1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế Vi Mô 1 Nghiên cứu về thuế thuốc lá Vinataba

28 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Vi Mô 1 Nghiên Cứu Về Thuế Thuốc Lá Vinataba
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế Vi Mô
Thể loại bài thảo luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà Nước đối với các tổ chức và các cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà Nước vì lợi ích chung để có thể góp phần làm nền kinh tế ổn định hơn Thuế có tác động rất lớn đối với mối quan hệ cung – cầu trên thị trường khi lượng tiêu thụ càng lớn thì lượng thuế mà doanh nghiệp phải bỏ ra càng nhiều và ngược lại Điển hình như công ty Thuốc lá Việt Nam Vinataba thuộc sở hữu của Nhà Nước là nhà sản xuất có lượng tiêu thụ t.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦUThuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà Nước đối với các tổchức và các cá nhân, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà Nước vì lợi ích chung để cóthể góp phần làm nền kinh tế ổn định hơn Thuế có tác động rất lớn đối với mối quan hệcung – cầu trên thị trường khi lượng tiêu thụ càng lớn thì lượng thuế mà doanh nghiệpphải bỏ ra càng nhiều và ngược lại Điển hình như công ty Thuốc lá Việt Nam Vinatabathuộc sở hữu của Nhà Nước là nhà sản xuất có lượng tiêu thụ thuốc lá lớn nhất cả nước,mỗi năm, công ty đều thu được về hàng nghìn tỷ đồng từ việc kinh doanh thuốc lá Cũngchính vì lượng tiêu thụ rất lớn của nó nên Nhà Nước bắt đầu lo ngại về vấn đề ảnh hưởngcủa thuốc lá đối với sức khoẻ người dân Vì vậy, thuốc lá trở thành một trong những mặthàng bị đánh thuế rất cao tại thị trường Việt Nam, nhằm mục đích giảm lượng tiêu thụ.Bài thảo luận của nhóm 2 sẽ nói về tác động của thuế lên mặt hàng thuốc lá ở Việt Nam

và dựa trên những số liệu thu thập được để giải thích, đưa ra những nhận xét về mối quan

hệ giữa thuế với người tiêu dùng và nhà sản xuất

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Để phân bổ các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả, chính phủ sử dụng các chínhsách như thuế đối với từng mặt hàng Vì vậy, thuế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động củamột nền kinh tế hỗn hợp và ảnh hưởng sâu sắc đến cách mà xã hội phân bổ các nguồn lựckhan hiếm

1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế

1.1.Khái niệm thuế

Thuế là gì? Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có khái niệm thống nhất nào về thuế Cáckhái niệm thuế được đưa ra dựa trên các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế học Trong

đó, khái niệm về thuế được biết đến rộng rãi nhất là: “Thuế là một khoản phí tài chính bắtbuộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc phápnhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khácnhau Việc không trả tiền, cùng với việc trốn tránh hoặc chống lại việc nộp thuế, sẽ bịpháp luật trừng phạt” (1) Ngoài ra, một khái niệm khác về thuế cũng khá phổ biến là:

“Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng củamình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội mộtcách cưỡng chế và không hoàn lại”

Trang 2

Từ hai khái niệm trên có thể hiểu thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà tổ chức,doanh nghiệp và cá nhân phải nộp cho nhà nước nhằm bảo đảm nhu cầu chi tiêu và thựchiện chức năng quản lý kinh tế - xã hội của nhà nước.

