Đại lý phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có chất lượng các nhiệm vụ đã được nêu trong hợp đồng đại lý. Cụ thể:
- Bán sản phẩm bảo hiểm: Hầu hết ĐLBH phải thuyết phục các cá nhân, tổ chức có nhu cầu tham gia bảo hiểm mua các sản phẩm bảo hiểm và dịch vụ do doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp. Đại lý phải tìm các biện pháp, phương thức để khách hàng tiếp cận được sản phẩm bảo hiểm, hiểu thêm về sản phẩm cũng như doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đại diện.Việc bán sản phẩm bảo hiểm thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào khả năng thuyết phục người khác, sự nhanh nhạy và năng động của đại lý.
- Chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng bảo hiểm: Các công việc mà đại lý cần thực hiện để chuẩn bị cho việc ký kết hợp đồng bảo hiểm là:
+ Phân tích rủi ro: Là phương pháp chính để xác định nhu cầu bảo hiểm của khách hàng và có vai trò rất quan trọng trong việc bán bảo hiểm. Việc phân tích rủi ro là cơ sở khoa học giúp đại lý thuyết phục khách hàng mua bảo hiểm dễ dàng hơn, đánh giá rủi ro ban đầu chính xác hơn để định phí bảo hiểm, phục vụ cho việc bán bảo hiểm và ký kết hợp đồng bảo hiểm.
+ Cấp đơn bảo hiểm: Sau khi khách hàng đồng ý mua sản phẩm bảo hiểm, ĐLBH phải cung cấp cho họ đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Đây là bằng chứng để thể hiện khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm. Nếu sau này có rủi ro xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực thì doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm chi trả, bồi thường cho khách hàng.
Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A
- Thu phí bảo hiểm: Các đại lý được phép cấp hợp đồng bảo hiểm có thể lập hoá đơn và thu phí bảo hiểm của khách hàng. Sau khi khấu trừ các khoản hoa hồng phí của mình, đại lý gửi số phí bảo hiểm còn lại cho doanh nghiệp bảo hiểm theo một trong ba phương thức sau:
+ Phương thức trên cơ sở từng nghiệp vụ: Theo phương thức này, phí bảo hiểm được gửi đến doanh nghiệp bảo hiểm khi đại lý thu được phí từ khách hàng hoặc khi khoản phí đó đến hạn thanh toán. Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất.
+ Phương thức thông báo: Theo phương thức này, doanh nghiệp bảo hiểm gửi cho đại lý một bản thông báo, thể hiện các khoản phí bảo hiểm đến hạn thanh toán. Đại lý có nghĩa vụ phải thanh toán các khoản phí đã đến hạn hoặc chứng minh rằng bản thông báo của doanh nghiệp bảo hiểm có sai sót.
+ Phương thức dựa trên cơ sở tài khoản vãng lai: Theo phương thức này, đại lý báo cáo định kỳ các khoản phí đến hạn thanh toán cho doanh nghiệp bảo hiểm. Sau khi khấu trừ các khoản hoa hồng phí, đại lý sẽ gửi phí cho doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng thời hạn quy định.
- Chăm sóc khách hàng: Đại lý phải thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng,
tư vấn kịp thời cho khách hàng khi họ có nhu cầu. Đồng thời, phản hồi ý kiến từ phía khách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Nếu được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền, đại lý còn có nhiệm vụ quản lý hợp đồng và trả tiền bảo hiểm. Riêng đối với nhiệm vụ trả tiền bảo hiểm, tất cả các đại lý đều tham gia vào việc giải quyết khiếu nại phát sinh từ các đơn bảo hiểm do họ bán ra trong một chừng mực nhất định. Vì đại lý là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên khi tổn thất xảy ra, đối tượng đầu tiên mà người tham gia bảo hiểm thường là đại lý.
Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A
- Thuyết phục khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm: Đại lý thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng để thuyểt phục khách hàng tái tục hợp đồng bảo hiểm, đồng thời cung cấp thông tin về các sản phẩm bảo hiểm mới của doanh nghiệp bảo hiểm. Hơn nữa, đại lý có thể tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng thông qua mối quan hệ này.
