1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự việt nam

19 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

A/ MỞ ĐẦU Khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

ĐỀ BÀI SỐ 2: “Thủ tục rút gọn trong Tố tụng Hình sự Việt

Nam.”

HỌ VÀ TÊN: VŨ TRỌNG KHÁNH

MSSV:

LỚP: N03 – TL2

Trang 2

MỤC LỤC

A/ MỞ ĐẦU 1 I/ Những lý luận chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam: 2 1/ Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự: 2 II/ Các quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 3 1/ Quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự: 3 1.1/ Phân tích nội dung quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 3 1.2/ Đánh giá nội dung quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 4 2/ Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự: 5 2.1/ Phân tích nội dung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 5 2.2/ Đánh giá nội dung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 6 3/ Quy định về quyết định áp dụng, huỷ áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành: 7 3.1/ Phân tích nội dung quy định về quyết định áp dụng, huỷ áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 7 3.2/ Đánh giá nội dung quy định về quyết định áp dụng, huỷ áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 7 4/ Quy định về thời hạn và thủ tục tố tụng theo thủ tục rút gọn trong

Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành: 8 4.1/ Phân tích nội dung quy định về thời hạn áp dụng thủ tục rút gọn trong từng giai đoạn theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: .8 4.2/ Đánh giá nội dung quy định về thời hạn áp dụng thủ tục rút gọn trong từng giai đoạn theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: .9 4.3/ Phân tích nội dung quy định về thủ tục tố tụng rút gọn trong từng giai đoạn theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 9 4.4/ Đánh giá nội dung quy định về thủ tục tố tụng rút gọn trong từng giai đoạn theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015: 10 5/ Quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành: 11 5.1/ Phân tích quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: 11

Trang 3

5.2/ Đánh giá quy định về việc áp dụng biện pháp ngăn chặn theo thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: 11 III/ Kiến nghị giải pháp hoàn thiện các quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015: 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 4

A/ MỞ ĐẦU

Khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ cuộc sống bình yên của nhân dân,

bộ luật tố tụng hình sự đã là một trong những cơ sở pháp lý hữu hiệu để các cơ quan, chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình Thủ tục rút gọn lần đầu tiên được quy định trong BLTTHS năm 2003, đây là một trình tự thủ tục tố tụng đặc biệt được áp dụng giải quyết những vụ án hình

sự đủ điều kiện một cách nhanh chóng, đáp ứng yêu đổi mới, cải cách tư pháp Tuy nhiên, sau một thời gian dài áp dụng, nội dung quy định về thủ tục rút gọn nói riêng và BLTTHS năm 2003 nói chung đã bộc lộ nhiều hạn chế Để khắc phục vướng mắc, bất cập, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của thủ tục rút gọn, BLTTHS năm 2015 ra đời

Cho đến nay, sau hơn 5 năm thi hành BLTTHS năm 2015, bên cạnh những thành tựu đạt được, thủ tục rút gọn vẫn thể hiện sự khó khăn trong áp dụng thực tế, nhiều nội dung chưa rõ ràng, thống nhất, gây nên nhiều mâu thuẫn Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện là rất cần thiết để thủ tục này dễ dàng đi vào đời sống, mang lại hiểu quả cao trong xử

lý tội phạm

Với mong muốn tìm hiểu chi tiết hơn về thủ tục rút gọn trong

tố tụng hình sự Việt Nam, phân tích những hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số ý kiến mang tính đóng góp hoàn thiện, em xin lựa

chọn đề bài số 2: “Thủ tục rút gọn trong Tố tụng hình sự

Việt Nam” để làm bài tiểu luận.

B/ NỘI DUNG

Trang 5

I/ Những lý luận chung về thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự Việt Nam:

1/ Khái niệm thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự:

Thủ tục rút gọn là “một trình tự tố tụng đặc biệt được quy

định trong Bộ luật Tố tụng hình sự do cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với những vụ án khi có đủ các điều kiện nhất định;là thủ tục tố tụng rút ngắn về thời gian, giản lược về trình tự nhằm giải quyết vụ án hình sự một cách nhanh chóng

và có hiệu quả, nhưng vẫn đảm bảo được các nguyên tắc tố tụng hình sự và quyền lợi hợp pháp của bị can, bị cáo và người tham gia tố tụng.”1 Theo đó, thủ tục đặc biệt này mang bản chất là rút ngắn thời hạn giải quyết, giản lược thủ tục tố tụng

mà vẫn tuân theo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự, nhắm đến những vụ án hình sự ít nghiêm trọng, chứng cứ đơn giản, bị cáo đã thừa nhận hành vi của mình,

