MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHI NSNN TRONG SỰ NGHIỆP CNH HĐH

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao vai trò của chi ngân sách Nhà nước trong sự nghiệp CNH - HĐH (Trang 32 - 37)

1 9 Chi thoái trả tiền nhà và đất 25.000 30.000 34.500 20 Dự phòng phí.4.5009.0002

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA CHI NSNN TRONG SỰ NGHIỆP CNH HĐH

TRONG SỰ NGHIỆP CNH - HĐH

Chi NSNN có vai trò to lớn trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào khoảng năm 2020. Vai trò đó thể hiện ở chỗ tập trung vốn đáp ứng cho đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của nền kinh tế quốc dân, phát triển sản xuất hạn chế các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, thực hiện đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng và cải tạo các thành phần kinh tế, tăng cường an ninh quốc phòng mở rộng quan hệ đối ngoại. Vì vậy nâng cao vai trò chi NSNN sẽ đảm bảo được sự quản lý tập trung thống nhất có hiệu quả của NSNN, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.

Xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, thực trạng và yêu cầu có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể sau:

1-/ Xoá bỏ tình trạng bao cấp trong chi NSNN.

Tính chất bao cấp trong chi NSNN thể hiện ở chỗ Nhà nước đứng ra đảm nhận trang trải toàn bô các chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các hoạt động xã hội. Với khả nang thu nguồn kinh phí và nguồn dự trữ hạn hẹp việc làm này không tránh khỏi nhiều tiêu cực. Chuyển sang kinh tế thị trường Nhà nước có chức năng và vai trò điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô, thực hiện đổi mới chính sách tài chính quốc gia, xoá bỏ ngay tình trạng bao biện, bao cấp có như vậy mới khắc phục được những khó khăn bị động, tuỳ tiện và kém hiệu quả từ phía NSNN và các bên được NSNN cấp.

- Về kinh tế đối với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế quốc doanh cần chấm dứt trợ giúp thông qua cơ chế cấp phát vốn lưu động, cho vay ưu đãi, bù lỗ, bù giá, bù lương triền miên, chi thực hiện phân phối và sử dụng vốn theo hạch toán kinh doanh, mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp tách riêng chức năng quản lý Nhà nước với hoạt động kinh doanh, xoá bỏ bao cấp trong các hoạt động kinh tế phải đi đôi với việc ban hành các chế độ chính sách, tạo điều kiện kiểm tra các doanh nghiệp có thể huy động được các nguồn vốn không chi từ tín dụng của các ngân hàng, tổ chức tín dụng ngoài quốc doanh, tổ chức kinh tế, chính trị xã hội, cá nhân nước ngoài, phát hành trái phiếu..., NSNN có thể chuyển một phần vốn đầu tư thành hình thức tín dụng góp liên doanh bằng vật tư thành hình thức tín dụng góp liên doanh bằng vật tư tài sản vốn hiện có. Cải tiến cơ chế quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp của NSNN, có thể thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau cho phù hợp với điều kiện thực tế, cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là một giải pháp đáng chú ý.

- Đối với lĩnh vực xã hội nếu chỉ dựa vào nguồn chi ngân sách dẫn đến tình trạng tất cả các hoạt động đều phụ thuộc, ỷ lại một cách thụ động, song khó khăn về nguồn tài chính. Trong khi các nhu cầu chi về giáo dục, văn hoá, y tế... tăng lên làm cho kinh phí ít, phân tán. Giảm dần bao cấp của ngân sách góp phần giảm nhẹ gánh nặng, NSNN chi hợp lý hơn, tránh lãng phí. Vì vậy bên cạnh vai trò chủ yếu của NSNN; đa dạng hoá các nguồn huy động vốn, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư về mặt xã hội: Ví dụ: chủ trương gắn khoa học với sản xuất, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức kinh tế tự bỏ vốn để nghiên cứu triển khai công nghệ, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, thực hiện rộng rãi bảo hiểm y tế.

