Hoạt động nghiên cứu và học tập của sinh viên cũng là một trong những thành phần của đời sống xã hội và sự thành, bại của nó cũng góp phần vào công cuộc phát triển đời sống xã hội.. Như
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm của triết học Mác - Lênin về tri thức, vai trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh
viên.”
Họ và tên:
Mã SV:
Lớp tín chỉ:
GV hướng dẫn:
Hà Nội, tháng 12 năm 2021
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ý thức là một trong hai phạm trù thuộc vấn đề cơ bản của triết học Nó
là hình thức cao của sự phản ánh của thực tại khách quan, hình thức mà riêng con người mới có ý thức của con người là cơ năng của cái “ khối vật chất đặc biệt phức tạm mà người ta gọi là bộ óc con người” (theo Lênin) Tác động của
ý thức xã hội đối với con người là vô cùng to lớn Tri thức chính là nhân tố cơ bản, cốt lỗi nhất trong kết cấu của ý thức
Nền kinh tế của nước ta từ một điểm xuất phát thấp, tiềm lực kinh tế-kỹ thuật yếu, trong điều kiện sự biến đổi khoa học - công nghệ trên thế giới lại diễn ra rất nhanh, liệu nước ta có thể đạt được những thành công mong muốn trong việc tạo ra nền khoa học- công nghệ đạt tiêu chuẩn quốc tế trong thời gian ngắn không? Chúng ta phải làm gì để tránh tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới? Câu hỏi này đặt ra cho chúng ta một vấn đề đó là sự lựa chọn bước đi và trật tự ưu tiên phát triển khoa học- công nghệ trong quan
hệ với phát triển kinh tế trong các giai đoạn tới Như vậy có nghĩa là ta cần phải có tri thức vì tri thức là khoa học Chúng ta phải không ngừng nâng cao khả năng nhận thức cho mỗi người Hoạt động nghiên cứu và học tập của sinh viên cũng là một trong những thành phần của đời sống xã hội và sự thành, bại của nó cũng góp phần vào công cuộc phát triển đời sống xã hội Giống như những thực tiễn khác, tri thức vừa là kim chỉ nam vừa là động lực của hoạt động nghiên cứu và học tập của sinh viên
Như vậy, đối với sự phát triển đời sống xã hội nói chung cũng như trong nghiên cứu và hoạt động của sinh viên nói riêng, trí thức có vai trò vô cùng quan trọng Tìm hiểu về tri thức để có những biện pháp đúng đắn tạo điều kiện cho xã hội phát triển
Trong bài tiểu lớn này em chọn đề tài: "Quan điểm của triết học Mác
- Lênin về tri thức, vai trò của tri thức và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu, học tập của sinh viên" do thời gian và trình độ còn hạn
chế vì vậy bài viết này chắc chắn sẽ không tránh được những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của giáo viên hướng dẫn Lê Thị Hồng
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Trang 3NỘI DUNG PHẦN 1: Lý luận chung của triết học về tri thức:
1.1.Quan điểm của triết học Mác - Lênin về tri thức:
Tri thức đã có từ lâu trong lịch sử, có thể nói từ khi con người bắt đầu
có tư duy thì lúc đó có tri thức Trải qua một thời gian dài phát triển của lịchsử, cho đến những thập kỷ gần đây tri thức và vai trò của nó đối với sự pháttriển kinh tế-xã hội mới được đề cặp nhiều Vậy tri thức là gì? Có rất nhiều cách định nghĩa về tri thức nhưng theo quan điểm của “Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác” Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, số liệu, sự hiểu biết, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hoặc tự học hỏi Nó có thể là những kỹ năng, khả năng thực hành hay sự thông hiểu về một đối tượng nào đó Tri thức có nhiều cấp độ khác nhau như: Tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp, bề ngoài và rời rạc Tri thức có hai loại là tri thức ẩn và tri thức hiện Tri thức hiện là những thứ được thể hiện qua văn bản, âm thanh, hình ảnh, dễ dàng để truyền đạt lại Ví dụ như những kiến thức trên sách vở như các công thức toán học, vật lý, hoặc là những bài hát, bộ phim Đối với doanh nghiệp, tri thức hiện được thể hiện dưới dạng báo cáo, kế hoạch kinh doanh, bằng phát minh, nhãn hiệu, danh sách khách hàng… được tích lũy và lưu trữ
