1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài lan rừng tại khu bảo tồn nặm ngưm cộng hòa dân chủ nhân dân lào​

94 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển một số Loài Lan Rừng tại Khu Bảo tồn Nặm Ngưm, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Tác giả Latdavav BounYavet
Người hướng dẫn PGS. TS. Trần Ngọc Hải, TS. Phùng Thị Tuyến
Trường học Trường Đại học Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản lý TNR
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,86 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Nghiên cứu trên thế giới về các loài Lan (12)
      • 1.1.1. Nghiên cứu điều tra, phân bố, phát hiện về loài Lan (12)
      • 1.1.2. Nghiên cứu bảo tồn, phát triển các loài lan (13)
    • 1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam về các loài Lan (16)
    • 1.4. Thảo luận vấn đề nghiên cứu (25)
      • 1.4.1. Về đặc điểm họ lan (25)
      • 1.4.2. Về thành tựu nhân nuôi lan (26)
      • 1.4.3. Về tồn tại nghiên cứu (26)
      • 1.4.4. Xác định vấn đề nghiên cứu cho đề tài luận án (26)
  • Chương 2. ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN - MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. Địa điểm nghiên cứu (27)
    • 2.2. Thời gian nghiên cứu (27)
    • 2.3. Mục tiêu nghiên cứu (27)
      • 2.3.1. Mục tiêu tổng quát (27)
      • 2.3.2. Mục tiêu cụ thể (27)
    • 2.4. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.5. Nội dung nghiên cứu (27)
    • 2.6. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.6.1. Điều tra, thu thập thành phần và phân bố các loài Lan tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm (28)
      • 2.6.2. Điều tra một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loài (33)
      • 2.6.3. Thử nghiệm nhân giống bằng cây con, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của 1 loài lan quý hiếm bằng phương pháp thực nghiệm (36)
      • 2.6.4. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài Lan quý hiếm tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm (37)
      • 2.6.5. Xử lý số liệu (38)
  • Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU (40)
    • 3.1. Vị trí địa lý (40)
    • 3.2. Địa hình, địa mạo (41)
    • 3.3. Khí hậu thủy văn (41)
    • 3.4. Tài nguyên thiên nhiên (41)
    • 3.5. Đặc điểm dân số - lao động (42)
    • 3.6. Đặc điểm giáo dục - y tế (42)
    • 3.7. Điều kiện kinh tế (43)
  • Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (44)
    • 4.1. Thành phần, phân bố và giá trị bảo tồn loài lan trong vùng lõi, khu bảo tồn Nặm Ngưm (44)
      • 4.1.1. Thành phần và phân bố các loài la (44)
      • 4.1.2. Đa dạng về giá trị bảo tồn các loài lan trong khu vực (51)
    • 4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của 2 loài Lan quý hiếm Khu bảo tồn Nặm Ngưm (54)
      • 4.2.1. Đặc điểm hình thái (54)
    • 4.3. Mức độ đe dọa, sự cấp bách bảo tồn và một số đặc trưng sinh trưởng, phát triển của lan Kim tuyến trong giai đoạn nghiên cứu bảo tồn tại khu vực nghiên cứu (63)
      • 4.3.1. Tình trạng khai thác, buôn bán và mức độ đe dọa trên địa bàn tỉnh Xiêm Khoảng đối vối loài lan Kim tuyến (63)
      • 4.3.2. Nhân giống bằng cây con và đặc điểm sinh trưởng, phát triển lan (67)
    • 4.4. Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài Lan quý hiếm tại (72)
      • 4.4.1. Bảo tồn tại chỗ (In situ) kết hợp xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng trong khai thác sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lan rừng (74)
      • 4.4.2. Xây dựng một số mô hình nhân giống, gây trồng và phát triển một loài lan Kim tuyến (Ex situ) (75)
    • 5.2. Tồn tại (0)
    • 5.3. Khuyến nghị (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (80)

Nội dung

Mức độ đe dọa, sự cấp bách bảo tồn và một số đặc trưng sinh trưởng, phát triển của lan Kim tuyến trong giai đoạn nghiên cứu bảo tồn tại khu vực nghiên cứu.... Nghiên cứu điều tra, phân b

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu trên thế giới về các loài Lan

1.1.1 Nghiên cứu điều tra, phân bố, phát hiện về loài Lan

Tài nguyên di truyền cây trồng là di sản ngàn đời của nhân loại và nằm trong những tài nguyên quý giá nhất hiện nay Vài chục năm trở lại đây, do nhiều nguyên nhân khác nhau, sự đa dạng di truyền cây trồng đã và đang đứng trước mối đe doạ bị thu hẹp và bị mất đi.Trên trái đất, hầu như nơi nào có thực vật là có phong lan Cây hoa lan mọc ở khắp năm châu, bốn bể, từ miền gió tuyết lạnh cho đến sa mạc khô hạn, từ miền núi cao rừng thẳm cho đến các đồng cỏ miền bình nguyên và ngay cả vùng sình lầy, đâu đâu cũng có lan sinh sống

Tuy nhiên, đa số các loài lan mọc tập trung ở các rừng cây nhiệt đới, ở các nước Châu Á như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam…

Theo hệ thống phân loại, cây hoa lan thuộc ngành Mộc lan (hạt kín -

Magnoliophyta), lớp hành (1 lá mầm -Liliopsida), phân lớp hành (Lilidae), bộ lan (Orchidales), Họ lan (Orchidaceae) Cho tới nay, con người đã hiểu biết và phân loại họ lan gồm hơn 780 chi với khoảng 35.000 loài là loài cây thân thảo, thân leo sống lâu năm Những loài sống chủ yếu trên môi trường đất, có thân giả dạng củ, rễ chùm được gọi là địa lan; loại sống chủ yếu trên thân cây tách khỏi mặt đất gọi là phong lan, Lan có rất nhiều loài và giống, tên gọi theo địa phương rất khác nhau và rất dễ bị nhầm lẫn Vì vậy, khi muốn phân biệt được các loài lan khác nhau, cần phải mô tả chi tiết đặc điểm thực vật học và xác định chính xác tên khoa học Do sự đa dạng và phong phú về số lượng, hình thái, cấu trúc cho nên hệ thống phân loại của họ này khá phức tạp[18].

Họ Phong lan được chia làm 6 họ phụ: Apostasioideae, Cypripedioideae,

Neottioideae, Rchidioideae, Ppidendroideae và Vandoideae, trong các họ phụ còn các tông, chi khác nhau Ở vùng Trung Bắc bán cầu có 75 chi và 900 loài Vùng Trung Nam bán cầu có 40 chi và 500 loài Châu Âu có khoảng 120 loài và Bắc Mỹ có khoảng 170 loài Ở vùng Châu Á nhiệt đới có khoảng 250 chi và 6800 loài Vùng Châu Mỹ nhiệt đới có khoảng 306 chi và 8.266 loài [11] Vùng nhiệt đới có khí hậu rất phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hoa lan Tuy có số chi, số loài lan ít hơn nhưng xuất hiện một số loài lan đặc biệt mà các vùng khác không có Ở Châu Mỹ có khoảng 306 chi và 8.266 loài lan Châu Mỹ là nơi khởi nguồn của nhiều loài lan nổi tiếng được con người nuôi trồng rộng rãi như: Cattley 60 loài, Epidendrum 500 loài, Odontoglossum 200 loài,… Vùng Đông Nam Á điều kiện có mùa khô, mùa mưa, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa rất cao thuận lợi cho lan sinh trưởng và ra hoa Ở Đông Nam Á có khoảng 250 loài và 6900 giống khác nhau Trong đó, có các nhóm lan như: Hoàng thảo (Dendrobium) 1400 loài, Thanh đạm (Coelogyne) 200 loài, Hồ điệp (Phalaenopsis) 35 loài, Vanda 60 loài[12] Để bảo tồn đa dạng sinh học, một số cách thức và nguyên tắc đã được các nước áp dụng đó là bảo tồn nguyên vị (insitu) và bảo tồn chuyển vị (ex – situ) Trong những thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển về khoa học công nghệ, các thành tựu khoa học kỹ thuật mới đã được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất giống lan

1.1.2 Nghiên cứu bảo tồn, phát triển các loài lan

Tại Ấn Độ, một số tác giả đã nghiên cứu về tính đa dạng và các phương pháp bảo tồn các loài lan quý hiếm phân bố ở vùng Đông Bắc Ấn Độ, các tác giả đã khẳng định trên toàn Ấn Độ có khoảng 1.331 loài hoa lan, thuộc 186 chi,trong đó vùng Đông Bắc Ấn Độ duy trì số lượng cao nhất với khoảng 856 loài Trong số đó có 34 loài có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo tồn Các tác giả đã khẳng định vấn đề ô nhiễm môi trường, sự nóng lên toàn cầu, thương mại hóa nông nghiệp và lâm nghiệp, trồng trọt và khai thác quá mức là những nguyên nhân chính cho sự mất đa dạng Ấn Độ đã tăng cường về bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách thực hiện một loạt các hành vi, quy tắc, luật lệ, quy định, thỏa thuận và mạng lưới phát triển các khu bảo tồn [16]

Trung tâm nghiên cứu phong lan Quốc gia Ấn Độ cho rằng, biến đổi khí hậu hiện đang là một trong các nguyên nhân chính dẫn đến nguy cơ giảm số lượng và tuyệt chủng của các loài phong lan quý hiếm Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số biện pháp khắc phục như: cần phục hồi và duy trì các hệ sinh thái bản địa, quản lý chặt sinh cảnh của các loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, xếp hạng các mức độ dễ tổn thương của các loài và theo dõi, nghiên cứu dài hạn các loài sinh vật giao phấn[10]

Tại Iran, bất chấp lệnh cấm khai thác, vấn đề khai thác hoa lan hoang dã nhằm xuất khẩu mỗi năm lên tới 40–50 triệu cây, nhiều loài phong lan trở nên khan hiếm

Lan hài (Paphiopedilum Pritz) là một chi lan đẹp trong họ lan (Orchidaceae Juss) thuộc họ phụ Cypripedioideae Hơn 2 thập kỷ trở lại đây, lan hài ngày càng được chú ý nhiều hơn ở trên thế giới không chỉ trong việc nuôi trồng, lai tạo mà còn cả trong việc sưu tầm phát hiện những loài lan hài mới Chính vì vậy chỉ trong một thời gian ngắn, thế giới đã có một loạt các loài lan hài mới được phát hiện và ghi nhận Để tạo điều kiện sống tốt nhất cho các giống lan hài được thuần hóa, một số tác giả đã xác định điều kiện ánh sáng nhân tạo cho hầu hết các loài lan hài là từ 11.000 – 22.000 lux Nếu lá bị vàng hoặc phát hoa ngắn là cây quá thừa ánh sáng, còn nếu lá mềm, màu xanh đậm hoặc phát hoa dài, yếu, là bởi do thiếu ánh sáng Cây từ rừng về không ra hoa nguyên nhân chính là ánh sáng và nhiệt độ không phù hợp Ngoài ra, ánh sáng có vai trò quan trọng trong sự nảy mầm của hạt giống, sự tiếp xúc với ánh sáng sẽ ức chế sự nảy mầm và có thể dẫn đến hiện tượng ngủ của hạt gây khó khăn cho quá trình nhân giống[15]

Trong chương trình cải tiến giống của chi lan Hài (Paphiopedilum) ở đại học Hawaii đã nhận thấy phương pháp nuôi cấy vô trùng trong nhân giống lan hài khó thực hiện thành công vì mẫu nuôi cấy của loài này rất khó bảo quản Nhiều thử nghiệm về mẫu cấy như chồi đỉnh, chồi lấy từ cây con nẩy mầm trong ống nghiệm hoặc môi trường nuôi cấy mô sẹo từ protocorm, tái sinh lan hài thông qua sự hình thành chồi từ nuôi cấy lá đã được thực hiện nhưng tỉ lệ hình thành mô sẹo và khả năng tái sinh còn rất thấp[14]

