VẤNĐỀNÔNGNGHIỆP,NÔNG DÂN VÀ NÔNGTHÔN -
NHÌN TỪGÓCĐỘ
GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃHỘICHỦNGHĨA
Lại Ngọc Hải*
Nguồn: Tạp chí Cộng sản, số 16 (160) năm 2008
Nền kinh tế nước ta sau hơn 20 năm đổi mới, tuy đạt được những thành tựu
hết sức to lớn nhưng nhìn tổng thể vẫn chưa thoát khỏi tính chất của một nền
kinh tế nông nghiệp. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang nỗ lực phấn đấu để
“…đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước nước công nghiệp theo
hướng hiện đại”
(1)
. Một trong những yếu tố bảo đảm thực hiện mục tiêu nói
trên là, phải giữvững định hướng xãhộichủnghĩa trong quá trình phát triển
đất nước. Là một quốc gia nôngnghiệp, giải quyết tốt vấnđềnôngnghiệp,
nông dân và nôngthôn đã, đang và sẽ còn là vấnđề có giữ vị trí nền tảng đối
với quá trình giữvững định hướng xãhộichủ nghĩa.
Những bức xúc trong nôngnghiệp,nôngthôn và nông dân ở nước ta hiện
nay
Trong hơn 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nôngnghiệp,nông dân và
nông thôn nước ta đã có bước phát triển khá toàn diện và to lớn. Nông nghiệp
phát triển ổn định và có xu hướng tái sản xuất theo chiều sâu, đời sống vật
chất, tinh thần nông dân được cải thiện, bộ mặt nôngthôn thay đổi theo chiều
hướng lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng vào
sự ổn định của đất nước, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, thực
tiễn cho thấy, nôngnghiệp,nôngdân,nôngthôn đang đứng trước những khó
khăn, thách thức rất lớn. Sự phát triển của nông nghiệp có dấu hiệu tăng
trưởng chậm lại và thiếu tính bền vững; nôngthôn đang có chiều hướng tụt
hậu; đời sống của nông dân nhìn chung còn thấp, ở nhiều vùng chậm được cải
thiện, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, phát sinh nhiều vấnđềxãhội bức xúc.
Có nhiều cách tiếp cận để nhận diện các nguyên nhân, song nhìn tổng thể và
suy đến cùng thì nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Nó được thể hiện trong
hoạt động lãnh đạo và quản lý, sự quan tâm chưa xứng tầm với vai trò của
nông nghiệp,nông dân và nôngthôn trong đời sống kinh tế - xãhội và những
đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn.
Thời gian qua, để tăng GDP, các địa phương mới chỉ chú trọng phát triển các
khu công nghiệp, cụm công nghiệp và phát triển các khu đô thị mới. Việc thu
hồi đất nông nghiệp đã làm cho diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Bài toán toàn
dụng lao động trong nôngnghiệp,nôngthôn và các vấnđềxãhội nảy sinh do
việc thu hồi đất nông nghiệp chưa tìm ra lời giải thoả đáng. Tỷ lệ thời gian lao
động trong nông nghiệp đạt ở mức thấp (chỉ khoảng 65%). Tình hình đó đã
làm xuất hiện một động thái khác - sự di dịch nguồn lao động tự phát từ các
vùng nôngthônđổ về các đô thị tìm kế mưu sinh. Những dòng lao động di
dịch đó đã “kéo” lực lượng lao động trẻ khoẻ và có kiến thức ra khỏi địa bàn
nông thôn làm xuất hiện tình trạng lao động nông nghiệp tại nhiều địa phương
chỉ còn lại chủ yếu là phụ nữ và người cao tuổi, ảnh hưởng không nhỏ đến sự
tăng tốc và tính bền vững của sự phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Lực lượng lao động không được toàn dụng, mức thời gian lao động thấp dẫn
đến giảm thu nhập. Hiện có ý kiến cho rằng mức thu nhập bình quân của
người dân nôngthôn chỉ đạt trên dưới 500.000 đồng/tháng, trong khi, việc chi
cho ăn, mặc chiếm tới 80 - 90%. Trong điều kiện lạm phát tăng cao như hiện
nay, vấnđề càng trở nên hết sức bức xúc. Hiện trạng về khoảng cách giàu
nghèo giữa khu vực thành thị và nôngthôn có xu hướng tăng lên do sự doãng
ra về cánh kéo giá cả giữa các sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp cũng là
một thực tế. Số liệu năm 2006 là 47/100; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) vẫn
còn ở mức 18% (ở nhiều vùng sâu, vùngxa tới 40%).
