1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiểu luận tâm lý trí nhớ ngắn hạn

4 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 16,17 KB

Nội dung

Đề tài tiểu luận tâm lý Tình huống 2 Nhớ số điện thoại Hãy hỏi xin số điện thoại của người bạn ngồi cạnh bạn Nếu người đó chỉ đọc 1 lần, hãy thử xem bạn nhớ được bao nhiêu số trong chuỗi số điện thoại? Bạn có nhận thấy bạn đang liên tục nhắc lặp lại số điện thoại đó trong trí nhớ của mình không? Bạn nhận thấy người bạn của mình đã chia số điện thoại của mình thành mấy khúc? Hãy giải thích rõ hơn cơ chế ‘phân khúc thông tin’ (Chunking) và luyện tập thông tin của trí nhớ ngắn hạn trong tình huống.

Trang 1

Đề tài tiểu luận tâm lý

Tình huống 2: Nhớ số điện thoại

Hãy hỏi xin số điện thoại của người bạn ngồi cạnh bạn Nếu người đó chỉ đọc 1 lần, hãy thử xem bạn nhớ được bao nhiêu số trong chuỗi số điện thoại?

- Bạn có nhận thấy bạn đang liên tục nhắc lặp lại số điện thoại đó trong trí nhớ của mình không?

- Bạn nhận thấy người bạn của mình đã chia số điện thoại của mình thành mấy khúc?

- Hãy giải thích rõ hơn cơ chế ‘phân khúc thông tin’ (Chunking) và luyện tập thông tin của trí nhớ ngắn hạn trong tình huống này?

- Có lẽ đã trải qua một khoảng thời gian, bây giờ hãy đọc lại số điện thoại của người bạn của mình? Liệu bạn có còn nhớ nó?

Đặt: A là người ngồi cạnh - người đọc số điện thoại

B là người nghe số điện thoại

1 Số điện thoại đã nghe liên tục được lặp đi lặp lại trong trí nhớ nhưng chỉ có một giới hạn nhất định.

Ví dụ:

Khi A đọc liên tục một dãy số gồm 10 chữ số, B nhận thức được đó là số điện thoại của A nhưng não bộ chỉ kịp ghi nhớ 6 số, B có thể nhớ mang mang cả 4 số sau nhưng hành vi nhẩm lại liên tục trong não sẽ khiến B rơi rớt một vài số mang tính nhớ ngắn hạn Kết quả là B sẽ liên tục nhẩm

đi nhẩm lại những số B thuộc và chắc chắn đúng (6 số đầu)

Đối với 4 số sau , B chỉ nhớ mang mang nên lúc nhẩm lại não B xuất hiện suy nghĩ “Mình nghĩ như này có đúng không nhỉ?” (hoài nghi vào trí nhớ) và sẽ thường bỏ qua 4 số cuối để đảm bảo tính đúng đắn

Trong trường hợp suy nghĩ của B hổng số và não bộ từ điền số vào (hình dung cụm số quen thuộc như 098, 024,028, ) thì kể cả khi số B nhẩm đi nhẩm lại liên tục trong đầu là sai thì B vẫn nghĩ dãy số chắc chắn đúng, nếu được nghe lại dãy số đúng thì rất dễ nãy sinh tình huống lẫn lộn giữa dãy số sai và dãy số đúng trong suy nghĩ của B

2 A chia số điện thoại thành 3 khúc (Số của A là số điện thoại cá nhân)

Đây là cách chia thường thấy đối với dãy số điện thoại gồm 10 chữ số

Trang 2

Thường là 3-3-4 hoặc 4-3-3, nhóm số có số chữ số nhiều nhất thường xuất hiện ở đầu hoặc đuôi

Ví dụ:

097-326-9999 (3-3-4) Do ở cuối là nhóm số bốn số 9 nên người nói sẽ vô thức gộp lại để tạo thành nhóm số đẹp

0368-555-329 (4-3-3) Ở giữa có một nhóm số ba chữ số 555, để tạo bộ đẹp khi đọc, người nói đã gộp 4 số đầu lại thành một nhóm

3 Cơ chế phân khúc thông tin và luyện tập thông tin của trí nhớ ngắn hạn

3.1 Cơ chế phân khúc thông tin

Phân khúc là một quá trình mà các phần riêng lẻ của một tập thông tin được chia nhỏ và sau đó được nhóm lại với nhau thành một tổng thể có ý nghĩa Các phần mà thông tin được nhóm lại nhằm mục đích cải thiện khả năng lưu trữ tài liệu trong thời gian ngắn, do đó bỏ qua khả năng hạn chế của bộ nhớ làm việc

Ví dụ: 0368-555-329

Ở đây, nếu đứng tách lẻ ba nhóm số 0368, 555, 329 thì không thể cấu thành một số điện thoại có 10 chữ số mà chỉ là 3 số có 3 chữ số đặt gần nhau Não bộ tự chia lẻ 10 chữ số thành bộ 4-3-3 để tiện cho việc lưu giữ thông tin cũng như truyền đạt đến người khác