Một phương pháp khác được ứng dụng là sử dụng hạt lan hài nẩy mầm in vitro để sản xuất cây con Từ cây con in vitro, các mô sẹo được cảm ứng từ protocorm có nguồn gốc từ hạt, được cấy chuyền trên môi trường có chứa nồng độ 2,4-D và TDZ cao, những mô sẹo này có khả năng tái sinh thành cây hoàn chỉnh thông qua bước trung gian hình thành PLB Một mảnh nhỏ mô sẹo này có thể tái sinh từ 3-7 chồi trong 3 tháng và chúng có thể được giữ trên môi trường nuôi cấy trong 3 năm mà không mất đi khả năng tái sinh Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết như tính bền vững về mặt di truyền của những cây được tái sinh,… Các tác giả cũng đã tiến hành phương pháp nuôi cấy huyền phù tế bào từ những dòng mô sẹo có nguồn gốc từ protocorm và nuôi cấy mô sẹo có tính toàn thể từ những loại mô khác của

Paphiopedilum[14] Ở Ấn Độ đã nghiên cứu nhân giống Paphiopedilum trong in vitro thông qua phương pháp hình thành các thể protocorm thứ cấp từ thể protocorm sơ cấp được phát triển từ callus có nguồn gốc từ thân Các thể protocorm được nuôi cấy trên môi trường 1/2 MS có bổ sung các nồng độ BA và Kinetin khác nhau (1.0, 2.0, 3.0, và 4.0 μM) để cảm ứng các PLB thứ cấp Số lượng PLB thứ cấp được hình thành nhiều nhất trên môi trường 1/2 MS có bổ sung 4.0 μM Kinetin, trung bình có 4.1 PLB được hình thành trên mỗi mẫu sau 8 tuần nuôi cấy Các PLB thứ cấp được nhân lên từ 9,5-12,1 PLBs mới Mỗi PLB thứ cấp sau khi được cấy chuyển trên môi trường 1/2 MS không có chất điều hòa sinh trưởng và được bổ sung 60 g/l dịch chiết chuối Các PLB thành thục này sẽ được nuôi cấy trên môi trường có chứa các chất hữu cơ khác nhau như nước dừa, dịch chiết chuối, khoai tây, cà chua để tái sinh hình thành cây con Trong số các chất hữu cơ được thử nghiệm, việc bổ sung 20% CW trên môi trường 1/2 MS có kết quả tỷ lệ tái sinh trung bình là 67,9% PLBs, sau 8 tuần nuôi cấy[20].

Nghiên cứu ở Việt Nam về các loài Lan

Tài nguyên di truyền là tài sản riêng của mỗi quốc gia đồng thời cũng là tài sản chung của thế giới Tài nguyên di truyền sinh vật là một bộ phận của giống, là vật liệu ban đầu để lai tạo giống mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học nên giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia Với nhận thức đó, Việt Nam đã sớm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc quản lý bảo tồn nguồn gen Từ năm 1987 đến nay, mặc dù còn nhiều hạn chế, khoa học và công nghệ đã đóng góp đáng kể trong việc lưu giữ, bảo tồn và khai thác phát triển nguồn gen, đóng góp không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong giai đoạn tiếp theo, với mục tiêu và các nội dung đã đề ra của Chương trình quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen, khoa học công nghệ sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt và là động lực để thúc đẩy bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen sinh vật, nguồn tài nguyên vô giá của đất nước

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á nhiệt đới, đây là một trong hai khu vực tập trung nhiều loài lan rừng đẹp nhất thế giới và có khoảng 158 chi và

900 loài phong lan được phát hiện ở Việt Nam Vào năm 2004 đã thống kê được 10 chi lan lớn nhất trong số 160 chi của họ lan ở Việt Nam trong đó chi Hoàng thảo Dendrobium có 97 loài, chi lan lọng Bulbophllum có 78 loài ,Chi

Erria 37 loài, chi Calanthe 20 loài, chi lan hài Paphiopedilum 18 loài Đây cũng là những chi lớn nhất của lan nhiệt đới châu Á Lan Hài Việt Nam có sự đa dạng nhất về số loài lan thuộc chi Paphiopedilum, chỉ có một số vùng ở nam Trung Quốc gần đạt được sự đa dạng này , có chín taxôn của chi

Paphiopedilum có khu vực phân bố chỉ ở Việt Nam là: Paphiopedilum x Aspersum, P x dalatense, P.delenatii, P.Hangianum, P helense, P malipoense var hiepii, P tranliennianum, P vietnamnense và P villosum var.anamnense.Và 12 taxôn khác: Paphiopedilum x affine, P barbigerrum, P.dianthum, P Emersonii, P g, P gratrixianum, P.henryanum, P x hermannii, P malipose var.malipoense, P malipose var jackii, P micrathum, P purpuratum, P villosum var.bosalliicó thể coi là đặc hữu của

Việt Nam vì chỉ có một số vùng gần biên giới Việt Nam mới có những loài này [5]

Vào năm 2015, tại Việt Nam đã thống kê và phát hiện được 160 chi và

1004 loại lan Đây cũng là quốc gia có nguồn tài nguyên thực vật và đặc biệt là họ Lan phong phú bậc nhất trong khu vực Châu Á[5]

Các loài lan hân bố ở Việt Nam là lan của vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng bởi hai mùa mưa nắng rõ rệt, vì thế đa số các loài lan mỗi năm chỉ cho một kỳ hoa Mùa nở hoa tập trung vào hai thời kỳ: Tháng 2 và tháng 4; tháng 7, tháng

* Về các nghiên cứu điều tra, sưu tập, lưu giữ, bảo tồn lan

Việc bảo tồn những loài lan quý hiếm, xây dựng ngân hàng gen về hoa lan để phát triển lâu dài ngành trồng và kinh doanh hoa lan cũng đang bắt đầu được khởi động tại tỉnh Lâm Đồng nơi được giới chơi hoa lan thế giới đánh giá cao về tiềm năng trồng và xuất khẩu hoa lan của vùng đất này Vùng rừng Lâm Đồng đứng đầu cả nước về nguồn lợi lan rừng với khoảng 400 loài, chiếm đến gần 80% lan rừng Việt Nam Thế nhưng, người ta đã chứng kiến sự mất đi của nhiều loài lan rừng quý hiếm Trong khi đó, những loài lan có giá trị tại các vườn trồng cũng bị thoái hoá về giống Các nhà khoa học đang xúc tiến việc bảo tồn giống hoa lan bằng hai con đường, đó là hình thành bộ sưu tập sống về các loài lan và xây dựng ngân hàng gen Công việc này đang có tính khả thi khi gần đây Phân viện Sinh học Đà Lạt đã sở hữu những phương pháp mới trong tạo giống Hàng loạt giải pháp kỹ thuật theo công nghệ sinh học được áp dụng, về cơ bản cho phép nhà khoa học có thể bảo tồn được những loài lan quý hiếm Và thực tế, họ đã thành công bằng việc giữ lại giống lan hài được tổ chức Bảo vệ động thực vật hoang dã thế giới đưa vào sách đỏ".

- Đề tài “Điều tra tài nguyên di truyền các loài lan rừng Khu bảo tồn Cát Tiên (VQGCT) và nghiên cứu các biện pháp nhân nhanh để bảo tồn” [9].

- Khoa Nông Lâm thuộc trường Đại học Đà Lạt Vườn Quốc gia Cát Tiên là nơi có sự tập trung với mật độ khá dày các loại lan rừng quý hiếm tại Việt Nam (ở đây có tới 100 chi và gần 400 loài trên tổng số 152 chi và 897 loài lan của cả nước) Được biết, tình trạng khai thác bừa bãi diễn ra liên tục trong thời gian dài và không có kế hoạch gây trồng đã làm cho nhiều loài lan đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngay tại VQGCT Sau hơn 01 năm nghiên cứu, đã nhân giống thành công bằng biện pháp nuôi cấy mô gần 30 giống lan đặc hữu của VQGCT Trong số các giống lan đã được nhân giống thành công tại Khoa Nông lâm Đại học Đà Lạt có nhiều loài rất quý được nước ngoài đặt mua với số lượng lớn như kim hài, vân hài, lan gấm, (trong đó có một số loài còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như Ludisia discolor, Kim tuyến ) Việc nhân giống thành công các loài lan đặc hữu không chỉ cho phép bảo tồn các nguồn gen quý hiếm bằng cách di thực các giống lan này trở lại trồng tại

VQGCT mà còn tạo điều kiện để nhân rộng các giống phong lan quý ở các địa bàn khác (nhất là trồng tại vùng trồng hoa nổi tiếng Đà Lạt)[9]

- Dự án “Sưu tập, nhập nội, khảo nghiệm và nhân giống các giống hoa lan”, do Trung tâm Công nghệ Sinh học thành phố Hồ Chí Minh tiến hành từ năm 2005, đến nay đã sưu tập được hơn 285 giống hoa lan thuộc 12 nhóm giống khác nhau (Mokara, Dendrobium, Phalaenopsis, Oncidium …), để phục vụ cho công tác bảo quản nguồn gen và lai tạo giống Trong đó, đặc biệt có hơn 80 giống lan rừng quý, có thể phục vụ công tác lai tạo giống lan sau này Bên cạnh đó, Trung tâm đã tiến hành nhập nội 14 giống lan Mokara, 13 giống Dendrobium, 5 giống Catlleya để khảo nghiệm và nhân nhanh giống phục vụ sản xuất Hiện tại, Trung tâm này đã lai tạo 50 cặp lai, đang tiến hành gieo hạt trong ống nghiệm

- Đề tài “Nghiên cứu chọn lọc và phát triển một số loài lan rừng có triển vọng phục vụ cho công tác nhân giống, lai tạo và bảo tồn nguồn gien đặc hữu, quý hiếm của Lâm Đồng” của Viện Sinh học Tây Nguyên công bố tháng 10/2008 Kết quả đã xác định được 73 loài lan rừng có hoa to, lâu tàn, màu sắc đẹp, có giá trị kinh tế và được nhiều người ưa chuộng có thể đưa vào nhân giống phục vụ sản xuất kinh doanh Ngoài ra đã xác định được tên khoa học của 189/209 loài lan rừng phân bố trên địa bàn Lâm Đồng mà đơn vị đã thu thập, khảo sát Trong đó có 3 loài mới và 37 loài đặc hữu thuộc loại quý hiếm của Việt Nam như lan Hài hồng, Huyết nhung trơn, Hài vân, Hài Đà Lạt Hiện các loài lan thu thập được ngoài tự nhiên đều đang phát triển tốt, có khả năng ra hoa ở điều kiện của khí hậu Đà Lạt

- Dự án: “Sưu tập và xây dụng vườn hoa phong lan đầu dòng tại tỉnh Phú Yên” năm 2006 Kết quả đã xây dựng khu vườn 4.500 m 2 , với bộ sưu tập phong lan lớn nhất miền Trung – Tây nguyên với gần 200 dòng phong lan trong và ngoài nước

- Đề tài: “Điều tra, thu thập đánh giá, bảo tồn nguồn gen cây hoa cảnh khu vực miền Bắc Việt nam do Trung tâm Hoa cây cảnh - Viện Di truyền nông nghiệp chủ trì Kết quả của đề tài đã chỉ ra khu vực Tây bắc có trên 18 chi lan khác nhau, trong đó phải kể đến các chi Hoàng thảo (Dendrobium), Dáng Hương (Aerides), Ngọc điểm (Rhynchostylis), Kiếm (Cymbidium),

- Đề tài: “Thu thập đánh giá nguồn gen hoa lan Việt Nam và lưu giữ chúng ở 2 vùng: miền núi phía Bắc và đồng bằng Bắc bộ” do GS TSKH Trần Duy Quý – Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam làm chủ nhiệm, từ năm 2007 – 2009 Kết quả đã điều tra, thu thập, định danh và lưu giữ nguồn gen cho nhiều loài lan rừng thuộc 10 chi khác nhau (Hài vệ nữ, Hồ điệp, lan

Kiếm, Hoàng thảo, Quế lan hương, Vanđa, Catlan, Phượng vĩ, Hạc đính và Đai châu) và lưu giữ chúng ở 2 nơi: Vùng núi Tam đảo và vùng đồng bằng

Hà nội với quy mô 2.000 dò (chậu)/ 1.500m 2 vườn nuôi trồng

* Về nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng lan

+ Trung tâm hoa cây cảnh, Viện Di truyền nông nghiệp - cho rằng: Nên tưới nước phân cho lan vào buổi sáng sớm hay lúc chiều mát, không nên tưới phân vào buổi trưa Bình thường tưới một lần trong tuần, nếu vườn lan râm mát thì khoảng cách dài hơn 10- 15 ngày/lần Ngược lại vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại gây ảnh hưởng bất lợi cho lan Cây lan rất cần bón phân nhưng không chịu được nồng độ dinh dưỡng cao Vì vậy, bón phân cho lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là dùng phân bón lá Nồng độ và liều lượng phun tuỳ thuộc tuổi và thời kỳ phát triển của cây lan Đối với lan dưới 6 tháng tuổi phun phân NPK loại 30-15-10 nồng độ