(1): Wikipedia

1 2 Đặc điểm của thuế

Có thể thấy thuế ra đời là yếu tố khách quan, gắn liền với sự hình thành và phát triển củanhà nước Lịch sử đã chứng minh rằng, bất kỳ một chính phủ nào, để tồn tại và phát triểnluôn cần thực hiện những chi tiêu mang tính xã hội Trong triều đại phong kiến, bằngquyền lực, người dân phải đi làm công cho nhà vua hay có các hoạt động cống nộp Trongthời kỳ hiện đại, những hình thức cống nộp đó chuyển sang hình thức thu nộp tiền bạc,của cải Và những quan hệ thu nộp đó người ta gọi là thuế Để có thể hiểu rõ hơn, chúng

ta sẽ đi vào nghiên cứu về các đặc điểm của thuế

Với nhiều mục đích nghiên cứu khác nhau, thuế có thể mang nhiều khái niệm riêng, songthuế chỉ mang một số đặc tính nhất định

- Đặc điểm đầu tiên của thuế đó là: thuế mang tính chất bắt buộc Tính bắt buộc thể hiện ởchỗ đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi

có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợpđồng Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhấtđịnh cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có

sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế Đặc tính bắt buộc của thuế là một trongnhững dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với các khoản thu trên cơ sở tự nguyện hìnhthành nên ngân sách nhà nước Thuế còn có mối liên hệ mật thiết với sự không hoàn trả,

về lý thuyết khó tìm thấy sự tự nguyện khi nộp thuế, chính vì thế phải sử dụng biện phápbắt buộc như một đặc tính cơ bản của thuế

- Thêm vào đó, thuế gắn liền với yêu tố quyền lực Bởi vì thuế xuất hiện cùng với nhànước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước để thực hiện các chức năng,nhiệm vụ của mình, là biện pháp để nhà nướ can thiệp vào nền kinh tế Chỉ gắn với yếu tốquyền lực nhà nước thì thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình Điểu đó thểhiện rõ nhất qua các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, đó là các luật thuế

Trang 3

- Cuối cùng, thuế không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp Bất kì ai, khi đủ điềukiện theo quy định của pháp luật đều phải nộp thuế, người nộp thuế không thể phản đốivới thực hiện nghĩa vụ thuế với lý do họ không được hoặc ít được hưởng những lợi íchtrực tiếp từ nhà nước Bởi vì, mục đích của thuế là để dùng chi tả cho các mục đích công,nói cách khác, người nộp thuế được hoàn trả gián tiếp các dịch vụ công như: y tế, giáodục công, quốc phòng… Đây cũng là một đặc điểm quan trọng để phân biệt thuế và lệphí.

Sau khi nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của thuế, chúng ta khẳng định thuế góp một

vị trí quan trọng trong quá trình hình thành cũng như phát triển của nhà nước từ xưa đếnnay, để hiểu rõ hơn lý do vì sao thuế lại đặc biệt quan trọng trong cuộc sống chúng ta sẽ đinghiên cứu về các vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

1.3 Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường

Thuế không chỉ đơn thuần là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còngắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự

ổn định xã hội Trong phạm vi nghiên cứu các vấn đề của tài chính và ngân sách nhànước, chúng ta sẽ xem xét thuế với các vai trò cơ bản của nó là: tạo nguồn thu cho ngânsách nhà nước, kích thích tăng trưởng kinh tế và điều chỉnh thu nhập

- Thứ nhất, thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước Một nền tài chính quốc gialành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân.Tất cả các nhucầu chi tiêu của Nhà nước đều được đáp ứng qua các nguồn thu từ thuế, phí và các hìnhthức thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, thu khác Tuy nhiên, trên thực tế các hình thức thu ngoài thuế có rất nhiều hạn chế, bị ràng buộc bởinhiều điều kiện Do đó thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất vì khoản thu này mangtính chất ổn định và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng

- Thứ hai, thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô Các chính sách

về thuế được đặt ra không chỉ nhằm mang lại nguồn cung cho ngân sách nhà nước, màcao hơn còn góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý, hướng dẫn vàkhuyến khích phát triển sản xuất, khởi nghiệp, góp phần tích cực thúc đẩy điều chỉnh cácmặt mất cân đối trong nền kinh tế thị trường như hiện nay