2-/ Cơ cấu lại chi NSNN, sử dụng nguồn vốn ngân sách hợp lý đúng hướng, có trọng điểm.

Trong quá trình CNH - HĐH thực hiện đổi mới chi ngân sách theo từng thời kỳ, chống bao cấp, đòi hỏi “Tập trung nguồn vốn, sử dụng thống nhất và kiên quyết chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán dàn trải” căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế việc phân phối vốn đầu tư trước mắt tập trung vào yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và một số công trình mũi nhọn. Đây là tổng thể các ngành và loại hình phục vụ quá trình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh tế quốc dân. Vì vậy đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng như thông tin liên lạc, giao thông vận tải, bến bãi, kho tàng... các ngành điện năng cơ khí chế tạo, bến bãi, kho tàng..., các ngành điện năng cơ khí chế tạo, chế biến, điện tử, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ sẽ góp phần khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng kinh tế của đất nước, kết hợp phục vụ những nhiệm vụ kinh tế - xã hội hiện nay và phát triển lâu dài cần tập trung vào các cơ sở khi khai thác tài nguyên thiên nhiên, ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, các cơ sở sản xuất tạo ra và điều chỉnh cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, phục vụ cho các chính sách xã hội, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Ưu tiên cho các dự án cần nhiều lao động, tăng cường đầu tư cho thiết bị, máy móc, giảm tỷ trọng chi cho xây lắp và kiến thiết cơ bản khác. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Hình thành các quỹ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, quỹ đầu tư kiến thiết nông thôn, quỹ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, quỹ quốc gia hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo, quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ hỗ trợ quốc gia phát triển khoa học và công nghệ.

3-/ Đổi mới phương thức cơ chế cấp phát vốn đầu tư từ ngân sách, tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn.

Với năm phương thức cấp phát là “Chi thu - ghi chi”, gán thu bù chi, lệnh chi tiền, cấp phát theo hạn mức, cấp phát kinh phí theo uỷ quyền, song còn rườm rà khó quản lý việc hạch toán cân đối các khoản chi tiêu, do vậy chưa đồng bộ nghiêm túc. Hơn nữa phổ biến là hiện tượng nhiều kênh, nhiều nguồn cấp phát,

nhiều cấp trung gian nên công tác quản lý và xác định hiệu quả nguồn kinh phí chậm chạp, khó khăn. Điều đó không tránh khỏi sơ hở và thất thoát lãng phí lớn nguồn NSNN mà không kiểm tra xử lý được. Chẳng hạn như thất thoát trong vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 20 - 30% đặc biệt trong thời kỳ 1976 - 1986 là 46%.

Để ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong quá trình chi NSNN thực hiện công bằng xã hội, chống lãng phí tham nhũng để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đã huy động được cần phải quy định chế độ cấp phát theo nguyên tắc thanh toán trực tiếp theo hình thức khoán gọn, thủ tục nhanh chóng dễ dàng.

4-/ Nâng cao đội ngũ cán bộ làm công tác chi ngân sách Nhà nước.

Qua công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chuyên môn, phẩm chất theo kịp với yêu cầu mới, áp dụng phương tiện làm việc hiện đại, tiên tiến.

Các giải pháp nâng cao vai trò của chi ngân sách chính là sự kết hợp đồng bộ hai chức năng phân phối và giám đốc tài chính trong quá trình sử dụng quỹ.

5-/ Tăng thu ngân sách Nhà nước.

Đảm bảo cân đối thu chi để kích thích tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội phải có nguồn vốn mà nguồn vốn đó là nguồn vốn từ ngân sách. Nếu khả năng, mức độ thu ngân sách lớn thì các khoản chi ngân sách mới thực tế điều hành ngân sách 10 năm qua để thực hiện rõ chủ trương ưu tiên chống lạm phát lên vị trí số 1; lấy kiềm chế lạm phát làm chính nên đã quá thắt chặt chi tiêu, giảm bội chi ngân sách, do vậy các hoạt động kinh tế không được kích hoạt và mất đi tính sôi động vốn có của chúng.