để mọi người dễ dàng tiếp cận khi cần Còn tri thức ẩn là những tri thức được thu lại nhờ trải nghiệm thực tế và tập luyện nên khó để truyền đạt lại cho người khác theo cách thông thường Một người kiến trúc sư khi quen tay thì
sẽ không cần dụng cụ đo nữa mà vẫn có thể vẽ được các thiết kế cho trước, rồi xác định cấu trúc tòa nhà, đó là những kinh nghiệm của riêng họ và người khác khó lòng học được y nguyên những điều đó
Tri thức có vai trò rất lớn đối với đời sống-xã hội Kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới Đó là trình độ mà “Nhân
tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn trí lực và việc sáng tạo, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao” Tiêu chí chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tồn tạitrực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên Đó là thời
Trang 4đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”, ”Tri thức là tài nguyên là tư bản”,
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, vai trò động lực của tri thức đối với
sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng trở nên rõ ràng, nổi bật Loài người đang bước vào nền kinh tế tri thức - là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh
tế Trong nền kinh tế tri thức, đa số các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, vì vậy, đầu tư vào tri thức trở thành yếu tố then chốt cho sự tăng trưởng kinh tế dài hạn Sự ra đời của tri thức gắn liền với sự hình thành của xã hội loài người do đó khi nghiên cứu, không thể tách rời tri thức ra khỏi thế giới khách quan
1.2 Vai trò của tri thức:
1.2.1 Đối với kinh tế:
Tri thức là nền tảng, là động lực để phát triển kinh tế, là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến
bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại Tri thức là nhận thức và kinh nghiệm mà loài người thu được trong quá trình cải tạo thế giới Do vậy trong bất kì giai đoạn nào con người cũng luôn ứng dụng tri thức vào việc phát triển kinh tế Trong các hình thái kinh tế khác nhau, mức độ tri thức được ứng dụng sâu rộng cũng khác nhau, cho nêntác dụng cũng khác nhau
Như chúng ta đã biết từ những năm 70 củ thế kỉ XX trở lại đây, tiến bộ của kho học kỹ thuật dần trở thành yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế.Đầu thế kỉ XX, nhân tố khoa học kỹ thuật mới chỉ chiếm 5% -20% trong sự tăng trưởng của GDP, đến thập kỷ 50 đến 60 tỷ lệ này là 50%, và đến thập kỷ 80 lên tới 80% Trong khoảng thời gian xuất hiện những máy móc, động cơ thì con người lại sử dụng chúng cho quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nhân lực đạt được hiệu quả cao hơn, thu được lợi nhuân lớn hơn Ngày nay, đối với nền kinh tế tri thức, tri thức là lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng nhất, đóng vai trò đầu tàu trong nền kinh tế Tri thức được áp dụng vào sản xuất của cải vật chất, là động lực phát triển nền kinh tế Vì vậy đòi hỏi lực lượng lao động có chất xám, kỹ thuật, tay nghề, được đào tạo bài bản ngày càng cao Nói cách khác, tri thức khoa học được ứng dụng, được vật hóa thành máy móc, thành công cụ sản xuất và được người lao động sử dụng trong quá trình sản xuất, do đó, nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Điều kiện để tri thức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã được C Mác khẳng định như sau: “Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt
3
Trang 5được một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các môn khoa học đều được phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề
đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích”