Trang 4

- Thứ ba, Thuế giúp đảm bảo công bằng xã hội Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiếtphần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặccung cấp hàng hoá công cộng Nhà nước thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vựctiền lương và thu nhập, kìm hãm, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo và tiến tới công bằng

xã hội

Từ những vai trò của thuế ở trên, chúng ta có thể thấy, khi sử dụng công cụ thuế để điềuchỉnh thu nhập, mức thuế nên xây dựng hợp lý, tránh tình trạng điều tiết, can thiệp quálớn vào cung-cầu làm giảm động lực thúc đẩy phát triển của các doanh nghiệp và giảmkhả năng tăng trưởng kinh tế của đất nước Để đi sâu hơn chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cáctác động của thuế đối với người mua và người bán trong nền kinh tế thị trường

2 Tác động của thuế

Khi đánh thuế vào hàng hoá, trước hết nhà nước muốn có nguồn thu nhằm trangtrải cho các chương trình chi tiêu công cộng của mình Tuy nhiên, việc đánh thuếvào các hàng hoá cụ thể với những mức thuế cao, thấp khác nhau, nhà nước cóthể còn theo đuổi cả những mục tiêu khác: hạn chế hay khuyến khích việc sản xuất

và tiêu dùng chúng Ở đây, chúng ta chỉ phân tích xem chính sách thuế của nhà nước ảnhhưởng như thế nào đến cân bằng thị trường, đồng thời gánh nặng thuế mà nhà nước áp đặtthực sự rơi vào ai?

2.1 Thuế đánh vào nhà sản xuất

Khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra là t thì cung sẽgiảm, giá cân bằng sẽ tăng và lượng cân bằng trên thị trường giảm

Trang 5

Hình 2.1 Chính phủ đánh một khoản thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra

Hãng sản xuất có hàm cung ngược: PS = a + b.Q

Từ hình 2.1 có thể thấy giá và lượng cân bằng ban đầu là P0 và Q0, với điểm cân bằng làE0, điểm giao nhau của đường cầu D và đường cung S0 Tuy nhiên, sau khi chính phủ ápdụng mức thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm, giá và lượng cân bằng mới trên thị trường sẽthay đổi Mức giá mới mà nhà sản xuất cung ứng sản phẩm trên thi trường được tính theocông thức:

PS = a + b.Q + tNếu để thị trường tự điều tiết, sau một thời gian thị trường sẽ tự trở về trạng thái cânbằng Khi đó, phương trình hàm cung ngược sau khi bị đánh thuế chính bằng phươngtrình hàm cầu ngược, hay nói cách khác, mức giá mới PS* bằng giá người mua trả Tương

tự, sản lượng mà nhà sản xuất cung ứng sau khi có tác động của thuế bằng số lượng hànghóa mà người tiêu dùng mua được trên thị trường Mối quan hệ này có thể được thể hiệnqua phương trình sau:

PS = PDKhi chính phủ thu thuế trên mỗi đơn vị hàng hoá bán ra một lượng tiền thuế là t, nhữngngười sản xuất sẽ thấy rằng, giờ đây thuế đã làm tăng chi phí cung ứng hàng hoá của họ.Nếu trước kia, khi chưa có thuế, họ sẵn sàng cung ứng một mức sản lượng Q0 tại mức giáP0, thì sau khi bị đánh thuế, họ chỉ sẵn sàng cung ứng mức sản lượng như cũ nếu mức giá

Trang 6

là P + t Nói cách khác, thuế làm cho đường cung S0 dịch chuyển sang trái thành đường S1một đoạn là t Ta nhận thấy rằng khoảng cách theo chiều dọc giữa hai đường S0 và S1chính bằng đoạn P1P2 Điểm cân bằng thị trường mới, sau thuế sẽ là E1, mức giá và sảnlượng cân bằng sau thuế là P1, Q1 Ta có P1 lớn hơn P0 và Q1 nhỏ hơn sản lượng Q0 banđầu Như vậy, nếu các điều kiện khác là giữ nguyên, thuế làm cho sản lượng cân bằnggiảm và mức giá cân bằng tăng.

