng Pháp (ADEME)
Ở giai đoạn đầu, khách sạn tập trung thực hiện các biện pháp tiết kiệm năng
o Giảm nhiệt độ nước nóng trong phòng của khách từ 60ºc xuống còn 50ºC nhờ vậy mỗi bình đun nước nóng sẽ tiết kiệm được khoảng 0,7% lượng điện năng tiêu thụ;
Trang 32o Sử dụng hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời cho phòng khách, bếp, nhà giặt…
o Hệ thống đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời công suất 20 nghìn lít/ngày; tiết kiệm khoảng 43 triệu đồng tiền điện/tháng, giảm phát thải 11,11 tấn CO2 vào môi trường;
o Lắp đặt hệ thống panel mặt trời, tiết kiệm được 106 triệu đồng/tháng
Giai đoạn thứ hai, được triển khai từ tháng 10/2003 nhằm áp dụng các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường thông qua các hoạt động:
o Thực hiện giáo dục cho nhân viên trong khách sạn về các biện pháp bảo vệ môi trường như phân loại và tái sử dụng chất thải, quản lý sử dụng hóa chất;
o Đầu tư xây dựng một khu vực phân loại rác thải rắn có thể tái chế hoặc tái sử dụng Nhờ biện pháp này góp phần giúp khách sạn tiết kiệm được 4 triệu đồng/tháng;
o Tại mỗi bộ phận trong khách sạn, đặt hộp đựng giấy có thể dùng lại được;
o Lắp đặt công tơ phụ và đồng hồ đo nước phụ tại các bộ phận trong khách sạn như nhà hàng, bộ phận giặt là, … để giám sát việc tiêu thụ nước và điện năng trên cơ sở đó cung cấp số liệu xây dựng kế hoạch tiết kiệm điện và nước;
o Thực hiện tuyên truyền cho khách tham gia vào nỗ lực bảo vệ môi trường chung của khách thông qua biện pháp đơn giản như khuyến khích khách tiếp tục sử dụng các ga trải giường, khăn tẩm nếu khách cảm thấy chưa cần thay;
o Nhắc nhở nhân viên tuân thủ việc tắt điện sau khi hết giờ làm việc;
Trang 33o Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt là các loại hóa chất trong khách sạn
o Lắp thêm các lưới lọc trong chậu rửa ở khu vực bếp nhằm giảm lượng rác thải rắn như cọng rau, thân rễ … có thể chảy vào trong hệ thống nước thải
o Lắp đặt các bẫy mỡ trong khu vực bếp nhằm giảm lượng dầu mỡ thải vào hệ thống nước thải của bếp
o Hàng năm nhóm kỹ sư trình bày với Ban Giám đốc bản kế hoạch về các biện pháp thực hiện quán lý tiết kiệm tại từng bộ phận Đồng thời, nhóm kỹ sư này giám sát việc thực hiện kế hoạch ở từng bộ phận Nhờ việc thực hiện các biện pháp trên đây, khách sạn không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh
2.2.2 Kết quả
Những nỗ lực này không chỉ đem đến kết quả là giảm thiểu được lượng điện, nước tiêu thụ và khí thải carbon khoảng 179.000 kg mỗi tháng mà còn tiết kiệm cho khách sạn hàng nghìn đô la chi phí hoạt động
Nhờ việc thực hiện các biện pháp trên đây, khách sạn không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn cắt giảm một lượng lớn chi phí kinh doanh, trở thành một
mô hình khách sạn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Theo thống kê của khách sạn, tính chung kết quả trong giai đoạn 1998 - 2005, khách sạn đã tiết kiệm được 2,8 tỷ đồng, trong đó phần tiết kiệm chi phí điện năng chiếm phần lớn trong chi phí kinh doanh tiết kiệm được (khoảng 2,5 tỷ đồng)
Trong thời gian tới, khách sạn sẽ áp dụng tiêu chuẩn tòa nhà xanh:
Trang 34 Sử dụng khoảng 20% trên tổng số vật liệu xây dựng là loại “thân thiện với môi trường”; sử dụng sơn và các hóa chất không độc hại
Mái nhà và các điểm chiếu sáng khác sẽ được thiết kế đặc biệt nhằm khai thác tối đa từ nguồn ánh sáng tự nhiên để giảm thiểu sử dụng năng lượng điện thắp sáng trong tòa nhà; đồng thời giảm nhiệt độ bên trong khách sạn từ 1-2 độ C so với khu vực xung quanh
Nước thải sẽ được xử lý và tái sử dụng lại trong việc tưới cây, làm vệ sinh
→ Theo dự án này, Majestic sẽ là mô hình tiêu biểu của dạng khách sạn xanh “thân
thiện môi trường”
2.3 Khách sạn Rex Hotel Saigon