Trong điều kiện thực tế nước ta, Nhà nước chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng xuất phát điểm thấp về mọi mặt, nhất là về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, năng suất lao động, sức cạnh tranh,... thì chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá trong giai đoạn tới là hoàn toàn hợp lý vì chỉ có CNH-HĐH mới tạo đà cho nền kinh tế phát triển,... Nhưng muốn thực hiện CNH-HĐH thành công, đưa nước ta tiến thêm một bước phát triển mới thì nhất thiết phải có bước đột phá táo bạo áp dụng một chính sách tài khoá tích cực, phải chấp nhận tình trạng chi ngân sách nhiều hơn khả năng thu từ nội bộ nền kinh tế, chấp nhận có bội chi trong một thời gian không ngắn, với một mức độ hợp lý nhằm tạo ra tiềm năng tài chính để triển khai thắng lợi các chương trình lớn của đất nước, từng bước đưa năng suất lao động lên cao nhằm tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, từ đó cho phép Nhà nước giảm bội chi ngân sách.

Trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ tới, chính sách tài khoá Việt Nam trước hết cần tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đạt mức liên tục cao và ổn định trong một thời gian dài, tạm thời chưa nên đặt vấn đề cân bằng ngân sách cho đến khi nào, về cơ bản, nước ta là một nước công nghiệp phát triển ở

trình độ trung bình tiên tiến của thế giới. Mức bội chi nên được xác định trong cân đối giữa quy mô thu và nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước trong thời kỳ chuyển đổi kinh tế, thực hiện CNH-HĐH đất nước; tỷ lệ bội chi thực tế dự kiến khoảng từ 6-8% GDP trong suốt những năm đầu tiêu của thế kỷ 21 là hợp lý hơn cả.

PHẦN KẾT LUẬN

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nói chung và tài chính nói riêng là quá trình chuyển đổi và phát huy không ngừng về mọi mặt kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội,... Khai thác mọi tiềm năng để đổi mới toàn diện và đồng bộ, nâng cao tăng trưởng và hiệu quả kinh tế, đáp ứng các nhu cầu cần thiết đảm bảo công bằng xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào đầu thế kỷ sau. Muốn vậy phải phân phối và sử dụng hợp lý, tiết kiệm đúng hướng, đạt hiệu quả cao. Quá trình thực hiện các nhiệm vụ trên đây cũng là quá trình khẳng định và nâng cao hơn nữa vai trò của chi ngân sách Nhà nước góp phần to lớn vào quyết định, vào sự thành công của quá trình phát triển kinh tế xã hội phục vụ CNH-HĐH vì “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn mình”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1-/ Đề cương bài giảng “Tài chính học” - NXB Trường ĐH Tài chính Kế toán - Hà Nội.

2-/ Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - NXB - Chính trị quốc gia Hà Nội -1996.

3-/ Đổi mới ngân sách Nhà nước - NXB Thống kê Hà Nội - 1992. 4-/ Luật ngân sách Nhà nước - NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội - 1996. 5-/ Tài chính trong sự nghiệp CNH-HĐH - Viện nghiên cứu tài chính. 6-/ Đề cương bài giảng “Kinh tế chính trị” - Học phần II - NXB

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.

7-/ CNH-HĐH của Việt Nam - NXB Kinh tế Chính trị học. 8-/ Một số vấn đề về CNH-HĐH ở Việt Nam.

9-/ CNH-HĐH ở Việt Nam đến năm 2000 - Viện kinh tế thế giới. 10-/ Tạp chí tài chính tháng 1 - 2000.

11-/ Báo cáo xây dựng chiến lược tài chính đến năm 2010 - UBND Hà Nội - Liên ngành Tài chính Thành phố.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao vai trò của chi ngân sách Nhà nước trong sự nghiệp CNH - HĐH (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w