Nếu như không có thuế, nhà sản xuất sẽ bán được sản lượng là Q0 với mức giá P0 và nhậnđược số tiền là P0 cho mỗi đơn vị sản phẩm bán được Về phía người tiêu dùng, họ sẽ muađược số lượng sản phẩm là Q0 với mức giá P0 là mức giá nhà sản xuất đưa ra Tuy nhiên,khi chính phủ đánh một mức thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra, nhà sản xuất sẽ giảmmức sản lượng cung ứng từ Q0 xuống Q1 Như vậy, nhà sản xuất cũng chỉ bán được sảnlượng Q1 sản phẩm, nhưng số tiền mà họ nhận được lại chỉ là P2 thấp hơn P0 Người tiêudùng chỉ mua được số lượng hàng hóa là Q1 do nhà sản xuất chỉ cung ứng Q1, nhưng họcòn phải trả một mức giá cao hơn là P1 Thuế đã tạo ra sự chênh lệch giữa giá người muaphải trả và giá người bán nhận được Nói cách khác, trên danh nghĩa chính phủ đánh thuếvào nhà sản xuất nhưng thực chất, gánh nặng thuế đã được san sẻ giữa nhà sản xuất vàngười tiêu dùng Từ đó có thể thấy rằng dưới tác động của chính sách thuế từ chính phủ,

cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều phải chịu một phần thiệt hại nhất định

Trong trường hợp này, thuế mà nhà sản xuất phải chịu bằng diện tích hình chữ nhậtP2P0GH, còn người tiêu dùng chịu mức thuế bằng phần diện tích P0P1E1G Tổng số thuế

mà chính phủ thu được bằng mức thuế đánh trên mỗi đơn vị sản phẩm nhân với sản lượnghàng hóa mà nhà sản xuất cung ứng trên thị trường: T = t.Q1

Như vậy, việc đánh thuế vào nhà sản xuất đã mang đến một nguồn thu nhất định cho ngânsách của chính phủ

2.2 Thuế đánh vào người tiêu dùng

Khi chính phủ đánh thuế vào người tiêu dùng trên mỗi đơn vị sản phẩm tiêu dùng là t/sảnphẩm thì cầu sẽ giảm, giá và lượng cân bằng trên thị trường đều giảm

Trang 7

Hình 2.2 Chính phủ đánh một khoản thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm mua vào

Trước khi có thuế, thị trường cân bằng tại E0 với mức giá là P0 và lượng hàng hóa là Q0.Mức giá P0 là mức giá mà người mua phải trả khi mua một đơn vị hàng hóa:

P0 = a – b.QTuy nhiên, khi chính phủ đánh một mức thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm mua vào, mứcgiá mới sẽ là:

PD* = a – b.Q – tSau khi chính phủ đánh thuế, người tiêu dùng nhận thấy rằng họ phải trả số tiền lớn hơn

để mua loại hàng hóa như trước Nếu như trước khi có thuế, họ sẵn sàng bỏ ra số tiền P0cho mỗi đơn vị hàng hóa thì sau khi chính phủ đánh thuế, họ phải bỏ ra số tiền PD* mới cóthể mua được một đơn vị hàng hóa này Do đó khả năng mua và mức độ sẵn sàng mua củangười tiêu dùng với hàng hóa giảm xuống Vì vậy, đường cầu D0 sẽ dịch chuyển songsong sang bên trái đúng một khoảng bằng t Nếu để thị trường tự điều tiết, sau mộtkhoảng thời gian thị trường sẽ tự quay về trạng thái cân bằng Tại trạng thái cân bằng,phương trình hàm cầu ngược mới sẽ bằng phương trình hàm cung ngược, hay PD* = PS Từphương trình trên, có thể tính ra được giá và lượng cân bằng mới trên thị trường là P1 vàQ1 với điểm cân bằng sau thuế là E1 Sau thuế, giá cân bằng tăng từ P0 lên P1, còn lượngcân bằng giảm từ Q0 xuống Q1 Như vậy, nếu các điều kiện khác là giữ nguyên, thuế làm

Trang 8

cho sản lượng cân bằng giảm và mức giá cân bằng tăng Tác động này giống như trongtrường hợp chính phủ đánh mức thuế t trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra.