Cạnh tranh trên thế giới ngày nay củ yếu dựa trên cơ cở khoa học, đặc biệt là khoa học kỹ thuật cao Chính bởi vậy mà đất nước có nền kinh tế phát triển hay không hầu như phụ thuộc vào vốn tri thức của con người Một ví dụ chất lượng tăng trưởng của Việt Nam được cải thiện, năng suất lao động nâng lên rõ rệt Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng tăng từ 33,6% giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 - 2020, tính chung 10 năm 2011 - 2020 đạt 39,0% (vượt mục tiêu 35%) Tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị hàng hoá tăng từ 19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020 Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu - GII tăng 17 bậc trong giai đoạn 2016 - 2020, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á, đứng đầu trong số các quốc gia ở mức thu nhập trung bình thấp Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, khi nhiều nước rơi vào suy thoái, Việt Nam nằm trong nhóm ít các quốc gia duy trì tăng trưởng dương, kiểm soát tốt dịch bệnh, đạt nhiều kết quả ấn tượng Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 tăng 2,91%, Việt Nam thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới Trong thành tựu chung đó,
có đóng góp quan trọng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
1.2.2 Đối với chính trị:
Xã hội ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc trên thế giới
là nhờ một phần rất lớn từ bộ máy chính trị nhà nước được coi là đầu não của một quốc gia Để điều hành xã hội đi đến thời đại mới, gần hơn với chế độ xã hội chủ nghĩa thì bộ máy ấy là sự đóng góp của vô vàn sự lĩnh hội về tri thức
ở các lĩnh vực khác nhau Mỗi lĩnh vực là một chân trời tri thức mà con người luôn khao khát vươn tới, được lĩnh hội một cách trọn vẹn và từ những hiểu biết đó họ kiến tạo thành những ý tưởng, xây dựng những bước đi vững mạnh, đưa ra những chính sách thiết thực nhằm đóng góp vào sự phát triển mọi mặt của cuộc sống, từ đó góp phần thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của dân tộc và của xã hội loài người nói chung Chính vì vậy mà bộ máy chính trị của mỗi quốc gia luôn phải tuyển chọn những con người họcrộng tài cao, đức
độ trung thành với mục tiêu xã hội
Trong bối cảnh thế giới thay đổi và đứng trước nhiều thách thức như vậy, nếu nước ta muốn rút ngắn được khoảng cách với các nước phát triển và
Trang 6hướng đến mục tiêu năm 2045 nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao thì khâu đột phá đầu tiên phải được tính đến là đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng một cách thật hiệu quả nguồn nhân lực, đặc biệt là phải hết sức tôn trọng nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là tầng lớp tri thức tinh hoa của dân tộc Nói cách khác, muốn cho đất nước phát triển chúng ta phải tạo điều kiện đào tạo những người tài cho từng lĩnh vực của hoạt động xã hội; phải thật sự trọng dụng người tài; phải biết dùng người tài đúng lúc, đúng chỗ và không kém phần quan trọng là có chính sách đãi ngộ xứng đáng đối với người tài nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ cho các lĩnh vực sáng tạo khoa học, phát minh, sáng chế, công nghệ, điều hành, quản lý và tổ chức xã hội
Nhìn lại hơn 4000 năm lịch sử của dân tộc có thể thấy, ông cha ta qua bao đời rất coi trọng người hiền tài, quý trọng tri thức Nội dung bia Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (năm 1442) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) do Thân Nhân Trung soạn, từng khắc ghi rằng, hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, nguyên khí kém thì thế nước kém và suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo việc gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí Trong giai đoạn Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, nhiều cuộc khởi nghĩa, đấu tranh diễn ra mạnh mẽ nhưng đều thất bại, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước ngày 5 tháng 6 năm 1911 Suốt 30 năm bôn ba nước ngoài, Người trở về với vốn tri thức học thuyết cách mạng
