Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đại lý tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 40 - 49)

Thực trạng quản lý mạng lưới đại lý tại công ty Bảo Việt Hà Nội.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Được sự chỉ đạo sáng suốt của lãnh đạo tập đoàn, cùng với sự năng động nhạy bén của toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên, Bảo Việt Hà Nội đã mở rộng quy mô kinh doanh, đồng thời tiến hành đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ. Vì vậy từ năm 2004 đến nay mặc dù tình hình cạnh tranh vô cùng gay gắt nhưng tình hình kinh doanh của công ty vẫn ổn định và có sự tăng trưởng khá cao. Đến ngày 31/12/2008, với việc triển khai 62 nghiệp vụ doanh thu của toàn công ty đã đạt tới 286,60 tỷ đồng, đạt 107,38% kế hoạch Bảo hiểm Bảo Việt giao cho, tăng trưởng 20,11% so với năm 2007 ( tương ứng với 48 tỷ đồng).

Các chỉ tiêu kinh doanh mà công ty đã đạt được trong những năm gần đây được thể hiện trong bảng sau:

Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A

Bảng 2.1:Kết quả kinh doanh của công ty Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 2004-2008. Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng doanh thu(tr.Đ) 155 564 178 926 202 110 238 617 286 608 Tốc độ tăng doanh thu(%) - 15.02 12.96 18.06 20.11 Tổng chi phí(tr.Đ) 69 510 72 231 102 975 110 420 166 308

Tốc độ tăng chi(%) - 3.9 42.56 7.23 50.61

Lợi nhuận(DT-CF)(tr.Đ) 86 054 106 695 99 135 128 197 120 300

DT/CF( lần). 2.24 2.48 1.96 2.16 1.72

LN/CF(lần). 1.24 1.48 0.96 1.16 0.72

(Nguồn phòng quản lý đại lý Bảo Việt Hà Nội). Ghi chú: DT: Doanh thu.

CF: Chi phí.

Qua bảng số liệu ta thấy tổng doanh thu tăng liên tục và đều qua các năm. Năm 2004 doanh thu ở mức thấp nhất đạt 155 564 triệu đồng, đến năm 2008 doanh thu đạt mức cao nhất đạt 286 608 triệu đồng. Sự tăng đều đặn và liên tục qua các năm của tổng doanh thu cho thấy đây là một kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước Bảo Việt Hà Nội luôn có mức tăng trưởng doanh thu tương đối cao. Tuy nhiên, năm 2006 mức tăng trưởng doanh thu chỉ đạt 12.96% thấp hơn năm 2005 (15.02%). Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thị trường bảo hiểm vì theo thống kê hiệp hội Bảo Hiểm Việt Nam, năm 2006 là năm thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự chững lại do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như sự phát triển sôi động của thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ…Hơn nữa, năm 2006 là một năm có tốc độ tăng chi tương đối cao là 42.56% so với năm 2005( với tổng chi là 102 975 triệu đồng) vì thế mà lợi nhuận mà Bảo Việt Hà Nội thu được Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A

trong năm 2006 là 99 135 triệu đồng chỉ cao hơn năm 2004 (năm 2004 lợi nhuận đạt 86 054), thấp hơn năm 2005. Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tể với mức độ sâu rộng hơn với nhiều những cơ hội hơn, các ngành công nghiệp vận tải biển và đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, gia dày…có những bước phát triển đột phá vì vậy đã tạo tiền đề thuận lợi cho Bảo hiểm phát triển mạnh mẽ. Với những thuận lợi sẵn có như vậy, Bảo Việt Hà Nội đã đạt doanh thu là 238 617 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng tương đối cao( tăng trưởng 18.06%), trong khi đó tổng chi năm 2007 chỉ là 110 420 triệu đồng ( với tốc độ tăng chi là 7.23% so với năm 2006) vì thế mà lợi nhuận mà Bảo Việt Hà Nội đạt được trong năm 2007 là cao nhất( lợi nhuận đạt 128 197 triệu đồng). Năm 2008, do ảnh hưởng của sự khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội có sự suy giảm. Tốc độ tăng doanh thu chỉ đạt 20.11% trong khi đó tốc độ tăng chi phí những 50.61% do đó lợi nhuận trong năm này thấp hơn so với năm 2007.