500 ppm (0,5 g/l) 7 ngày/lần Đối với lan 6-12 tháng, phun phân NPK loại 30- 15-10 nồng độ 2000 ppm (2g/l) định kỳ 7ngày/lần Đối với lan 12 đến 18 tháng, phun phân NPK loại 10-30-20 nồng độ 3000 ppm (3g/lít) định kỳ 7 ngày/lần Khi vòi hoa xuất hiện, phun phân NPK loại 15-20-25 nồng độ 2000 ppm sẽ cho kết quả tốt nhất

Thảo luận vấn đề nghiên cứu

1.4.1 Về đặc điểm họ lan

Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã giúp cho việc nhận thức đúng đắn và toàn diện về đặc điểm họ lan Theo đó, họ lan rất phong phú và đa dạng, một số loài có giá trị kinh tế cao, có loài đang ở tình trạng nguy cấp cần được bảo tồn và phát triển nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội

Với quan điểm nêu trên, bảo tồn và phát triển loài quý hiến là cả một quá trình lâu dài và cần cả giải pháp kỹ thuật tác động khác nhau phù hợp với từng đối tượng lan và từng giai đoạn bảo tồn

1.4.2 Về thành tựu nhân nuôi lan

Tổng quan vấn đề nghiên cứu đã giúp cho việc nhận biết các giải pháp kỹ thuật nhân nuôi và một số thành tựu về bảo tồn và phát triển Những thành tựu nổi bật có thể tóm tắt như sau:

- Thành tựu trong nghiên cứu về nhân nuôi trong ống nghiêm;

- Thành tựu trong nghiên cứu bảo tồn và phát triển;

- Thành tựu trong nghiên cứu và áp dụng các giải pháp kỹ ngăn chặn khai thác sử dụng quá mức nguồn tài nguyên lan

1.4.3 Về tồn tại nghiên cứu

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, những nghiên cứu về áp dụng trên thế giới về nhân nuôi, về bảo tồn nhưng vẫn còn những tồn tại, có thể tóm tắt một số tồn tại chính sau:

- Chưa xác định được đặc điểm sinh trưởng và phát triên cũng như khả năng tồn tại của lan rừng quý hiếm cho một đối tượng riêng (VQG Nặm Ngưm)

- Chưa phân loại được đối tượng quý hiếm, nên chưa thể đề ra các giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phá triển từng đối tượng lan cụ thể

- Chưa xác định được ảnh hưởng của những nhân tố chủ yếu đến quyết định việc sinh trưởng, phát triển và bảo tồn ở khu vực

1.4.4 Xác định vấn đề nghiên cứu cho đề tài luận án

Với đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là các loài lan quý hiếm nên luận văn chọn hướng phục hồi, bảo tồn lan rừng từ quý hiếm để trở thành lan rừng tự nhiên tốt hơn, nhiều hơn, cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu dùng

ĐỊA ĐIỂM - THỜI GIAN - MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm, tỉnh Xiêm Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2019 đến tháng 11 năm

2019 Thu thập tài liệu nghiên cứu từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 8 năm

Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm Bảo tồn và phát triển một số loài lan quý hiếm tại khu bảo tồn Nặm Ngưm, tỉnh Xiêm Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- Xác định được thành phần các loài lan ở Khu bảo tồn

- Xác định được một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của 2 loài Lan quý hiếm ở Khu bảo tồn

- Đánh giá được các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của 1 loài lan được lựa chọn

- Đề xuất được một số giải pháp phù hợp nhằm bảo tồn và phát triển loài lan quý hiếm tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm, tỉnh Xiêm Khoảng, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Các loài lan tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm, tỉnh Xiêm Khoảng

1 Điều tra, thu thập thành phần và phân bố các loài Lan tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm

2 Điều tra một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loài Lan quý hiếm ở Khu bảo tồn Nặm Ngưm

3 Thử nghiệm nhân giống bằng cây con và đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển nhằm góp phần bảo tồn và phát triển một loài Lan quý hiếm

4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài Lan quý hiếm tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm

2.6.1 Điều tra, thu thập thành phần và phân bố các loài Lan tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm

Bước 1 Thu thập số liệu thông qua các tài liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu thứ cấp về hiện trạng rừng và kế thừa các kết quả điều tra về thành phần, phân bố loài lan của nhóm tác giả Đại học Quốc gia Lào, giai đoạn năm 2006–2017

- Sơ bộ lập các tuyến, ô tiêu chuẩn trên bản đồ hiện trạng và xác định vị trí địa lý trên bản đồ làm căn cứ lập tuyến và OTC trên thực địa

Bước 2 Lập các tuyến và các ô tiêu chuẩn điều tra

Tiến hành lập các tuyến và OTC trên thực địa Sử dụng GPS để thiết lập các tuyến, OTC trên thực địa theo tọa độ đã được thiết lập trên bản đồ, kết hợp điều chỉnh tọa độ cho phù hợp với địa hình thực tế

Kiểu rừng trong vùng lõi Khu bảo tồn được xác định theo tiêu chí xác định kiểu rừng của CHDCND Lào thì chỉ có một kiểu rừng đó là Rừng thường xanh nửa rụng lá Vì vậy, các tuyến điều tra chỉ bố trí trên một kiểu rừng thường xanh nửa rụng lá

Tuyến điều tra được thiết kế qua các trạng thái rừng và qua các điều kiện tự nhiên phân hoá khác nhau như dạng địa hình, độ cao để phát hiện thành phần loài Lan, loài quý, hiếm Điều tra theo hệ thống ô mẫu điển hình (OTC trong điều tra lâm học), OTC có diện tích 1000m 2 được lập trên các tuyến khảo sát

Trạng thái rừng được phân loại theo Thông tư số 121/2019/TT-BNL Lào về hướng dẫn kỹ thuật phân loại trạng thái rừng theo cấp trữ lượng áp dụng theo đúng Thông tư Số: 29/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Việt Nam, quy định tại điểm a, b, c, d, đ, khoản 1 Điều 7 của Thông tư này để xác định các kiểu trạng thái rừng, từ đó bố trí tuyến, lâp các OTC điều tra trên các trạng thái;

Số lượng tuyến điều tra được bố trí 8 tuyến trên 4 trạng thái rừng gồm:

(i) Tuyến 1 và 2 trên trạng thái Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m 3 /ha; (ii) Tuyến 3 và 4 trên trạng thái Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m 3 /ha; (iii) Tuyến 5 và 6 trên trạng thái Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m 3 /ha; và (iv) Tuyến

7 và 8 trên trạng thái Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m 3 /ha

Chiều dài mỗi tuyến từ 2 – 16 km, tùy thộc vào vị trí và địa hình, độ dốc

Số lượng ô tiêu chuẩn điều tra được lập là 40 ô tiêu chuẩn (lập 5 OTC trên 1 tuyến điều tra)

Sơ đồ bố trí các tuyến và ô tiêu chuẩn được thể hiện trên hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1 Bố trí tuyến và OTC điều tra ngoại nghiệp trong vùng lõi VQG

(i) Điều tra thành phần loài lan trong khu vực nghiên cứu: Điều tra, xác định loài cây họ lan được tiến hành cùng lúc với các nội dung nghiên cứu khác của luận văn, các chỉ tiêu điều tra và loài cây họ lan được ghi theo mẫu biểu 2.1 dưới đây

Biểu 2.1: Danh lục cây họ lan

- Độ cao Kinh độ Vĩ độ

- Ngày điều tra Độ dốc Hướng phơi

Tên cây Dạng sồng Mức độ quý hiếm

Việt Nam Lào Khoa học Ký sinh Trên đất

(ii) Điều tra phát hiện vị trí phân bố của các loài Lan, loài Lan quý hiếm, tiêu biểu của Khu bảo tồn Nặm Ngưm

Phương pháp quan sát mô tả:

- Chọn những cây/bụi phát triển tốt, có nhiều nhánh trưởng thành để điều tra (5 cây/loài), mô tả hình thái thân, lá, hoa, quả nếu có

- Quan sát bằng mắt trạng thái vật hậu trong quá trình điều tra thực địa, sự biến đổi các bộ phận (nhánh, chồi, hoa, quả) của loài

Mẫu phiếu, biểu điều tra có tại phụ lục 1

Phương pháp thu mẫu, xử lý mẫu vật và xác định tên cây:

(iii) Thu thập mẫu tiêu bản các loài Lan và Lan quý hiến: theo yêu cầu của đề tài luận văn và được sự đồng thuận, nhất trí của ban quản lý Khu bảo tồn, thu thập mâu tiêu bản được thực hiện như sau:

Trên các tuyến và OTC tiến hành, bứng chuyển, thu hái mẫu lá, hoa, quả các loài Lan làm tiêu bản, mỗi loài thu hái ít nhất 3 mẫu Trường hợp đặc biệt loài phát hiện là loài quý hiếm, đặc trưng hoặc nghi ngờ là loài mới thì cần, bứng chuyển, thu thập thập tối thiểu 5 mẫu/loài và phải xác định vị trí lấy mẫu bằng máy định vị GPS Nếu mẫu đã được thu thập nhưng trong quá trình điều tra phát hiện được có hoa, quả thì phải thu thập lại mẫu của loài đó Cách thu hái mẫu các loài Lan như sau:

Lan là loài cây sống nhờ, sống bám, cây hoại sinh, dùng dao nhỏ hay cưa cắt lấy cả một phần cây chủ Mặt khác, cũng cần lấy mẫu cả cây chủ để phục vụ cho việc nghiên cứu khi cần thiết

Trong các mẫu của loài được thu thập, chọn và xử lý một mẫu thể hiện được đặc trưng của loài, tiến hành chụp ảnh

Loài được thu hái mẫu và chụp ảnh sẽ được lập hồ sơ mô tả một số đặc điểm cơ bản thực vật cùa loài để phục vụ cho việc phân tích, giám định (mỗi loài Lan tiến hành chụp nhiều ảnh cho nhiều mẫu khác nhau để chọn lấy ảnh đáp ứng được yêu cầu)

Mỗi một mẫu/loài đều được gắn một nhãn riêng Nhãn là một bản giấy ép lastic hình chữ nhật dài khoảng 5 – 6cm, rộng khoảng 3cm, ở đầu có đính chỉ để buộc vào mẫu vật Nội dung của nhãn ghi: số hiệu mẫu; ngày thu hái mẫu; người thu hái mẫu

Mỗi một số hiệu mẫu đều được kèm theo bản/phiếu mô tả các đặc điểm hình thái riêng Phiếu mô tả là bản ghi lại các thông tin có liên quan đến loài cây được thu thập, nhất là các thông tin dễ bị mất khi khô như mùi vị hay màu sắc hoa, quả, để phục vụ cho công tác giám định và nghiên cứu loài

Giám định mẫu tiêu bản:

Nội dung nghiên cứu

1 Điều tra, thu thập thành phần và phân bố các loài Lan tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm

2 Điều tra một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của một số loài Lan quý hiếm ở Khu bảo tồn Nặm Ngưm

3 Thử nghiệm nhân giống bằng cây con và đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển nhằm góp phần bảo tồn và phát triển một loài Lan quý hiếm

4 Đề xuất một số giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài Lan quý hiếm tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm.