Cách phân khúc thông tin của A mang tính cá nhân A, nghĩa là cách chia

bộ số dựa trên nhận thức của A và kinh nghiệm trong quá khứ, có thể được liên kết với tệp thông tin Kích thường thường dao động từ 2-6 kí

tự Có thể liệt kê một số lí do như sau:

- A từng thấy người khác chia như vậy nên chia theo

- A cố gắng chia gần số chữ số trong số điện thoại

- A cảm thấy đọc lên thuận miệng và muốn nhóm ra nhóm số đẹp mắt (555)

-

Lý giải cho việc A phân khúc thông tin thành bộ 4-3-3

Giả sử A chia thành nhóm 2-2-4-2 thì ở 3 nhóm đầu 2-2-4 rất dễ liên tưởng đến định dạng dd/mm/yyyy thay vì hình dung như nhóm số cho số điện thoại thông thường

Giả sử 2 A chia thành 2-3-3-2 thì thay vì chỉ cần nhớ bộ ba nhóm số thì ở đây cần nhớ bộ 4 nhóm số 03-685-553-29 rời rạc, thiếu tính liên kết và không có nhóm số đặc biệt (555) thuận lợi cho việc ghi nhớ dễ dàng hơn Hiện tượng phân khúc như một cơ chế ghi nhớ đơn giản bị ảnh hưởng bởi

Trang 3

các yếu tố chủ quan của người sử dụng

3.2 Luyện tập thông tin của trí nhớ ngắn hạn

Hành động nhẩm đi nhẩm lại ngay lập tức sau khi tiếp nhận thông tin là một cách để tạo ra trí nhớ ngắn hạn (thời gian ngắn) về thông tin đó (số điện thoại)

Nói cụ thể hơn về trí nhớ ngắn hạn Nếu hình dung trí nhớ dài hạn là ổ cứng của máy tính thì trí nhớ ngắn hạn như RAM vậy, chỉ có tác dụng lưu trữ tạm thời và sẽ biến mất sau khi tắt máy (ngưng hoạt động lưu giữ thông tin trên trí nhớ ngắn hạn) Trí nhớ ngắn hạn có dung lượng lưu trữ khoảng “bảy cộng hoặc trừ hai” Dĩ nhiên, trên cả mặt lí thuyết và thực hành, có thể tăng trí nhớ ngắn hạn đối với các mục có hàm lượng thông tin thấp một cách hiệu quả bằng cách tính nhẩm chúng thành một số lượng nhỏ hơn các mục có hàm lượng thông tin cao (tách nhóm số trên dãy số điện thoại có 10 chữ số)

Ngoài ra, một lí do ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn là các lí do cá nhân (không quen thuộc với cách chia của A/ lần đầu nghe dạng thông tin như vậy/ etc) Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng con người có xu hướng ghi nhớ tốt hơn nếu đó là dạng thông tin quen thuộc Tuy nhiên, cũng có nhược điểm là có xu hướng tạo ra các phần quen thuộc

Ví dụ 09x, não sẽ tự động chèn x bằng một bộ quen thuộc 098 Sự quen thuộc đó cho phép nhớ nhiều phần nội dung riêng lẻ hơn nhiều phần nói chung (con người có xu hướng nhớ đến tổng quát nhiều hơn chi tiết) Nên việc cần làm là luyện tập đối với thông tin đó sao cho quen thuộc và có thể dễ dàng hình dung ngay khi hàm lượng thông tin cao được chia nhỏ

4 B không còn nhớ số điện thoại của A.

Như đã đề cập đến ở trên, trí nhớ ngắn hạn có dung lượng nhỏ và thời gian lưu giữ rất ngắn Việc nhẩm đi nhẩm lại nhằm mục đích chuyển thông tin ngắn hạn sang thông tin lưu trữ lâu dài nhưng đã dừng lại Như vậy, trí nhớ ngắn hạn sẽ tự đồng làm để lưu trữ thông tin ngắn hạn mới (nếu có) B không thể đọc lại được số điện thoại của A

Trong trường hợp B đã chuyển sang thông tin lưu trữ lâu dài thì B hoàn toàn có thể đọc lại được y nguyên số điện thoại của A (kể cả B tự bổ thêm thông tin sai)

Do thời gian lưu giữ trí nhớ ngắn hạn của mọi người khác nhau, nên có thể đối với C hoặc D vẫn có thể nhớ y nguyên số điện thoại của A thì

Trang 4

ngược lại, B đã quên Và đó là một điều bình thường nếu như tiếp xúc với thông tin mới có độ phức tạp cao và chỉ được nghe hướng dẫn một lần

5 Dẫn nguồn

- Từ điển tâm lý học APA https://dictionary.apa.org/

- Lyon, Don R (1977-10-01) "Sự khác biệt cá nhân trong việc thu hồi nối tiếp ngay lập tức: Vấn đề của việc ghi nhớ?" Tâm lý học nhận thức

- Sổ tay Oxford về trí nhớ Tulving, Endel; Craik, Fergus I M

(2005-05-05)

Ngày đăng: 11/04/2022, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w