TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TÊN ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ MA CỦA HANA BANK VÀ BIDV Lớp tín chỉ KET307BS 1 Giảng viên hướng dẫn TS Bùi Thu Hiền Nhóm thực hiện Nhóm 3 Hà Nội, tháng 3 năm 2022 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1 Tổng quan về mua bán và sáp nhập (MA) 3 1 1 Khái niệm chung về MA 3 1 1 1 Khái niệm 3 1 1 2 Các hình thức mua bán – sáp nhập doanh nghiệp 4 1 2 Phân loại 4 1 3 Động cơ tiến hành hoạt động MA 5 1 4 Tổng quan về ho.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-*** -
TIỂU LUẬN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH THƯƠNG VỤ M&A CỦA HANA
BANK VÀ BIDV
Lớp tín chỉ : KET307BS.1 Giảng viên hướng dẫn : TS Bùi Thu Hiền Nhóm thực hiện : Nhóm 3
Hà Nội, tháng 3 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Tổng quan về mua bán và sáp nhập (M&A) 3
1.1 Khái niệm chung về M&A 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Các hình thức mua bán – sáp nhập doanh nghiệp 4
1.2 Phân loại 4
1.3 Động cơ tiến hành hoạt động M&A 5
1.4 Tổng quan về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng 6
1.4.1 Trên thế giới 6
1.4.2 Tại Việt Nam 7
Chương 2 Quá trình M&A của KEB Hana Bank và BIDV 8
2.1 Giới thiệu chung về KEB Hana Bank và BIDV 8
2.1.1 KEB Hana Bank 8
2.1.2 BIDV 9
2.2 Phân tích tình hình tài chính trước M&A 10
2.2.1 Tình hình tài chính của KEB Hana Bank trước M&A 10
2.2.2 Tình hình tài chính của BIDV trước M&A 11
2.3 Tiến trình thương vụ M&A (bối cảnh, nguyên nhân, quá trình M&A) 12
2.3.1 Bối cảnh và diễn biến thương vụ 12
2.3.2 Nguyên nhân diễn ra thương vụ 13
2.4 Hậu M&A 15
2.4.1 Phân tích tình hình tài chính của BIDV 15
2.4.2 Những lợi thế và khó khăn sau hoạt động M&A 19
Chương 3 Bài học kinh nghiệm 21
3.1 Đối với công ty bên mua 21
3.1.1 Xây dựng mô hình thực hiện M&A hiệu quả 21
3.1.2 Nâng cao hiệu quả việc định giá trong hoạt động M&A 21
3.1.3 Tìm hiểu thị trường và công ty mục tiêu 21
3.2 Đối với các công ty bên bán 22
KẾT LUẬN 24
DANH MỤC THAM KHẢO 25
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Những năm gần đây, bên cạnh các hình thức đầu tư trực tiếp và gián tiếp tại Việt Nam, đầu tư thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) đang trở thành một làn sóng đầu tư mới đầy tiềm năng Đặc biệt là trong tình hình kinh tế đầy khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng như sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ muốn phát triển cần phải nâng cao năng lực của chính mình hoặc kết hợp với các công ty khác Chính vì vậy, M&A đã trở thành ưu tiên hàng đầu, là công cụ giúp cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng tồn tại và phát triển đồng thời thanh lọc, loại bỏ những doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường
Lịch sử cho thấy, M&A là một xu hướng phổ biến và là một chiến lược tạo ra nhiều tên tuổi trên trường kinh doanh quốc tế đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng Khắp nơi trên thế giới, các ngân hàng đang ngày càng cố gắng phát triển về quy mô, tự lớn mạnh bằng cách thay đổi cơ cấu hoặc có thể bằng cách sáp nhập và mua lại trong khuôn khổ luật pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường và tăng thị phần Việt Nam cũng không đứng ngoài
xu hướng ấy, một trong những thương vụ tiêu biểu nhất trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là hoạt động M&A giữa Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc Tại diễn đàn M&A 2020 – sự kiện thường niên lớn nhất Việt Nam về mua bán sáp nhập và kết nối đầu tư, thương
vụ BIDV phát hành riêng lẻ thành công 15% vốn cổ phần cho ngân hàng Hana (Hana Bank) đã được bình chọn là Thương vụ đầu tự và M&A tiêu biểu Việt Nam năm 2019-