P1 là mức giá mà người mua phải trả, và tương tự như trong trường hợp thuế đánh vào nhàsản xuất, giá người bán nhận được cho mỗi đơn vị sản phẩm bán được sau thuế là:

P2 = P1 - t

Có thể thấy , thuế đã tạo ra sự chênh lệch giữa giá người mua phải trả với giá người bánđược nhận Thuế cũng gây ra những thiệt hại nhất định với cả người tiêu dùng và nhà sảnxuất dù đối tượng mà chính phủ đánh thuế là người tiêu dùng Trước thuế, người tiêudùng có thể mua được số lượng hàng hóa Q0 với mức giá P0, nhưng sau thuế, họ chỉ muađược số lượng hàng hóa tối đa là Q1 (Q1 < Q0) với mức giá đắt hơn là P1 (P1 > P0) Diệntích hình chữ nhật P0P1HG là gánh nặng thuế mà người tiêu dùng phải trả, còn nhà sảnxuất phải chịu mức thuế bằng phần diện tích P2P0GE1

So với lúc trước thuế, người mua đã phải trả một mức giá cao hơn, nhưng người bán cũngchỉ nhận được mức giá thấp hơn Có nghĩa là, người tiêu dùng trả thuế nhưng thức chất,gánh nặng thuế đã được chia sẻ giũa hai người

2.3 Ví dụ minh họa

Để hiểu rõ hơn về tác động của thuế, chúng ta sẽ phân tích một bài toán cụ thể dưới đây:Cho hàm cung và hàm cầu trên thị trường của một hãng sản xuất hàng hóa X như sau:

QD = 80 - 2P QS = - 42 + 3P

*Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm bán ra

Trước hết, để so sánh sự thay đổi trước và sau thuế, cần tính được giá và lượng cân bằngcủa thị trường trước thuế:

Trang 9

 18 + 1/3.Q = 40 – 1/2.Q

 Q1 = 26,4 ; P1 = 26,8

Có thể thấy rằng, so với trước thuế, giá của hàng hóa này đã tăng thêm 2,4$ trên mỗi đơn

vị sản phẩm, đồng nghĩa với việc người mua chịu thuế 2,4$ và người bán chịu thiệt 1,6$mỗi sản phẩm Sản lượng mà nhà sản xuất cung ứng giảm xuống còn 26,4; đây cũng làmức sản lượng tối đa mà người tiêu dùng có thể mua được Khi đánh mức thuế t = 4 vàonhà sản xuất, chính phủ đã thu về được số tiền là: T = 4 x 26,4 = 105,6$

*Giả sử chính phủ đánh một mức thuế t = 4 trên mỗi đơn vị sản phẩm mua vào

Sau khi chính phủ đánh thuế t = 4 vào người tiêu dùng: PD* = 40 – 1/2.Q – 4 = 36 – 1/2.QNếu để thị trường tự điều tiết, thị trường sẽ quay về trạng thái cân bằng Khi đó, mức cânbằng sau thuế là: PD*= PS

Trang 10

(a) (b)

Ở hình (a), mức thuế mà chính phủ đánh vào nhà sản xuất là t = 2 $ trên mỗi đơn vị sảnphẩm Việc đánh thuế này đã khiến sản lượng hàng hóa mà nhà sản xuất cung ứng trên thịtrường giảm từ 5 xuống 4, tương đương với đường cung S0 dịch chuyển song song sangtrái đúng một khoảng bằng 2 Mức giá sau thuế trên thị trường tăng từ 5$ lên 6$, đó cũng

là mức giá mà người mua phải trả cho mỗi đơn vị hàng hóa Tuy nhiên mức giá mà nhàsản xuất nhận được chỉ là 4$ Có thể thấy rằng với mỗi đơn vị hàng hóa, người tiêu dùngphải trả thêm 1$ còn số tiền nhà sản xuất nhận được giảm đi 1$ Như vậy, thiệt hại màngười tiêu dùng và nhà sản xuất phải chịu sau thuế là bằng nhau