Như vậy, thủ tục đặc biệt này gồm những đặc điểm cơ bản sau Đầu tiên, thời gian tiến hành tố tụng được rút ngắn Thay vì quy định mức thời hạn tối đa cho mỗi giai đoạn tố tụng thì thủ tục rút gọn đưa ra yêu cầu giải quyết vụ án nhanh chóng, chính xác Tiếp theo, cách thức tiến hành tố tụng đơn giản Sự giản lược về hình thức được thể hiện cụ thể trong từng giai đoạn Thứ

ba, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Thủ tục đặc biệt cũng như thủ tục thông thường khi áp dụng đều phải đảm bảo tuân theo các nguyên tắc chung của tố tụng hình sự Cuối cùng, thoả mãn đầy đủ điều kiện luật định Thủ tục rút gọn nhắm tới những vụ án hình sự đơn giản, yếu tố nhân thân nhân người phạm tội đã rõ ràng, mức độ tội phạm ít nghiêm trọng

1 Theo Nguyễn Văn Quảng, Luận văn Tiến sĩ Luật học, “Hoàn thiện thủ tục rút gọn trong

bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, 2011, tr 14 – 15.

Trang 6

II/ Các quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

1/ Quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự:

1.1/ Phân tích nội dung quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

Điều 455 BLTTHS năm 2015 đã có những thay đổi trong quy định giới hạn được áp dụng thủ tục rút gọn Theo đó, thủ tục này được mớ rộng áp dụng cho các giai đoạn: điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm; các giai đoạn còn lại áp dụng thủ tục thông thường

Trong giải quyết tố giác, tin báo tội phạm cũng như giai đoạn kiến nghị khởi tố, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với mục đích kiểm tra, xác minh để xác định sự việc có dấu hiệu tội phạm hay không Hoạt động này mang tính cơ bản, nền tảng nên sẽ không có sự giản lược trong quy trình, cách thức thực hiện Áp dụng thủ tục thông thường là dễ hiểu trong giai đoạn này

Đối với giám độc thẩm, tái thẩm, thủ tục rút gọn cũng không được áp dụng Xảy ra khi Viện kiểm sát hoặc Toà án có kháng nghị; nghĩa là sau hai lần xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, vụ án cơ bản vẫn chưa được giải quyết triệt để, có thể vì lý do đánh giá sai tính chất vụ án từ đầu hoặc do vi phạm nghiêm trọng tố tụng hay có tình tiết mới Dù là nguyên nhân nào thì tính chất

vụ án đã có sự thay đổi, đã trở nên đủ phức tạp để cần thiết phải áp dụng thủ tục thông thường, xem xét cụ thể, rà soát toàn

bộ

Trang 7

1.2/ Đánh giá nội dung quy định về phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

So với Bộ luật tố tụng trước, BLTTHS năm 2015 bổ sung mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn cho giai đoạn xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là cần thiết, phù hợp

BLTTHS năm 2003 không quy định áp dụng thủ tục rút gọn vô hình chung gây ảnh hưởng đến quyền lợi của những người liên quan, kéo dài thời gian xử lý vụ án một cách không cần thiết, cụ thể thời hạn mở phiên toà phúc thẩm kéo dài tới 60 ngày đối với Toà án cấp tỉnh Trước bất cập này, hướng đến sửa đổi bổ sung 2 nội dung về phạm vi áp dụng, một số quan điểm cho rằng: “

Những vụ án đã được áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử sơ thẩm có ít bị cáo, tình tiết không phức tạp, thường chỉ

có bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu tăng mức bồi thường ”3 Đồng ý với quan điểm trên, việc cho phép áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử phúc thẩm tại BLTTHS năm 2015 không chỉ phù hợp với mục đích, ý nghĩa của thủ tục đặc biệt này, còn đem đến sự thống nhất trong phương hướng xử lý vụ án, phát huy hiệu quả giải quyết, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của những người liên quan

2/ Quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong

Bộ luật Tố tụng hình sự:

2.1/ Phân tích nội dung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

BLTTHS năm 2015 đã có sửa đổi, bổ sung về điều kiện áp dụng thủ tục tại Điều 456 So với điều kiện quy định tại Điều

2 Theo Điều 320; Điều 322; Điều 324; Điều 242 BLTTHS năm 2003.

3 Theo TS Nguyễn Thị Mai (2016), “Những quy định về thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi năm 2015”, Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, Số 1/2016, tr 74 – 78.