2020 Khoản đầu tư với giá trị lớn, mang tầm khu vực vào Việt Nam của Hana Bank là minh chứng rõ nét về sự lạc quan, tin trưởng vào sự ổn định và tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, vào ngành tài chính ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng Nhận thấy được nhiều khía cạnh cần phân tích về chiếc lược, giá trị, tiềm năng phát triển của công ty và cách thức thương vụ được diễn ra cũng như các bài học kinh
nghiệm, nhóm chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Thương vụ M&A giữa BIDV và Hana Bank” để tìm hiểu và nghiên cứu
2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu tổng quan kiến thức về mua bán và sáp nhập (Merge &
Trang 4Bank Qua đó rút ra được các bài học kinh nghiệm về cơ hội và thách thức danh cho các công ty bên mua và bên bán
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu:
4 Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bài tiểu luận của nhóm em bao gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về mua bán và sáp nhập (M&A)
Chương II: Phân tích thương vụ M&A của BIDV và KEB Hana Bank
Chương III: Bài học kình nghiệm
Do giới hạn về phạm vi không gian và thời gian cũng như trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài viết không thể bao quát hết mọi khía cạnh đồng thời sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Nhóm em rất mong thầy cô sẽ góp ý và chỉ bảo để bài trình bày thêm chính xác và bao quát hơn Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5Chương 1 Tổng quan về mua bán và sáp nhập (M&A) 1.1 Khái niệm chung về M&A
1.1.1 Khái niệm
M&A là cụm từ viết tắt bởi Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại) Đây là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, một bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu một phần hoàn toàn bộ doanh nghiệp đó
Sáp nhập: là một hoạt động xảy ra khi các doanh nghiệp, thường là doanh nghiệp trong cùng một ngành hoặc có cùng quy mô hợp lợi thành một doanh nghiệp mới có quy
mô lớn hơn và có sức cạnh tranh cao hơn Doanh nghiệp mới sẽ khác biệt với công ty trước khi hợp nhất và có tư cách pháp nhân mới Toàn bộ tài sản, lợi ích chung, nghĩa
vụ cũng như quyền của doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ về tay doanh nghiệp sáp nhập Mua lại: là hoạt động xảy ra khi một doanh nghiệp lớn mua lại những doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn mà vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân cũ Doanh nghiệp mua lại được quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp được mua
Mục đích của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp ở mức độ nhất định chứ không đơn thuần chỉ là sở hữu một phần vốn góp hay cổ phần của doanh nghiệp như các nhà đầu tư nhỏ, lẻ Vì vậy, khi một nhà đầu tư đạt được ở mức sở hữu phần vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp đủ để tham gia, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó mới có thể coi đây là hoạt động M&A Ngược lại, khi nhà đầu
tư sở hữu phần vốn góp, cổ phần không đủ để quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường
Phân biệt giữa sáp nhập và mua lại (ví dụ giữa 2 doanh nghiệp)
Sáp nhập (Merges) Mua lại (Acquisitions)
Hai hoặc nhiều doanh nghiệp kết hợp theo
nguyên tắc bình đẳng tương đối
Một doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp khác và chấm dứt địa vị pháp lý của doanh nghiệp bị mua lại
Ngừng phát hành cổ phiếu của từng doanh
nghiệp sáp nhập, phát hành cổ phiếu mới
của doanh nghiệp mới hình thành
Doanh nghiệp mua lại có thể kiểm soát cổ phần, đa số hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp bị mua lại
Hai doanh nghiệp thường có cùng quy mô Hai doanh nghiệp không ngang bằng Hai bên hoán đổi cổ phần Kết hợp giữa tiền mặt và khoản nợ
Trang 61.1.2 Các hình thức mua bán – sáp nhập doanh nghiệp
Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp: nhà đầu tư thông ứu việc góp vốn điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công