Chỉ tiều doanh thu/ chi phí, lợi nhuận/chi phí nói lên hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nó phản ánh, cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu; một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu lợi nhuận. Năm 2005, tỷ lệ doanh thu/chi phí là cao nhất( 2.24 lần), điều đó chứng tỏ đồng vốn kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội bỏ ra trong năm này đạt hiệu quả cao nhất. Cứ một đồng chi phí bỏ ra thì Bảo Việt Hà Nội thu về được 2.24 đồng doanh thu và như thế lợi nhuận từ đồng vốn này là 1.24 đồng. Năm 2008, hiệu quả sử dụng vốn là thấp nhất, một đồng chi phí bỏ ra chỉ thu về được có 1.72 đồng doanh thu và lợi nhuận đạt được là 0.72đồng.

Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A

Bằng việc đa dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm để có được những sản phẩm ưu việt đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mà Bảo Việt Hà Nội đã thu được những thành công không nhỏ đó. Sau đây sẽ chi tiết hơn về kết quả kinh doanh của từng nhóm đối tượng bảo hiểm.

2.1.2.1. Đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.

Doanh thu 12 tháng năm 2008 của nghiệp vụ này đạt 102,16 tỷ đồng, tăng trưởng 28,73% so với cùng kỳ năm 2007 (tăng trưởng 22,80 tỷ đồng).

- Nghiệp vụ bảo hiểm ô tô.

+) Đối với bảo hiểm TNDS chủ xe ô tô đối với người thứ 3: Năm 2008, Bảo Việt Hà Nội đã bảo hiểm trên 64.000 chiếc xe ô tô- giảm 2.000 xe so với năm 2007.Doanh thu phí bảo hiểm đạt 22 tỷ đồng, tăng trưởng 4,7%( tăng 1 tỷ) trong đó chủ yếu là bảo hiểm trách nhiệm chủ xe ô tô bắt buộc. Số phí bảo hiểm sở dĩ tăng trong khi số xe khai thác giảm là vì tăng phí bảo hiểm trên mỗi xe do tăng mức trách nhiệm.Việc giảm số lượng xe khai thác một phần do có sự cạnh tranh và chia nhỏ thị phần cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm. Mặt khác do chính sách Nhà nước quy định không bắt buộc chủ xe ô tô phải có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe ôtô đối với người thứ 3 khi làm thủ tục đăng kiểm như trước đây.

+) Đối với bảo hiểm vật chất xe ô tô:

Trong năm 2008 Công ty đã triển khai bảo hiểm được trên 26.650 xe bảo hiểm vật chất xe. Doanh thu phí bảo hiểm đạt 73,04 tỷ đồng, tăng trưởng 36,62% ( tăng 20 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2007.

Có được kết quả tăng trưởng cao như vậy là do công ty đã thực hiện đồng bộ các chính sách, các biện pháp một cách hiệu quả nhằm giữ khách hàng và giành được các dịch vụ bên ngoài:

Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A

Công ty đã báo cáo và được Bảo hiểm Bảo Việt cho áp dụng chính sách phí bảo hiểm áp dụng riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng từ năm trước, do đó tăng tính chủ động trong việc tính toán phí, kịp thời giành cơ hội trong bối cảnh thịt trường cạnh tranh ngày càng mạnh và yêu cầu của khách hàng ngày càng cao.

Công ty luôn cân nhắc, tạo điều kiện cho các phòng trong trường hợp cạnh tranh với các đối thủ khác.

Chất lượng dịch vụ của Bảo Việt Hà Nội ngày càng được khẳng định trên thị trường nên đã giành được dịch vụ từ một số Công ty bảo hiểm khác.

Đối với các Showroom, Công ty tiếp tục phối hợp cung cấp dịch vụ trọn gói từ cấp bảo hiểm cho đến giám định, sửa chữa chính hãng cho các xe tham gia bảo hiểm do đó đã nâng cao được chất lượng phục vụ khách.

Đặc biệt năm 2008, Công ty đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểm theo gói đối với ô tô- chương trình HIP- bước đầu đã đạt được kết quả nhất định với doanh thu 4 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với tiềm năng xe lưu hành, số lượng xe Công ty đã bảo hiểm được vật chất và TNDS chủ xe đối với người thứ 3 vẫn còn phấn đấu hơn nữa. Mặt khác, tình hình thực tế cho thấy công ty đang được đặt trong tình trạng báo động về tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô ở mức cao( 68%). Đặc biệt một số phòng có tỷ lệ bồi thường rất cao. Các phòng này cần chấn chỉnh lại công tác quản lý rủi ro của phòng mình.