Phương pháp nghiên cứu

2.6.1 Điều tra, thu thập thành phần và phân bố các loài Lan tại Khu bảo tồn Nặm Ngưm

Bước 1 Thu thập số liệu thông qua các tài liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu thứ cấp về hiện trạng rừng và kế thừa các kết quả điều tra về thành phần, phân bố loài lan của nhóm tác giả Đại học Quốc gia Lào, giai đoạn năm 2006–2017

- Sơ bộ lập các tuyến, ô tiêu chuẩn trên bản đồ hiện trạng và xác định vị trí địa lý trên bản đồ làm căn cứ lập tuyến và OTC trên thực địa

Bước 2 Lập các tuyến và các ô tiêu chuẩn điều tra

Tiến hành lập các tuyến và OTC trên thực địa Sử dụng GPS để thiết lập các tuyến, OTC trên thực địa theo tọa độ đã được thiết lập trên bản đồ, kết hợp điều chỉnh tọa độ cho phù hợp với địa hình thực tế

Kiểu rừng trong vùng lõi Khu bảo tồn được xác định theo tiêu chí xác định kiểu rừng của CHDCND Lào thì chỉ có một kiểu rừng đó là Rừng thường xanh nửa rụng lá Vì vậy, các tuyến điều tra chỉ bố trí trên một kiểu rừng thường xanh nửa rụng lá

Tuyến điều tra được thiết kế qua các trạng thái rừng và qua các điều kiện tự nhiên phân hoá khác nhau như dạng địa hình, độ cao để phát hiện thành phần loài Lan, loài quý, hiếm Điều tra theo hệ thống ô mẫu điển hình (OTC trong điều tra lâm học), OTC có diện tích 1000m 2 được lập trên các tuyến khảo sát

Trạng thái rừng được phân loại theo Thông tư số 121/2019/TT-BNL Lào về hướng dẫn kỹ thuật phân loại trạng thái rừng theo cấp trữ lượng áp dụng theo đúng Thông tư Số: 29/2018/TT-BNNPTNT, ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Việt Nam, quy định tại điểm a, b, c, d, đ, khoản 1 Điều 7 của Thông tư này để xác định các kiểu trạng thái rừng, từ đó bố trí tuyến, lâp các OTC điều tra trên các trạng thái;

Số lượng tuyến điều tra được bố trí 8 tuyến trên 4 trạng thái rừng gồm:

(i) Tuyến 1 và 2 trên trạng thái Rừng nghèo kiệt: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 50 m 3 /ha; (ii) Tuyến 3 và 4 trên trạng thái Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 50 đến 100 m 3 /ha; (iii) Tuyến 5 và 6 trên trạng thái Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ lớn hơn 100 đến 200 m 3 /ha; và (iv) Tuyến

7 và 8 trên trạng thái Rừng giàu: trữ lượng cây đứng lớn hơn 200 m 3 /ha

Chiều dài mỗi tuyến từ 2 – 16 km, tùy thộc vào vị trí và địa hình, độ dốc

Số lượng ô tiêu chuẩn điều tra được lập là 40 ô tiêu chuẩn (lập 5 OTC trên 1 tuyến điều tra)

Sơ đồ bố trí các tuyến và ô tiêu chuẩn được thể hiện trên hình 2.1 dưới đây.

Hình 2.1 Bố trí tuyến và OTC điều tra ngoại nghiệp trong vùng lõi VQG

(i) Điều tra thành phần loài lan trong khu vực nghiên cứu: Điều tra, xác định loài cây họ lan được tiến hành cùng lúc với các nội dung nghiên cứu khác của luận văn, các chỉ tiêu điều tra và loài cây họ lan được ghi theo mẫu biểu 2.1 dưới đây

Biểu 2.1: Danh lục cây họ lan

- Độ cao Kinh độ Vĩ độ

- Ngày điều tra Độ dốc Hướng phơi

Tên cây Dạng sồng Mức độ quý hiếm

Việt Nam Lào Khoa học Ký sinh Trên đất

(ii) Điều tra phát hiện vị trí phân bố của các loài Lan, loài Lan quý hiếm, tiêu biểu của Khu bảo tồn Nặm Ngưm

Phương pháp quan sát mô tả:

- Chọn những cây/bụi phát triển tốt, có nhiều nhánh trưởng thành để điều tra (5 cây/loài), mô tả hình thái thân, lá, hoa, quả nếu có

- Quan sát bằng mắt trạng thái vật hậu trong quá trình điều tra thực địa, sự biến đổi các bộ phận (nhánh, chồi, hoa, quả) của loài

Mẫu phiếu, biểu điều tra có tại phụ lục 1

Phương pháp thu mẫu, xử lý mẫu vật và xác định tên cây:

(iii) Thu thập mẫu tiêu bản các loài Lan và Lan quý hiến: theo yêu cầu của đề tài luận văn và được sự đồng thuận, nhất trí của ban quản lý Khu bảo tồn, thu thập mâu tiêu bản được thực hiện như sau:

Trên các tuyến và OTC tiến hành, bứng chuyển, thu hái mẫu lá, hoa, quả các loài Lan làm tiêu bản, mỗi loài thu hái ít nhất 3 mẫu Trường hợp đặc biệt loài phát hiện là loài quý hiếm, đặc trưng hoặc nghi ngờ là loài mới thì cần, bứng chuyển, thu thập thập tối thiểu 5 mẫu/loài và phải xác định vị trí lấy mẫu bằng máy định vị GPS Nếu mẫu đã được thu thập nhưng trong quá trình điều tra phát hiện được có hoa, quả thì phải thu thập lại mẫu của loài đó Cách thu hái mẫu các loài Lan như sau:

Lan là loài cây sống nhờ, sống bám, cây hoại sinh, dùng dao nhỏ hay cưa cắt lấy cả một phần cây chủ Mặt khác, cũng cần lấy mẫu cả cây chủ để phục vụ cho việc nghiên cứu khi cần thiết

Trong các mẫu của loài được thu thập, chọn và xử lý một mẫu thể hiện được đặc trưng của loài, tiến hành chụp ảnh

Loài được thu hái mẫu và chụp ảnh sẽ được lập hồ sơ mô tả một số đặc điểm cơ bản thực vật cùa loài để phục vụ cho việc phân tích, giám định (mỗi loài Lan tiến hành chụp nhiều ảnh cho nhiều mẫu khác nhau để chọn lấy ảnh đáp ứng được yêu cầu)

Mỗi một mẫu/loài đều được gắn một nhãn riêng Nhãn là một bản giấy ép lastic hình chữ nhật dài khoảng 5 – 6cm, rộng khoảng 3cm, ở đầu có đính chỉ để buộc vào mẫu vật Nội dung của nhãn ghi: số hiệu mẫu; ngày thu hái mẫu; người thu hái mẫu

Mỗi một số hiệu mẫu đều được kèm theo bản/phiếu mô tả các đặc điểm hình thái riêng Phiếu mô tả là bản ghi lại các thông tin có liên quan đến loài cây được thu thập, nhất là các thông tin dễ bị mất khi khô như mùi vị hay màu sắc hoa, quả, để phục vụ cho công tác giám định và nghiên cứu loài

Giám định mẫu tiêu bản:

Tên loài được giám định bằng phương pháp tra cứu các tài liệu chuyên ngành của CHDCND Lào (bản báo cáo viết tiếng Lào) và Việt Nam như: Cây cảnh, hoa Việt Nam của Trần Hợp (1993), Lan Việt Nam của Trần Hợp

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Vị trí địa lý

Khu bảo tồn Nặm Ngưm thuộc địa phận tỉnh Xiêm Khoảng nước CHDCND Lào Cách xa thủ đô Viêng Chăn khoảng 400 km có diện tích

217.195 ha trên 4 huyện: Pạch H.Khăm; h Pha xay; h Phu cụt Khu bảo tồn có độ cao trung bình so với mức nước biển 1.094 m (slm), có mật độ dân số đang sinh sống khoảng 158.774 Thời tiết: Nhiệt độ trung bình

20.5 o C/năm.Lượng nước mưa trung bình năm 1.503.00 mm/năm.

Bản đồ 3.1: Vị trí đại lý của Tỉnh Xiêm Khoảng nước CHDCND Lào

Phía Bắc giáp: Pạch; H.Khăm

Phía Nam giáp: Phu cụt

Phía Đông giáp Việt Nam

Phía Tây giáp: Pha xay;

Địa hình, địa mạo

Khu bảo tồn Nặm Ngưm nằm trên các huyện miền núi, có địa hình hiểm trở khoảng 90% diện tích là núi cao và cao nguyên Địa hình có thể phân theo ba dạng địa hình như sau:

Vùng Khe núi: vùng khe núi gồm diện tích nằm ở khe các núi cao và vùng chân núi có độ cao so với mặt biển từ 700–1200 m

Vũng cao nguyên: đất cao nguyên ở vùng Phu khăng, có độ cao từ 700–

1200 mét so với mặt nước biến

Vùng đất cao: Đặc điểm cơ bản của vùng đất này là có độ cao từ 1200–

1500 mét so với mặt biến và có sương mù quanh năm

Khí hậu thủy văn

Nhiệt độ tăng lên cao nhất là 3 tháng đầu mùa mưa nhưng có nhiệt độ thấp hơn 29°C, có khi giảm xuống nữa nhưng không quá 4°C Thời tiết lạnh nhất là tháng l và tháng 2, nhiệt độ trung bình thấp nhất 10°C, có sương mù phủ liên tục từng quãng thời gian Lượng mưa tính trung bình ở trạm Thông Hay Hin (cánh đồng chum) là I580 mm.

Tài nguyên thiên nhiên

Khu bảo tồn Nặm Ngưm có hệ sinh thái rừng nguyên sinh với những cảnh quan địa lý rất độc đáo và đa dạng, thành phần loài thực vật phong phú, khoảng 80% diện tích rừng ẩm nhiệt đới đang còn trong tình trạng rừng nguyên sinh hay gần như nguyên sinh, ở đây phổ biến có hai hệ sinh thái rừng:

- Hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới với thành phần loài phong phú gồm các loại Sến, Lát hoa, Lim xanh, với trữ lượng lớn Trong hệ sinh thái bao gồm:Rừng nguyên sinh 35% Rừng hỗn loài 38%.Rừng lá kim (thông) 15% Rừng tre nứa, đồng cỏ 6% và Nương rẫy 6%

Tài nguyên thực vật: theo kết quả điều tra, báo cáo được Khu bảo tồn công bố, tài nguyên thực vật bậc cao có mạch trong hệ sinh thái rừng gồm có 126 loài thực vật thuộc 4 ngành: (i).Ngành Thông đất (Lycopodiophyta);(ii) Ngành Dương xỉ (Polycopodiophyta); (iii) Ngành Hạt trần(Gymnospermae) và (iv) Ngành Hạt kín (Angiospermae) t huộc 53 họ thực vật

Tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ: theo kết quả điều tra, báo cáo được công bố, tài nguyên thực vật lâm sản ngoài gỗ gồm có 165 loài thực vật, thuộc 61 họ và 3 ngành Trong đó ngành hạt kín có số lượng loài và họ đại đa số chiếm 91,8% Kết quả công bố trên cho thấy, lâm sản ngoài gỗ cũng rất đa dạng và phong phú Loài cây lâm sản xuất hiện chủ yếu là loài: sa nhân, thiên niên kiện, ngũ gia bì, đẳng sâm, hà thủ ô,…

Tài nguyên động vật: Vườn Quốc gia là nơi tập trung của trên 180 loài thú,

200 loài chim và gần 26 loài bò sát, trong đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học như voọc xám, vượn đen, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi lớn, báo gấm, gấu ngựa, sói đỏ, sóc bay,…

Đặc điểm dân số - lao động

Theo thống kê năm 2018 dân số 3 huyện trong khu vực Khu bảo tồn Năm Ngưm khoảng 213.302 người, trong đó có 11.607 nữ Toàn khu vực có

3 huyện và 169 bản Dân số phần lớn là Lào Lum chiếm 60%, Lào Xúng chiếm 30%, Lào Thơng chiếm 10%, ngoài ra còn có một số người ngoại quốc Người dân Xiêm Khoảng rất cần cù nhẫn nại và tự trọng Về mặt phong tục tập quán thì không có gỉ khác đáng kế so với tỉnh khác

Về mặt sử dụng đất đai: toàn khu vực có diện tích 1.675 triệu ha, tính tỷ lệ dân số là 14.6 người/1km 2 , nơi có mật độ dân số cao nhất là 28 người/km?

Đặc điểm giáo dục - y tế

Nhìn chung sự đổi mới ở khu vực Khu bảo tồn còn thấp bởi vì trình độ văn hoá thấp, dân số phần lớn là dân tộc thiểu số, sống xa thị xã Toàn khu vực có 1 thư viện Mặc dù có tuyên bố xóa nạn mù chữ toàn tỉnh nhưng một số học sinh học tốt nghiệp cấp l song khả năng đọc và viết còn rất kém, nhất là con em gia đình nghèo Một số học sinh học đến nửa cấp học phải bỏ đi làm ruộng làm nương giúp bố mẹ Đến năm 2018, tỉnh đã đề ra chính sách mới để phát triển giáo dục đi song song với trọng điểm phát triển về kinh tế xã hội của tỉnh, tập trung vào các huyện nghèo nhất, ở xã hẻo lánh nhất, ưu tiên các vùng dân tộc thiêu số

Về mặt y tế toàn tỉnh có một bệnh viện của tỉnh có 70 giường, và bệnh viện huyện 3 bệnh viện trong khu vực.