Mục tiêu của chúng ta là trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại,
muốn vậy, chắc chắn chúng phải làm thay đổi các chỉ số vừa nêu theo chiều
ngược lại. Điều đó có nghĩa là, bằng những nỗ lực tối đa, chúng ta nhất định
phải giải quyết một cách khoa học nhất vấnđề phát triển nôngnghiệp,nông
thôn, cải thiện đời sống nông dân.
Sẽ không phải là quá khi nói rằng, giải quyết vấnđềnôngnghiệp,nôngdân,
nông thôn như thế nào có quan hệ nhân quả với giữvững định hướng xãhội
chủ nghĩa đối với nước ta hiện nay.
Cả lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng, ngăn chặn xu hướng phát triển thiếu
tính bền vững của nôngnghiệp, ngăn chặn chiều hướng tụt hậu của nông thôn,
tạo bước đột phá trong xây dựng nôngthôn mới, giải quyết đúng đắn vấnđề
nông dân - trung tâm của hệ thống chính sách kinh tế - xãhội đang là vấnđề
đặt ra trước mắt chúng ta.
Cần làm gì để giải quyết những bức xúc trongnông nghiệp,nông dân và
nông thôn hiện nay?
Để giải quyết những bức xúc của vấnđềnôngnghiệp,nông dân và nôngthôn
hiện nay, với tính cách là bước chuyển căn bản, giải pháp quan trọng nhất hiện
này là tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ bảy Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá X) về
“Vấn đềnôngnghiệp,nôngdân,nông thôn”.
Việc quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy,
sẽ là bước đi mang tính đột phá và cũng mang ý nghĩa cơ bản để cùng với quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá giải quyết một các triệt đểvấnđề “tam
nông” hướng tới mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới nhận thức về nôngnghiệp,nông dân và nông
thôn
Quá trình đổi mới của đất nước, trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, chính sách
của chúng ta được bắt đầu tưnôngnghiệp,nôngthôn và nôngdân, và chính
lĩnh vực này đã mở đường cho các chính sách đổi mới. Nhưng thực tế thời
gian qua cho thấy, dường như nhận thức của chúng ta đối với vấn đềnông
nghiệp, nôngdân,nôngthôn chưa theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn.
Những chính sách với nôngnghiệp,nôngthôn và nông dân được hoạch định
như, vốn cho sản xuất - kinh doanh, việc làm, phát triển thị trường, xây dựng
kết cấu hạ tầng , lại chưa phản ánh lộ trình phát triển của nền kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế của nền kinh tế cũng như những vấnđề mới đặt ra
từ quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đã đến lúc, nhận thức
của chúng ta về nôngnghiệp,nôngthôn và nông dân cần phải đổi mới so với
hiện nay. Thực tiễn bức xúc trong khu vực nôngnghiệp,nôngdân,nôngthôn
và cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới nổ ra từ đầu năm 2006 cho thấy
rõ nhu cầu khách quan này.
Nội dung của đổi mới nhận thức về nôngnghiệp,nông dân và nôngthôn hiện
nay tập trung ở hai vấnđề chính:
1- Nhận thức mới về mục tiêu phát triển nông nghiệp trong điều kiện sự biến
đổi về môi trường sống trên hành tinh đang diễn ra hết sức phức tạp, đe doạ sự
sống của hàng tỷ người, nhất là đối với các nước nghèo. Sự phát triển của
nông nghiệp trong điều kiện như vậy phải đáp được ứng mục tiêu và các yêu
cầu phát triển nông nghiệp bền vững. Đến lượt nó, sự phát triển nông nghiệp
bền vững phải đảm bảo: bền vững về sinh thái; lợi ích về kinh tế; lợi ích xã
hội đối với nông dân và cộng đồng.