ty cổ phần
Mua lại cổ phần vốn góp hoặc cổ phần: đây là hình thức được sử dụng khi một doanh nghiệp mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác Quá trình này có thể được thực hiện bằng việc doanh nghiệp mua đưa ra lời đề nghị mua lại cổ phần cùng lúc gửi trực tiếp đến cổ đông của doanh nghiệp nhắm tới mà không cần thông qua ban lãnh đạo của doanh nghiệp này
Sáp nhập doanh nghiệp: là một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công
ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp sang công
ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập
Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất
Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một phần của doanh nghiệp bị mua lại
1.2 Phân loại
Theo mức độ liên kết, M&A được phân thành 3 loại:
M&A theo chiều dọc (Vertical): Là hình thức sáp nhập của các doanh nghiệp khác nhau trong cùng một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, ví dụ như công
ty bán gà rán và nhà máy chăn nuôi gà Hình thức này giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn các nguồn cung nguyên vật liệu và giảm các chi phí trung gian
M&A theo chiều ngang (Horizontal): Là hình thức diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành kinh doanh hay giữa các đối thủ cạnh tranh cùng chia sẻ một dây chuyền sản xuất Kết quả của sự kết hợp này sẽ mang lại cho các bên cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối
M&A tổ hợp (Conglomerate): Là hình thức mua bán và sáp nhập để hình thành nên các tập đoàn Hình thức này thường xảy ra giữa các công ty cung cấp dịch vụ cho
Trang 7cùng một đối tượng trong một ngành cụ thể, tuy nhiên các sản phẩm của họ không giống nhau mà thường kết hợp bổ sung cho nhau
Theo phạm vi lãnh thổ, M&A được chia thành 2 loại:
M&A trong nước: xảy ra trong phạm vi một lãnh thổ, một quốc gia
M&A xuyên biên giới: Là các thương vụ xảy ra giữa các quốc gia
Theo phương thức ra quyết định quản lý, M&A được chia thành 2 loại:
M&A đồng thuận: Là trường hợp các cổ đông đồng ý về việc sáp nhập hoặc mua lại với đa số phiếu thuận
M&A không đồng thuận: Là trường hợp các cổ đông không đồng ý việc sáp nhập hoặc hợp nhất với đa số phiếu trống
1.3 Động cơ tiến hành hoạt động M&A
Động cơ để các doanh nghiệp tham gia vào thương vụ M&A xuất phát từ chiến lược phát triển cùng như quy mô của mỗi doanh nghiệp Có rất nhiều động cơ để các doanh nghiệp tiến hành M&A, ví dụ như:
Thâm nhập vào thị trường mới: đây là một yếu tố quan trọng khi muốn mở rộng địa bàn kinh doanh, thêm một dòng sản phẩm hoặc mở rộng mạng lưới phân phối
Giảm chi phí gia nhập thị trường: những thị trường có sự điều tiết mạnh của chính phủ, việc gia nhập thị trường đòi hỏi phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, thì những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm những công ty đã hoạt động trên thị trường
Chiếm hữu tri thức và tài sản con người: để tiếp cận và có được đội ngũ chất lượng cao thì M&A như một phương tiện để chiếm lĩnh được nguồn tài nguyên đặc biệt này
Giảm bớt đối thủ cạnh tranh trên thị trường: chắc chắc rằng số lượng đối thủ cạnh tranh sẽ giảm đi khi có một vụ sáp nhập giữa công ty vốn là đối thủ của nhau trên thương trường
Giảm thiểu chi phí và nâng cao hiệu quả: thông qua M&A các công ty có thể tăng cường hiệu quả kinh tế nhờ quy mô khi nhân đôi thị phần, giảm chi phí cố định (trụ sở, nhà xưởng ), chi phí nhân công
Đa dạng hóa và bành trướng thị trường: chiến lược “tập đoàn hóa” của nhiều doanh nghiệp là động lực cho việc đi thâu tóm lại các doanh nghiệp khác
Trang 8Ngoài ra còn có rất nhiều động cơ khác như môi trường kinh doanh thay đổi, khủng hoảng kinh tế dẫn đế nhiều doanh nghiệp mất thanh khoản và buộc bị đẩy vào tình trạng
bị tâu tóm… Dưới đây là một số tổng hợp cơ bản về động cơ của bên mua và bên bán