Hình (b) thể hiện tác động của thuế khi chính phủ đánh một mức thuế t = 2 vào người tiêudùng Khi mức thuế t = 2 được áp dụng cho mỗi sản phẩm mua vào, người tiêu dùng nhận

Trang 11

thấy rằng họ phải trả nhiều hơn 1$ so với trước khi có thuế mới mua được một đơn vịhàng hóa Do vậy khả năng mua và sẵn sàng mua của người tiêu dùng giảm xuống, kếtquả là đường cầu D0 dịch chuyển song song sang trái một khoảng đúng bằng 2 Giá hànghóa tăng từ 5$ lên 6$, lượng hàng hóa người tiêu dùng mua được giảm từ 5 xuống 4.Trong trường hợp này, nhà sản xuất cũng chỉ nhận được số tiền là 4$ trên mỗi đơn vị hànghóa, vì vậy sản lượng họ cung ứng trên thị trường chỉ là 4, và người tiêu dùng cũng chỉmua được số lượng hàng hóa tối đa là 4 Người tiêu dùng phải trả nhiều hơn 1$ cho mỗiđơn vị hàng hóa, còn nhà sản xuất nhận được ít đi 1$ trên mỗi đơn vị hàng hóa bán được.

Từ phân tích trên có thể suy ra rằng: trong hai trường hợp này, cả nhà sản xuất và ngườitiêu dùng đều chịu gánh nặng thuế như nhau là 1$, bất kể chính phủ đánh thuế vào nhàsản xuất hay người tiêu dùng

2.4 Độ co dãn cung – cầu tác động đến gánh nặng thuế

Từ những tác động của thuế với nhà sản xuất và người tiêu dùng như trên, có thể thấyrằng khi chính phủ đánh thuế vào nhà sản xuất hay người tiêu dùng, thì cả hai đối tượngnày đều chịu một gánh nặng thuế nhất định Và yếu tố ảnh hưởng đến việc nhà sản xuấthay người tiêu dùng chịu gánh nặng thuế nhiều hơn chính là độ co dãn của cung và cầu.Quy luật chung: Thuế làm lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường giảm xuống,đồng thời làm giá người mua phải trả tăng, giá người bán nhận được giảm so với trướckhi có thuế Tuy nhiên, giá người mua phải trả tăng bao nhiêu tùy thuộc vào độ co giãncủa cầu Nếu cầu co giãn nhiều thì với một mức độ tăng giá cho trước, lượng cầu sẽ giảmnhiều hơn Nói cách khác, tương ứng với cùng một độ giảm xuống của lượng cầu thì giá

mà người tiêu dùng thực sự phải trả sẽ tăng ít hơn, và người tiêu dùng sẽ phải chịu thiệt íthơn Tương tự, nếu cung càng ít co giãn thì tương ứng với cùng một mức độ giảm xuốngcủa lượng, giá mà người sản xuất thực sự được nhận sẽ giảm nhiều hơn, và người sảnxuất sẽ phải chịu thiệt nhiều hơn Vì vậy, có thể kết luận rằng cầu càng co giãn và cungcàng ít co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người sản xuất, và ngược lại, cầucàng ít co giãn và cung càng co giãn thì gánh nặng thuế sẽ chủ yếu rơi vào người tiêudùng

Tính quy luật này được thể hiện trong hình 2.3a và 2.3b Cả hai trường hợp này đều lấythuế đơn vị đánh vào người tiêu dùng làm ví dụ Có thể thấy gánh nặng thuế của ngườitiêu dùng (Diện tích hình chữ nhật P0 P1HG) nhỏ hơn so với gánh nặng thuế của nhà sản

Trang 12

xuất (Diện tích hình chữ nhật P2P0GE1) trong hình 2.3a, còn trong hình 2.3b, gánh nặngthuế của người tiêu dùng lại lớn hơn của nhà sản xuất.