2- Tư duy về nôngnghiệp,nôngdân,nôngthôn phải đổi mới theo hướng nhận
thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí của mỗi thực thể đó. Ở khía cạnh thứ hai này,
nông nghiệp phải được coi là nền tảng để ổn định phát triển kinh tế xã hội, và
vấn đề chính sách đối nông dân phải được coi là trung tâm trong hệ thống
chính sách của chúng ta. Biểu hiện của nhận thức đó phải được thể hiện bằng
các biện pháp phát triển nôngnghiệp,nôngthôn bền vững, thu hẹp cả về
khoảng cách và cả về tốc độ sự phát triển giữa khu vực nông thôn, đời sống
nông dân so với khu vực đô thị. Trong hoạch định chính sách phát triển đất
nước, xác định bước đi, cách làm, cũng như lộ trình thực hiện nhất định phải
đặt nó trong mối quan hệ với vấn đềnông nghiệp, nôngdân,nôngthônđể có
những quyết sách đúng đắn. Mọi chính sách, bước đi, cách làm gây hiệu ứng
tiêu cực theo hướng đểnôngnghiệp,nôngdân,nôngthôn tụt hậu, “hy sinh”
sự phát triển của nôngnghiệp,nông thôn, cho dù đó chỉ là sự tụt hậu, sự hy
sinh tạm thời, cần được coi là không phù hợp với nhận thức mới đối với khu
vực chiến lược này trong điều kiện hiện nay.
Thứ hai, cần tăng đầu tư hơn nữa cho nôngnghiệp,nông dân và nôngthôn
Đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đây vừa là điều kiện,
vừa là cơ hộiđểnôngnghiệp,nông dân và nôngthôn tiếp nhận sự đầu tư của
Nhà nước. Vừa qua, Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho sự phát triển của khu
vực này cả trong phát triển lực lượng sản xuất, và trong xây dựng quan hệ sản
xuất mới. Các chính sách giao đất cho nông dân sản xuất cùng với tựdo hoá
thương mại và đầu tư mạnh về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, ứng dụng
công nghệ sinh học, bảo vệ môi trường, xoá đói, giảm nghèo , đã được quan
tâm. Song sự đầu tưđóvẫn chưa tạo được bước đột phá cho lĩnh vực này khi
mức đầu tư của Nhà nước về nôngthôn mới chiếm 14% tổng đầu tư và đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực này không đáng kể (3% tổng đầu tư
FDI cả nước). Đầu tư vào nôngnghiệp,nôngdân,nông thôn, thường tỷ suất
về tính sinh lời và hiệu quả không cao nếu xét từgócđộ lợi nhuận thuần túy,
nhưng nếu xét tổng thể về hiệu quả kinh tế - xãhội thì lại không hề thấp chút
nào. Nhà nước cũng cần đẩy mạnh đầu tư cho khoa học - công nghệ (hiện
chiếm 0,13% GDP nôngnghiệp, trong khi các nước tương tự là 4%).
Ngoài ra, trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO, chính
sách của Nhà nước đối với khu vực nôngnghiệp,nông dân và nôngthôn cũng
cần được đổi mới theo hướng khai thác các định chế của WTO để hỗ trợ, ưu
đãi cho lĩnh vực nôngnghiệp,nôngdân,nông thôn. Việc Việt Nam gia nhập
WTO đã đem lại cho nền kinh tế những cơ hội phát triển mới trong đó có nông
dân, nôngnghiệp,nông thôn. Tuy nhiên, quá trình tiến đến đài vinh quang,
bao giờ cũng có những có những “hy sinh”, mất mát nhất định. Những quy
định của WTO cho thấy nôngnghiệp,nông thôn, nông dân là lĩnh vực chịu sự
hy sinh nhiều nhất trước những tác động từ bên ngoài khi chúng ta thực hiện
các cam kết với WTO. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ nôngnghiệp,nông
dân, nông thôn, chính sách đó một mặt phải bảo đảm phù hợp với các định chế
của WTO, phù hợp với điều kiện nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi,
mặt khác khai thác triệt để những quy định của WTO đối với những nền kinh
tế đang trong quá trình chuyển đổi để có thể tối đa hoá sự hỗ trợ đối với lĩnh
vực nôngnghiệp,nôngdân,nông thôn.
Định chế của WTO quy định xoá bỏ mọi trợ cấp cho các sản phẩm nông
nghiệp xuất khẩu, nhưng đối với các nước đang phát triển cho phép hỗ trợ ở
mức tối thiểu để phát triển nông nghiệp (khoảng 10% GDP của nông nghiệp)
như thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, cải tạo đất đai, nghiên cứu áp dụng khoa học -
công nghệ… Khai thác những nội dung có lợi trong định chế của WTO để
tăng đầu tư cho khu vực này cần được coi là một hướng ưu tiên, một cơ hội
cần “chớp” lấy trong giải quyết các vấnđề của thực tiễn.