Mong muốn được nghỉ hưu
Thiếu người nối nghiệp
Nản vì gặp rủi ro
Không có khả năng phát triển kinh doanh
Thiếu vốn để phát triển
Không có khả năng đa dạng hóa sản phẩm
Ảnh hưởng của tuổi tác và sức khỏe
Bất đồng quan điểm giữa các cổ đông
Mất đi nhân sự chủ chốt hoặc khách hàng
chiến lược
Mong muốn phát triển, mở rộng
Cơ hội tăng trưởng lợi nhuận
Đa dạng hóa thị trường, sản phẩm
Mua lại đối thủ cạnh tranh
Sử dụng nguồn vốn dư thừa
Chiếm lĩnh được kênh phân phối
Sự cần thiết về nhân sự chủ chốt
Tiếp cận kỹ thuật công nghệ mới
Điều chỉnh chiến lược kinh doanh
1.4 Tổng quan về hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng
1.4.1 Trên thế giới
Nửa đầu những năm 90 của thế kỷ 20, hoạt động mua bán và sáp nhập đã diễn ra mạnh mẽ tại Mỹ Làn sóng M&A đã góp phần gia tăng đáng kể quy mô của các ngân hàng Tại Mỹ, Bank of America mua lại Merrill Lynch - công ty nổi tiếng với 99 năm tuổi, với giá 50 tỷ USD và gần đây phải kể đến thương vụ mua lại của Wells Fargo với ngân hàng Wachovia với giá trị 15,1 tỷ USD
Tiếp theo phải kể đến thương vụ sáp nhập thành công trong Ngành Ngân hàng Nhật Bản khi Mitsubishi UFJ Financial Group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial Group Đại ngân hàng này đã chính thức được thành lập và đi vào hoạt động vào 1/10/2005
Một thương vụ sáp nhập lớn nhất chưa từng thấy trong lịch sử Ngành Ngân hàng Châu Âu là vụ ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh đã sáp nhập với nhau với trị giá thương vụ lên tới hơn 91 tỷ USD
Khu vực Châu Á cũng nằm trong xu thế đó với tổng giá trị các thương vụ M&A ở Châu Á (trừ Nhật Bản) trong năm 2014 đạt 802,2 tỷ USD, tăng 48% so với năm 2013 (theo Tổ chức Tài chính Goldman Sach) Các thương vụ này diễn ra đều có sự góp mặt của các định chế tài chính lớn như Goldman Sach, Morgan Stanley và Citigroup
Trang 91.4.2 Tại Việt Nam
Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam có thể tóm lược trong 3 thời kỳ:
- Thời kỳ 1990 – 2004: giai đoạn sơ khai và xu hướng các ngân hàng TMCP đô thị thâu tóm, sáp nhập hợp nhất với các ngân hàng TMCP nông thôn Thương vụ M&A ngân hàng Việt Nam đầu tiên là sự việc Sacombank đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn về tài chính và là ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng, tăng vốn điều
lệ lên 71 tỷ đồng, niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Năm 2005, ngân hàng ANZ mua 10% cổ phần của Sacombank và trở thành cổ đông chiến lược của ngân hàng này Theo thống kê của Pricewaterhouse Coopers thì có một số lượng đáng
kể các ngân hàng TMCP đô thị thâu tóm, sáp nhập hoặc hợp nhất với các ngân hàng TMCP nông thôn trong thời kỳ 1990 – 2004
- Thời kỳ 2005 – 2011: bước đầu giai đoạn phát triển M&A tại Việt Nam, nhất là
xu hướng các ngân hàng nước ngoài vào tìm mua cổ phần của ngân hàng trong nước
Xu hướng của hoạt động M&A là theo hướng cộng hưởng hợp tác và liên minh, đặc biệt
là ngân hàng nội hợp tác với ngân hàng nước ngoài
- Thời kỳ cuối 2011 đến nay: hoạt động M&A chủ động và tích cực từ chính bản thân thị trường Theo Đề án 254 về Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn
2011 – 2015, Chính phủ chủ trương khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện, từ đó tăng quy mô và khả năng cạnh tranh Minh chứng rõ nhất là sự kiện lần đầu tiên 3 ngân hàng tại thành phố
Hồ Chí Minh tự nguyện thực hiện sáp nhập, đó là: Ngân hàng Đệ Nhất, Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa và Ngân hàng Công thương Sài Gòn thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) Bên cạnh xu hướng sáp nhập tự nguyện, thị trường tài chính Việt Nam đang dần trở nên nóng hơn với hoạt động thây tóm, tuy thời điểm đó còn mới mẻ nhưng đã tác động mạnh đến thị trường Hiện tại, Việt Nam vẫn còn khá nhiều ngân hàng so với các nước khu vực: khoảng 97 ngân hàng, 52 văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài và