-Nếu cầu không co giãn thì người tiêu dùng chịu toàn bộ gánh nặng về thuế

-Nếu cầu co giãn hoàn toàn thì người sản xuất chịu toàn bộ gánh nặng về thuế

Tóm lại, xét dưới góc độ tác động vào thị trường, việc chính phủ đánh thuế vào người tiêudùng hay nhà sản xuất đều mang lại tác động đối với cả người tiêu dùng, nhà sản xuất vàchính phủ Khi đánh thuế, chính phủ sẽ thu được một khoản thuế, nhưng nhà sản xuất vàngười tiêu dùng đều chịu thiệt Chính sách thuế hợp lí là một trong những chính sách vĩ

mô quan trọng trong nền kinh tế thị trường, là công cụ để điều tiết nền kinh tế chính sáchthuế hợp lí sẽ đảm bảo tính công bằng xã hội, tính bình đẳng, tạo dựng được hành langpháp lý khoa học để khuyến khích sản xuất và kinh doanh phát triển

Trang 14

PHẦN 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Thực trạng hút thuốc lá ở Việt Nam.

Hút thuốc lá là một tình trạng phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là ở nơi công cộng Nếu nhưcác nước trên thế giới hạn chế việc hút thuốc ở nơi công cộng thì ở Việt Nam việc đó vẫnxảy ra hàng ngày Chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh một người hút thuốc ở bến xe,bệnh viện, bên ngoài trường học, thậm chí là hút thuốc ngay bên cạnh biển báo cấm hútthuốc lá Theo luật phòng chống tác hại thuốc lá ban hành năm 2013, 100 nghìn đồng đến

2 triệu đồng là mức phạt cho từng hành vi vi phạm về việc hút thuốc lá, buôn bán quảngcáo thuốc lá theo quy định Nhưng luật dường như chưa đủ mạnh để hạn chế những táchại đối với cộng đồng

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 15,6 triệu người hút thuốc, thuộc top 15 quốcgia hút thuốc lá hàng đầu trên thế giới, trong đó, 43% nam giới, 1,1% nữ giới, 22,5%người trưởng thành hút thuốc Mỗi năm, người Việt Nam sử dụng 31.000 tỷ đồng cho chitiêu thuốc lá, 24.000 tỷ đồng/năm cho chi phí y tế liên quan tới tác hại của hút thuốc lá.Cùng với đó là hơn 30 triệu người, bao gồm cả trẻ em bị tiếp xúc với hút thuốc lá thụđộng tại nhà, nơi làm việc, phương tiện giao thông công cộng, trường học Hút thuốc lácũng là nguyên nhân hàng đầu của bệnh tật, tử vong với 40.000 người thiệt mạng mỗinăm Một nghiên cứu tại bệnh viên K cho thấy, 90% ca ung thư phổi có hút thuốc lá.Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao hơn gấp 10 lần so với người khônghút thuốc Nếu hút 20 điếu thuốc lá/ ngày thì nguy cơ mắc ung thư phổi gấp 26 lần ngườikhông hút thuốc

2 Mục đích của việc đánh thuế thuốc lá

Trên thị trường hiện nay, một số mặt hàng như rượu, bia, đặc biệt là thuốc lá đang chịumức thuế nhiều nhất, cụ thể hơn là thuế tiêu thụ đặc biệt? Vậy mục đích đằng sau việcchính phủ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá là gì?

Trước tiên, mục đích lớn nhất của việc đánh thuế vào mặt hàng thuốc lá nhằm cải thiệnsức khỏe cộng đồng Trên cơ sở tình trạng hút thuốc lá ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn tớisức khỏe của người dân và để đạt được mục tiêu quốc gia, các chuyên gia khẳng định,chính sách quan trọng, hiệu quả nhất để kiểm soát việc hút thuốc lá chính là tăng thuế đốivới thuốc lá Ngày 31/5/2014 để hưởng ứng Ngày Thế Giới không hút thuốc lá tổ chức Y

tế thế giới (WHO) và các đối tác đã kêu gọi các nước hãy tăng thuế thuốc lá Chánh văn

Ngày đăng: 10/04/2022, 14:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w