Trang 8

319 BLTTHS năm 2003, điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn cho

giai đoạn xét xử phúc thẩm và đối tượng “người phạm tội tự

thú” được thêm vào; nội dung “ căn cước, lai lịch” được thay đổi

thành “cư trú, lý lịch”.

Với giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm, điều kiện được

bổ sung để áp dụng thủ tục rút gọn như sau

Đầu tiên, điều kiện “người thực hiện hành vi phạm tội tự thú”.

Tự thú là “việc người phạm tội tự nguyện khai báo với cơ

quan, tổ chức về hành vi phạm tội của mình trước khi tội phạm hoặc người phạm tội bị phát hiện”4 Như vậy, trường hợp người phạm tội tự thú về hành vi phạm tội cũng có nhiều điểm tương đồng với phạm tội quả tang, dễ hiểu vì khi người phạm tội tự nguyện hợp tác thì những chứng cứ, tài liệu, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án đều được họ cung cấp đầy đủ

Thứ hai, điều kiện “Người phạm tội có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng” Cư trú là “là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã ”5 Xét về yếu

tố cư trú, lý lịch của người phạm tội chính là xét đặc điểm nhân thân của người phạm tội Nhân thân của một người thể hiện qua

“ các đặc điểm về giới tính, độ tuổi, thành phần dân tộc, xã

hội, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình, tiền

án, tiền sự”6 Vậy khi những thông tin trên đã đầy đủ, đáng tin cậy, thì việc áp dụng thủ tục rút gọn sẽ đem lại hiệu quả

4 Theo điểm h, Khoản 1, Điều 4 BLTTHS năm 2015.

5 Theo khoản 2 Điều 2 Luật Cư Trú 2020.

6 Theo Nguyễn Văn Hiển, Luận văn Thạc sĩ luật học, “Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình

sự Việt Nam”, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004, Hà Nội, tr 38

Trang 9

Đối với giai đoạn xét xử phúc thẩm, các điều kiện được bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 456 Bộ luật này Nói chung, giai đoạn này có nhiều hơn một điều kiện so với giai đoạn xét xử sơ thẩm, đó là nội dung kháng cáo, kháng nghị chỉ được lên quan đến quyết định hình phạt đối với người phạm tội, không liên quan đến những nội dung khác trong vụ án

2.2/ Đánh giá nội dung quy định về điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015:

Đầu tiên, việc bổ sung điều kiện “ người phạm tội tự thú” là đáp ứng đúng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, phát huy hiệu quả của việc áp dụng thủ tục rút gọn Vì khi các tài liệu, chứng cứ để chứng minh trong vụ án hình sự được tiếp cận ngay sau khi hành vi phạm tội kết thúc thì việc tiến hành tố tụng đã trở nên quá dễ dàng Thực tiễn giải quyết án hình sự khi BLTTHS năm 2015 chưa ra đời cho thấy trường hợp người phạm tội tự thú về hành vi đã gây ra, cùng những điều kiện còn lại như: hành vi phạm tội đơn giản; chứng cứ rõ ràng; ít nghiêm trọng; lý lịch cụ thể, thì việc xác minh tội phạm vẫn nhanh chóng, chính xác nhưng chỉ được áp dụng thủ tục thông thường

vì không phải là trường hợp phạm tội quả tang Do đó, sự bổ sung trên đã khắc phục được bất cập, tránh phải áp dụng thủ tục rườm rà, không cần thiết

Thứ hai, sửa đổi nội dung “ có căn cước, lai lịch rõ ràng

thành “ có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng” Có thể hiểu, căn cước và

lai lịch cũng là hai yếu tố thuộc về một người nhưng có phạm vi rất rộng Với một thủ tục có ý nghĩa và vai trò rút ngắn thời gian

xử lý nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác thì yêu cầu làm rõ căn cước, lai lịch của người phạm tội là đòi hỏi quá cao Cần tính