- Các hoạt động khác: Đại lý có nhiệm vụ hoàn thành các chỉ tiêu về định mức lao động mà doanh nghiệp bảo hiểm đặt ra như số lượng hợp đồng bảo hiểm phát hành, doanh thu phí bảo hiểm, tỷ lệ huỷ bỏ hợp đồng,… đồng thời ĐLBH phải chấp hành các nội quy mà doanh nghiệp bảo hiểm đề ra.
Ngoài ra, đại lý phải có tinh thần xây dựng đoàn kết trong nội bộ doanh nghiệp bảo hiểm. Đại lý cũng phải có tinh thần cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
1.3.4. Quyền lợi và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm
1.3.4.1. Quyền lợi của đại lý bảo hiểm. Các quyền lợi chủ yếu của ĐLBH bao gồm:
- Được lựa chọn và kí kết hợp đồng đại lý với DNBH thích hợp theo đúng các quy định của pháp luật.
- Được đào tạo cơ bản và nâng cao. Đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm có quyền lợi được tham gia miễn phí các khoá đào tạo về bảo hiểm ở trong và ngoài nước.Trong thời gian học nghề, đại lý còn được hưởng hỗ trợ và các chế độ phúc lợi theo quy định của từng doanh nghiệp bảo hiểm.
- Được doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin cần thiết, giúp đỡ tài chính, trang thiết bị…tạo mọi điều kiện thuận lợi để đại lý bảo hiểm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A
- Được hưởng thù lao lao động theo kết quả làm việc. Các đại lý độc lập thường nhận thù lao thông qua hoa hồng phí. Còn đại lý là nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm có thể được nhận thù lao thông qua tiền lương hoặc kết hợp giữa tiền lương và hoa hồng phí.
Đại lý được trả hoa hồng phí thông qua hai hình thức:
+ Hoa hồng phí cố định: Được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu phí bảo hiểm. Đối với các dịch vụ tái tục, tỷ lệ hoa hồng phí thường nhỏ hơn so với các dịch vụ mới bởi vì khi tái tục hợp đồng, do đã có sự quen biết nên đại lý phải bỏ ra ít công sức hơn dịch vụ mới.
+ Hoa hồng phí không cố định: ( còn gọi là hoa hồng theo lãi hoặc hoa hồng hưởng thêm): Khoản hoa hồng này được tính dựa trên tỷ lệ tổn thất hoặc mức tăng doanh thu phí của các dịch vụ bảo hiểm do đại lý cung cấp. Nếu tỷ lệ tổn thất thấp hoặc mức tăng doanh thu phí cao thì tỷ lệ hoa hồng này sẽ cao và ngược lại. Loại hoa hồng này được sử dụng để khuyến khích đại lý khai thác được nhiều dịch vụ đạt mức doanh thu cao và có rủi ro thấp hơn.
+ Đại lý được xem xét khen thưởng, thăng tiến trong nghề nghiệp khi có thành tích. Đồng thời đại lý cũng được hưởng quyền lợi như các nhân viên khác trong doanh nghiệp bảo hiểm.
+ Đại lý có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm hoàn lại số tiền đã ký quỹ hoặc tài sản thế chấp( nếu có) khi hợp đồng đại lý hết hiệu lực; quyền đề nghị chấm dứt hợp đồng đại lý.