Điều kiện kinh tế

Khu bảo tồn Năm Ngưm, Xiêm Khoảng là khu vực sản xuất nông lâm nghiệp rất thích hợp cho chăn nuôi và trồng trọt.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thành phần, phân bố và giá trị bảo tồn loài lan trong vùng lõi, khu bảo tồn Nặm Ngưm

4.1.1 Thành phần và phân bố các loài la

Kết quả điều tra trên thực địa trong 40 OTC, theo 8 tuyến, với 4 trạng thái rừng tự nhiện tại vùng lõi khu bảo tồn và tiến hành phân tích mẫu, khóa định danh loài trong phòng tiêu bản, kết hợp tham vấn cùng các chuyên gia hàng đầu về thực vật học đã xác định số loài lan rừng tự nhiên tại vùng lõi khu bảo tồn Năm Ngưm bao gồm các chi trong họ lan được thống kê trong bảng 4.1 (bảng 4.1 trang sau) Kết quả được thống kê trong bảng cho thấy, tổng số các loài lan rừng trong khu vực vùng lõi khu bảo tồn gồm có 31 loài thuộc 10 chi trong họ phong lan Trong đó có 6 chi được nghi nhận xuất hiện

1 loài đó là các chi: chi Acampe ; chi Anoectochilus; chi Eria; chi Eulophia; chi Dipsacus và chi Rhynchostylis Số chi còn lại được nghi nhận xuất hiều nhiều loài nhất là các chi: chi Dendrobium, có 14 loài, chiếm 45,26% tổng số loài phân bố tự nhiên trong khu bảo tồn; chi Aerides có 5 loài, chiếm 16,12%; chi Bulbophyllum có 4 loài, chiếm 12,9% và chi Aeridinae có 2 loài

Theo một số tác giả nghiên cứu về các loài lan và người dân khai thác, sử dụng lan trong khu vực nghiên cứu thì số các loài lan được nghi nhận tại khu vực có giá trị kinh tế và làm cảnh rất cao, hầu hết các loài được sử dụng để chiết xuất hoạt tính làm thuốc tân dược, hay ngân tẩm làm thuốc bắc, số loài còn lại có hoa đẹp để chơi làm cảnh trong các hộ gia đình

Dạng sống, phần lớn loài lan được nghi nhận tại khu vực đều có dạng sống ký sinh, chiếm 95% tổng số loài, chỉ có hai loài được phát hiện sống trên đất đó là loài lan Kim tuyến (Anoechtochylus lylei Rolfe) thuộc chi lan Kim tuyến và loài lan Á lan nhọn (Malaxis sp.) thuộc chi Aeridinae Các loài lan thường sống ký sinh trên các thân cây, lách chồi và các cành cây đã bị chết, rất hiếm gặp sống ký sinh trên cây, lách chồi và cành cây còn sống Loài cây được ký sinh trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là loài cây Sau sau (Liquidambar formosana Hance), cây Vối thuốc răng cưa (Schima wallichii Choisy), cây Trám đen (Canarium tramdenum Dai & Ykovl) và cây Lát hoa (Chukrasia tabularis)

TT Chi/Tên loài Tên khoa học (alphabet) Tên Lào (phiên ân

Phân bố trên trạng thái

1 Lan bắp ngô cụm ngắn Acampe papilliosa Lindl Chang saraphi noy m f Ký sinh x x x x

II Chi giáng hương Aerides

2 Giáng Hương Aerides falcata Lindl Koulap krapao poet m f Ký sinh x x x

3 Giáng hương quạt Aerides flabellata Rolfe Koulap Nok philap m f Ký sinh x x x

4 Giáng hương nhiều hoa Aerides multiflora Roxb Koulab malai deng m f Ký sinh x x x

5 Giáng hương quế nâu Aerides houliettana Rchb.f Koulab leuang koratf f Ký sinh x x x

6 Quế lan hương Aerides odorata Lour m f Ký sinh x x

III Chi lan Kim tuyến Anoectochilus

7 Lan Kim tuyến Anoechtochylus lylei Rolfe Nha bay lay m f Trên đất x x

IV Chi lan lọng Bulbophyllum

8 Cầu diệp gần Bulbophylum affine Lindl na f Ký sinh x x x

9 Lan miệng kín cong Cleisostoma arietinum Garay Khao Phae m f Ký sinh x x x

10 Lan miệng kín hai Cleisostoma

11 Thanh đạm ba gần Coelogine trinervis Lindl Ueang mak f Ký sinh x x

12 Lưỡi điểm hạc Dendrobium anosmum Lindl Ueang say louang m f Ký sinh x x x

13 Thủy tiên vàng Dendrobium densiflorum

Paxton Ueang sai pha kang m f Ký sinh x x x

15 Nhất điểm hồng Dendrobium draconis Rchb.f Ueang Ngoen f x x x

16 Kim điệp (Hoàng thảo long nhãn)

Hook Ueang kham noi f Ký sinh x x x x

Rchb.f Ueang phuang yok f Ký sinh x x x x

18 Lan hai mắt Dendrobium gibsonii Paxton Ueang Kham Ta m f Ký sinh x x x x

19 Hoàng thảo ý thảo Dendrobium gratiosissimum

Ueuang King dam m f Ký sinh x x x x

20 Hoàng thảo lụa vàng Dendrobium heterocarpum

Wall Ueang si tan m f Ký sinh x x x x

21 Hoàng thảo đùi gà Dendrobium moschatum

Lindl Ueuang champa m f Ký sinh x x x x

22 Thạch hộc Dendrobium nobile Lindl Ueang Khao Kiu m f Ký sinh x x x x

23 Hoàng thảo long tu Dendrobium primulinum

Lindl Ueang say nam m f Ký sinh x x x x

24 Hoàng phi hạc Dendrobium signatum

25 Thủy tiên vàng Dendrobium thyrsiflorum

Rchb.f Ueuang mawn khai m f Ký sinh x x x x

VI Chi Nỉ Lan Eria Ký sinh

26 Nỉ lan lông Eria tomentosa Hook.f n/a f Ký sinh x x

VII Chi luân lan Eulophia

27 Luân lan lộng lẫy Eulophia spectabilis Suresh Wan Hua Khru f Ký sinh x x x

28 Cẩm báo nhung Hygrochilus parishii Pfitz f Ký sinh x x x x

29 Á lan nhọn Malaxis Sp Lin krabue m f Trên đất x x

IX Chi tục đoạn Dipsacus

30 Tục đoạn khế Pholidota articulata Hook Ueuang To m f Ký sinh x x x

31 Lan Đai châu trắng Rhynchostylis gigantea blum Ueuang sangkha f Ký sinh x x x

Trong đó: m Loài lan dùng vào mục đích chiết xuất và làm thuốc tân dược, dược liệu f Loài lan dùng vào mục đích chơi cảnh

- Về phân bố trên các trạng thái rừng trong khu vực

Kết quả điều tra 4 trạng thái rừng cho thấy, các loài lan có phạm vi phân bố rộng và hầu hết các loài có phân bố đều trên các trạng thái rừng (sinh cảnh) Tần suất xuất hiện tương đối (RF) là tỷ lệ % giữa tần suất xuất hiện của một loài lan (tỷ số % giữa số lượng các OTC có loài xuất hiện và tổng số các OTC điều tra) và tổng số tần xuất xuất hiện của tất cả các loài, thì có 17 loài lan có tần suất xuất hiện ở mức hay gặp (RF >50%), số loài thường gặp thuộc chi Hoàng thảo là chủ yếu (Dendrobium), 13 loài có tần suất xuất hiện ở mức thường gặp (RF %–50%), số loài thuộc chi giáng hương và lọng lan, có 3 loài có tần suất xuất hiện ở mức ít gặp (RF 1500m

Bảng 4.2 Phân bố theo đai cao Độ cao (m) Sô loài Loài

> 1500 4 Lan bắp ngô cụm ngắn; Hoàng thảo đùi gà*; Cẩm báo nhung; Lan Đai châu trắng;

1001–1500 12 Nhất điển hồng*: Nỉ lan lông; Thủy tiên vàng*;

Hoàng phi hạc*; Hoàng thảo chuỗi ngọc*; Nỉ lan lông*; Hoàng thảo lụa vàng; Hoàng phi hạc; Hoàng thảo long tu*; Giáng Hương; Giáng hương nhiều hoa;

501–1000 16 Giáng hương quế nâu*; Quế lan hương; lan Kim tuyến*; Phương dung*; Thanh đạm ba gần*; Lan miệng kín cong; Cầu diệp gần*; Lan miệng kín hai mảnh; Hoàng thảo lụa vàng; Phương dung

250–500 5 Á lan nhọn*; Tục đoạn khế*; Lan Hai mắt; Kim điệp; Cầu diệp gần

Trong đó: *: Các loài phân bố trên 2 hay 3 cấp độ cao tại Khu bảo tồn Độ cao và hướng sườn núi là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, chế độ gió, chế độ ánh sáng… Những nhân tố này ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài thực vật nói chung và của các loài lan rừng nói riêng Kết quả điều tra phân bố loài lan theo độ cao trong khu vực vùng lõi Khu bảo tồn được thống kê ở trên bảng 4.2.Ở độ cao từ 250 đến 500 mét có 5/31 loài, chiếm 16,12% tổng số loài hiện có Các loài lan phân bố chính gồm: Malaxis Sp; Pholidota articulata Hook; Dendrobium gibsonii Paxton;…và Bulbophylum affine Lindl Ở độ cao từ 501 đến 1000 mét có 16/31 loài, chiếm 51,61% tổng số loài phân bố tự nhiên Các loài phân bố chính gồm: Aerides houliettana Rchb.f; Anoechtochylus lylei Rolfe; Dendrobium devonianum Paxton;… và Dendrobium devonianum Paxton Ở độ cao từ 1001 đến 1500 mét có 12/31 loài, chiếm 38,7% Các loài phân bố chính gồm: Dendrobium draconis Rchb.f; Dendrobium densiflorum

Lindl; … và Aerides multiflora Roxb Ở độ cao trên 1500 mét, có 4/31 loài, chiếm 12,9% Các loài phân bố gồm: Acampe papilliosa Lindl; Dendrobium moschatum Lindl; Hygrochilus parishii Pfitz và Rhynchostylis gigantea blum

Như vậy, độ cao có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố của các loài lan, độ cao càng lên cao thì số loài phân bố có xu hướng giảm đi, tuy nhiên ở độ cao dưới

500 mét cũng có ít loài lan phân bố

Hướng sườn núi cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài lan rừng trong vùng lõi khu bảo tồn Cùng một loài lan, cùng một đai độ cao nhưng hướng sườn núi khác nhau thì sự phân bố của loài cũng khác nhau, ở sườn Đông - Nam mật độ phân bố của các loài lan nhiều hơn so với sườn Tây – Nam, cụ thể ở cấp độ cao từ 501 đến 1000 mét, các loài lan có phân bố ở mức hay gặp (RF >50%) ở sườn Đông – Bắc và ít gặp ở sườn Tây – Nam

Như vậy, độ cao và phướng sườn núi có ảnh hưởng rõ rệt đến phân bố của các loài lan Tại khu vực vùng lõi khu bảo tồn các loài làn thường được phân bố tập trung từ độ cao 500 -1500 mét và theo hướng sườn Đông – Nam.

4.1.2 Đa dạng về giá trị bảo tồn các loài lan trong khu vực

Nhằm mục đích đề ra các biện pháp bảo vệ các loài lan vùng nghiên cứu, ngoài việc điều tra thành phần loài lan có giá trị cần phải có sự đánh giá các mức độ đe doạ của các loài lan trong hệ thực vật đó để có chính sách ưu tiên và biện pháp bảo vệ có hiệu quả

Theo Hội liên hiệp Bảo tồn thế giới “The World Conservation Union”

(2012) Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp CITES Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của

IUCN; CITES, chính phủ Lào cũng công bố Sách Đỏ Lào (SĐLaos, năm

2018) để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo và ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái như số 64/2018/TTg, ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ Lào và Văn bản hướng dẫn thi hành của tỉnh Xiêm Khoảng về cấm khai thác, thu mua và vận chuyển lan rừng tự nhiên đối với các loài lan nguy cấp theo Công ước Quốc tế trong số

33 loài lan rừng được nghi nhận trong vùng nghiên cứu thì có các loài được xếp vào danh lục loài cần được bảo tồn trong bảng 4.2 sau

Bảng 4.2 Danh lục các loài cần đƣợc bảo tồn

1 Lan Kim tuyến Anoechtochylus lylei

2 Lưỡi điểm hạc Dendrobium anosmum

3 Thủy tiên vàng Dendrobium densiflorum

+ Sách Đỏ Lào 2018: Cấp NE – Nguy cấp, VU - Sẽ nguy cấp.