Trang 10

chính xác trong “căn cước, lai lịch” thì mất nhiều thời gian

ngược lại, tính chính xác sẽ không có Vì vậy, việc sửa đổi thành

“nơi cư trú, lý lịch rõ ràng” là một cách nhanh chóng, dễ dàng

để áp dụng trong thực tiễn

Thứ ba, về điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn xét xử phúc thẩm Không như điều kiện được bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 456 Bộ luật này, rất hợp lý thì tại điểm b, khoản 2 Điều này là một nội dung gây nhiều mâu thuẫn Theo

đó, “Vụ án chưa được áp dụng thủ tục rút gọn trong xét xử sơ

thẩm nhưng có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này ”7 thì áp dụng thủ tục rút gọn cho xét xử phúc thẩm, còn ngay sau đó tại khoản 1 Điều 457 Bộ luật này lại yêu cầu các chủ thể có thẩm quyền khi xác định vụ án có đủ điều kiện theo Điều 456 thì phải ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn ngay

3/ Quy định về quyết định áp dụng, huỷ áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành:

3.1/ Phân tích nội dung quy định về quyết định áp dụng, huỷ áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2015:

Theo BLTTHS năm 2015, tại khoản 1 Điều 457; điểm h, khoản

2 Điều 36; khoản 2 Điều 41; khoản 2 Điều 44, quy định về thẩm quyền áp dụng thủ tục rút gọn đã được sửa đổi, bổ sung mở rộng cho Cơ quan điều tra các cấp và Toà án bên cạnh Viện kiểm sát Đồng thời, BLTTHS hiện hành đã quy định cụ thể thời hạn để các chủ thể có thẩm quyền bắt buộc phải ra quyết định

áp dụng khi đã có đầy đủ điều kiện luật định, thay vì bỏ ngỏ, phụ thuộc vào sự chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng

như trước: “ theo đề nghị hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều

7 Theo điểm b, khoản 2, Điều 456, BLTTHS năm 2015.

Trang 11

kiện quy định , Viện kiểm sát có thể ra quyết định áp dụng TTRG” 8

Đối với huỷ bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, khoản 3, khoản 4 Điều 457, Điều 458 BLTTHS năm 2015 đã thay thế nội dung quy định chung chung về việc huỷ quyết định áp dụng chỉ diễn ra ở giai đoạn truy tố do Viện kiểm sát thực hiện và có hiệu lực cho cả 3 giai đoạn , phần định rạch ròi theo từng giai đoạn 9

tố tụng, cơ quan có thẩm quyền tương ứng sẽ có trách nhiệm tiến hành xử lý

3.2/ Đánh giá nội dung quy định về quyết định áp dụng, huỷ áp dụng thủ tục rút gọn trong Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2015:

Đầu tiên, việc mở rộng các chủ thể có thẩm quyền ra quyết

định áp dụng là một cách khắc phục hạn chế rất hợp lý Thực tiễn xử lý các vụ án khi BLTTHS năm 2015 có hiệu lực đã cho thấy việc này đem lại sự chủ động, đề cao trách nhiệm của Cơ quan điều tra Vì Cơ quan điều tra là cơ quan trực tiếp tham gia ngay từ đầu, có điều kiện nắm bắt nội dung vụ án toàn diện,

hơn nữa, thực hiện được sự giản lược về thủ tục, bỏ bớt “ theo

đề nghị của Cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án ”10 như trước đây

Thứ hai, bắt buộc cơ quan tiến hành tố tụng phải ra quyết định áp dụng khi có đủ cơ sở là một cách hiệu quả để ngăn

ngừa tâm lý chủ quan, ngại áp lực, loại bỏ quan niệm “tuỳ nghi

lựa chọn” đã hình thảnh từ BLTTHS trước Thống kê tình hình thụ

lý, giải quyết án hình sự của VKSNDTC từ 2012 đến 2015 đã báo động hạn chế cần thay đổi đó, tỷ lệ áp dụng TTRG ở các tỉnh

8 Theo khoản 1 Điều 320 BLTTHS năm 2003.

9 Theo khoản 2 Điều 323 BLTTHS năm 2003.

10 Theo khoản 1 Điều 320 BLTTHS năm 2003.

Ngày đăng: 12/04/2022, 22:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

MÔN: THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - Thủ tục rút gọn trong tố tụng hình sự việt nam
MÔN: THỦ TỤC ĐẶC BIỆT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w