2.3.1 Tổng quan các giải pháp tiết kiệm năng lượng – vật chất đã thực hiện
Khách sạn Rex áp dụng các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường từ tháng 5-2002 Việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được khách sạn thực hiện theo hai nội dung chính:
Trang 35Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng và quản lý tài nguyên như:
o Tiết kiệm điện,
o Tiết kiệm nước,
o Phân loại rác thải,
o Sử dụng các hóa chất thân thiện với môi trường
Trong quản lý tiết kiệm điện và tiết kiệm nước, khách sạn Rex đã lắp đặt thêm
60 công-tơ phụ và 40 đồng hồ đo nước tại các khu vực chính trong khách sạn Trên cơ
sở đó, khách sạn thực hiện theo dõi số đo tại từng khu vực theo ngày để căn cứ vào đó thiết lập mục tiêu tiết kiệm cho từng khu vực
→ Sau khi thực hiện biện pháp này, tính từ năm 2003-2005, khách sạn Rex đã tiết kiệm
được tổng cộng là 451 triệu đồng chi phí hóa đơn tiền điện và 58,6 triệu đồng chi phí hóa đơn nước
Đối với quản lý chất thải, quy trình thực hiện của khách sạn như sau:
o Đào tạo nhân viên về quản lý chất thải rắn
o Thiết lập mục tiêu quản lý lượng rác thải - phân loại rác thải - tái sử dụng một phần lượng rác thải
o Đối với rác thải hữu cơ, khách sạn bán lại cho người chăn nuôi gia súc và phân loại rác thải vô cơ bán lại cho người thu mua các rác thải
o Đối với loại rác thải độc hại, khách sạn thực hiện ký hợp đồng với công
ty bên ngoài để thực hiện thu gom và xử lý theo đúng Quyết định về quản
lý chất thải độc hại 155/1999 của Thủ tướng Chính phủ
Trang 36o Tất cả các chậu rửa bát đĩa trong khách sạn đều có lắp thêm lưới lọc để giảm lượng chất thải rắn vào hệ thống thống nước thải của khách sạn
o Lắp đặt thêm hai bẫy mỡ nhằm giảm lượng dầu mỡ có trong nước thải của khu vực bếp và nhà hàng
2.3.2 Kết quả
o Theo tính toán của khách sạn, nhờ hệ thống bẫy mỡ góp phần mỗi năm giảm khoảng 800kg dầu mỡ có nguy cơ tồn đọng trong hệ thống thống thoát nước thải
o Lượng rác thải giảm được mỗi năm là 20% tương đương với 2,6 tấn rác thải mỗi tháng Nhờ vậy, mỗi năm, bình quân khách sạn thu được 30 triệu đồng từ việc bán rác thải
o Thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng như thay bóng đèn thường bằng bóng đèn compact, lắp thêm các lưới kiểm soát dòng chảy ở các vòi nước để tiết kiệm nước, thay thế các tủ lạnh sử dụng CFC bằng loại không dùng CFC Trong thời gian ba năm thực hiện các biện pháp bảo
vệ và quản lý môi trường, khách sạn Rex đã tiết kiệm được 5,4 tỷ đồng trong đó tiết kiệm điện là 4,5 tỷ đồng
2.4 Khách sạn Caravelle Saigon
Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững môi trường và xã hội, cũng như cam kết mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, Khách sạn Caravelle cam kết nỗ lực thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển xã hội bền vững
Trang 37Tọa lạc ngay tại trung tâm kinh doanh, mua sắm, thương mại, giải trí sầm uất của thành phố Hồ Chí Minh, Khách sạn Caravelle chuyên về dịch vụ lưu trú với đầy đủ tiện nghi, bao gồm tổ chức hội thảo, hồ bơi, Spa, CLB Sức khỏe và chuỗi nhà hàng, quầy bar
Với sứ mệnh tạo ra môi trường làm việc an toàn và tiên phong xúc tiến các hoạt động xanh nhằm giảm gánh nặng cho môi trường như ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên, Khách sạn đã thiết lập, thực hiện và duy trì Hệ thống quản lý môi trường đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 và tiêu chuẩn EarthCheck
Khách sạn đã có một kế hoạch chi tiết dựa vào những phân tích có tính hệ thống
về lượng năng lượng tiêu thụ và lượng thất thoát, từ đó họ đưa ra các giải pháp để giảm ảnh hưởng tới môi trường
Khách sạn Caravelle cam kết:
1 Cải tiến: Liên tục các hoạt động môi trường và đánh giá định kì hàng năm
2 Chấp hành: Nghiêm chỉnh các các yêu cầu pháp luật và các chuẩn mực xã hội