+ Danh lục Đỏ IUCN (2019): Cấp NE – Nguy cấp; VU - Sẽ nguy cấp,

+ Luật Lâm nghiệp Lào, chương 5 điều 3 điểm 7 có hiệu lực đối với các huyện trong tỉnh Xiêm Khoảng: Phụ lục 2 - Thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

Đặc điểm sinh học và sinh thái học của 2 loài Lan quý hiếm Khu bảo tồn Nặm Ngưm

4.2.1.1 Loài Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume)

Lan Kim tuyến (Anoectochilus setaceus Blume) Đồng danh là (Anoectochilus roxburghi Wall.)

Từ mẫu vật thu hái và bảo quản được trong quá trình điều tra, kết hợp với mẫu vật và mô tả đặc điểm hình thái lan Kim tuyến của một số nhà nghiên cứu như tác giả Khathany, Đại học Quốc gia Lào, tác giả Phạm Hoàng Hộ, Việt Nam Lan Kim tuyến có các đặc điểm sau: Đây là loài đơn thân, mọc ở đất, có thân rễ mọc dài; thân trên đất mọng nước và có nhiều lông mềm, mang 2 – 4 lá mọc xoè sát đất Lá hình trứng, gần tròn ở gốc, chóp hơi nhọn và có mũi ngắn, cỡ 3 – 4 x 2 – 3 cm, mặt trên màu nâu thẫm có vệt vàng ở giữa và màu hồng nhạt trên các gân, mặt dưới màu nâu nhạt Cuống lá dài 2 – 3 cm Cụm hoa dài 10 – 15 cm, mang 4 – 10 hoa mọc thưa Lá bắc hình trứng, dài 8–10 mm, màu hồng Hoa thường màu trắng, dài 2,5 – 3 cm; môi dài đến 1,5 cm, ở mỗi bên gốc mang 6 – 8 dải hẹp, chẻ đôi thành 2 thuỳ hình thuôn tròn Bầu dài 13mm, có lông thưa

Mùa hoa tháng 2, tháng 4 Tái sinh bằng chồi từ thân rễ và hạt ít, sinh trưởng rất chậm Là loại cây ưa bóng, kỵ ánh sáng trực tiếp thường mọc dưới tán rừng nguyên sinh, rừng rậm nhiệt đới ở độ cao 500 – 1600m Mọc rải rác vài ba cây trên đất ẩm, giàu mùn và lá cây rụng

Phân bố Ở Lào, loài phân bố trên cả 3 miền Bắc; Trung và Nam, tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia Lào Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Hộ, lan phân bố: Hà Giang (Quản Bạ), Yên Bái, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây (Mỹ Đức: Chùa Hương), Quảng Trị (Đồng Chè), Kontum (Đắc Tô: Đắc Uy), Gia Lai (Kbang: Kon Hà Nừng)

Thế giới: Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông), Ấn Độ, Inđônêxia,… Tác dụng dược lý: Lan Kim tuyến là loài cây thuốc rất đặc biệt có tác dụng tăng cường sức khoẻ, làm khí huyết lưu thông, có tính kháng khuẩn, chữa các bệnh viêm khí quản, viêm gan mãn tính, chữa suy nhược thần kinh Loài lan này được dùng làm thuốc chữa bệnh trị lao phổi, phong thấp, đau nhức khớp xương, viêm dạ dày mãn tính (Nguyễn Tiến Bân, Dương Đức Huyến) Trước đó, lan Kim tuyến (A setaceus) là một trong những dược thảo quý giá, giúp bổ máu, dưỡng âm, chữa trị nóng phổi và nóng gan (Tạ A Mộc và Trần Kiến Đào, 1958) Hơn nữa mới đây người ta đã phát hiện ra khả năng phòng và chống ung thư của loại thảo dược này

Theo các tài liệu nghiên cứu của Trung Quốc công bố gần đây bằng kỹ thuật sắc ký lỏng, sắc ký cột và kỹ thuật quang phổ đã phân lập, xác định được cấu trúc hoá học và thử hoạt tính sinh học của một số hợp chất có trong loài lan Kim tuyến Bằng các kỹ thuật quang phổ đã xác định được 8 hợp chất hoá học Các hợp chất này đều có hoạt tính sinh học mạnh, có khả năng làm giảm các gốc tự do trong cơ thể, nên có khả năng phòng bệnh rất tốt Đặc biệt có hai axít hữu cơ được phân lập là Olenolic acid và Ursolic acid có khả năng chống ung thư, giảm cholesterol máu, chống tăng huyết áp, kháng khuẩn… a Thân rễ

Lan Kim tuyến là cây thân rễ nằm ngang sát mặt đất, đôi khi hơi nghiêng, bò dài Chiều dài thân rễ từ 5-12 cm, trung bình là 7,87 cm Đường kính thân rễ từ 3- 4 mm, trung bình là 3,17 mm Số lóng trên thân rễ từ 3-7 lóng, trung bình là 4,03 lóng Chiều dài của lóng từ 1-6 cm, trung bình là 1,99 cm Thân rễ thường có màu xanh trắng, đôi khi có màu nâu đỏ, thường nhẵn, không phủ lông b Thân khí sinh

Cây lan Kim tuyến có thân khí sinh thường mọc thẳng đứng trên mặt đất, ít khi mọc nghiêng Chiều dài thân khí sinh từ 4-8 cm, trung bình 6 cm Đường kính thân khí sinh từ 3- 5 mm, trung bình là 3,08 cm Thân khí sinh mang nhiều lóng, các lóng có chiều dài khác nhau Số lóng trên thân khí sinh thay đổi từ 2-4 lóng, trung bình là 2,87 Chiều dài mỗi lóng từ 1-4 cm, trung bình 2,23 cm Thân khí sinh thường mọng nước, nhẵn, không phủ lông; thường có màu xanh trắng, đôi khi có màu hồng nhạt c Rễ

Rễ lan Kim tuyến được mọc ra từ các mẫu trên thân rễ Đôi khi rễ cũng được hình thành từ thân khí sinh Rễ thường đâm thẳng xuống đất Thông thường mỗi mẫu chỉ có một rễ, đôi khi có vài rễ cùng được hình thành từ một mấu trên thân rễ Số lượng và kích thước rễ cũng rất thay đổi tuỳ theo cá thể

Số rễ trên một cây thường từ 3 – 10, trung bình là 5,4 Chiều dài của rễ thay đổi từ 0,5 – 8 cm, rễ dài nhất trung bình là 6,07cm và ngắn nhất trung bình là 1,22 cm, chiều dài trung bình của các rễ trên một cây là 3,82 cm d Lá

Lá lan Kim tuyến mọc cách xoắn quanh thân, xoè trên mặt đất Lá hình trứng, gần tròn ở gốc, đầu lá hơi nhọn và có mũi ngắn, thường dài từ 3 – 5 cm, trung bình là 4,03 cm và rộng từ 2 – 4 cm, trung bình là 3,12 cm Lá có màu nâu đỏ ở mặt trên và phủ lông mịn như nhung Hệ gân lá mạng lưới lông chim, thường có 5 gân gốc Các gân này thường có màu hồng ở mặt trên và nổi rất rõ Đôi khi gân ở giữa có màu vàng nhạt Mặt dưới lá có màu nâu đỏ nhạt, nhẵn với 5 gân gốc nổi rõ Các gân bên ở phía rìa lá nổi rõ, gân ở giữa lá ở mặt dưới không rõ Cuống lá dài 0,6 – 1,2 cm, thường nhẵn và có màu trắng xanh, đôi khi hơi đỏ tía ở bẹ lá Bẹ lá nổi rõ và nhẵn Số lá trên một cây thay đổi từ 2 – 6, thông thường có 4 lá Kích thước của lá cũng thay đổi, các lá trên một cây thường có kích thước khác nhau rõ rệt e Hoa, quả

Hoa lan Kim tuyến dạng cụm, dài 10 – 20 cm ở ngọn thân, mang 4 – 10 hoa mọc thưa Lá bắc hình trứng, dài 6 – 10 mm, màu hồng Các mảnh bao hoa dài khoảng 6 mm; cánh môi màu trắng, dài đến 1,5 cm, ở mỗi bên gốc mang 6 – 8 dải hẹp, đầu chẻ đôi Mùa hoa tháng 10 – 12 Mùa quả chín tháng

4.2.1.2 Quế lan hương (Aerides odorata var alba)

Quế Lan Hương (Aerides odorata var alba) có thân dài đến 1m, mập

Lá hình dải, dài 15-30cm Cụm hoa dài bằng lá, rủ Hoa xếp dày, khá lớn Cánh môi cuộn hình ống rộng, có cựa cong ra phía trước làm cho hoa có hình dáng con ong Hoa thơm, màu từ trắng tinh đến phớt hồng Loài lan này gặp cả ở vùng núi đá và núi đất thấp Cây lớn, nhiều nhánh ở gốc tạo thành bụi, khi ra hoa làm cây trang trí sân vườn rất hiệu quả Hoa nở vào tháng 9, tương đối bền Loài dễ trồng, cần để chỗ râm mát, khoảng 40-70% ánh sáng trực tiếp Tưới nhiều và bón phân hàng tháng vào đầu mùa sinh trưởng từ tháng 4 đến tháng 8 Sau khi cây ra hoa, giữ độ ẩm vừa phải, không để cây bị khô, không bón phân cho tới mùa xuân năm sau

Phân bố: ở Lào, loài phân bố trên miền Bắc; Trung và Nam, tập trung chủ yếu ở các vườn quốc gia phía Bắc Lào Ở Việt Nam: xuất hiện nhiều tại các tỉnh Hòa Bình,Sơn La,Thanh Hóa,Nghệ An

4.2.2 Đặc điểm sinh thái học (sinh cảnh) của loài lan Kim tuyến trong khu bảo tồn

4.2.2.1 Đặc điểm tầng cây cao

Kết quả điều tra trên các tuyến và ô tiêu chuẩn đại diện đã nghi nhận và được khẳng định rằng: Lan Kim tuyến phân bố tập trung chủ yếu ở trạng thái rừng có trữ lượng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 100 đến 200 m 3 /ha, thuộc vùng lõi của khu bảo tồn Thành phần loài, số lượng cá thể và thứ tự loài cây cao trên trạng thái rừng được xác định và thống kê trong bảng 4.3 dưới đây

Bảng 4.3 Thành phần loài cây trên trạng thái phân bố loài lan quý hiếm

Trong bảng 4.5 cho thấy: tổng số loài 71 gồm: Vối thuốc; Hu đay; Ràng ràng; Trâm; Trẩu Kháo; Chẹo tía; Sau sau; Vàng tâm; Muồng trắng ,và Nhãn rừng Số lượng các loài trên cấp trữ lượng thuộc các họ thực vật: Bần (Sonneratiaceae); Bồ hòn (Sapindiaceae); Bứa (Clusiaceae); Cam quý (Rutaceae); Cau (Arecaceae); Chè (Arecaceae); Chẹo thui (Proteaceae); Dầu (Dipterocarpaceae); Dâu tằm (Moraceae); Dẻ (Fagaceae); Du (Ulmaceae); Đào lộn hột (Anacardiaceae); Đậu (Fabaceae); Giẻ (Fagaceae); Hà nu

Mức độ đe dọa, sự cấp bách bảo tồn và một số đặc trưng sinh trưởng, phát triển của lan Kim tuyến trong giai đoạn nghiên cứu bảo tồn tại khu vực nghiên cứu