Thứ ba, xây dựng đội ngũ chuyên gia làm nòng cốt và huy động lực lượng
của toàn xãhội tham gia giải quyết vấn đềnông nghiệp, nông dân và nông
thôn.
Để làm chuyển biến khu vực nôngnghiệp,nôngdân,nông thôn, vấnđề tiên
quyết là phải có chủ trương chính sách đúng. Chúng ta đã có Nghị quyết mới
do Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá X). Tuy nhiên, sau
khi có chủ trương chính sách đúng, nhân tố quyết định lại là con người. Dođó
cần đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức được đội ngũ cán bộ và các chuyên gia -
những người, những bộ phận, những lực lượng có trọng trách chính trong việc
“chèo lái” con thuyền “tam nông”. Bộ phận nòng cốt này bao gồm các nhà
lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học, đội ngũ cán bộ khuyến nông làm công
tác chỉ đạo ở Trung ương và trực tiếp làm việc ở nông thôn, và trong lĩnh vực
nông nghiệp (bao gồm cả đội ngũ cán bộ của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở
Trung ương và các địa phương).
Trách nhiệm được đề cập ở đây được hiểu là những việc làm thiết thực và có
hiệu quả chứ không phải là một phạm trù đạo đức. Sau đội ngũ cán bộ, phải
tạo bước chuyển biến mới trong đào tạo nghề cho người nông dân. Bản chất
của vấnđề đang được bàn luận ở đây là ở chỗ đất nước vừa phải đào tạo được
đội ngũ những “chuyên gia” giỏi về chuyên môn thực sự để giải quyết vấnđề
nông nghiệp,nôngdân,nông thôn, vừa phải toàn dụng lực lượng lao động ở
nông thôn. Tiếp đến là phải phát động cho được trách nhiệm của toàn xã hội,
toàn xãhội phải tham gia giải quyết vấnđềnôngnghiệp,nôngdân,nông thôn.
Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống nông dân
không phải chỉ là trách nhiệm, việc làm riêng của Đảng, Chính phủ hay của
giai cấp nôngdân, mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tập trung nỗ lực
của toàn Đảng, toàn dân, mọi cấp mọi ngành, mọi thành phần kinh tế, mọi thể
nhân và pháp nhân; nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thành
phần kinh tế, quy mô ngành nghề kinh doanh, nếu có liên quan đến ngành
nông nghiệp, người nông dân và khu vực nôngthôn thì đều phải có trách
nhiệm chung tay với Nhà nước, chung sức với người nông dân để giải quyết.
Không thể để những chuyện buồn của nông dân ở cả ba miền Bắc, Trung,
Nam về chuyện hạt lúa được mùa nhưng rớt giá, con cá nuôi đã quá lứa, cây
mía, quả dứa, quả vải thiều vào mùa thu hoạch, nhưng bán không có người
mua, cứ tái diễn mãi. Hơn lúc nào hết, đây là lúc phải huy động sự liên kết
chặt chẽ giữa các “nhà” để thúc đẩy khu vực nông thôn, nông nghiệp bứt lên,
vượt qua khó khăn thách thức, tạo bước phát triển mang tính đột phá. Đó mới
chính là phát huy sức mạnh của cả khối đại đoàn kết dân tộc trong việc tìm
kiếm những giải pháp khả thi để giải quyết vấnđềnôngnghiệp,nôngdân,
nông thôn một cách thiết thực./.
* Đại tá PGS.TS. Viện Khoa học Xãhội Nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng
(1) Năm 2007, sản lượng lương thực đạt 40,1 triệu tấn, so với năm 2000 tăng
13,96%; kim ngạch xuất khẩu đạt 49,6 tỉ USD, trong cơ cấu kinh tế nônbg
thôn tỷ trọng hộ công nghiệp tăng so năm 2000 khoảng 60%; thu nhập bình
quân đầu người của hộ nông dân năm 2006 đạt 2,7 triệu đồng/năm tăng gấp 10
lần so với 10 năm trước.
. VẤN ĐỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN -
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
GIỮ VỮNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Lại Ngọc Hải*
Nguồn:. giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông
thôn.
Để làm chuyển biến khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vấn đề tiên
quyết là phải có chủ trương