mà mình đã tiếp thu và nghiên cứu để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Kế tục truyền thống lâu đời coi trọng người hiền tài đó của dân tộc, trong quá trình lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta (1946- 1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất chú trọng việc bồi dưỡng, sử dụng trí thức và trọng dụng nhân tài thuộc tất
cả các lĩnh vực Đây cũng là quan điểm xuyên suốt của các tác gia kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin Ngày 19/12/1893, trong thư Gửi Đại hội quốc tế
các sinh viên xã hội chủ nghĩa, Ph Ăng-ghen đã nêu ra một luận điểm rất
đáng chú ý và cũng là lời nhắn gửi đến các thế hệ sau rằng, trong “sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân còn cần phải có những bác sĩ, kĩ sư, nhà hóa học, nông học và các chuyên gia khác, vì vấn đề là phải nắm lấy việc quản lý không phải chỉ bộ máy chính trị, mà còn cả toàn bộ nền sản xuất xã hội nữa” Còn theo V.I Lê-nin, xã hội càng phát triển thì “ngày càng cần nhiều đến tầng lớp trí thức” Với vốn tri thức sâu rộng, tư tưởng đổi mới, khả năng lãnh đạo tài tình, Bác cùng với toàn thể nhân dân ta đã giành thắng lợi hoàn toàn trước thực dân Pháp
5
Trang 7Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của trí thức và có nhiều chủ trương, chính sách để đội ngũ trí thức phát triển nhanh về số lượng và nâng lên về chất lượng, phát huy vai trò trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 6/8/2008, của Hội nghị Trung ương 7 khóa X, về “Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” khẳng định đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức, là nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển Ðảng cũng ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, đặc biệt là các nghị quyết chuyên đề
để tạo động lực thúc đẩy sự sáng tạo, cống hiến của đội ngũ trí thức Nhà nước đã thực hiện các chính sách xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo, nghiên cứu, đổi mới cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa và văn nghệ, các chính sách sử dụng và tạo môi trường phát huy vai trò của trí thức, chính sách đãi ngộ, tôn vinh trí thức, lập các giải thưởng quốc gia, phong tặng các chức danh khoa học và các danh hiệu cao quý, thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khi xác định các đột phá chiến lược phát triển đất nước giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo (tầm nhìn
2030, 2045), đã nhấn mạnh tới nhiệm vụ đào tạo nhân lực chất lượng cao và yêu cầu cần có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài cả trong
và ngoài nước, góp phần đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số trong bối cảnh mới Từ
đó có thể thấy được tầm quan trọng của tri thức đối với chính trị
1.2.3 Đối với đời sống xã hội:
Tri thức có thể hiểu là sản phẩm đặc thù của xã hội, sự ra đời của tri thức thương gắn liền với sự hình thành của xã hội loài người Do đó tri thức gắn liền với xã hội Khi con người có tri thức, có hiểu biết, am hiểu sâu rộng tới mọi vấn đề hay lĩnh vực xã hội, thì dễ dàng thực hiện được những mục tiêu, ham muốn, ước nguyện của bản thân, chỉ có tri thức được lấy bằng chính
mồ hôi công sức thì mới mang lại được hiệu quả Và hiển nhiên, một xã hội với những con người thành đạt giúp xã hội phát triển không ngừng về tri thức Đơn giản xã hội được hợp thành bởi cá nhân, nhưng sự kết hợp mang lại hiệu quả thì cần quá trình rèn luyện không ngừng đối với thế hệ trẻ, việc học tập như nào, trau dồi bản thân ra sao để tri thức mình mang lại cho xã hội có sự đóng góp hiệu quả nhất
Nhu cầu xã hội ngày càng nâng cao, việc đáp ứng nhu cầu đòi hỏi mỗi người cần phải có, đặc biệt nhu cầu trong giáo dục và trách nhiệm của học