16 công ty Tài chính (tính đến cuối tháng 9/2021) Chính vì thế, lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam đang nổi lên thành một điểm sáng, thu hút mọi ánh nhìn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài Vậy nên, có thể khẳng định rằng các thương vụ M&A ngân hàng Việt Nam sẽ rất sối động trong thời gian tới
Trang 10Chương 2 Quá trình M&A của KEB Hana Bank và BIDV
2.1 Giới thiệu chung về KEB Hana Bank và BIDV
2.1.1 KEB Hana Bank
KEB Hana Bank là thành viên của Tập đoàn tài chính Hana (Hana Financial Group
- Hàn Quốc), một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Châu Á Tập đoàn tài chính Hana tiền thân là công ty Đầu tư Tài chính Hàn Quốc, được thành lập năm 1971, dần có
vị trí quan trọng, trở thành Tập đoàn Tài chính Thế Giới nhờ mạng lưới kinh doanh toàn cầu hàng đầu Hàn Quốc
KEB Hana Bank được thành lập ngày 30 tháng 1 năm 1967, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Ngoại hối Hàn Quốc (Foreign Exchange Bank of Korea) Năm 1968 được đổi tên thành Ngân hàng Korea Exchange Bank (KEB)
Đến 1/9/2015, KEB sáp nhập với Hana Bank, được gọi là KEB Hana Bank, thương
vụ này giúp Tập đoàn tài chính Hana trở thành “con hổ” trong giới tài chính Châu Á
Từ 31/12/2015: Tập đoàn tài chính Hana sở hữu toàn bộ cổ phần của KEB Hana Bank
KEB Hana Bank hiện có hai công ty con ở Trung Quốc và Indonesia KEB Hana Bank có mạng lưới hoạt động rộng lớn gồm: 752 chi nhánh ở Hàn Quốc, 176 chi nhánh tại 24 quốc gia trong đó có Việt Nam, với 2 chi nhánh tại Hà Nội và TP.HCM
Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân hàng Giao dịch Hàn Quốc được thành lập vào năm 1967 với tư cách là một ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ chuyên về ngoại hối Nó được tư nhân hóa vào năm 1989 và là một trong những ngân hàng thương mại đầu tiên của Hàn Quốc
Tháng 1 năm 1975: Bắt đầu kinh doanh chứng khoán
Tháng 4 năm 1978: Ra mắt dịch vụ thẻ tín dụng đầu tiên của Hàn Quốc
Trang 11Tháng 6 năm 2002: Giới thiệu dịch vụ ATM bằng ngoại tệ - dịch vụ đầu tiên cho Hàn Quốc
Trong Thế vận hội World Cup 2002 tại Hàn Quốc và Nhật Bản, KEB là ngân hàng Hàn Quốc đầu tiên xuất khẩu đồng won của Hàn Quốc sang một quốc gia khác, bằng cách xuất khẩu các gói tờ 10000 won sang Nhật Bản
Tháng 10 năm 2003: Được mua lại bởi Lone Star Funds
Tháng 2 năm 2004: Hợp nhất Korea Exchange Bank Credit Service Co
Tháng 8 năm 2014: Nhóm Tín dụng Ngân hàng Giao dịch Hàn Quốc được tách khỏi Ngân hàng Giao dịch Hàn Quốc
Tháng 1 năm 2015: Ra mắt 1 QBank và 1Q INSTA Card tại Canada, trở thành ngân hàng đầu tiên ở Canada cung cấp thẻ Interact trả trước không liên kết với tài khoản ngân hàng
Tháng 2 năm 2019: Tên được thay đổi (KEB Hana Bank => Hana Bank)
Thành tích đạt được:
Năm 2015: KEB Hana Bank thành lập quỹ khuyến học ở Việt Nam
KEB Hana Bank được công nhận là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Hàn Quốc (2018)
Ngân hàng tư nhân tốt nhất tại Hàn Quốc (Euromoney Awards for PB and WM 2019)
Ngân hàng tài chính thương mại tốt nhất tại Hàn Quốc (Global Finance – Best bank Awards 2019)
Năm 2020: KEB Hana Bank trở thành ngân hàng tư nhân tốt nhất Hàn Quốc và là ngân hàng tư nhân có hoạt động ngoại hối tốt nhất Hàn Quốc
2.1.2 BIDV
Thông tin cơ bản:
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam, viết tắt là BIDV) được thành lập 26/04/1957 BIDV được coi
là công ty cổ phần theo hệ thống tổ chức mô hình Tổng công ty nhà nước
BIDV là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam xét theo quy mô tài sản năm
2019 và là doanh nghiệp đóng thuế thu nhập đứng thứ 10 trong danh sách 1000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất năm 2018
