Một số đề xuất tăng thuế thuốc lá

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô 1 Nghiên cứu về thuế thuốc lá Vinataba (Trang 25 - 28)

Trước tình trạng lượng tiêu thu thuốc lá tại Việt Nam chưa có dấu hiệu giảm, Bộ Tài chính soạn thảo Dự thảo Luật thuế TTĐB tháng 8/2017 với hai phương án

- Phương án 1: bổ sung thuế tuyệt đối ở mức 1.000 đồng/ bao từ năm 2020

- Phương án 2: tăng thuế tỷ lệ từ 75% lên 80% vào năm 2020 và 85% vào năm 2021 Tuy nhiên, để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hút thuốc theo chiến lược quốc gia về Phòng chống tác hại thuốc lá, bộ Y tế lại đề xuất mức thuế thuốc lá tuyệt đối phải tăng tối thiểu 2.000 đồng/bao vào năm 2020 và mức tối ưu phải là tăng 5.000 đồng/ bao.

Cả hai phương án đề xuất của Bộ Tài chính và Bộ Y tế đều có tác động làm tăng số thu ngân sách nhà nước và giảm tỷ lệ hút thuốc. Nhưng, nếu muốn đạt mục tiêu quốc gia vừa tăng ngân sách vừa giảm tỷ lệ hút thuốc thì nên cân nhắc phương án của Bộ Y tế vì phương án bổ sung thuế tuyệt đối sẽ có mức tăng ngân sách lớn hơn và so với mức tăng tối thiểu 1.000 đồng/ bao thì mức tăng 2.000 đồng/ bao đến tối ưu 5.000 đồng/ bao sẽ có mức giảm tỷ lệ hút thuốc cao hơn. Nếu áp dụng phương án tăng 1.000 đồng/bao thuế tuyệt đối thì mức giảm tỷ lệ hút thuốc chỉ là 1,5% tính từ nay tới hết năm 2021 tức bằng 1/4 mục tiêu quốc gia cần đạt được vào năm 2020. Để có thể đạt được mức giảm tối ưu để đạt mục tiêu quốc gia thì cần tăng thuế ở mức 5.000 đồng/bao. Cả hai phương án đề xuất tăng thuế của Bộ Tài chính và đề xuất của Bộ Y tế đều có tác động làm tăng số thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, phương án bổ sung thuế tuyệt đối sẽ có mức tăng số thu ngân

sách lớn hơn. Phương án tăng thuế của Bộ Y tế vừa đạt mục tiêu quốc gia về giảm tỷ lệ hút thuốc vừa làm tăng số thu ngân sách nhiều gấp gần 3 lần so với phương án tăng thuế của Bộ Tài chính.

Mức tăng thuế theo quy định tại Dự thảo Luật thuế TTĐB là thấp và không làm giảm đáng kể tiêu dùng thuốc lá, do đó Việt Nam sẽ không đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia là giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới còn 39% vào năm 2020. Để chính sách thuế có hiệu quả tốt nhất đối với giảm tiêu dùng thuốc lá và tăng thu ngân sách thì chúng ta nên cân nhắc tăng thuế theo phương án của Bộ Y tế đề xuất.

Đối với ngành thuốc lá, chính sách TTĐB có thể xem là chính sách quan trọng bậc nhất, tác động mạnh mẽ đến thu ngân sách và tình hình buôn lậu thuốc lá. Thực tế cho thấy, khi xây dựng chính sách thuế TTĐB chính phủ phải cân nhắc các mục đích tăng ngân thu và giảm lượng tiêu thụ thuốc lá với tiềm ẩn giảm mức khả dụng của thuốc lá đều có thể làm cho người tiêu dùng chuyển sang nguồn thuốc lá bất hợp pháp như thuốc lá lậu. Thương mại bất hợp pháp là một biến số khi đánh giá ảnh hưởng của thuế TTĐB. Một trong những mục đích khi tăng thuế TTĐB là tăng thu ngân sách Nhà nước, tuy nhiên, bản thân việc tăng thuế lại không phải lúc nào cũng mang đến tác động như mong muốn.

Để đảm bảo nguồn thu ngân sách và hạn chế buôn lậu thuốc lá, khi xây dựng chính sách thuế nên có những đánh giá kỹ lưỡng và đầy đủ về mối quan hệ giữa chính sách thuế - thu ngân sách và buôn lậu thuốc lá, tính toán cẩn thuận trong ngân sách ngắn hạn và dài hạn những tác động của chính sách thuế khi được triển khai thi hành từ đó đưa ra những chính sách thuế hợp lý. Bên cạnh đó, công tác đấu tranh với vấn nạn thuốc lá cần được đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả một cách bài bản và đồng bộ từ việc xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật và các hoạt động chấp pháp trên thực tế của các lực lượng chức năng, đảm bảo chính sách thuế giúp tăng nguồn thu bền vững cho ngân sách Nhà nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Kinh tế vi mô, Trường Đại học Thương Mại Thuế và tác động của thuế, Academia

Tác động của tăng thuế thuốc lá đến thu ngân sách và tỷ lệ hút thuốc ở Việt Nam, Nghiên cứu lập pháp

Tăng thuế thuốc lá ở Việt Nam và kinh nghiệm cải cách thuế thuốc lá ở một số quốc gia, Nghiên cứu lập pháp

Một phần của tài liệu Kinh tế Vi Mô 1 Nghiên cứu về thuế thuốc lá Vinataba (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w