4.3.1 Tình trạng khai thác, buôn bán và mức độ đe dọa trên địa bàn tỉnh Xiêm Khoảng đối vối loài lan Kim tuyến

(i) Tình trạng khai thác tài nguyên lan rừng

Kết quả điều tra, phỏng vấn, tại Xiêm Khỏang, có ít nhất 100 người dân địa phương được phỏng vấn tham gia vào công việc thu hái lan rừng và kim tuyến trong rừng tự nhiện Những người tham gia thu hái chủ yếu là người trung niên, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em Những người thu hái bán và cung cấp cho 3- 4 thương lái trung gian người địa phương Một số hộ gia đình tham gia thu hái lam kim tuyến rừng đã hơn 10 năm Loài lan Kim tuyến dược liệu thường được thu hái từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, tập trung vào tháng 2 và tháng 3 Đối với các loài lan làm cảnh khác được thu hái quanh năm phụ thuộc và số lượng hiện có và loại hoa của loài lan

Nhóm người đi thu hái thường đi sâu vào trong rừng để tìm kiếm, thường khoảng 10 km trong khung cảnh rừng lúi và mất khoảng vài ngày trong rừng Điều đó là cơ hội cho người dân thu hái lâm sản quý hiếm Hiện trạng khu vực khai thác lan là vùng đất quen thuộc và tự do, thoải mái cho mọi người dân địa phương

Trong vòng 2 năm lại đây, số hộ tham gia thu hái có ít đi do nguồn tài nguyên lan khan hiếm đi và khuynh hướng thị trường suy giảm, số lan còn lại sống trên cây chủ cao, trên tầng tán rừng nên không thể tiếp cận để thu hái, số còn lại có thể thu hái bằng đàn ông có thể chèo cao, hay bằng phu nữ và trẻ em dùng những cây trẻ để thu hái

Người dân đi thu hái chỉ khi có thương lái đến đặt mua, những thương lái lan đến từ Trung Quốc và Việt Nam hay cả người các huyện lân cận, những người thu hái có thể được trả với giá cao nếu thu hái những loài lan theo mẫu họ yêu cầu bằng những bức ảnh

Hoạt động thu hái và buốn bán một số loài lan trong khu vực được ghi nhận qua một số hình ảnh sau

Hình 4.1 Ông Phong Saly, thương lái Lào đang sơ chế lan để xuất khẩu

Hình 4.2 Lan đƣợc sơ chế, đóng bao chờ thương lái thu mua

(ii) Tình hình khai thác lan Kim tuyến

Lan Kim tuyến được khai thác, sử dụng và buôn bán quanh năm bởi các người dân trong khu vực Loài lan Kim tuyến được biết với cái tên địa phượng “Nha bai lai” Loài cây lâu năm được khai thác quanh năm Toàn bộ cây, gồm cả phần rễ cũng được khai thác và thu hái Hiện nay, sản lượng loài còn lại rất thấp, một người phải bỏ ra 5 - 6 ngày tìm kiếm, khai thác mới được khoảng 2 -3 kg lan tươi

Loài làn không thể bảo quản dài ngày mà phải phơi khô ngay để ngăn chặn quá trình thối lát

Những người dân đi thu hái không biết rõ mục đích và giá trị sử dụng của loài lan này

Giá bán lan Kim tuyến vào khoảng 300.000kip/1kg lan tươi, tương đương khoảng 810.000 đồng Việt Nam (1 kíp =2,7đồng), và một mức giá thấp nhất cũng là 2.000.000kip/1kg lan khô, tương đương 5.400.000 đồng, tùy thuộc vào chất lượng nguồn lan Lan Kim tuyến là một trong 3 giống lan dược phẩm có giá cao nhất Nhu cầu và sức mua từ Trung Quốc luôn luôn cao và ổn định Số lượng được bán qua biên giới sang Trung Quốc thường xuyên khoảng 200kg vào năm 2018, giá bán tại Trung Quốc dao động từ 400.000 đến 1.200.000kip/1kg lan tươi Một số cách để tăng giá trị giá bán là do các thương lái khi họ phơi khô và đảm bảo không bị mục lát, giá bán lên tới 3.000.000kip/1kg, tương đương 8.100.000 đồng

- Đặc điểm thị trường tiêu thu

Trong chuỗi thị trường thai thác, buốn bán và tiêu thụ lam Kim tuyến rất rõ ràng và đơn giản, chỉ có hai thành phần chính tham gia là người thu hái và kết thúc chuỗi là thương lái (thương lái trung gia là người địa phương và lương lái chính là người Trung Quốc) Dựa vào đặc điểm này, trong hai năm qua, Chính phủ Lào và chính quyền tỉnh Xiêm Khoảng đã thực thi luật cấm buôn bán loài lan Kim tuyến tại địa phương, hiệu lực của luật mạng lại kết quả hết sức tô lớn, các thương lái trung gian là người địa phương đã được dẹp bỏ vì do là người địa phương lên chính quyền địa phương rất dễ để tuyên truyền, vận động và kiểm soát họ

Tuy nhiên, hiệu quả ngăn chặn vẫn không triệt để, hoạt động buôn bán qua biên giới với Trung quốc vẫn diễn ra Lan Kim tuyến với nguồn gốc tự nhiên ở dạng tươi vẫn được bán sang Trung Quốc qua của khẩu chính Boten và qua các đường tiểu ngạch như đồn làng Chakhamdeng Các thương lái người Trung Quốc tiết lộ rằng, họ mua về bán cho các nhà chế biến và sản xuất ra làm thuốc kích dục và thuốc giải độc khi bị rắn cắn cho nhà tiêu dùng người Trung Quốc cũng như xuất khẩu

Như vậy, lan Kim tuyến tại khu vực chủ yếu được xuất khẩu làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp dược phẩm tư nhân hay nhà nước, họ có chuỗi quy trình chế biến, sản xuất Các doanh nghiệp và thương lái chỉ mua lan Kim tuyến có nguồn gốc trong rừng tự nhiên, không mua lan Kim tuyến nuôi trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô của một số tỉnh trong nước mang đến hay nhập khẩu của Thái Lan Vì vậy, các sáng kiến bảo tồn lan Kim tuyến rừng là cấp bách Để bảo tồn, khai thác bền vững nguồn lan Kim tuyến rừng và nâng cao giá trị kinh tế cũng như giá trị dược phẩm trong thương mại, việc tìm ra cách thức bảo tồn là vô cùng ý nghĩa

Hoạt động sơ chế và buôn bán lan tại khu vực được nghi nhận qua một số hình ảnh dưới đây

Hình 4.3 Lan đƣợc xấy khô, đóng gói

4.3.2 Nhân giống bằng cây con và đặc điểm sinh trưởng, phát triển lan Kim tuyến

4.3.2.1 Thuần hóa và gây trồng tự nhiên trên các vườn rừng của hộ gia đình quanh khu vực bảo tồn Nặm Ngưm

Tiến hành điều tra, xác định các vườn rừng đảm bảo đủ điều kiện để thuần hóa, trồng thử nhiệm loài lan, thiết lập và bố trí công thức thí nghiệm theo đúng nội dung nghiên cứu tại 5 vườn rừng vào cuối tháng 2 năm 2018, quá trình chăm sóc và theo dõi chỉ tiêu nghiên cứu định kỳ các tháng trong năm 2018 Kết quả các chỉ tiêu và sinh trưởng được tổng hợp trong bảng 4.5 dưới đây

Bảng 4.6 Các chỉ tiêu sinh trưởng

Chiều cao cây mẫu (cm)

Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triên theo thời gian

Trung bình Chiều cao (cm)

Trun g bình số lá (cái)

Trung bình số cây con/ gốc

Trung bình Chiều cao (cm)

Trung bình số lá (cái)

Kết quả thống kê trong bảng 4.6 trên cho thấy, lan Kim tuyến rừng tự nhiên đã được thuân hóa thành công, ngay cả công thức 1, trồng trực tiếp dưới tán vườn rừng của các hộ dân trong vùng đệm cũng có tỉ lệ sống rất cao sau 6 tháng thực nghiệm Hai công thức có bón lót phân lân, số cây thí nghiệm có tỷ lệ sống cao hơn, tuy nhiên số mẫu sống của các công thức là chưa có sự khác biệt về mặt thống kê (Sig ≤ 0,05)

Về số lượng cây con từ chồi gốc, sau 6 tháng thực nghiệm, số lượng cây con trên các công thức có sự khác nhau khá rõ rệt, trung bình ở công thức trồng tự nhiên, số cây con sinh ra từ chồi gốc đạt 1,5 cây/gốc Số cây con thuộc công thức bón 100g lân có số lượng cây con bình quân đạt 2 cây/gốc và cũng là công thức cho số cây con cao nhất

Về số lượng lá và chiều dài thân khí sinh, sau 6 tháng thực nghiệm, số lá trung bình đạt 3,5 đến 3,7 lá Chiều dài thân khí sinh đơn trục dài trung bình từ 4,7 đến 5,2 cm Với kết quả trên cho thấy, so với cây lan Kim tuyến trưởng thành được thu hái thì số lượng lá và chiều dài thân gần tương đồng nhau Cụ thể, cây trưởng thành thường có số lá trung bình là 4 lá, chiều dài thân khí sinh trung bình đạt 6 cm Theo thời gian khoảng trên 12 tháng thì số cây thực nghiệm sẽ sinh trưởng và phát triển đạt bằng cây trưởng thành trong phân bố tự nhiên

Các chỉ tiêu về màu sắc, tất cả màu lá, màu thân khí sinh có màu sắc tương tự như cây trưởng thành trong khu phân bố tự nhiên

Một số hình ảnh kết quả thuần dưỡng trong vườn rừng hộ gia đình khu vùng đệm khu bảo tồm Nặm Ngưm

Hình 4.4 Gây trồng thực nghiệm trong vườn rừng

Hình 4.5 Sua 3 tháng thực nghiệm

Hình 4.6 Lan Kim tuyến đƣợc thuần dƣỡng

4.3.2.2 Nhân nuôi tự nhiên trên các chậu cảnh

Tiến hành xử lý giá thể, mua chậu cảnh và bố trí thực nghiệm vào cuối tháng 2 năm 2018, quá trình chăm sóc và theo dõi chỉ tiêu nghiên cứu định kỳ các tháng trong năm 2018 Kết quả tính toán và đo đếm các chỉ tiêu và sinh trưởng được tổng hợp trong bảng 4.5 dưới đây

Bảng 4.7 Các chỉ tiêu sinh trưởng

Chiều cao cây mẫu (cm)

Chỉ tiêu sinh trưởng và phát triên theo thời gian

TB Số cây con/ gốc

TB Số cây con/ gốc

Trong đó: TB: trung bình

Kết quả thống kê trong bảng 4.6 trên cho thấy, lan Kim tuyến rừng tự nhiên đã được thuần hóa trồng trong chậu cảnh thành công Đối với công thức 1, trồng trực tiếp với giá thể 100 đất mùn có tỉ lệ sống rất cao sau 6 tháng thực nghiệm.Hai công thức có tỷ lệ giá thể trộn với sơ dừa băm nhỏ, số cây thí nghiệm có tỷ lệ sống thấp hơn.Tỷ lệ mẫu sống trên các công thức là có sự sai khác nhau rõ rệt, công thức có hỗn hộp giá thể 45% sơ dừa cho tỷ lệ cây sống sau 6 tháng thấp nhất Nguyên nhân, theo một số chuyên gia nuôi trồng lan Kim tuyến tại Viên Chăn, do đặc trưng của lan là mọc trên đất lên giá thể bằng đất mùn lấy tại nơi mọc là phù hợp nhất

Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển một số loài Lan quý hiếm tại

Đánh giá điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với loài lan Kim tuyến phục vụ cho đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững Điểm mạnh

- Giá bán trên thị trường cao

- Không phải đóng thuế, phí vận chuyển và thương lái luôn đến tận vùng để thu mua Điểm yếu

- Thời gian bảo quan và cất trữ ngắn

- Thiếu kinh nghiệm nâng cao giá trị sản phẩm

- Thiếu kinh nghiệm trong quản lý, khai thác bền vững nguồn lan rừng

- Thiếu hiểu biết về thông tin thị trường tiêu thụ

- Chưa thuần hóa thành thục

- Luật pháp còn kém hiệu lực ngăn chặn khai thác, buôn bán

- Nâng cao giá trị bằng cách sấy khô

- Cải thiện đời sống cho người dân

- Nhu cầu tiêu thụ đang tăng cao

- Nhân giống hàng loạt bằng in- vitro

- Tài nguyên lan tự nhiên bị cạn kiệt mạnh

- Độc quyền của các thương lái

Dựa trên các kết quả nghiên cứu về thành phần loài, đa dạng giá trị bảo tồn theo Sách Đỏ Thế giới, Sách Đỏ Lào và công ước về buốn bán động thực vật hoang dã hiện nay cũng như kết quả thực nghiệm thuần hóa tự nhiên trong vườn rừng và trồng trong chậu cảnh, phân tích các điểm manh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức đặt ra đối với các loài lan rừng nói chung và lan Kim tuyến nói riêng