Có mạng lưới rộng khắp 63 tỉnh, thành phố, với 190 chi nhánh, và 871 phòng giao dịch cùng các hiện diện thương mại ở 6 quốc gia và vùng lãnh thổ
Trang 12Lĩnh vực hoạt động: BIDV hoạt động trên 4 mảng chính: ngân hàng, bảo hiểm,
chứng khoán và đầu tư tài chính
Thành tích đạt được:
Trong quá trình hoạt động BIDV giành giành được nhiều phần thưởng, danh hiệu, giải thưởng, cụ thể:
Danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới
Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Độc lập
Huân chương Lao động các hạng
Top 2000 công ty lớn nhất thế giới (Theo Forbes)
Top 500 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu (Theo Brand Finance)
Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam 5 năm liên tiếp (Theo The Asian Banker, 2020)
Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
Giai đoạn 1990 - 1994: đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Nhiệm vụ chính là tiếp nhận vốn ngân sách thuộc chi tiêu nhà nước, huy động nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay đầu tư, kinh doanh tiền tệ
Giai đoạn 1994 - 2000: Đây là thời kỳ giúp BIDV dần khẳng định vị trí, vai trò của mình Được trao danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới
Giai đoạn 2000 – nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV chính thức chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày 27 tháng 4 năm 2012
2.2 Phân tích tình hình tài chính trước M&A
2.2.1 Tình hình tài chính của KEB Hana Bank trước M&A
Lợi thế trước M&A của KEB Hana Bank:
Là thành viên của tập đoàn tài tài chính Hana (một trong những tập đoàn tài chính lớn nhất Châu Á), có nền tảng tài chính vững chắc
Trang 13 Tổ chức tài chính này là kết quả của thương vụ M&A lớn nhất ngành ngân hàng Hàn Quốc bằng việc sáp nhập giữa Ngân hàng Hana và Ngân hàng Hối đoái Hàn Quốc (Korea Exchange Bank)
Năm 2018, KEB Hana Bank được công nhận là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Hàn Quốc – đây cũng là định hướng chiến lược phát triển của BIDV Bên cạnh đó, tập đoàn Hana đã liên doanh cùng SK Telecom thành lập nên Finnq, công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính di động
2.2.2 Tình hình tài chính của BIDV trước M&A
Tình hình tài chính của BIDV không mấy khả quan Cụ thể, cuối năm 2015, BIDV
có tỷ lệ nợ xấu là 1.68%, nếu tính cả nợ xấu tại VAMC, thì tỷ lệ này lên đến 4.68%
Năm 2016, tuy đã trích lập dự phòng thêm 62% so với năm ngoái nhưng cũng chỉ đưa
tỷ lệ này về mức 4.05% Do đó, BIDV ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế năm 2016 giảm 3% so với năm 2015
Đến năm 2017, BIDV tăng tỷ lệ trích lập dự phòng lên 62%, giúp giảm tỷ lệ nợ xấu về 2.73%
Năm 2018, quỹ trích lập dự phòng tăng thêm 27%, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 2.54%
Năm 2019 tỷ lệ nợ xấu còn 2.09%
Trong 9 tháng đầu năm 2019, thu nhập lãi thuần của BIDV là 26.398 tỷ đồng tăng 3.1%, lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 3.019 tỷ đồng tăng 19%, lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.077 tỷ đồng tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái
Theo BCTC Quý IV/2019, tổng tài sản của BIDV đạt 1.490.105 tỷ đồng
Đến cuối tháng 9/2019, vốn điều lệ của BIDV đạt 34.187 tỷ đồng, trong đó: phần vốn Nhà nước là 32.573 tỷ đồng và phần vốn của cổ đông khác là 1.614 tỷ đồng (chỉ chiếm 4.72% vốn)
Theo báo cáo lũy kế tính đến tháng 9/2019, BIDV có tổng thu nhập hoạt động đạt 34.258 tỷ đồng, tăng 4.2% so với cùng kỳ năm ngoái.thu nhập lãi thuần đạt 26.398 tỷ đồng, tăng 3.1%, lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 3.019 tỷ đồng, tăng 19%, và lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.077 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh chỉ lãi 262 tỷ đồng, giảm 61.5%, lỗ 266 tỷ đồng Cuối năm 2019, tổng tài sản của BIDV đạt 1.458.740 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 10.768 tỷ đồng