Trang 8sinh sinh viên là quan trọng Con người có tri thức, kiến thức và nhận thức tốt, làm chủ tri thức bản thân là chủ trong cách sống của mình, biết bản thân mình làm gì, biết được nhu cầu xã hội đang đòi hỏi gì ở chính các bạn trẻ, mà không ngừng học hỏi Vai trò của tri thức trong việc phục vụ những yêu cầu của xã hội, cũng góp phần trong việc thể hiện khả năng bản thân mình ở xã hội không ngừng phát triển lớn mạnh Khi trở thành con người có tri thức thì sống theo chuẩn mực đạo đức tốt, giữ gìn cũng như phát huy được những giá trị văn hóa tốt đẹp ông cha ta để lại Nếu bản thân mỗi công dân không có am hiểu về tri thức, tri thức sách vở, tri thức trong cách sống, tri thức trong sự nhìn nhận thì xã hội sẽ duy trì như thế nào Tri thức hình thành được là nhờ sự tiếp thu kiến thức cũng như học hỏi được những kỹ năng, một xã hội sẽ lạc hậu, không có sự phát triển là xã hội còn xuất hiện những con người không có tri thức, một thành phần thừa trong xã hội
Về y dược, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Bộ KH&CN đã huy động các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp triển khai các nhiệm vụ cấp bách với nhiều kết quả quan trọng như: Việt Nam là 1 trong 3 nước đầu tiên phân lập, nuôi cấy thành công virus; làm chủ công nghệ sản xuất bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2 đạt tiêu chuẩn quốc tế; sản xuất vaccine phòng COVID-19 bằng công nghệ protein tái tổ hợp và thuốc kháng thể đơn dòng điều trị đặc hiệu COVID-19, trong đó vắc xin Nanocovax đang thử nghiệm lâm sàng trên người tình nguyện; tổng hợp trên 1.700 công bố khoa học quốc tế về dịch bệnh; phát huy đề án Hệ tri thức việt số hóa trong truy vết người tiếp xúc; nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm thành công Robot vận chuyển, Robot khử khuẩn sàn nhà trong khu cách ly
Nhờ có tri thức mang lại sự hội nhập quốc tế, giao lưu học hỏi kiến thức hay những truyền thống tốt đẹp của các quốc gia khác là rất cần thiết, hay là tham gia các cuộc thi quốc tế mà các vấn đề cần quan tâm ở đây là ngôn ngữ tiếng anh phải thực sự tốt và chuyên môn cao Giáo dục là nền tảng của xã hội Một xã hội phát triển là xã hội mà con người được hoàn thiện bản thân ở các lĩnh vực, đặc biệt là đóng góp cho nền giáo dục ngày càng phát triển, cải tiến trên mọi phương diện Tri thức là “nguồn tài nguyên” vô giá của nhân loại Chúng ta phải có tri thức để hiểu biết về văn hóa các nước và tạo nên nền văn hóa ngày càng lành mạnh Mỗi con người chúng ta phải có những hiểu biết về tầm quan trọng của giáo dục,biết về nội dung, phương pháp giáo dục của các nước khác để ngày một cải thiện nền văn hóa - giáo dục của Việt Nam Từ đó vừa theo kịp nền tri thức của nhân loại lại vừa giữ gìn bản sắc văn hóa tốt của dân tộc
7
Trang 9PHẦN 2: Sự vận dụng trong nghiên cứu, học tập của sinh viên:
Như đã tìm hiểu, tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo, là những khả năng,
kỹ năng có thể ứng dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội Chính vì vậy mà tri thức có vai trò như là sản phẩm của hoạt động học tập và nghiên cứu của sinh viên Bản chất của quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên chính là quá trình sinh viên tích lũy kiến thức chuyên ngành, kiến thức xã hội
và các kỹ năng để sau này có thể áp dụng vào những công việc thực tế giúp phát triển kinh tế- xã hội
Tri thức có ở mọi nơi tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên nghiên cứu
và học tập Sinh viên có thể tiếp cận tri thức từ nhiều nguồn khác nhau, đó là: giáo viên, sách, báo, các học liệu mở, học qua internet Thậm chí sinh viên có thể nghiên cứu, học tập từ đời sống xã hội thực tế vì đó chính là nguồn tri thức vô tận và rất thiết thực Tri thức không chỉ có vai trò là sản phẩm, là nguyên liệu trong quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên mà nó còn giúp sinh viên nghiên cứu, học tập đúng đắn, có định hướng