Ngoài ra, đại lý bảo hiểm còn có các quyền lợi khác như: Chủ động quyết định trong công việc, thu nhập không giới hạn, không chịu gánh nặng về vốn đầu tư, linh hoạt về thời gian làm việc…
1.3.4.2. Nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm.
Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A
* Chấp hành các nội quy và quy định của công ty:
Phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng đại lý với doanh nghiệp bảo hiểm: Nộp phí bảo hiểm, hoá đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm cho công ty. Đại lý được uỷ quyền khai thác bảo hiểm thu phí và cấp giấy chứng nhận bảo hiểm phải nộp đủ, đúng quy định địa điểm và thời gian; quản lý sử dụng hoá đơn, đơn hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm đúng nguyên tắc của bảo hiểm; thực hiện đầy đủ các chế độ quy định của công ty về việc báo cáo, thống kê nghiệp vụ, tài chính; tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nâng cao kinh nghiệm, kiến thức về nghiệp vụ…
* Tư vấn cho khách hàng ký kết hợp đồng bảo hiểm:
- Giới thiệu các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ cho khách hàng: đại lý bảo hiểm sau khi xác định được nhu cầu của khách hàng sẽ đưa ra nghiệp vụ phù hợp để giới thiệu cho khách hàng.
- Giới thiệu về công ty( vị thế, tiềm lực tài chính, uy tín…): không dễ gì một khách hàng bỏ tiến ra để mua hàng hoá lại không quan tâm đến nơi sản xuất, chất lượng, giá cả và tính năng. Bảo hiểm cũng vậy, khách hàng phải biết mình gửi gắm sự cam kết ở công ty có tiềm năng, uy tín ra sao, khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì họ được phục vụ như thế nào…Nhiệm vụ của đại lý phải giúp khách hàng hiểu kỹ và yên tâm thì họ mới tham gia bảo hiểm.
- Giải thích về quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng: khi giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, đại lý bảo hiểm phải cung cấp thông tin trung thực, không được hứa hẹn ngoài phạm vi cho phép, nếu sai phạm phải chịu trách nhiệm. Ngoài việc giới thiệu và giải thích quyền lợi của khách hàng được hưởng, người đại lý bảo hiểm phải giới thiệu cả nghĩa vụ của khách hàng, ví như nghĩa vụ kê khai trung thực, nghĩa vụ đóng phí…
Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A
- Hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm: sau khi đã giới thiệu sản phẩm và khách hàng đồng ý tham gia bảo hiểm, người đại lý bảo hiểm tiếp tục thực hiện công việc hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm như tư vấn số tiền bảo hiểm, hướng dẫn kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm,…
- Đánh giá rủi ro ban đầu: Trên cơ sở các thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm, đại lý kiểm tra tình hình thực tế về sức khoẻ của Người được bảo hiểm, kiểm tra giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu tài sản( bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự), thực trạng tài sản theo yêu cầu của từng nghiệp vụ được phép triển khai.
- Thu phí bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo hiểm theo uỷ quyền, hướng dẫn của công ty.
- Hoàn thành các chỉ tiêu khác: Để duy trì được công việc, hàng tháng đại lý phải hoàn thành được các chỉ tiêu khác tối thiểu tuỳ theo sự quy định của công ty mình.
* Theo dõi giúp đỡ khách hàng và tái tục hợp đồng bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ có thời hạn bảo hiểm khác với bảo hiểm nhân thọ, phí bảo hiểm thu một lần( trừ những nghiệp vụ có số phí lớn thu làm nhiều kỳ) do vậy sau khi đã cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm xong, đại lý không nên coi đã thành công và không còn phải đến với khách hàng đó nữa. Vì như thế, người khai thác và công ty bảo hiểm đó không thể phát triển mở rộng khách hàng và giữ được khách hàng đó tái tục hợp đồng khi hết hạn hợp đồng. Do vậy, nên thường xuyên giữ quan hệ với khách hàng của mình, có thể bằng điện thoại, gặp gỡ thăm hỏi sức khoẻ đồng thời qua đó tìm hiểu thêm khách hàng có gì cần giúp đỡ;đại lý cần cung cấp cho khách hàng những thông tin của công ty như có sản phẩm mới giới thiệu để có thể sử dụng mối quan hệ đó khai thác Nguyễn Thị Phương Thuý - Bảo hiểm 47A
hiệu quả hơn; nên tạo điều kiện để khách hàng gặp gỡ tiếp xúc với công ty và ngược lại, để khách hàng và công ty càng tin tưởng giúp đỡ đại lý thành công hơn trong công việc của mình…