Hiện nay, xã hội đang có nhu cầu rất lớn trong việc sử dụng các bài thuốc nam và đông tây y kết hợp để phục vụ chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh Trên thực tế nguồn lan dược liệu cung cấp để phục vụ nhu cầu của cuộc sống chủ yếu được khai thác trong rừng tự Với mục tiêu quản lý khu bảo tồn Nặm Ngưm một cách bền vững, trong những năm qua khu bản tồn đã đề ra nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển nguồn lan rừng và lan dược liệu quý hiện có, cụ thể: (i) Thực thi nghiêm túc luật Lâm nghiệp của Lào tại khu bảo tồn; (ii) Thực thi đầy đủ công ước Quốc tế về cấm buôn bán động thực vật nguy cấp; (iii) Điều tra thành phần loài thực vật, xây dựng hồ sơ quản lý; (iv) Thiết lập các phân khu bảo vệ… thì cần xây dựng thêm một số giải pháp nhằm khai thác bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên lan tạ khu phân bố tự nhiên như sau: (v) Xây dụng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng trong việc khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lan rừng một cách có hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến giá trị tài nguyên và tính đa dạng sinh học nơi đây Mặt khác, để quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên lan rừng, khu bảo tồn cần triển khai (vi) Xây dựng một số mô hình nhân giống, gây trồng và phát triển một loài lan Kim tuyến Từ đó làm có sở để triển khai, nhân rộng mô hình cho người dân trong khu vực nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội và gắn với công tác bảo tồn đa dạng sinh học Nội dung thực hiện hai giải pháp như sau:

4.4.1 Bảo tồn tại chỗ (In situ) kết hợp xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với cộng đồng trong khai thác sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lan rừng

Một trong các cách thức bảo tồn quan trọng và tốt nhất để bảo tồn và phát triển loài lan rừng, nhất là loài lan Kim tuyến tại khu bảo tồn Nặm Ngưm là bảo tồn nguyên vị khu vực phân bố và điều kiện sống tự nhiên của chúng

Do vậy, bảo tồn tại chỗ phải được bắt đầu bằng nghiên cứu điều kiện sinh thái học cơ bản từng loài lan tại khu vực bao gồm: đánh giá thành phần loài, nội dung đã được nghiên cứu và cho kết quả trong phần kết quả, mục 4.1 của luận văn này Số lượng cá thể của từng loài, loài thường gặp, loài ít gặp và loài hiếm gặp và vị trí địa lý tự nhiên thích hợp cho loài sinh trưởng và phát triên

Kết quả làm việc với: (i) Ban lãnh đạo khu bảo tồn; (ii) Lãnh đạo 4 bản và 2 huyện có chung địa bàn quản lý hành chính đã xác định và lập ra khu vự bảo vệ cho loài lan Kim tuyến như sau

- Toàn bộ diện tích lô rừng có lan Kim tuyến phân bố tự nhiên đều là khu vục bảo vệ nghiêm ngặt gồm hai phân khu chính được phân bố trên hai huyện đó là: Huyện Pẹch và huyện Mang Cụt

- Thành lập một tổ chuyên trách, tổ gồm kiểm lâm thuộc khu bảo tồn và lãnh đạo các bản (xã Việt Nam) để giám sát và tổ chức các hoạt động bảo vệ lam Kim tuyến

Việc khai thác, buôn bán lan Kim tuyến sẽ được kiểm soát có điều kiện và tổ tham mưu cho ban quả lý khu bảo tồn, các huyện để tiến hành xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích với người dân cộng đồng trong việc khai thác, sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên lan rừng

Quy định số lượng lan Kim tuyến được phép khai thác

Quy định rõ đối tượng người dân được phép khai thác và buôn bán

Quy định loại cây lan Kim tuyến được khai thác, chỉ khai thác cây trưởng thành, không thái thác cây non, cây đang trong giai đoạn sinh sản mạnh

4.4.2 Xây dựng một số mô hình nhân giống, gây trồng và phát triển một loài lan Kim tuyến (Ex situ)

4.4.2.1 Thuần hóa lan Kim tuyến rừng tự nhiện bằng cách “xoay trục người dân trong khu vực từ đi thu hái lan rừng tự nhiên sang thuần hóa, gây trồng thường xuyên trong các vườn rừng hộ gia đình”

Hoạt động bảo tồn này nằm trong kỳ vọng của các nhà chức trách địa phương và đặc biệt ban lãnh đạo khu bảo tồn

Mục tiêu của bảo tồn này là bứng chuyển cây lan Kim tuyến giống trong rừng sâu mang về trồng tại vườn rừng hộ gia đình dưới tán cây vườn rừng thích hợp với điều kiện sống trong tự nhiên Những hộ gia đình quan tâm gây trồng phải có một khu vườn rừng thích hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của loài lan được phép nuôi trồng và trao đổi thương mại Ngoài lan Kim tuyến, có hộ có vườn rừng được khuyến khích nuôi trồng thêm một số loài lan có giá trị khác như các loài thuộc chi Hoàng thảo, sống ký sinh trên cây trong vườn rừng để tạo thêm thu nhập và góp phần bảo tồn, khai thác bền vững nguồn lan rừng trong khu vực

Tiến hành giải pháp bảo tồn

(i) Tiến hành điều tra, kiểm kê khu vườn rừng của các hộ gia đình đủ điều kiện thuần hóa, nuôi trồng

(ii) Vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 hàng năm, một tổ được thành lập bao gồm cả những hộ gia đình có vườn rừng để đi điều tra, phát hiện và bứng chuyển loài lan Tổ có nhiệm vụ vào sâu trong rừng trong khoảng 3 đến 4 ngày để bứng chuyển những loài lan thuần hóa và nuôi trồng

(iii) Sau tết cổ truyền lào (Pimay Lao), sự trồng và ghép trên cây chủ được tiến hành, thường được thực hiện vào những ngày có mưa xuân để giúp các loài lan khỏe mạnh hơn

(iv) Sau khi trồng và cấy ghép, công việc đơn giản còn lại là chăm sóc, đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển của lan Chăm sóc giai đoạn đầu, thường xuyên phun tưới dưới dạng sương có bổ sung phân vi sinh để cây sơm hồi phục và ra chồi bên Như trong rừng tự nhiên, một năm nuôi trồng, các chồi thân có thể được thu hái để bán Đây là giải pháp bảo tồn mạng lại một số lợi thế nhất định để bảo vệ khu vụ phân bố tự nhiên của loài lan, và khai thác bền vững nguồn giống bằng cách thuần dưỡng và nuôi trồng và kỹ thuật khai thác hợp lý với số lượng khai thác vừa phải, cân bằng nguồn giống và bình ổn thị trường cũng như đa dạng sinh học của Lào Vườn rừng thuần hóa và gây trồng lan quý hiếm của các hộ có thể tạo lên những điểm du lịch rất hấp dẫn trong tương lai không xa

Khuyến nghị

1 Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập III,

Nxtr Nông nghiệp, Hà Nội

2 Lê Đình Bích, Trần Văn ơn (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

3 Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sách Đỏ Việt Nam (2007), phần thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên & Công nghệ,

4 Bộ Nông nghiệp và PTNT (2001), Tuyển tập “Tiêu chuẩn Nông nghiệp

Việt Nam”, Tập II, quyển 1, NXB Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hà Nội

5 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị Định 32/2006/NĐ- CPvề danh mục Thực vật, động vật rùng nguy cấp, quỷ hiếm ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT và Nghị Định 48/CP/2002, Hà Nội

6 Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Lợi, Hồ Thanh Hà (2010), Một sổ phương pháp điều tra đảnh giả đa dạng sinh học, tài liệu biên soạn, Hà Nội

7 Phạm Hoàng Hộ 1999-2000, Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ TP HCM

8 Trần Hợp (1993), Cây cảnh, hoa Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

9 Trần Hợp (1998), Lan Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội

10 Leonid Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp

(2004), Lan Hài Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội

11 Phạm Thị Liên (2002), Nghiên cứu đánh gia và phát triển một số giống địa lan ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện

Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam

12 Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y Học,

13 Trần đình Lý và cộng sự (1993), 1900 bài cây có ỉch ở Việt Nam, Nxb.Thế giới, Hà-Nội.

Ngày đăng: 09/04/2022, 21:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập III, Nxtr. Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh lục các loài thực vật Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Tiến Bân
Năm: 2005
2. Lê Đình Bích, Trần Văn ơn (2007), Thực vật học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực vật học
Tác giả: Lê Đình Bích, Trần Văn ơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2007
3. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sách Đỏ Việt Nam (2007), phần thực vật, Nxb. Khoa học tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách Đỏ Việt Nam (2007), phần thực vật
Tác giả: Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Sách Đỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb. Khoa học tự nhiên & Công nghệ
Năm: 2007
4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2001), Tuyển tập “Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam”, Tập II, quyển 1, NXB Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam”
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Nhà XB: NXB Trung tâm Thông tin Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Năm: 2001
6. Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Lợi, Hồ Thanh Hà (2010), Một sổ phương pháp điều tra đảnh giả đa dạng sinh học, tài liệu biên soạn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một sổ phương pháp điều tra đảnh giả đa dạng sinh học, tài liệu biên soạn
Tác giả: Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Lợi, Hồ Thanh Hà
Năm: 2010
7. Phạm Hoàng Hộ. 1999-2000, Cây cỏ Việt Nam, Nxb Trẻ TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cỏ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Trẻ TP. HCM
8. Trần Hợp (1993), Cây cảnh, hoa Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cây cảnh, hoa Việt Nam
Tác giả: Trần Hợp
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1993
9. Trần Hợp (1998), Lan Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Việt Nam
Tác giả: Trần Hợp
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 1998
10. Leonid Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp (2004), Lan Hài Việt Nam, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lan Hài Việt Nam
Tác giả: Leonid Averyanov, Phillip Cribb, Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến Hiệp
Nhà XB: Nxb. Giao thông vận tải
Năm: 2004
12. Đỗ Tất Lợi (2001), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y Học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Tất Lợi
Nhà XB: Nxb. Y Học
Năm: 2001
13. Trần đình Lý và cộng sự (1993), 1900 bài cây có ỉch ở Việt Nam, Nxb.Thế giới, Hà-Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 1900 bài cây có ỉch ở Việt Nam
Tác giả: Trần đình Lý và cộng sự
Nhà XB: Nxb.Thế giới
Năm: 1993
14. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1997), Bảo tồn nguồn gen cây rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn nguồn gen cây rừng
Tác giả: Nguyễn Hoàng Nghĩa
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 1997
15. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NxbĐH Quốc gia, Hà Nội.Tài liêu tiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các phương pháp nghiên cứu thực vật
Tác giả: Nguyễn Nghĩa Thìn
Nhà XB: NxbĐH Quốc gia
Năm: 2007
16. Bouakhaykhone, Svensuksa and Vichith Lamxay. 2005. Field Guide: The Wild Orchids of Lao PDR Sách, tạp chí
Tiêu đề: Field Guide
17. Brammitt R. K. (1992), Vascular plant families and genera, Royalbotanical garden, Kew Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vascular plant families and genera
Tác giả: Brammitt R. K
Năm: 1992
18. De Loureừo, J. 1790. Flora Cochinchinensis. Lissabon, Ulyssipone. pp.346-348 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Flora Cochinchinensis
19. Leonid V. Averyanov & Anna L. Averyanova, 2003, Updated checklits ofthe orchids of Viet Nam, Viet Nam Nationnal University Publising House, Ha Noi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Updated checklits ofthe orchids of Viet Nam
5. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị Định 32/2006/NĐ- CPvề danh mục Thực vật, động vật rùng nguy cấp, quỷ hiếm ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT và Nghị Định 48/CP/2002, Hà Nội Khác
11. Phạm Thị Liên (2002), Nghiên cứu đánh gia và phát triển một số giống địa lan ở miền Bắc Việt Nam, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam Khác
20. Open Resource for Commerce in Horticulture aided by species Identification Systems (ORCHIS) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w