- Đối với nghiệp vụ bảo hiểm TNDS chủ xe mô tô với người thứ 3:

Số lượng xe máy được bảo hiểm trong năm 2008 đạt 80.460 chiếc. Doanh thu phí bảo hiểm là 2,73 tỷ đồng giảm 1,6 tỷ đồng, chỉ bằng 62% doanh thu năm 2007.

Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A

Việc phí bảo hiểm năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 một phần do chính sách của Nhà nước không tập trung kiểm tra chủ phương tiện, mặt khác bản thân các phòng cũng chưa tập trung triển khai nghiệp vụ bảo hiểm này thông qua hệ thống đại lý mặc dù đây là nghiệp vụ đạt hiệu quả cao. Mặt khác, Công ty không được phép áp dụng hình thức khuyến mại đối với bảo hiểm bắt buộc trong khi nhiều đối thủ áp dụng bất chấp Bộ Tài Chính không cho phép.

2.1.2.2. Đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người.

Doanh thu năm 2008 đạt 69,99 tỷ đồng, tăng 6,03 tỷ đồng, tăng trưởng gần 10% so với năm 2007.

+) Nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp con người: Số người được bảo hiểm là 540.000 người, tăng khoảng 15% so với năm 2007. Doanh thu nghiệp vụ này đạt 16,363 tỷ đồng, tăng 1,39 tỷ đồng( doanh thu năm 2007 đạt 14,97 tỷ đồng). Tuy nhiên, tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này khá cao ( 65,88 % ) nên các phòng cần lựa chọn khách hàng để đảm bảo hiệu quả khi khai thác bảo hiểm. Đồng thời phải nghiên cứu đề xuất thực hiện loại hình bảo hiểm khác để thay thế.

+) Nghiệp vụ bảo hiểm con người theo mẫu Cologne và Bảo hiểm sức khoẻ con

người mức cao: Cả hai nghiệp vụ này đều có doanh thu tăng đáng kể tương ứng

là 19% và 23% so với năm 2007. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm con người theo mẫu Cologne Re năm 2008 đạt 1,67 tỷ đồng tăng gần 300 triệu đồng so với năm 2007. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ con người mức cao đạt 3,2 tỷ đồng, tăng 600 triệu đồng so với năm 2007. Đây cũng là nghiệp vụ có hiệu quả kinh doanh rất cao với tỷ lệ bồi thường lần lượt chỉ là 1,32% và 28%.

+ Bảo hiểm tai nạn con người 24/24h: Số lượng người được bảo hiểm là 43.000

người. Doanh thu phí bảo hiểm đạt 3,45 tỷ đồn, hoàn thành 138% kế hoạch. Đây là loại hình bảo hiểm mà khách hàng đã biết đên, tham gia trong nhiều năm. Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A

+ )Nghiệp vụ bảo hiểm học sinh: Đây là nghiệp vụ truyền thống, mặc dù cạnh tranh nhưng Công ty vẫn tiếp tục duy trì được thị trường và doanh thu tăng đáng kể so với năm 2007. Doanh thu năm 2008 đạt 22,05 tỷ đồng, tăng trưởng 15,78% so với năm 2007, tăng 3,2 tỷ đồng.Tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ này ở mức cho phép là 35,12%. Tuy nhiên chi phí của một số phòng cao,tỷ lệ bồi thường cũng cao nên kém hiệu quả.

+) Bảo hiểm tai nạn hành khách: Số hành khách được bảo hiểm đối với đường

sắt và ôtô chỉ đạt gần 7,5 triệu lượt người, doanh thu đạt 5,2 tỷ đồng, chỉ bằng 75,28% so với cùng kỳ năm trước.

+) Bảo hiểm lái phụ xe và người ngồi trên ôtô- xe máy: Doanh thu phí bảo hiểm đạt 4,92 tỷ đồng, giảm gần 800 triệu đồng. Trong đó doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe mô tô giảm mạnh( 400 triệu đồng), chỉ bằng 63,63% so với năm trước.

+) Bảo hiểm du lịch: Nghiệp vụ bảo hiểm du lịch luôn có hiệu quả cao, xu hướng người đi du lịch nhiều hơn và đã quan tâm đến bảo hiểm. Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm người Việt Nam đi du lịch nước ngoài đạt 7,75 tỷ đồng, tăng trưởng 30% ( tăng 1,8 tỷ).Doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm du lịch trong nước năm 2008 đạt 963 triệu đồng, tương đương năm 2007.

2.1.2.3. Đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, xây lắp, tài sản và trách

nhiệm.

+ Nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt: Doanh thu phí đạt 16 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng so với năm 2007.Trong năm, Công ty đã duy trì tái tục các đơn bảo hiểm cháy, toàn Công ty cấp 450 đơn, giảm 48 đơn so với cùng kỳ năm 2007; triển khai khai thác mới 33 đơn bảo hiểm. Tuy nhiên đây là loại hình bảo hiểm bị cạnh tranh trên thị trường.

Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A

+ Nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt: Doanh thu đạt 26,72 tỷ đồng, giảm 580 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 nền kinh tế nói chung gặp khó khăn, Chính phủ đã dừng hoặc hoãn một số công trình để ưu tiên cho những công trình trọng điểm.

+ Nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử: Doanh thu đạt 1,65 tỷ đồng, giảm đáng

kể so với năm 2007. Nguyên nhân là các đơn vị chủ yếu chỉ tham gia bảo hiểm tài sản, không tham gia bảo hiểm thiết bị điện tử; bên cạnh đó công tác tuyên truyền đối với nghiệp vụ này còn hạn chế và trình độ cán bộ còn thấp.

+ Nghiệp vụ bảo hiểm Trách nhiệm: Doanh thu đạt 8,10 tỷ đồng, giảm 620

triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 việc triển khai bảo hiểm trách nhiệm tư vấn thiết kế mặc dù được quy định bắt buộc tại luật xây dựng nhưng không quy định bắt buộc trong luật kinh doanh bảo hiểm và thực tế các chủ thầu cũng hạn chế việc mua bảo hiểm, ngoài ra số lượng công trình cũng giảm so với năm 2007.

2.1.2.4. Đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.

Doanh thu nhóm bảo hiểm hàng hải đạt 45,66 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2007( tăng 9 tỷ, tăng gần 25% ).Cụ thể:

+ Bảo hiểm tàu biển: Doanh thu đạt 26,25 tỷ đồng, tăng trưởng 29,56%,

tăng trên 5,6 tỷ đồng so với năm 2007. Trong đó doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển chiếm gần 48% nhóm bảo hiểm tàu biển, đạt 12,82 tỷ , tăng trưởng mạnh 45,13%, tăng 4,2 tỷ đồng.

+ Bảo hiểm hàng hoá: Doanh thu đạt 17,46 tỷ đồng, tăng 2,56 tỷ đồng so với năm 2007, trong đó: doanh thu phí bảo hiểm hàng nhập khẩu đạt 10,60 tỷ đồng, tăng trưởng 1 tỷ đồng; doanh thu bảo hiểm hàng xuất khẩu đạt 709 triệu

Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A

đồng, giảm nhẹ so với năm 2007; doanh thu phí bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa đạt 6,86 tỷ đồng tăng 2,5 tỷ đồng.

Doanh thu của toàn công ty đã có sự tăng trưởng so với năm 2007, tuy nhiên số tiền bồi thường cũng tăng lên:

Trong 62 nghiệp vụ bảo hiểm đã triển khai, có 40 nghiệp vụ bảo hiểm phát sinh bồi thường với tổng số tiền chi bồi thường là 130,71 tỷ đồng, bằng 45,61% tổng thu. Tỷ lệ bồi thường này là ở mức khá cao, tỷ lệ bồi thường tăng 13,57% so với năm 2007. Trong đó toàn công ty có 7 phòng có tỷ lệ bồi thường cao trên 45%.

Một số nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ lệ bồi thường cao, như:

Bảo hiểm trách nhiệm chủ đóng tàu: trong năm bồi thường 10,8 tỷ đồng.

Bảo hiểm xây dựng: tạm bồi thường cho dự án Nậm Hồ 5 tỷ đồng. Bảo hiểm máy móc thiết bị xây dựng: Bồi thường 1 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường là 212,4%, trong khi doanh thu chỉ đạt 500 triệu đồng.

Bảo hiểm tổn thất vật chất bất ngờ ( 13 tỷ đồng), trong đó chủ yếu là bồi thường cho nhà máy điện Phú Mỹ 11,6 tỷ đồng.

⇒ Dựa vào số liệu như trên, ta thấy rằng quy mô của Công ty ngày càng được mở rộng và các sản phẩm ngày càng được phong phú hơn( năm 2007 có 59 nghiệp vụ bảo hiểm nhưng đến năm 2008 công ty đã triển khai 62 nghiệp vụ ) để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Với những nghiệp vụ bảo hiểm mang lại doanh thu cao mà tỷ lệ bồi thường lại thấp như: bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý đại lý tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w