Vận dụng tri thức khoa học vào giảng dạy có vai trò thúc đẩy giáo dục
mở, giúp hoạt động giáo dục đạt hiệu quả cao hơn: thúc đẩy một nền giáo dục
mở, giúp con người tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian Từ đó con người phát triển nhanh hơn về kiến thức, nhận thức và tư duy Chương trình giáo dục mở giúp sinh viên trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cách hiệu quả Học và dạy hiện đại yêu cầu cần phải tiếp cận một vấn đề từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, dưới nhiều góc nhìn khác nhau, qua đó sinh viên có được cái nhìn phổ quát,
có cơ hội đào sâu kiến thức, tìm ra được bản chất cốt yếu, nguyên nhân sâu xa của vấn đề, góp phần nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy, điều này gián tiếp giúp cho công tác học tập nghiên cứu đạt hiệu quả cao hơn Đặc biệt trong thời kỳ dịch SAS-CoV-2 lây lan trên toàn cầu, sinh viên không thể trực tiếp đến trường học tập nghiên cứu thì khoa học công nghệ giúp cho mợi người có thể học tập trực tuyến ngay tại nhà mà không cần phải tập trung tại một địa điểm giúp hạn chế dịch bệnh Việc học trực tuyến đã mang lại không gian giáo dục mở với không gian và thời gian học tập nghiên cứu linh động: Sinh viên có thể tự học ở mọi lúc (bất kể thời gian nào được cho là phù hợp với từng cá nhân), mọi nơi (bất kể nơi nào miễn có kết nối internet với chương trình trực tuyến, hoặc có thể lưu lại để học trên máy tính, điện thoại (khi không có kết nối internet) Ứng dụng công nghệ cho phép tất cả mọi người có thể tham gia thảo luận một vấn đề nào đó mà không cần phải tập trung tại một địa điểm, không phải ở cùng 1 quốc gia, qua đó góp phần tạo ra một xã hội
Trang 10học tập rộng lớn mà ở đó, người học có thể chủ động học tập, trao đổi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm suốt đời Cũng nhờ những nền tảng này sinh viên
có thể tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian Nhờ vào công nghệ, sinh viên từ tất cả mọi nơi trên thế giới có thể tiếp cận nền giáo dục của các nước tiên tiến hơn Nhiều trường đại học và cao đẳng đã triển khai các chương trình giáo dục trực tuyến từ xa Phương pháp giáo dục này vô cùng linh hoạt, với chi phí hợp lí, sinh viên có thể tham gia các lớp học trực tuyến từ các trường đại học hàng đầu Đây là một cơ hội mới giúp cho sinh viên có cơ hội học hỏi, nghiên cứu
từ và tiếp cận nhiều nguồn tri thức chất lượng hơn
Với sự thuận tiện cho việc học ở mọi lúc mọi nơi, ứng dụng công nghệ
sẽ tạo cơ hội cho sinh viên có thể lựa chọn những vấn đề mà mình ưa thích, phù hợp với năng khiếu, sở thích để học tập nghiên cứu, từ đó thúc đẩy phát triển năng lực cá nhân Chương trình học sẵn có, học liệu mở phong phú khiến cho việc tra cứu dễ dàng sẽ gián tiếp thúc đẩy các cá nhân chủ động trang bị thêm nhiều những kiến thức mới, lấp đầy những lỗ hổng, kích thích tìm tòi, khám phá và sáng tạo Cùng với đó, với việc sử dụng các thiết bị công nghệ, việc kết nối giữa thầy cô và sinh viên được thực hiện dễ dàng và thường xuyên hơn bao giờ hết Nhờ đó, sinh viên được tiếp cận phương pháp dạy học mới hấp dẫn hơn hẳn phương pháp đọc - chép truyền thống, sinh viên có nhiều cơ hội được thể hiện quan điểm cũng như chính kiến riêng của mình, giúp cho giáo viên hiểu thêm về năng lực, tính cách và mức độ tiếp thu kiến thức của học trò, từ đó có những điều chỉnh phù hợp và khoa học để thúc đẩy phát triển năng lực của từng cá nhân người học
Tựu chung lại, có thể thấy việc vận dụng tri thức vào nghiên cứu và học tập là một xu thế tất yếu, có vai trò quan trọng và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sinh viên Khi nhận thức được vấn đề này một cách rõ ràng và chắc chắn, chúng ta sẽ sẵn sàng chấp nhận, tích cực phấn đấu, thay đổi tư duy, chung tay đổi mới toàn diện xã hội theo hướng hiện đại, phát triển
KẾT LUẬN
9