3 Chú trọng: Tuyển dụng lao động và sử dụng sản phẩm và dịch vụ tại địa phương
4 Tối thiểu hóa: Tác động môi trường
5 Tái sử dụng: Vật liệu và tiện nghi phòng trong điều kiện vệ sinh cho phép
6 Tái chế :Tài nguyên thiên nhiên và Rác thải
7 Thay mới: Máy móc & thiết bị không thân thiện với môi trường
8 Tăng cường: Thông tin Chính sách KS với các đối tượng bên trong và bên ngoài KS
Toàn thể nhân viên, Khách và các Nhà thầu/Nhà cung cấp đều được thông tin chính sách và được khuyến khích đề xuất các đường hướng để KS cải tiến hoạt động phát triển bền vững môi trường và xã hội
Chính sách luôn sẵn có cho mọi người và được soát xét định kì hàng năm
Trang 382.4.1 Tổng quan các giải pháp tiết kiệm năng lượng – vật chất đã thực hiện
Khách sạn Caravelle đã và đang có khá nhiều chương trình nhằm bảo vệ môi trường, và bao trùm lên hết tất cả là kế hoạch triển khai thực hiện chương trình ISO
14001 trong năm 2009 nhằm đạt chứng nhận ISO 14001 (Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường) trong năm 2010 Sau đây là những hoạt động của khách sạn
đã tiếng hành trong nhiều năm qua do Ông Nguyễn Đông Hòa chia sẽ:
Thứ nhất: Tiết kiệm năng lượng:
o Bảo hao điện lớn bằng các thiết bị, linh kiện tiết kiệm điện Vừa qua, khách sạn đã thay thế 1 máy lạnh trung tâm (chiller) bằng sản phẩm có mức tiêu hao điện ít và thân thiện với môi trường hơn Đặc biệt, Caravelle đang triển khai dự án thay thế lò hơi (boiler) bằng bơm nhiệt (heat pump) nhằm tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu khí thải hành thường xuyên các thiết bị điện, thay thế các thiết bị hoặc linh kiện có mức tiêu
o Khách sạn Caravelle Sài Gòn còn có một chính sách, hệ thống và bộ máy quản lý năng lượng khá chặt chẽ nhằm vận hành các thiết bị với hiệu suất cao nhất, thống kê, phân tích nguồn năng lượng sử dụng hàng ngày nhằm phát hiện và điều chỉnh kịp thời các nguyên nhân gây thất thoát điện, kết hợp với các đơn vị tư vấn để kiểm toán năng lượng hàng năm, hợp tác với Quỹ Clinton Climate Initiative nhằm thiết kế một chương trình nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong tương lai
o Đào tạo chuyên môn và nâng cao nhận thức của mọi nhân viên trong khách sạn thông qua các chương trình huấn luyện và phát động phong trào tiết kiệm Trong tháng 03/2010, khách sạn đã phát động phong trào “Green office” với các kế hoạch hành động cụ thể và giải thưởng cho các bộ phận thực hiện tốt chương trình
Trang 39Thứ hai: Nước và nước thải:
o Khách sạn đã lắp đặt các thiết bị vệ sinh có tính năng tiết kiệm nước (vòi nước, toilet )
o Đặc biệt, năm 2009 khách sạn đã lắp đặt thành công hệ thống xử lý nước thải công suất 350 m3/ngày Hiện nay, Khách sạn đang nghiên cứu để tái sử dụng nguồn nước thải này cho hệ thống nước xả bồn cầu và làm mát tháp giải nhiệt
o Năm 2006, hệ thống xử lý nước thải đã được lắp đặt tại Caravelle, nhưng do thiếu nhiều trang thiết bị hỗ trợ nên chưa đạt kết quả như mong muốn Vừa qua, trong nỗ lực đầu tư trị giá $75,000 với các thiết bị hiện đại, hệ thống này đã vận hành hiệu quả và đạt chất lượng tốt Nước thải sau khi qua xử lý sẽ được dùng để dội bồn vệ sinh và cung cấp cho tháp giải nhiệt của khách sạn Ước tính mỗi tháng, từ 2,500m² đến 3,000m² nước thải được tái sử dụng lại
Thứ ba: rác thải
o Khách sạn đang thực hiện chương trình phân loại rác (Rác hữu cơ, rác tái chế, rác không tái chế & rác độc hại) và xử lý các loại rác đúng theo qui định của Sở Tài nguyên – Môi trường; Có hệ thống ghi nhận số lượng rác thải ra hàng ngày
o Khách sạn đã thành công trong việc xây dựng các tập quán tốt trong công tác tiết kiệm và giảm thiểu lượng rác thải như: sử dụng giấy in 2 mặt, tái sử dụng xà bông, dầu gội đầu, dép đi trong phòng; Đặt các bảng kêu gọi khách tiết kiệm trong việc thay khăn
và tấm trải giường